Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (oligonnychus coffeae nietner) và biện pháp phòng trừ tại ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------------*-------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI NHỆN ĐỎ NÂU HẠI CHÈ
(OLIGONYCHUS COFFEAE NIETNER) VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI BA VÌ – HÀ NỘI

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Thị Vượng

HÀ NỘI – 2009


LỜI CẢM ƠN

Có được kết quả nghiên cứu này, ngồi sự cố gắng phấn đầu nỗ lực của
bản thân tôi cịn có sự tham gia và sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ
nghiên cứu Bộ mơn Nơng lâm kết hợp – Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc.


Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng cám ơn chân thành, sâu sắc tới Phó giáo
sư, Tiến sỹ Phạm Thị Vượng – người đã hết sức tận tình và chu đáo. Cơ đã
truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, chỉ dẫn cho tơi
từng bước đi để tập làm và hồn thành một luận án nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện và các
phòng chức năng, Ban lãnh đạo và tập thể Bộ môn Nông lâm kết hợp, đặc biệt
là các cán bộ thuộc bộ phận Ba Vì – Viện Khoa học kỹ thuật Nơng lâm
nghiệp miền núi phía Bắc đã tận tình giúp đỡ, động viên, cổ vũ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể Phịng cơn trùng; Phịng Chẩn
đốn giám định – Viện Bảo vệ thực vật đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, Ban lãnh đạo và tập
thể cán bộ Ban Đào tạo sau đại học – Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các đồng nghiệp và toàn thể bạn bè,
gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn.
Cuối cùng, tơi cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh
đạo Ủy ban nhân dân, Phịng Nơng nghiệp, Trạm Bảo vệ thực vật, Hiệp hội
chè Ba Trại và bà con nông dân nơi tơi tiến hành các nghiên cứu, thí nghiệm
của đề tài.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

2


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một luận văn nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Thủy

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa

I

Lời cảm ơn

II

Lời cam đoan


III

Mục lục

IV

Danh mục các bảng

V

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

VI

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài:

3

2.1. Mục đích

3


2.2. Yêu cầu.

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

3

3.1. Ý nghĩa khoa học.

3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn.

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

4

4.1. Đối tượng nghiên cứu.

4

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

CỦA ĐỀ TÀI

5

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu

5

1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới và ở Việt Nam

6

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

5


1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

6

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước

7

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.

8

1.3.1.Nghiên cứu ngoài nước.


8

1.3.2. Nghiên cứu trong nước.

15

Chương II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

24

2.1. Vật liệu nghiên cứu.

24

2.2. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết.

24

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

24

Chương III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

31

3.1. Thành phần nhện nhỏ hại chè và tác hại của loài nhện đỏ nâu


31

(Oligonychus coffeae N.) tại Ba Vì – Hà Nội
3.1.1.Thành phần nhện nhỏ hại chè tại Ba Vì – Hà Nội

31

3.1.2. Tác hại của nhện đỏ nâu hại chè tại vùng chè Ba Vì

34

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng trồng chè Ba Vì.

34

3.1.2.2. Mức độ gây hại của nhện đỏ nâu hại chè tại vùng Ba Vì –
Hà Nội.
3.1.3. Thực trạng cơng tác phịng trừ nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì.
3.1.3.1. Nhận thức của người dân về nhện đỏ nâu hại chè và các

38
42
42

biện pháp phòng trừ đã và đang được áp dụng tại Ba Vì.
3.1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ
nhện đỏ hại chè tại Ba Vì.

46


3.2. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của nhện đỏ nâu hại chè.

50

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6


3.2.1. Một số đặc điểm hình thái của nhện đỏ nâu hại chè

50

3.2.2. Thời gian các pha phát dục và khả năng sinh sản của nhện đỏ
nâu Oligonychus coffeae N. trong điều kiện phịng thí nghiệm.
3.2.3. Tập tính sinh sống và phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu

53
58

3.3. Qui luật phát sinh gây hại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
sinh gây hại của nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae N. trên chè tại Ba
Vì .

60

3.3.1. Qui luật phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu hại chè tại vùng chè
Ba Vì – Hà Nội

60


3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của nhện đỏ
nâu hại chè tại Ba Vì – Hà Nội

65

3.3.2.1. Ảnh hưởng của tuổi chè

65

3.3.2.2. Ảnh hưởng của cây che bóng

66

3.4. Nghiên cứu phịng trừ nhện đỏ nâu hại chè bằng việc sử dụng một
số thuốc bảo vệ thực vật tại Ba Vì – Hà Nội

69

3.4.1. Kết quả so sánh hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
trong phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì – Hà Nội.

69

3.4.2. Hiệu lực phịng trừ nhện đỏ nâu khi phối trộn dầu khống với
thuốc hóa học tại Ba Vì – Hà Nội.

71

Chương IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


74

4.1.Kết luận

74

4.2. Đề nghị:

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

7


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

Trang


Bảng 3.1. Thành phần nhện nhỏ hại chè tại Ba Vì – Hà Nội
(11/2010 -6/2011)

33

Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng chè tại huyện
Ba Vì (năm 2006)

36

Bảng 3.3. Kết quả điều tra tình hình sản xuất hai giống chè chính là
Trung du và PH1 trên địa bàn huyện Ba Vì

37

Bảng 3.4. Mức độ gây hại của hai loài nhện nhỏ trên chè tại Ba Vì –
Hà Nội (11/2010 -6/2011)

39

Bảng 3.5. Mật độ nhện đỏ nâu trên hai giống chè chính tại Ba Vì.
(11/2010 -6/2011)

41

Bảng 3.6. Nhận thức của người nông dân về nhện đỏ hại chè tại
một số xã trồng chè chính tại Ba Vì.

43


Bảng 3.7. Các biện pháp phịng trừ nhện đỏ nâu đã và đang được áp
dụng tại Ba Vì.

45

Bảng 3.8. Chủng loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên chè tại vùng
chè Ba Vì (năm 2010 – 2011).

47

Bảng 3.9. Số lần phun thuốc và cách thức sử dụng thuốc tại Ba Vì

49

Bảng 3.10. Thời gian các pha phát dục của nhện đỏ hại chè trong
điều kiện phịng thí nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật (11/20106/2011)

54

Bảng 3.11. Khả năng đẻ trứng của nhện đỏ nâu hại chè trong điều
kiện phòng thí nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật (11/2010-6/2011)

57

Bảng 3.12. Vị trí sinh sống của nhện đỏ nâu qua các tháng trong
năm tại Ba Vì, Hà Nội ( 10/2010 -6/2011)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

59
9



Bảng 3.13. Diễn biến mật độ quần thể nhện đỏ nâu hại chè
tại Ba Vì – Hà Nội (2010 – 2011)

61

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tuổi chè đến sự phát sinh gây hại của
nhện đỏ nâu hại chè. (Ba Vì, Hà Nội, 11/2010 – 6/2011)

65

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của cây che bóng đến sự phát sinh gây hại
của nhện đỏ nâu hại chè ( Ba Vì, Hà Nội 11/2010 – 6/2011)

67

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của cây che bóng đến sự phân bố nhện trên
vườn chè theo các vụ chè trong năm.

68

Bảng 3.17. Hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ nâu hại
chè tại Ba Vì – Hà Nội ( tháng 6/ 2011).

70

Bảng 3.18. Hiệu lực trừ nhện đỏ nâu hại chè khi phối trộn thuốc
Comite 73EC với dầu khống DC-Tronplus ( tháng 6/ 2011).


Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

72

10


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình, biểu đồ

Trang

Hình 3.1. Triệu trứng gây hại của nhện đỏ nâu trên lá chè tại Ba Vì –
Hà Nội

32

Hình 3.2. Triệu trứng gây hại của nhện đỏ gây hại trên vườn chè
(tháng 7 năm 2011)

40

Hình 3.3. Triệu trứng gây hại của nhện đỏ gây hại trên vườn chè
(tháng 7 năm 2011)

40

Hình 3.4. Trưởng thành cái của nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae N.

51


Hình 3.5. Trưởng thành đực của nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae N.

51

Hình 3.6. Trứng của nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae N.

52

Hình 3.7. Nhện non mới nở

52

Hình 3.8. Ni sinh học nhện đỏ nâu hại chè trong điều kiện phịng
thí nghiệm bằng phương pháp đĩa lá

56

Hình 3.9. Ni sinh học nhện đỏ nâu hại chè trong điều kiện phịng
thí nghiệm bằng phương pháp đĩa lá

56

Hình 3.10. Diễn biến mật độ quần thể nhện đỏ nâu hại chè trong điều
kiện tự nhiên, sinh thái của huyện Ba Vì.

62

Hình 3.11. Diễn biến tỷ lệ lá chè bị hại do nhện đỏ nâu gây ra trong
năm


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

62

11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè là một trong những cây trồng quan trọng của Việt Nam nói
chung, cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói riêng. Cây chè khơng
chỉ góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản
hàng năm của Việt Nam mà cịn là cây xóa đói giảm nghèo, cây cho thu nhập
cao, ổn định cho hàng triệu hộ lao động nơng thơn. Với vai trị quan trọng nêu
trên. Nhà nước hết sức quan tâm đến việc mở rộng diện tích, đầu tư khoa học
kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng. Vì vậy sản phẩm chè ngày càng
khẳng định được uy tín của mình, đã có mặt ở trên 110 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Tính đến năm 2005, cả nước có tổng số 123.742ha chè, diện tích chè kinh
doanh là 102.000ha, sản lượng đạt 133.350 tấn chè khơ. Cả nước có khoảng
260 doanh nghiệp xuất khẩu chè, kim ngạch đạt 96.887.000 USD.
Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu
chè, hàng năm thu được nhiều triệu đô la cho đất nước, cây chè Việt Nam
chắc chắn sẽ cịn nâng cao vị thế của mình trong những năm tới. Tuy nhiên
sản phẩm chè còn nhiều điểm yếu, trong đó dư lượng nhiều độc tố quá mức
cho phép do sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học là một
trong những điểm yếu quan trọng nhất. Do đó uy tín sản phẩm chè của Việt
Nam trên thị trường thế giới chưa cao, giá bán thấp và chưa thâm nhập được
nhiều vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Ba Vì, Hà Nội có diện tích trồng chè là 1700 ha, cây chè đã và

đang đóng góp vai trị quan trọng trong nền kinh tế của huyện, cây giải quyết
công ăn việc làm, ổn định chính trị xã hội cho vùng ven đơ đang bị cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa mất dần đất canh tác. Tuy nhiên các loài dịch hại
như bọ trĩ, rầy xanh, bọ xít muỗi, nhóm nhện nhỏ… đang là những trở ngại
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
12


chính cho năng suất và chất lượng chè của địa phương, trong đó nhện đỏ nâu
(Oligonychus coffeae Nietner) là một trong các đối tượng sâu hại quan trọng
bậc nhất tại đây, chúng xuất hiện và gây hại quanh năm trên vườn chè, chúng
không chỉ gây thiệt hại ở các tầng lá bánh tẻ, khi mật độ cao chúng leo lên cả
các tầng lá non và búp để gây hại làm rụng lá hàng loạt. Nhện đỏ nâu
(Oligonychus coffeae Nietner) dùng vòi hút dạng kim châm hút dịch cây làm
cây chè sinh trưởng kém, búp chè bị mù xoè nhiều, lá cây bị hại biến màu nâu
lốm đốm đến màu tím đồng, trên mặt lá có nhiều bụi bẩn màu trắng xám. Chè
bị hại nặng mép lá non cong lên, lá rụng dần, năng suất bị giảm sút nghiêm
trọng. Cây chè bị nhện đỏ nâu gây hại nghiêm trọng sinh trưởng chậm, khô
cằn và không thể cho búp các lứa sau, thậm chí cịn ảnh hưởng đến cả khả
năng cho năng suất của các năm sau đó nếu khơng có các giải pháp chăm sóc
kịp thời. Chính vì vậy người trồng chè đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu và
phun nhiều lần với liều lượng gấp 2 – 3 lần so với khuyến cáo, phun định kỳ
5- 7 ngày 1 lần, với đủ các loại thuốc và đôi khi trộn nhiều loài thuốc với
nhau để trừ nhện đỏ nâu gây hại. Tuy nhiên các biện pháp mà người trồng chè
sử dụng đã không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn làm tăng đầu tư cho
sản xuất chè, điều nguy hiểm hơn là góp phần gia tăng tính kháng thuốc của
nhện đỏ nâu, giảm chất lượng sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe người sản xuất và giảm hiệu quả sản xuất cũng như khả năng
xuất khẩu chè.
Ở nước ta, việc nghiên cứu về nhện đỏ nâu hại chè chưa nhiều, cho đến

thời điểm thực hiện cơng trình nghiên cứu này vẫn chưa có tác giả nào nghiên
cứu về nhện nhỏ hại chè nói chúng, nhện đỏ nâu nói riêng cho vùng chè Ba
Vì, Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một
số yếu tố sinh thái đến phát sinh và gây hại của chúng, trên cơ sở đó nghiên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

13


cứu và đề xuất biện pháp phòng chống chúng hiệu quả, an toàn là hết sức cần
thiết. Để đáp ứng các yêu cầu của khoa học và thực tiễn sản xuất, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái
nhện đỏ nâu hại chè (Oligonychus coffeae Nietner) và biện pháp phòng trừ
tại Ba Vì - Hà Nội"
2. Mục đích, u cầu của đề tài:
2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định một số loài nhện nhỏ quan trọng hại chè, đặc điểm
sinh học và một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến phát sinh phát triển của
nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner), từ đó đề xuất biện pháp phịng
trừ nhện đỏ nâu bằng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, hiệu quả và thân thiện với
môi trường
2.2. Yêu cầu.
- Xác định thành phần lồi nhện nhỏ hại chè tại Ba Vì, mức độ gây hại của
nhện đỏ nâu và thực trạng công tác phịng trừ lồi nhện đỏ nâu tại Ba Vì.
- Xác định được một số đặc điểm sinh học, một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng
đến phát sinh và gây hại của nhện đỏ nâu tại vùng chè Bà Vì, Hà Nội làm cơ
sở nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu bằng việc sử dụng hợp lý, hiệu
quả một số loại thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất chè an toàn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Bổ sung dẫn liệu khoa học về một số loài nhện nhỏ hại chè và sự
phát sinh gây hại của loài nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì, Hà Nội.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

14


- Cung cấp dẫn liệu mới về một số đặc điểm sinh học, một số yếu tố sinh
thái của loài nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner trong điều kiện sinh
thái vùng chè Ba Vì, Hà Nội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Xây dựng và thực hiện biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè theo
hướng quản lý dịch hại tổng hợp bằng việc sử dụng hợp lý, hiệu quả một số
loại thuốc bảo vệ thực vật, góp phần hạn chế sự bùng phát, gây hại của chúng,
hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật độc hại và hồn thiện quy trình sản
xuất chè theo tiêu chuẩn Viet GAP của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Sâu hại: Loài nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner
- Cây trồng: Hai giống chè được trồng chủ yếu tại Ba Vì là giống Trung du và
giống PH1
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra, xác định thành phần nhện nhỏ hại chè, phát sinh gây hại của chúng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái, và biện pháp phòng trừ
nhện đỏ nâu hại chè bằng thuốc Bảo vệ thực vật tại Ba Vì, Hà Nội.

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

15



CHƯƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu về sinh thái học đều khẳng định trong một
hệ sinh thái luôn tồn tại nhiều mối quan hệ đan xen, nhưng đều phát triển có
tính qui luật. Theo Darwin (1859) đã viết “Mỗi lồi sinh vật bị ảnh hưởng của
rất nhiều yếu tố đa dạng tác động lên..., trong đó có một hoặc vài yếu tố tác
động mạnh mẽ, song số lượng trung bình của loài và ngay cả sự tồn tại của
loài đều phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố môi trường “
(Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995). Trong công tác bảo vệ thực vật, Bùi Huy
Đáp (1991) đã khẳng định cuộc đấu tranh phòng chống dịch hại cây trồng
muốn có hiệu quả, khơng có cách nào khác là phải tìm hiểu và vận dụng đúng
đắn các qui luật phát triển khách quan của chúng.
Hệ sinh thái vườn chè thường có thời gian hình thành phát triển tương
đối dài, thành phần chủng loài trong sinh quần đa dạng và phong phú nên có
tính ổn định tương đối cao. Tuy nhiên, nhện đỏ nâu cũng như các sinh vật
khác, quá trình phát triển số lượng quần thể và khả năng gây hại của chúng
vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố môi trường và tác động của con
người thông qua các hoạt động canh tác trên vườn chè. Như vậy, để phòng trừ
nhện đỏ nâu một cách có hiệu qủa phải có những hiểu biết đầy đủ về chính nó
và vai trị của các yếu tố ngoại cảnh.
Với điều kiện đất đai màu mỡ, thời tiết thuận lợi và trình độ thâm
canh cao, hoạt động chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang diễn ra mạnh mẽ,
nhưng trong thực tế việc phòng trừ nhện đỏ nâu ở các vùng chè thuộc khu vực
Ba Vì - Hà Nội chủ yếu vẫn dựa vào thuốc hoá học và đã gây nhiều bất cập.
Chứng tỏ cần phải có những hiểu biết sâu hơn về qui luật phát sinh, phát triển
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
16



của nhện đỏ nâu ở khu vực này và nội dung biện pháp phịng trừ tổng hợp
chắc chắn có những điểm khác biệt, không thể áp dụng như đối với vùng
trồng chè khác hoặc lúa và các cây trồng ngắn ngày.
Xuất phát từ luận điểm trên, đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay và lâu
dài, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nhằm thu thập các dẫn liệu khoa học
liên quan đến đặc điểm sinh học và tình hình phát sinh gây hại của nhện đỏ
nâu ở các vườn chè, làm cơ sở để phát triển các biện pháp phịng trừ có hiệu
quả, thích hợp với điều kiện sinh thái và canh tác vùng chè Ba Vì - Hà Nội.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới trong những năm gần đây nhìn
chung có chiều hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay đã có trên 100 nước trên
thế giới uống chè, trên 40 nước trồng và sản xuất chè.
Ngày nay chè là thứ đồ uống rộng rãi trên thế giới với những sản phẩm
được chế biến rất đa dạng, phong phú, tùy theo tập quán và thị hiếu của các
nước khác nhau.
Theo FAO (1993) cây chè trên thế giới phát triển với tốc độ nhanh từ
thế kỷ 18 trở lại đây, nhất là trong 3 thập niên gần đây nhất. theo Hiệp hội chè
thế giới năm 1994 có khoảng 2,56 triệu ha chè với sản lượng khoảng 2,5 triệu
tấn, xuất khẩu khoảng 1,06 triệu tấn. các nước trồng và chế biến chè chủ yếu
tập trung ở châu Á, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca chiếm tới 62,9%.
Ấn Độ là nước có sản lượng chè cao nhất thế giới: 29,8%, sau đó là Trung
Quốc: 23,3% và Srilanca: 9,8% (Kiều Cẩm Tú, 1991) [24].
Một điều đáng lưu ý là các nước sản xuất chè lớn cũng là các nước tiêu
thụ chè nhiều nhất. Hàng năm Trung Quốc tiêu thụ 70%, Ấn Độ 50% sản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

17



lượng chè sản xuất ra. Châu Âu hàng năm tiêu thụ tới trên 50% sản lượng chè,
mức tiêu thụ chè tính theo đầu người hàng năm ở Anh là 2,56kg; Ailen:
3,0kg; Thổ Nhĩ Kỳ: 2,25kg. Theo đánh giá của FAO hàng năm mức tiêu thụ
chè trên thế giới tăng khoảng 2,2 – 2,7%, tức là khoảng 30 ngàn tấn chè khơ.
Thị hiếu tiêu dùng chè trên thế giới cũng có sự thay đổi từ dùng chè xô
chuyển sang chè túi nhỏ, chè nhúng, chè tan hồn tồn, chè ướp hương
hoa…[24].
Tóm lại cây chè trên thế giới ngày càng phát triển cả về diện tích và sản
lượng, thị trường chè cũng ngày càng mở rộng đáp ứng được thị hiếu ngày
càng cao của người tiêu dùng.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với lượng mưa trung bình
hàng năm khá cao: 1500 – 2500mm ở vùng Trung du và miền núi rất thuận lợi
cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Đất đồi núi chiếm tới 2/3 diện tích cả
nước là một trong những điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích trồng chè.
Nghề trồng chè và tập quán uống chè ở nước ta đã có từ lâu đời, cây
chè ở Việt Nam không ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng. Hầu hết
các tỉnh trong nước đều trồng và chế biến chè, đặc biệt là trên địa bàn 25 tỉnh
vùng Trung du và miền núi, cây chè đang phát huy tiềm năng kinh tế của
mình. [14]
Tính đến năm 2005, cả nước có tổng số 123.742ha chè, diện tích chè
kinh doanh là 102.000ha, sản lượng đạt 133.350 tấn chè khơ. Cả nước có
khoảng 260 doanh nghiệp xuất khẩu chè, kim ngạch đạt 96.887.000 USD.
Việc phát triển sản xuất chè đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng kinh
tế xã hội ở Trung du và miền núi, khai thác tiềm năng đất đai, tạo việc làm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

18



cho nhiều lao động, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ mơi trường, mơi
sinh. [13]
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Ba Vì – Hà Nội
1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng trồng chè Ba Vì .
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây cũ
(nay thuộc TP.Hà Nội), có diện tích tự nhiên là 42.804,37ha trong đó có
27.390,53ha đất sản xuất nơng, lâm nghiệp bao gồm:
- 11.777,01ha đất trồng cây hàng năm
- 5.613ha đất trồng cây lâu năm
- 10.754,62ha đất trồng cây lâm nghiệp
Trên địa bàn huyện hình thành 3 vùng tự nhiên:
- Vùng đồi núi có diện tích tự nhiên là 19.932ha
- Vùng đồi gị có diện tích đất tự nhiên là 11.573ha
- Vùng ven đê có diện tích đất tự nhiên là 11.299ha
Về thổ nhưỡng
Có 18 loại đất, trong đó có 3.000ha đất tơi xốp, dễ thốt nước hình
thành trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, mica, măcma … có màu nâu, vàng,
đen phân bố ở độ cao trên 100m, pH từ 4 – 5,5; tầng dày trên 70cm. Đây là
diện tích đất phù hợp với sản xuất chè.
Về khí hậu:
Ba Vì nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi
Tây Bắc. Điều kiện thời tiết khí hậu gồm cả vùng núi lẫn vùng đồng bằng.
Theo số liệu thống kê nhiều năm của trạm khí tượng thủy văn Ba Vì tổng
lượng mưa trong năm 1.700-1.800mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Cuối
tháng 3 đầu tháng 4 đã xuất hiện cơn mưa giông, kèm theo sấm chớp gió lốc
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


19


và mưa đá xuất hiện cả gió Lào khơ nóng. Cuối tháng 9 đầu tháng 10 lượng
mưa giảm đáng kể. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Về dân số và lao động:
Tổng số tồn huyện có 250.000 người, trong độ tuổi lao động có
127.000 người, trong đó lao động nơng nghiệp có 110.476 người, trong đó
chủ yếu là lao động phổ thơng.
Bình qn đất nơng nghiệp ở vùng núi là 1.049m2/người, vùng đồi gò
là 727m2/người, vùng ven đê là 492m2/người.
1.2.3.2.Hiện trạng sản xuất chè ở huyện Ba Vì.
Với lợi thế đất đai, khí hậu thuận lợi để cây chè phát triển, nhiều năm
nay huyện Ba Vì đã tập trung quy hoạch, khai thác nguồn đất đai, thổ nhưỡng
ở các xã miền núi như Ba Trại, Tản Lĩnh... để phát triển vùng trồng chè và
kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất chè xuất
khẩu nên đã từng bước đưa cây chè trở thành một trong những sản phẩm chủ
lực của huyện. Hiện tồn huyện Ba Vì đã hình thành một vùng sản xuất chè
tại các xã miền núi và đồi gị. Đến nay, diện tích chè tồn huyện gần 1.600ha
(số liệu năm 2009), năng suất bình quân đạt 7,6 tấn/ha, tổng sản lượng chè
búp tươi đạt 12.631 tấn. Đặc biệt, một số diện tích thâm canh tốt đạt 15-16 tấn
chè búp tươi/ha. Tồn huyện có khoảng 1.700 máy sao chè, 645 máy vị chè,
sản lượng chè búp khơ tự chế biến đạt 780 tấn, ngồi ra cịn có 9 làng nghề, 6
nhà máy thu mua và chế biến chè công nghiệp. Sản lượng chè búp khô chế
biến đã đạt khoảng 2.174 tấn. Sản lượng chè xuất khẩu ra nước ngoài chiếm
khoảng 50-60%, chủ yếu là các nước: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Anh,
Trung Đông... với các sản phẩm chè xanh và chè đen.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


20


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại huyện Ba Vì (năm 2006)
Tên địa phương

Diện
(ha)

Khánh Thượng

14,6

4,6

Minh Quang

98,7

3,8

375,0

-

Ba Trại

448,0

7,3


3270,4

15

Tản Lĩnh

55,4

6,5

360,6

-

Vân Hịa

25,0

6,5

162,5

150

n Bài

56,9

9,4


533,6

31

Ba Vì

60,0

5,4

324,0

10

Cẩm Lĩnh

50,0

5,0

250,0

20

NT Sơng Đà

166,5

5,0


832,5

15

NT Việt Mơng

267,3

13,5

3605,8

42

TTDVCGNLN

68,0

52,4

356,2

-

TTGC rừng

8,62

7,3


63,09

-

Sơn Đà

10,0

6,0

60,0

-

Thụy An

10,0

4,4

44,0

-

Trung tâm gà

20,0

5,5


110,0

3

TT Tinh ĐV

10,0

5,0

50,0

-

NT Suối Hai

6,2

6,7

40,2

-

Cam Thượng

2,0

6,0


12,0

10

Vật Lại

4,0

4,9

19,6

10

Cty Chinh Nhân

58,0

1,7

100,0

-

7,3

10.636

Tổng tồn huyện 1.439


tích Năng
(tấn)

suất Sản lượng Diện tích có
(tấn)
khả năng mở
rộng (ha)
67,2
-

(Nguồn: UBND huyện Ba Vì - 2007 )

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

21


Bảng 2.2. Kết quả điều tra tình hình sản xuất hai giống chè chính là
Trung du và PH1 trên địa bàn huyện Ba Vì (2006)
Tên địa phương

Giống chè PH1
Diện
Năng
Sản
tích (ha) suất
lượng
(tấn/ha) (tấn)


Khánh Thượng

Giống chè Trung du
Diện
Năng
Sản
tích
suất
lượng
(ha)
(tấn/ha) (tấn)
14,6
46,0
67,2

Minh Quang

95,7

38,0

363,0

3,1

60,0

18,6

Ba Trại


419,5

73,0

3058,7

27,7

71,0

196,6

Tản Lĩnh

55,4

65,0

353,6

-

-

-

Vân Hịa

10,0


65,3

65,0

15,0

75,0

276,0

n Bài

-

-

-

56,9

93,7

533,0

Ba Vì

35,0

57,5


204,4

25,0

30,0

75,0

Cẩm Lĩnh

30,0

66,0

198,0

20,0

60,0

120,0

NT Sơng Đà

129,3

44,0

525,0


37,5

68,0

255,6

NT Việt Mơng

33,37

63,6

213

234,5

134,0

3103,0

TT DVCG NLN 48,8

49,3

241,0

19,3

60,0


115,4

TTG cây rừng

-

-

-

8,6

73,0

63,0

Sơn Đà

10,0

52,0

52,0

Thụy An

10,0

44,0


44,0

TT gà

-

-

-

20,0

55,0

110,0

TT Tinh ĐV

10,0

50,0

50,0

NT suối hai

6,0

67,0


40,2

Cam Thượng

-

-

-

2,0

60,0

12,0

Vật Lại

4,0

49,0

19,6

Tồn Huyện

913,7

60,0


5494,7

467,3

104,0

4877,8

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

22

(Nguồn: UBND huyện Ba Vì - 2007 )


Về cơ cấu giống, trên địa bàn huyện Ba Vì chủ yếu trồng giống chè
Trung du lá nhỏ với diện tích 913,7ha, chiếm trên 63,5% tổng diện trồng chè
trong tồn huyện, giống PH1 có diện tích là 436ha, chiếm 30,3% tổng diện
tích; diện tích cịn lại rất nhỏ 6,2% trồng một số giống mới chất lượng cao
như Ôlong, Kim Tuyên.
Về kỹ thuật canh tác, hầu hết các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn
huyện Ba Vì đều trồng chè theo kinh nghiệm truyền thống, người này truyền
miệng cho người khác, ít theo đúng qui trình trồng và chăm sóc cây chè. Đa
số sử dụng phân hóa học, khơng sử dụng phân hữu cơ, sử dụng thuốc hóa học
tràn lan, kiến thức về việc sử dụng thuốc an toàn trên cây chè hầu như chưa
được quan tâm. Chính vì vậy trong các năm khi có dịch nhện nhỏ nói chung,
nhện đỏ nâu nói riêng phát sinh với mật độ cao, người sản xuất chủ yếu dựa
vào thuốc trừ sâu để phun, số lần và liều lượng thường cao và nhiều khi
khơng đúng thuốc. Điều đó đã dẫn đến khơng hiệu quả, mật độ nhện năm sau

cao hơn năm trước.
Nhìn chung thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Ba Vì cịn nhiều
hạn chế, chưa thực sự tốt như người dân ở các vùng sản xuất chè nổi tiếng
khác như Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng…. Đặc biệt công tác phòng trừ
sâu bệnh hại còn rất nhiều hạn chế, hầu hết là phòng trừ theo hiểu biết của
từng cá nhân hộ gia đình, chưa mang tính khoa học, chưa đạt hiệu quả cao và
chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.
1.3.1.Nghiên cứu ngoài nước.
Từ xưa đến nay cây chè là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới, hiện
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

23


nay cây chè đã và đang tiếp tục được phát triển ở khoảng 60 nước trên khắp
năm châu. Các vấn đề về kỹ thuật chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, đặc biệt
là vấn đề sâu bệnh hại chè nói chung và nhện đỏ hại chè nói riêng cũng như là
thiên địch của chúng cũng đã luôn được quan tâm nghiên cứu.
1.3.1.1. Thành phần loài nhện hại chè
Sự đa dạng, phong phú về thành phần lồi cơn trùng và nhện nhỏ hại
cây chè đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo các tài liệu đã cơng bố, có tới
42 lồi bọ cánh tơ, 13 loài nhện nhỏ, 6 loài bọ xít muỗi là sâu hại chè
(Barboka, 1994)[30].
Nhóm nhện hại là các đối tượng gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại
cây trồng ở nhiều vùng trên thế giới, đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa
học. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã xác định thành phần các loài nhện hại
trên cây trồng khá phong phú. Theo Neyda Rodriguez (1980), nhóm nhện hại
thuộc lớp Arachnida; lớp phụ Acarina gồm 3 bộ. Trong số đó có tổng số trên

10 họ nhện hại thường gặp trên nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, chỉ có 4 họ
có các đại diện có thể gây hại nặng hơn cả, bao gồm họ nhện chăng tơ thật
(Tetranichidae), họ nhện chăng tơ giả (Tenuipalpidae), họ nhện u sần
(Eriophytidae) và họ Tarsonemidae (Jeppson 1975, Meyer 1981) [39].
Riêng trên cây chè Cranham (1980) cho biết trong số 4 họ nhện hại thì
đều có lồi đại diện gây hại trên chè, trong đó nhện đỏ nâu (Oligonychus
coffeae Nietner) thuộc họ Tetranychidae được phát hiện trên chè ở hầu hết các
vùng trồng chè thuộc đông Nam Á, Bắc Ấn Độ, Ceylon, Florida, Queensland,
Austrlia. Ngồi ra cịn có các lồi thuộc họ nhện đỏ giả, nhện vàng, nhện đỏ
tía gây hại trên chè và một số cây ký chủ khác (Dẫn Theo Nguyễn Văn Thiệp,
1994) [18].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

24


E. W. Baker (1975) [31] đã cơng bố có 9 loài nhện hại thuộc họ
Tetranychidae ở Thái Lan và Nhật Bản, trong đó lồi nhện đỏ nâu cũng được
xem như là loài nhện hại quan trọng trên cây chè ở Nhật Bản.
Theo K. Oomen (1982) [42] có 4 lồi nhện nhỏ gây hại chính trên cây
chè ở hầu hết các nước vùng Đơng Nam Á, bao gồm các lồi: Calacarus
carinatus, Acaphylla theae, Brevipalpus và Olygonichus coffeae. Ngoài ra
loài Olygonichus coffeae còn phân bố rộng ở một số nước khác như là
Bănglades, Ấn Độ, Srilanca… Riêng ở Indonexia loài này được xếp thứ 2 sau
loài nhện đỏ tươi Brevipalpus về mức độ tác hại trên cây chè.
1.3.1.2.Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại của nhện đỏ nâu hại chè
Các tài liệu cơng bố cịn chỉ rõ ở các vùng sản xuất có điều kiện sinh
thái khác nhau thì thành phần nhện hại và ý nghĩa kinh tế của mỗi lồi được
đánh giá khơng giống nhau. Các tác giả nghiên cứu đều cho rằng nhóm nhện
hại chè nói chung và nhện đỏ nâu nói riêng đều có đặc điểm chung là vịng

đời ngắn, sức sinh sản cao, vì vậy số lượng quần thể thường tăng nhanh theo
mùa. Đồng thời cũng chỉ rõ sự phát triển số lượng quần thể của nhện đỏ chịu
ảnh hưởng khá rõ rệt dưới tác động của nhiều yếu tố, như: Nhiệt độ, độ ẩm
khơng khí và lượng mưa, chủng loại giống chè và kỹ thuật canh tác trên vườn
chè, đặc biệt là mức độ và kỹ thuật sử dụng thuốc hố học để phịng trừ
chúng.
Ở Ấn Độ, nhện đỏ được ghi nhận ở hầu hết các vùng trồng chè và có thể
là lồi dịch hại nguy hiểm nhất đối với cây chè. Ngoài cây chè, nhện đỏ cũng
gây hại một số cây trồng khác như cây đay, xồi, cà phê… Vịng đời của nhện
đỏ đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và chỉ ra rằng khoảng thời
gian vòng đời của nhện đỏ thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Trong
tháng 5 và tháng 6 vịng đời có thể hồn thành trong khoảng 9,4 – 12 ngày
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
25


×