Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập trên địa bàn TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỊ DIỄM CHÂU

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LỰC LƯỢNG
THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT DÂN LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lý Mơi trường
Mã số: 60 85 10

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Cán bộ chấm nhận xét 1:
Cán bộ chấm nhận xét 2:
Khóa luận thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày ……
tháng ………năm …….
Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sỹ gồm:
1.
2.
3.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá khóa luận và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN THỊ DIỄM CHÂU ........................... MSHV:10260555 ............
Ngày, tháng, năm sinh: 27/05/1985 ........................................... Nơi sinh: TP.HCM ..........
Chuyên ngành: Quản lý môi trường .......................................... Mã số : 60 85 10.............
TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập trên địa bàn TPHCM”
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý hệ thống thu gom CTRSH của một số thành phố
trong và ngoài nước
Khảo sát hiện trạng hệ thống quản lý nhà nước về thu gom CTRSH trên địa bàn
TPHCM
Khảo sát hiện trạng hoạt động của các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập
trên địa bàn TPHCM.
Cơ sở khoa học để đánh giá các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập.
Xác định tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập
Phân tích SWOT các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lực lượng thu gom CTRSH dân lập trên địa
bàn TPHCM bao gồm các giải pháp quản lý nhà nước và giải pháp hỗ trợ phát triển
hoạt động của các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) .....................................

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) ..................
.............................................................................................................................................
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): PGS.TS. LÊ VĂN KHOA
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA….………


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh”, tơi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và
đơn vị.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong Bộ môn Quản lý Môi
trường, Khoa Môi trường – Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và
hướng dẫn tơi trong suốt khóa học đào tạo thạc sĩ tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Văn Khoa, người Thầy
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khóa luận này.
Nguồn động viên tinh thần cũng như những lời khuyên chuyên mơn q báu của Thầy đã
bổ sung thêm rất nhiều cho cách tiếp cận vấn đề, phương pháp nghiên cứu và giải pháp
quản lý của tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị chuyên viên Phịng Quản lý
Chất thải rắn, Sở Tài ngun và Mơi trường đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ thơng tin, tài
liệu và kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý lực lượng thu gom rác dân lập, giúp tơi có
nhiều thơng tin, số liệu hữu ích để hồn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn những cán bộ quản lý môi trường của Phịng Tài ngun Mơi trường các
quận huyện và ban chủ nhiệm các Hợp tác xã, Nghiệp đoàn thu gom rác trên địa bàn thành

phố đã nhiệt tình hỗ trợ cung cấp thơng tin cho tơi trong q trình khảo sát thu thập số
liệu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp và các bạn học
viên đã tận tình trao đổi, đóng góp và động viên tơi rất nhiều để giúp đỡ tơi hồn thành
được khóa luận này.
Trân trọng.


TÓM TẮT
Hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn thành phố đóng vai trị
quan trọng trong sự thành cơng việc triển khai các chương trình quản lý chất thải rắn của
thành phố như chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, chương trình thu phí vệ sinh
và phí bảo vệ mơi trường. Để quản lý lực lượng này, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban
hành Quyết định 5424/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 quy định qui chế tổ chức và hoạt
động lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập (sau đây gọi tắt là Quyết định 5424).
Quyết định 5424 được ban hành nhằm đưa lực lượng thu gom rác dân lập đi vào tổ chức,
hoạt động theo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, góp phần vào việc tăng cường biện
pháp giữ gìn trật tự vệ sinh đô thị.
Sau hơn mười lăm năm ban hành, Quyết định 5424 bước đầu đã hướng được lực
lượng thu gom rác dân lập vào tổ chức như tổ rác dân lập do Ủy ban nhân dân phường/xã
quản lý hay Hợp tác xã/Nghiệp đoàn thu gom rác. Tuy nhiên do chưa có nhân sự
phường/xã/thị trấn chuyên trách cho cơng tác quản lý và chưa có chính sách hỗ trợ cho
hoạt động cho lực lượng này nên hầu hết việc triển khai Quyết định 5424 ở các
quận/huyện đều chưa hiệu quả. Phần lớn lực lượng thu gom rác dân lập vẫn hoạt động một
cách tự do, phường/xã chỉ quản lý hành chính và chưa quản lý kiểm sốt được hoạt động
cung ứng dịch vụ của lực lượng này.
Do những bất cập trong công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập nên dẫn
đến nhiều tồn tại của hệ thống quản lý chất thải rắn như: thiếu cơ sở dữ liệu về hiện trạng
hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập tại địa phương; thu gom rác không đúng thời
gian quy định, bỏ thu gom rác trong ngày dẫn đến tình trạng rác tồn đọng trên đường phố,

ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; phương tiện kỹ thuật thu
gom, vận chuyển rác khơng đảm bảo an tồn giao thơng và chất lượng vệ sinh mơi trường;
thu và nộp phí vệ sinh, phí bảo vệ mơi trường khơng đúng quy định.
Để củng cố công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập nhằm từng bước khắc
phục những khó khăn tồn tại của hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, một trong những mục tiêu cấp thiết cần phải thực hiện trong giai đoạn này là
cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập. Trong bối
cảnh đó, tác giả chọn thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh”. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động của các tổ chức
thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập trên địa bàn thành phố và thực trạng công tác quản


lý nhà nước đối với lực lượng này, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý lực lượng thu gom rác dân lập, đề xuất chính sách hỗ trợ hoạt động của các tổ
chức thu gom rác dân lập, tạo động lực thu hút lực lượng này tham gia vào tổ chức, cải
thiện hệ thống quản lý nhà nước đối với công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập.


ABSTRACT
The activities of private collectors play an important role in the successful
implementation of solid waste management programs in Ho Chi Minh City, such as the
waste separation at source program, the sanitation fee and environmental protection fee
collection program. For the regulation of private collectors, the People’s Committee has
issued Decision No. 5424/QD-UB-QLDT on October 15, 1998 on the Regulation of the
Organization and Operation of Private Garbage Collectors (hereafter abbreviated Decision
5424) in order to place the organization and operation of private collectors under
consolidated state management as an additional solution to maintaining urban sanitation.
After fifteen years in effect, Decision 5424 has attained initial results in directing
the private collectors into private groups managed by ward-level People’s Committees, or

cooperatives/unions. However, the lack of specifically delegated personnel to managing
these groups/cooperatives/unions and support policies have led to the ineffective
implementation of Decision 5424 at this level. The majority of private collectors still
operates independently and receives only administrative management from the state, while
leaving their service provision go un-managed and un-checked.
The shortcomings of the management of private collectors have led to lapses in the
solid waste management system such as: lacking a database on the current activities of
private collectors, failing to collect waste at specified times of day, failing to collect waste
causing waste to pile up on the streets, affecting environmental sanitation quality, urban
aesthetic, collection and transportation vehicles failing required safety and environmental
standards, the collection and submission of sanitation fee, environmental protection fee
not meeting regulation.
In order to strengthen the management of private collectors, and to steadily
overcome the existing weaknesses of the management system, it is imperative to improve
the efficiency of the management of private collectors. Under such settings, the author
wishes to perform the study to “Evaluate the status and propose a solution to improve the
efficiency of the management system for private collectors in Ho Chi Minh City.” The
objective of this study is to evaluate the status of the management system for private
collectors in Ho Chi Minh City and current state management activities, on the basis of
which a proposal to improve the efficiency of the management system, providing the
motivation for private collectors to join or establish organizations.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................... 4
2. Mục tiêu – Phạm vi – Đối tượng – Nội dung – Phương pháp – Kết quả nghiên cứu ........... 5

2.1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 5
2.1.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 5
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 5
2.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 5
2.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 5
2.4 Nội dung nghiên cứu......................................................................................................... 5
2.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 6
2.6 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THU GOM
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .............................................................................................. 9
1.1 Các khái niệm ...................................................................................................................... 9
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước.................................................................. 9
1.2.1 Tài liệu ngoài nước ........................................................................................................ 9
1.2.2 Tài liệu trong nước ...................................................................................................... 10
1.3 Kinh nghiệm quản lý CTR ở một số khu vực trong nước và ngoài nước ......................... 12
1.3.1. Kinh nghiệm ngoài nước............................................................................................. 12
1.3.2 Kinh nghiệm trong nước .............................................................................................. 16


1.3.3 Một số kinh nghiệm rút ra từ tổ chức hoạt động và quản lý rác thải của các khu
vực ........................................................................................................................................... 19
1.4 Hiện trạng hệ thống quản lý kỹ thuật thu gom vận chuyển CTRSH tại TPHCM……….20
1.4.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 20
1.4.2 Hệ thống lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 21
1.4.3 Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt ................................................................... 21
1.4.4 Công tác vận chuyển và hệ thống điểm hẹn, trạm trung chuyển ................................. 22
1.4.5 Những tồn tại của hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ................... 23
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT DÂN LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM ...................................................................................................... 28

2.1Cơ sở lý thuyết .................................................................................................................... 28
2.1.1. Khái niệm xã hội hóa các dịch vụ mơi trường............................................................ 28
2.1.2. Hợp tác công tư (Public Private Partnership - PPP)................................................. 29
2.2 Cơ sở pháp lý ..................................................................................................................... 30
2.2.1. Chủ trương, chính sách .............................................................................................. 30
2.2.2. Các qui định pháp luật có liên quan khác .................................................................. 31
2.3 Xác định các tiêu chí đánh giá ........................................................................................... 32
2.3.1 Về tính pháp lý ............................................................................................................. 32
2.3.2 Về tính kinh tế .............................................................................................................. 32
2.3.3 Về tính xã hội (các chế độ chính sách) ........................................................................ 32
2.3.4. Về đảm bảo chất lượng dịch vụ vệ sinh môi trường ................................................... 32
2.4. Kết luận............................................................................................................................. 33
CHƯƠNG 3 – HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ
CHỨC THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT DÂN LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TPHCM ................................................................................................................................... 34


3.1Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý CTRSH ................................................................. 34
3.1.1 Cấu trúc hệ thống quản lý nhà nước về quản lý CTRSH............................................. 34
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan QLNN trong lĩnh vực quản lý CTRSH............ 35
3.2Hiện trạng hệ thống QLNN đối với các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập ....... 37
3.2.1 Hệ thống QLNN về quản lý các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập.............. 37
3.2.2 Hiện trạng công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm.............................................. 38
3.2.3 Hiện trạng công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh môi trường thu gom
CTRSH của lực lượng thu gom dân lập .................................................................................. 44
CHƯƠNG 4 – HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU
GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT DÂN LẬP ............................................................... 46
4.1 Hợp tác xã thu gom rác...................................................................................................... 46
4.1.1 Lịch sử và mục đích thành lập ..................................................................................... 46
4.1.2 Bộ máy tổ chức điều hành............................................................................................ 47

4.1.3 Lĩnh vực kinh doanh và kinh phí hoạt động ................................................................ 48
4.1.4 Chế độ chính sách cho người lao động ....................................................................... 49
4.1.5 Phương tiện thu gom.................................................................................................... 50
4.1.6 Sự hỗ trợ và hợp tác giữa Nghiệp đoàn và các bên liên quan .................................... 50
4.2 Nghiệp đoàn vệ sinh dân lập ............................................................................................. 51
4.2.1 Lịch sử và mục đích thành lập ..................................................................................... 51
4.2.2 Bộ máy tổ chức điều hành............................................................................................ 51
4.2.3 Lĩnh vực kinh doanh và kinh phí hoạt động ................................................................ 52
4.2.4 Chế độ chính sách của người lao động ....................................................................... 52
4.2.5 Phương tiện thu gom.................................................................................................... 53
4.2.6 Sự hỗ trợ và hợp tác giữa Nghiệp đồn và các bên liên quan .................................... 53
4.3 Hình thức hoạt động tự do ................................................................................................. 54


4.3.1 Lịch sử hình thành .......................................................................................................... 54
4.3.2 Tổ chức hoạt động ....................................................................................................... 54
4.3.3 Lĩnh vực kinh doanh và nguồn thu nhập ..................................................................... 55
4.3.4 Chế độ chính sách của người lao động ....................................................................... 56
4.3.5 Phương tiện thu gom.................................................................................................... 56
4.3.6 Sự hỗ trợ và hợp tác với bên liên quan ........................................................................ 56
4.5 Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) các hình thức tổ chức thu
gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM. ............................................................................ 57
4.5.1 Phân tích SWOT hoạt động của HTX ............................................................................. 57
4.5.2 Phân tích SWOT hoạt động của Nghiệp đồn ............................................................. 60
4.5.3 Phân tích SWOT hoạt động của LLTGRDL tự do ....................................................... 61
4.6 Tác động của các quy định, chính sách quản lý liên quan đến hoạt động của lực lượng
thu gom CTRSH dân lập ......................................................................................................... 63
4.6.1 Quyết định số 5424/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân Thành
phố về qui chế tổ chức và hoạt động lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập ................. 63
4.6.2 Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND TP.HCM về vấn

đề thu phí rác thải .................................................................................................................... 64
4.6.3 Nghị Quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ về việc cấm sử
dụng xe ba gác tự chế bắt đầu từ ngày 1/1/2008 và Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND
ngày 19/05/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố ................................................................ 65
4.7 Đánh giá chung hiện trạng hoạt động của LLTGRDL trên địa bàn TPHCM ................... 66
CHƯƠNG 5 – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LỰC
LƯỢNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT DÂN LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TPHCM ................................................................................................................................... 68
5.1 Đề xuất giải pháp tổ chức lại hệ thống quản lý lực lượng thu gom CTRSH dân lập ........ 68
5.1.1 Cơ sở đề xuất ............................................................................................................... 68
5.1.2 Đề xuất giải pháp tổ chức lại hệ thống quản lý lực lượng thu gom CTRSH dân lập.. 72


5.2 Đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập ........ 78
5.2.1 Cơ sở đề xuất ............................................................................................................... 78
5.2.2 Đề xuất hỗ trợ phát triển hoạt động của các tổ chức thu gom CTRSH dân lập ......... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 85
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

LLTGRDL

Lực lượng thu gom rác dân lập


CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

SWOT

Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân thành phố

VSMT

Vệ sinh môi trường

CTR

Chất thải rắn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

BHLD

Bảo hộ lao động

XHH

Xã hội hóa

PPP

Public Private Partnership
Hợp tác cơng tư

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

UBND TP

Ủy ban nhân dân thành phố

TNMT

Tài nguyên Môi trường

QLNN


Quản lý nhà nước

1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ cán bộ phường xã làm công tác kiêm nhiệm, chuyên trách quản lý rác dân
lập ............................................................................................................................................38
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các đối tượng trực tiếp ký kết hợp đồng thu gom rác .................................39
Biểu đồ 3.3 Tình hình họp định kỳ giữa Phường với người thu gom rác và giữa Quận với
Phường .....................................................................................................................................42
Biểu đồ 3.4 Các hình thức xử lý chủ nguồn thải vi phạm không nộp tiền ..............................43
Biểu đồ 3.5. Các hình thức xử lý người thu gom rác vi phạm ................................................43
Biểu đồ 4.1 Thời gian hoạt động của HTX Thu Gom Rác Dân Lập ......................................46
Biểu đồ 4.2 Tình trạng hoạt động của các HTX ......................................................................48
Biểu đồ 4.3 Lợi ích khi tham gia khi tham gia HTX ...............................................................49
Biểu đồ 4.4 Lợi ích khi tham gia Nghiệp đoàn .......................................................................53

2


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Singapore ................................................................13
Hình 1.2 Các hình ảnh về phương tiện thu gom tại Singapore ...............................................14
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Nhật ........................................................................15
Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống quản lý kỹ thuật thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM ................20
Hình 1.5 Hiện trạng hệ thống thu gom vận chuyển tại TP.HCM ............................................23
Hình 1.6 Một số hình ảnh thực trạng tồn tại của tồn trữ tại nguồn .........................................24
Hình 1.7 Phương tiện thu gom tại nguồn khơng đảm bảo VSMT, an tồn giao thơng ...........25
Hình 3.1 Hệ thống quản lý hành chính chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM ..........................34

Hình 3.2 Hệ thống quản lý các tổ chức thu gom CTRSH tại TPHCM ...................................37

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục
đào tạo, khoa học cơng nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu
quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đơng Nam Á. Với gần 2
triệu hộ gia đình (biệt thự, nhà phố và chung cư các loại), hàng chục ngàn nhà hàng, khách
sạn – nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh các loại, hàng ngàn cơ sở đào tạo (trường phổ thông, trung
học, cao đẳng, đại học, viện và trung tâm nghiên cứu, …), hàng trăm cơ sở y tế (bệnh viện,
trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, …) và trên 10.000 phòng khám tư nhân, gần 12.000 cơ
sở cơng nghiệp nằm trong và ngồi các khu cơng nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công
nghệ cao và cụm cơng nghiệp, … mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 7.200 –
8.100 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 11 – 12 tấn chất thải rắn y tế nguy hại, khoảng 900 – 1.200
tấn chất thải công nghiệp không nguy hại và 350 – 400 tấn chất thải công nghiệp nguy hại.
(Sở TNMT,2012). Chất lượng môi trường và cuộc sống đang giảm sút do sự phát triển thiếu
bền vững (sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng không hiệu quả) và do các loại chất
thải này gây ra.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số ngày càng cao, trong những năm gần đây, vấn
đề quản lý chất thải rắn nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đã trở thành
vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
đặc biệt là ở các thành phố (đô thị) lớn như TPHCM.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường, nâng cao chất
lượng vệ sinh môi trường đô thị, nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi
trường, trong những năm qua, TPHCM đã triển khai nhiều chương trình quản lý chất thải rắn
như chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, chương trình thu phí vệ sinh và phí bảo
vệ mơi trường tuy nhiên kết quả đạt được rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu

là do công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (sau đây viết tắt là LLTGRDL) cịn
nhiều khó khăn, hạn chế.
Để quản lý LLTGRDL, thành phố đã ban hành Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT
ngày 15/10/1998 quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu
gom rác dân lập nhưng đến nay đã gần 15 năm, hầu hết ở các quận huyện đã thực hiện không
hiệu quả, phần lớn LLTGRDL còn hoạt động tự do, manh mún và riêng rẻ, không theo sự
quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, để có thể triển khai thành cơng chương trình
4


quản lý chất thải rắn của thành phố cần phải nâng cao hiệu quả quản lý LLTGRDL, hướng
lực lượng này tham gia vào các tổ chức, cải thiện hệ thống quản lý nhà nước đối với cơng tác
quản lý LLTGRDL.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của quy định quản lý LLTGRDL là một trong những
mục tiêu cấp thiết cần phải thực hiện trong giai đoạn này, là cơ sở để triển khai hiệu quả
chương trình quản lý chất thải rắn của TPHCM. Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân
lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” đã được tác giả chọn thực hiện.
2. Mục tiêu – Phạm vi – Đối tượng – Nội dung – Phương pháp – Kết quả nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lực lượng thu gom
CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển hoạt động của các hình thức
tổ chức thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM.
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước quản lý lực lượng thu gom
CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trong phạm vi khu vực TPHCM.

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đối tượng thu gom chất thải
rắn sinh hoạt dân lập.
2.3 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quản lý nhà nước về thu gom CTRSH.
- Hoạt động của các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM.
2.4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:
- Kinh nghiệm quản lý hệ thống thu gom CTRSH của một số thành phố trong và ngoài
nước
- Hiện trạng hệ thống quản lý nhà nước về thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM
5


- Hiện trạng hoạt động của các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn
TPHCM.
- Cơ sở khoa học để đánh giá các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập.
- Xác định tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập
- Phân tích SWOT các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lực lượng thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn
TPHCM bao gồm các giải pháp quản lý nhà nước và giải pháp hỗ trợ phát triển hoạt động
của các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Đây là đề tài nghiên cứu về quản lý, liên quan đến nhiều mặt: pháp lý, kỹ thuật, tổ
chức,…do đó phương pháp luận của đề tài nghiên cứu gồm 4 bước thực hiện nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra.
Bước 1: Thu thập tài liệu và điều tra khảo sát
- Thu thập tài liệu:
+ Kinh nghiệm quản lý hệ thống thu gom CTRSH của một số thành phố trong và ngoài
nước

+ Hiện trạng hệ thống quản lý nhà nước về thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM
+ Các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
- Thu thập số liệu và điều tra khảo sát hiện trạng hoạt động của các hình thức tổ chức
thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM.
Các số liệu này là cơ sở cho việc thực hiện bước tiếp theo là đưa ra cơ sở đánh giá tình
hình quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức lực lượng thu gom CTRSH
dân lập hiện hữu.
Bước 2: Cơ sở đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả hoạt động của các tổ chức thu gom
CTRSH dân lập hiện hữu: Tìm hiểu các khái niệm về xã hội hóa dịch vụ mơi trường, khái
niệm hợp tác công tư và các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mục tiêu bảo vệ
mơi trường để từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá hoạt động của các hình thức tổ chức thu gom
rác dân lập trên địa bàn thành phố
Bước 3: Phân tích đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý lực lượng thu gom CTRSH dân lập
hiện hữu

6


- Dựa vào các số liệu thu thập và khảo sát, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của các
tổ chức thu gom hiện hữu thông qua phương pháp phân tích hệ thống SWOT.
-

Phân tích đánh giá những mặt tồn tại của hệ thống quản lý hành chính lực lượng thu

gom CTRSH.
Bước 4: Hoàn thiện hệ thống quản lý lực lượng thu gom CTRSH
Căn cứ vào cơ sở pháp lý đã có, căn cứ vào những đánh giá phân tích trong các bước
trước, căn cứ vào nội dung công việc quản lý từ đó đề xuất hồn thiện hệ thống quản lý
lực lượng thu gom CTRSH dân lập.
Phương pháp tổng quan tài liệu: nhằm thu thập và kế thừa các thông tin, tài liệu và số

liệu từ các nguồn tài liệu của sách, tạp chí nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, tài liệu hội
thảo và các nguồn từ internet. Các thông tin, số liệu thu thập và kế thừa hỗ trợ cho đề tài
nghiên cứu bao gồm:
- Các nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý liên quan đến hệ thống quản lý thu gom
CTRSH trong và ngoài nước.
- Những số liệu sẵn có từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của lực
lượng thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn thành phố
Phương pháp điều tra khảo sát: Bên cạnh những số liệu sẵn có thu thập được từ các cơ
quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của lực lượng thu gom CTRSH dân lập,
tác giả sẽ tiến hành khảo sát định lượng (bằng phiếu khảo sát) và định tính (phỏng vấn
sâu) nhằm thu thập thêm số liệu và thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Khảo sát định lượng: cán bộ phường/xã chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp lực lượng
thu gom CTRSH dân lập tại địa phương và ban chủ nhiệm các tổ chức thu gom CTRSH
dân lập trên địa bàn TPHCM.
+ Số lượng phiếu khảo sát: 120 phiếu khảo sát cán bộ phường/xã (mỗi quận/
huyện khảo sát ngẫu nhiên 5 phường xã), 15 phiếu khảo sát ban chủ nhiệm 12 Hợp
tác xã và 3 Nghiệp đoàn thu gom rác trên địa bàn thành phố
+ Mẫu phiếu khảo sát: 2 mẫu phiếu cho 2 đối tượng khảo sát (đính kèm phụ lục)
- Khảo sát định tính (phỏng vấn sâu): tổ chức thảo luận nhóm giữa các cơ quan quản lý
nhà nước và lực lượng thu gom CTRSH dân lập.
Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được sẽ tổng hợp
thống kê và biểu diễn ở dạng văn bản hoặc bảng, biểu, sơ đồ nhằm thể hiện các thông tin
cô đọng và cụ thể nhất về hiện trạng hệ thống quản lý thu gom CTRSH và hiện trạng hoạt
động của các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM.
7


Phương pháp phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
các hình thức tổ chức thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM để có cái nhìn tổng
thể về hiện trạng hoạt động của các tổ chức này từ đó có thể để xuất giải pháp cải thiện

hoạt động của các tổ chức này một cách phù hợp.
Phương pháp chuyên gia: sử dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên gia thông qua việc
tham khảo ý kiến cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước qua các cuộc trao đổi.
2.6 Kết quả nghiên cứu
Kết quả khoa học
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá khoa học dựa trên số liệu thực tiễn
phản ánh chính xác thực trạng quản lý và hoạt động của lực lượng thu gom CTRSH dân lập
trên địa bàn TPHCM từ đó có thể đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lực lượng thu
gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM.
Kết quả thực tiễn
Công tác quản lý lực lượng thu gom CTRSH dân lập trên địa bàn TPHCM là một
trong những vấn đề then chốt, mang tính quyết định đến hiệu quả triển khai các chương trình
quản lý chất thải rắn của thành phố. Đây là một trong những vấn đề được các nhà quản lý
quan tâm hàng đầu và nghiên cứu tìm ra giải pháp. Do đó, kết quả nghiên cứu đề tài này có
thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn, góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập trong việc
quản lý lực lượng thu gom CTRSH dân lập hiện nay.

8


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1 Các khái niệm
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định số 59, 2007)
- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt, hộ gia đình, nơi công
cộng (Nghị định số 59, 2007)
- Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh chất thải
rắn (Nghị định số 59, 2007)
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời

chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận (Nghị định số 59, 2007)
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý (Nghị
định số 59, 2007)
- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1 Tài liệu ngồi nước
1. Bộ bảo vệ mơi trường Hồng Kơng, Khung chính sách quản lý chất thải rắn đơ thị
Hồng Kơng, 2005 – 2014
Khung chính sách quản lý chất thải rắn đô thị của Hồng Kông (2005 – 2014) được
công bố vào tháng 12/2005. Khung chính sách này được xây dựng dựa trên cách tiếp cận 3
bậc: tránh và giảm thiểu; tái sử dụng, thu hồi và tái chế; giảm kích thước và chơn lấp. Các
cơng cụ chính sách và các biện pháp hỗ trợ bao gồm thu phí chất thải rắn đơ thị theo ngun
tắc thải bỏ ít hơn trả tiền ít hơn; Các kế hoạch trách nhiệm của nhà sản xuất; Cấm chôn lấp
chất thải rắn.
2. Đại hội đồng Bang South Carolina, Chính sách và luật quản lý chất thải rắn của
bang South Carolina, 1991

9


Các mục tiêu quản lý chất thải rắn của bang này là đẩy mạnh việc ứng dụng các
phương pháp quản lý chất thải rắn thích hợp trước khi sử dụng các giải pháp chôn lấp, thiêu
đốt,…Ưu tiên giảm thiểu chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng và tái chế. Khuyến
khích các thực thể tư nhân, các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục – đào tạo nghiên cứu
giảm thiểu chất thải rắn sinh ra. Trong đó, có nêu chức năng nhiệm vụ của Sở kiểm sốt môi
trường và sức khỏe, chức năng của ủy viên hội đồng thuộc Sở này.
3. Sở bảo vệ môi trường Minnesota, Báo cáo Chính sách chất thải rắn, 2002

Mục tiêu quản lý chất thải rắn của bang này là thúc đẩy một hệ thống quản lý chất thải
rắn theo cách phù hợp với các đặc tính của dịng chất thải. Đạo luật quản lý chất thải của
bang này xếp các thực tiễn quản lý chất thải theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giảm chất thải và tái sử dụng chất thải;
- Tái chế chất thải;
- Làm phân compost đối với chất thải sân vườn và chất thải thực phẩm;
- Thu hồi tài nguyên thông qua việc sản xuất phân compost hoặc thiêu đốt chất thải rắn
đô thị hỗn tạp;
- Chôn lấp chất thải rắn kết hợp thu hồi khí CH4 như là nguồn nhiên liệu để sản xuất
năng lượng phục vụ nhu cầu sử dụng tại chỗ hay đem bán;
- Chôn lấp chất thải rắn khơng thu hồi lại khí CH4
1.2.2 Tài liệu trong nước
Trong những năm qua, đã có khá nhiều các đề án, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn
đề quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt như:
1. Công ty Môi trường Đô thị thành phố, Kế hoạch tổ chức lại lực lượng thu gom-vận
chuyển rác trên địa bàn TP.HCM, 1997.
Đề án đã đưa ra qui trình cơng nghệ thu gom - vận chuyển rác dự kiến thực hiện từ năm
1998 và phương án tổ chức lực lượng làm công tác vệ sinh trên địa bàn. Cụ thể các đơn vị
quận huyện quản lý toàn bộ công tác thu gom rác hộ dân và rác đường phố, bao gồm cả việc
quản lý lực lượng Rác Dân lập. Công ty môi trường đô thị và HTX vận chuyển rác thực hiện
vận chuyển rác đến bãi xử lý.
2. Quyết định số 5424/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBNDTP về việc ban hành
Qui chế quản lý lực lượng Rác Dân lập.
Qui chế qui định về tổ chức và hoạt động của lực lượng dân lập làm dịch vụ thu gom
rác nhằm đưa lực lượng này đi vào hoạt động theo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, góp

10


phần vào việc tăng cường biện pháp giữ gìn trật tự vệ sinh đô thị. Qui chế qui định chi tiết về

tổ chức, hoạt động của tổ lấy rác dân lập, trách nhiệm của UBND phường, xã trong việc
quản lý lực lượng rác dân lập, qui định về thời gian tập kết rác và mức thu phí hộ dân.
Tuy nhiên, UBND phường xã lại khơng có nhân sự chun trách cho công tác quản lý
LLTGRDL, đa số cán bộ UBND phường, xã thực hiện công tác quản lý lực lượng này chỉ là
kiêm nhiệm nên không thực hiện đúng trách nhiệm được giao. Do đó, ra đời hơn 15 năm
nhưng hầu hết ở các quận huyện đều triển khai chưa hiệu quả Quyết định này, phần lớn
LLTGRDL vẫn hoạt động một cách tự do. Hơn nữa, Quyết định được ban hành đã khá lâu,
khơng cịn phù hợp với thực tế như các qui định về thời gian thu gom, mức thu phí…
3. KS. Vũ Thị Hồng, Đề tài “Hồn thiện tổ chức và cơ chế quản lý rác đô thị tại
TP.HCM”, Viện Kinh tế, 1999.
Đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trạng hoạt động và quản lý rác thải trên địa bàn, trong
đó có đánh giá về thực trạng quản lý rác dân lập và những hạn chế của việc thực hiện qui chế
theo quyết định 5424.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và cơ chế quản lý rác đô thị, tuy
nhiên chủ yếu là các giải pháp tổ chức quản lý chung của ngành dịch vụ vệ sinh, chưa đi sâu
vào các giải pháp cụ thể đối với việc quản lý lực lượng rác dân lập. Hơn nữa, do đề tài được
thực hiện khá lâu, khơng cịn phù hợp với tình hình tổ chức hoạt động thực tế hiện nay.
4. Viện Môi trường và Tài nguyên, Nghiên cứu xây dựng khung chính sách hỗ trợ và
các quy định về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở TPHCM, 2007.
Đề tài đề xuất khung chính sách hỗ trợ và các quy định về phân loại rác sinh hoạt tại
nguồn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện chương trình phân loại rác tại
nguồn thí điểm ở 6 Quận gồm Quận 1, 4, 5, 6, 10 và Huyện Củ Chi.
5. ThS. Hồng Thị Kim Chi, Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa
bàn TP.HCM – Thực trạng và các đề xuất bổ sung, Viện Kinh tế (nay là Viện Nghiên cứu
Phát triển), 2008.
Đề tài thực hiện đánh giá, so sánh các hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt đã được
hình thành trên địa bàn TP.HCM. Đánh giá hiện trạng cơ chế chính sách liên quan đến dịch
vụ VSMT và công tác thu gom rác thải và đề xuất hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt,
cơ chế quản lý và chính sách thích hợp. Đề tài đã được nghiệm thu.
6. “Dự thảo Qui chế quản lý lực lượng thu gom Rác Dân lập” do Sở Tài nguyên và

Môi trường điều chỉnh dự thảo năm 2012.

11


Qui chế này được soạn thảo nhằm thay thế qui chế đã được ban hành theo quyết định
5424 đã nêu trên. Nội dung qui chế qui định khá chi tiết các hình thức tổ chức, cách thức
hoạt động của LLTGRDL, vai trò của các cơ quan quản lý trong việc quản lý LLTGRDL.
Tuy nhiên về cơ bản, qui chế này khơng có sự thay đổi gì lớn so với qui chế 5424 đã ban
hành. Việc đưa ra quy định không kèm theo những chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động
của LLTGRDL nên các nội dung của dự thảo qui chế khó khả thi vì chưa đưa ra được những
giải pháp kinh tế tạo đòn bẫy thu hút LLTGRDL tham gia vào tổ chức cũng như chưa có
những chính sách hỗ trợ để LLTGRDL chuyển đổi phương tiện theo đúng quy định.
Nhìn chung trong thời gian qua, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp để quản lý công
tác vệ sinh trên địa bàn TPHCM đã được sự quan tâm khá lớn, trong đó có việc quản lý
LLTGRDL, tuy nhiên đến nay việc quản lý lực lượng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do
các biện pháp đưa ra cịn đặt nặng ở khía cạnh quản lý mà chưa thể hiện được quyền lợi cũng
như những mặt tích cực mà lực lượng rác dân lập có được khi được sự quản lý của Nhà
nước, vì vậy hiệu quả mang lại còn thấp.
1.3. Kinh nghiệm quản lý CTR ở một số khu vực trong nước và ngoài nước
1.3.1. Kinh nghiệm ngoài nước
1.3.1.1. Quản lý rác thải tại Singapore
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mơ hình chính quyền 1 cấp. Quản lý chất
thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên
suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.
Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore được mô tả như sau:

12



Bộ Mơi trường và Tài
ngun nước

Sở Tài ngun
nước

Sở Mơi trường

Phịng Sức khỏe
mơi trường

BP. Kiểm sốt
ơ nhiễm

Phịng Bảo vệ
Mơi trường

BP. Bảo tồn
tài ngun

Phịng Khí
tượng

BP. Quản lý
Chất thải

Trung tâm KH Bảo vệ
phóng xạ và hạt nhân

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Singapore

Nguồn: trích từ trang />Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải
phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong
việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành
vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự
phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc
thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực
hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi
chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được
thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác
hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực cơng, cịn lại thuộc khu vực tư nhân.
Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng
50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại,
công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu
gom hàng ngày.

13


×