Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường tại khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
TẠI KHU KINH TẾNGHI SƠN, TỈNH THANH HĨA
Chun ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440311

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG XUÂN CƠ


Hà Nội – 2014


LỜICẢMƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Hồng Xn Cơ người đã
hướng dẫn tận tình và có những trao đổi chân thành, cởi mở, cho tôi những lời
khun bổ ích trong suốt q trình làm luận văn, giúp tơi hồn thành được luận văn
này.
Tơi xin gửi đến các cán bộ Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Ủy ban nhân
dân huyện Tĩnh Gia lời biết ơn sâu sắc vì đã tham gia quá trình phỏng vấn và cung
cấp thông tin cần thiết.
Và sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo khoa Môi trường và các
bạn học viên Khóa 20 - Khoa học Môi trường, những người đã luôn quan tâm giúp
đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại trường.
Hà Nội, Ngày 9 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Thị Thu Hiền

i


MỤC LỤC
LỜI CẢMƠN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC.............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... v
DANHMỤCBẢNG ............................................................................................... vi
DANH MỤC KHUNG ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1 – TỔNG QUAN .................................................................................... 3

1.1. Tổng quan về tình hình phát triển khu kinh tế ven biển .............................. 3
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của khu kinh tế ven biển ........................................ 3
1.1.2. Các biện pháp ưu đãi đầu tư ở các khu kinh tế ........................................... 6
1.1.3. Những lợi ích và chi phí của khu kinh tế ven biển ..................................... 7
1.1.3.1. Những lợi ích tĩnh .................................................................................................. 7
1.1.3.2. Những lợi ích động ................................................................................................ 8
1.1.4. Kết quả thu hút đầu tư ............................................................................... 9
1.1.5. Tính khả thi của việc phát triển đồng loạt tất cả khu kinh tế ven biển ...... 10
1.1.5.1. Về mặt tài chính ................................................................................................... 10
1.1.5.2. Về mặt nguồn nhân lực ...................................................................................... 11
1.2. Tổng quan về khu kinh tế Nghi Sơn ............................................................ 12
1.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên................................................................ 13
1.2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................. 13
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất và địa chấn ....................................................... 13
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................ 16
1.2.1.4. Đặc điểm thủy văn ............................................................................................... 20
1.2.1.5. Đặc điểm hải văn ................................................................................................. 21
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 21
1.2.2.1. Tình hình dân số và lao động............................................................................ 21
1.2.2.2. Tình hình An ninh - Xã hội ............................................................................... 22
1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Kỹ thuật KKT Nghi Sơn ....................................... 23
1.2.2.4. Các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư tại KKT Nghi Sơn ........................ 25
1.2.2.5. Tình hình Kinh tế ................................................................................................. 28

ii


Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 32

2.2.1.Phươngphápthuthậpthôngtin thứ cấp ........................................................ 32
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát ................................................................. 33
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học .............................................................. 33
2.2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................... 34
2.2.5. Phương pháp so sánh ............................................................................... 34
2.2.6. Phương pháp thống kê ............................................................................. 34
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 35
3.1. Hiện trạng môi trường tại khu kinh tế Nghi Sơn và đánh giá cơ sở hạ tầng
xử lý, giảm thiểu tác động đến môi trường của khu kinh tế Nghi Sơn.............. 35
3.1.1. Chất lượng nước ...................................................................................... 35
3.1.2. Chất lượng khơng khí .............................................................................. 44
3.1.3. Chất thải rắn ............................................................................................ 48
3.2. Công tác quản lý môi trường tại khu kinh tế Nghi Sơn ............................. 51
3.3. Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường khu kinh tế Nghi Sơn... 58
3.3.1. Công cụ pháp lý....................................................................................... 58
3.3.1.1 Đối với chính phủ ................................................................................................. 59
3.3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và ban quản lý khu kinh tế
Nghi Sơn ................................................................................................................................ 61
3.3.2. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào quản lý môi trường ở khu kinh tế ..... 63
3.3.3. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường khu kinh tế........ 64
3.3.4. Triển khai có hiệu quả cơng cụ kinh tế vào quản lý môi trường khu kinh
tế

.............................................................................................................. 65
3.3.5. Công cụ thông tin .................................................................................... 65
3.3.6. Đề xuất vấn đề quy hoạch khu kinh tế ..................................................... 66

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72
PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................. 75


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

BQLKKT

Ban quản lý khu kinh tế

BVMT

Bảo vệ môi trường

CKBVMT

Cam kết bảo vệ môi trường

CP

Chính phủ

CQĐP

Chính quyền địa phương

ĐTM


Đánh giá tác động mơi trường

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


QLNN

Quản lý nhà nước

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các khu kinh tế được lựa chọn đưa vào quy hoạch phát triển đến năm 2020 ... 5
Hình 2: Cơ cấu lao động khu kinh tế Nghi Sơn (%) ............................................... 21
Hình 3: Nhiều hộ dân đã “treo lồng” vì cá chết hàng loạt....................................... 43
Hình 4: Cây cối hai bên đường KKT phủ bụi trắng xóa ......................................... 45
Hình 5: Bãi rác thải tại chân núi Biện Sơn ............................................................. 49
Hình 6: Địa điểm chế biến hải sản bên kia bãi rác.................................................. 49
Hình 7: Những bãi rác dân sinh tự phát ................................................................. 50
Hình 8: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường tại
KKT Nghi Sơn.......................................................................................... 52
Hình 9: Sơ đồ các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường tại KKT Nghi
Sơn thực tế hiện nay ................................................................................. 53

v



DANHMỤCBẢNG
Bảng 1: Danh sách các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam ......................................... 3
Bảng 2: Nhiệt độ khơng khí tại trạm Tĩnh Gia (oC) ................................................ 16
Bảng 3: Độ ẩm khơng khí tại trạm Tĩnh Gia (%)..................................................... 17
Bảng 4: Lượng mưa và số ngày mưa trung bình nhiều năm tại trạm Tĩnh Gia....... 17
Bảng 5: Tốc độ gió lớn nhất theo tần suất trạm khí tượng Tĩnh Gia ....................... 18
Bảng 6: Tần suất xuất hiện gió 16 hướng trạm Tĩnh Gia ........................................ 18
Bảng 7: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Tĩnh Gia (mm) .................. 19
Bảng 8: Tần số bão đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt nam (1961 – 2008) .............. 19
Bảng 9: Dòng chảy năm ứng với các tần suất thiết kế tại các tuyến ....................... 20
Bảng 10: Ý kiến của các hộ điều tra về sự ảnh hướng đến vấn đề An ninh – Xã hội
sau khi có KKT......................................................................................... 23
Bảng 11: Ý kiến của các hộ điều tra về sự ảnh hưởng đến vấn đề mơi trường sau khi
có khu kinh tế ........................................................................................... 35
Bảng 12: Kết quả phân tích hóa lý trong nước ...................................................... 36
Bảng 13: Kết quả phân tích kim loại trong nước .................................................... 37
Bảng 14: Kết quả phân tích hóa học trong nước..................................................... 39
Bảng 15: Ước tính tổng lượng nước thải từ KKT/KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa41
Bảng 16: Ước tính tổng lượng khí phát thải ra từ khu kinh tế Nghi Sơn ................. 46
Bảng 17: Tọa độ các trạm lấy mẫu khơng khí ........................................................ 46
Bảng 18: Kết quả phân tích chất lượng khơng khí theo giờ .................................... 47
Bảng 19: Ước tính tổng lượng chất thải rắn thải ra từ KKT/KCN trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................ 48

vi


DANH MỤC KHUNG

Khung 1: Lấy Chu Lai là ví dụ điển hình của các chính sách và thể chế đối với
các khu kinh tế ven biển chưa thực sự là những thử nghiệm chính sách
đột phá và chưa tạo ra được lợi thế so sánh đáng kể nào so với mơ
hình khu cơng nghiệp.............................................................................. 12
Khung 2: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá
đến năm năm 2025 về nước thải............................................................. 44
Khung 3: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá
đến năm 2025 về chất thải rắn................................................................. 51

vii


MỞ ĐẦU
Khu kinh tế Nghi Sơn là một khu kinh tế (KKT) được thành lập vào giữa
năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy
lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, và hệ thống cảng Nghi Sơn để
tạo ra một động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực
kém phát triển Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam
nói chung.
Khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng với mục tiêu trở thành một KKT tổng hợp
đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản
như: Công nghiệp lọc hố dầu, cơng nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo,
sửa chữa và đóng mới tàu biển, cơng nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến xuất khẩu… gắn với việc xây dựng và khai
thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất
lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp đẩy mạnh xuất
khẩu, mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Hiện nay khu kinh tế đang thể hiện rõ tính chất, hiệu quả của một mơ hình mang
tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu kinh tế Nghi Sơn có đóng

góp khơng nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất
khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của địa phương và cả nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần
quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu
nhập, đời sống và trình độ của người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển khu
kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập về công tác quy hoạch, xây dựng hạ
tầng xử lý giảm thiểu tác động đến môi trường, công tác bảo vệ môi trường và vấn

1


đề cơ chế, chính sách pháp luật liên quan tới quản lý nhà nước (QLNN) về mơi
trường cịn chồng chéo, chưa đồng bộ.
Do đó, việc “Nghiên cứuđề xuất hệ thống quản lý môi trường tại Khu kinh
tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa” là rất cần thiết nhằm hồn thiện hệ thống quản lý
môi trường ở KKT Nghi Sơn.

2


Chương 1 – TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tình hình phát triển khu kinh tế ven biển
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của khu kinh tế ven biển
Theo nghị định số 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất
(KCX) và khu kinh tế (KKT) ngày 14/3/2008 định nghĩa khu kinh tế là “ Khu vực
có khơng gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận
lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Về mặt chức năng, nghị định này
cũng nêu rõ khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế

quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu cơng nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đơ
thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác (phù hợp với đặc điểm
của từng khu kinh tế).
Khu kinh tế mở đầu tiên ở Việt Nam được ra đời từ Quyết định số
108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ.Kể từ đó, các khu kinh
tế mở, mà hiện nay thường được gọi là các KKT ven biển, liên tục ra đời.Cho đến
nay, Chính phủ đã quy hoạch tổng cộng 18 KKT ven biển. Bên cạnh đó, 4 KKT
khác cũng đang chờ để được đưa vào quy hoạch, bao gồm KKT Móng Cái - Hải Hà
(Quảng Ninh), Kim Sơn (Ninh Bình), Trần Đề (Sóc Trăng), và Gành Hào (Bạc
Liêu)
Bảng 1: Danh sách các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam
TT

Khu kinh tế

Địa phươngthành
lập

Thời điểm
thành lập

Diện tích
(ha)

1

Chu Lai

Quảng Nam


5/06/2003

27.040

2

Dung Quất

Quảng Ngãi

21/03/2005

10.300

3

Nhơn Hội

Bình Định

14/06/2005

12.000

4

Chân Mây–Lăng Cơ

Thừa Thiên Huế


05/01/2006

27.108

5

Phú Quốc–Nam An Thới

Kiên Giang

14/02/2006

56.100

6

Vũng Án

Hà Tĩnh

03/04/2006

22.718

7

Vân Phong

Khánh Hòa


25/04/2006

150.000

3


TT

Khu kinh tế

Địa phươngthành
lập

Thời điểm
thành lập

Diện tích
(ha)

8

Nghi Sơn

Thanh Hóa

15/05/2006

18.612


9

Vân Đồn

Quảng Ninh

31/05/2006

217.133

10

Đơng Nam Nghệ An

Nghệ An

11/06/2007

18.826

11

Đình Vũ – Cát Hải

Hải Phịng

10/01/2008

21.600


12

Nam Phú n

Phú n

29/04/2008

20.730

13

Hịn La

Quảng Bình

10/06/2008

10.000

14

Định An

Trà Vinh

27/04/2009

39.020


15

Năm Căn

Cà Mau

23/11/2010

23.460

16

Đơng Nam Quảng Trị

Quảng Trị

27/02/2010

30.583

17

Ven Biển Thái Bình

Thái Bình

09/02/2011

30.583


18

Ninh Cơ

Nam Định

25/02/2011

13.950
730.243

(Nguồn: Báo cáo đánh giá mơ hình khu kinh tế ven biển ở Việt Nam, thực tiễn
ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế)
Các KKT ven biển này sẽ là những hạt nhân góp phần hình thành các KKT
năng động, thúc đầy sự phát triển chung, nhất là đối với các vùng nghèo ở các vùng
ven biển Việt Nam. Đồng thời tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư,
đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế biển. Như vậy sứ mệnh của
các KKT ven biển này chủ yếu là cùng với các thành phố lớn ven biển hiện có tạo
thành những trung tâm kinh tế biển mạnh, vươn ra biển xa.

4


Hình 1: Các khu kinh tế được lựa chọn đưa vào quy hoạch phát
triển đến năm 2020
Giống như nhiều KKT trên thế giới, ngay từ đầu và cho đến hiện nay, mục
tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng các KKT ở Việt Nam là để thử nghiệm các
mơ hình, thể chế, và chính sách mới nhằm tạo ra các động lực phát triển có tính đột
phá, nhờ đó đem lại sức sống mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, và đẩy mạnh xuất
khẩu cho toàn nền kinh tế.

Trong khoảng 6 năm trở lại đây, trong tiến trình vận động chung của nền
kinh tế cũng như của tư duy quản lý kinh tế, quan điểm phát triển KKT được bổ
sung thêm một số nội hàm mới, trong đó quan trọng nhất là về chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, liên kết vùng, phát triển bền vững, và phát huy kinh tế biển. Theo Quyết
định 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các Khu
kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” việc phát triển các KKT ven biển

5


phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khơng chỉ của địa phương mà cịn là
của vùng và cả nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của các KKT ven biển đều phải gắn
kết chặt chẽ với chiến lược phát triển vùng và chú trọng tới yêu cầu bảo vệ mơi
trường. Thậm chí trong một số trường hợp việc phát triển KKT còn đi ngược lại các
quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là về liên kết vùng, bảo vệ môi trường,
và bền vững về tài chính.
1.1.2. Các biện pháp ưu đãi đầu tư ở các khu kinh tế
a) Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KKT, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được
hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc danh mục địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác
theo quy định.
b) Các dự án đầu tư sau đây được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu
đãi đầu tư và thực hiện tại KKT hoặc tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn
thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan trong KKT.
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại KCN, KKT.
- Dự án đầu tư có quy mơ lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại KCN, KKT sau khi

được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
c) Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu
nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại KKT.
d) Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc th nhà chung cư và các cơng trình
kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại KCN, KKT là chi
phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự
án đầu tư trong KCN, KKT.
Việc đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng
cũng như các nhà đầu tư sản xuất và kinh doanh dịch vụ là điều cần thiết và là thông

6


lệ phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng rất nhiều nghiên cứu ở
nhiều nước khác nhau đã chỉ ra rằng nếu khơng có những yếu tố căn bản (Ví dụ:
chất lượng của nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm), thì bản
thân các ưu đãi đầu tư khơng có tác dụng.
1.1.3. Những lợi ích và chi phí của khu kinh tế ven biển
Những lợi ích kinh tế từ việc phát triển KKT bao gồm những lợi ích tĩnh và lợi
ích động.
1.1.3.1. Những lợi ích tĩnh
a) Trực tiếp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Kinh nghiệm cho thấy các tác động tạo ra việc làm trực tiếp của khu kinh tế
khá hạn chế. Tỷ trọng lao động trong các KKT ở các quốc gia rất khác nhau, có thể
chỉ ở mức 4,6% như ở Honduras; 6,2% ở Cộng hòa Dominican; 8% ở Tunisia; 10%
ở Fiji; 12 % ở Seychelles; 24% ở Mauritius và 25% ở Các tiểu Vương quốc Ả Rập
Thống nhất. Cũng cần lưu ý rằng tác động tạo việc làm gián tiếp của khu kinh tế có
thể rất đáng kể. Chẳng hạn như tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp có
thể từ 0,25 ở Mauritius tới 0,7 ở Madagascar và thậm chí 2.0 ở Honduras (Ngân
hàng Thế giới 2008).

- Số lượng laođộng mới tạo ra được.
- Tỷ trọng trong tổng lượng lao động quốc gia.
- Thu nhập so với mức trung bình của các doanh nghiệp ngồi KKT.
b) Tăng trưởng và đa dạng hóa xuất khẩu
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KKT.
- Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (đặc biệt là CN chế biến) của quốc gia.
- Tỷ trọng xuất khẩu hàng cơ bản, hàng tài nguyên, công nghệ thấp, trung
bình, và cao.
c) Tăng nguồn thu ngoại hối
- Xuất khẩu thuần (xuất khẩu – nhập khẩu).
- Giá trị hợp đồng với các nhà cung ứng hay thầu phụ nội địa.
d) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

7


- Tỷ trọng trong tổng FDI của quốc gia.
- Sự tích hợp của doanh nghiệp FDI với nền kinh tế nội địa (qua liên kết xuôi
và ngược).
Rõ ràng là những lợi ích này càng trở nên quan trọng ở những nước đang
phát triển nghèo với sức ép tăng dân số và việc làm, trong khi ngân sách hạn chế và
thiếu nguồn đầu tư.
1.1.3.2. Những lợi ích động
Các lợi ích động, tuy khó đo lường nhưng có thể cịn quan trọng hơn các lợi
ích tĩnh, nhất là trong dài hạn.
a) Tạo việc làm gián tiếp
- Tỷ lệ giữa số việc làm gián tiếp và trực tiếp.
b) Nâng cấp nền công nghiệp
- Sự đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
- Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao.

- Số lượng bằng phát minh sáng chế của các doanh nghiệp trong KKT.
c) Chuyển giao công nghệ
- Mức độ áp dụng các công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp trong KKT.
d) Nâng cấp kỹ năng quản lý và lao động
- Tỷ trọng lao động trình độ cao và có kỹ năng.
- Tỷ trọng lao động phổ thông.
e) Là nơi thử nghiệm các mô hình, thể chế chính sách mới.
f) Liên kết và phát triển vùng
Việc phát triển các KKT cũng đòi hỏi một loạt các chi phí tài chính và kinh tế, bao
gồm:
- Lương nhân viên nhà nước và các chi phí hoạt động khác.
- Kinh phí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Các khoản miễn, giảm thuế.

8


Nhưng cần lưu ý rằng chi phí của việc phát triển KKT khơng chỉ bao gồm
những chi phí trực tiếp liệt kê ở trên, mà còn bao gồm những chi phí gián tiếp như
trợ cấp của chính phủ (trong tiền th đất, tín dụng ưu đãi, hay năng lượng…), thất
thốt thuế và cạnh tranh khơng bình đẳng khi hàng hóa từ bên trong khu phi thuế
quan bị tuồn ra ngoài, giảm nguồn thu thuế do sự di chuyển của các cơng ty từ bên
ngồi vào bên trong KKT để hưởng ưu đãi thuế lớn hơn, các tác động tiêu cực về xã
hội từ thu hồi đất và chuyển đổi cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, sự suy
giảm chất lượng mơi trường (do chính sách thu hút FDI bằng mọi giá), sự chen lấn
nguồn lực đối với khu vực kinh tế nội địa (do quá ưu tiên đầu tư vào các KKT cũng
như ưu đãi cho các doanh nghiệp trong KKT). Lưu ý rằng đây là những chi phí của
đất nước nhưng lại không thể thu hồi từ việc cung ứng dịch vụ cho các doanh
nghiệp bên trong KKT, vì vậy đã đặt thêm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước
cũng như nguồn lực quốc gia.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến việc phát triển các KKT là tác động đến
ngân sách. Nếu thành cơng thì các KKT sẽ góp phần cải thiện nguồn thu cho chính
phủ, nhưng nếu thất bại thì chúng sẽ trở thành một gánh nặng rất lớn cho ngân sách.
Như vậy, các KKT có thể là nguồn ni dưỡng nhưng cũng có thể là gánh nặng đối
với nền kinh tế.
1.1.4. Kết quả thu hút đầu tư
Trong thời gian qua, việc thu hút vốn đầu tư vào KKT ven biển bước đầu
đạt những kết quả khả quan. Tính đến hết năm 2013, các KKT ven biển đã thu hút
được 199 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 31,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt
20%.Ở các KKT ven biển đã thu hút 624 dự án trong nước với tổng số vốn đăng kí
là 445,5 ngàn tỷ, vốn thực hiện đạt 38% ( Theo thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư).
Trong đó, một số dự án lớn và quan trọng tại KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung
Quất, Chu Lai như nhà máy lọc dầu số 2, khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu
Sơn Dương, nhà máy cơ khí nặng Dossan, nhà máy sản xuất động cơ ô tô Hyundai
Trường Hải. Các dự án sản xuất kinh doanh trong KKT đã lấp đầy 40% tổng diện
tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển.

9


Do diện tích lớn và mới được thành lập, các KKT ven biển đều đang trong
giai đoạn đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bước đầu đã hồn
thành một số cơng trình hạ tầng quan trọng để hoạt động gồm: một số tuyến đường
giao thông trục chính, hệ thống cấp điện, cấp nước, thơng tin liên lạc, hạ tầng khu
tái định cư, hạ tầng KKT… đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, mang lại hiệu quả
tích cực cho sự phát triển của khu vực.Tỷ trọng vốn FDI trong KCN, KKT chiếm
tới 80% tổng vốn FDI đầu tư vào ngành cơng nghiệp cả nước.
Ngồi ra, qua vai trò của FDI trong KKT, sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong KKT trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian
qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KKT tăng đều qua các năm

với tốc độ tăng bình quân cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của
cả nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KKT trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức 20% năm 2005 và 25-30%
trong những năm gần đây.
1.1.5. Tính khả thi của việc phát triển đồng loạt tất cả khu kinh tế ven biển
Phần này cung cấp một số đánh giá sơ bộ về tính khả thi của chính sách
phát triển các khu kinh tế một cách đại trà ở Việt Nam trên ba phương diện: tài
chính, nhân lực, và thể chế.
1.1.5.1.Về mặt tài chính
Hầu hết các khu kinh tế ven biển được thành lập ở những địa phương có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thậm chí đặc biệt khó khăn, nên chỉ riêng yêu
cầu phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu (chứ chưa nói tới các hạ
tầng tiên tiến để biến các KKT này thành nơi đi đầu về công nghệ của cả nước) vô
cùng lớn. Điều này mâu thuẫn trực tiếp và gay gắt với nguồn vốn rất hạn chế từ địa
phương (do đa số các địa Phương có KKT đều chưa tự chủ được ngân sách) cũng
như hỗ trợ ngân sách từ trung ương. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
trong giai đoạn 2004 – 2009, tổng cộng các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn thu địa phương được giữ lại, và

10


ODA mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng của các KKT đã được thành lập.
Tuy nhiên, đánh giá này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn khá lạc quan do mới
chỉ tính đến nhu cầu đầu tư của các khu hiện đang được phát triển chứ chưa bao
gồm cả nhu cầu phát triển hết tất cả các phân khu chức năng như quy hoạch ban
đầu. Khi chúng ta, nhân diện tích tồn bộ các khu kinh tế ven biển hiện đã được
duyệt (khoảng 730.000 ha) với suất đầu tư cơ sở hạ tầng trung bình (khoảng
100.000 USD/ha) thì đã cần đến 73 tỷ USD. Thêm vào đó, nếu nhân tổng diện tích

của các khu kinh tế ven biển với trị giá thu hút đầu tư tối thiểu (ước khoảng 1 triệu
USD/ha) thì số vốn đầu tư cần thu hút để lấp đầy tất cả các khu này lên tới 730 tỷ USD.
1.1.5.2.Về mặt nguồn nhân lực
Trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngày càng trở nên trầm trọng hiện
nay (không chỉ lao động quản lý và có kỹ năng cao mà cả lao động trình độ thấp và
trung bình) thì việc có đủ nguồn nhân lực cho tất cả các khu kinh tế, mỗi khu có
diện tích từ 10.000 ha trở lên là điều khơng khả thi. Đấy là chưa kể đến việc với
mức lương và mức sống chênh lệch rất cao giữa các địa phương có khu kinh tế với
các địa phương phát triển hơn thì xu hướng trong nhiều năm tới vẫn sẽ là lao động
có trình độ và kỹ năng sẽ tiếp tục di cư sang các địa phương phát triển hơn, do đó
làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động ở các địa phương có khu kinh tế.
Về mặt thể chế, rõ ràng là việc phát triển các KKT ven biển hiện nay đã
khơng cịn thức thời nữa vì Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế cả nước đã
mở rộng cửa ra thế giới. Ngay cả trong thiết kế hiện tại, các khu kinh tế ven biển
cũng khơng có được sự đột phá hay sáng tạo về mặt thể chế hay chính sách, nên
chưa tạo ra được sự khác biệt đáng kể so với các khu công nghiệp hay khu chế xuất
hiện hữu, trong đó nhiều KKT được đặt ở vị trí thuận lợi với nhu cầu, cơ sở hạ tầng,
và nguồn nhân lực tốt hơn rất nhiều. Nói cách khác, các chính sách và thể chế hiện
nay ở các KKT ven biển chưa thực sự là những thử nghiệm chính sách đột phá và
chưa tạo ra được lợi thế so sánh đáng kể so với mô hình khu cơng nghiệp ở Việt
Nam.

11


Khung 1: Lấy Chu Lai là ví dụ điển hình của các chính sách và thể chế đối
với các khu kinh tế ven biển chưa thực sự là những thử nghiệm chính sách đột
phá và chưa tạo ra được lợi thế so sánh đáng kể nào so với mơ hình khu công
nghiệp.
Thiết kế hệ thống pháp lý của Chu Lai trên thực tế chưa phù hợp với việc cải

cách thể chế và thí điểm chính sách. Theo thiết kế ban đầu, chính phủ dự định trao
cho lãnh đạo địa phương nhiều quyền hạn về pháp lý, chính sách và ngân sách hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, khung pháp lý của Chu Lai chia sẻ quyền hạn hoạch định
chính sách và ngân sách trong hầu hết lĩnh vực giữa chính quyền địa phương và chính
quyền trung ương. Q trình ra quyết định địi hỏi sự đồng thuận của nhiều bộ ngành
có những lợi ích mâu thuẫn nhau trong việc thử nghiệm chính sách đã cản trở những
cố gắng cải cách ở Chu Lai. Rõ ràng là cho đến thời điểm này – 11 năm sau khi thành
lập – Chu Lai chưa đóng được vai trị như một “phịng thí nghiệm chính sách” của
Việt Nam nhằm tạo ra “một môi trường kinh doanh và đầu tư công bằng phù hợp với
các thông lệ quốc tế” như kỳ vọng ban đầu.
Điều kiện tài chính, hạ tầng, nhân lực bất lợi, trong khi thể chế khơng có gì đột
phá làm cho đến nay Chu Lai vẫn chưa thu hút được sự tham gia của đối tác chiến
lược nước ngoài – đây là một dấu hiệu quan trọng, đồng thời là điều kiện tiên quyết
cho thành công. Hầu hết các khu kinh tế và công nghiệp thành công ở Việt Nam cũng
như trong khu vực đều có sự tham gia của các đối tác hoặc các nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài.

1.2. Tổng quan về khu kinh tế Nghi Sơn
Ngày 15/05/2006 Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn với
diện tích 18.612 ha. Ban quản lý KKT Nghi Sơn do Thủ tướng Chính phủ thành lập
17/07/2006 để quản lý hoạt động của KKT Nghi Sơn, là cơ quan giúp Thủ tướng
chỉ đạo việc xây dựng và phát triển KKT.

12


1.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
1.2.1.1.Vị trí địa lý
Khu kinh tế Nghi Sơn là một khu kinh tế được thành lập vào giữa
năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy

lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, và hệ thống cảng Nghi Sơn để
tạo ra một động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực
kém phát triển Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam
nói chung. Tồn bộ khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 186,118 Km2, bao trùm 12 xã
của huyện Tĩnh Gia: Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải
Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường, Hải Bình, có ranh
giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Đơng giáp biển Đơng.
- Phía Tây giáp huyện Như Thanh.
- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An).
- Phía Bắc giáp xã Ngun Bình và Bình Minh (huyện Tĩnh Gia).
Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong rất ít những địa điểm ở Bắc Việt Nam có
điều kiện để xây dựng cảng biển nước sâu đây là điều kiện để thu hút những dự án
có quy mơ lớn, các dự án cơng nghiệp nặng gắn liền với cảng như lọc hoá dầu,
luyện cán thép, đóng mới và sửa tàu thuyền, sản xuất nhiệt điện... và là cửa ngõ để
giao lưu quốc tế.
Về tiềm năng của Nghi Sơn, đoàn chuyên gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JICA) khảo sát năm 1996 đã nhận định: “Nằm ở cuối phía nam bờ biển Thanh
Hố, Nghi Sơn có tiềm năng về xây dựng một cảng biển nước sâu có độ sâu từ 1518m. Sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và tuyến
kỹ thuật hạ tầng vào KCN, đồng thời với sự đầu tư tổng hợp sẽ cho phép vùng Nghi
Sơn trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng bắc Trung Bộ
và của cả nước, sẽ là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc...”.
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất và địa chấn
a) Địa hình:
Khu vực Nghi Sơn có địa hình đa dạng, chia thành các loại chính sau:

13


- Các núi đồi tại phía Tây và Tây Nam của khu vực có độ cao trung bình từ

100m đến 560m, hình thành bởi đá trầm tích nâu đỏ kỷ Phấn Trắng. Nó bao phủ
một diện tích khoản 5100 ha ở các núi Chuột Chù và núi Xước, trong đó đồi núi
trọc chiếm 2.225 ha, đất trồng rừng theo kế hoạch 2.548 ha, thảm thực vật thưa và
thấp là 327 ha.
- Đồng bằng ven biển với các đụn cát cao 2 – 6m gồm 1.278 ha đất trồng trọt,
180 ha đất tự nhiên và 800 ha đất thổ cư. Nhìn chung, khu vực KKT bằng phẳng, ít
có khả năng ngập lụt.
- Vùng hạ lưu sơng Lạch Bạng có địa thế bằng phẳng, thoải dần ra biển. Các
sông Lạch Bạng và Hà Nam thường xuyên ngập trong nước biển. Khu vực nuôi
trồng thủy sản dọc các sông này chiếm khoảng 94 ha. Vùng này thuộc về các xã Hải
Bình, Hải Thượng, Hải Hà.
- Khu vực đảo Nghi Sơn có nước biển nông và gần các đảo ven bờ. Đảo Nghi
Sơn dài 4,5Km, trải dài theo hướng Nam – Bắc. Địa hình của đảo chủ yếu là đồi
núi.
- Đường bờ biển khu vực Nghi Sơn – Thanh Hóa tương đối bằng phẳng xen kẽ
giữa dải đồng bằng nhỏ hẹp là các khối núi sót nhơ ra biển như hịn Trịn, mũi Lạch
Bạng, đảo Nghi Sơn,… Hình thái đường bờ là cong lõm về phía đất liền. Đặt trưng
động lực hình thái bờ biển là do sóng đóng vai trị chủ yếu, tạo ra dải địa hình ven
bờ phát triển cồn cát, đụn cát. Địa hình bờ biển khu vực phát triển trên nền cấu trúc
Tân kiến tạo lập lại Việt – Lào thuộc đới uốn nếp Paleozoi – Mesozoi Việt Lào.
Sườn bờ biển dốc và nghiên thoải dần về phía đơng, sâu trung bình -17m, sâu nhất
là dãi trũng phía tây đảo Hòn Vàng kéo dài theo hướng Bắc – Nam, rộng khoảng
500 – 1000 m, sâu đến -29m.
- Trong vịnh Nghi Sơn có quần đảo Hịn Mê cách bờ khoảng 14,55 Km bao
gồm các đảo: Hòn Mê, Hòn Miệng, Hòn Sổ, Hòn Bung, Hòn Hợp, Hòn Vát và một
số đảo nhỏ khác. Hịn Mê là đảo lớn nhất, có diện tích trên 17Km2, với bề rộng
hướng Đông – Tây và hướng Bắc – Nam là 2,27 Km. Đỉnh cao nhất của Hòn Mê là
251m. Quần đảo nay tạo thành một bức tường tự nhiên che chắn một phần sóng
hướng Đơng và Đông – Bắc cho vùng đảo Nghi Sơn. Tại khu vực có một vũng sâu,


14


cao độ tự nhiên đạt tới -30m đến -32m, đường kính của vũng khoảng 200 – 300m.
Vũng này cách bờ khoảng 12,5 Km. Phía Bắc đảo Hịn Mê, độ sâu vẫn đạt -20m
đến -22m và nông dần với cao độ tự nhiên khoảng -18m đến -19m.
- Trầm tích hình thành trên bề mặt đáy biển là cát lẫn sét, hạt cát nhỏ, phần
gần cụm đảo Hịn Mê có lẫn trầm tích sinh vật (san hơ), dày 1,5 – 2 m.
b) Địa chất
- Hệ thành Cẩm Thủy nằm ở phần phía Đơng của đảo Hịn Mê. Thành tạo này
bao gồm đá bazan biến đổi, thấu kính đá vơi, khối phun trào của thời kì hốn vị
muộn với độ dày khoảng 300 – 400m.
- Hệ thành Đồng Trầu được phân bố ở phần phía Tây của quốc lộ 1A. Thành
phần của nó bao gồm lớp cát, lớp bùn sét bên trong, lớp đá vôi dày dưới đáy và lớp
đá vôi-biển bên trên.Độ dày của địa tầng này khoảng 1.000 – 1.500 m.
- Hệ thành Đồng Cỏ phân bố ở phần phía Đơng của quốc lộ 1A. Nó bao gồm
các núi Xước, núi Cốc, núi Biện Sơn. Thành phần chính bao gồm lớp cát xám nâu,
lớp bùn-sét trung gian và cuội kết. Cấu trúc địa tầng này nghiêng có đáy chếch 80o90o< 30o-60o.Phần bên trên của bề mặt đá hoàn toàn bị phong hóa thành lớp đất dày
từ vài cm đến 1m.
- Thời kì Đệ tứ- nguồn gốc của trầm tích biển (mQ: Hệ thành địa chất này chủ
yếu phân bố dọc bờ biển, các thung lũng thấp quanh các núi Xước, Chuột Chù, dọc
các thung lũng của các xã Tĩnh Hải, Hải Yến và chiếm khoảng 80% tổng diện tích.
Hệ thành này bao phủ lên hệ thành Đồng Đỏ. Thành phần là trung gian của cát, sét
cát, sét bùn.
c) Địa chấn
- Đặc điểm kiến tạo: khu vực KKT Nghi Sơn nằm trong phần Đơng Bắc của
miền có tuổi vỏ lục địa vào đầu Cacbon sớm – Hecxinit Trường Sơn. Kế cận về
phía Đơng Bắc là miền kiến tạo Tây Bắc hình thành vỏ lục địa vào Paleozoi sớm
ngăn cách với đới Hecxinit Trường Sơn bởi đứt gãy sâu Sông Mã cách KKT 12 Km
về phía Đơng Bắc. Thời kì cuối Paleozoi muộn và trong suốt thời kỳ Merozoi, tại

phần lớn lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam vỏ lục địa lại một lần nữa bị phá hủy và hình
thành vỏ mới vào cuối thời kỳ Triat muộn (Rift nội lục sông Đà). Quá trình kiến

15


sinh mạnh mẽ này ảnh hưởng đến chế độ kiến tạo KKT. Phần Đông Bắc của đứt
gãy Sông Hồng: Đứt gãy quy mô lớn với chiều dài gần 1.000 Km từ Tây Tạng theo
phương Tây Bắc – Đông Nam theo thung lũng sông Hồng về Yên Bái tới Sơn Tây
rồi bị chìm dưới lớp phủ của đồng bằng Hà Nội. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây
cho thấy trong giai đoạn tân kiến tạo đã xảy ra 2 pha trượt bằng trái dấu, đó là
những nguyên nhân gây chấn động khu vực trũng Hà Nội và các vùng dọc theo đứt
gãy. Đứt gãy Sơng Chảy nằm xa KKT nên ít bị ảnh hưởng.Đứt gãy Sơng Cả là đứt
gãy có độ sâu lớn, nằm về phía Tây Nam Nghi Sơn, hoạt động tân kiến tạo biểu
hiện những dấu hiệu khác nhau.
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Thanh Hóa có khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt
Nam với khí hậu gió mùa nhiệt đới.Các đặc trưng khí hậu giống với miền Bắc hơn
với khí hậu nóng (từ tháng 5 đến tháng 9) và khô lạnh (từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau).Mùa mưa đến muộn hơn các nơi khác và mùa bão đến muộn hơn miền Bắc.
Hướng gió chính của tỉnh là Đơng và Đơng Nam.Hàng năm có khoảng 30 ngày có
hướng gió Tây gọi là gió Lào.
a) Nhiệt độ
Tĩnh Gia là khu vực có nhiệt độ khơng khí khá cao, trung bình năm khoảng
24oC, nhiệt độ cao nhất đo được ở trạm Tĩnh Gia là 42,4oC, thấp nhất là 6oC.
Bảng 2: Nhiệt độ khơng khí tại trạm Tĩnh Gia (oC)
Tháng

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

T.Bình 17,3 17,5 19,9 23,6 27,2 29,3 29,6 28,7 27,0 24,7 21,6 18,5 23,8
Max

33,5 34,1 38,2 39,7 42,4 40,9 40,6 40,1 38,2 34,2 35,5 29,8 42,4

Min


6,10 6,90 7,80 13,4 16,6 21,9 22,0 21,9 17,1 15,0 9,70 6,0

(Nguồn: Báo cáo khảo sát khí tượng thủy hải văn do PECC4 lập tháng 10/2010)

16

6,0


×