Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.4 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
20:38 (GMT+7) - Thứ Năm, 13/8/2009
<b>Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là nước đông dân </b>
<b>thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới.</b>
-Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47 triệu
người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai
đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất
trong vòng 50 năm qua.
-Đứng đầu một trong 5 tỉnh thành có số dân đơng nhất cả nước, Tp.HCM đang có 7.123.340
người, tiếp đến là Hà Nội với 6.448.837, Thanh Hóa 3.400.239, Nghệ An 2.913.055 và Đồng Nai
là 2.483.211 người. Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhất cả nước với 294.660 người.
-Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm gấp hơn 2 lần mức chung của
cả nước là Bình Dương 7,3%, Tp.HCM 3,5%, Kon Tum, Bình Phước, Gia Lai, Đà Nẵng…Đáng
chú ý, Bình Dương là tỉnh có quy mơ dân số tăng hơn 2 lần trong vòng 10 năm qua.
-Kết quả tổng điều tra dân số cũng cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác
biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng Sơng Hồng và Đồng bằng Sơng Cửu Long có tới 43%
dân số của cả nước sinh sống. Hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ có
19% dân số cả nước sinh sống.
-Số liệu cũng cho thấy, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất với 3,2%/năm; Tây
Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, do vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ bình quân
2,3%/năm.
-Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực thành thị vẫn ở mức cao. Dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng
dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là
0,4%/năm. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ độ thị hóa cao nhất với dân số thành thị chiếm
57,1%; tiếp đến là vùng Đồng bằng Sơng Hồng có mức độ đơ thị hóa tương đối cao với 29,2%
-Đặc biệt, với sự kiên trì của cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ số giới tính đã dịch
chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 98,1 nam/100 nữ, tăng 1,4 nam/100 nữ so với năm
1999.
-Ngoài các chỉ tiêu quan trọng nói trên, một con số ấn tượng cũng được công bố trong tổng điều
tra dân số năm nay là Việt Nam có trên 7.200 cụ sống thọ trên 100 tuổi.
10:38 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/4/2009
<b>Nhân cuộc tổng điều tra dân số theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chúng tơi xin </b>
<b>cung cấp một số thông tin về dân số Việt Nam trong thời gian qua để bạn đọc tham chiếu </b>
<b>các chỉ tiêu liên quan đến dân số.</b>
Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao
gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm.
Trong đó:
- Thời kỳ 1921 - 1943 tăng 319,5 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,71%/năm;
- Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với nguyên nhân chủ yếu
do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và số người bị chết trong chiến tranh.
- Thời kỳ 1951 - 1957 tăng 753 nghìn người/năm hay tăng 3,03%/năm;
- Thời kỳ 1957 - 1976 tăng 1.135,8 nghìn người/năm hay tăng 3,08%/năm;
- Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm;
- Thời kỳ 1985 - 2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm;
riêng thời kỳ 2000 - 2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,31%/năm.
Philippines.
Mật độ dân số của Việt Nam đạt 260 người/km2, cao gấp trên 5 lần và đứng thứ 41 trong 208
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở Đông Nam Á,
cao gấp đôi và đứng thứ 16/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á.
Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á
và đứng thứ 114 trên thế giới. Đó là kết quả tích cực của cơng tác kế hoạch hóa dân số từ khá
sớm.
Tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi (nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi), đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 20
ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế giới.
-Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam nếu năm 1930 là 7,4%, đến năm 1951 là 10,0%, từ năm
1976 đã vượt qua mốc 20% và đến năm 2008 mới đạt 27,9%, đứng thứ 8 và thấp hơn tỷ lệ 39%
ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 41 và thấp hơn tỷ lệ 41% ở châu Á và đứng thứ 177 và thấp
hơn tỷ lệ 49% trên thế giới.
-Tỷ lệ nữ trong dân số tuy vẫn cao hơn tỷ lệ nam nhưng đã giảm dần, từ 52% so với 48% (năm
1976) xuống còn 50,9% so với 49,1% (năm 2008) và chủ yếu ở lứa tuổi cao, còn ở lứa tuổi trẻ
(nhất là từ 20 trở xuống) tỷ lệ nữ ít hơn tỷ lệ nam, tín hiệu mất cân bằng giới tính giống như hiện
nay ở Trung Quốc.
-Có rất nhiều chỉ tiêu kinh tế- xã hội có liên quan đến dân số. Trong nhiều chỉ tiêu đó, có một số
chỉ tiêu rất quan trọng.
-Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình qn đầu người cịn thấp và giảm mạnh, hiện chỉ cịn
chưa được 0,11 ha; nếu tính riêng diện tích đất trồng lúa thì cịn thấp hơn nhiều (chỉ còn 0,048
ha).
Lợi thế giá lao động rẻ đang giảm dần, mặt khác xét về thu nhập, sức mua có khả năng thanh
tốn lại thấp, dễ phát sinh đình cơng, cũng như bị kiện bán phá giá,...
-GDP bình qn đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã tăng khá (từ 289 USD năm
1995 lên 402 USD năm 2000, lên 639 USD năm 2005, lên 1.024 USD năm 2008), nhưng cịn thấp
so với mức bình qn của các nước khi bình quân của thế giới khoảng trên 7.500 USD, của châu
Á khoảng gần 3.000 USD, của Đông Nam Á khoảng gần 2000 USD.
-Thứ bậc về chỉ tiêu này của Việt Nam là thứ 7/11 nước ở Đông Nam Á, thứ 39/48 nước và vùng
lãnh thổ ở châu á, thứ 146/185 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh trên thế giới.
-Chỉ số GDP bình qn đầu người - tính theo tỷ giá sức mua tương đương - đạt thấp nhất trong 3
chỉ số của chỉ số phát triển con người (HDI) và thứ bậc về chỉ tiêu này cũng thấp nhất so với thứ
bậc về tuổi thọ và học vấn.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của dân số nên 10 năm nước ta, tổng điều tra dân số một lần và
người dân cần hưởng ứng và cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các thông tin theo yêu cầu.
<b>Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người</b>
Cập nhật lúc 20:19, Thứ Năm, 13/08/2009 (GMT+7)
,
<b> – Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy:</b>
<b>Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực ĐÔng</b>
<b>Nam Á và thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. </b>
-Kết quả này cho thấy: Sau 10 năm (từ 1999 đến 2009), dân số nước ta tăng
thêm 9,47 triệu người. Như vậy, trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng
gần 1 triệu người.
-Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở
(1999 và 2009) là 1,2%/năm. Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số bình qn năm
giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (1989 và 1999) là 1,7&/năm.
-Như vậy, mức sinh của Việt Nam liên tục giảm trong 10 năm qua.
-Tỉ lệ nam/nữ trong dân số Việt Nam hiện nay là 49,5%/50,5%.
-Một điểm đáng chú ý trong kết quả tổng điều tra dân số lần này cho thấy: tỷ số giới tính của dân số ngày
càng tăng cao.
-Theo đó, năm 1989-1999, tỷ số này là 96,7 nam/100 nữ. Còn từ 1999-2009, tỷ số này là 98,1nam/100
nữ. Nguyên nhân chính của tình trạng này là nam giới có mức tử vong trội hơn và chịu ảnh hưởng nặng nề
của các cuộc chiến tranh. Tỷ số này có xu hướng gia tăng vì ảnh hưởng của chiến tranh đã giảm dần, tỷ số
giới tính khi sinh tăng nhanh trong những năm gần đây.
<b>Dân số thành thị tăng 3,4%; dân số nông thôn tăng 0,4% </b>
Thành thị là khu vực có tỷ lệ tăng dân số cao. Sự chênh lệch của tỷ lệ tăng dân số giữa nông thông và thành
thị đang gây ra những áp lực lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội (Ảnh minh họa: VNN)
Vào năm 1999, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 23,5%. Trong số 9,4 triệu người tăng thêm từ năm 1999 đến
2009, có đến 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị.
-Tỷ lệ tăng dân số thành thị - nông thôn ngày một chênh lệch. Năm 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên
với tỷ lệ bình quân là 3,4%. Trong khi đó, ở khu vực nơng thơn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%. “Đây là kết
quả của quá trình di dân từ nơng thơn ra thành thị và q trình đơ thị hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn”,
ơng Nguyễn Đức Hịa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê giải thích.
-Khu vực Đơng Nam Bộ là nơi có mức độ đơ thị hóa cao nhất và tốc độ đơ thị hóa nhanh nhất. Do đó, dân
số thành thị ở đây chiếm đến 57,1%. Tại đồng bằng Sông Hồng, mức độ cũng như tốc độ đô thị hóa thấp
hơn, dân số thành thị chiến 29,2%.
<b>Phân bố quá chênh lệch </b>
Theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số khu vực đồng bằng sông Hồng đơng
nhất cả nước (với 19.577.944 người). Khu vực có số dân ít nhất là Tây Nguyên
(5.107.437 người).
“Số liệu trên cho thấy dân số Việt Nam phân bố không đồng đều và có sự khác
biệt lớn theo vùng”, ơng Hịa cho biết.
Ngồi ra, thống kê cịn cho thấy dân số của khu vực Nam Bộ và Tây Ngun
tăng, các vùng cịn lại đều giảm. Điều đó cho thấy 2 khu vực này có tốc độ
nhập cư lớn hơn.
Khu vực Đông Nam Bộ là nơi có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước
(3,2%/năm). Trong vùng này, đứng đầu về tốc độ tăng dân số là tỉnh Bình
Dương (tăng tới 7,3%, gấp 2,25 lần so với mức tăng chung của cả vùng).
Khu vực Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước nhưng tỷ lệ nhập cư
cao đã khiến tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm qua là 2,3%.
Trong khi đó, tại một số tỉnh thành (Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Hà
Tĩnh), tỷ lệ tăng dân số hầu như không đổi, thậm chí giảm sút do số dân tăng tự
“Rõ ràng, trong 10 năm qua, dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại
trên quy mô rộng với cường độ mạnh mẽ trong phạm vi cả nước”, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thống kê
Nguyễn Đức Hòa cho biết.
Trước những thực trạng của dân số Việt Nam hiện nay, Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Sinh Hùng chỉ
đạo: “Những bước đầu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã diễn ra tốt đẹp, thuận lợi. Tiếp
theo, các ban, ngành liên quan cần phân tích, đánh giá số liệu một cách cụ thể, chính xác. Đây sẽ là cơ sở rất
quan trọng trong việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.