KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
I. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ NGUYÊN TẮC
HOẠCH TOÁN
1. Đặc điểm kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại là quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất
đến lĩnh vực tiêu dùng qua hai quá trình chủ yếu là mua hàng và bán hàng.
Đối tượng kinh doanh thương mại rất phong phú, bao gồm tất cả các
loại hàng hoá lưu thông trên thị trường, của nhiều ngành hàng khác nhau
như: hàng nông sản, thuỷ sản, hàng vật tư thiết bị, thực phẩm chế biến,…
Hoạt động mua, bán của các đơn vị kinh doanh thương mại có thể thực
hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán buôn là bán
hàng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh để tiếp tục quá trình lưu chuyển
của hàng hóa. Bán lẻ là bán cho người tiêu dùng, chấm dứt quá trình lưu
chuyển của hàng hóa.
Việc hạch toán các nghiệp vụ mua hàng và bán hàng là trọng tâm của
toàn bộ công tác kế toán trong các đơn vị thương mại.
2. Nguyên tắc hoạch toán hàng hóa và doanh thu bán hàng
2.1.Nguyên tắc hoạch toán hàng hóa:
Hàng hóa được hoạch toán chi tiết cả về giá trị lẫn hiện vật cho từng
địa điểm quản lý và sử dụng.
Vào thời điểm cuối năm, nếu xét thấy giá trị thuần túy có thể thực
được của hàng hóa nhỏ hơn giá gốc đang ghi sổ kế toán thì phải lập dự
phòng giảm giá.
Doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hoạch
toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì.
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại
Kế toán nhập, xuất hàng hóa phải phản ánh theo giá gốc hay còn gọi
là giá thực tế.
Giữ nguyên tắc thường xuyên kiểm tra, thận trọng, chóng gian lận.
Do đó, giữa thủ kho và kế toán hàng hóa là hai người khác nhau.
Hàng hóa được coi là tiêu thụ khi khách hàng thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán.
Giá gốc của hàng nhập kho phải tính cho từng nguồn nhập (giống
như giá gốc của nguyên vật liệu nhập kho)
• Đối với hàng hóa mua về nhập kho:
Trường hợp mua hàng trong nước:
Gía thực tế = giá mua + phí thu mua – khoản giảm giá và chiết khấu thương
mại
Trường hợp mua hàng hóa của thương nhân nước ngoài:
Gía thực tế = giá mua + các khoản thuế không được khấu trừ như thuế tiêu
thụ đặc biệt
thuế nhập khẩu + chi phí thu mua
Trong đó: chi phí mua hàng gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, phân loại, bảo
quản, bảo hiểm... hàng hoá từ nơi mua về đến kho; công tác phí của cán bộ
thu mua, khoản hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)...
• Đối với hàng hóa phải gia công chế biến
Giá thực tế thuê ngoài gia công chế biến gồm: giá thực tế xuất kho đem
đi gia công cộng chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bảo hiểm và tiền trả
cho người đi gia công.
• Đối với hàng hóa do liên doanh hay cổ đông góp vốn : giá thực tế hàng
hóa nhận liên doanh góp vốn liên doanh, cổ phần là giá thực tế được các
bên tham gia chấp nhận.
Trường hợp hàng hóa dịch dụ mua vào được dùng hóa đơn , chứng từ
đặc thù ghi thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp
2
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại
được căn cứ vào hàng hóa dịch dụ mua vào đã có thuế đễ định ra giá chưa
thuế vá thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Gía mua chưa thuế = giá thanh toán /(1+T%)
(T% là thuế suất thuế GTGT)
Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thủy
sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra, không có hóa đơn
để gia công , chế biến thì không được tính thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ.
Gía mua vào của hàng hóa = giá mua chưa có thuế GTGT + thuế nhập khẩu
(hay thuế khác) – khoản giảm giá
Chi phí thu mua hàng hóa = chi phí thu mua thực tế phát sinh + hao hụt định
mức phát sinh trong quá trình mua hàng
Đối với hàng hóa xuất kho
Theo chuẩn mực 02-hàng tồn kho, các doanh nghiệp có thể sử dụng một
trong 4 phương pháp để xác định trị già hàng tồn kho, mỗi phương pháp sẽ
tác động lên báo cáo tài chính của doanhn nghiệp theo những cách khác
nhau.
+Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO: First In First Out)
Theo phương pháp này, người ta giả định hàng hóa xuất kho trong kỳ
được xuất ra theo thứ tự từng lần nhập: Hàng nhập kho trước được xuất ra
trước, hàng nhập kho sau được xuất ra sau, xuất hết đợt nhập kho trước mới
xuất đến đợt nhập kho sau. Trị giá hàng hóa xuất kho được tính theo giá
nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập kho lần sau.
+Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO : Last In First Out)
Thep phương pháp này, hàng hóa xuất kho trong kỳ được xuất ra với giả
định: hàng nhập kho lần sau cùng được xuất ra đầu tiên, xong mới xuất đến
3
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại
đợt nhập kho trước đó. Trị giá hàng hóa xuất kho được tính hết theo giá
nhập kho lần sau cùng, xong mới tính theo giá nhập kho lần trước đó.
+Phương pháp bình quân gia quyền (Weighted Average)
Theo phương pháp này, trị giá hàng hóa xuất kho trong kỳ được tính theo
giá trị trung bình của hàng hóa tồn kho đầu kỳ và hàng hóa nhập kho trong
kỳ như sau:
Trị giá hàng
hóa xuất kho
=
Số lượng
hàng hóa
xuất kho
X Đơn giá bình quân
Trong đó:
Đơn giá bình
quân
=
Giá gốc hàng hóa tồn
kho đầu kỳ
+
Giá gốc hàng hóa nhập
kho trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn
kho đầu kỳ
+
Số lượng hàng hóa nhập
kho trong kỳ
Đơn giá bình quân có thể được tính theo thời kỳ hay mỗi khi nhập một lô
hàng về.
-Bình quân gia quyền di động: bình quân gia quyền liên hoàn, bình quân
theo mỗi lần nhập kho.
-Bình quân gia quyền cố định: căn cứ vào số liệu tồn kho đầu kỳ và tất cả
các lần nhập trong kỳ.
+Phương pháp thực tế đích danh (Specific indentification)
Còn gọi là phương pháp giá đích danh. Theo phương pháp này, cần nhận
diện chính xác lượng hàng xuất kho thuộc về những lần mua nào, với giá
nào, từ đó có thể tính ra tổng giá trị của chúng.
2.2.Nguyên tắc hoạch toán doanh thu bán hàng:
4
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại
o Hàng hóa đã ban thì hoạch toán vào doanh thu bán hàng, không phân biệt
là đã thu tiền hay chưa.
o Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, doanh thu bán hàng là chưa có thuế GTGT
o Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hay chịu thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là giá thanh toán.
o Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu thì doanh
thu bán hàng là giá thanh toán ( bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất
khẩu)
o Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gởi bán theo phương thức đúng giá
hưởng hoa hồng thì doanh thu là phần hoa hồng được hưởng.
o Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chập trả góp thì doanh thu
bán hàng được ghi nhận theo giá bán trả ngay ,và ghi nhận vào doanh thu
hoạt động tài chính phần lãi trên khoản trả chậm phù hợp với thời điểm ghi
nhận doanh thu được xác nhận.
o Những hàng hóa được xác định là đã bán nhưng vì lý do về chất lượng,
quy cách,…từ đó người mua trả lại hoặc yêu cầu giảm giá và doanh nghiệp
chấp thuận, hoặc người mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu
thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng được theo dõi riêng
biệt trên các tài khoản 531, 532, 521.
5
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại
II. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGHIỆP VỤ MUA HÀNG
1.Chứng từ thủ tục nhập hàng :
Nghiêp vụ mua hàng ở các đơn vị kinh doanh thương mại chủ yếu được
tiến hành trên cơ sở các hợp đồng đã đươc kí kết với các đơn vị bên bán và
thường thực hiện theo 2 phương thức: chuyển hàng hoặc nhận hàng.
Những chứng từ có liên quan đến quá trình mua hàng là: Phiếu yêu cầu
mua, đơn đặt hàng, hóa đơn, báo cáo nhận hàng, phiếu kiểm soát, séc thanh
toán và bảng sao kê ngân hàng.
Theo phương thức chuyển hàng: bên bán hàng sẽ căn cứ vào hợp đồng đã
ký kết chuyển hàng cho đơn vị mua theo kế hoạch và giao hàng tại địa điểm
đã được 2 bên thoả thuận ghi trong hợp đồng. Khi chuyển hàng bên bán
thường sử dụng “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. Sau khi hàng hoá
đã được giao nhận xong, bên bán phải lập và gửi cho bên mua chứng từ
“Hoá đơn GTGT” hay “Hoá đơn bán hàng” cho số hàng đã bán, trong đó ghi
rõ: số lượng, chất lượng, đơn giá của từng mặt hàng, thuế GTGT nếu có và
tổng số tiền bên mua phải thanh toán. Chứng từ trên được dùng làm căn cứ
để bên mua thanh toán tiền hàng cho bên bán, ghi sổ sách và kiểm tra khi
cần thiết .
Theo phương thức nhận hàng: bên mua sẽ ủy nhiệm cho cán bộ nghiệp
vụ đến nhận hàng ở bên bán theo địa điểm qui định trong hợp đồng. Người
nhận hàng mang giấy ủy nhiệm đến nhận hàng tại kho của bên bán hoặc tại
địa điểm do bên bán chỉ dịnh. Sau khi nhận hàng xong, người được ủy
nhiệm ký xác nhận trên chứng từ bán hàng của bên bán và nhận 1 bản (liên
2) mang về nộp cho phòng kế toán.
Trường hợp mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản của người trục tiếp
sản xuất bán ra hoặc người không kinh doanh bán, không có hóa đơn theo
chế độ qui định thì phải lập bảng kê hàng hóa mua vào theo đúng qui đinh để
làm cơ sở nhập hàng.
Nếu hàng mua về có số lượng lớn hoặc có tính chất lý, hóa phức tạp hay
thuộc dạng quý hiếm thì phải qua giai đoạn kiểm nghiệm. Khi kiểm nghiệm,
phải căn cứ vào chứng từ của bên bán cung cấp, đối chiếu với số kiểm
nghiệm thực tế về số lượng, chất lượng. Bất kỳ một sai lệch nào giữa số
kiểm nhận thực tế với số ghi trên chứng từ của bên bán đều phải được phản
ánh trên “Biên bản kiểm nghiệm” có ghi rõ cách xử lý để tiện cho việc ghi
sổ theo dõi của kế toán
Biên bản kiểm nghiệm được lập thành 2 bản: 1 bản giao cho phòng cung
tiêu, 1 bản giao cho phòng kế toán.
6
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại
Trường hợp hàng mua không đúng số lượng, qui cách phẩm chất so với
chứng từ hóa đơn thì lập thêm 1 bản gửi cho bên bán kèm ktheo các chứng
từ có liên quan để giải quyết.
Sau khi kiểm nhận,lập phiếu nhập kho theo dúng với số hàng thực tế đã
nhận. Phiếu nhập kho được lập thành 2 hoặc 3 bản: 1 bản lưu ở nơi lập
phiếu; 1 bản thủ kho dùng để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán;
1 bản (nếu có) người nhập giữ.
2. Tài khoản sử dụng :
Ngoài các tài khoản ( TK )có liên quan đế việc mua hàng như các TK
vốn bằng tiền,TK phải trả người bán,TK thuế GTGT được khấu trừ. Kế toán
còn sử dụng TK chủ yếu tình hình và kết quả mua hàng là TK 156 “Hàng
hóa” hay TK 611 “ Mua hàng” , phụ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng
tồn kho đang áp dụng tại doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên thì kế toán sẽ sử dụng tài khoản 156 “Hàng hoá” để
phản ánh tình hình và kết quả thu mua hàng hoá mà không sử dụng
đến tài khoản 611 “Mua hàng”. Tài khoản 156 “hàng hoá” trong
trường hợp này sẽ có nội dung và kết cấu như sau:
Tài khoản 156 “Hàng hoá”
Bên “Nợ”
- Trị giá mua vào của hàng hoá
(tính theo giá chưa có thuế hay đã có
thuế GTGT)
- Thuế nhập khẩu hay thuế tiêu
thụ đặc biệt phải nộp khi mua hàng
- Chi phí thu mua hàng hoá
- Trị giá của hàng đã bán bị trả
lại
- Trị giá của hàng hoá thuê ngoài
gia công
- Trị giá hàng hoá phát hiện thừa
khi kiểm kê
- Trị giá hàng hoá bất động sản
mua vào hoặc chuyển từ bất động
sản đầu tư
Số dư Nợ : giá thực tế hàng hoá tồn
kho
Bên “Có”
- Trị giá hàng hoá xuất kho để
bán, giao đại lý, ký gởi, thuê ngoài
gia công chế biến hoặc sử dụng cho
sản xuất kinh doanh
- Các khoản giảm giá được
hưởng
- Các khoản chiết khấu thương
mại hàng mua được hưởng.
- Gía mua của hàng đã mua, trả
lại cho người bán
- Trị giá hàng hoá bị thiếu hụt, hư
hỏng, mất phẩm chất khi kiểm kê
- Chi phí thu mua phân bổ cho
hàng hoá đã bán trong kỳ
- Trị giá hàng hoá bất động sản
đã bán hoặc chuyển thành bất động
sản đầu tư,…
7
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại
Tài khoản 156 có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1561 “giá mua hàng hoá” – TK này được dùng để phản ảnh giá trị
hiện có và tình hình biến động của hàng hoá mua vào đã nhập kho theo chỉ
tiêu giá mua
- TK 1562 “chi phí thu mua hàng hoá” – TK này được dùng để phản ảnh
chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh liên quan đến số hàng đã thu mua
trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hoá cho khối lượng hàng
đã bán được trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ (bao gồm hàng tồn trong kho và
cả hàng gởi đi bán, hàng gởi đại lý, ký gởi lúc cuối kỳ)
- TK 1567 “Hàng hoá bất động sản” – TK này phản ánh loại hàng hoá là
bất động sản như nhà, đất, …..
Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ thì sẽ sử dụng cả 2 TK 156 và TK 611
Tài khoản 156 “Hàng hoá”
Bên Nợ:
Kết chuyển giá thực tế hàng hoá
tồn kho lúc cuối kỳ
Số dư Nợ: Gía thực tế hàng hoá
tồn kho
Bên Có:
Kết chuyển giá thực tế hàng hoá
tồn kho lúc đầu kỳ
Tài khoản 611 (6112) “Mua hàng hoá”
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá trị hàng
hoá chưa bán lúc đầu kỳ
- Trị giá mua vào của hàng
hoá (tính theo giá chưa thuế
hay đã có thuê GTGT)
- Thuế nhập khẩu hay thuế
tiêu thụ đặc biệt phải nộp
- Chi phí thu mua hàng hoá
- Gía vốn của hàng dã bán ở
kỳ trước nay bị trả lại
Bên Có:
- Các khoản giảm giá được
hưởng
- Gía mua của hàng đã mua
trả lại cho người bán
- Kết chuyển giá trị hàng
hoá chưa bán được lúc cuối kỳ
- Gía thực tế của hàng hoá
đã bán trong kỳ
8
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.1 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên
3.1.1 Hàng hóa mua ngoài nhập kho doanh nghiệp, căn cứ hóa đơn, phiếu
nhập kho và các chứng từ có liên quan:
Đối với hàng hóa mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ:
- Nếu mua hàng trong nước, ghi:
Nợ TK 1561 - Hàng hóa (Gía chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331,…(tổng giá thanh toán)
- Nếu mua hàng trực tiếp nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 1561 - Hàng hóa (Gía mua cộng thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,…
Có TK 3333- Thuế xuất nhập khẩu
- Đồng thời phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp Ngân sách
Nhà nước, ghi:
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33312- Thuế GTGT hàng
nhập khẩu)
- Trường hợp mua nhập khẩu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu, ghi:
Nợ TK 1561 - Hàng hóa (Gía mua cộng với thuế nhập khẩu và thuế
tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,…
Có TK 3333- Thuế xuất nhập khẩu
Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối với hàng hóa mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Nếu mua hàng trong nước, ghi:
Nợ TK 1561 - Hàng hóa (Tổng giá thanh toan)
Có TK 111, 112, 141, 331,…(tổng giá thanh toán)
Nhóm 4 9
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
- Nếu mua hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 1561 - Hàng hóa (Gía mua cộng thuế nhập khẩu cộng thuế
GTGT hàng nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu ( nếu có )
Có TK 111, 112, 331,…
Có TK 3333- Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33312)
3.1.2 Trường hợp đã nhận được hóa đơn của người bán nhưng đến cuối kỳ
hàng hóa chưa về nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn, ghi:
Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331,…
- Sang kỳ kế toán sau, khi hàng mua đang đi đường về nhập kho, ghi:
Nợ TK 1561 - Hàng hóa
Có TK 151- Hàng mua đang đi đường
3.1.3 Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331,…
Có TK 1561- Hàng hóa
Có TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
3.1.4 Gía trị hàng hóa mua ngoài không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp
đồng kinh tế phải trả cho người bán hoặc số tiền được giảm giá, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331,…
Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
Có TK 1561 - Hàng hóa
Có TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
3.1.5 Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa dùng vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ,
ghi:
Nợ TK 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 331,…
3.1.6 Hàng hóa bất dộng sản mua về để bán, ghi:
Nợ TK 1567 - Hàng hóa bất động sản
Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…
3.1.7 Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa bất động sản,
ghi:
Nợ TK 1567 - Hàng hóa bất động sản
Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…
Nhóm 4 10
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
3.1.8 Trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở
hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để bán:
Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu tư để
bán, ghi:
Nợ TK 1567- Hàng hoá bất động sản -gía trị còn lại của BĐS đầu tư
Nợ TK 2147- Hao mòn TSCĐ (Số hao mòn luỹ kế)
Có TK 217- BĐS đầu tư (Nguyên giá)
Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích
bán, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 152, 334, 331,…
Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục
đích bán, kết chuyển toàn bộ chi phí tăng giá trị BĐS, ghi:
Nợ TK 1567 - Hàng hoá bất động sản
Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
3.1.9. Trị giá hàng hoá xuất bán được xác định là tiêu thụ, căn cứ hoá đơn
GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 632- Gía vốn hàng bán
Có TK 1561- Hàng hoá
+ Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng:
Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hàng
hoá xuất bán thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,…(Tổng giá thanh toán)
Có TK 5111, 5121 (Gía bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311- Thuế GTGT phải nộp
Nếu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,…(Tổng giá thanh toán)
Có TK 5111, 5121,…(Tổng giá thanh toán)
3.1.10 Trường hợp thuê ngoài gia công chế biến hàng hoá:
a) Khi xuất kho hàng hoá đưa đi gia công chế biến, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 1561- Hàng hoá
b) Chi phí gia công chế biến hàng hoá, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…
Nhóm 4 11
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
c) Khi gia công xong nhập lại kho hàng hoá, ghi:
Nợ TK 1561- Hàng hoá
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3.1.11 Khi nhập kho hàng hoá gửi cho khách hàng hoặc xuất kho cho các
đại lý, ghi:
Nợ TK 157- Hàng gửi đi bán
Có TK 1561- Hàng hoá
3.1.12 Khi xuất kho hàng hoá cho các đơn vị hạch toán hụ thuộc để bán:
Nếu sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Có TK 1561 - Hàng hoá
Nếu sử dụng hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, khi xuất kho hàng
hoá, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 632- Gía vốn hàng bán
Có TK 1561- Hàng hoá
3.1.13 Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất kho để
sử dụng nội bộ:
a) Nếu hàng hoá xuất kho để sử dụng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp khấu trừ, phản ánh doanh thu hàng bán nội bộ theo giá
vốn hàng xuất kho, ghi:
Nợ TK 632, 627, 641, 642,…(Gía vốn hàng xuất kho)
Có TK 5121 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:
Nợ TK 632- Gía vốn hàng bán
Có TK 156- Hàng hoá
b) Nếu hàng hoá xuất kho để sử dụng nội bộ phục vụ cho hoạt đông sản
xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,
phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá vốn hàng xuất kho. Thuế
GTGT đầu ra phải nộp không được khấu trừ phải tính vào chi phí, ghi:
Nợ TK 632, 627, 641, 642,…(Gía vốn hàng xuất kho cộng thuế GTGT
đầu ra)
Có TK 33311- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:
Nợ TK 632 - Gía vốn hàng bán
Có TK 1561 - Hàng hoá
Nhóm 4 12
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
3.1.14 Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất kho để
biếu tặng hoặc để trả thay lương:
a) Nếu xuất kho hàng hoá để biếu tặng (Chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng)
hoặc để trả thay lương phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ, phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế, ghi:
Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng phúc lợi (Nếu xuất kho để biếu tặng)
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (Nếu xuất kho để thay lương)
Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:
Nợ TK 632- Gía vốn hàng bán
Có TK 1561 - Hàng hoá
b) Nếu xuất kho hàng hoá để biếu tặng (Chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng)
hoặc để trả thay lương phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, phản ánh doanh thu bán
hàng theo giá bán chưa có thuế, ghi:
Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng phúc lợi (Nếu xuất kho để biếu tặng)
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (Nếu xuất kho để thay lương)
Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:
Nợ TK 632- Gía vốn hàng bán
Có TK 1561 - Hàng hoá
3.1.15 Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp, hoăc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuất biếu tặng,
sử dụng nội bộ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán,
ghi:
Nợ TK 641, 642, 431
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán
Có TK 1561 – Hàng hóa
3.1.16 Xuất hàng hóa đưa đi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát:
a) Khi xuất hàng hóa đem góp vốn liên doanh, ghi:
Nợ TK 222 – Góp vốn liên doanh (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn
giá trị ghi sổ của hàng hóa)
Có TK 156 – Hàng hóa
Nhóm 4 13
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
Có TK 711 – Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ
hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa tương ứng với phần lợi ích của các bên khác
trong liên doanh)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá đánh
giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa tương ứng với phần lợi ích của
mình trong liên doanh).
b) Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán số hàng đó cho bên thứ
ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển số doanh thu chưa thực hiên
vào thu nhập khác trong kì, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711- Thu nhập khác
3.1.17 Xuất hàng hóa đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên doanh (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn
giá trị ghi sổ của hàng hóa)
Có TK 156 – Hàng hóa
Có TK 711 – Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ
hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa)
3.1.18 Cuối kì khi phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã xác định là bán
trong kì,ghi :
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán.
Có TK 1562 – chi phí thu mua hàng hóa
3.1.19 Mọi trường hợp phát sinh thừa hàng hoá bất kì ở khâu nào trong kinh
doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, kế toán căn cứ vào nguyên
nhân đã xác định để xử lí và hạch toán:
a) Nếu do nhằm lẫn cân đo, đong, đém do quên ghi sổ,…Thì điều chỉnh
lại sổ kế toán.
b) Nếu hàng hóa thừa thuộc quyền sở hữu của người khác, thì giá trị hàng
hóa thừa ghi Nơ TK 002 – Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công (tài
khoản ngoài bảng (cân đối kế toán). Sau đó khi trả lại hàng hóa cho đơn vị
khác ghi Có TK 002.
c) Nếu chưa xác định rõ nguyên nhân chờ xử lí, ghi :
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác
d) Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lí hàng hóa thừa, ghi :
Nợ TK 3381 – Phải trả phải nộp khác
Có TK (các TK liên quan)
3.1.20. Mọi trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hóa ở khâu nào
trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ
vào quyết định của cấp có thẩm quyền để xử lí và ghi sổ kế toán :
Nhóm 4 14
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
a) Phản ánh giá trị hàng hóa chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lí
ghi :
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lí
Có TK 156 – Hàng hóa
b) Khi có quyết định chờ xử lí của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 111, 112…(nếu do cá nhân gây ra phải bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động (Do cá nhân gây ra trừ vào
lương)
Nợ TK 1388 – Phải thu khác (phải thu tiền bồi thường của người phạm
lỗi)
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt mất mát còn lại)
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
3.1.21. Trị giá hàng hóa bất động sản được xác định là bán trong kì căn cứ
hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao hàng hóa bất động
sản, ghi:
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán
Có TK 1567 –Hàng hóa bất động sản
Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hóa BĐS:
+ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111,112,331…
Có TK 5117 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 111,112,331…
Có TK 5117 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tổng giá
thanh toán)
3.2 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ
3.2.1 Đầu kỳ, kế toán căn cứ giá trị hàng hoá đã kết chuyển cuối kỳ trước
kết chuyển giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 6112- Mua hàng hoá
Có TK 156 – Hàng hoá
3.2.2 Cuối kỳ kế toán:
Tiến hành kiểm kê xác định số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Căn
cứ vào tổng giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ, ghi
Nhóm 4 15
Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại GVHD:VÕ XUÂN HƯỞNG
Nợ TK 156- Hàng hoá
Có TK 6112- Mua hàng hoá
Căn cứ vào kết quả xác định tổng giá trị hàng hoá đã xuất bán, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 6112- Mua hàng hoá
Ví dụ minh họa :
Tại DN thương mại hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp
dụng phương pháp` kê khai thường xuyên kế toán hàng tồn kho trong kỳ có
các số liệu như sau:
1.Mua sản phẩm A nhập kho, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá mua
sản phẩm A là 120.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng
sản phẩm được ghi trên hóa đơn do bne6 bán xuất 2.000 sản phẩm, số lượng
sản phẩm thực nhập kho là 1.960 sản phẩm.Phần hàng hóa thiếu chưa rõ
nguyên nhân chờ giải quyết.
2.Mua sản phẩm B nhập kho để bán, đã thanh toán tiền cho người bán qua
ngân hàng. Giá mua sản phẩm B là 150.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế
GTGT 10%.Số lượng sản phẩm được ghi trên hóa đơn do bên bán xuất là
1.000 sản phẩm, số lượng hàng hóa thực nhập kho là 950 sản phẩm. Phần
hàng hóa thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ giải quyết.
3.Sản phẩm A thiếu do đơn vị vận tải làm mất. Đơn vị vận tải cam kết sẽ
thanh toán số tiền này.
4.Mua hàng hóa C nhập kho để bán, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá
mua hàng hóa C là 100.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%. Số
lượng sản phẩm C ghi trên hóa đơn do bên bán xuất là 3.000 sản phẩm, số
lượng sản phẩm C thực nhập kho là 2.800 sản phẩm. Phần hàng hóa C thiếu
chưa rỏ nguyên nhân.
Nhóm 4 16