Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

Phạm Thu Hiền

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN THẠCH THẤT – TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

Phạm Thu Hiền

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN THẠCH THẤT – TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đinh Thị Bảo Hoa


Hà Nội – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khoa học “Đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất đến năm 2020” là cơng trình do tơi nghiên cứu
và hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn của TS Đinh Thị Bảo Hoa. Trong luận văn có sử
dụng một số tài liêu tham khảo đã đƣợc trích dẫn cụ thể trong phần Tài liệu tham khảo
của Luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Đinh Thị
Bảo Hoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Địa lý
cùng các thầy cô và cán bộ công nhân viên trường Đại học Khoa học tự nhiên đã nhiệt
tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cám ơn cán bộ phòng Tài nguyên mơi trường, phịng Thống
kê huyện Thạch Thất, các Cán bộ và Nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra
nghiên cứu đề tài đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi vơ cùng cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã ln sát cánh
động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Thu Hiền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


UBND

:

Ủy ban nhân dân

GCN

:

Giấy chứng nhận

QSDĐ

:

Quyền sử dụng đất

TT

:

Thị trấn

KTXH

:

Kinh tế xã hội


LQ

:

Thƣơng số vị trí

CN - TTCN

:

Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

TM - DV

:

Thƣơng mại - Dịch vụ


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.

Khái niệm cơ bản về sử dụng đất


4

1.1.1. Khái niệm chung về đất đai và vấn đề sử dụng đất

4

1.1.2. Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất

5

1.1.3 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

7

1.2

Cơ sở lý luận nghiên cứu biến động sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất

8

1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

8

1.2.2 Ý nghĩa nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

10

1.2.3 Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội


12

Nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất để phục Quy hoạch sử dụng đất

13

1.3.

1.3.1 Hiệu quả sử dụng đất và cấu trúc sử dụng đất

13

1.3.2 Cƣờng độ sử dụng đất

15

Các chỉ số nghiên cứu

17

1.4

1.4.1 Thƣơng số vị trí

17

1.4.2 Đƣờng cong Lorenz và hệ số Gini

18


1.5

Các phƣơng pháp nghiên cứu

20

1.5.1 Phƣơng pháp K-means

20

1.5.2 Phƣơng pháp thống kê

20

1.5.3 Phƣơng pháp nghiên cứu điều tra tổng hợp

20

1.5.4 Phƣơng pháp điều tra xã hội học

21

1.5.5 Phƣơng pháp bản đồ

21

Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH
THẤT – TP HÀ NỘI
2.1.


Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Thạch Thất

22

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

22

2.1.2. Các nguồn tài nguyên

24

2.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

29


2.2.1. Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

29

2.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

30

2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng


31

Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Thất

2.3.

37

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

37

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

38

2.2.3 Đất chƣa sử dụng

39

Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện

2.4

40

2.3.1 Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện từ năm 2005 đến 2010

40


2.3.2 Biến động đất đai trên địa bàn huyện từ năm 2010 đến 2011

46

2.3.3 Biến động sử dụng đất từ năm 2011 đến 2012

48

2.5

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng đối với việc sử dụng đất

49

2.6

Những tồn tại chủ yếu trong việc sử dụng đất

51

Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN

53

THẠCH THẤT TỚI NĂM 2020
3.1.

Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội cuối kỳ quy hoạch sử dụng đất huyện

53


Thạch Thất
3.2.

Phân tích biến động cấu trúc sử dụng đất huyện Thạch Thất

55

3.2.1

Phân tích biến động dựa vào thƣơng số vị trí (LQ)

55

3.2.2.

Phân tích biến động dựa vào đƣờng cong Lorenz và hệ số Gini

61

3.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

64

3.4

Đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020


65

3.4.1

Mục tiêu

65

3.4.2

Định hƣớng chung

67

3.4.3

Định hƣớng sử dụng đất tới năm 2020

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC


83


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

6

Bảng 2.1

Tổng hợp các loại đất huyện Thạch Thất

25

Bảng 2.2

Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất qua các năm

29

Bảng 2.3

Biến động dân số qua các năm

30

Bảng 2.4


Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

37

Bảng 2.5

Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng

39

Bảng 2.6

Tình hình biến động sử dụng đất thời kỳ 2005 - 2010

41

Bảng 2.7

Biến động đất sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2005-2010

41

Bảng 2.8

Biến động đất lâm nghiệp thời kỳ 2005 - 2010

43

Bảng 2.9


Phân tích biến động diện tích đất nơng nghiệp từ 2005 - 2010

44

Bảng 2.10

Phân tích biến động diện tích đất nơng nghiệp từ 2005 - 2010

45

Bảng 2.11

Tình hình biến động sử dụng đất thời kỳ 2010 – 2011

47

Bảng 2.12

Tình hình biến động sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2012

48

Bảng 3.1

Các nhóm xã phân theo phƣơng pháp gộp nhóm

53

Bảng 3.2


Hệ số LQ của đất nông nghiệp

56

Bảng 3.3

Hệ số LQ của đất phi nông nghiệp

58

Bảng 3.4

Hệ số LQ của đất ở

59

Bảng 3.5

Hệ số LQ của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

60

Bảng 3.6

Hê số Gini qua các năm

63

Bảng 3.7


Tổng hợp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

72


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1

Đƣờng cong Lorenz

19

Hình 3.1

Phân nhóm xã phân theo tình hình KTXH cuối kỳ quy hoạch sử dụng đất

32

Hình 3.2

Đƣờng cong tích lũy các loại hình sử dụng đất năm 2005

61

Hình 3.3

Đƣờng cong tích lũy các loại hình sử dụng đất năm 2010


62

Hình 3.4

Đƣờng cong tích lũy các loại hình sử dụng đất năm 2012

63

Hình 3.5

Phân nhóm xã theo điều kiện tự nhiên

68


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thông qua các quy hoạch và
chiến lƣợc phát triển, với mục tiêu hƣớng tới cao nhất là sử dụng đất hiệu quả, tiết
kiệm, bền vững. Trong tiến trình phát triển, nhu cầu sử dụng đất ln có xu hƣớng
tăng mà nguồn cung tự nhiên của đất là không thay đổi, điều này dẫn tới những mâu
thuẫn gay gắt giữa những ngƣời sử dụng đất, giữa các mục đích sử dụng đất. Quy
hoạch sử dụng đất là cơng tác có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc điều
hịa các mâu thuẫn phát sinh. Tuy nhiên trong thực tế việc triển khai lập quy hoạch sử
dụng đất ở nhiều địa phƣơng còn những hạn chế bất cập. Việc tổ chức thực hiện
phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế
kiểm tra, giám sát dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” hay “điều chỉnh quy
hoạch”. Nguyên nhân là phƣơng án quy hoạch chƣa bố trí quỹ đất phù hợp với nhu cầu
thực tế sử dụng đất của các thành phần kinh tế; chƣa dự báo đƣợc hết những thay đổi
về tốc độ phát triển kinh tế xã hội.

Do đó nghiên cứu biến động sử dụng đất để định hƣớng trong công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một việc làm có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho các
cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai” vừa tránh đƣợc việc
sử dụng chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí, huỷ hoại mơi trƣờng đất, đồng thời
bảo vệ đƣợc mơi trƣờng sinh thái, thúc đẩy q trình phát triển kinh tế xã hội.
Huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây cũ là một huyện bán sơn địa, có nhiều
thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội. Năm 2008, do yêu cầu mở rộng địa
giới hành chính của thủ đơ Hà Nội, tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội. Do đó huyện
Thạch Thất chịu nhiều tác động trong sự phát triển chuỗi đơ thị phía Tây. Nhiều dự án
trọng điểm của Trung ƣơng và Thủ đô Hà Nội đã và đang đƣợc triển khai xây dựng
trên địa bàn nhƣ khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, đại học Quốc gia, các cụm, điểm công
nghiệp khác, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ, tiếp tục mở rộng diện tích. Nhu cầu
sử dụng đất của huyện Thạch Thất đã có nhiều biến động do địa giới hành chính thay
đổi, chính vì vậy nội dung quy hoạch xây dựng khơng cịn phù hợp, buộc phải có điều

1


chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình phát triển chung
của Thủ đơ.
Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội và đánh giá biến động sử dụng đất đai
trên địa bàn từ đó đƣa ra giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất
tới năm 2020 đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài
nguyên đất đai, bảo vệ môi trƣờng sinh thái đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội. Xuất phát từ lý do thực tiễn đó, tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá biến động và đề
xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đến năm
2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất nhằm đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử
dụng năm 2020
3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Thạch Thất – Thành
phố Hà Nội.
- Lập phiếu điều tra khảo sát tình hình mỗi địa phƣơng trên địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn nghiên
cứu.
- Tính tốn chỉ số LQ, Hệ số Gini, thiết lập đƣờng cong Lorenz để đánh giá cơ cấu sử
dụng đất.
- Phân tích biến động sử dụng đất và cấu trúc sử dụng đất của huyện.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cuối giai đoạn quy hoạch.
- Đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu
a. Các chỉ số nghiên cứu:
- Thƣơng số vị trí: Dùng để định lƣợng sự tập trung một loại hình sử dụng đất cụ thể
trong một địa phƣơng so với toàn bộ khu vực nghiên cứu. Qua đó cho thấy mức độ tập
trung của loại hình sử dụng đất đƣợc nghiên cứu.
- Đƣờng cong Lorenz và hệ số Gini: Đánh giá sự phân bố khơng gian của các loại hình
sử dụng đất.

2


b. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp K-mean: Phân nhóm theo các chỉ tiêu đã đặt ra để đánh giá mức độ
tƣơng đồng của các nhóm.
- Phƣơng pháp thống kê: Phân tích, đánh giá các dữ liệu thống kê.
- Phƣơng pháp nghiên cứu, điều tra tổng hợp: Điều tra khảo sát thực địa về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.

- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin thông qua mẫu bảng hỏi để có
những nhận định rõ hơn về khu vực nghiên cứu.
- Phƣơng pháp bản đồ: Đƣợc sử dụng để thể hiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất và so
sánh, đối chiếu với biến động sử dụng đất tại huyện Thạch Thất.
5. Các kết quả đạt đƣợc:
- Làm rõ hiện trạng và sự thay đổi trong sử dụng đất tại huyện Thạch Thất.
- Phân tích biến động và tính hợp lý trong cơ cấu sử dụng đất của huyện.
- Đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất tới năm 2020.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH
THẤT
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH
THẤT TỚI NĂM 2020

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái niệm cơ bản về sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm chung về đất đai và vấn đề sử dụng đất


Khái niệm đất
Đất theo nghĩa thổ nhƣỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,

hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Giá trị tài nguyên đất đƣợc đánh giá bằng số lƣợng diện tích (ha, km2) và độ phì

nhiêu, màu mỡ.
Đất đai đƣợc nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hƣởng nhất
định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố
khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhƣỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên,
động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con ngƣời. [1]
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,
là tƣ liệu sản xuất khơng gì thay thế đƣợc của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố khu dân cƣ,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hố và an ninh quốc phịng. Nhƣng đất đai là tài ngun
thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong khơng gian. [7] .


Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất đƣợc sử dụng.

Việc sử dụng đất có thể đƣợc định nghĩa là: “ những hoạt động của con ngƣời có liên
quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”. [3]
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tƣ (lao động, vốn, nƣớc, phân hố
học ...), kết quả sản lƣợng (loại nơng sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ ...) cho phép đánh
giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động mơi trƣờng và kinh tế, lập mơ hình
những ảnh hƣởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất
này sang mục đích sử dụng đất khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phƣơng thức sử dụng đất một mặt bị chi phối
bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều
kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái qt một số

4



điều kiện và nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất.
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngồi bề mặt khơng gian nhƣ diện tích
trồng trọt, mặt bằng xây dựng..., cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên
và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng nhƣ các yếu tố bao quanh mặt đất nhƣ: yếu
tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhƣỡng.
Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố nhƣ chế độ xã hội, dân số, lao động,
thơng tin, các chính sách quản lý về mơi trƣờng, chính sách đất đai, u cầu về quốc
phịng, sức sản xuất, các điều kiện về cơng nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp, giao
thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động,
điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đƣa khoa
học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là
sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con ngƣời. Đất đai hạn chế
về số lƣợng, có vị trí cố định và là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc khi tham
gia vào hoạt động sản xuất của xã hội. [2]
1.1.2. Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất


Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo

quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai
và đƣợc lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nƣớc.


Mục đích của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chƣa giao sử dụng theo định kỳ

hàng năm và 5 năm đƣợc thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích, đúng loại đất ghi trong
luật đất đai hiện hành trên các loại bản đồ thích hợp ở các cấp.

Xây dựng tài liệu cơ bản nhằm mục đích phục vụ các yêu cầu cấp bách của
công tác quản lý đất đai.
Làm tài liệu cho mục đích quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện
quy hoạch - kế hoạch hàng năm đã đƣợc phê duyệt.
Làm tài liệu cơ bản thống nhất để các ngành khác sử dụng xây dựng các quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và định hƣớng phát triển của ngành, đặc biệt với ngành sử dụng
nhiều đất.

5




Nội dung và nguyên tắc biểu thị nội dung các yếu tố hiện trạng sử dụng đất.

- Nội dung các yếu tố hiện trạng sử dụng đất:
+ Toàn bộ các loại đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong đƣờng
địa giới hành chính và theo các quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
+ Biểu thị ranh giới các khu dân cƣ nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế, ranh
giới các nông trƣờng, lâm trƣờng, ranh giới các đơn vị quốc phòng, an ninh, ranh giới
các khu vực đã quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm
mốc trên thực địa.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực tiếp giáp biển phải thể hiện tồn bộ diện tích
các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đƣờng bờ biển
theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Nguyên tắc biểu thị nội dung các yếu tố hiện trạng sử dụng đất:
+ Biểu thị nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải tuân
thủ các quy định trong tập “ Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành.
+ Phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất. Khoanh đất đƣợc xác định bằng một đƣờng bao

khép kín. Mỗi khoanh đất biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diện tích trên
bản đồ theo quy định tại bảng 1:
Bảng 1.1. Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ 1/ 1000 đến 1/ 10 000

≥ 16 mm²

Từ 1/ 25 000 đến 1/ 100 000

≥ 9 mm²

Từ 1/ 250 000 đến 1/ 1 000 000 ≥ 4 mm²
Nguồn: Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài ngun và
mơi trường
+ Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ các tài
liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
Sai số tƣơng hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không vƣợt quá

6


± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không đƣợc vƣợt
quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.

+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất
theo mục đích hiện trạng sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử dụng để thể hiện nội dung bản
đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn.
1.1.3. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất


Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và nƣớc một cách có

hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằm lựa chọn ra phƣơng án sử
dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của qui hoạch sử dụng đất là lựa chọn và đƣa ra phƣơng án
đã lựa chọn vào thực tiến để đáp ứng nhu cầu của con ngƣời một cách tốt nhất nhƣng
vẫn bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên cho tƣơng lai. Yêu cầu cấp thiết phải làm qui hoạch
là do nhu cầu của con ngƣời và điều kiện thực tế sử dụng đất thây đổi nên phải nâng
cao kỹ năng sử dụng đất. [11]


Mục đích của quy hoạch sử dụng đất
Phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có

thẩm quyền quyết định, xét duyệt là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là chuyển diện tích trồng lúa có
hiệu quả cao sang các mục đích phi nơng nghiệp, ni trồng thủy sản hoặc trồng cây
lâu năm. Từ đó tạo ra những điều kiện về tổ chức lãnh thổ, thúc đẩy các đơn vị sản
xuất thực hiện đạt và vƣợt mức kế hoạch nhà nƣớc giao.


Vai trò của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để nhà nƣớc


thống nhất quản lý đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Nó đƣợc xây dựng trên
định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, yêu cầu bảo vệ môi
trƣờng, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; hiện trạng quỹ đất và nhu
cầu sử dụng ; định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học kỹ thuật; kết quả thực hiện qui
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc. Những năm gần đây, quy hoạch đã góp phần
khơng nhỏ tạo ra kết quả đáng khích lệ, giúp khai thác, sử dụng đúng mục đích, tiết

7


kiệm và có hiệu quả, phát huy tiềm năng, nguồn lực về đất, mở rộng diện tích đất canh
tác, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo an toàn lƣơng thực.
Nhƣ vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết
định nhằm tạo điều kiện đƣa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao
nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất nhƣ tƣ liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội, kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nƣớc nhằm
tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí
đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất
nơng nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng);
Ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân
bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trƣờng dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản
xuất, phát triển kinh tế - xã hội và hậu quả khó lƣờng về tình hình bất ổn chính trị, an
ninh quốc phịng ở từng địa phƣơng, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trƣờng.
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu biến động sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất



Hiện trạng sử dụng đất

- Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
+ Luật đất đai 2003
+ Thông tƣ : 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ tài nguyên môi trƣờng Về
hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
- Sự cần thiết phải nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất:
Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai chính là việc đánh giá hiệu quả của việc
sử dụng đất, phát hiện ra những tồn tại, đề xuất các giải pháp khắc phục làm cơ sở cho
việc quy hoạch sử dụng đất đai. Mục đích của nó bao gồm:
+ Phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai và nâng cao trình độ sử dụng đất đai.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả sản xuất của đất đai.
+ Tạo những luận cứ để lập qui hoạch sử dụng đất đai

8




Biến động sử dụng đất

- Biến động đất đai:
Đất đai là thành phần tất yếu, khơng thể thiếu để hình thành nên quốc gia. Bởi
vậy đối với các nƣớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì việc quản lý
đất đai luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Sự phát triển của ngành công nghệ khoa học – kỹ
thuật diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏa vào tất cả các ngành, các lĩnh vực và đi sâu
vào mọi khía cạnh cuộc sống. Với những ƣu điểm của nó, trong những năm qua nhiều
lĩnh vực cơng nghệ tiên tiến đã đƣợc áp dụng có hiệu qủa ở nƣớc ta nhƣ GPS, GIS…
Với sự liên quan hầu hết tới các lĩnh vực KT – XH, nên tình hình sử dụng đất

đai có rất nhiều biến động xảy ra. Chịu tác động trực tiếp từ nền kinh tế thị trƣờng, q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc tạo nên. Chính vì vậy, q trình sử dụng
đất và tình hình biến động đất đai diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm sốt đƣợc.
Điều này tạo ra trở ngại rất lớn trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trong cả
nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng. Để quản lý đất đai có hiệu qủa địi hỏi
việc nắm bắt cập nhật thơng tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng thông qua đăng
ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên hồ sơ địa chính. Việc cập nhật những thay
đổi để làm cơ sở bảo hộ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể có liên quan,
tạo điều kiện để nhà nƣớc hoạch định chính sách quản lý và phát triển.
Biến động sử dụng đất đai đƣợc thể hiện rõ nét nhất qua quy mô biến động,
mức độ biến động và xu thế biến động. Đối với quỹ đất hiện có trên tồn quốc, việc
biến động đất đai sẽ gây nhiều tác động tới kinh tế, xã hội và môi trƣờng
- Quy mô biến động:
+ Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung
+ Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất
+ Biến động về đặc điểm của những loại đất chính.
- Mức độ biến động:
+ Mức độ biến động thể hiện qua số lƣợng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình
sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
+ Mức độ biến động đƣợc xác định thơng qua việc xác định diện tích tăng, giảm và số
phần trăm tăng, giảm của từng loại hình sử dụng đất đai giữa cuối và đầu thời kỳ đánh
giá.

9


- Xu hƣớng biến động: Xu hƣớng biến động thể hiện theo hƣớng tăng hoặc giảm của
các loại hình sử dụng đất; xu hƣớng biến động theo hƣớng tích cực hay tiêu cực.
- Những nhân tố gây nên biến động sử dụng đất đai
+ Các yếu tố tự nhiên của địa phƣơng là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào

các mục đích kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,
thuỷ văn, thảm thực vật.
+ Các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phƣơng có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích
của các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố: sự phát triển của các ngành kinh
tế (dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác,...); sự gia tăng dân số; các
dự án phát triển kinh tế của địa phƣơng; thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá,...
1.2.2. Ý nghĩa nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất
- Vai trò của đánh giá hiện trạng sử dụng đất trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai:
Đất đai là nguồn tài nguyên của quốc gia

, là điều kiện không thể thiếu đƣợc

trong mọi quá trń h phát triển . Vì vậy, việc sử dụng thật hiệu quả nguồn tài nguyên này
không chỉ sẽ quyết định tƣơng lai của nền kinh tế đất nƣớc, mà còn là sự đảm bảo cho
mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xă hội.
Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 18,
chƣơng II) đã quy định: “ Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo pháp luật,
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả ...”. Điều đó khẳng định tính pháp lý cao
của Nhà nƣớc ta trong việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Kết quả đánh giá
tài nguyên đất đai, hiện trạng sử dụng đất đai phải đƣợc sử dụng trong quy hoạch để
xác định tiềm năng đất đai, đồng thời giúp cho việc đƣa ra quy hoạch sử dụng đất một
cách hợp lý, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc.
Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý không thể thiếu đƣợc trong việc tổ
chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xă hội và các địa phƣơng. Phƣơng án quy
hoạch sử dụng đất là kết quả hoạt động thực tiễn của hệ thống bộ máy quản lý Nhà
nƣớc, kết hợp với những dự báo có cơ sở khoa học cho tƣơng lai. Quản lý đất đai
thông qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất
của Nhà nƣớc về đất đai, vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân


10


trong việc sử dụng đất để đạt mục tiêu: “dân giàu, nƣớc mạnh, xă hội dân chủ, văn
minh”.
Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm mục đích cải tiến, sử dụng đất đai hợp lý và
hiệu quả để đáp ứng tốt nhu cầu chung của xă hội trong giai đoạn nhất định. Đơn vị
quy hoạch sử dụng đất đai thƣờng dùng đơn vị quản lý hành chính: cả nƣớc, tỉnh,
huyện, xă.
Từ những nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất là một trong những bƣớc quan trọng và có mối quan hệ mật thiết đối
với quy hoạch sử dụng đất. Muốn lập đƣợc quy hoạch sử dụng đất đai đƣợc tốt thì
trƣớc hết phải thực hiện công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất thật khách quan,
chính xác, sát với thực tế ... khi có số liệu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, ta lấy đó
làm cơ sở cho việc xây dựng các phƣơng án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất... Quy
trình đánh giá hiện trạng sử dụng đất đƣợc thực hiện trong nội dung quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện theo quy trình 9 bƣớc mà Tổng cục Điạ chính (nay là Bộ Tài
ngun và Mơi trƣờng) đã ban hành kèm theo công văn số 1814/CV- ĐC ngày
12/10/1998.
- Ý nghĩa của việc đánh giá biến động đất đai:
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng
đất: Việc đánh giá biến động các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho việc khai
thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh
thái.
Mặt khác, đánh giá biến động sử dụng đất đai cho ta biết đƣợc nhu cầu sử dụng
đất giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng. Dựa vào vị trí địa lý, diện
gtích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết đƣợc sự
phân bố giữa các nhành, các lĩnh vực kinh tế và biết đƣợc những điều kiện thuận lợi,
khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết đƣợc đất đai biến động theo chiều hƣớng
tích cực hay tiêu cực nhằm đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế

và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Đánh giá biến động đất đai còn là tiền đề, cơ sở đầu tƣ và thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ
bên ngoài; để xây dựng đƣợc định hƣớng quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, sử dụng

11


hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia và ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế - xã hội.
1.2.3. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội
“ Đơ thị hóa là một q trình diễn thế kinh tế - xã hội – văn hóa – khơng gian
gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển các nghề
nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển
đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành đô thị, song song với việc tổ chức bộ
máy hành chính và quân sự”. Theo quan điểm này thì q trình đơ thị hóa cũng bao
gồm sự thay đổi toàn diện về các mặt: Cơ cấu kinh tế, dân cƣ, lối sống, không gian đô
thị, cơ cấu lao động,... Trong khi đó, đất đai lại là nguồn tài ngun hạn chế. Trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay, việc tổ chức sử dụng
nguồn tài nguyên này phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội một các khoa
học, tích kiệm và có hiệu quả là vơ cùng quan trọng.
Chiến lƣợc phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận khăng khít, hữu cơ trong
chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta. Theo dự báo, trong
vài thập kỷ tới khoảng năm 2020 trở đi, khi các vùng tăng trƣởng kinh tế (TP Hồ Chí
Minh - Biên Hịa - Vũng Tàu, Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Đà Nẵng – Huế Nha Trang) đã mạnh và sẽ không có lợi nếu tiếp tục “tăng sức ép” phát triển tại các
vùng tăng trƣởng, thì việc phát triển các hệ thống vùng kinh tế trung bình, nhỏ trên
tồn quốc trở nên cấp bách và rất quan trọng.
Nhƣ vậy, trên góc độ tồn quốc, q trình đơ thị hóa và phát triển đơ thị nhƣ là
một sức ép mang tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Trong q trình đó, tài ngun đất là một yếu tố quan trọng và quyết định hàng đầu.
Trong những năm qua, dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng, đất đai đã, đang và sẽ

là một thành phần to lớn trong kinh doanh, sản xuất, thƣơng mại nói chung và thị
trƣờng bất động sản nói riêng. Điều đó khẳng định, một bộ phận tài nguyên đất, đặc
biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp đƣợc chuyển sang dùng cho xây dựng và phát
triển đô thị. Đây là vấn đề đang đƣợc quan tâm cho mọi quốc gia đặc biệt là các nƣớc
mà nền sản xuất nông nghiệp đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân.

12


1.3. Nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất để phục vụ Quy hoạch sử dụng đất
1.3.1. Hiệu quả sử dụng đất và cấu trúc sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất cho thấy sự bố trí trong khơng gian của các loại hình sử
dụng đất cũng nhƣ số lƣợng diện tích của chúng từ đó có thể tính tốn cơ cấu sử dụng
đất nói chung. Cơ cấu sử dụng đất nhƣ là tiền đề để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội. Biến động sử dụng đất là sự mở rộng hoặc thu hẹp về diện tích của các loại
đất. Tuy nhiên, biến động sử dụng đất cũng có thể là sự chuyển hóa đất đai nhƣ sự
thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của một loại hình sử dụng đất mà khơng hồn tồn
chuyển đổi chúng sang loại hình sử dụng đất khác hoặc bảo tồn đất trong điều kiện
hiện hành chống lại những thay đổi. Khi xảy ra biến động sử dụng đất, tất yếu sẽ dẫn
đến những thay đổi về cấu trúc sử dụng đất. Nhƣ một phản ứng dây chuyền, hiệu quả
sử dụng đất sẽ thay đổi theo trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Nói một cách tổng chung nhất thì
hiệu quả chính là kết quả nhƣ u cầu của việc làm mang lại. Trong lĩnh vực sử dụng
đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động
kinh tế, thể hiện qua lƣợng sản phẩm, lƣợng giá trị thu đƣợc bằng tiền. Đồng thời về
mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế
để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế
về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trƣờng hợp phải coi trọng
hiệu quả về mặt hiện vật là sản lƣợng nông sản thu hoạch đƣợc, nhất là các loại nơng

sản cơ bản có ý nghĩa chiến lƣợc (lƣơng thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự
ổn định về kinh tế - xã hội đất nƣớc.
Nhƣ vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ
chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục
các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể cịn
gắn sản xuất nơng nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất
trong nƣớc với thị trƣờng quốc tế [1].
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất
không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét
trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trƣờng.

13




Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy

luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản
xuất khác nhau.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất
hàng hố với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả
kinh tế phải đáp ứng đƣợc 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con ngƣời đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết
kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động
kinh tế bằng quá trình tăng cƣờng các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con

ngƣời.
Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt
đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc là
phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đầu ra, lƣợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tƣơng đối cũng nhƣ xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lƣợng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lƣợng của cải vật
chất nhiều nhất với một lƣợng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội".


Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và

tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội đƣợc thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của
nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy đƣợc
nguồn lực của địa phƣơng, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù
hợp với tập quán, nền văn hố của địa phƣơng thì việc sử dụng đất bền vững hơn.


Hiệu quả môi trường

14


Hiệu quả môi trƣờng đƣợc thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ
đƣợc độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn đƣợc sự thoái hoá đất bảo vệ môi trƣờng

sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng
sinh học biểu hiện qua thành phần lồi.
Hiệu quả mơi trƣờng đƣợc phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả
hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học mơi trƣờng.
1.3.2. Cường độ sử dụng đất
Tính tốn cho hiệu quả cây trồng, nghiên cứu ƣớc tính chỉ số cƣờng độ trồng
trọt theo Dayal (1978). Các chỉ số đo cƣờng độ của cây trồng mà đất phải chịu trong
một mùa sinh trƣởng và nó đƣợc định nghĩa là phần của năm mà đất bị chiếm đóng bởi
một loại cây trồng kinh tế. Cách tiếp cận này theo đề nghị của Dayal (1978) ngồi việc
tính đến sự thay đổi trong sự lựa chọn của hệ thống canh tác, cũng sẽ đƣa vào xem xét
sự đa dạng trong thời kỳ nảy mầm của những loại cây trồng và giống cây trồng, và sự
lựa chọn của nhiều chỉ số trồng trọt. Chỉ số tiết lộ những vùng mà cƣờng độ có thể
tăng lên bằng cách tăng mức độ trồng trọt lên nhiều bởi vì nó cho thấy số lƣợng trung
bình của một tháng ha đất đang canh tác. Theo Dayal (1978), một tình huống mà các
tháng mùa vụ trung bình là hơn 9 tháng hầu nhƣ không cung cấp bất kỳ diện tích để
tăng cƣờng thơng qua nhiều thời vụ khi xem xét nơng nghiệp nhờ nƣớc trời. Do đó chỉ
số cƣờng độ trồng trọt đƣợc đo nhƣ sau:

[

]

Trong đó:
CI: Cƣờng độ trồng trọt (năm/ha)
: Diện tích đất theo cây trồng i
: Thời gian cây trồng i
S: Diện tích gieo trồng trong các đơn vị đất đai liên quan
Lỗ hổng kiến thức lớn hiện đang tồn tại làm hạn chế khả năng của chúng ta để
hiểu và mô tả động lực và các kiểu mẫu cƣờng độ sử dụng đất: đặc biệt, một khung
khái niệm toàn diện và hệ thống đo lƣờng đang thiếu hụt. Tình hình này cản trở sự


15


phát triển của một sự hiểu biết các cơ chế, yếu tố quyết định và những hạn chế cơ bản
thay đổi cƣờng độ sử dụng đất. Trên cơ sở xem xét phƣơng pháp tiếp cận để nghiên
cứu cƣờng độ sử dụng đất, cần có một khung khái niệm để định lƣợng và phân tích
cƣờng độ sử dụng đất . Khung này tích hợp ba phép đo: cƣờng độ đầu vào, cƣờng độ
đầu ra và các cấp hệ thống liên kết tác động sản xuất trên đất (ví dụ nhƣ thay đổi trong
lƣu trữ carbon hoặc đa dạng sinh học). Phát triển hệ thống chỉ số trên các phép đo sẽ
đem lại cơ hội để phân tích hệ thống về thƣơng mại, sự phối hợp và chi phí cơ hội của
các chiến lƣợc tăng cƣờng sử dụng đất.
Đa số đều hiểu rằng cƣờng độ sử dụng đất bị hạn chế bởi những nhân tố mơi
trƣờng trong đó có mùa vụ, loại đất và độ ẩm đất. Ví dụ đất nơng nghiệp ở những vĩ độ
cao hơn sẽ có chu kỳ sinh trƣởng ngắn hơn do nhiệt độ thấp hơn và những hạn chế các
hoạt động trồng trọt trong một thời kỳ đặc biệt của năm. Trái lại, tại vĩ độ thấp hơn sẽ
có độ ẩm cao hơn nên chu kỳ sinh trƣởng dài hơn, tạo nhiều khả năng trồng trọt trong
năm hơn.
Trong khi thừa nhận ảnh hƣởng của khí hậu đối với thâm canh nông nghiệp,
hầu hết các nghiên cứu đã bỏ qua ứng dụng của nó trong các phép đo cƣờng độ. Thơng
qua các biến khí hậu, nghiên cứu này phát triển một phép đo có tính trọng số theo thời
gian, chỉ số tiềm năng trồng trọt (CPI), có thể đƣợc sử dụng để đánh giá tiềm năng sản
xuất của một khu vực. CPI đƣợc so sánh với phƣơng pháp thông thƣờng, cƣờng độ
trồng trọt (CI), để đánh giá tầm quan trọng của sự khác biệt giữa các vùng sinh thái
khác nhau. Các so sánh cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai phép đo. Mức độ của sự
khác biệt lớn hơn trong khu vực khi khí hậu là một yếu tố hạn chế, chẳng hạn nhƣ
vùng núi. CPI nhạy cảm với khí hậu đƣợc coi là cơng cụ đo lƣờng hồn chỉnh hơn và
có thể hữu ích cho kế hoạch hoạt động phát triển nông nghiệp. Các lợi thế về khả năng
của CPI là rõ ràng để thiết lập một giới hạn trên lý thuyết với tiềm năng sản xuất cây
trồng trong một khu vực khí hậu cụ thể. So với CI, CPI thực tế hơn trong việc định

lƣợng cƣờng độ nông nghiệp ở các khu vực nơi mà yếu tố khí hậu là yếu tố giới hạn về
lý thuyết cho sự tăng trƣởng cây trồng và sự phát triển của chúng.
Các cơng trình nghiên cứu về tăng cƣờng độ sử dụng đất đã khẳng tăng trƣởng
nông nghiệp đạt đƣợc thông qua tăng cƣờng sử dụng đầu vào hiện đại, đƣợc xác định
là điều kiện cơ bản cho sự phát triển bền vững thông qua việc tăng cƣờng độ sử dụng

16


×