Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CHỦ đề sắt,hợp chất của sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.35 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ: SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT (2 tiết)
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này gồm hai bài:
Bài 31: Sắt.
Bài 32: Hợp chất của sắt.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
* Nội dung 1: Sắt.
- Vị trí trong bảng tuần hồn, cấu hình electron ngun tử sắt, ion Fe 2+, Fe3+, năng lượng ion hoá,
thế điện cực chuẩn của cặp Fe3+/ Fe2+, Fe2+ / Fe, số oxi hố, tính chất vật lí.
- Tính chất hố học của sắt : Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung
dịch axit, dung dịch muối).
* Nội dung 2: Hợp chất của sắt.
- Trong tự nhiên sắt ở dưới dạng các oxit sắt, FeCO3, FeS2.
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
- Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
- Tính oxi hố của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).
- Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3.
b) Kỹ năng:
* Nội dung 1: Sắt.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hố học của sắt.
- Viết các phương trình hố học minh hoạ tính khử của sắt.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định
tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm ; Bài tập khác có nội dung liên quan.
* Nội dung 2: Hợp chất của sắt.
- Dự đốn, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hố học các hợp chất
của sắt.
- Viết các phương trình hố học minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản


ứng ; Xác định cơng thức hố học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm ; Bài tập khác có nội dung liên
quan.
c) Thái độ
- Có ý thức bảo vệ mơi trường.
- Sử dụng nguồn tài ngun hợp lí và tận dụng các nguồn phế liệu có sẵn.
- Học sinh có thái độ tích cực chủ động nghiêm túc trong học tập trong hoạt động nhóm.
d. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
Năng lực đặc thù:
- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích được các hiện
tượng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm về tính chất của sắt và hợp chất của sắt.
- Năng lực vận dụng các kiến thức hóa học vào cuộc sống, biết được các tính năng, ứng dụng của
sắt, hợp kim sắt, phương pháp bảo vệ các vật dụng sắt và hợp kim sắt có hiệu quả.
- Năng lực tính tốn qua việc giải bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
Các năng lực khác:
- Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng (tìm những thơng tin về tính chất và ứng
dụng của sắt, hợp kim của sắt).
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Thông qua chuyên đề, học sinh có thể:


+ Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
+ Có khả năng tự tìm kiếm, chọn lọc thông tin cũng như liên kết các thông tin trong các bài
học, nhiều bộ môn thành một thông tin duy nhất.
+ Có khả năng đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề.
+ Có khả năng tổ chức công việc, làm chủ thời gian
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề và sử dụng các phương tiện trực quan (ND1)
- Phương pháp dạy học hợp tác (ND2)
- Hoạt động nhóm.

3. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng hệ thống tuần hồn, tranh vẽ, hình vẽ cấu tạo, mạng tinh thể của sắt, máy chiếu…
- Hóa chất: Đinh sắt, bột sắt,S, dung dịch FeSO 4, dung dịch FeCl3, dung dịch KMnO4, dung dịch
H2SO4, dung dịch NaOH, bình chứa khí O2 (đã điều chế sẵn).
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, công tơ hút,…
- Giáo án, phiếu học tập.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tích cực chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo sự lựa chọn và sự phân công.
4. Bảng mô tả các mức độ nhận thức

Loại câu
hỏi/bài
tập

Nhận biết

- Vị trí , cấu hình
electron lớp ngồi cùng
- Tính chất vật lí của
sắt, các hợp chất của
Câu hỏi/ sắt
bài tập - Các mức oxi hóa của
định tính sắt
- Tên các quặng sắt
- Ứng dụng của hợp
chất Fe (II) và hợp chất
Fe(III
Bài tập

định
lượng

Thông hiểu

Vận dụng thấp

- Ngun nhân gây ra
các tính chất lí, hóa của
sắt và các hợp chất của
sắt
- Phương pháp điều chế
một số hợp chất Fe (II)
và hợp chất Fe(III)

- Xác định hệ số
của phương trình
- Xác định chiều
phản ứng xảy ra

- Tìm và tính về
kim loại

Vận dụng
cao

- Bài tập
tổng hợp về
sắt và các
hợp chất của

sắt
- Thí nghiệm

Bài tập
- Nhận biết hợp
thực
chất sắt(II),
hành, thí
sắt(III)
nghiệm
5. Câu hỏi/ Bài tập kiểm tra , đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
a. Mức độ nhận biết
Câu 1: Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hồn các ngun tố hóa học. Cấu hình electron của ion
Fe3+ là
A. [Ar]3d6.
B. [Ar]4s23d3.
C. [Ar]3d5.
D. [Ar]4s13d4.
Câu 2: Trong các tính chất lý học của sắt thì tính chất nào là đặc biệt?
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.


C. Khối lượng riêng rất lớn.
D. Có khả năng nhiễm từ.
Câu 3: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất ?
A. Pirit sắt.
B. Hematit đỏ.
C. Manhetit.
D. Xiđerit.
Câu 4: Kim loại có trữ lượng trong vỏ Trái Đất đứng hàng thứ hai là

A. Al.
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 5: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là
A. HNO3.
B. H2SO4.
C. HCl.
D. CuSO4.
Câu 6: Công thức hóa học của sắt (III) hidroxit là
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)3.
C. Fe3O4.
D. Fe2(SO4)3.
Câu 7: Nếu cho dung dịch Fe2(SO4)3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt.
B. trắng xanh.
C. xanh lam.
D. nâu đỏ.
Câu 8: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe3O4.
B. Fe.
C. FeO.
D. Fe2O3.
Câu 9: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hố là
A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
D. FeO, Fe2O3.
b. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Để loại bỏ Fe trong hỗn hợp Fe và Cu, cần dùng dung dịch
A. H2SO4 đặc, nóng.

B. HNO3.
C. CuSO4.
D. NaOH dư.
Câu 2: Để hịa tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H 2SO4 (2) trong dung dịch
loãng cần dùng là
A. (1) bằng (2)
B. (1) gấp đôi (2)
C. (2) gấp đôi (1)
D. (1) gấp ba (2)
Câu 3: Cho 3,04 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 3,2 gam chất rắn. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 36,84%.
B. 42,11%.
C. 55,26%.
D. 63,14%.
Câu 4: Cho 11,2 gam kim loại R tác dụng hết với dd H2SO4 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí H2
(đktc). Kim loại R là
A. Mg.
B. Ca.
C. Fe.
D. Al.
Câu 5: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dd HCl lỗng (dư), đến khi phản
ứng xảy ra hồn tồn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn
hợp X là
A. 5,6 gam.
B. 8,4 gam.
C. 2,8 gam.
D. 1,6 gam.
Câu 6: Cho các chất: NaOH, Cu, Ba, Fe, AgNO3, NH3. Số chất phản ứng được với dung dịch
FeCl3 là

A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 7: Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch
Fe(NO3)2 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3
Mỗi mũi tên là một phản ứng, hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hoá khử ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 9: Một lọai muối FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3. Hóa chất có thể loại tạp chất là:
A. Fe
B. Cu
C. Mg
D. Ag.
c. Mức độ vận dụng
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch FeSO4 dư.


(e) Dẫn khí CO dư đi qua bột Fe2O3 nung nóng.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 2: Cho HNO3 loãng, HCl lần lượt tác dụng với Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3,
FeCO3, Fe(NO3)2. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là :
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 3: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X.
Cho tồn bộ X vào nước vơi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 10.
B. 30.
C. 15.
D. 16.
Câu 4: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị
của m là
A.32,50
B. 20,80
C. 29,25
D. 48,75
Câu 5: Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với
dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn cịn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,8.
B. 19,2.
C. 9,6.

D. 6,4.
d. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
(3) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
(4) Cho FeS vào dung dịch KHSO4.
(5) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm tạo thành kết tủa hoặc có khí sinh ra là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 2: Cho hỗn hợp B gồm 0,04 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M cho đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch D. Cho dung dịch D phản ứng với lượng dư
AgNO3 khối lượng kết tủa thu được là
A. 19,44 gam.
B. 114,8 gam.
C. 125,6 gam.
D. 134,24gam.
Câu 3: Cho 0,1 mol FeS2 vào dung dịch chứa 1,2 mol HNO 3 , sau khi phản ứng xong thu được dd
X và khí duy nhất NO. Tính khối lượng Cu để phản ứng hết với dung dịch X?
A. 16.
B. 12,8.
C. 3,2.
D. 22,4.
Câu 4: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit rắn trong khí trơ, thu
được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất khơng tan Z và
0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung
dịch H2SO4 , thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO 2 (ở đktc, là sản
phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,04
B. 6,29
C. 6,48
D. 6,96
Câu 5: Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch
H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hịa và
5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí khơng màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có
một khí khơng màu hóa nâu ngồi khơng khí).Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị
nào sau đây ?
A. 31,28
B. 10,8
C. 28,15
D. 25,51
6. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề
NỘI DUNG 1: SẮT ( 1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí , cấu hình electron lớp ngồi cùng, tính chất vật lí của sắt.


- Tính chất hố học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung
dịch axit, dung dịch muối).
- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
Kĩ năng
- Dự đốn, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.
- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực
nghiệm.

Thái độ
- Học tập nghiêm túc, chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng sắt và hợp kim sắt một cách hợp lý.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học.
- Qua việc thực hiện các hoạt động học trong bài học, HS được rèn luyện về năng lực tự học,
năng lực hợp tác, làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên (GV)
- Phấn viết, bảng.
- Bảng tuần hồn các ngun tố hố học.
- La bàn, nam châm tròn, nam châm thẳng.
- Dụng cụ, hoá chất: s, bột sắt, đinh sắt, dung dịch H 2SO4 loãng, dung dịch CuSO4, dung dịch
AgNO3, dung dịch HNO3 loãng, dung dịch HNO3 đặc, ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, kẹp
sắt,…
2. Học sinh (HS)
- Ơn tập kiến thức về sắt đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp hợp tác nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại.
- Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng.
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG
1. ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm tra sỉ số và tác phong của HS.
2. KIỂM TRA BÀI CŨ (không)
3. BÀI MỚI
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG
- Ở hoạt động trải nghiệm kết nối: Cho HS quan sát la bàn liên hệ thực tế sắt có ở đâu. Nắm bắt

thơng tin HS đã tìm hiểu về sắt từ đó có hướng dạy phù hợp.
- Hoạt động hình thành kiến thức: Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới để HS hình thành được các
kiến thức về sắt.
- Hoạt động luyện tập gồm câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tịi được thiết kế cho các nhóm HS tìm hiểu tại nhà giúp cho HS
phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và tạo sự kết
nối với bài học tiếp theo.
3.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT TỪNG HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI
a) Mục tiêu hoạt động
- HS quan sát la bàn, GV kết hợp 1 số thơng tin về sắt từ đó tạo hứng thú đi tìm hiểu kiến thức
mới.


- Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học; năng lực vận dụng
kiến thức hóa học vào cuộc sống.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động cá nhân:
GV: Cho HS quan sát la bàn. Yêu cầu HS cho biết ứng dụng và cách sử dụng la bàn ( Tích hợp
liên mơn GDQP và AN).
GV: Yêu cầu HS cho biết sắt còn có ở đâu nữa?
- Hoạt động cả lớp: HS trả lời, GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
GV bổ sung:
+ Bộ phận chính của la bàn là 1 kim nam châm, và 2 đầu của nam châm luôn hướng theo
hướng Nam – Bắc. Từ rất lâu trong lịch sử, loài người đã nhận thấy 1 vài loại quặng sắt có thể hút
được sắt vụn. Về sau người ta nhận thấy vật liệu dùng để làm nam châm thường là sắt, niken,
coban, mangan hay hợp chất của chúng.
+ Lịch sử văn minh nhân loại khởi đầu từ thời đại đồ đá, chuyển lên đồ đồng và tiếp nối là đồ

sắt cho đến tận ngày nay, chưa có thêm thời đại nào mới nữa. Điều đó cho thấy kim loại sắt và các
biến thể của nó quan trọng tới mức nào đối với văn minh nhân loại (tích hợp liên mơn Lịch sử).
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thơng qua quan sát: trong q trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí trong bảng tuần hồn, cấu hình electrong ngun tử
a) Mục tiêu hoạt động
Biết vị trí trong bảng tuần hồn, cấu hình electrong nguyên tử.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động cá nhân:
GV: Dùng bảng HTTH và yêu cầu HS xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hồn.
GV: u cầu HS viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+; suy ra tính chất hố học cơ bản của
sắt.
- Hoạt động cả lớp: HS trả lời, GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm:
I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HỒN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUN TỬ
- Ơ thứ 26, nhóm VIIIB, chu kì 4.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2
 Sắt dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe 2+ và có thể nhường thêm 1 electron
ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí của sắt
a) Mục tiêu hoạt động
- Biết tính chất vật lí của sắt.

b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động cá nhân:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết được những tính chất vật lý của sắt.
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm chứng minh sắt có tính nhiễm từ.


GV: Mỗi loại nam châm có hình dạng đường sức từ khác nhau và cách xác định hình dạng của
đường sức từ bằng thí nghiệm từ phổ. GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm. (Tích hợp liên
mơn Vật lý).
- Hoạt động cả lớp: HS trả lời, GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả họat động
- Sản phẩm:
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ: Là kim loại màu trắng hơi xám, có khối lượng riêng lớn (d = 8,9
g/cm3), nóng chảy ở 15400C. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Nghiên cứu về tính chất hóa học của sắt
a) Mục tiêu hoạt động
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử sắt các phản ứng minh họa tính khử của sắt.
- Tính chất hóa học của sắt: Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, dung dịch
axit, dung dịch muối)
- Dự đốn kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính khử của sắt.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực thực hành thí nghiệm hóa học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
* Dự đốn tính chất:
Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, bảng tuần hồn em hãy dự đốn tính chất hóa học của
sắt thơng qua độ âm điện, cấu tạo ngun tử, vị trí trong dãy điện hóa và trả lời các câu hỏi sau:

+ Dự đốn tính chất hóa học đặc trưng của sắt.
+ Cho biết các số oxi hóa của sắt.
Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số học sinh báo cáo, các học sinh khác góp ý bổ sung.
GV lưu ý học sinh một số ý:
- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, trong hợp chất sắt có hai số oxi hóa là +2 và +3.
+ Thể hiện số oxi hóa +2 khi phản ứng với các chất oxi hóa yếu;
+ Thể hiện số oxi hóa +3 khi phản ứng với các chất oxi hóa mạnh.
* Thực hành thí nghiệm kiểm chứng
Hoạt động nhóm:
- GV thơng qua các dụng cụ và hóa chất đã được chuẩn bị trước đề xuất các thí nghiệm chứng
minh tính chất hóa học đặc trưng của sắt (tác dụng với phi kim: lưu huỳnh…, tác dụng với axit,
tác dụng với dung dịch muối,…).
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, sau đó giáo viên mời đại diện một số nhóm báo cáo q trình
thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các PTHH xảy ra. Các nhóm khác đóng góp ý kiến.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn hóa kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả họat động
- Sản phẩm:
+ Xác định được vị trí , cấu hình electron lớp ngồi cùng của sắt.
+ Dự đốn, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.
. HS nêu ra các dự đốn tính chất hóa học đặc trưng của sắt.
. Nêu được các dụng cụ, cách tiến hành, kết quả thí nghiệm, giải thích các thí nghiệm theo bảng:

STT
1
2
3

Tên thí
nghiệm


Cách tiến hành

Hiện tượng

Giải thích, viết
PTHH (nếu có)


..
.
- Rút ra được tính chất hố học đặc trưng của sắt: tính khử trung bình.
III – TÍNH CHẤT HỐ HỌC
Có tính khử trung bình.
Với chất oxi hố yếu: Fe  Fe2+ + 2e
Với chất oxi hoá mạnh: Fe  Fe3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với lưu huỳnh
0

t0 +2 -2

0

Fe + S

FeS

b) Tác dụng với oxi
0


0

3Fe + 2O2

t0 +8/3 -2

+2

+3

Fe3O4 (FeO.Fe2O3)

c) Tác dụng với clo
0

0

2Fe + 3Cl2

t0

+3 -1

2FeCl3

2. Tác dụng với dung dịch axit
a) Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
0

+1


Fe + H
2SO4

+2

0

FeSO4 + H2

b) Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng
5
6
Fe khử N hoặc S trong HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng đến số oxi hố thấp hơn, cịn Fe bị oxi hố
3

thành Fe .
0

+5

+3

+2

Fe + 4HNO
3 (loaõng) Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

 Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối

0

+2

Fe + CuSO
4

+2

0

FeSO4 + Cu

.- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua tiến hành thí nghiệm: GV chú ý quan sát khi các HS tìm hiểu về tính chất hóa
học của sắt
+ Thông qua sản phẩm học tập: Qua báo cáo của học sinh GV tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh,
bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 4: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên
a) Mục tiêu hoạt động
- Biết trạng thái tồn tại của sắt trong tự nhiên.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động cá nhân:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết được trạng thái thiên nhiên của sắt.
- Hoạt động cả lớp: HS trả lời, GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả họat động
- Sản phẩm:
IV – TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN
- Chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau Al).
- Trong tự nhiên sắt chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất có trong các quặng: quặng manhetit

(Fe3O4), quặng hematit đỏ (Fe2O3), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng xiđerit (FeCO3),
quặng pirit (FeS2).
- Có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
- Có trong các thiên thạch.


- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về vị trí, cấu hình electron ngun tử, tính
chất vật lý, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên của sắt.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết
vấn đề thơng qua mơn học.
Nội dung hoạt động: Hồn thành các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Ở HĐ này GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt
động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/ bài tập trong phiếu
học tập.
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp
ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/ phương
pháp giải bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau:
Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố sắt (Z=26) là.
A. [Ar]3d6.
B. [Ar]3d8.
C. [Ar] 3d64s2.

D. [Ar]3d5.
Câu 2: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của sắt?
A. Kim loại nặng khó nóng chảy.
B. Màu vàng nâu, dẻo dễ rèn.
C. Dẫn điện và nhiệt tốt.
D. Có tính nhiễm từ.
Câu 3: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất ?
A. Pirit sắt.
B. Hematit đỏ.
C. Manhetit.
D. Xiđerit.
Câu 4: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch gồm các chất tan là
A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2, AgNO3.
C. Fe(NO3)3, AgNO3.
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 5: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4.
(2) Nhúng thanh hợp kim Zn - Fe vào dung dịch HCl.
(3) Để thanh thép lâu ngày ngồi khơng khí ẩm.
(4) Cho một ít mạt sắt vào dung dịch HCl có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
(5) Sợi dây phơi đồ có chỗ nối là Cu - Fe để lâu ngày ngồi trời.
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó Fe bị ăn mịn điện hóa? Giải thích?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả họat động
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thơng qua quan sát: trong q trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TỊI MỞ RỘNG
a) Mục tiêu hoạt động
Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
GVchia lớp thành các cặp đơi, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài


liệu tham khảo (thư viện, internet…) để giải quyết các câu hỏi sau:
1. Nêu các ứng dụng thực tế của sắt trong đời sống?
2. Tại sao những đồ dùng bằng sắt, thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng
được? Phương pháp bảo vệ các đồ vật bằng sắt?
3. Khi bảo quản dung dịch FeSO4 trong phịng thí nghiệm người ta thường ngâm vào dung dịch
một đinh sắt ?
c) Sản phẩm, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài giải của các nhóm.
- Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày vào đầu giờ
tiết sau.
GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS.
4. DẶN DỊ HS
- Về nhà hồn thành các bài tập trong SGK.
- Đọc trước bài một số hợp chất của sắt.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................
NỘI DUNG 2: HỢP CHẤT CỦA SẮT (1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Biết được :
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
Hiểu được :
- Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
- Tính oxi hố của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).
Kĩ năng
- Dự đốn, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hố học các hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh họa tính chất hố học .
- Nhận biết được ion Fe2+ , Fe3+ trong dung dịch.
- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.
- Xác định cơng thức hố học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
Thái độ
- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
- Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học.
- Năng lực tính tốn.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực đánh giá.


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên (GV)

- Phấn viết, bảng.
- Đinh sắt, mẩu dây đồng, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3.
2. Học sinh (HS)
- Ôn tập kiến thức về sắt đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp hợp tác nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại.
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG
1. ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm tra sỉ số và tác phong của HS.
2. KIỂM TRA BÀI CŨ (không)
3. BÀI MỚI
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG
- Ở hoạt động trải nghiệm kết nối: Cho HS quan sát video về vai trò của của sắt đối với cơ thể
từ đó tạo hứng thú đi tìm hiểu kiến thức mới.
- Hoạt động hình thành kiến thức: Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới để HS hình thành được các
kiến thức về một số hợp chất của sắt.
- Hoạt động luyện tập gồm câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tịi được thiết kế cho các nhóm HS tìm hiểu tại nhà giúp cho HS
phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và tạo sự kết
nối với bài học tiếp theo.
3.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT TỪNG HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI
a) Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới
của HS.
- Nội dung HĐ: Tìm hiểu về tính chất hóa học của Fe2+ (tính khử).
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên giới thiệu các video về vai trò sinh học của nguyên tố sắt đối với cơ thể, video về

nguồn nước bị ô nhiễm sắt và phương pháp xử lí. Từ các video cho học sinh thấy được trong thực
tế nguyên tố sắt tồn tại ở dạng cation Fe2+, Fe3+.
- GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành các thí nghiệm hoặc tìm video các thí nghiệm theo sự
phân cơng ở phiếu học tập số 1.
- GV yêu cầu các nhóm HS: quan sát, nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.
- HS trả lời, từ các thông tin HS trả lời. GV gợi ý để HS hoàn thành vào phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em hãy cho ví dụ về một số hợp chất sắt(II), nêu trạng thái, màu sắc, tính tan của các
hợp chất này.
Câu 2: Em hãy cho biết tính chất hoá học chung và riêng của hợp chất sắt (II) là gì? Vì sao?
Câu 3: HS làm thí nghiệm, quan sát và nêu hiện tượng, viết ptpu hóa học ( dạng phân tử và
ion thu gọn) xảy ra khi cho:
+ dung dịch FeSO4 tác dụng với dung dịch NaOH
+ dung dịch FeSO4 tác dụng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4.
Câu 4: Dự đốn hiện tượng và viết ptpu hóa học xảy ra khi cho FeO tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng.
Câu 5: Nêu cách điều chế oxit, hydroxit và muối sắt(II).
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động


- Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thơng qua quan sát: trong q trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của số hợp chất sắt(II)
a) Mục tiêu hoạt động
- Nêu được tính chất chung là tính khử và tính oxi hóa của FeO, muối Fe 2+, viết PTHH chứng
minh tính chất của sắt (II).

- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
-HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi hồn thành các câu hỏi trong phiếu học tập
1.
-HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm, trao đổi và bổ sung trong kết quả hoạt
động cá nhân.
-HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung . GV
giúp HS tìm lỗi sai để hồn chỉnh kiến thức.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi làm TN và giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng ion
thu gọn.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm:
I . HỢP CHẤT SẮT (II)
1. Tính chất vật lí:
- FeO: Chất rắn, màu đen, khơng tan trong nước, khơng có trong tự nhiên.
- Fe(OH)2: chất rắn, màu trắng xanh.
- FeSO4.7H2O, FeCl2.4H2O,... là những tinh thể màu xanh lục, tan tốt trong nước. FeCO3, FeS,
… chất rắn, khơng tan trong nước.
2.Tính chất hố học của hợp chất sắt (II).
* Tính chất chung: Tính khử:
Fe2+  Fe3+ + 1e
- Fe(OH)2 dễ bị OXH khi để ngoài khơng khí tạo tủa đỏ nâu Fe(OH)3.
t
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ��
� 4Fe(OH)3.
- Muối sắt(II) dễ bị OXH thành muối sắt(III) bởi các chất OXH như O2, Cl2, KMnO4/H2SO4,
HNO3, H2SO4 (đặc),...
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
5Fe2+ + MnO 4 + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 8H2O.

VD:
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
o

+2

t0

+5

+3

+2

3FeO + 10HNO
3 (loaõng) 3Fe(NO3)3 +NO +5H2O


3FeO + 10H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + 5H2O.
* Tính chất riêng:
- FeO, Fe(OH)2: cịn thể hiện tính bazơ khi tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng
VD: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
- FeO, muối sắt(II) còn thể hiện tính OXH khi gặp chất khử mạnh.
VD: FeO + H2 t  Fe + H2O
FeCl2 + Mg → Fe + MgCl2
o


2

t
- Fe(OH)2 dễ bị phân hủy: Fe(OH)2 ��
� FeO + H2O ( khơng có K )
2
t
4Fe(OH)2 + O2 ��
� 2Fe2O3 + 4H2O (có K )
2 . Điều chế hợp chất sắt (II)
o

o

t

o

Fe(OH)2  FeO + 2H2O
500-600

0C

Fe2O3 + CO 
2FeO + CO2 
FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl
Fe2 + + 2OH-  Fe(OH)2
FeO + 2HCl  FeCl2 +H2O
Fe(OH)2 + 2HCl  FeCl2 + 2H2O
2FeCl3 + Fe  3FeCl2
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các

HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hợp chất Sắt (III)
a) Mục tiêu hoạt động
- Nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa , viết
phương trình phản ứng chứng minh tính chất của sắt (III). Nêu được tính chất hóa học riêng của
hợp chất Fe2O3, Fe(OH)3. Biết được cách điều chế các hợp chất sắt(III).
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập
2
- HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm cùng làm thí nghiệm, trao đổi, bổ sung trong kết quả
hoạt động cá nhân.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung . GV giúp
HS tìm lỗi sai để hồn chỉnh kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Kể tên một số hợp chất sắt (III), nêu tính chất vật lí của các hợp chất này.
Câu 2: Tính chất hố học chung và riêng của hợp chất sắt (III) là gì ? Vì sao ?
Câu 3: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra và viết PTHH để giải thích hiện
tượng.
+ Điều chế Fe(OH)3 và phản ứng của Fe(OH)3 với dung dịch H2SO4, phản ứng nhiệt
phân Fe(OH)3 .
+ Mg + dung dịch FeCl3.
+ Cu + dung dịch FeCl3.
Câu 4: Dự đoán hiện tượng và viết ptpu hóa học xảy ra khi cho Fe 2O3 tác dụng với Al,
CO, H2, dung dịch HCl, HNO3.
Câu 5: Cách điều chế Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt(III).
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về viết phương trình phản ứng. Khi đó GV lưu ý

cho HS về tính chất của FeO.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả họat động
- Sản phẩm:
II. HỢP CHẤT SẮT (III)


Tính chất hố học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hố.
Fe3+ + 1e → Fe2+
Fe3+ + 3e → Fe
1. Một số hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, FeCl3.6H2O, Fe2(SO4)3.9H2O,…
* Tính chất vật lí:
. Fe2O3: Chất rắn, màu đỏ nâu, không tan trong nước.,
. Fe(OH)3: Chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước .
. muối sắt(III): ion Fe3+ có màu vàng nâu, nếu lỗng khơng màu..
2. Tính chất hố học:
a- Tính chất chung( đặc trưng): tính OXH
b- Tính chất riêng: Fe2O3 là oxit bazơ, Fe(OH)3 là một bazơ, kém bền.
3. TN:
a. dung dịch kiềm + dung dịch muối sắt (III).
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

2Fe(OH)3

t0

Fe2O3 + 3H
2O

b.

 2FeCl3 + Mg  MgCl2 + 2FeCl2.
FeCl2 + Mg  MgCl2 + Fe.
 2FeCl3 + Cu  2FeCl2 + CuCl2.
t
c. Fe2O3 + CO ��
� 2FeO + CO2
t
Fe2O3 + Al ��
� 2Fe + Al2O3
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HNO3  Fe(NO3)3 + 3H2O.
c. Điều chế: - Nhiệt phân Fe(OH)3 được Fe2O3
- Fe3+ + 3OH-  Fe(OH)3
- Fe2O3, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4, HNO3.
.- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thơng qua quan sát: trong q trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tính chất vật lý, tính chất hóa học, trạng thái
tự nhiên của hợp chất Fe2+ và Fe3+.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: Tự học, sử dụng ngơn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn
đề thơng qua mơn học.
Nội dung hoạt động: Hồn thành chuỗi phản ứng.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Ở HĐ này GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt
động cặp đơi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/ bài tập trong phiếu
học tập.
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp

ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hồn thành chuỗi phản ứng sau:
Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe

o

o


FeCl3
Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả họat động
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động của HS, giáo viên cần quan sát kĩ tất cả các
HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có biện pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các HS và sự chia sẻ của các HS khác, giáo viên chốt lại kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TỊI MỞ RỘNG
a) Mục tiêu hoạt động
Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
GVchia lớp thành các cặp đơi, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài
liệu tham khảo (thư viện, internet…) để giải quyết câu hỏi sau: Nước giếng khoan khi mới khoan
lên rất trong và có mùi tanh, để một thời gian thấy xuất hiện váng màu nâu. Loại nước này khi sử
dụng trong quá trình sinh hoạt gây lên rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe (gây gỉ sét,
hư hại thiết bị vệ sinh, làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu
hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, pha trà sẽ làm mất hương vị của trà). Ion nào đã
làm cho nước có hiện tượng trên? Cách khắc phục khi sử dụng loại nước này?

c) Sản phẩm, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài giải của các nhóm.
- Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày vào đầu giờ
tiết sau.
GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS.
4. DẶN DỊ HS
- Về nhà hồn thành các bài tập trong SGK.
- Đọc trước bài hợp kim của sắt.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................



×