Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hãy giữ lấy tên mình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.77 KB, 4 trang )

Hãy giữ lấy tên mình.
Đầu năm nay thêm một tin vui đối với cộng đồng DN Việt Nam khi
Công ty Duy Lợi có thể sẽ thắng kiện trong việc giành lại thương hiệu
của mình ở thị trường nước ngoài. Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu
Mỹ đã ra quyết định sơ bộ chấp nhận yêu cầu xem xét lại vụ tranh
chấp bằng sáng chế giữa Công ty Duy Lợi và một thương nhân Đài
Loan do DN Việt Nam này đã cung cấp thêm tình tiết mới có lợi cho
mình.

Thương hiệu là sinh mệnh của DN do đó các chuyên gia cho rằng DN phải
biết giữ lấy nó như giữ lấy sự sống và hơi thở của chính mình.
Đầu năm nay thêm một tin vui đối với cộng đồng DN Việt Nam khi Công ty
Duy Lợi có thể sẽ thắng kiện trong việc giành lại thương hiệu của mình ở
thị trường nước ngoài. Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ đã ra quyết
định sơ bộ chấp nhận yêu cầu xem xét lại vụ tranh chấp bằng sáng chế
giữa Công ty Duy Lợi và một thương nhân Đài Loan do DN Việt Nam này
đã cung cấp thêm tình tiết mới có lợi cho mình.
Bảo vệ hoặc mất trắng
Thương nhân Đài Loan, ông Chung Sen Wu được Cơ quan cấp bằng sáng
chế Hoa kỳ công nhận độc quyền sáng chế đối với khung võng xếp hồi
năm 2001. Khung võng xếp này là bản sao của Công ty Duy Lợi và vì
vậy DN tư nhân Việt Nam này phải kiện để đòi lại quyền sở hữu sáng chế
của mình. Đối với Duy Lợi, việc đòi lại quyền sở hữu chính là khẳng định
tên tuổi không chỉ ở thị trường Hoa Kỳ mà thị trường nước ngoài nói
chung. Sản phẩm Duy Lợi đã từng xuất hiện ở nhiều nước không chỉ có ở
Việt Nam vì vậy tên tuổi của Duy Lợi đã được tạo dựng vững chắc. Đó là
cơ hội kinh doanh của công ty, nhưng cũng trở thành nguy cơ dễ bị đánh
cắp nếu không có biện pháp bảo vệ.
Xây dựng tên tuổi là điều rất quan trọng và cần thiết đối với DN dù nhỏ hay
lớn. Bao nhiêu tiền của và công sức DN phải bỏ ra từ việc chinh phục
người tiêu dùng trong nước đến mở rộng thị trường nước ngoài. Giữ lấy


tên mình cũng chính là giữ lấy những công sức và tiền của của một DN.
Có lẽ những cái tên như Trung Nguyên, Petro Vietnam, Vinataba, Vifon...
đã từng bị "ăn cắp" ở nước ngoài là minh chứng rõ hơn tất cả cho
những ai hiểu giá trị của thương hiệu.
Trung Nguyên "tung hoành" khắp thị trường Việt Nam. Công ty sản xuất cà
phê hàng đầu Việt Nam này tốn khá nhiều tiền của để tạo nên tên tuổi mà
bất kỳ người Việt Nam cũng đều biết. Tên tuổi của Trung Nguyên mạnh
đến mức lan tỏa ra thị trường nước ngoài như Singapore, Nhật... nhưng
gặp trướng ngại tại Mỹ bởi Công ty Rice Field. Dù có lợi thế là công ty
được công nhận sở hữu thương hiệu Cà phê Trung Nguyên ở Hoa Kỳ
nhưng Rice Field đã phải trả lại thương hiệu cho Trung Nguyên vì ý chí
mãnh liệt của công ty Việt Nam này quyết đòi lại "đứa con cưng" mà mình
"đứt ruột" sinh ra.
Không phải đợi đến lúc bị "chiếm hữu" tên tuổi như Duy Lợi hay Trung
Nguyên ở nước ngoài, Petro Vietnam đã nhanh chân hơn trong việc ngăn
chặn hậu quả ngay từ đầu. Cách đây vài năm, tên Petro Vietnam bị một kẻ
cơ hội nào đó ở Hoa Kỳ xin đăng ký làm chủ sở hữu. "Trò ngịch ngợm" đã
làm Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đứng ngồi không yên. Rất may điều
này không kéo dài bao lâu vì tên tuổi Petro Vietnam đã quá nổi tiếng, đến
mức bất kỳ công ty dầu khí nào trên thế giới cũng có thể làm chứng về sự
tồn tại của nó.
Xây dựng thương hiệu, không thể không bảo vệ cho dù đó là ở thị trường
nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài luôn nhắc nhở DN Việt Nam khi
đã định hướng thị trường xuất khẩu hoặc có thương hiệu đủ mạnh ở trong
nước thì nên nghĩ đến chuyện bảo vệ chúng.
Hoặc tên tuổi, hoặc khách hàng
Nhiều DN để xuất khẩu được hàng đã chấp nhận loại tên mình ra khỏi sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng thay vào đó gắn tên của "ân nhân"
vào. Nếu từ chối việc này, DN sẽ mất cơ hội, như vậy sẽ thêm khó khăn,
nhất là với những DN có "gia cảnh" không mấy giàu có. DN cũng có lý khi

phủ nhận tên tuổi mình trong những trường hợp này vì nó giúp giải quyết
khó khăn cho mình, nhất là công ăn việc làm cho người lao động. DN càng
dễ làm việc này hơn khi thương hiệu hoặc tên tuổi của mình chưa được
"bằng anh bằng chị".
Tuy nhiên cũng có DN lại thẳng thắn không chút luyến tiếc. Một công ty
sản xuất gốm sứ ở phía Nam chấp nhận từ bỏ đơn hàng lớn từ một khách
hàng nước ngoài vì vị khách hàng này yêu cầu công ty phải chối bỏ tên
tuổi của mình. Công ty sản xuất đồ gốm có chút tiếng tăm này đã cương
quyết với hai lựa chọn hoặc có tên mình trên sản phẩm hoặc không có
khách hàng. Và lựa chọn của công ty là để khách hàng tìm đối tác khác.
Những đơn vị gia công có khuynh hướng không giữ tên mình thay vào đó
là tên của khách hàng và có lẽ vì chọn khuynh hướng này mà những đơn
vị này vẫn không thoát khỏi "kiếp" gia công". Đã là DN nhỏ hoặc gia công
thì có cần quan tâm và cố giữ tên mình hay không? Nhiều người cho rằng
không cần. "Tấm gương" lớn là Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế
giới - có rất nhiều loại hàng hóa nhưng không có nhiều DN quan tâm đến
chuyện nên hay không nên giữ thương hiệu cùng với sản phẩm. Thay vào
đó họ chú ý đến việc tăng số lượng có thể xuất, còn thương hiệu hay tên
tuổi mà họ có được chính là hàng giá rẻ Trung Quốc.
Tuy nhiên cũng có DN không chấp nhận "số kiếp" đó bằng cách khẳng
định thương hiệu của mình dù rằng xuất phát của DN này là đơn vị gia
công. Có thể kể một trong số những DN này là công ty Dệt may Việt Tiến.
Bên cạnh các lô hàng gia công mang thương hiệu của khách hàng công ty
dệt may lớn nhất Việt Nam này cũng có những lô hàng xuất khẩu mang
thương hiệu riêng của mình mà không phụ thuộc vào khách hàng. Tất
nhiên để làm việc này, Việt Tiến phải mất rất nhiều thời gian và công sức
để chứng mình tên tuổi và giữ nó.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×