Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tìm hiểu về quá trình ngẫu nhiên thời gian liên tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.68 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Thu Hà

TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH NGẪU NHIÊN
THỜI GIAN LIÊN TỤC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
Mã số: 60 46 01 06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN VIẾT THƯ

Hà Nội - 2014


Mục lục
Lời cảm ơn

3

Mở đầu

4

1 Qúa trình ngẫu nhiên
1.1 Qúa trình ngẫu nhiên . . . . . . . . .
1.2 Phân phối hữu hạn chiều . . . . . . .
1.3 Tiêu chuẩn liên tục của Kolmogorov . .


1.4 Quá trình Gaussian . . . . . . . . . .
1.5 Tính khơng khả vi của các quỹ đạo của
1.6 Bộ lọc và thời điểm dừng . . . . . . .

. . . .
. . . .
. . . .
. . . .
chuyển
. . . .

2 Martingales
2.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . .
2.2 Martingales thời gian rời rạc . . . . . . .
2.2.1 Biến đổi martingale . . . . . . . .
2.2.2 Các bất đẳng thức . . . . . . . . .
2.2.3 Khai triển Doob . . . . . . . . . .
2.2.4 Các định lý hội tụ . . . . . . . . .
2.2.5 Các định lý dừng tùy chọn . . . . .
2.3 Martingales thời gian liên tục . . . . . . .
2.3.1 Upcrossings trong thời gian liên tục
2.3.2 Tính chính quy . . . . . . . . . . .
2.3.3 Các định lý hội tụ . . . . . . . . .
2.3.4 Các bất đẳng thức . . . . . . . . .
2.3.5 Tùy chọn dừng . . . . . . . . . . .
2.4 Ứng dụng chuyển động Brown . . . . . . .
2.4.1 Biến phân bậc hai . . . . . . . . .
2.4.2 Bất đẳng thức mũ . . . . . . . . .
1


.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.

. . .
. . .
. . .
. . .
động
. . .

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.

. . . .
. . . .
. . . .
. . . .
Brown
. . . .

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.


.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.

6
6
9
10
14
17

18

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

25
25
26
26
29
31
32
37
40
40
41

44
45
46
48
48
50


MỤC LỤC

2.4.3
2.4.4
3

Luật loga lặp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phân bố các lần chạm . . . . . . . . . . . . . . . . .

Quá trình Markov
3.1 Định nghĩa cơ bản . . . . . . . . . . . . .
3.2 Sự tồn tại của một bản sao chính tắc . . .
3.3 Q trình Feller . . . . . . . . . . . . . .
3.3.1 Hàm chuyển trạng thái Feller và các
3.3.2 Sự tồn tại của một bản sao cadlag .
3.3.3 Sự tồn tại của một bộ lọc tốt. . . .

. . . . .
. . . . .
. . . . .
giải thức
. . . . .

. . . . .

.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.


.
.
.
.
.
.

51
54
56
56
59
63
63
68
71

Kết luận

73

Tài liệu tham khảo

74

2


Lời cảm ơn
Bản luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn rất nhiệt tình và

tận tâm của PGS. TS Phan Viết Thư. Thầy đã dành nhiều thời gian hướng
dẫn cũng như giải đáp các thắc mắc của tôi trong suốt q trình làm luận
văn. Tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến người thầy của mình.
Qua đây, tơi xin gửi tới các thầy cơ Khoa Tốn-Cơ-Tin học, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như các thầy cô đã
tham gia giảng dạy khóa cao học 2011- 2013, lời cảm ơn sâu sắc nhất đối với
công lao dạy dỗ trong suốt q trình giáo dục đào tạo của Nhà trường.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tất cả mọi người đã quan tâm, tạo
điều kiện, động viên cổ vũ tơi để tơi có thể hồn thành nhiệm vụ của mình.
Hà nội, tháng 03 năm 2014

3


Mở đầu
Lý thuyết về quá trình ngẫu nhiên trong thời gian liên tục là một trong
những lĩnh vực quan trọng của chuyên ngành Lý thuyết xác suất và thống kê
toán học.
Nói một cách đơn giản, q trình ngẫu nhiên là một hiện tượng có thể
được coi như phát triển trong thời gian một cách ngẫu nhiên. Ví dụ thường
thấy là vị trí của một hạt trong một hệ thống vật lý, giá của một cổ phiếu
trong một thị trường tài chính, lãi suất,. . .
Một ví dụ cơ bản là sự chuyển động thất thường của hạt phấn hoa lơ
lửng trong nước, gọi là chuyển động Brown, được đặt theo tên tiếng Anh nhà
thực vật học R. Brown, người đầu tiên quan sát được nó vào năm 1827. Sự
chuyển động của các hạt phấn hoa được cho là do tác động của các phân
tử nước bao quanh nó. Những va chạm này xảy ra với một số lượng lớn,
trong mỗi khoảng thời gian nhỏ, chúng độc lập với nhau, và tác động của
một va chạm duy nhất là rất nhỏ so với tổng hiệu lực. Điều này cho thấy
sự chuyển động của các hạt có thể được xem như là một q trình ngẫu nhiên.

Trong khn khổ hạn chế, luận văn này chỉ đề cập đến một phần xung
quanh vấn đề tìm hiểu về quá trình ngẫu nhiên trong thời gian liên tục. Nội
dung chính của luận văn :
" Tìm hiểu về quá trình ngẫu nhiên thời gian liên tục"
giới thiệu một số các khái niệm cơ bản của quá trình ngẫu nhiên, bao gồm
các định lý, định nghĩa, bổ đề có chứng minh, sử dụng mơ hình tốn học
của chuyển động Brown, và các kiến thức có liên quan các Martingale và quá
trình Markov.
Bố cục của luận văn này gồm 3 chương:
4


MỤC LỤC

Chương 1: Quá trình ngẫu nhiên.
Chương này trình bày các khái niệm cơ bản về quá trình ngẫu nhiên (định
lý, định nghĩa, bổ đề, hệ quả), phân phối hữu hạn chiều, điều kiện liên tục của
Kolmogorov, quá trình Gaussian, tính khơng khả vi của các quỹ đạo chuyển
động Brown, bộ lọc và thời điểm dừng.
Chương 2: Các Martingale.
Mục đính của chương này là giới thiệu định nghĩa và cung cấp các ví dụ về
Martingale, lý thuyết Martingale với thời gian rời rạc, Martingale thời gian
liên tục và ứng dụng của chuyển động Brown.
Chương 3: Quá trình Markov.
Chương này trình bày các định nghĩa cơ bản, sự tồn tại của một bản sao
chính tắc, q trình Feller.

5



Chương 1
Qúa trình ngẫu nhiên
1.1

Qúa trình ngẫu nhiên

Nói một cách đơn giản, quá trình ngẫu nhiên là một hiện tượng có thể
được coi như phát triển trong thời gian một cách ngẫu nhiên. Ví dụ thường
thấy là vị trí của một hạt trong một hệ thống vật lý, giá của một cổ phiếu
trong một thị trường tài chính, lãi suất,. . .
Một ví dụ cơ bản là sự chuyển động thất thường của hạt phấn hoa lơ lửng
trong nước, gọi là chuyển động Brown, được đặt theo tên tiếng Anh nhà thực
vật học R. Brown, người đầu tiên quan sát được nó vào năm 1827. Sự chuyển
động của các hạt phấn hoa được cho là do tác động của các phân tử nước bao
quanh nó. Những va chạm này xảy ra với một số lượng lớn, trong mỗi khoảng
thời gian nhỏ, chúng độc lập với nhau, và tác động của một va chạm duy nhất
là rất nhỏ so với tổng hiệu lực. Điều này cho thấy sự chuyển động của các
hạt có thể được xem như là một q trình ngẫu nhiên với những đặc tính sau:
(i) Sự di chuyển trong khoảng thời gian bất kỳ [s,t] là độc lập với những
gì xảy ra trước thời gian s.
(ii) Di chuyển như vậy có một phân phối Gaussian, mà chỉ phụ thuộc vào
độ dài của khoảng thời gian [s,t].
(iii) Sự chuyển động là liên tục.
Mơ hình tốn học của chuyển động Brown sẽ là đối tượng chính đề cập
đến trong luận văn này. Hình 1.1 cho thấy một thể hiện cụ thể của quá trình
6


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên


ngẫu nhiên này. Hình ảnh cho thấy chuyển động Brown có một số điểm đáng
chú ý, và chúng ta sẽ thấy rằng điều này thực sự đáng để nghiên cứu.

Hình 1.1: Biểu diễn các chuyển động Brown
Định nghĩa 1.1.1. Cho T là một tập hợp và (E, E) là một không gian đo
được. Một quá trình ngẫu nhiên với tập chỉ số T, lấy giá trị trong (E, E), là
một tập hợp X = (Xt )t∈T , của những ánh xạ đo được Xt từ một không gian
xác suất (Ω, F, P) vào (E, E). Không gian (E, E) được gọi là không gian
trạng thái của quá trình.
Chúng ta coi t như một tham số thời gian, và xem các bộ chỉ số T như tập
hợp tất cả các thời điểm có thể. Trong luận văn này chúng ta thường gặp
T = Z+ = {0, 1, . . .} hoặc T = R+ = [0, ∞). Trong trường hợp đầu chúng
ta gọi thời gian là rời rạc, trong trường hợp sau chúng ta gọi thời gian là liên
tục. Lưu ý rằng một quá trình thời gian rời rạc có thể được xem như là một
quá trình liên tục mà nó là hằng số trên khoảng [n − 1, n) với mọi n ∈ N.
Không gian trạng thái (E, E) thường dùng nhất là không gian ơclid Rd , được
trang bị σ -đại số Borel B(Rd ) . Nếu E là không gian trạng thái của một quá
trình, chúng ta gọi là quá trình E -giá trị.
Với mọi t ∈ T cố định, quá trình ngẫu nhiên X cho chúng ta một phần
tử ngẫu nhiên E - giá trị Xt trên (Ω, F, P). Chúng ta cũng có thể cố định
ω ∈ Ω và xét các ánh xạ t → Xt (ω) trên T. Những ánh xạ này được gọi là
các quỹ đạo, hoặc quỹ đạo mẫu của quá trình. Các quỹ đạo mẫu là các hàm
từ T vào E, tức là các phần tử của E T . Do đó, chúng ta có thể coi quá trình
7


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

X là một phần tử ngẫu nhiên của không gian hàm E T . (Khá thường xuyên,
các quỹ đạo mẫu là các phần tử của một số tập hợp con tốt của khơng gian

này.)
Mơ hình tốn học của chuyển động Brown là một q trình ngẫu nhiên
được định nghĩa như sau.
Định nghĩa 1.1.2. Quá trình ngẫu nhiên W = (Wt )t ≥ 0 được gọi là một
chuyển động Brown tiêu chuẩn, hoặc quá trình Wiener, nếu
(i) W0 = 0, h.c.c
(ii) Wt − Ws độc lập với (Wu : u ≤ s) với mọi s ≤ t,
(iii) Wt − Ws có phân phối N (0, t − s) cho tất cả các s ≤ t,
(iv) Hầu tất cả các quỹ đạo mẫu của W là liên tục
Chúng ta viết tắt chuyển động Brown là BM. Tính chất (i) nói rằng một
BM tiêu chuẩn bắt đầu ở 0. Một q trình với tính chất (ii) được gọi là một
q trình với số gia độc lập. Tính chất (iii) thể hiện rằng sự phân bố của
gia số Wt − Ws chỉ phụ thuộc vào t − s. Được gọi là tính dừng của gia số.
Một q trình ngẫu nhiên có tính chất (iv) được gọi là q trình liên tục.
Tương tự như vậy, chúng ta gọi một quá trình ngẫu nhiên là liên tục phải
nếu gần như tất cả các quỹ đạo mẫu của nó là hàm liên tục phải. Chúng ta
sẽ thường sử dụng các từ viết tắt cho các quá trình với quỹ đạo là liên tục
phải có những giới hạn bên trái hữu hạn ở mọi thời điểm.
Từ định nghĩa không khẳng định rằng BM thực sự tồn tại! Chúng ta sẽ
phải chứng minh rằng tồn tại một quá trình ngẫu nhiên mà thỏa mãn tất cả
các tính chất của Định nghĩa 1.1.2.
Mệnh đề 1.1.3. Q trình W thỏa mãn các tính chất (i), (ii), và (iii) của
Định nghĩa 1.1.2 nếu và chỉ nếu với mọi t1 , ..., tn ≥ 0 vector (Wt1 , ..., Wtn ) có
phân phối Gaussian n chiều với vector trung bình 0 và ma trận hiệp phương
sai (ti ∧ tj )i,j=1,...,n .

8


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên


1.2

Phân phối hữu hạn chiều

Trong phần này, chúng ta nhớ lại định lý Kolmogorov về sự tồn tại của
quá trình ngẫu nhiên với các phân phối hữu hạn chiều đã cho. Chúng ta sử
dụng nó để chứng minh sự tồn tại của một quá trình có tính chất (i), (ii) và
(iii) Định nghĩa 1.1.2.
Định nghĩa 1.2.1. Cho X = (Xt )t∈T là một quá trình ngẫu nhiên. Phân
phối của các vectơ hữu hạn chiều có dạng (Xt1 , ..., Xtn ) được gọi là phân
phối hữu hạn chiều (fdd) của q trình.
Có thể dễ dàng kiểm tra được fdd của một quá trình ngẫu nhiên tạo thành
một họ các độ đo, thể hiện bởi các định nghĩa dưới đây.
Định nghĩa 1.2.2. Cho T là một tập hợp và (E, E) là một không gian đo
được. Với mọi t1 , ..., tn ∈ T , cho µt1 ,..., tn là một độ đo xác suất trên (E n , E n ).
Bộ các độ đo được gọi là nhất qn nếu nó có các tính chất sau:
(i) Với mọi t1 , ..., tn ∈ T , mọi hoán vị π của {1, ..., n} và mọi A1 , ..., An E

àt1 ,...,tn (A1 ì ... × An ) = µtπ(1) ,...,tπ(n) (Aπ(1) × ... × Aπ(n) )
(ii) Với mọi t1 , ..., tn+1 ∈ T và A1 , ..., An ∈ E

µt1 , ..., tn+1 (A1 ì ... ì An ì E) = àt1 ,..., tn (A1 × ... × An ) .
Định lý Kolmogorov về tính nhất quán khẳng định ngược lại, dưới điều
kiện chính quy nhẹ, mọi họ nhất quán của các độ đo trong thực tế là họ của
fdd của một quá trình ngẫu nhiên. Một số giả thiết là cần thiết trên không
gian trạng thái (E, E). Chúng ta giả thiết E là một không gian Polish ( không
gian metric khả ly đủ ) và E là σ -đại số Borel của nó, tức là σ -đại số được
tạo ra bởi các tập mở. Rõ ràng, không gian Euclid (Rn , B(Rn )) phù hợp với
nội dung này.

Định lí 1.2.3. (Định lý nhất quán của Kolmogorov). Giả sử E là một
không gian Polish và E là σ -đại số Borel. Cho T là một tập hợp và với mọi
t1 , ..., tn ∈ T , lấy µt1 ,...,tn là một độ đo trên (E n , E n ). Nếu độ đo µt1 ,...,tn tạo
thành một hệ nhất qn, khi đó trên khơng gian xác suất (Ω, F, P) nào đó
tồn tại một quá trình ngẫu nhiên X = (Xt )t∈T có độ đo µt1 ,...,tn là fdd của
nó.
Chứng minh. Xem ví dụ Billingsley (1995).
9


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Bổ đề sau đây là bước đầu tiên trong việc chứng minh sự tồn tại của BM.
Hệ quả 1.2.4. Tồn tại một quá trình ngẫu nhiên W = (Wt )t≥0 thỏa mãn
các tính chất (i), (ii) và (iii) của Định nghĩa 1.1.2.
Chứng minh. Chúng ta hãy lưu ý đầu tiên là một quá trình W có tính chất
(i), (ii) và (iii) của Định nghĩa 1.1.2 khi và chỉ khi với mọi t1 , ..., tn ≥ 0 vectơ
(Wt1 , ..., Wtn ) có phân phối Gaussian n chiều với vectơ trung bình 0 và ma
trận hiệp phương sai (ti ∧ tj )i,j=1...n ( Mệnh đề 1.1.3). Vì vậy, chúng ta phải
chứng minh rằng tồn tại một q trình ngẫu nhiên có phân bố như trên trùng
với fdd của nó. Đặc biệt, chúng ta phải chỉ ra rằng ma trận (ti ∧ tj )i,j =1...n
là một ma trận hiệp phương sai hợp lệ, tức là nó xác định khơng âm. Điều
này thực sự là thích hợp, do với mọi a1 ...an , ta có :
n



n

ai aj (ti ∧ tj ) =

i=1 j=1

2

n

ai 1[0,ti ] (x)

dx ≥ 0.

i=1

0

Điều này suy ra rằng với mọi t1 , ..., tn ≥ 0 tồn tại một véc tơ ngẫu nhiên
(Xt1 , ..., Xtn ) có phân phối Gaussian n chiều µt1 ,...,tn với trung bình 0 và ma
trận hiệp phương sai (ti ∧ tj )i,j =1...n . Khi đó suy ra các độ đo µt1 ,...,tn tạo
thành một hệ nhất quán. Do đó, theo định lý nhất quán của Kolmogorov,
tồn tại một q trình W có các phân phối µt1 ,...,tn như các fdd của nó.
Để chứng minh sự tồn tại của BM, cịn cần phải xem xét tính liên tục (iv)
trong định nghĩa của BM. Đây là chủ đề của mục tiếp theo.

1.3

Tiêu chuẩn liên tục của Kolmogorov

Theo hệ quả 1.2.4 tồn tại một q trình W có tính chất (i) - (iii) của Định
nghĩa 1.1.2. Chúng ta muốn q trình này cũng có cả tính chất liên tục (iv)
của định nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta đi vào vấn đề mà khơng có lý do cụ thể
tại sao tập


{ω : t → Wt (ω) là liên tục} ⊆ Ω
có thể đo được. Do đó, xác suất để q trình W có đường quỹ đạo mẫu liên
tục nói chung khơng được xác định rõ.
Một cách giải quyết vấn đề này là liệu chúng ta có thể thay đổi được quá
˜ , có quỹ đạo mẫu liên
trình W theo cách như quá trình kết quả, ký hiệu là W
10


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

tục và vẫn thỏa mãn (i) - (iii), tức là có cùng các fdd như W. Để làm cho ý
tưởng này trở nên chính xác, chúng ta cần các khái niệm sau.
Định nghĩa 1.3.1. Cho X và Y là hai quá trình đánh chỉ số bởi cùng một
tập T và với cùng không gian trạng thái (E, E), định nghĩa trên các không
gian xác suất (Ω, F, P) và (Ω , F , P ) tương ứng. Hai quá trình được gọi là
tương đương nhau nếu chúng có cùng fdd, tức là nếu với mọi t1 , ..., tn ∈ T
và B1 , ..., Bn ∈ E
P(Xt1 ∈ B1 , ..., Xtn ∈ Bn ) = P (Yt1 ∈ B1 , ..., Ytn ∈ Bn )
Định nghĩa 1.3.2. Cho X và Y là hai quá trình đánh chỉ số bởi cùng một
tập T và với cùng không gian trạng thái (E, E), định nghĩa trên cùng một
không gian xác suất (Ω, F, P). Hai quá trình được gọi là bản sao của nhau
nếu ∀t ∈ T :

Xt = Yt

h.c.c.

Khái niệm thứ hai rõ ràng là mạnh hơn so với khái niệm đầu tiên: nếu

hai quá trình là bản sao của nhau, thì chắc chắn cũng là hai quá trình tương
đương nhau. Những điều ngược lại nói chung là khơng đúng .
Định lý sau đây cho một điều kiện đủ để một q trình có một chỉnh sửa
liên tục. Điều kiện (1.1) được gọi là điều kiện liên tục của Kolmogorov.
Định lí 1.3.3. Tiêu chuẩn liên tục của Kolmogorov.
Cho X = (Xt )t∈ [0;T ] là một quá trình Rd - giá trị. Giả sử rằng tồn tại các
hằng số α, β, K > 0 sao cho

E

X t − Xs

α

≤ K|t − s|1+β

(1.1)

với mọi s, t ∈ [0, T ]. Khi đó tồn tại một chỉnh sửa liên tục của X.
Chứng minh. Để đơn giản, chúng ta giả thiết rằng T = 1 trong chứng minh.
Đầu tiên quan sát thấy theo Bất đẳng thức Chebychev, điều kiện (1.1) có
nghĩa là q trình X là liên tục theo xác suất. Điều này có nghĩa là nếu
tn → t, khi đó Xtn → Xt theo xác suất. Bây giờ với n ∈ N, định nghĩa
Dn = {k/2n : k = 0, 1, ...2n} và lấy D = ∞
n=1 Dn . Khi đó D là một tập
đếm được, và D là trù mật trong [0, 1]. Mục tiêu tiếp theo của chúng ta là
chỉ ra rằng với xác suất 1, quá trình X là liên tục đều trên D.

11



Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Cố định γ ∈ (0, β/α) tùy ý. Sử dụng bất đẳng thức Chebychev một lần
nữa, chúng ta thấy rằng

Xk/2n − X(k−1)/2n ≥ 2−γn

P

2−n(1+β−αγ) .

1

Khi đó
P
2n



P

maxn

1≤k≤2

Xk/2n − X(k−1)/2n ≥ 2−γn

Xk/2n − X(k−1)/2n ≥ 2−γn


2−n(β−αγ) .

k=1

Do đó, theo bổ đề Borel-Cantelli, hầu chắc chắn tồn tại một N ∈ N sao cho

maxn

1≤k≤2

Xk/2n − X(k−1)/2n < 2−γn

(1.2)

với mọi n ≥ N.
Tiếp theo, xét một cặp tùy ý s, t ∈ D sao cho 0 < t − s < 2−N . Mục đích
của chúng ta trong đoạn này là để chỉ ra thấy rằng

Xt − Xs

|t − |γ

(1.3)

Chú ý rằng có tồn tại một n ≥ N sao cho 2−(n +1) ≤ t − s < 2−n . Chúng tôi
khẳng định rằng nếu s, t ∈ Dm với m ≥ n + 1, thì
n

2−γk


Xt − X s ≤ 2

(1.4)

k=n+1

Chứng minh nhận định này tiến hành bằng quy nạp. Trước tiên giả sử rằng
s, t ∈ Dn+1 .Khi đó, nhất thiết, t = k/2n+1 và s = (k − 1) /2n+1 đối với một
số k ∈ {1, ..., 2n+1 }. Từ (1.2), suy ra :

Xt − Xs < 2−γ(n−1)
điều đó chứng minh khẳng định trên cho m = n+1. Bây giờ giả sử rằngkhẳng
định đó đúng với m = n + 1, ..., l và giả thiết rằng s, t ∈ Dl+1 . Định nghĩa
các số s , t ∈ Dl bởi:

s = min {u ∈ Dl : u ≥ s},
1

t = max{u ∈ Dl : u ≤ t}.

Ký hiệu ‘ ’ có nghĩa là vế trái nhỏ hơn một hằng số dương so với vế phải.

12


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Khi đó bằng cách xây dựng, s ≤ s ≤ t ≤ t và s −s ≤ 2−(l+1) , t −t ≤ 2−(l+1) .
Do đó, theo bất đẳng thức tam giác, (1.2) và giả thuyết quy nạp,


Xt − X s

≤ Xs − Xs

+

−γ(l+1)

−γ(l+1)

Xt − Xt

Xt − Xs

+

l

≤2

+2

+2

l+1

2

−γk


2−γk ,

=2

k=n+1

k=n+1

vậy khẳng định cũng đúng với m = l + 1. Chứng minh (1.3) bây giờ đơn
giản. Thật vậy, từ t, s ∈ Dm với m đủ lớn, quan hệ (1.4) suy ra rằng.


2−γk =

X t − Xs ≤ 2
k=n+1

2
2−γ(n+1)
1−2−γ



2
|t
1−2−γ

− s|γ .

Chú ý là (1.3) dẫn đến đặc biệt là hầu chắc chắn, quá trình X là liên tục đều

trên D. Nói cách khác, chúng ta có một biến cố Ω∗ ⊆ Ω với P (Ω∗ ) = 1 sao
cho với mọi ω ∈ Ω∗ , quỹ đạo mẫu t → Xt (ω) là liên tục đều trên tập hợp
đếm được, trù mật D. Bây giờ chúng ta xác định một quá trình ngẫu nhiên
mới Y = (Yt )t∈[0,1] trên (Ω, F, P) như sau: với ω ∈
/ Ω∗ , ta đặt Yt = 0 với mọi
t ∈ [0, 1], với ω ∈ Ω∗ . Ta định nghĩa


nếu t ∈ D,
Xt

Yt =

/ D.
lim X (ω) nếu t ∈

tn →t tn
tn ∈D

Tính liên tục đều của X có nghĩa là Y là một quá trình ngẫu nhiên liên tục
định nghĩa-tốt. Vì X là liên tục theo xác suất (xem phần đầu tiên của chứng
minh), Y là một chính sửa của X.
Hệ quả 1.3.4. Sự tồn tại chuyển động Brown.
Chứng minh. Theo định lý 1.3.3, tồn tại một quá trình W = (Wt )t ≥ 0 có
tính chất (i) - (iii) của Định nghĩa 1.1.2. Theo (iii) số gia Wt − Ws có phân
4
2
phối N (0, t − s) với mọi s ≤ t. Suy ra E(Wt − Ws ) = (t − s) EZ 4 . Trong
đó Z là một biến ngẫu nhiên Gauss tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là tiêu
chuẩn liên tục của Kolmogorov (1.1) thỏa mãn với α = 4 và β = 1. Vì vậy,

với mỗi giá trị T ≥ 0, tồn tại một chỉnh sửa liên tục WT = (WtT )t ∈[0,T ] của
quá trình (Wt )t∈[0,T ] . Bây giờ ta định nghĩa quá trình X = (Xt )t ≥0 bởi


Wnt 1[n−1,n) (t).

Xt =
n=1

13


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Quá trình X là một chuyển động Brown.

1.4

Q trình Gaussian

Chuyển động Brown là một ví dụ của quá trình Gaussian. Định nghĩa
chung là như sau.

Định nghĩa 1.4.1. Một quá trình ngẫu nhiên giá trị thực được gọi là Gaussian nếu tất cả các fdd của nó là Gaussian.
Nếu X là một q trình Gaussian đánh chỉ số bởi tập T, hàm trung
bình của quá trình là hàm m trên T được xác định bởi m (t) = EXt . Các
hàm hiệp phương sai của quá trình này là hàm r trên T × T xác định bởi
r (s, t) = Cov (Xs , Xt ). Các hàm m và r xác định các fdd của q trình X.
Bổ đề 1.4.2. Hai q trình Gaussian có cùng hàm trung bình và hàm hiệp
phương sai thì tương đương nhau.

Hàm trung bình m và hàm hiệp phương sai r của BM được cho bởi m (t) =
0 và r (s, t) = s ∧ t (Mệnh đề 1.1.3). Ngược lại, bổ đề trước nói rằng tất cả
các quá trình Gaussian có cùng hàm trung bình và hàm hiệp phương sai có
fdd giống nhau là BM. Khi đó một q trình như vậy có tính chất (i) -(iii)
của Định nghĩa 1.1.2. Do đó, ta có kết quả như sau.
Bổ đề 1.4.3. Một quá trình Gaussian liên tục X = (Xt )t ≥0 là một BM nếu
và chỉ nếu nó có hàm
EXt = 0
và hàm hiệp phương sai
EX s X t = s ∧ t
Sử dụng bổ đề này, ta có thể chứng minh các tính chất đối xứng và tỉ lệ
xích sau đây của BM.

Định lí 1.4.4. Cho W là một BM. Khi đó, các q trình sau cũng là BM
(i) (Thời gian thuần nhất) với mọi s ≥ 0, quá trình (Wt+s − Ws )t≥0 ,

14


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

(ii) (Đối xứng) quá trình -W,
(iii) (Xác định tỉ lệ xích) với mọi a > 0, quá trình Wa xác định bởi
Wat = a−1/2 Wat ,
(iv) (Nghịch đảo thời gian) quá trình Xt xác định bởi X0 = 0 và Xt =
tW1/t cho t > 0.
Chứng minh. Phần (i), (ii) và (iii) dễ dàng chứng minh theo bổ đề trên. Để
chứng minh phần (iv), lưu ý đầu tiên là q trình X có cùng hàm trung bình
và hàm hiệp phương sai như là BM. Do đó, theo bổ đề trên, chỉ cần chứng
minh rằng X là liên tục. Từ (Xt )t> 0 là liên tục, dễ thấy chỉ cần chứng minh

nếu tn ↓ 0, khi đó
P (Xtn → 0 khi n → ∞) = 1.

(1.5)

Nhưng xác suất này được xác định bởi các fdd của quá trình (Xt )t> 0 . Vì
giống như của fdd của (Wt )t>0 , ta có:
P (Xtn → 0 khi n → ∞) = P(Wtn → 0 khi n → ∞) = 1.
Hồn thành chứng minh.
Sử dụng các tính chất tỉ lệ xích và đối xứng, ta có thể chứng minh được
rằng các quỹ đạo của BM dao động giữa +∞ và −∞.
Hệ quả 1.4.5. Cho W là một BM. Khi đó
P(sup Wt = ∞) = P(inf Wt = −∞) = 1.
t≥0

t≥0

Chứng minh. Theo tính chất tỉ lệ xích, ta có với mọi a > 0

1
1
sup Wt =d sup √ Wat = √ sup Wt .
a
a t
t
t
Khi đó với n ∈ N,
P(sup Wt ≤ n) = P(n2 sup Wt ≤ n) = P sup Wt ≤ 1/n .
t


t

t

Bằng cách cho n tiến dần đến vô cùng chúng ta thấy rằng:
P(sup Wt < ∞) = P(sup Wt = 0),
t

t

15


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

để phân phối của supt Wt tập trung trên {0, ∞}. Do đó, để chứng minh rằng

supt Wt = ∞ h.c.c, ta chỉ cần chứng minh rằng P(sup Wt = 0) = 0. Bây
t

giờ chúng ta có :
P(sup Wt = 0) ≤ P(W1 ≤ 0, sup Wt ≤ 0)
t

t≥1

≤ P(W1 ≤ 0, sup Wt − W1 < ∞)
t≥1

= P(W1 ≤ 0)P(sup Wt − W1 < ∞),

t≥1

bởi sự độc lập của các số gia Brown. Do thời gian thuần nhất của BM, xác
suất cuối cùng ở trên là xác suất mà các cận trên đúng của BM hữu hạn. Ta
đã chỉ ra rằng điều này phải bằng P(supt Wt = 0). Do đó, ta nhận được :

1
2

P(sup Wt = 0) ≤ P(sup Wt = 0)
t

t

chứng tỏ P(supt Wt = 0) = 0 và chúng ta có được những khẳng định đầu
tiên của hệ quả. Theo tính chất đối xứng,

sup Wt =d sup − Wt = −inf Wt
t≥0

t≥0

t≥0

Cùng với khẳng định đầu tiên, điều này chứng minh khẳng định thứ hai.
Vì BM là liên tục, kết quả trước đó nói lên rằng hầu hết các quỹ đạo đi
qua tất cả các điểm của R vô hạn lần. Một q trình giá trị thực với tính
chất này được gọi là lặp.

Hệ quả 1.4.6. BM là lặp.

Một hệ quả thú vị của nghịch đảo thời gian là luật mạnh số lớn sau đây
cho BM.
Hệ quả 1.4.7. Cho W là một BM. Khi đó
Wt

t

h.c.c

−−→ 0

khi t → ∞.
16


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Chứng minh. Cho X là như trong phần (iv) của Định lý 1.4.4. Khi đó
P(Wt /t → 0 khi t → ∞) = P(X1/t → 0 khi t → ∞) = 1,
vì X là liên tục và X0 = 0

1.5

Tính khơng khả vi của các quỹ đạo của chuyển
động Brown

Chúng ta đã thấy rằng các quỹ đạo của BM là các hàm liên tục dao động
giữa + ∞ và − ∞. Hình 1.1 cho thấy các quỹ đạo là "rất lởm chởm". Định
lý sau đây nói rằng điều này thực tế là đúng.
Định lí 1.5.1. Cho W là một chuyển động Brown. Đối với mọi ω bên ngồi

một tập hợp có xác suất bằng khơng, đường quỹ đạo t → Wt (ω) là không nơi
nào khả vi.
Chứng minh. Cho W là một BM. Xét các đạo hàm trên và dưới từ bên phải

DW (t, ω) = lim sup

Wt+h (Ω) − Wt (Ω)

h

h↓0



DW (t, ω) = lim inf

Wt+h (Ω) − Wt (Ω)

h

h↓0

.

Xét các tập
A = {ω : tồn tại t ≥ 0 sao cho: DW (t, ω) và DW (t, ω) là hữu hạn }.
Lưu ý là A không nhất thiết phải đo được! Chúng ta sẽ chứng minh rằng A
được chứa trong một tập hợp B đo được với P (B) = 0, tức là A có xác suất
ngồi 0.
Để xác định các biến cố B, xét đầu tiên với k, n ∈ N biến ngẫu nhiên


Xn,k = max

W k+1
, W k+3
− W kn , W k+2
− W k+1
− W k+2
n
n
n
n
n
2

2

2

và cho n ∈ N, định nghĩa :

Yn = minn Xn,k
k≤n2

17

2

2


2


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Biến cố B được định nghĩa bởi




Yk ≤

B=
n=1 k=n

k
2k

Ta khẳng định rằng A ⊆ B và P (B) = 0. Để chứng minh phép lồng, lấy
ω ∈ A. Khi đó, có tồn tại K, δ > 0 sao cho:

|Ws (Ω) − Wt (Ω)| ≤ K |s − t| với mọi s ∈ [t, t + δ] .

(1.6)

Lấy n ∈ N đủ lớn để

4
< δ,
2n


8K < n,

t < n.

(1.7)

Với n này, xác định k ∈ N sao cho:

k−1
n

2

k
2n

≤t<

(1.8)

Khi đó, theo quan hệ đầu tiên trong (1.7) chúng ta có k/2n , ..., (k + 3) /2n ∈
[t, t + δ] . Từ (1.6) và quan hệ thứ hai trong (1.7) suy ra Xn,k (ω) ≤ n/2n .
Từ (1.8) và mối quan hệ thứ ba trong (1.7) thì k − 1 ≤ t2n < n2n là đúng.
Do đó, chúng ta có k ≤ n2n và do đó Yn (ω) ≤ Xn,k (ω) ≤ n/2n . Chúng
ta đã chỉ ra rằng nếu ω ∈ A, thì Yn (ω) ≤ n/2n với mọi n đủ lớn. Điều này
có nghĩa chính xác là A ⊆ B . Để hồn thành chứng minh, chúng ta phải chỉ
ra P (B) = 0. Với ε > 0, tính chất cơ bản của BM dẫn đến
3
 n/2

2

P (Xn,k ≤ ε) = P |W1 | ≤ 2n/2 ε

ε

3



0

1
1 2
3n/2 3
√ e− 2 x dx
 ≤2 ε.


Khi đó
P (Yn ≤ ε) ≤ n2n P (Xn,k ≤ ε)

n25n/2 ε3 .

Đặc biệt chúng ta thấy rằng P (Yn ≤ n/2n ) → 0, nghĩa là P (B) = 0.

1.6

Bộ lọc và thời điểm dừng


Nếu W là một BM, gia số độc lập với “những gì đã xảy ra đến thời điểm
t”. Trong mục này, chúng ta giới thiệu các khái niệm về một lọc để chính thức
18


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

hóa khái niệm về ‘thơng tin chúng ta có đến thời điểm t’. Các khơng gian
xác suất (Ω, F, P) là cố định một lần nữa và ta giả sử rằng T là một khoảng
con của Z+ hoặc R+ .
Định nghĩa 1.6.1. Một họ (Ft )t∈T của các σ -đại số con của F được gọi là
một bộ lọc nếu Fs ⊆ Ft với mọi s ≤ t. Một quá trình ngẫu nhiên X xác
định trên (Ω, F, P) và đánh chỉ số bởi T được gọi là thích nghi với bộ lọc nếu
với mọi t ∈ T , biến ngẫu nhiên Xt là Ft - đo được.
Chúng ta nên coi của một bộ lọc như một dịng chảy thơng tin. Các σ -đại
số Ft bao gồm các biến cố có thể xảy ra ‘tính đến thời điểm t’. Một q trình
thích nghi là q trình đó ‘khơng nhìn vào tương lai’. Nếu X là một q trình
ngẫu nhiên, chúng ta có thể dùng các bộ lọc (FtX )t∈T xác định bởi :

FtX = σ (Xs : s ≤ t) .
Chúng ta gọi bộ lọc này là bộ lọc được tạo ra bởi X, hoặc bộ lọc tự nhiên của
X. Bằng trực giác, bộ lọc tự nhiên của một quá trình theo dõi những “lịch
sử” của quá trình này. Một quá trình ngẫu nhiên là ln ln phù hợp với bộ
lọc tự nhiên của nó.
Nếu (Ft ) là một bộ lọc, khi đó cho t ∈ T , chúng ta xác định σ -đại số


Ft+ =

Ft+1/n .

n=1

Đây là σ -đại số Ft , gia tăng thêm với các sự kiện xảy ra ngay lập tức
‘tính sau thời gian t’. Tập hợp (FtX+ )t∈T vẫn là một bộ lọc ( Mệnh đề 1.6.2).
Trường hợp nó trùng với bộ lọc ban đầu được quan tâm đặc biệt.
Mệnh đề 1.6.2. Nếu (Ft ) là một bộ lọc thì (Ft+ ) cũng là một bộ lọc.
Định nghĩa 1.6.3. Chúng ta gọi bộ lọc (Ft ) là liên tục phải nếu Ft+ = Ft
với mọi t.
Trực giác, liên tục phải của mơt bộ lọc có nghĩa là ‘khơng có gì có thể xảy
ra trong một khoảng thời gian vơ cùng bé’. Lưu ý rằng đối với mỗi bộ lọc
(Ft ), các bộ lọc tương ứng (Ft+ ) là liên tục phải.
Ngoài việc liên tục phải người ta thường giả thiết rằng F0 chứa tất cả các
biến cố trong F∞ có xác suất 0, trong đó F∞ = σ (Ft : t ≥ 0).
Như một hệ quả, mỗi Ft khi đó chứa tất cả các biến cố đó.
19


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Định nghĩa 1.6.4. Một lọc (Ft ) trên một không gian xác suất (Ω, F, P)
được gọi là thỏa mãn các điều kiện thông thường nếu nó là liên tục phải và
F0 chứa tất cả các biến cố P không đáng kể trong F∞ .
Bây giờ chúng ta giới thiệu một lớp rất quan trọng của các ‘thời điểm
ngẫu nhiên’ có thể liên kết được với một bộ lọc.
Định nghĩa 1.6.5. Một biến ngẫu nhiên τ nhận giá trị trong [0, ∞] được
gọi là một thời điểm dừng liên quan đến bộ lọc (Ft ) nếu với mọi t ∈ T ta có
{τ ≤ t} ∈ Ft . Nếu τ < ∞ hầu chắc chắn, chúng ta gọi là thời điểm dừng
hữu hạn.
Mệnh đề 1.6.6. Tập hợp Fτ liên kết với thời điểm dừng τ là một σ -đại số.
Mệnh đề 1.6.7. Bộ lọc (Ft ) là liên tục phải, thì τ là một (Ft )- thời điểm

dừng khi và chỉ khi {τ < t} ∈ Ft với mọi t ∈ T .
Nói một cách dễ hiểu, τ là một thời điểm dừng nếu với mọi t ∈ T , chúng
ta có thể xác định xem τ đã xảy ra trước thời điểm t trên cơ sở các thơng
tin mà chúng ta có đến thời điểm t. Với thời điểm dừng τ ta cho liên kết σ đại số

Fτ = A ∈ F : A ∩ {τ ≤ t} ∈ Ft với mọi t ∈ T
(Mệnh đề 1.6.5) Điều này nên được xem như là họ của tất cả các biến cố
xảy ra trước thời điểm dừng τ . Lưu ý rằng các ký hiệu khơng gây nhầm lẫn
vì một thời gian xác định t ∈ T rõ ràng là một thời điểm dừng và σ -đại số
liên quan là σ -đại số Ft .
Nếu bộ lọc (Ft ) là liên tục phải, khi đó τ là thời điểm dừng nếu và chỉ
nếu {τ < t} ∈ Ft với mọi t ∈ T (Mệnh đề 1.6.6). Đối với hệ thống lọc nói
chung, chúng ta có các lớp sau đây của thời điểm ngẫu nhiên.
Định nghĩa 1.6.8. Một biến ngẫu nhiên τ nhận giá trị trong [0, ∞] được gọi
là một thời điểm tùy chọn đối với lọc (Ft ) nếu với mọi t ∈ T thì {τ < t} ∈
Ft . Nếu τ < ∞ hầu chắc chắn, chúng ta gọi là thời điểm tùy chọn hữu hạn.
Bổ đề 1.6.9. τ là một thời điểm tùy chọn liên quan đến (Ft ) khi và chỉ khi
nó là một thời điểm dừng đối với (Ft+ ). Mọi thời điểm dừng đều là thời điểm
tùy chọn.

20


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Cái gọi là thời điểm chạm tạo thành một lớp quan trọng của thời điểm
dừng và thời điểm tùy chọn. Thời điểm chạm của một tập B là thời điểm
đầu tiên một quá trình thăm tập đó.
Bổ đề 1.6.10. Cho (E, d) là một khơng gian metric. Giả sử X = (Xt )t ≥ 0
là một quá trình liên tục E giá trị và B là một tập đóng trong E. Khi đó, biến

ngẫu nhiên
σB = inf{t ≥ 0 : Xt ∈ B}
là một (FtX )-Thời điểm dừng.2
Chứng minh. Kí hiệu khoảng cách của một điểm x ∈ E đến tập B là d (x, B),
do đó
d (x, B) = inf{d (x, y) : y ∈ B}.
Vì X là liên tục, quá trình giá trị thực Yt = d (Xt , B) cũng liên tục. Hơn
nữa, vì B đóng, suy ra Xt ∈ B khi và chỉ khi Yt = 0. Bằng cách sử dụng
tính liên tục của Y, khi đó σB > t khi và chỉ khi Ys > 0 cho tất cả s ≤ t.
Nhưng Y là liên tục và [0, t] là compact, vì vậy chúng ta có

{σB > t} = {Ys cách ly khỏi 0 với mọi s ∈ Q ∩ [0, t]}
= {Xs cách ly khỏi B với mọi s ∈ Q ∩ [0, t]}.
Các biến cố trên bên phải rõ ràng thuộc về FtX .
Bổ đề 1.6.11. Cho (E, d) là một không gian metric. Giả sử X = (Xt )t≥0 là
một quá trình E - giá trị liên tục phải và B là một tập mở trong E. Khi đó,
biến ngẫu nhiên
τB = inf{t > 0 : Xt ∈ B}
là một (FtX ) -thời điểm tùy chọn.
Chứng minh. Vì B là mở và X là liên tục phải, suy ra Xt ∈ B nếu và chỉ
nếu tồn tại một ε > 0 sao cho Xs ∈ B với mọi s ∈ [t, t + δ]. Do khoảng này
luôn chứa một số hữu tỉ, khi đó

{τB < t} =

{Xs ∈ B}
ss∈Q

Biến cố ở vế phải rõ ràng là một phần tử của FtX .

2

Như thường lệ, ta định nghĩa inf ∅ = ∞.

21


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Ví dụ 1.6.12. Cho W là một BM và với x > 0, xét các biến ngẫu nhiên

τx = inf {t > 0 : Wt = x}
Vì x > 0 và W là liên tục, τx có thể được viết như

τx = inf {t ≥ 0 : Wt = x}
Theo bổ đề 1.6.10 đây là một (FtX ) - thời điểm dừng. Hơn nữa, sự lặp lại của
BM (xem Hệ quả 1.4.6), τx là một thời gian dừng hữu hạn.
Chúng ta thường muốn xét một quá trình ngẫu nhiên X, đánh giá ở một
thời điểm dừng hữu hạn τ . Tuy nhiên, không phải rõ ràng từ đầu là ánh xạ
ω → Xτ (ω) (ω) là đo được, tức là Xτ thực chất là một biến ngẫu nhiên.
Điều này thúc đẩy định nghĩa sau.
Định nghĩa 1.6.13. Một quá trình ngẫu nhiên X (E, E) - giá trị được gọi
là quá trình đo được dần dần đối với lọc (Ft ) Nếu với mọi t ∈ T , ánh xạ
(s, ω) → Xs (ω) là đo được như một ánh xạ từ ([0, t] × Ω, B ([0, t]) × Ft )
vào (E, E).
Bổ đề 1.6.14. Mọi q trình Rd giá trị liên tục phải, thích nghi X là đo được
dần dần.
Chứng minh. Cho t ≥ 0 cố định. Với n ∈ N, định nghĩa quá trình này

Xsn = X0 1{0} (s) +


n

Xkt/n 1((k−1)t/n,kt/n] (s), s ∈ [0, t]
k=1

Rõ ràng, ánh xạ (s, ω) → Xsn (ω) trên [0, t] × Ω là B ([0, t]) × Ft đo được.
Ta thấy do X là liên tục phải, ánh xạ (s, ω) → Xsn (ω) hội tụ theo từng điểm
đến ánh xạ (s, ω) → Xs (ω) khi n → ∞. Khi đó các ánh xạ sau cũng là
B ([0, t]) × Ft đo được.
Mệnh đề 1.6.15. Nếu σ và τ là các thời điểm dừng đối với bộ lọc (Ft ) sao
cho σ < τ , khi đó
i) Fσ ⊆ Fτ ,
ii) σ ∧ τ và σ ∨ τ cũng là các thời điểm dừng và xác định các liên kết σ đại số.
22


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Bổ đề 1.6.16. Giả sử X là một quá trình dần dần đo được và cho τ là một
thời điểm dừng hữu hạn. Khi đó Xτ là một biến ngẫu nhiên Ft đo được.
Chứng minh. Để chứng minh rằng Xτ là Ft đo được, chúng ta phải chỉ ra
rằng đối với mỗi B ∈ E và mọi t ≥ 0, ta có {Xτ ∈ B} ∩ {τ ≤ t} ∈ Ft . Do
đó, chỉ cần chứng tỏ rằng các ánh xạ ω → Xτ (ω)∧t (ω) là Ft đo được. Ánh
xạ này là thành phần của ánh xạ ω → (τ (ω) ∧ t, ω) từ Ω vào [0, t] × Ω và
(s, ω) → Xs (ω) từ [0, t] × Ω vào E. Các ánh xạ đầu tiên là đo được như
một ánh xạ từ (Ω, Ft ) vào ([0, t] × Ω, B ([0, t]) × Ft ). Vì X là dần dần đo
được, ánh xạ thứ hai là đo được như một ánh xạ từ ([0, t] × Ω, B ([0, t]) × Ft )
vào (E, E). Điều này hoàn thành chứng minh, vì hợp thành của ánh xạ đo
được cũng đo được.

Thường cần thiết xét một quá trình ngẫu nhiên X cho đến thời điểm dừng
cho trước τ . Với mục đích này, ta định nghĩa q trình bị dừng X τ bởi

Xtτ = Xτ ∧t =

Xt


nếu t < τ,
nếu t ≥ τ.

Theo bổ đề 1.6.16 và (Mệnh đề 1.6.15), chúng ta có kết quả sau đây.
Bổ đề 1.6.17. Nếu X là dần dần đo được đối với (Ft ) và τ là một (Ft )- thời
điểm dừng, khi đó quá trình bị dừng X τ là thích nghi với các lọc (Fτ ∧t ) và
(Ft ).
Trong các chương tiếp theo ta liên tục cần các kỹ thuật bổ đề sau đây.
Nó nói rằng mỗi thời điểm dừng là một giới hạn giảm của một dãy thời điểm
dừng mà chỉ nhận một số hữu hạn giá trị.
Bổ đề 1.6.18. Cho τ là một thời điểm dừng. Khi đó tồn tại thời điểm dừng
τn chỉ nhận hữu hạn các giá trị sao cho τn ↓ τ hầu chắc chắn.
Chứng minh. Định nghĩa
n2n −1

τn =
k=1

k
2n

1{τ ∈[(k−1)/2n ,k/2n )} + ∞1{τ ≥n} .


Khi đó, τn là một thời điểm dừng và τn ↓ τ hầu chắc chắn .
Sử dụng các khái niệm về lọc, chúng ta có thể mở rộng định nghĩa của
BM như sau.
23


Chương 1. Qúa trình ngẫu nhiên

Định nghĩa 1.6.19. Giả sử trên một không gian xác suất (Ω, F, P), ta có
một lọc (Ft ) t≥0 và một q trình ngẫu nhiên thích nghi W = (Wt )t≥ 0 . Khi
đó W được gọi là chuyển động Brown tiêu chuẩn, (hoặc quá trình Wiener)
đối với với lọc (Ft ) nếu:
(i) W0 = 0,
(ii)Wt − Ws là độc lập đối với Fs với mọi s ≤ t,
(iii)Wt − Ws có phân phối N (0, t − s) với mọi s ≤ t,
(iv) Hầu hết tất cả các quỹ đạo của W là liên tục.
Rõ ràng, một quá trình W là một BM theo nghĩa ‘cũ’ của Định nghĩa
1.1.2 là một BM đối với lọc tự nhiên của nó. Nếu trong phần tiếp theo, ta
không đề cập đến bộ lọc của một BM một cách rõ ràng, điều đó có nghĩa là
chúng ta coi đó là bộ lọc tự nhiên. Tuy nhiên, ta cũng sẽ thấy trong một vài
trường hợp cần coi chuyển động Brown đối với lọc lớn hơn .

24


×