Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò khai thác quặng đất hiếm mỏ đông pao huyện tam đường tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Thị Lan Anh

HIỆN TRẠNG MƠI TRƢỜNG PHĨNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG
THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT HIẾM MỎ ĐÔNG PAO,
HUYỆN TAM ĐƢỜNG, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Vũ Thị Lan Anh

HIỆN TRẠNG MƠI TRƢỜNG PHĨNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG
THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT HIẾM MỎ ĐÔNG PAO,
HUYỆN TAM ĐƢỜNG, TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN PHƢƠNG


2. PGS.TS. VŨ VĂN MẠNH

Hà Nội - 2014


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lịng biết sơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Phƣơng, PGS.TS. Vũ Văn Mạnh đã hƣớng dẫn khoa học tận tình, hiệu quả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tơi cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ môn Quản lý môi trƣờng, Khoa Môi
trƣờng, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
trong suốt q trình học tập tại trƣờng.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể thầy cơ giáo Bộ môn Môi trƣờng cơ sở,
Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất đã tạo điều kiện về thời gian và giúp
đỡ về mặt chuyên môn để học viên học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các đồng nhiệp đã giúp đỡ; cảm ơn các
đơn vị: Liên đoàn địa chất xạ - hiếm, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lai
Châu đã tạo điều kiện cho phép tôi đƣợc tiếp cận các tài liệu chuyên môn; xin cảm ơn
các nhà khoa học đã có những cơng trình nghiên cứu trƣớc để tôi kế thừa trong luận
văn này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ tinh thần cho tôi rất nhiều
trong suốt thời gian qua!
Hà Nội, tháng

năm

Vũ Thị Lan Anh


i


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

ii


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN .............................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về mơi trƣờng phóng xạ ................................................................. 4
1.1.1. Tổng quan về mơi trƣờng phóng xạ ................................................... 4
1.1.2. Căn cứ đánh giá hiện trạng môi trƣờng phóng xạ .............................. 6
1.1.3. Sự phát tán của các nguyên tố phóng xạ trong mơi trƣờng ................ 9
1.1.4. Ảnh hƣởng của phóng xạ đến con ngƣời.......................................... 12
1.1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu phóng xạ ....................................... 14
1.2. Tổng quan về khoáng sản đất hiếm .............................................................. 17
1.2.1. Khái quát chung về đất hiếm ........................................................... 17
1.2.2. Tổng quan về khoáng sản đất hiếm Việt Nam ................................. 20
1.3. Khái quát chung khu vực nghiên cứu ............................................................. 23
1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên .................................................................. 23
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 24
1.3.3. Đặc điểm địa chất - khoáng sản ........................................................ 26
1.3.4. Đặc điểm phân bố thân quặng đất hiếm ........................................... 28

1.3.5. Ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên đến khả năng phát tán phóng xạ
vào mơi trƣờng

33

Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 36
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 36
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 45
3.1. Hiện trạng mơi trƣờng phóng xạ trƣớc thăm dò ............................................. 45
3.1.1. Đặc trƣng suất liều gamma ............................................................... 45

iii


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

3.1.2. Đặc điểm phân bố nồng độ radon ..................................................... 48
3.1.3. Đặc điểm phân bố hàm lƣợng phóng xạ (U, Th, K) ......................... 48
3.1.4. Đặc trƣng thống kê các nguyên tố phóng xạ trong nƣớc, thực vật .. 50
3.1.5. Đặc điểm liều tƣơng đƣơng .............................................................. 51
3.2. Hiện trạng mơi trƣờng phóng xạ sau q trình thăm dò ................................ 56
3.2.1. Đặc trƣng suất liều gamma ............................................................... 57
3.2.2. Đặc điểm phân bố nồng độ radon ..................................................... 60
3.2.3. Đặc điểm phân bố hàm lƣợng phóng xạ ........................................... 62
3.2.4. Đặc trƣng thống kê các nguyên tố phóng xạ trong nƣớc, thực vật .. 63
3.2.5. Đặc điểm liều tƣơng đƣơng .............................................................. 64
3.2.6. Kết quả điều tra xã hội học ............................................................... 67
3.3. Kết luận về hiện trạng mơi trƣờng phóng xạ trong hoạt động thăm dị quặng
đất hiếm Đơng Pao ....................................................................................................... 69

3.4. Dự báo mơi trƣờng phóng xạ trong q trình khai thác ................................. 70
3.4.1. Các tác động đến môi trƣờng trong q trình khai thác ................... 70
3.4.2. Dự báo mơi trƣờng phóng xạ trong q trình khai thác ................... 72
3.5. Giải pháp phịng ngừa, giảm thiểu ảnh hƣởng của mơi trƣờng phóng xạ ...... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 83
PHỤ LỤC 1 – MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ SỨC KHOẺ ......... 84
PHỤ LỤC 2 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA.......................... 89
PHỤ LỤC 3 - MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU...................................... 92

iv


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các nhân phóng xạ tự nhiên phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất ........................... 4
Bảng 2: Liều bức xạ giới hạn ........................................................................................... 7
Bảng 3: Phân loại đối tƣợng tiếp xúc với phóng xạ ......................................................... 8
Bảng 4: Phân loại nhóm các nguyên tố đất hiếm ........................................................... 18
Bảng 5: Các khoáng vật đất hiếm và chứa đất hiếm phổ biến ....................................... 19
Bảng 6: Thống kê diện tích, dân số tồn xã và vùng nghiên cứu .................................. 25
Bảng 7: Kích thƣớc và độ cao phân bố của các thân quặng chính................................. 30
Bảng 8: Đặc điểm chất lƣợng các loại quặng thân quặng F3......................................... 32
Bảng 9: Thành phần khoáng vật chủ yếu của các thân quặng ....................................... 32
Bảng 10: Hệ số làm yếu cƣờng độ gamma của nguồn thể tích ...................................... 42
Bảng 11: Suất liều gamma các loại đá vùng Đông Pao ................................................. 45
Bảng 12: Suất liều bức xạ gamma trong khơng khí ....................................................... 46
Bảng 13: Nồng độ radon trong khơng khí trên nền các loại đá khu vực mỏ đất hiếm

Đông Pao ........................................................................................................................ 48
Bảng 14: Hàm lƣợng phổ gamma trong các loại đất ..................................................... 49
Bảng 15: Mức độ phát tán các chất phóng xạ trong nƣớc vùng Đông Pao ................... 50
Bảng 16: Thống kê hàm lƣợng nguyên tố phóng xạ theo các loại thực vật ................... 50
Bảng 17: Suất liều chiếu ngoài khu vực nghiên cứu ...................................................... 51
Bảng 18: Suất liều chiếu trong khu vực nghiên cứu ...................................................... 52
Bảng 19: Đặc trƣng thống kê hàm lƣợng K, U, Th trong lớp đất bề mặt ...................... 63
Bảng 20: Hoạt độ phóng xạ trong nƣớc ......................................................................... 63
Bảng 21: Hoạt độ phóng xạ trong thực vật .................................................................... 64
Bảng 22: Hiện trạng phân bố dân cƣ – bệnh tật ............................................................. 67
Bảng 23: Tỷ lệ các bệnh thƣờng gặp tại khu vực khảo sát ............................................ 68

v


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ phân rã các dãy phóng xạ [20] .................................................................. 5
Hình 2: Sơ đồ phân rã radon và thoron .......................................................................... 11
Hình 3: Sơ đồ phân bố các mỏ đất hiếm ở Việt Nam .................................................... 21
Hình 4: Sơ đồ địa chất khống sản vùng Đơng Pao ....................................................... 29
Hình 5: Sơ đồ địa chất và vị trí các thân quặng mỏ đất hiếm Đơng Pao ....................... 31
Hình 6: Trƣờng bức xạ gamma của nguồn kích thƣớc hữu hạn .................................... 41
Hình 7: Đồ thị suy giảm suất liều bức xạ gamma .......................................................... 47
Hình 8: Đồ thị tần suất giá trị suất liều chiếu ngồi ....................................................... 52
Hình 9: Đồ thị tần suất giá trị suất liều chiếu trong ....................................................... 53
Hình 10: Sơ đồ phân vùng mơi trƣờng phóng xạ vùng Đơng Pao trƣớc thăm dị ......... 55
Hình 11: Bản đồ tuyến thăm dị địa chất mơi trƣờng ..................................................... 57
Hình 12: Mặt cắt so sánh sự thay đổi suất liều gamma tuyến T1 .................................. 59

Hình 13: Mặt cắt so sánh sự thay đổi suất liều gamma tuyến T2 .................................. 60
Hình 14: Mặt cắt so sánh sự thay đổi nồng độ Radon tuyến T1 .................................... 61
Hình 15: Mặt cắt so sánh sự thay đổi nồng độ Radon tuyến T2 .................................... 62
Hình 16: Biểu đồ so sánh nồng độ radi trong nƣớc trƣớc và sau khi thăm dị............... 64
Hình 17: Sơ đồ phân vùng mơi trƣờng phóng xạ Đơng Pao trƣớc và sau thăm dị ....... 66
Hình 18: Tỷ lệ các bệnh thƣờng gặp tại khu vực khảo sát ............................................. 69

vi


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

MỞ ĐẦU

Phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhu cầu cấp bách và xu hƣớng tất yếu trong
tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội trên
thế giới, nƣớc ta cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, quá trình phát triển
này đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng, trong đó có vấn đề về mơi trƣờng phóng xạ
liên quan đến hoạt động thăm dị, khai thác khống sản đất hiếm có chứa nguyên tố
phóng xạ gây ra.
Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt, đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
công nghệ kỹ thuật cao ở nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, tiềm năng trữ
lƣợng đất hiếm đƣợc đánh giá có trữ lƣợng 9,5 triệu tấn oxyt đất hiếm (trữ lƣợng tài
nguyên) phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc [10]. Hiện nay nhiều mỏ đất hiếm đã và
đang đƣợc thăm dò. Tuy nhiên, việc thăm dị, khai thác khống sản đất hiếm đã gây
ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái và con ngƣời.
Môi trƣờng phóng xạ tự nhiên bao gồm các bức xạ alpha, beta, gamma tạo từ
các bức xạ vũ trụ, các nguyên tố phóng xạ có trong đất, đá và đặc biệt trong một số loại
khoáng sản, mà ở đây là đất hiếm chứa ngun tố phóng xạ urani, thori... Mơi trƣờng
phóng xạ cũng là một phần của mơi trƣờng sống tự nhiên. Hàng ngày, chúng ta luôn

chịu những tác động liên tục của mơi trƣờng phóng xạ, đến một mức nào đó, tùy thuộc
và mức độ và thời gian chiếu xạ, chúng có tác động khơng tốt đến cơ thể sống và môi
trƣờng xung quanh. Nhận thức vấn đề này, nhiều quốc gia đã tập trung nghiên cứu và
công bố dƣới dạng tài liệu quốc gia các thông tin liên quan mơi trƣờng phóng xạ.
Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu mơi trƣờng phóng xạ cũng đã đƣợc nghiên cứu dƣới
dạng một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, đề án điều tra, nghiên cứu môi trƣờng
từ những năm 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu trong thời gian qua
cịn thiếu tính đồng bộ, chƣa có tài liệu nghiên cứu chi tiết, cụ thể trên từng khu vực;

1


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

đặc biệt chƣa chú ý cơng tác đánh giá tác động của mơi trƣờng phóng xạ liên quan hoạt
động thăm dị, khai thác khống sản chứa phóng xạ gây ra đặc biệt là khống sản đất
hiếm có chứa nguyên tố phóng xạ. Trong đó có khu vực Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu.
Tỉnh Lai Châu là khu vực đƣợc đánh giá có nhiều mỏ đất hiếm chứa nguyên tố phóng
xạ (urani, thori,…) với hàm lƣợng khá cao; trong đó có nhiều mỏ hiện đang tiến hành
cơng tác thăm dò, hoặc bắt đầu khai thác. Khi quá trình thăm dị, khai thác diễn ra
thƣờng làm đảo lộn các tầng đất đá, phá vỡ thế nằm tự nhiên vốn có của các thân
quặng, gia tăng q trình phát tán, rửa trơi,... làm cho q trình phát tán các chất phóng
xạ vào mơi trƣờng ngày càng mạnh mẽ và phức tạp hơn. Các chất phóng xạ này khi đi
vào cơ thể với liều lƣợng vƣợt tiêu chuẩn cho phép gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Vì
vậy, việc nghiên cứu hiện trạng mơi trƣờng phóng xạ tại các mỏ đất hiếm, từ đó có các
phƣơng án phịng ngừa, giảm thiểu ảnh hƣởng của phóng xạ đến mơi trƣờng sinh thái
và con ngƣời là cần thiết.

Đề tài: “Hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dị, khai
thác quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” đƣợc

học viên lựa chọn làm luận văn cao học là nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết do
thực tiễn đòi hỏi.
Mục tiêu của luận văn

- Xác định các thành phần mơi trƣờng phóng xạ, đánh giá hiện trạng và
mức độ ảnh hƣởng của mơi trƣờng phóng xạ trong hoạt động thăm dị, khai thác
quặng đất hiếm mỏ Đơng Pao, huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hƣởng của phóng xạ đến con
ngƣời và môi trƣờng địa sinh thái.
Nội dung nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các nội dung
sau:

2


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

- Nghiên cứu làm sáng tỏ các thành phần mơi trƣờng phóng xạ trƣớc q
trình thăm dị, khai thác khống sản đất hiếm.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ các thành phần mơi trƣờng phóng xạ liên quan
đến q trình thăm dị, khai thác khống sản chứa phóng xạ trên khu vực.
- Đánh giá hiện trạng, chất lƣợng các thành phần thay đổi ở khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hƣởng của mơi trƣờng
phóng xạ đến con ngƣời và mơi trƣờng địa sinh thái.

3



Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Chƣơng 1 – TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về mơi trƣờng phóng xạ
1.1.1. Tổng quan về mơi trường phóng xạ
Mơi trƣờng phóng xạ tự nhiên đƣợc hình thành từ các nguồn bức xạ khác nhau
và tồn tại trong điều kiện tự nhiên luôn biến đổi. Sự biến đổi của mơi trƣờng phóng xạ
tự nhiên làm tăng nguy cơ gây ơ nhiễm phóng xạ hoặc giảm thiểu tác động của nó.
Đến nay ngƣời ta đã biết các chất phóng xạ trên trái đất gồm các nguyên tố
uranium, thorium và các con cháu của chúng tạo nên ba họ phóng xạ cơ bản là họ
thorium (Th232), uranium (U238) và actinium (U235) nhƣ trong bảng 1 và sự phân rã thể
hiện trong hình 1 [16].
Bảng 1: Các nhân phóng xạ tự nhiên phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất
Nhân phóng xạ

Hoạt độ tự nhiên

U235

Chiếm khoảng 0,72% tổng số khối lƣợng urani tự nhiên

U238

Chiếm 99,2745% tổng số urani tự nhiên. Urani tự nhiên có từ 0,5
÷ 4,7 ppm trong đất đá (ppm=g/tấn)

Th232

Có 1,6 ÷ 20 ppm trong các loại đá


Ra226

16 Bq/kg trong các loại đá vôi và 48 Bq/kg trong các đá magma

Rn222

Nồng độ trung bình hàng năm ở Mỹ từ 0,6 ÷ 28 Bq/m3

K40

Nồng độ từ 37 ÷ 1100 Bq/kg trong đất

4


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Hình 1: Sơ đồ phân rã các dãy phóng xạ [20]
Chính các bức xạ do các nhân phóng xạ này cùng với các tia bức xạ trong vũ trụ
tạo phông bức xạ tự nhiên khác nhau.
Lƣợng phóng xạ đƣợc đo bằng đơn vị Sievert – Sv (là đơn vị theo tiêu chuẩn đo
lƣờng quốc tế – SI, đặt theo tên của nhà khoa học ngƣời Thụy Điển Rolf Sievert). Để
theo dõi chính xác lƣợng phóng xạ, ngƣời ta thƣờng sử dụng đơn vị milliSieverts –
mSv hoặc microSieverts - μSv. Công thức chuyển đổi giữa các đơn vị nhƣ sau :
1 Sv = 1000 mSv = 1000000 μSv = 100 rem (100R) = 100000 mrem

5



Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Tác dụng sinh học của các bức xạ phóng xạ đƣợc đánh giá bằng giá trị liều
tƣơng đƣơng bức xạ. Liều tƣơng đƣơng bức xạ (Htđ) là đại lƣợng để đánh giá mức độ
nguy hiểm của bất kỳ loại bức xạ nào.
Để làm căn cứ đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ ngƣời ta đƣa ra các tiêu
chuẩn về liều giới hạn và nồng độ giới hạn.
Liều giới hạn là giá trị lớn nhất của liều tƣơng đƣơng trong một năm mà nhân
viên bức xạ có thể bị chiếu. Nếu bị chiếu đều đặn bởi liều này trong suốt 50 năm làm
việc liên tục mà vẫn khơng có biến động gì về sức khỏe của bản thân và con cháu họ.
Nồng độ giới hạn là nồng độ cao nhất của chất phóng xạ trong một đơn vị thể
tích nƣớc ăn hoặc khí thở đối với các đối tƣợng để cho mức xâm nhập hàng năm của
chất phóng xạ vào cơ thể khơng vƣợt q giới hạn quy định [13].
1.1.2. Căn cứ đánh giá hiện trạng mơi trường phóng xạ
Hệ thống tiêu chuẩn an tồn bức xạ của Việt Nam đã đƣợc xây dựng trên cơ sở
Bộ tiêu chuẩn an tồn bức xạ ion hố do Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc tế
(IAEA) ban hành 1996, tại Vienna. Trong luận văn, tác giả sử dụng tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN) và một số tiêu chuẩn an toàn bức xạ của thế giới.
* Các văn bản quốc tế:
- Bộ tiêu chuẩn an toàn bức xạ ion hoá do IAEA ban hành 1996, tại Vienna
[31].
- Các tiêu chuẩn an tồn phóng xạ, Cộng hồ Liên Bang Nga (NRB-96),
Moscova, (1996).
* Các văn bản của Việt Nam:
- Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ “Quy định chi
tiết việc thi hành pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức xạ”.
- Quyết định số 2920-QĐ-MTg ngày 21/12/1996 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trƣờng về việc áp dụng TCVN về môi trƣờng.
- TCVN 3727- 82; 4498-88; 5635-1991.


6


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

- TCVN 6866:2001.
- TCVN 7173 (ISO 9271-1992); 7174 (ISO 9271-1992) năm 2002.
- Thông tƣ số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2012 của Bộ Khoa học và Công
nghệ Quy định về kiểm sốt và bảo đảm an tồn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và
chiếu xạ công chúng.
Tiêu chuẩn chính (TCVN 6866:2001)
- Chiếu xạ nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ phải đƣợc kiểm soát sao cho:
+ Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm đƣợc lấy trung bình trong 5 năm liên
tục khơng đƣợc vƣợt q 20mSv/năm.
+ Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm riêng lẻ bất kỳ không đƣợc vƣợt quá
50mSv/năm.
- Chiếu xạ dân chúng:
+ Liều hiệu dụng tồn thân trong một năm khơng đƣợc vƣợt quá 1mSv/năm.
+ Trong trƣờng hợp đặc biệt, liều hiệu dụng có thể tăng 5mSv/năm cho một năm
riêng lẻ, nhƣng liều hiệu dụng trung bình cho 5 năm liên tục không vƣợt quá
1mSv/năm.
Các giới hạn này bao gồm cả liều xạ chiếu trong và liều xạ chiếu ngồi, khơng kể
phông tự nhiên.
Bảng 2 dƣới đây quy định liều giới hạn hàng năm với các nhóm đối tƣợng khác
nhau.
Bảng 2: Liều bức xạ giới hạn
Đối tƣợng

Liều bức xạ giới hạn (mSv/năm)
Nga (1996)


IAEA (1996)

Việt Nam(1998)

A

20

20

20

B

5

-

-

C

-

1

1

7



Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Trong đó, các nhóm đối tƣợng đƣợc chia căn cứ vào điều kiện làm việc và tiếp
xúc với chất phóng xạ nhƣ trong bảng 3.
Bảng 3: Phân loại đối tƣợng tiếp xúc với phóng xạ
Giá trị trung bình/năm
Thể tích
Khối lƣợng
Thời gian
khơng khí
nƣớc cần
chiếu (giờ)
thở (lít)
dùng (lít)

Đối
tƣợng

Diễn giải

A

Nhân viên bức xạ là những ngƣời
làm việc trực tiếp với bức xạ
(thƣờng xuyên hay tạm thời)

1700


2,5x106

800

B

Những ngƣời lân cận là những
ngƣời không làm việc trực tiếp
với bức xạ nhƣng do điều kiện
sinh sống, làm việc gần cơ sở bức
xạ nên có thể chịu tác động của
bức xạ (các nguồn bức xạ hoặc
chất thải phóng xạ)

2000

2,5x106

800

C

Dân chúng nói chung

8760

7,3x106

800


Các tiêu chuẩn thứ cấp
Nồng độ giới hạn là nồng độ cao nhất của chất phóng xạ trong một đơn vị thể
tích nƣớc ăn hoặc khơng khí thở đối với các đối tƣợng để cho mức xâm nhập hằng năm
của chất phóng xạ vào cơ thể khơng vƣợt q giới hạn quy định:
- Tổng hoạt độ phóng xạ  trong nƣớc sinh hoạt < 0,1Bq/l (TCVN).
- Tổng hoạt độ phóng xạ  trong nƣớc sinh hoạt < 1,0Bq/l (TCVN).
- Nồng độ tổng cộng (Rn + 4,6xTn) trong khơng khí nơi nhà ở < 100Bq/m3
(NRB-96).
- Suất liều bức xạ gamma trong nhà nhỏ hơn 0,3Sv/h (30R/h) (NRB-96).
- Khi đồng thời có mặt trong nƣớc uống, thực phẩm tất cả các hạt nhân phóng
xạ thì xét điều kiện tổng phải thoả mãn:

n

Ai

A
i 1

8

gh
i

1


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Trong đó:


Ai là hoạt độ riêng của các hạt nhân phóng xạ trong mẫu
Aigh hoạt độ giới hạn của các hạt nhân phóng xạ

Bảng 4: Hoạt độ phóng xạ giới hạn xâm nhập theo đƣờng tiêu hóa, hơ hấp

Ngun tố

Xâm nhập theo đƣờng tiêu hóa

40

K
Ra226
Th232
U238

TCVN

Xâm nhập theo đƣờng hô hấp

Tiêu chuẩn của IAEA

Hoạt độ
cho phép

Hệ số
liều E

Giới hạn

năm

Bq/kg
9,25x10+3
19,9x10-1
7,40x10-1
2,17x10+1

Sv/Bq
6,2x10-9
2,8x10-7
2,3x10-7
4,4x10-8

Bq/năm
1,6x10+5
3,6x10+3
4,3x10+3
6,0x10+2

Tiêu chuẩn của IAEA
Hoạt độ
Hoạt độ
Hệ số
Giới hạn
thể tích
cho phép
liều E
năm
cho phép

Bq/kg
Sv/Bq
Bq/năm
Bq/m3
2,0x10+2 2,1x10 -9 4,8x10+5 6,5x10+1
4,5x10
1,6x10-5 6,3x10+1 8,6x10-3
5,4x10
4,2x10-5 2,4x10+1 3,3x10-3
-1
7,3x10
4,9x10-7 2,0x10+3 2,8x10-1

Liều chiếu hiệu dụng hàng năm: bằng tổng liều chiếu hiệu dụng bên ngồi đƣợc
tích lũy một năm và liều chiếu hiệu dụng bên trong đƣợc dự đoán do sự xâm nhập vào
cơ thể của các hạt nhân phóng xạ trong khoảng thời gian đó. Thời gian tổng cộng để
xác định liều hiệu dụng dự đoán đƣợc quy định là 50 năm đối với các nhân viên chuyên
môn và 70 năm đối với dân chúng.
1.1.3. Sự phát tán của các ngun tố phóng xạ trong mơi trường
Theo các nghiên cứu trƣớc đây, các nguyên tố phóng xạ phát tán vào mơi trƣờng
dƣới các dạng: cơ học, hóa học vào trong mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí và thực vật.
- Sự phát tán các nguyên tố phóng xạ trong mơi trường đất: sự phát tán phóng
xạ trong đất dƣới tác động của tự nhiên hay con ngƣời chủ yếu theo phƣơng thức: rửa
trơi, hịa tan hóa học và phát tán cơ học. Mức độ phát tán phụ thuộc vào các yếu tố địa
hình, địa mạo, mức độ bền vững và sự linh hoạt của nguyên tố đó. Địa hình bị phân cắt
mạnh thì khả năng phát tán của chúng ra môi trƣờng xung quanh lớn. Do vậy, quanh
các mỏ, điểm quặng khống sản phóng xạ hoặc khống sản có chứa nguyên tố phóng
xạ thƣờng có các biểu hiện của vành địa hóa thứ sinh của các nguyên tố phóng xạ [12].

9



Luận văn Thạc sĩ Khoa học

- Sự phát tán các ngun tố phóng xạ trong mơi trường nước: mơi trƣờng nƣớc
là môi trƣờng thuận lợi cho sự phát tán các ngun tố phóng xạ. Khi dịng nƣớc chảy
qua thân quặng hay đới khống hóa sẽ hịa tan các ngun tố khơng bền vững trong đó
có các ngun tố phóng xạ, gặp điều kiện thuận lợi chúng phát tán các chất phóng xạ
này xuống vùng hạ lƣu của dịng chảy gây ra một diện tích ơ nhiễm lớn từ vị trí mỏ tới
hạ lƣu của dòng chảy.
- Sự phát tán các ngun tố phóng xạ trong mơi trường khơng khí: các chất
phóng xạ thƣờng xun phát ra khí radon và thoron vào khơng khí. Thoron có chu kỳ
bán phân hủy rất ngắn (54,5 giây), quãng đƣờng di chuyển ngắn (khoảng 30cm) đã
chuyển thành đồng vị khác, do vậy ít ảnh hƣởng đến con ngƣời. Radon có chu kỳ phân
hủy dài (92 giờ hay 3,82 ngày), di chuyển xa trong khơng khí, khi xâm nhập vào phổi,
phân hủy thành đồng vị ở thể rắn, gây ra liều chiếu trong nguy hiểm (hình 2). Khả năng
phát tán của radon trong khơng khí phụ thuộc vào: nồng độ radon trong đất, lớp vỏ
phong hóa, thảm thực vật, đặc điểm địa hình và hƣớng gió.

10


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Hình 2: Sơ đồ phân rã radon và thoron
- Sự phát tán các nguyên tố phóng xạ trong thực vật: thực vật trồng trên các mỏ,
điểm mỏ có chứa khống sản phóng xạ hay vị trí có khống sản phóng xạ sẽ hấp thụ
một lƣợng lớn các chất phóng xạ. Khi con ngƣời hay động vật sử dụng các loại thực
vật này đều gây ảnh đến sức khỏe [13, 16].
Trong q trình thăm dị, khai thác mỏ quặng đất hiếm chứa chất phóng xạ, con

ngƣời phải đào bới, vận chuyển, lƣu giữ, chế biến quặng với hàm lƣợng chất phóng xạ
rất cao. Hơn nữa, khi thăm dị, khai thác đất phủ bị bóc tách, quặng đƣợc thu gom,
nghiền tuyển,… làm cho các chất phóng xạ phát tán mạnh mẽ ra môi trƣờng xung
quanh, đặc biệt là phát tán trong mơi trƣờng nƣớc, khơng khí. Bụi chứa chất phóng xạ
có thể theo gió phát tán tới các khu vực thôn, bản quanh khu mỏ.

11


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

1.1.4. Ảnh hưởng của phóng xạ đến con người
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tƣơng tác giữa bức xạ và vật chất sống, thiết
lập đƣợc mức giới hạn về liều chiếu và nồng độ giới hạn của nhân phóng xạ, xác định
đƣợc các triệu chứng bệnh phóng xạ. Theo độ lớn của liều chiếu xạ, các hiệu ứng bức
xạ chia ra thành các hiệu ứng ngẫu nhiên và các hiệu ứng tất nhiên.
- Các hiệu ứng tất nhiên:
+ Hệ thống tạo máu: các hiệu ứng của hệ thống tạo máu xảy ra đối với các mô
tạo máu. Hiệu ứng hệ thống tạo máu xuất hiện khi chiếu toàn thân bởi tia gamma với
liều cỡ 2Gy (200rad). Trạng thái bệnh đƣợc thể hiện ở sự suy thoái tủy xƣơng và các
hệ quả của tổn thƣơng này. Thƣờng có triệu chứng nơn mửa sau một vài giờ sau chiếu
xạ, sau đó thể hiện sự mệt mỏi, tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 có hiện tƣợng rụng lơng.
Với liều chiếu cỡ từ 4 ÷ 6Gy (400 ÷ 600rad) tủy sống hầu nhƣ bị thối hóa hồn tồn.
+ Da: có thể chịu liều xạ cao hơn các mô khác, đặc biệt, với các trƣờng hợp
chiếu tia X năng lƣợng thấp hoặc các tia beta. Với liều chiếu cỡ 3Gy của tia X năng
lƣợng thấp dùng để chuẩn đoán, bắt đầu hiện tƣợng đỏ da. Các liều cao hơn có thể gây
thay đổi trong nhiễm sắc thể, rụng lông, phỏng, hoại tử và loét.
+ Mắt: là cơ quan khá nhạy cảm bức xạ. Với liều vài Gy có thể gây viêm kết
mạc và viêm giác mạc. Đục thủy tinh thể do bức xạ là một hiệu ứng tất nhiên và là hiệu
ứng muộn. Khi mắt bị chiếu xạ tới một liều ngƣỡng nhất định hay chiếu xạ liều thấp

kéo dài. Bức xạ làm tổn thƣơng giác mạc, màng kết, tròng mắt và thủy tinh thể mắt.
Mức liều bức xạ beta và gamma làm đục thủy tinh thể vào khoảng 2Gy.
+ Cơ quan sinh dục: cũng là bộ phận khá nhạy cảm với bức xạ. Một liều gamma
vào khoảng 300mGy (30rad) chiếu vào các tinh hoàn cũng gây cho ngƣời đàn ông bị
vô sinh tạm thời. Đối với phụ nữ, liều xạ cỡ 3Gy (300rad) chiếu vào buồng trứng cũng
gây vô sinh tạm thời. Các liều cao hơn sẽ kéo dài thời gian vô sinh tạm thời, chẳng hạn
với liều khoảng 4,4Gy (440rad) sẽ khơng có tinh trùng trong một vài năm.

12


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Đƣờng ruột: hiệu ứng đƣờng ruột là hiệu ứng cấp. Với liều gamma chiếu tồn
thân cỡ 10Gy hay cao hơn thì xuất hiện hiện hiệu ứng đƣờng ruột. Các hiệu ứng nôn
mửa, tiêu chảy xảy ra rất sớm sau khi bị chiếu xạ.
+ Hệ thần kinh trung ƣơng: với liều chiếu gamma toàn thân vƣợt quá 20 Gy xảy
ra các tổn thƣơng hệ thần kinh trung ƣơng cũng nhƣ các hệ thống khác trong cơ thể, đó
là hiệu ứng cấp. Bệnh nhân bị ngất trong một vài phút sau chiếu xạ và có thể chết sau
vài giờ đến vài ngày.
+ Thai nhi: tuy chƣa có các số liệu đầy đủ về ảnh hƣởng đến thai nhi, nhƣng các
tổn thƣơng bức xạ trên thai động vật cũng cho thấy một hình ảnh khá rõ vì sự phát triển
các cơ quan của thai động vật cũng tƣơng tự nhƣ ở thai ngƣời.
+ Giảm tuổi thọ: giảm tuổi thọ là hiệu ứng muộn, liều chiếu lớn có thể giảm tuổi
thọ do tăng tốc độ già của cơ thể [24].
- Hiệu ứng ngẫu nhiên: hiệu ứng ngẫu nhiên do bức xạ gây ra các bệnh ung thƣ,
thƣờng gặp với hệ thống tạo máu, tuyến giáp, xƣơng, da.
+ Ung thƣ bạch cầu: là ung thƣ phổ biến nhất do bức xạ gây ra. Thống kê số nạn
nhân bom nguyên tử ở Nhật Bản cho thấy mức liều 1Gy làm tăng khả năng ung thƣ
bạch cầu lên khoảng 5 lần.

+ Ung thƣ xƣơng: chất phóng xạ gây ung thƣ xƣơng chủ yếu là radium. Vào đầu
những năm 1920 một số cơng nhân sơn kim đồng hồ bị thối hóa xƣơng quai hàm và
chết do thiếu máu.
+ Ung thƣ phổi: năm 1924 các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các thợ mỏ ở
một vài mỏ bị ung thƣ phổi là do tác dụng của khí radon trong đất đá có chứa uranium
và radium với hàm lƣợng lớn.
+ Ung thƣ tuyến giáp: sau tại nạn Chernobyl năm 1986 số thanh niên bị ung thƣ
tuyến giáp tăng vọt.
+ Hiệu ứng di truyền: hiệu ứng di truyền đƣợc nghiên cứu rất kỹ trên động, thực
vật, nhƣng trên con ngƣời thì chƣa có số liệu đầy đủ về dịch tễ học. Tuy nhiên, từ các

13


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

kết quả thực nghiệm trên động vật có thể dự đốn ngun nhân gây ra các hiệu ứng di
truyền ở ngƣời là do sự rối loạn các chất di truyền [27].
1.1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu phóng xạ
a. Trên thế giới
Ngay sau phát minh ra hiện tƣợng phóng xạ (Becquerel -1896), ngƣời ta đã xác
định đƣợc các bằng chứng về tác hại của các bức xạ phóng xạ đối với ngƣời làm việc
với các chất phóng xạ.
Ủy ban Quốc tế về an tồn bức xạ (ICRP) đã đƣợc thành lập vào năm 1928
nhằm mục đích xây dựng các nguyên tắc cơ bản và đƣa ra các khuyến cáo về các vấn
đề bảo vệ an toàn bức xạ.
Năm 1990, thành lập Ủy ban hỗn hợp giữa các Tổ chức Quốc tế về An toàn bức
xạ (IACRS) với sự tham gia của các Tổ chức sau: Ủy ban khối Cộng đồng chung Châu
Âu (CEC), Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (CMEA), Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực
thế giới (FAO), Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lao động

Quốc tế (ILO), Cơ quan Năng lƣợng Hạt nhân của Tổ chức Hợp tác phát triển Kinh tế
(OECD/NEA), Ủy ban Khoa học của Liên Hợp Quốc về những ảnh hƣởng của bức xạ
nguyên tử (UNSCEAR) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Năm 1996, cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc tế xuất bản bộ “Tiêu chuẩn
Quốc tế cơ bản về bảo vệ bức xạ ion hóa và an tồn đối với nguồn bức xạ” nhằm đạt
đƣợc sự thống nhất quốc tế về các tiêu chuẩn bảo vệ bức xạ và an toàn đối với các
nguồn bức xạ.
Các nƣớc Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc đều đề ra các tiêu chuẩn an toàn bức xạ,
nghiên cứu các phƣơng pháp và thiết bị điều tra đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ.
Bộ Y tế Liên Xơ đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn an tồn bức xạ” (năm 1969), HBP76/87 (năm 1988) và “Các nguyên tắc vệ sinh chủ yếu làm việc với các chất phóng xạ
và với các nguồn bức xạ ion hóa” OCIT-72/87 (năm 1988).

14


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn bảo vệ an toàn phóng
xạ các sản phẩm vật liệu khống chất thiên nhiên” JC518-93 (năm 1993).
b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nƣớc ta, từ năm 1955 các phƣơng pháp phóng xạ đã đƣợc áp dụng trong đo vẽ
bản đồ địa chất, tìm kiếm các mỏ quặng có chứa chất phóng xạ.
Trong những năm 1980 về trƣớc việc nghiên cứu về môi trƣờng phóng xạ ở Việt
Nam chƣa đƣợc chú trọng một cách hệ thống.
Sau năm 1980, đề tài cấp Nhà nƣớc mã số 5202 “Cơ sở khoa học của việc sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng” do Giáo sƣ Nguyễn Đình Tứ
chủ trì có 04 đề tài nhánh liên quan đến mơi trƣờng phóng xạ:
+ Đề tài nhánh mã số 5202-01: Nghiên cứu ảnh hƣởng của phóng xạ đối với sức
khỏe con ngƣời nhằm đề ra phƣơng pháp điều trị, do GS.TS. Lê Thế Trung, Viện
trƣởng Viện Quân y chủ trì.

+ Đề tài nhánh mã số 5202-02: Nghiên cứu mức độ ơ nhiễm mơi trƣờng khơng
khí tại Việt Nam do Viện Hóa học Quân sự , Bộ Tƣ lệnh Hóa học chủ trì.
+ Đề tài nhánh mã số 5202-03: Nghiên cứu xác lập các vùng nhiễm xạ và mức
độ nhiễm xạ do PGS.TS Trƣơng Biên - Trƣờng Đại học Tổng hợp nay là Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.
+ Đề tài nhánh mã số 5202-04: Nghiên cứu mức độ ô nhiễm xạ đất, nƣớc, thực
vật các khu công nghiệp và các thành phố đông dân, do TS. Đặng Huy Uyên, Trƣờng
Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội chủ trì.
Có thể nói đây là những cơng trình đầu tiên đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên
cứu, đánh giá mơi trƣờng phóng xạ ở Việt Nam.
Việc tìm kiếm thăm dị, khai thác, chế biến sử dụng các loại khống sản và vật
liệu có chứa chất phóng xạ và ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân, đồng thời với những lợi
ích kinh tế xã hội to lớn khơng thể phủ nhận, cịn gây ra nguy cơ ơ nhiễm phóng xạ. Vì

15


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

vậy, Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và vấn
đề an tồn phóng xạ nói riêng. Hơn mƣời năm trở lại đây các ngành, các địa phƣơng
trong cả nƣớc với sự tham gia nỗ lực của các cơ quan: Viện Năng lƣợng nguyên tử
Việt Nam, Viện Vật lý – Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam, Trƣờng
Đại học Mỏ - Địa chất, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên... đã tiến hành điều tra mơi
trƣờng phóng xạ, dƣới sự quản lý chặt chẽ của Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trƣờng
(nay là Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng).
Tháng 7/1996, Nhà nƣớc đã ban hành “Pháp lệnh an toàn và kiểm sốt bức xạ”.
Năm 1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/1998/NĐ-CP “Quy định chi

tiết việc thi hành Pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức xạ”.
Tháng 6/2008, Quốc Hội đã ban hành luật năng lƣợng nguyên tử số
18/2008/QH12.
Từ năm 1990 đến năm 2000, chƣơng trình địa chất đơ thị của Cục Địa chất và
Khống sản Việt Nam đã thực hiện các đề tài mơi trƣờng phóng xạ. Sản phẩm của các
đề tài địa chất mơi trƣờng nói chung và mơi trƣờng phóng xạ nói riêng đã có ý nghĩa
quan trọng giúp Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng xây dựng quy hoạch tổng thể các
khu đô thị và định hƣớng phát triển kinh tế xã hôi của vùng nghiên cứu.
Từ năm 2000 đến năm 2002, Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm triển khai đề án địa
chất môi trƣờng “Điều tra hiện trạng mơi trƣờng phóng xạ, khả năng ảnh hƣởng và
biện pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ, mỏ có chứa phóng xạ ở Lai Châu, Cao
Bằng và Quảng Nam”.
Năm 2003, đề tài cấp bộ mã số B2001 - 36 – 13 do PGS.TS. Nguyễn Phƣơng và
nnk “Nghiên cứu chọn hệ phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng và vấn đề kết
hợp bảo vệ tài ngun khống với bảo vệ mơi trƣờng các mỏ urani và đất hiếm Tây
Bắc Việt Nam”.

16


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Từ năm 2003 đến 2005, Liên đoàn Địa chất Xạ - hiếm thực hiện đề án địa chất
môi trƣờng “Điều tra hiện trạng môi trƣờng phóng xạ trên các mỏ Đơng Pao, Thèn Sin
– Tam Đƣờng - tỉnh Lai Châu, Mƣờng Hum tỉnh Lào Cai, Yên Phú tỉnh Yên Bái,
Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, An Điềm, Ngọc Kinh – sƣờn Giữa tỉnh Quảng Nam”
Năm 2010, Trịnh Đình Huấn và nnk thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xác
lập cơ sở khoa học phục vụ cơng tác đánh giá an tồn đối với hoạt động thăm dị, khai
thác quặng phóng xạ vùng Thành Mỹ và đề xuất giải pháp phòng ngừa”.
Nhƣ vậy, đến nay sau 30 năm điều tra khảo sát mơi trƣờng phóng xạ, các đề tài

khoa học các cấp đã đƣa ra đƣợc đánh giá tổng quát về mức độ gây ô nhiễm phóng xạ
của các đối tƣợng khống sản, vật liệu chứa phóng xạ chủ yếu ở các vùng của nƣớc ta.
Tại tỉnh Lai Châu đã xác định đƣợc các mỏ đất hiếm Nậm Xe, Đông Pao, đây là
các đối tƣợng gây ra các vùng ơ nhiễm phóng xạ (cịn gọi là các vùng khơng an tồn
phóng xạ) với diện tích và liều chiếu xạ tƣơng đối lớn. Trong đó, khu mỏ đất hiếm
Đông Pao là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Để đánh giá đúng hiện trạng mơi
trƣờng phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ Đông Pao,
huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu trƣớc hết cần làm rõ đặc điểm về khống sản đất
hiếm nói chung và đặc điểm thành phần vật chất, sự phân bố thân quặng đất hiếm của
khu mỏ nói riêng.
1.2.

Tổng quan về khoáng sản đất hiếm

1.2.1. Khái quát chung về đất hiếm
a. Đặc điểm địa hóa - khống vật
Đất hiếm là nhóm gồm có 17 nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hồn
Mendeleev, gồm các ngun tố có số thứ tự từ 57 (lantan) đến 71 (lutexi) và nguyên tố
ytri (số thứ tự 39), nguyên tố scandi (số thứ tự 21).
Trong cơng nghệ tuyển khống, các ngun tố đất hiếm đƣợc chia thành 2
nhóm: nhóm nhẹ hay cịn gọi là lantan-ceri và nhóm nặng hay cịn gọi là ytri, hoặc chia
thành 3 nhóm: nhóm nhẹ, nhóm nặng và nhóm trung gian (bảng 4).

17


×