Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện vụ bản, huyệt mỹ lộc tỉnh nam định năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 90 trang )



3

TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mơ tả thực trạng quản lý, chăm sóc và phân tích một
số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt liệt điều
trị ngoại trú tại Nam Định năm 2018.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết
họp định tính và định lượng trên 352 người chăm sóc trực tiếp và nhân viên y tế
tham gia quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phần liệt điều trị ngoại trú tại
tỉnh Nam Định từ tháng 12/2017 đến 4/2018.

Kết quả nghiên cứu: Thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần
phân liệt điều trị ngoại trú đạt mức độ tốt là: 40,1%; mức độ trung bình: 54,3%;
mức độ kém: 5,7%. Trong đó tỷ lệ người bệnh được uống thuốc đều là 91,5%;
người bệnh được uống thuốc đúng cách đạt: 45,5%; người bệnh được tái khám định
kỳ đạt: 52,6%. Người bệnh được hướng dẫn, đơn đốc, khuyến khích và có giám sát
trong thực hiện chăm sóc vệ sinh đạt 61,1%. Trong đó có 21% người bệnh có nhu
cầu phải hỗ trợ chăm sóc hoàn toàn. Tỷ lệ người bệnh được cung cấp đủ số lượng
bữa ăn trong ngày khá cao, chiếm 88,7%. Người bệnh được hướng dẫn, khuyến
khích tham gia lao động là 52% và người bệnh được thường xuyên giao tiếp đứng
cách đạt 80,7%.
Có mối tương quan giữa nhóm tuổi của người chăm với mức độ quản lý và
chăm sóc người bệnh (r = 0.246, n= 352, p <0.05). Hoàn cảnh kinh tế của gia đình
người bệnh ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt
(r=0.178, n=352, p<0.05). Mức độ quản lý và chăm sóc người bệnh có mối tương
quan với trình độ học vấn của người chăm sóc (r= -0.168, n=352, p<0.05). Mức độ
tiếp cận các nguồn thơng tin của người chăm sóc có mối tương quan với mức độ
chăm sóc người bệnh (p= -0.11, n=352, p<0.05).



Kết luận: Thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều
trị ngoại trú tương đối tốt. Có một số yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý và chăm sóc
người bệnh như: tuổi, hồn cảnh kinh tế, trình độ học vấn, mức độ tiếp cận thơng tin.

Từ khóa: Quản lý và chăm sóc, người bệnh, tâm thần phân liệt, ngoại trú.
LỜI CẢM ƠN


4

Đe hoàn thành khỏa học này, với tất cả tấm lịng tơi xin được trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo Sau đại học, cùng các thày cơ giáo trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được trân họng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh Tâm thần Nam Định
cùng các bạn bè đồng nghiệp đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
hồn thành đề tài luận văn này.
Tôi xin được gửi tới thầy hướng dẫn của tơi lịi cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và truyền thụ cho tôi kinh nghiệm cũng
như kiến thức về nghiên cứu, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Tâm thần Nam
Định đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu. Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng
nghiệp là Bác sĩ, Điều dưỡng, gia đình người bệnh đã tham gia vào nghiên cứu,
giúp tôi thu thập số liệu thành công.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình tơi, tới bố mẹ người đã
sinh ra và ủng hộ tôi suốt quãng thời gian vừa qua, cũng như các thành viên khác
trong gia đình đã ln động viên, khích lệ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Học viên

Lê Văn Cường

LỜI CAM ĐOAN


5

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi và là nghiên
cứu đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến vấn đề này. Tất cả các số liệu cũng nhu kết
quả trong luận văn này hồn tồn trung thục, khơng trùng khớp với bất kỳ nghiên
cứu nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình!

Hoc viên

Lê Văn Cường


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TÓM TẮT
*
1
LỜI CẢM ƠN
ii

LỜI CAM ĐOAN
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
V
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ
vi
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Một số khái niệm về bệnh tâm thần phân liệt và quản lý bệnh.
4
1.2. Tình hình dịch tễ học
6
1.3. Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt
9
1.4. Triệu chứng lâm sàng:
10
1.5. Chẩn đoái bệnh tâm phân hệt
11
1.6. Đặc điểm tiến triển lâm sàng của bệnh
13
1.7. Tổng quan về quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt
13
1.8. Các yếu tố liên quan đến quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân hệt 18
1.9. Khung nghiên cứu

19
1.10. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ
20
2.1. Đối tượng nghiên cứu
20
2.2. Thòi gian và địa điểm nghiên cứu
20
2.3. Thiết kế nghiên cứu
20
2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu
20
2.5. Các biến số nghiên cứu
22
2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
23
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
24
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
25
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
25
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
25
2.11. Bộ công cụ
26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ
28
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

28
3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh
36
3.3. Một số yếu tố hên quan đến quản lý và chăm sóc người bệnh
46
Chương 4: BÀN LUẬN
52
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
52
4.2. Ket quả khảo sát thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh
53
4.3. Một số yếu tố hên quan tới thực trạng quản lý và chăm sóc chăm sóc người bệnh
tâm thần phân hệt.
58
KẾT LUẬN
63


KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN c ứ u
PHỤ LỤC 4: BẢN NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA VỀ BỘ CẦU HỎI
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN cứu


8

DANH M ỤC C H Ữ V IẾT TẮT

CSNBTTPL

Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt

NB

Người bệnh

NCS

Người chăm sóc

PHCNTLXH

Phục hồi chức năng tâm lý xã hội

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

TTPL

Tâm thần phân liệt


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ học các bệnh tâm thần ở Việt Nam


8

Bảng 1.2. Tình hình dịch tễ học tại tỉnh Nam Định

9

Bảng 3.1. Quan hệ của người chăm sóc với người bệnh

29

Bảng 3.2. Các nguồn thơng tin người chăm sóc được tiếp cận

33

Bảng 3.3. Hiệu quả của việc tiếp cận các loại nguồn thông tin

34

Bảng 3.4. Tỷ lệ người bệnh tâm thần phân liệt theo tuổi và giới tính.

36

Bảng 3.5 .Tỷ lệ thời gian bị bệnh và tiền sử gia đình.

37

Bảng 3.6. Thực trạng quản lý và chăm sóc dùng thuốc điều trị ngoại trú

38


Bảng 3.7. Thực hạng quản lý và chăm sóc khi có tác dụng phụ của thuốc.

39

Bảng 3.8. Thực trạng hiểu biết tác hại của không tuân thủ điều trị

40

Bảng 3.9. Thực trạng quản lý và chăm sóc về vệ sinh

41

Bảng 3.10. Thực trạng chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh.

42

Bảng 3.11. Thực trạng loại thực phẩm trong bữa ăn của người bệnh

43

Bảng 3.12. Thực trạng quản lý và chăm sóc về lao động, tái hòa nhập xã hội

44

Bảng 3.13. Thực trạng tần xuất người bệnh được đưa đi khám bệnh định kỳ

45

Bảng 3.14. Thực trạng hiểu biết vai trò của tái khám định kỳ


46

Bảng 3.15. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và chăm sóc người bệnh

46

Bảng 3.16. Phân loại mức độ về quản lý và chăm sóc cho người bệnh TTPL điều trị
ngoại trú
Bảng 3.17. Mối tưong quan giữa các yếu tố với việc chăm sóc

49
49


10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới của người chăm sóc

28

Biểu đồ 3.2. Nghề nghiệp chính của người chăm sóc

30

Biểu đồ 3.3. Trình độ văn hóa của người chăm sóc chính

31

Biểu đồ 3.4. Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình người bệnh.


32

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh tâm thần phân liệt theo số lần tái phát bệnh.

37

Biểu đồ 3.6. Thực trạng người bệnh được đưa đi khám bệnh định kỳ

45


11

ĐẶT VẤN ĐÈ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) bệnh tâm thần phân liệt chiếm
khoảng từ 0,7% đến 1% dân số và ước tính thế giới có khoảng 26 triệu người mắc
bệnh tâm thần phân liệt. Ở Việt Nam theo điều tra dịch tễ lâm sàng, tỷ lệ người mắc
bệnh tâm thần phân liệt là 0,47% [13]. Người bệnh tâm thần phân liệt là người có
biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người binh thường
dẫn tới người bệnh có thể gây rối an ninh trật tự, hành hung những người xung
quanh hoặc gây nguy hại cho chính người bệnh. Người có bệnh tâm thần phân liệt
thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình. Khả năng thực
hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc của người bệnh đều giảm sút.
Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng
tháng. Người bệnh đơi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như
trước khi mắc bệnh [19].
Tại Việt Nam, trước năm 1998 người bệnh tâm thần phân liệt thường được
tập trung chăm sóc tại các bệnh viện làm cho quá tải bệnh viện, hiệu quả điều trị
tâm lý, phục hồi chức năng cho người mạnh chưa tốt. Từ năm 1999 người bệnh tâm

thần phân liệt được chú trọng điều trị dựa vào cộng đồng bằng việc quản lý và chăm
sóc điều trị ngoại trú [3].
Quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú là xu
hướng rất tốt. Đây là cơ hội tốt để người bệnh tâm thần phân liệt được tái hoà nhập
cộng đồng, tăng hiệu quả điều trị bệnh; nhưng cũng địi hỏi hệ thống y tế và gia
đình người bệnh phải làm tốt công tác quản lý và chăm sóc người bệnh điều trị
ngoại trú [18]. Người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú không được quản lý
và chăm sóc tốt thì bệnh có thể tái phát mà khơng được kiểm sốt, điều này có thể
dẫn đến các hậu quả nặng nề như: người bệnh gây rối trật tự, diễn biễn bệnh nặng
lên, tăng số lần phải nhập viện, người bệnh dồn thuốc lại để tự tử, tấn công những
người xung quanh gây hại đến sức khỏe và tính mạng của họ cũng như của người
bệnh [45] [59]. Quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại


12

trú khơng tốt làm tăng chi phí và kéo dài thời gian điều trị bệnh [45] [64]. Người
chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt trong gia đình là người cho người bệnh
dùng thuốc hàng ngày theo hướng dẫn của nhân viên y tế; chăm sóc về dinh dưỡng,
vệ sinh, đặc biệt là về tâm lý để phục hồi chức năng, phát hiện sớm những dấu hiệu
bất thường của người bệnh để thông báo cho cán bộ y tế, nhờ đó kịp thời ngăn ngừa
tái phát hoặc diễn biến những con bùng phát cấp tính [12] [19].
Tinh Nam Định nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, thuộc vùng
duyên hải Bắc Bộ; tỉnh gồm có 1 Thành phố và 9 huyện với tổng cộng 229 xã phường.
Nam Định là một trong những tỉnh có số lượng người bệnh tâm thần phân liệt được
quản lý tương đối cao. Theo số liệu báo cáo năm 2017, hiện nay toàn tỉnh Nam
Định có 4235 người bệnh tâm thần phân liệt đang được quản lý điều trị ngoại trú.
Việc chăm sóc, quản lý người bệnh tại gia đình gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ người
bệnh tâm thần phân liệt tái trong 2 năm đầu bị bệnh khoảng 40% [17].
Với mong muốn tìm hiểu về vấn đề người bệnh tâm thần phân liệt được quản

lý và chăm sóc như thế nào tại cồng đồng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực

trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại
huyện Vụ Bản, huyệt Mỹ Lộc tỉnh Nam Định năm 2018” với mục tiêu:


13

MỤC
• TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mơ tả thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị
ngoại trú tại Nam Định năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần
phân liệt liệt điều trị ngoại trú tại Nam Định năm 2018.


14

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về tâm thần phân liệt.
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ có khuynh
hướng mạn tính, căn nguyên chưa rõ, nhân cách bị biến đổi theo kiểu phân liệt, làm
cho người bệnh tách dần ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên
trong, làm cho tình cảm trở nên khơ lạnh, học tập và làm việc sút kém [1].
Bệnh tâm thần phân liệt đã được biết từ lâu nhưng đến thế kỷ thứ XVIII mới
được mô tả trong y văn.
Năm 1857 nhà tâm thầm học người Pháp Morel B.A (1809 - 1873) lần đầu
tiên mô tả một loại bênh tâm thần ở người ữẻ tuổi và thường dẫn đến sa sút, gọi là
bệnh sa sút sớm.

Năm 1863 nhà tâm thần học người Đức Khalbaum K.L (1828 - 1899) mô tả
một bệnh tâm thần phát triển ở người trẻ tuổi mang tính chất dữ dội gọi là tâm thần
thanh xuân (hebephrenia).
Năm 1874 Khalbaum K.L lại mô tả m ột bệnh tâm thần biếu hiện chủ yếu rối
loạn tâm lý vận động gọi là bệnh căng trương lực (catatonia).
Năm 1892 nhà tâm thần học Pháp Magran (1835 - 1816) mô tả bệnh loạn
thần hoang tưởng mạn tính mà một số dẫn đến sa sút và vơ cảm.
Năm 1989 nhà tâm thần học Đức Karaepelin E. đã thống nhất các thể bệnh
độc lập được tác giả trên mô tả thành một loại bệnh riêng gọi là bệnh sa sút sớm.
Năm 1911 nhà tâm thần học Bleuler E (Thụy Sỹ) đưa ra kết luận lý thú về
các rối loạn chủ yếu của bệnh là sự chia cắt trong các mặt hoạt động tâm thần, đó là
lý do để ông đưa ra thuật ngữ mới: Bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia). Theo
ông nét đặc trưng của bênh tâm thần phân liệt gồm 4 chữ A (rối loạn sự liên tưởng:
Association, rối loạn loại cảm xúc: Affect, tự kỷ: Autism và tính hai chiều trái
ngược : Ambevalence) [15].
Năm 1939 Schneider K. mô tả một số triệu chứng hàng đầu, được ông coi là
đặc trưng cho tâm thần phân liệt (TTPL): là một bệnh tâm thần nặng, có tính chất


15

tiến ừiển, căn nguyên chưa rõ ràng, làm biến đổi nhân cách của bệnh nhân theo kiểu
phân liệt, biểu hiện bằng sự mất thống nhất trong các hoạt động tâm thần, mất dần
liên hệ với thực tại xung quanh, cảm xúc ngày càng khô lạnh, tác phong ngày càng
kỳ dị khỏ hiểu, tư duy ngày càng lệch lạc trầm trọng cả về hình thức lẫn nội dung
[16] [15].
Như vậy, các tác giả đều thống nhất rằng: Bệnh TTPL làm mất tính thống
nhất, chia cắt các hoạt động tâm thần, bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính, làm
biến đổi nhân cách của ngời bệnh theo hướng thiếu hoà hợp và tự kỷ, cùn mịn cảm
xúc, tác phong kỳ dị khó hiểu.

Người bệnh tâm thần phân liệt là người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tâm
thần phân liệt.
Khái niệm quản lý có tính đa nghĩa, có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa
hẹp và có sự nhận thức khác nhau theo thời đại, xã hội, nghề nghiệp nên cho đến
nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý.
Henri Fayol (1841-1925): Quản lý là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
điều phối và kiểm soát.
Mary Parker Follet (1868-1933): Quản lý là nghệ thuật làm cho các công
việc được thực hiện bởi mọi người.
Harold Koontz (1909-1984): Quản lý là một nghệ thuật làm cho mọi công
việc được thực hiện thơng qua các nhóm người trong một tổ chức chính thức.
Vậy quản lý là sự tác động của đối tượng quản lý lên khách thể quản lý nhằm
đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường [7]. Quản lý
người bệnh TTPL sẽ bao gồm: thu thập thông tin và nhu cầu của người bệnh, xây
dựng kế hoạch trợ giúp người bệnh, thực hiện kế hoạch trợ giúp người bệnh, theo
dõi, rà soát việc thực hiện kế hoạch trợ giúp người bệnh và đánh giá [5].
Chăm sóc người bệnh TTPL là hoạt động bao gồm: Hỗ trợ, đáp ứng các nhu
cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống,
bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị


16

và phịng tránh các nguy cơ từ mơi trường [6].
Người chăm sóc người bệnh TTPL ngoại trú là cá nhân, thường là thành viên
trong gia đình người bệnh, người đã dành phần lớn thời gian trong việc chăm sóc,
cung cấp hỗ ừ ợ các hoạt động hàng ngày, kiểm tra thuốc men cho người bệnh [31].

1.2. Tình hình dịch tễ học
1.2.1. Tình hình dịch tễ học thế giới

Từ xa xưa, những người bệnh tâm thần thường được coi là do ma quỷ, thánh
thần và không được điều trị, họ thường bị nhốt trong các nhà lao, trại giam. Cùng
với sự phát triển của khoa học, xã hội, nền y học nói chung và tâm thần học nói
riêng, quan niệm về bệnh tâm thần và sức khỏe tâm thần ngày càng đúng đắn. Năm
1948 Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa về sức khỏe, bao gồm sự thoải mái về
thể chất, tinh thần và xã hội, thì quan niệm về sức khỏe tâm thần mới được hiểu rõ
ràng hơn, phạm vi các rối loạn về tâm thần được mở rộng hơn [1] [4] [15].
Trên thế giới, tỷ lệ các bệnh tâm thần tăng dần từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2
bởi các yếu tố [4] [15] [1]:
+ Tỷ lệ chết giảm, dân số tăng, tuổi thọ tăng. Ví dụ: Tăng dân số ở độ tuổi
nguy cơ đối vói bệnh tâm thần phân liệt (độ tuổi 15-45) nên tỷ lệ bệnh này tăng.
Tăng dân số ở người cao tuổi nên tỷ lệ các bệnh tâm thần ở người già tăng.
+ Sự biến động lớn về tâm lý- xã hội. Trong hơn 40 năm qua do vấn đề cơng
nghiệp hố, đơ thị hố. Ví dụ: Tỷ lệ các rối loạn tâm thần tăng liên quan đến stress,
rối loạn hành vi và phạm pháp ở thanh thiếu niên, lạm dụng rượu, nghiện ma tuý,
trầm cảm, tự sát...
Ở Hoa Kỳ, theo nghiên cứu của Darrell Regier: tỷ lệ mắc trong đời các rối
loạn tâm thần là 32,2% dân số, ít nhất 15% dân số Hoa kỳ bị rối loạn tâm thần trong
1 năm. Theo Harold I.Kaplan, tỷ lệ mắc trong đời 1 số bệnh tâm thần như sau [4]:
Bệnh Tâm thần phân liệt 1,5%
Rối loạn trầm cảm 1 cực 6,0%
Rối loạn trầm cảm 2 cực 1,0%


17

Nghiện rượu 13,3%
Nghiện ma tuý 5,9%
Rối loạn tâm căn 3-8%
Theo thơng cáo báo chí của WHO năm 2001. Trên thế giới cứ 4 người thì có

một người sẽ mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một thời
điểm nào đó trong cuộc đời. Thế giới có khoảng 24 triệu người mắc bệnh tâm thần
phân liệt, mỗi năm trong số đó có khoảng: 1 triệu người tự sát, 10-20 triệu người có
ý định tự sát [4],

1.2.2. Tình hình dịch tễ học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ năm 1964 đến nay đã có một số cơng trình điều tra cơ bản về
bệnh tâm thần và thu được một số kết quả. Song do phương pháp, công cụ và đặc
biệt là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một
số rối loạn tâm thần có thay đổi [4].
Năm 1981 Trần Văn Cường, Nguyễn Khánh Hợi điều tra tâm thần ở xã Hồ
Bình. Nguyễn Thị Mai và cộng sự điều tra về các bệnh tâm thần tại phường Lê Đại
Hành, Hà Nội. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự điều tra Handicap tâm thần ở 4 xã
(phường) Hà Nội. Các công trĩnh này cho tỷ lệ mắc bệnh tâm thần dao động 1820% dân số [4].
Năm 1994 được sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, ngành
tâm thần Việt Nam đã tiến hành điều tra tâm thần tại 3 điểm : xã Tự Nhiên, xã Quất
Động thuộc huyện Thường Tín, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao - Phú Thọ và xây
dựng mơ hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng động. Cho tỷ lệ một số rối
loạn tâm thần như sau [4]:
Bệnh TTPL: 0,3% - 1% dân số.
Rối loạn cảm xúc trầm cảm:2,0% - 3,0% dân số.
Rối loạn tâm căn ( lo âu, ám ảnh, suy nhược thần kinh): 4.0% - 5,0%.
Nhân cách bệnh: 0,5% -1,0% .
Nghiện ma tuý: 0,15% - 1,5%.


18

Nghiện rượu: 0,21% - 3,0%.
Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (độ tuổi 10 - 17) là: 0,3% - 3,7%.

Loạn thần do chấn thưong sọ não: 0,15% - 0,2%.
Chậm phát triển tâm thần: 0,5% - 1,0%.
Động kinh: 0,5% - 1,5% .
Điều ữ a dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp tại cộng đồng từ năm
2000-2002 cho thấy [4]:

Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ học các bệnh tâm thần ở Việt Nam
STT

Tên bênh


Tỷ lệ %

1

Tâm thần phân liệt.

0,47

2

Động kinh.

0,33

3

Trầm cảm.


2,8

4

Lo âu

2,7

5

Chậm phát triển trí tuệ

0,63

6

RLTT chấn thương sọ não

0,51

7

RL hành vi thanh thiếu niên

0,9

8

Mất trí tuổi già


0,88

9

Lạm dụng rượu

5,3

10

Nghiện ma túy

0,3

1.2.3. Tình hình dỉch
tễ hoc

• •tai tỉnh Nam Đỉnh

Theo điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp của Bệnh viện
Tâm thần Nam Định. Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt trên địa bàn tỉnh là 0,31%.
Tính đến năm 2017 trong danh sách quản lý và theo dõi của Bệnh viện Tâm thần
Nam Định có 4235 người bệnh tâm thần phân liệt [17].

Bảng 1.2. Tình hình dich tễ hoc tai tỉnh Nam Đinh

_________ u ____________________________________ ã____ _____ _____t ______ >_____________________________ ô______

STT
1

2
3

n v
TP. Nam Định
Giao Thủy
Mỹ Lộc

Sổ xã
25
22
11

Người bệnh T TPL đến 12/2016
467
400
180


19

4
5
6
7
8
9
10

Vụ Bản

Xuân Trường
Trực Ninh
Hai Hậu
Nghĩa Hưng
Nam Trực
Ý Yên

18
20
21
35
25
20
32

347
378
500
602
502
460
489

Tồng

229

4325

1.3. Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân đơn độc nào gây bệnh TTPL, tuy
nhiên có một vài yếu tố cho thấy có liên quan tới việc phát bệnh [1] [15]:
+ Căng thẳng thần kinh: Các căng thẳng thần kinh thường là tiền đề cho việc
khỏi phát bệnh tâm thần phân liệt. Những căng thẳng thần kinh đóng vai trị như
biến cố thúc đẩy người dễ mắc bệnh. Người bệnh TTPL thường trở nên lo âu, cáu
kỉnh và không thể tập trung tư tưởng. Điều này gây rắc rối cho công việc và học
hành, làm cho các mối quan hệ dần suy tàn.
+ Dùng rượu bia và các chất ma túy khác: Dừng rượu, bia và các chất ma tủy
độc hại khác có thể khơi dậy triệu chứng loạn thần ở những người dễ mắc bệnh
TTPL. Mặc dù dùng chất ma túy không gây ra bệnh TTPL, việc sử dụng nó có liên
quan mạnh mẽ tới tái phát bệnh. Người bệnh TTPL dễ dùng rượu và các chất ma
túy khác hơn người bình thường và việc này có hại cho điều trị bệnh.
+ Yếu tố di truyền: Bệnh TTPL có thể di truyền trong gia đinh. Nếu một
người cha hoặc mẹ mắc bệnh TTPL thì con cái có nguy cơ mắc là 10%.
+ Yếu tố sinh hóa: Người ta tin rằng một vài chất sinh hóa trong não cũng
liên can đến bệnh TTPL, đặc biệt là một chất dẫn truyền xung động thần kinh có tên
là đôpa-min (dopamine). Một nguyên do khả dĩ gây ra việc mất qn bình hóa chất
này là bản chất di truyền của người đó đối với căn bệnh này. Những tai biến trong
lúc mang thai hay khi sinh nở làm tổn thương cấu trúc của não bộ cũng liên can tới
bệnh này.
+ Quan hệ trong gia đình:


20

Người ta khơng tìm ra được bằng chứng gì để hỗ trợ cho đề nghị là các mối
quan hệ trong gia đình gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, một số bệnh nhân tâm thần
phân liệt dễ nhạy cảm với các căng thẳng trong gia đình, mà theo họ thì việc này có
thể có liên quan đến các cơn bệnh tái diễn [62].
1.4. Triệu chứng lâm sàng:


* Giai đoạn khởi phát [1] [15] [10]:
- Các biểu hiện tiến triển từ từ, lúc đầu khỏ nhận biết.
- Người bệnh ngày càng giảm sút khả năng học tập và công tác, đầu óc mù
mờ khỏ suy nghĩ, cảm giác lạnh nhạt dần, khó thích ứng vói ngoại cảnh, giảm dần
các thích thú trước đây.
- Một số người biểu hiện trang thái giống suy nhược thần kinh, đau đầu,
chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, khó tiếp thu cái mói, bồn chồn lo lắng, dễ nổi cáu.
- Cảm giác bị động tăng dần, thấy như mình đuối sức trước cuộc sống, một
số người bệnh quan tâm nhiều đến các thế lực siêu nhiên. Một số người ừ ở nên say
sưa đọc các loại sách triết học, lý luận viển vông không phù họp với thực tiễn.

* Giai đoạn tồn phát [1] [10] [15]:
- Có nhiều thể tâm thần phân liệt, nhưng tất cả các thể đều có một số nét
chung.
+ Tư duy:
- Thường có các hoang tưởng: tự cao, bị hại, bị từ chối...Hoang tưởng tự
cao: người bệnh nghĩ mình có mình có thể làm được những việc mà người bình
thường khơng làm được như có thể chữa khỏi mọi loại bệnh, là nhà bác học uyên
bác. Hoang tưởng bị hại: là hoang tưởng mà người bệnh nghĩ có người âm mưu hại
người bệnh, người đó có thể là hàng xóm, người thân trong gia đình người bệnh.
Hoang tưởng bị từ chối: người bệnh nghĩ có một thế lực vơ hình nào đó đang kiểm
soát và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của người bệnh. Từ đó người bệnh có
những phản ứng: lời nói và hành động khơng liên quan, khó hiểu, bịa từ mới, có lúc
khơng nói, khơng muốn ăn cơm cùng gia đình hoặc bỏ ă n ...
+ Tri giác:


21


- Thường là các ảo giác: Nghe tiếng nói hoặc nhìn thấy những điều mà ữong
thực tế khơng có (như người bệnh nghe thấy tiếng người chỉ trích hoặc ra lệnh cho
người bệnh).
- Có lúc có cảm giác lạ trong cơ thể (có cảm giác như dịng điện chạy trong
người, có con giun bị trong bụng...).
+ Cảm xúc:
- Cảm xúc khơng phù họp với hồn cảnh thực tế.
-Cảm xúc cùn mịn: Khơng thể hiện cảm xúc trước mọi hồn cảnh.
+ Hành vi:
- Hành vi dị kỳ, không lường trước được.
- Có các rối loạn hoạt động hàng ngày như ăn uống, vệ sinh (vệ sinh cơ thể
kém, không vệ sinh khi ăn uống...).
* Giai đoạn ổn định: Các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác... giảm dần
[15] [1].
* Giai đoạn di chứng: Hành vi ngày càng kỳ dị, giảm dần các hoạt động có
ý chí, chức năng sống ngày càng hạn chế [1] [15].

* Tái phát [1] [2] [15]:
- Rối loạn giấc ngủ.
- Thay đổi hành vi và cách sinh hoạt.
- Thu mình, mất hứng thu trong cơng việc và các hoạt động giải trí.
- Quan tâm đến các vấn đề kỳ lạ.
- Thay đổi tính tình: dễ cáu gắt, đa nghi, lo lắng...
- Giảm khả năng tập trung và đưa ra quyết định.

1.5. Chẩn đoán bệnh tâm phân liệt
+ Căn cứ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối
loạn tâm thần và hành vi thực hiện (ICD), căn cứ thông tư số 20/2014/TT-BYT
ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể
sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần [8]:


Tiều chuẩn về lâm sàng:


22

1 - Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, bị đánh cắp hay bị phát thanh.
2 - Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị tri phối hay bị động có liên quan rõ rệt
với vận động thân thể hay các chi có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm
giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng.
3 - Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo
luận với nhau về bệnh nhân hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó
của cơ thể.
4 - Các hoang tưởng dai dẳng khác khơng thích hợp về mặt văn hố và hồn
tồn khơng thể có được tính đồng nhất về tơn giáo hay chính trị hoặc những khả
năng và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thòi tiết, hoặc đang tiếp
xúc với người của thế giới khác).
5 - Ảo giác dai dẳng với bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thống
qua hay chưa hồn chỉnh, khơng có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc có kèm theo ý
thức quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng.
6 - Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói đưa đến tư duy khơng liên quan, lời
nói khơng thích họp hay bịa đặt.
7 - Tác phong căng trương lực: kích động, giữ ngun dáng, phủ định, khơng
nói, sững sờ.
8 - Các triệu chứng âm tính như vơ cảm, ngơn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cùn
mòn hay đáp ứng cảm xúc khơng thích họp dẫn đến cách ly xã hội hay giảm hiệu
suất lao động. Các triệu chứng không do trầm cảm hay thuốc gây ra.
9 - Biến đổi thường xun và có ý nghĩa về chất lượng tồn diện tập tính của
cá nhân như mất hứng thú, thiếu mục đích, lười nhác, mải mê suy nghĩ về cá nhân,
cách ly xã hội.

- Tiêu chuẩn về lâm sàng phải có ít nhất 1 triệu chứng rõ ràng thuộc vào các
nhóm triệu chứng từ (1) đến (4), nếu khơng rõ thì phải có 2 triệu chứng trở lên.
Hoặc có từ 2 triệu chứng ữ ở lên trong nhóm các triệu chứng từ (5) đến (9).

Tiêu chuẩn về thòi gian: các triệu chứng trên phải tồn tại từ một tháng trở


23

lên dù được điều trị hay không [8].

1.6. Đặc điểm tiến triển lâm sàng của bệnh
TTPL có 4 nhóm tiến triển như sau [1] [15] [19]:
- Bệnh nhân có một thịi kỳ bị bệnh duy nhất sau đó bệnh ổn định hoàn toàn.
Kiểu tiến triển này chiếm 20% tổng số bệnh nhân tâm thần phân liệt.
- Bệnh có nhiều đợt tái phát, giữa các đợt tái phát bệnh hầu như ổn định
(chiếm 35%).
- Bệnh có nhiều đợt tái phát, giữa các đợt tái phát có biểu hiện thiếu sót hành
vi tâm thần rõ ràng (8%).
- Bệnh tái phát, sau mỗi đợt tái phát các di chứng tâm thần nặng nề dần lên
giống như kiểu tiến triển liên tục nặng (chiếm 35%).
- Tỷ lệ tái phát, sau 2 năm, chiếm khoảng 40% và tỷ lệ này tăng lên đến 80%
nếu người bệnh không được điều trị liên tục. Do vậy bên cạnh sự can thiệp điều trị
của thầy thuốc thì gia đình và cộng đồng đóng vai trị rất lớn trong việc giám sát,
duy trì điều trị cho người bệnh để góp phần làm giảm tỷ lệ tái phát của bệnh.

1.7. Tổng quan về quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt
Quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL điều trị ngoại trú của người nhà
người bệnh là các hoạt động mà người nhà đặt ra và thực hiện được theo sự hướng
dẫn của chuyên gia tâm thần học về các nội dung sau: Tuân thủ điều trị thuốc, vệ

sinh, dinh dưỡng,tái khám định kỳ, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng
[55] [10] [9] [19].
Căn cứ vào tài liệu “Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng” của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế năm 2008, “Quy định về
kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” của Bộ Y tế năm 2016 vai trò của người chăm
sóc trong gia gồm có:

-Tn thủ điều trị của ngưịi bệnh TTPL:
o Nhận thuốc điều ừị: Người chăm sóc phải nhận thuốc điều trị cho NB đều
đặn hàng tháng để NB TTPL có thuốc uống hàng ngày.


24

o Dùng thuốc đều đặn hàng ngày: Nếu người bệnh khơng được uống thuốc
đều đặn hàng ngày thì tỷ lệ tái phát sẽ rất cao.
o Uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sỹ: Khơng có một liều thuốc
chung cho mỗi NB tâm thần phân liệt, mỗi một NB sẽ có chỉ định về thuốc và hàm
lượng tùy theo giai đoạn của bệnh. Vì vậy người chăm sóc khơng được tự ý tăng
hoặc giảm liều đột ngột.
o Cách uống thuốc: Cách uống đúng nhất với NB tâm thần phân liệt là đưa
thuốc cho NB và bảo NB uống trước mặt. Hiện nay có khá nhiều NB tích thuốc để
tự tử vì vậy NCS cần phải quản lý thuốc nghiêm ngặt, không được để cho NB tự lấy
thuốc và uống. NCS cũng phải kiểm tra xem NB có uống thuốc thật khơng do đó
việc bảo NB uống thuốc trước mặt nhằm hạn chế vấn đề NB tự ý bỏ thuốc hoặc
giấu thuốc.
o Tái khám định kỳ hàng tháng: Người bệnh TTPL đang điều trị cần được
đi khảm định kỳ hàng tháng; người bệnh TTPL đã điều trị khỏi cần đi khám 6 tháng
một lần. Tốt nhất là hàng tháng gia đình nên đưa NB đến kiểm tra và lĩnh thuốc.
Hiện nay trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, thì khám định kỳ cho NB

là một trong những nhiệm vụ cần phải thực hiện trên người bệnh TTPL. Việc tái
khám định kỳ sẽ giúp cho bác sỹ biết được tình trạng của NB, điều chỉnh thuốc theo
từng giai đoạn bệnh nhằm ngăn ngừa tái phát. Gia đình khơng nên đợi đến khi NB
có dấu hiệu phát bệnh trở lại mới đưa đi khám.
-Vê• sinh:
o

Người chăm sóc cần khuyến khích và đôn đốc để NB tham gia vệ sinh cá

nhân hàng ngày, bên cạnh đó NCS nên hướng dẫn tỷ mỷ và kiên nhẫn, khích lệ họ
để họ cảm thấy vui, tích cực tham gia. Nhưng người chăm sóc cần giám sát và trợ
giúp khi cần, không nên để người bệnh tâm thần phân liệt làm một việc gì lâu, mà
nên nghỉ giải lao thường xuyên.
o

Hỗ trợ của gia đình: Nếu người bệnh có thể tự tắm và gội, giặt quần áo

được được thì để cho NB tự vệ sinh và tắm rửa. Gia đình có thể hỗ trợ NB trong
một chừng mực nào đó nếu NB cần hỗ trợ (vd: NB có thể tự tắm được thì gia đình


25

giặt quần áo giúp).
o Người chăm sóc cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh: Dù người
bệnh có thể tự làm hay gia đình phải hỗ trợ thì hàng ngày NB cần phải được vệ sinh cá
nhân, quần áo, đầu tóc phải gọn gàng. Khơng nên để cho NB bẩn thỉu và lơi thơi. Có
như vậy NB mới cảm thấy không tự ti, và bớt ánh mắt kỳ thị từ người khác. Hon nữa
việc cơ thể được sạch sẽ có thể hạn chế được các bệnh nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm
khác. VI vậy người chăm sóc cần phải giúp đỡ để người bệnh luôn được sạch sẽ.


-Dinh dưỡng :
o Người bệnh tâm thần cũng cần phải được ăn uống đầy đủ ít nhất 3 bữa/ngày
và ít nhất 2 bát/ bữa, đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
o

Hỗ trợ gia đình: Trong một chừng mực nào đó gia đình có thể hỗ trợ NB

như đi chợ giúp hoặc nấu cơm giúp. Tuy nhiên gia đình cũng nên khuyến khích
người bệnh tham gia tự giác chủ động nấu cơm và tự lấy cơm để ăn. NB tâm thần
phân liệt ở giai đoạn ổn định hoàn toàn có thể tham gia cùng gia đình thực hiện các
cơng việc như nấu cơm hoặc rửa bát. Gia đình khơng nên để người bệnh thụ động,
không tham gia hoặc hỗ trợ hoàn toàn giúp NB.

-Lao động, phục hồỉ chức năng tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng cho NB:
o Lao động: Gia đình càn khuyến khích và đơn đốc NB tham gia lao động.
Khi người bênh làm được việc gì dù là nhỏ nhất thì gia đình cũng nên khuyến khích
động viên. Làm việc giúp cho người bệnh cảm thấy mình có ích, thoả mãn vĩ mình đã
hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp
phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm việc còn tạo cho con người cơ hội để giao
tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh.
o Giao tiếp: Muốn phục hồi chức năng tâm lý cho NB thì phải phục hồi khả
năng giao tiếp của NB. Muốn vậy thì NCS cũng như gia đình NB phải hiểu rõ và
tích cực giao tiếp để NB bớt mặc cảm, tự tin hơn. Một trong những cách giúp cho
NB giao tiếp trở lại là gia đình nên để NB ăn cơm cùng gia đình. Việc cho NB ăn
cơm cùng mâm sẽ làm cho NB khơng cảm thấy mình bị kỳ thị, trong bữa ăn mọi
người sẽ cởi mở và dễ nói chuyện hơn.



×