Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.73 KB, 13 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm cạnh
tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và
phát triển kinh tế thị trường.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh như:
Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là: “Sự ganh đua, kình
địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên
sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Theo Karl Marx cạnh tranh được hiểu như sau: “Cạnh tranh có nghĩa là sự đấu
tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị
nhằm đạt được những ưu thế, lợi ích, mục tiêu xác định”.
Theo những quan điểm này thì cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế,
ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của
mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều
kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mỗi chủ thể kinh tế buộc phải chấp nhận cạnh
tranh, ganh đua với nhau, phải không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế so với các đối
thủ. Cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển và
tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh
hóa các quan hệ xã hội.
Có nhiều cách phân loại cạnh tranh. Theo cấp độ nghiên cứu thì cạnh tranh được
chia làm 3 loại hình sau:
 Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia hay nền kinh tế.
 Cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.
 Cạnh tranh ở cấp độ ngành hay sản phẩm dịch vụ.
Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có
chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần
thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là


thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…
1.1.1.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và những đặc thù trong cạnh tranh
của ngân hàng thương mại
Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một
doanh nghiệp đặc biệt, NHTM cũng tồn tại vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế,
các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng
cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh
sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng,
mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh
trong NHTM cũng là sự ganh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả những khả
năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp
những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có đặc trưng riêng của mình so với các
NHTM khác trên thị trường.
Tuy nhiên so với các loại hình kinh tế khác, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
có những đặc thù riêng:
Một là, cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh
xảy ra rủi ro hệ thống. Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là một lĩnh vực kinh doanh rất
nhạy cảm, chịu tác động của rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền
thống văn hóa… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất
nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung.
Hai là, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn để dành giật thị
phần, nhưng cũng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh
để tránh rủi ro hệ thống. Do hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả
các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, từng cá nhân thông qua hoạt động huy động tiền gửi
tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời trong hoạt động
kinh doanh của mình các ngân hàng cũng thường mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ
các đối tượng khách hàng chung.
Ba là, cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trường có sự can thiệp gián tiếp và
thường xuyên của NHTW của mỗi quốc gia hoặc của khu vực. Hoạt động của các NHTM
có liên quan tới rất nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế nên để tránh nguy cơ xảy

ra rủi ro hệ thống, NHTW đều có sự giám sát chặt chẽ thị trường này và đưa ra hệ thống
cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM
không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau như các loại hình kinh doanh khác
trong nền kinh tế.
Bốn là, sự cạnh tranh của các NHTM là loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi
những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác. Điều đó là do
hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ phạm vi trong
một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối
ngoại; vì thế, hoạt động kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố trong nước và quốc tế như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các
nước, các thông lệ quốc tế… đặc biệt là chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện cơ sở
hạ tầng, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
1.1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, nhưng đến nay vẫn
còn rất nhiều các quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Một cách chung nhất,
theo từ điển thuật ngữ kinh tế học thì “năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị
phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần
hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt do đó năng lực cạnh tranh của NHTM có
nhiều điểm giống với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh
tranh của NHTM có thể được định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là
khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở
rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục
tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và
vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh” (PGS.TS. Nguyễn Thị
Quy – Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập).
1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Để có một cái nhìn đầy đủ và bản chất về hệ thống NHTM chúng ta không thể tách
rời hoạt động của NHTM ra khỏi hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính cũng không thể

không phân tích những yếu tố trong môi trường quốc gia về cầu, về các yếu tố sản xuất, về
các ngành liên quan và phụ trợ và tác động của các yếu tố đó đến hoạt động cũng như năng
lực tài chính của NTHM. Như vậy, hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ
thống ngân hàng của một quốc gia bao gồm hai bộ phận: các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh
tranh nội tại của các NHTM trên giác độ vi mô và các chỉ tiêu đánh giá tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng
1.1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
*Các chỉ tiêu định lượng phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
• Quy mô vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn
Quy mô vốn chủ sở hữu: về mặt lý thuyết, vốn điều lệ và vốn tự có đang đóng
vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Vốn điều lệ cao sẽ giúp ngân hàng tạo
được uy tín trên thị trường và tạo lòng tin nơi công chúng. Quy mô vốn chủ sở hữu
phản ánh sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó.
Mức độ an toàn vốn: ngân hàng có quy mô vốn CSH lớn hơn sẽ được coi là có ưu
thế hơn, tuy nhiên thực tế cho thấy quy mô vốn CSH lớn không có nghĩa là có mức độ an
toàn vốn cao. Để đánh giá độ an toàn vốn của NHTM người ta sử dụng hệ số CAR (hệ số
an toàn vốn). Hệ số CAR chính là tỷ lệ giữa vốn CSH trên tổng tài sản có rủi ro chuyển
đổi (theo Ủy ban giám sát tín dụng Basel). Theo tiêu chuẩn quốc tế thì CAR tối thiểu phải
đạt 8%. Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng
tạo được uy tín, sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng càng lớn.
 Quy mô và khả năng huy động vốn
Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng. Khả năng huy động vốn tốt tức là ngân hàng đó sử dụng
các sản phẩm dịch vụ, hay công cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách hàng.
Khả năng huy động vốn của ngân hàng thường được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Quy mô tổng nguồn vốn huy động;
- Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động;
- Tổng nguồn vốn huy động/ Tổng nguồn vốn;
• Chất lượng tài sản có
Tài sản có của ngân hàng là phần nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả

năng thanh toán của ngân hàng đó. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu hợp nhất phản ánh
khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một
ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất trong
phân tích hoạt động ngân hàng. Chất lượng tài sản có được thể hiện thông qua các chỉ
tiêu như:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng;
- Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng tài sản;
- Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động;
- Khả năng thu hồi các khoản nợ xấu;
• Mức sinh lời
Mức sinh lời không những phản ánh kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của
NHTM mà còn phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của NHTM.
+ ROE (Reture on equity – thu nhập ròng trên vốn CSH)
Thu nhập sau thuế
ROE = x 100 (%)
Vốn chủ sở hữu
ROE là tỷ số phản ánh mức độ sinh lời cho chủ sở hữu từ một đồng vốn họ bỏ ra,
đo lường tỷ lệ thu nhập của các cổ đông đền bù cho việc chấp nhận rủi ro và đầu tư vào
ngân hàng. Vì vậy, ROE luôn được các chủ ngân hàng và các nhà quản lý quan tâm. ROE
cao sẽ thu hút được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, để tỷ lệ ROE cao ngân hàng cần thông
qua nhiều biện pháp như kiểm soát rủi ro hiệu quả, hạn chế khoản vay xấu,…
Tuy nhiên nếu ROE cao nhưng ROA thấp thì lại là một dấu hiệu không tốt. Vì
như vậy chứng tỏ vốn CSH của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn
vốn. Tức là tỷ lệ vốn CSH trên tổng nguồn vốn nhỏ, dẫn đến nguy cơ rủi ro vỡ nợ cao.
Tỷ số ROE của các NHTM ở các nước luôn lớn hơn 15%.
+ ROA (Ruture on asset – Thu nhập ròng trên tổng tài sản)
Thu nhập sau thuế
ROA = x 100(%)
Tổng tài sản
Tỷ số ROA phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. ROA là một thông số

chủ yếu về tính hiệu quả quản lý của ban quản trị ngân hàng trong việc chuyển tài sản
thành thu nhập ròng. Tỷ lệ ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ
cấu tài sản hợp lý, sinh lời và linh hoạt.
+ NIM (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên)
Thu từ cho vay và đầu tư – Chi phí trả lãi cho tiền gửi

×