Bốn biện pháp để tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái
Khủng hoảng kinh tế không chừa bất cứ một doanh nghiệp nào. Nhưng nếu có chiến
lược tốt, bạn vẫn có thể phát triển ngay cả khi đang trong thời kỳ suy thoái
Liệu các công ty thực tế có khả năng tăng
trưởng mạnh mẽ hơn trong thời kỳ suy thoái
không? Họ có thể làm gì để tận dụng những
khó khăn mà các đối thủ của họ gặp phải trong
suốt thời kỳ kinh tế khó khăn?
Giả sử công ty của bạn có một bảng cân đối tài
chính vững mạnh, tỷ lệ vay nợ thấp và có rất
nhiều tiền mặt. Làm thế nào để bạn có thể tận
dụng những lợi thế này để cạnh tranh với
những đối thủ có tình hình kinh doanh đang
suy yếu khá trầm trọng?
Tôi nhớ lại tầm quan trọng của các câu hỏi này
khi đọc bài phỏng vấn gần đây của Steven Jobs
về chiến lược của Apple trong thời gian sắp
tới. Jobs cam kết sẽ mở rộng bộ phận nghiên
cứu phát triển của công ty trong năm nay, ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng âm.
Đây là những gì mà Jobs trả lời khi được phỏng vấn trên Tạp chí Fortune một vài tuần
trước khi phản ánh về đợt suy thoái gần đây cũng như tình trạng nền kinh tế hiện nay:
"Thực tế chúng tôi đã dự định tăng ngân sách cho bộ phận nghiên cứu và phát triển để
chúng tôi có thể vượt lên trên các đối thủ khi tình trạng suy thoái kết thúc. Chúng tôi đã
làm như vậy và thành công. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy".
Tất nhiên, Apple đang ở một vị thế gây nên sự thèm muốn cho các công ty khác. Công ty
có một bảng cân đối tài chính rất ấn tượng, rất nhiều tiền mặt và không phải đi vay nợ.
Nếu công ty của bạn có vị thế vững mạnh như vậy, hãy nhớ là bạn hoàn toàn cũng có thể
tận dụng thời kỳ suy thoái để trở nên mạnh mẽ hơn trong cạnh tranh.
Ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế,
bạn cũng có thể phát triển công ty
nếu như có chiến lược tốt
Ảnh nguồn: www.clipartheaven.com
Đây là bốn bước mà công ty bạn có thể áp dụng:
Đầu tiên, hãy đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển để các sản phẩm và dịch
vụ mới được tung ra khi công ty bắt đầu tăng trưởng trở lại. Các đối thủ của bạn có thể sẽ
lựa chọn cắt giảm việc nghiên cứu và phát triển, đặc biệt nếu như họ phải đối mặt với lãi
vay lớn, giảm sút đáng kể trong thu nhập... Nếu vậy, sự tăng trưởng nhanh chóng trong
hoạt động đầu tư của bạn sẽ tạo ra lợi thế sản phẩm mạnh mẽ trong những năm tới.
Thứ hai, dành thời gian để tìm hiểu khách hàng của những đối thủ yếu nhất của bạn.
Bạn có thể muốn thu hút số lượng lớn những khách hàng như vậy. Tuy nhiên, bạn cũng
cần nhận ra rằng các đối thủ cạnh tranh của bạn có lẽ cũng đang nỗ lực giữ chân các
khách hàng của họ.
Tuân theo bốn bước của Roberto, công ty bạn sẽ miễn nhiễm
với thời kỳ suy thoái kinh tế
Ảnh nguồn: www.dkimages.com
Tuy nhiên, có thể họ sẽ không đủ thời gian và vốn để tập trung vào những đối tượng
khách hàng nhỏ. Bạn nên tập trung sự chú ý vào những khách hàng mới đầy tiềm năng
này, đặc biệt là đối với những công ty có triển vọng tăng trưởng hấp dẫn và bảng cân đối
tài chính vững mạnh.
Thứ ba, nhận diện những nhà cung cấp và phân phối then chốt nhất của bạn và xác
định liệu họ có phải đang đối mặt với những suy yếu nghiêm trọng trong hoạt động kinh
doanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đánh giá những rủi ro mà công ty
bạn có thể gặp phải nếu họ kinh doanh yếu kém hoặc thậm chí là thất bại hoàn toàn.
Sau đó, hãy tìm những cách thức mà bạn có thể sử dụng để giúp đỡ các nhà cung cấp và
phân phối đó vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Thậm chí chỉ cần những hành động nhỏ nhặt
nhất đó đôi khi cũng có thể tạo dựng lòng trung thành lâu dài trong nhiều năm của các
nhà cung cấp và phân phối then chốt đối với công ty của bạn.
Cuối cùng, hãy cân nhắc cẩn thận về nhu cầu tìm kiếm nhân tài của bạn. Khi những
công ty giảm sút hoạt động, việc cắt giảm biên chế là điều đương nhiên, rất nhiều người
tài sẽ phải đi tìm công việc mới cho mình. Những công nhân lành nghề khác có thể sẽ
vẫn giữ được công việc của mình, nhưng có thể họ cũng sẽ hết ảo tưởng về những công
ty mà họ đang cạnh tranh hết sức để được vào. Cần lợi dụng cơ hội này để nhận biết và
thu hút những nhân viên có năng lực khi mà thị trường lao động đang nhan nhản những
nhân công thất việc.
- Bài viết đăng ở chuyên mục Conversation Starter của Michael Roberto trên trang
Harvard Business Online -
• Harvard"S
Ý kiến phản hồi của độc giả Harvad Business Online:
Ý kiến của Uday Gulvadi, Giám đốc Internal Audit Services - Eisner
LLP:
Phản ứng thường thấy ở hầu hết các công ty đó là cắt giảm chi phí và đầu tư
vào hoạt động R&D. Tôi coi đây là một điểm yếu của một công ty trong quy
trình quản lý rủi ro chiến lược.
Thách thức về mặt thời gian cũng có thể làm công ty mất đi những cơ hội
kinh doanh. Đây có thể là một thời điểm tốt để các công ty chiếm dụng các
tài sản kém hiệu quả hoặc tài sản không được khai thác tối ưu với mức giá
trị chiết khấu từ các đối thủ hoặc các công ty khác đang trong giai đoạn
khủng hoảng.
Một điều nữa cũng quan trọng không kém đối với các Giám đốc điều hành
đó là họ phải có khả năng truyền đạt rõ ràng chiến lược quản lý của công ty
trong thời kỳ khủng hoảng như Steve Jobs đã làm.
Đây là thời điểm mà các nhân viên - những người luôn lo sợ cho công việc
của mình - cảm thấy không an toàn nhất, do vậy những thông điệp trình
bày những cách thức mà công ty dự định tận dụng trong thời kỳ suy thoái rõ
ràng sẽ giúp thúc đẩy và tiếp thêm niềm tin cho nhân viên.
Ý kiến của Amit Kr Garg:
Bên cạnh những biện pháp mà tác giả đã nêu, tôi muốn đưa thêm một biện
pháp nữa liên quan đến việc đào tạo ngược chu kỳ. Giai đoạn suy thoái là
giai đoạn tốt nhất để có thể tiến hành đào tạo những nhân viên còn lại của
công ty và nâng cao năng lực của họ.
Cường độ công việc vào thời điểm này tương đối thấp và công ty có thể tận
dụng thời gian này một cách hiệu quả và giúp lực lượng lao động của mình
tham gia vào các hoạt động sản xuất. Tất cả những điều này sẽ giúp công ty
cạnh tranh được với các đối thủ khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại.