Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

CẢM HỨNG THỊ DÂN TRONG THƠ TRẦN tế XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.83 KB, 57 trang )

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................2
DẪN NHẬP...............................................................................................................4
1.

Lý do chọn đề tài......................................................................................4

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................4

3.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................5

4.

Phương pháp nghiên cứu.........................................................................5

5.

Cấu trúc tiểu luận.....................................................................................6

NỘI DUNG................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...........................................................7
1.

2.



3.

Trần Tế Xương..........................................................................................7
1.1.

Cuộc đời...............................................................................................7

1.2.

Sự nghiệp thơ văn...............................................................................8

Cảm hứng..................................................................................................9
2.1.

Khái niệm cảm hứng...........................................................................9

2.2.

Cảm hứng trong thơ ca giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX...11

Cơ sở của cảm hứng thị dân ở Trần Tế Xương...................................15

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG THỊ DÂN TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG.......16


2
1.

2.


3.

Cảm hứng về con người thị dân trong thơ Trần Tế Xương................16
1.1.

Những kiểu hình con người thị dân trong thơ Trần Tế Xương.....17

1.2.

Sự thể hiện con người thị dân trong thơ Trần Tế Xương...............30

Cảm hứng về thế giới thành thị.............................................................41
2.1.

Cảm hứng về không gian..................................................................41

2.2.

Cảm hứng về thời gian nghệ thuật...................................................52

Sự thể hiện cảm hứng thị dân qua kiểu trào phúng tự trào thị dân. .55

KẾT LUẬN..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................63


3

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Tú Xương có thể xem là một hiện tượng độc
đáo bởi sức sống lâu bền của nó trong lịng người đọc. Điểm đặc biệt làm sự thu hút của
thơ Tú Xương có lẽ chính là tính thời sự của nó. Thơ Trần Tế Xương như một quyển sách
lịch sử chắp ghép lại, ghi nhận lại đời sống xã hội của một giai đoạn lịch sử đầy biến động
của xã hội Việt Nam.
Tú Xương là một nhà Nho nhưng cuộc sống chốn thị thành đã tạo nên trong ông
một cảm nhận về con người và thế giới mang đậm chất thị dân. Đây là yếu tố quyết định
tạo nên những khác biệt cơ bản trong thơ Tú Xương so với thơ của các nhà Nho cùng
cùng thời và những nhà Nho truyền thống.
Trước nay, khi tìm hiểu về thơ Tú Xương các nhà nghiên cứu thường đển tâm đến
mảng thơ trào phúng vô cùng đặc sắc của Tú Xương mà vơ tình bỏ đi những yếu tố khác
trong chỉnh thể tác phẩm.
Với đề tài “Cảm hứng thị dân trong thơ Tú Xương”, người viết muốn đi sâu, tìm
hiểu những yếu tố hình thành nên chất thị dân trong sáng tác của nhà Nho Trần Tế
Xương. Đồng thời, người viết cũng muốn thơng qua hình ảnh về con người thị dân, đời
sống thị dân giai đoạn đó giúp cho người đọc phần nào hình dung được những biến động
lịch sử trong những năm cuối thế XIX – đầu thế kỉ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ Tú Xương khá được lòng các nhà nghiên cứu và phê bình văn học chính vì
vậy mà đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và tiếp nhận thơ Tú Xương. Nhưng chủ yếu
các nhà nghiên cứu trước nay thường tập trung vào các đề tài về thi pháp trào phúng và
trữ tình của Tú Xương mà ít khi đề cập đến hình tượng con người mới mẻ mà Tú Xương
sáng tạo nên ( hình tượng con người thị dân ) trong thơ của mình.
Trong luận án Tiến sĩ ngữ văn “Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn
học Việt Nam” của Đồn Hồng Ngun 2003 đa có đề cập đến hình tượng con người thị


4
dân trong thơ Tú Xương. Trong luận án này, Đoàn Hồng Nguyên đã chỉ ra được những

đặc trưng tiêu biểu của con người thị dân ở thành Nam, được Tú Xương phản ánh lại
trong thơ của mình. Đặc biệt, luận án tập trung chỉ rõ những điểm khác biệt trong việc
khắc họa con người vào thơ của Tú Xương và các Nho gia truyền thống.
Cũng với một đề tài tương tự, luận văn thạc sĩ văn học “Sự chuyển biến trong văn
học nửa cuối thế kỉ XIX qua ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú
Xương” của Ngơ Thị Kiều Oanh năm 2012 cũng có đề cập đến hệ thống hình tượng con
người diễn trị trong thơ Tú Xương. Luận văn này đã khẳng định sự xuất hiện của con
người trong thơ Tú Xương không hề mơ hồ mà rất cụ thể, thậm chí có nét khác biệt.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được của những công trinh nghiên cứu nêu trên,
người viết cũng muốn tiếp tục đi sâu, tìm hiểu về hệ thống hình tượng con người thị dân
trong thơ của Tú Xương.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, người viết sử dụng ngữ liệu trong cuốn “Tú Xương toàn tập” của
tác giả Đoàn Hồng Nguyên, được nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản vào năm 2009. Ngồi
ra, người viết cịn sử dụng thêm một số tư liệu từ các luận văn, báo, tạp chí và sách có nội
dung liên quan đến đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết có sử dụng một số phương pháp
ngiên cứu sau:
5.

Phương pháp thống kê, tổng hợp:
Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp phân tích, đánh giá
Cấu trúc tiểu luận
Cấu trúc của tiểu luận gồm 3 phần: Dẫn nhập, Nội dung và Kết luận.
Phần nội dung gồm 2 chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG



5
1. Trần Tế Xương
2. Cảm hứng
3. Cơ sở của cảm hứng thị dân trong thơ Trần Tế Xương
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG THỊ DÂN TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG
1. Cảm hứng về con người thị dân trong thơ Trần Tế Xương
1.1.

Kiểu hình con người thị dân

1.2.

Sự thể hiện con người thị dân trong thơ Trần Tế Xương

2. Cảm hứng về thế giới thành thị
2.1.

Cảm hứng về không gian

2.2.

Cảm hứng về thời gian nghệ thuật

3. Sự thể hiện cả hứng thị dân qua kiểu trào phúng tự trào thị dân
KẾT LUẬN

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Trần Tế Xương
1.1. Cuộc đời
Trần Tế Xương (1870 – 1907) sinh ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ nhắm ngày
5/9/1870 ở xã Vị xuyên , huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là khu 8 thành phố Nam
Định trong một gia đình đơng con, nhà nghèo. Lúc nhỏ tên là Trần Duy Uyên, đến khi thi
hương mới đổi tên là Trần Tế Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích.


6
Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Bà sinh cho ông được
8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn
nại quên mình, đã đi vào thi phẩm của ông chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn.
Gia đình ơng mấy đời có nền nếp nho học, cụ thân sinh ơng là Trần Duy Nhuận
một người có đi học, đi thi nhưng khơng đỗ đạt gì, về sau làm tự thừa, giúp việc cho dinh
Đốc học Nam Định. Theo lời kể thì Tú Xương là một người hoạt bát, thông minh, ăn nói
có dun và thích trào lộng. Lúc nhỏ, Trần Tế Xương thông minh học giỏi, năm mười lăm
tuổi đã đi thi hương nhưng không đậu. Hai khoa thi tiếp theo ông cũng đi thi nhưng đều
trượt cả hai. Mãi đến năm hai mươi bốn tuổi, trong khoa thi năm Giáp Ngọ 1894, ơng
mới đỗ tú tài, từ đó được gọi là Tú Xương. Những khoa thi sau Tú Xương vẫn cứ lều
chỏng đi thi hòng kiếm cái bằng cử nhân để có việc làm, nhưng thi mãi mà khơng thể đỗ
cao hơn. Sau nhiều lần thi trượt mãi, khoa thi năm Quý Mão 1903, ông đổi tên thành Trần
Cao Xương, tuy nhiên đổi tên vẫn không thể giúp ông thi đỗ được.
Ở cái thời ấy, cái bằng tú tài nhiều lắm cũng chỉ có thể làm thầy đồ dạy học mà
thôi, ông muốn đỗ đạt cao hơn để vực dậy kinh tế gia đình đang sa sút nhưng thi mãi
khơng đỗ cao hơn được. Vì thế mà ơng Tú chỉ ở nhà, dạy các con học, chơi bời với bạn
bè, ít đi đâu xa chỉ quanh quẩn ở Gia Định. Mọi việc trong nhà trông cậy hết vào tay bà
Tú.
Ngày rằm tháng chạp năm Bính Ngọ, nhằm ngày 10 tháng 1 năm 1907, Tú Xương
về ngoại ăn giỗ, đi đường gặp mưa, trời lại rét, ông bị cảm nặng, không chạy chữa kịp,
ơng mất ngay dêm hơm đó ở nhà họ ngoại , thuộc làng Đại Tứ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam

Định. Năm đó ơng Tú chỉ mới có ba mươi bảy tuổi.
1.2.

Sự nghiệp thơ văn

Tú Xương được xem là một đại diện xuất sắc cho dòng thơ trào phúng Việt Nam
cuối thế kỉ XIX. Đó là do cuộc đời nhà thơ tuy ngắn ngủi nhưng lại sống vào đúng cái


7
giai đoạn sôi nổi nhất của lịch sử dân tộc và xã hội Việt Nam: Pháp lần lược chiếm Nam
Kỳ, Bắc Kỳ rồi trực tiếp đặt ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam; xã hội phong kiến mục
ruỗng nhưng chưa chết hẳn thì lại manh nha xuất hiện một mơ hình xã hội mới nhố nhăng
hơn, …. Những sự kiện đó tác động mạnh mẽ đến Tú Xương, mà đặc biệt là sự nhố
nhăng, mục nát của xã hội đương thời. Và thế là Tú Xương đưa vào thơ mình tồn cảnh
cái xã hội nhố nhăng ấy, từ sự tha hóa của con người trước ma lục của đồng tiền đến sĩ khí
“rụt rè gà phải cáo” của lớp nho sĩ cuối mùa vừa muốn giữ vẻ oai nghiêm, chững chạc
vốn có, vừa lom khom chen lấn để có tí chút quyền lực và của cải. Tú Xương vạch trần,
đả kích thẳng tay khi cần thì gọi thẳng tên, điểm thẳng mặt những thứ quái gỡ, dị hợm ấy.
Không những cười người, ơng cịn tự cười cả mình. Tú Xương tự “vạch áo cho người
xem lưng”, ông phơi bày tất cả những điều xấu của mình, thậm chí cịn phóng đại nó lên
để tự trào. Đó cũng là cách mà ơng dùng để đả kích cái xã hội đương thời thối nát kia.
Mặc dù sáng tác của Tú Xương phần lớn là thơ trào phúng, nhưng ơng vẫn có một
số ít những bài thơ trữ tình thắm thiết. Điều này phản ánh bản chất, cốt cách của nhà thơ,
một người giàu lịng u thương, ln thao thức với đời và cũng hết sức chân thật khi tự
trách mình. Có người đã tôn Tú Xương là “nhà thơ thiên tài” Còn Xuân Diệu cho sự tồn
tại của Tú Xương trong văn chương dân tộc là vĩnh hằng.
Trần Tế Xương sáng tác thơ văn khá nhiều nhưng phần nhiều không được ghi chép
mà chỉ truyền miệng nên có nhiều sai sót và nhầm lẫn trong quá trình biên tập, sưu tầm.
Tú Xương sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm, hiện trong cuốn “Thơ văn Trần Tế Xương”

của nhà xuất bản văn học xuất bản năm 1970 sưu tầm được 151 bài thơ. Ngồi ra, Tú
Xương cịn có dịch một số bài thơ Đường.
2. Cảm hứng
2.1. Khái niệm cảm hứng
Cảm hứng của một tác phẩm nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, ln gắn
liền với đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nó là một phần trong chỉnh thể của một tác


8
phẩm văn học. Nghĩa là trong mỗi loại hình nghệ thuật, mỗi tác phẩm nghệ thuật luôn tồn
tại một thứ cảm xúc mãnh liệt gọi là cảm hứng.
Về mặt ngữ nghĩa, Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Cảm hứng
(danh từ) là trạng thái tâm lí có cảm xúc và hết sức hứng thú, tạo điều kiện để óc tưởng
tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả.”1
Các triết gia cổ Hy Lạp và sau này là Hegel và Biêlinxki đều dùng từ “cảm hứng”
để chỉ “trạng thái phấn khích cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của
cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm lĩnh ấy nao giờ cũng bắt nguồn từ lí tưởng xã hội của
nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại” Theo Bielinxki: cảm hứng là điều kiện
không thể thiếu của việc tạo ra những sáng tác đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh
thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ,
một khác vọng nhiệt thành.”
Về mặt lí luận văn học, cảm hứng hay cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn
học được định nghĩa là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm
nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động
đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.”2
Còn trong cuốn“Lí luận văn học” do Trần Đình Sử chủ biên khẳng định “cảm
hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành
động”3. Và tài liệu này cũng khẳng định “Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như
một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học”.
Như vậy, có thể nói gọn thuật ngữ cảm hứng trong mấy ý sau : cảm hứng là trạng

thái cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ, chi phối toàn bộ tư tưởng tình cảm của tác
phẩm và gây tác động phần nào đến cảm xúc của người đọc.

1

Hoàng Phê, 2011, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 145.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên ), 2007, Từ điển thuật ngữ văn học, tr.44.
3
Trần Đình Sử ( chủ biên ) , Lí luận văn học, tr.268.
2


9
Ban đầu thuật ngữ cảm hứng chủ đạo được dùng để chỉ yếu tố nhiệt tình khi diễn
thuyết, sau này nó được dùng để chỉ trạng thái mê đắm của nhà thơ khi xuất hiện các tứ
thơ. Về sau, lí luận văn học lại dùng thuật ngữ này để chỉ một yếu tố nội tại trong nội
dung của một tác phẩm nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ được thể hiện
qua tác phẩm đó. Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm nghệ thuật quy định tất cả các yếu
tố trong chỉnh thể của tác phẩm. Đây là sự căng thẳng cảm xúc đạt đến một mức độ nào
đó mà ở đó người nghệ sĩ khẳng định thế giới quan của mình trong tác phẩm.
Ở đây, xét riêng trong mảng thơ, tư tưởng của một tác phẩm thơ hoặc một chuỗi
các tác phẩm của cùng một tác giả có thể được hiểu là thứ cảm xúc mãnh liệt của thi nhân
khi nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận nhận thấy, sờ thấy, ….. một điều gì đó. Một bài thơ là
sản phẩm cuối cùng được tạo nên bởi những cảm xúc mãnh liệt, và trong nó chứa đựng
những tư tưởng, tình cảm của tác giả. Điều đặc biệt là thứ cảm xúc mãnh liệt này không
phải là thứ tình cảm một chiều hay là thứ tình cảm được biểu hiện ra ngoài một cách cụ
thể hay hiển hiện lên trên bề mặt câu chữ của bài thơ. Cảm xúc trong thơ là thứ tình cảm
được cảm nhận qua những hình ảnh, những thủ pháp nghệ thuật mà nhà thơ vơ tình hay
cố ý sử dụng. Đồng thời, nhà thơ không hề độc chiếm thứ cảm xúc ấy mà hoàn toàn để
cho người đọc tự cảm nhận lấy, do vậy cảm hứng của tác phẩm thơ có thể thay đổi tùy

thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan từ người đọc.

2.2.

Cảm hứng trong thơ ca giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Đối tượng phản ánh chủ yếu của văn chương nghệ thuật là con người và cuộc sống
của con người. Cần nói rõ con người ở đây là con người cụ thể, tồn tại trong không gian,
thời gian cụ thể. Đặt con người là trung tâm, văn chương nghệ thuật bao giờ cũng nhìn
nhận hiện thực qua cái nhìn của con người – tức là qua cái nhìn của chủ thể phản ánh.
Qua cái nhìn đó, văn chương nghệ thuật phát hiện ra bản chất của hiện thực và mặt khác
trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người.


10
Xã hội trung đại Việt Nam là một xã hội tồn tại dưới chế độ phong kiến, chính thế
mà mọi hoạt động nhận thức của con người đều bị chi phối mạnh mẽ bởi ý thức hệ phong
kiến. Mọi suy nghĩ, hành động của con người đều được đặt trong lề lối của những quy
phạm của lễ giáo phong kiến. Do vậy, cảm thức thẫm mỹ của những nhà nghệ sĩ sống
trong giai đoạn này đa phần đều bị đóng khung và rất ít khi có những sáng tạo vượt bậc.
Con người trung đại quan niệm “vạn vật là nhất thể”, con người là một bộ phận của thiên
nhiên, sống hịa nhập với thiên nhiên chìm lẫn vào giữa vũ trụ bao la và con người được
thể hiện trong thơ ca là “con người vũ trụ”. Trong thơ ca trung đại, ta ln có thể bắt gặp
hình ảnh những “lữ khách” đang “đăng cao”, “dã vọng”, “vãn thứ”, sừng sững những
tráng sĩ “hồnh sóc giang san”, lại thấp thống con người “bầu bạn” với “một bầu
phong nguyệt”, “Quyến trúc mai, kết bạn tri âm” ( Nguyễn Trãi ), “lẩn thẩn” giữa “cội
cây”, nhàn dật đắm chìm trong cảnh vật:
“Trà tiên nước kín, bầu in nguyệt”
Mai động hoa xoay, bóng cách song .
Gió lật, đưa qua trúc ổ,

Mây tn, phủ rợp thư phòng….”
Là một bộ phận của thiên nhiên, con người thường kí thác tâm tình của mình qua
vạn vật. Con người ln muốn hịa nhập vào thiên nhiên, là một phần của thiên nhiên. Dù
thế, con người không hề muốn hịa tan vào trong vũ trụ, tâm tình con người tương thông
cùng với vũ trụ, vẻ đẹp của con người được miêu tả thông qua vẻ đẹp của thiên nhiên tạo
vật. Trong thơ văn trung đại, vẻ đẹp của giai nhân tài tử bao giờ cũng được đem ra so sánh
với mây, gió, tuyết, sương,….. Cho nên ta mới có một Thúy Vân “Mây thua nước tóc
tuyết nhường màu da” hay một cô Kiều “Làn thu thủy, nét xuân sơn” hay là một Kim
Trọng “Đề huề lưng túi gió trăng” và khí tráng “Râu hùm, hàm én, mày ngài” của người
anh hùng Từ Hải.


11
Nhưng con Người không chỉ sống giữa thiên nhiên mà còn sống với cộng đồng xã
hội, khi ấy, con người tồn tại như một chủ thể của lịch sử. Nếu xét con người ở bình diện
này, văn chương thời trung đại cịn tồn tại hình tượng con người xã hội. Nước ta bị Trung
Quốc đơ hộ hơn nghìn năm, nên văn hóa văn học nước ta bị chi phối tương đối nhiều bởi
tư tưởng của Nho giáo Trung Quốc, điển hình ở đây chính là tư tưởng sùng cổ. Khổng Tử
khẳng định “bất học thi vơ dĩ ngơn” và chính Khổng Tử cũng cho rằng Kinh Thi của ơng
chính là khuôn mẫu cho mọi tài năng thơ, được đề ra cho mọi thời đại. K.Marx khẳng
định “tư tưởng thống trị trong mọi thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống
trị”. Sự thống trị của Nho giáo trong suốt nhiều thế kỉ cùng với một trong những hạt nhân
tư tưởng của giai cấp thống trị này là tư tưởng sùng cổ đã chi phối rất lớn đến hệ tư tưởng
chung của tồn xã hội trung đại khơng chỉ ở Trung Quốc àm còn vưới tất cả những nước
theo chế độ phong kiến, trong đó có Việt Nam. Bởi thế, ta có thể dễ dàng nhận thấy con
người trong thơ ca trung đại Việt Nam không được thể hiện như là một con người xã hội
tồn tại cùng với lịch sử, mà con người được thể hiện như một chiếc bình chứa tư tưởng và
những giáo điều của người xưa. Mọi hành động tu thân, gắng chí của con người nhất nhất
rập theo những cái khuôn mẫu vốn đã được đúc kết từ những quan niệm lí tưởng của
người đời xưa.

Cho nên một “Tấc lòng ưu ái cũ” với chuyện “Nhân gian nhược hữu Sào, Do đồ”
của Nguyễn Trãi, hay là nỗi “khắc khoải sầu đưa” với “hồn Thục Đế” của Nguyễn
Khuyến hoặc sự hăm hở “Một mình để vì dân vì nước” như Nguyễn Cơng Trứ vốn là
“tấc lịng” của những chủ thể trữ tình mang tính cá thể hóa rõ rệt nhưng do rập khn
theo thánh hiền nên “tấc lòng” ấy đã trở thành “tấc lòng” thế sự mang đậm tính cộng
đồng. Con người đời ấy không bao giờ được quyền xuất hiện trong thơ ca với tư cách của
một con người cá nhân mà luôn luôn là những con người của cuộc đời, con người mang
tâm sự của cả xã hội, cộng đồng.
Đặt trong không gian và thời gian, con người là con người vũ trụ. Đặt trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể, con người là những con người cộng đồng phi cá thể hóa. Những mẫu


12
hình con người phi ngã ấy được biểu hiện rõ nhất trong hình tượng của những kiểu nhà
nho phong kiến điển hình. Cùng với những biến động của lịch sử và sự phát triển của Nho
giáo, nhà Nho phong kiến được phân hóa ra thành các kiểu hình như: nhà Nho hành đạo,
nhà Nho ẩn dật, nhà Nho tài tử,…..
Cho đến đến đầu thế kỉ XIX, con người trong ý thức hệ của Nho gia và biểu hiện
cụ thể ra bên ngoài bằng thơ văn vẫn là những con người vơ ngã. Đến giữa thế kỉ XIX,
khi mà văn hóa phương Tây bắt đầu có sự xâm nhập vào văn hóa nước ta thì quan niệm
về con người cũng có ít nhiều sự thay đổi. Bắt đầu của sự thay đổi này được đánh dấu
bằng sự xuất hiện của những con người của cuộc sống hằng ngày xuất hiện trong thơ
Nguyễn Khuyến. Có thể nói Nguyễn Khuyến là người đầu tiên phá vỡ cái quy phạm cảm
hứng về con người trong thơ ca trung đại và là người khơi nguồn cảm hứng để những con
người bình thường hơn xuất hiện, những con người cá nhân bắt đầu manh nha trên văn
đàn. Nói như Trần Đình Sử trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ “Nguyễn Khuyến
trước sau chỉ biết có mỗi thế giới cổ điển gắn bó với lối sống làng quê. Nhưng ông là nhà
thơ cổ điển đầu tiên thấy cái rỗng khơng của con người lí tưởng truyền thống, là nhà thơ
mở đầu sự đổi thay các ý nghĩa tượng trưng của hệ thống thi pháp cổ xưa.”
Nguyễn Khuyến đã là người tiên phong mở cánh cửa chào đón những con người

hữu ngã bước vào thơ văn thì đến Tú Xương, ông lại càng dọn con đường ấy rộng mở hơn
để chào đón họ. Đến với thơ Tú Xương, con người vũ trụ gần như biến mất hoàn tồn mà
nhường chỗ tất cho những con người bình thường: con người thị dân.
Thời đại mà Nguyễn Khuyến và Tú Xương sống là cái thời đại của những anh
hùng thất thế, thời đại của buổi giao thời Đông – Tây. Xã hội Việt Nam khi ấy đang đứng
trên cái vực của sự tha hóa, biến chất. Con người trở nên lố lăng, bỉ ổi, những lí tưởng của
Nho giáo gần như sụp đổ hồn tồn trước sự tấn cơng mạnh mẽ của văn hóa phương tây.
Tính đến thời điểm đó, con người xuất hiện trong thơ văn của Nguyễn Khuyến tuy đã
xuất hiện những con người phi ngã nhưng vẫn là những con người của thời đại trước –
con người anhh hùng của thời đại chiến thắng. Còn con người trong thơ Tú Xương là con


13
người của xã hội thực tại, khơng hề lí tưởng, không hề là anh hùng. Họ đơn giản chỉ là
những con người phố thị bình thường.
Có thể nói, mặc dù sống cùng thời, cùng là những nhà Nho cuối mùa nhưng tư
tưởng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương hoàn toàn khác nhau. Nếu Nguyễn Khuyến vẫn
giữ được cái mạch cảm bay bổng của những con người vũ trụ, con người phi ngã thì Tú
Xương nhạt dần cái phong vị Nho gia. Người ta chỉ chỉ tìm thấy đơi lần hình ảnh của
những con người vũ trụ xuất hiện trong thơ ông trong một số bài như : Sông lấp, Hỏi ông
trăng, Đêm buồn, Đêm dài, Chợt giấc. Nhưng số ít những hình tượng này khơng thể làm
nên một hệ thống xuyên suốt trở thành một đề tài lớn trong nguồn cảm hứng sáng tác của
Tú Xương. Hoàn cảnh lịch sử và khơng khí thời đại đã tạo nên một cảm hứng dồi dào và
xuyên suốt những tác phẩm của nhà thơ một kiểu hình tượng con người thị dân phố thị
của một xã hội vừa mới xuất hiện nhưng đã rệu rã.
3. Cơ sở của cảm hứng thị dân ở Trần Tế Xương

Tú Xương sống ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đây được xem như là giai đoạn
cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam, một giai đoạn Đây tổng kết cho văn
chương truyền thống và xây dựng những tiền đề cho văn chương hiện đại. Chính vì

thế mà với một nhà thơ sáng tác trong giai đoạn này thì tác phẩm của Tú Xương
bên cạnh mang đầy đủ những đặc điểm của văn học trung đại, đã bước đầu mang
có những điểm của văn chương đổi mới. Cảm hứng thị dân là một điểm bức phá
mới mẻ của thơ Tú Xương, chính điều này làm cho thơ ông dù được xếp vào dòng
văn học trung đại nhưng lại mang trong nó một sức sống mới: lạ và thu hút. Nói về
cơ sở hình thành của cảm hứng thị dân, người viết cho rằng nguyên nhân lớn nhất
chính là bối cảnh của thời đại và nơi ông sinh sống đã tác động mạnh đến tư tưởng
cảm hứng của nhà thơ.


14
Chúng ta đều biết cảm hứng nghệ thuật là thái độ tư tưởng - xúc cảm của nhà
văn trước thực tại nên nó chịu sự chi phối của thời đại và những mối quan hệ xã hội
của nhà văn và cảm hứng thị dân của Trần Tế Xương trong thơ ông cũng vậy. Cuộc
đời ngắn ngủi của Tú Xương nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan. Ông đã
chứng kiến một cách trọn vẹn cái cảnh đất nước dần dần rơi vào tay giặc Pháp cũng
như quá trình bọn thực dân đặt nền móng cai trị đất nước làm cho kinh tế xã hội có
nhiều biến động, nhất là q trình đơ thị hóa ở thành thị. Bên cạnh đó, Tú Xương
lại được sinh ra, lớn lên và sinh sống ở vùng đất kinh kì, nơi chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất khi mà chế độ thực dân nữa phong kiến thành lập. Lúc bấy giờ, Pháp mang
nền kinh tế tư bản xa lạ của phương Tây áp vào nền kinh tế thuần nông của Việt
Nam khiến cho xã hội bị đảo lộn, cuộc sống và tinh thần của người dân cũng theo
đó mà đảo lộn. Tú Xương cũng khơng nằm ngoài những người dân ấy. Tuy là một
nhà Nho, cũng đèn sách, khoa cử, nhưng ở Tú Xương lại tồn tại một bản thể khác
lạ, một con người chốn thị thành. Cái ơng nhìn thấy, nghe thấy cũng làm ảnh hưởng
nhiều đến tư tưởng và cảm nghĩ của nhà thơ, từ đó ơng mang chúng vào trong sáng
tác của mình một cách rất thật và rất tự nhiên. Chính vì vậy mà Tú Xương đã ghi lại
rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng
của mình.
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG THỊ DÂN TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG

1. Cảm hứng về con người thị dân trong thơ Trần Tế Xương
Như đã nói ở trên, cảm hứng nghệ thuật là thái độ, tư tưởng, xúc cảm của nhà văn
trước thực tại và bị chi phối mạnh mẽ bởi thời đại và những mối quan hệ xung quanh của
nhà văn. Tuy vậy, cảm hứng nghệ thuật khơng hề mang tính khách quan, tồn tại độc lập,
bên ngồi nhà văn mà nó nảy sinh từ trong ý thức xã hội của nhà văn, nó tồn tại bên trong
nhà văn và mang đậm ý thức chủ quan của cá thể nhà văn. Chính vậy mà phải nghiên


15
Tú Xương khác với những nhà Nho cùng thời và khác với những nhà Nho khác ở
chổ ông sinh ra và lớn lên ở thành thị. Đây chính là điều tạo nên tất cả các điểm khác biệt
còn lại giữa Tú Xương và tất cả các nhà Nho khác. Từ việc sinh ra và lớn lên ở thành thị,
Tú Xương sớm bị ảnh hưởng bởi nét văn hóa thành thị và con người thành thị. Những ảnh
hưởng này không chỉ tác động vào đời sống mà còn tác động vào suy nghĩ, tư tưởng nhà
thơ và đặc biệt nó đi vào thơ văn của ông một cách rất tự nhiên. Ta hồn tồn có thể dễ
dàng tìm thấy trong thơ ơng hình bóng của một con người phố thị, một lối sống phố thị,
một thú ăn chơi phố thị,….. Cảm hứng thị dân đã quy định nên kiểu hình tượng con người
thị dân trong thơ Tú Xương, một kiểu hình tượng con người vô cùng độc đáo, phá vỡ mọi
quy phạm về con người trong thơ văn trước kia. Đồng thời, cảm hứng thị dân này cũng
chi phối phương thức trữ tình ở thơ ơng: ngơn chí, tự trào, kiểu bộc lộ cái tôi cũng như
cách thể hiện về con người thị dân.
1.1.

Những kiểu hình con người thị dân trong thơ Trần Tế Xương

Ta đã biết, trong thơ văn Trung đại, con người ít khi thành hình mà thường lẩn
khuất sau thiên nhiên. Con người khi ấy là con người phi ngã, con người không tồn tại
như một cá thể độc lập mà tồn tại dưới hình thức là một thành viên của cộng đồng. Đến
với Tú Xương, con người hoàn toàn được thể hiện như một cá thể tồn tại độc lập trong
không gian, thời gian và trong lịch sử cụ thể. Thêm một điểm đặc biệt là con người trong

thơ Tú Xương không phải là những vĩ nhân, những vị anh hùng, những nhà Nho có học
vấn uyên thâm, ….. mà tất cả họ đều là những con người bình thường, thậm chí có đơi khi
được coi là thấp hèn trong xã hội trung đại. Những con người trong sáng tác của Tú
Xương là những con người thị dân trong xã hội mới hình thành.
1.1.1. Kiểu hình nhà Nho thị dân
Trước khi bàn về kiểu hình nhà nho thị dân, ra nên điểm sơ qua về Nho giáo, cái
nơi của các nhà nho. Nho giáo, cịn gọi là đạo nho hay đạo Khổng, là một hệ thống đạo


16
đức, triết học xã hội, triết lí giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được
các mơn đồ của ơng phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Những người
thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.
Ở Việt Nam, Nho giáo được xem là một hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đến
việc tổ chức bộ máy nhà nước, duy trì trật tự xã hội và tư tưởng văn học trong suốt nhiều
thế kỉ. Đến với Việt Nam, Nho giáo đã được bản địa hóa và là nền tảng cho sự hình thành
và phát triển các giá trị về tư tưởng, đạo đức và nếp sống tốt đẹp. Nho giáo ở Việt Nam có
những giai đoạn phát triển vơ cùng rực rỡ và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều ý kiến
còn cho rằng Nho giáo là nền tảng của nền văn minh Việt Nam và có thể coi Việt Nam
thuộc nền văn minh Khổng giáo.
Nhưng đến thời nhà Nguyễn thì Nho giáo bắt đầu rơi vào giai đoạn khủng hoảng,
đến giữa thế kỉ XIX, Nho giáo mất dần ảnh hưởng và có thể nói là rơi vào lãng quên.
Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp, chế độ khoa cử thay đổi, Nho giáo khơng cịn là trọng
tâm của khoa cử. Tuy nhiên, Nho giáo với hệ thống lí luận đã tồn tại hàng nghìn năm
khơng dễ gì phai nhạt. Hơn thế, Việt Nam vào giai đoạn này vẫn là một nước phong kiến,
trong xã hội vẫn có một lực lượng đơng đảo những nam tử xuất thân trong gia đình có
truyền thống Nho học. Cho nên, mặc dù Nho giáo có lạc hậu so với thời đại thì nó vẫn
chiếm một vị trí quan trọng trong ý thức hệ của người Việt Nam.
Tú Xương sinh ra vào đúng cái giai đoạn nhiễu nhương nhất của xã hội Việt Nam.
Ông hấp thụ được cái gốc Nho học từ ơng cha mình, nhưng đồng thời Tú Xương cũng hấp

thụ luôn cái văn minh phương Tây mà thức dân Pháp mang vào Việt Nam ta ngày đó. Và
chính điều này tạo cho nhà nho Tú Xương một nét rất riêng, một nhà nho chốn thành thị.
Gọi các nhà Nho trong thơ Tú Xương và cả Tú Xương là những nhà Nho thị dân là
để đặt họ trong thế đối lập với các kiểu nhà Nho truyền thống khác như nhà Nho tài tử,
nhà Nho ẩn dật, nhà Nho hành đạo, nhà Nho chốn làng quê, ….. Các nhà Nho trong thơ


17
Tú Xương khác hẳn các nhà Nho truyền thống ở thời trước bởi trước khi là một nhà Nho,
họ đã là những con người thị dân.
Trong thơ Tú Xương ta không hề thấy những bậc quân tử hăm hở “phù địa trục”
“chí những mong sẽ núi lấp sơng” (Nguyễn Cơng Trứ), cũng khơng có những nhà Nho
say với đạo, tỏ lịng với thơ. Trong thơ Tú Xương chỉ có những nhà Nho cuối mùa, thất
thế, chỉ biết nhìn đời mà cười nhạo, mà thương xót chứ khơng hề có ý định muốn nhúng
tay vào nó, muốn thay đổi nó. Những nhà Nho được khắc họa trong thơ Tú Xương không
hề có chút tráng khí của kẻ sĩ, chẳng hề có chút tài tình của bậc Nho gia, mà chỉ có cái bộ
dạng “lôi thôi”, “ậm ọe” của những kẻ thư sinh ơm mộng quan trường, chỉ có những nhà
Nho cuối mùa với cái sĩ khí như “gà phải cáo”, cái văn tài “liều lĩnh đấm ăn xôi” và chỉ
hay một nỗi “cờ bạc rong chơi”. Họ chẳng hề có chút boăn khoăn với nỗi niềm ưu ái
đến“Việc xa gần phải trái kệ thây ai”, chẳng hề bận tâm với lẽ cương thường, với chữ
trung hiếu, cũng chẳng ơm ấp hồi bão “trí quân trạch dân”, chẳng tu chí, lập thân cũng
không phải là điều mà những kẻ sĩ ấy quan tâm, họ chỉ “lăm le” một nỗi “Bia đá bảng
vàng cho vang mặt vợ”, đeo đuổi khoa cử chỉ mong sao “Đỗ đành sao hỏi tiếng cha cu”.
Tất cả họ, qua cái nhìn nhiều khi có đơi chút chủ quan của Tú Xương hiện lên với tất cả
những “bản chất” thành thị. Các nhân vật nhà Nho thời bấy giờ chỉ rặt là một phường
“vừa dốt lị vừa ngu”; tất cả đều trống rỗng, khơng hề có chút tinh thần Nho đạo nào.
Ta đều biết có cái gọi là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, sống giữa những
nhiễu nhương của xã hội thì việc bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Những nhà Nho
trong thơ Tú Xương hay chính cả Tú Xương cũng vậy, tuy nhiên mặc dù học là những kẻ
tài hèn sức mọn (và họ nhận biết được điều đó) nhưng khơng phải là những bản sao vơ

hồn, mà trái lại họ cịn là những cá thể đầy bản ngã và có những ham muốn rất “người”:
“Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu.
Biết thuốc lá, biết chè tàu,
Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi.”


18
( Hỏi ông trời )
“Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ,
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh”
( Tự vịnh )
Tú Xương gần như đã đạp đổ hoàn toàn hệ thống hình tượng nhà Nho đã tồn tại cả
nghìn năm với cảm hứng thị dân và thái độ trào phúng trong từng tác phẩm của mình.
Nhà Nho thị dân suy cho cùng là sự kết hợp giữa những quy phạm giáo điều của lễ
giáo Nho gia và những cái thú rất người, rất tục trong một con người. Dù là thế, nhưng
những “con người thiệp thế”, những “khách phong lưu” ngoài vòng cương tỏa trong thơ
Tú Xương chẳng “thảnh thơi túi rượu bầu” như khách tài tử của Nguyễn Công Trứ, cũng
chẳng có cái “gàn bát sách”, cái “thẹn với ơng Đào” như nhà Nho ẩn dật Nguyễn
Khuyến mà chỉ có cái ngật ngưởng “chẳng buồn nghe” sự đời và cá ngông ngạo trong bộ
điệu uống nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe ngay giữa phố Hàng Nâu, phố
Hàng “quắc mắt khinh đời” như nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm hay về lại “Vườn Bùi
chốn cũ” như nhà Nho Nguyễn Khuyến mà “an thân mệnh thế”, trái lại cứ việc “Khi cao
lâu , khi cà phê, khi Thao, phố Giấy”,….. ngay giữa chốn đô hội nhộn nhịp, giữa cảnh
“sông lấp”, ở nhà cô Đầu. Là sản phẩm của xã hội thị dân, những nhà Nho là những kẻ
khơng lí tưởng, nên tuy sống giữa “buổi loạn li”, những nhà Nho thị dân của Tú Xương
khơng hề có chút động thái nào mà“chỉ ấm ớ giả câm giả điếc, cứ vui tràn khi viết khi
ngâm” trước những thay đổi của cuộc đời.
Các nhà Nho thị dân sống trong lòng một đơ thị đang Âu hóa mạnh mẽ từ lối sống
cho đến văn tự rồi đến văn hóa. Đó khơng phải là sự suy tàn của một nền văn hóa mà là
sự chuyển đổi từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Đây là cái giai đoạn mà hệ giá

trị văn hóa cũ suy tàn nhưng chưa chết hẳn, còn các giá trị mới, tuy đã xuất hiện nhưng
chưa định hình. Những nhà nho thị dân như Tú Xương rơi vào tâm điểm của sự lai căng,


19
lắp ghép. Nhưng họ chẳng làm gì hay đúng hơn là chẳng thể làm gì khác đi được, nên để
mặc cho những điều mâu thuẫn trái ngược nhau kéo tuột mình đi.
Vì thế mà, mặc dù Tú Xương cũng đã vạch trần cái bản chất vô dụng, kém cỏi của
những “ông nghè, ông cống” qua cá dáng “nằm co”, qua cái dáng “ngổng đầu rồng”…
và cũng chính nhờ thái độ phủ nhận thực tại mà Tú Xương đã “phát hiện” ra được sự tàn
tạ của chữ Nho, phát hiện ra sự suy mạt của đạo Nho:
“Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi”
( Than đạo học )
Nhưng Tú Xương vẫn khơng thể thốt ra khỏi nó một cách dứt khốt được. Ơng Tú
ta đây rõ ràng là chán ghét khoa cử bởi cái sự nhiễu nhương của trường thi, ông coi
thường những kẻ dùng tiền để đỗ đạt, vậy mà vì cái nợ tang bồng của nhà Nho, khoa thi
nào ông cũng “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” vác lều chỏng mà đi thi. Ông thương vợ, bản
thân ông hiểu những sự hy sinh của vợ, ông coi vợ như một biểu tượng của các giá trị
truyền thống nhưng nhiều khi ông vẫn ông thoát được cái tư tưởng của nhà Nho mà giẫm
đạp lên nhưng giá trị ấy. Rồi ông cũng ngưỡng mộ lắm cụ Phan Bội Châu đã dùng cái tâm
của mình mà xuất dương tìm đường cứu nước, nhưng lại chẳng hề có ý định xuất dương
theo cụ. Xét ra, Tú Xương cũng được xem là một người ưu thời mẫn thế, nhưng lại chẳng
làm gì để thay đổi thời cuộc dù cho thấy được những bất ổn của nó. Ơng chọn làm một kẻ
vơ tích sự “Bác này mới thực là vơ tích, Sáng vác ơ đi tối vác về”.
Tú Xương như là một điển hình tiểu cho một kiểu hình nhà Nho mới, nhà Nho thị
dân. Tuy cũng là nhà Nho đó, nhưng ở lớp nhà Nho cuối mùa này, phong vị Nho gia đã
khơng cịn nhiều. Hơn thế, lại sống giữa sự nhiễu nhương của thời cuộc, bất mãn đấy
nhưng khơng làm gì cả, thương cảm đấy nhưng chỉ biết chấp nhận nó như một quy luật
của lịch sử.



20

1.1.2. Kiểu hình người phụ nữ thị dân
Cảm hứng nhân văn về người phụ nữ là cảm hứng nhân loại mang tính phổ qt,
nhưng trong dịng chảy của thơ ca trung đại Việt Nam do những đặc tính quy phạm trong
sự cao nhã và phi ngã hóa mà cảm hứng này khơng có cơ hội để phát triển thành một đề
tài phổ biến mang ý thức cá nhân. Dù cho trước đó, hình ảnh của những “khách lầu
hồng” hay “người chinh phụ” vẫn thường xuất hiện nhiều trong thơ văn của các nhà Nho
đời trước, nhưng những nhà Nho này đều nhìn người phụ nữ dưới con mắt của kẻ bề trên
thương xót cho thân phận của kẻ thấp hèn. Người phụ nữ thời ấy, chưa được xuất hiện
đường đường chính chính là mình. Họ xuất hiện chỉ với cái vẻ ngoài của người phụ nữ,
nhưng cái nội tâm bên trong là tâm trạng của chủ thể trữ tình kí thác vào họ. Và việc các
nhà Nho đưa hình ảnh người phụ nữ vào trong thơ văn ngồi việc kí thác tâm tình của
mình thì cịn là để khẳng định khí tiết nhà Nho chứ họ chưa hề hướng đến việc để cho
người phụ nữ bộc lộ trực tiếp nỗi đau của người phụ nữ. Do vậy, dù đã đạt được mức độ
sâu lắng trong cảm hứng nhân văn, nhưng trước sau thì những người phụ này cũng chỉ
dừng lại ở mức độ là những nhân vật chức năng.
Đến với Tú Xương, những người phụ nữ thị dân lại được trực tiếp bước vào trong
thơ. Đó là những con người có tên tuổi, có địa chỉ, tính cách cụ thể. Theo như Đoàn Hồng
Nguyên trong luận án tiến sĩ “Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam” thì “Mảng thơ về người đàn bà chiếm một vị trí đặc biệt và đã trở thành một đề
tài, chủ đề nổi bật trong sáng tác của Tú Xương. Bóng dáng nhi nữ đã hiện diện trong
68/134 tác phẩm chiếm tỉ lệ 50,7%. Có 27 bài trong đó người phụ nữ là nhân vật trữ tình
là đối tượng trữ tình chính của bài thơ ( tỉ lệ 39,7 % ) và bóng dáng người phụ nữ thấp
thống trong 41 bài còn lại ( chiếm tỉ lệ 60,3% )”. Như vậy có thể thấy, Tú Xương dành
cho người phụ nữ một vị trí vơ cùng quan trọng trong thơ của mình.



21
Những người phụ nữ xuất hiện trong thơ của Tú Xương là ai ? Đó có thể là bà Tú,
là em gái ông Tú, là những bà lái buôn, là cơ đầu, cơ Cáy Chợ Rồng, cơ Kí, là vợ bạn, là
những cô gái lam đĩ, là cô đào, cô hầu, …… tất cả họ đêù là người phụ nữ sinh sống tại
vùng đất Vị Xuyên, Nam Định quê ông Tú. Nhưng ở đây, Tú Xương có phần khác với
những nhà Nho thời trước, nếu trước đây, bậc quân tử làm thơ để bày tỏ lòng cảm thương
với những người phụ nữ đức hạnh thì ơng Tú có một sự phân biệt rạch rịi giữa những
người phụ nữ có phẩm giá và những người phụ nữ khơng có phẩm giá. Trong thơ ơng, hai
kiểu hình người phụ nữ thành thị này tồn tại song song và ông chia sự quan tâm dành cho
hai kiểu hình này là như nhau.
Những người phụ nữ khơng có phẩm giá được Tú Xương đưa vào thơ của mình
gồm đủ các thành phần, tầng lớp trong xã hội. Đó là mụ Tuần Quang, là cơ Bố Cao, là cơ
Kí, là bà lái bn, là “Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”…. Đó là những hạng đàn bà
lăng loàn đĩ thõa, là những người phụ nữ thị dân hợm hĩnh, bỏ mất nét đẹp văn hóa của
người phụ nữ phương Đông, là con đẻ của xã hội thị dân tư sản buổi giao thời.
Những người phụ nữ ấy, tuy khác nhau về địa vị, giai cấp nhưng tất cả đều có một
điểm chung là tính cách phô trương và chung một nỗi nhục cảm thèm muốn bản năng. Ta
có thể bắt gặp hình ảnh của hai bà mệnh phụ phu nhân vợ của quan Tuần, quan Bố “Đơi
đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thõa bà nào cũng nhất” (Kể lai lịch), hay cô vợ hai của
một thầy Kí trong bộ máy chính quyền thực dân, là lũ me Tây, gái điếm, lái buôn, và là
một lô một lốc những người phụ nữ phố phường không tên khác: “Váy lĩnh cô kia quét
sạch hè”, “ Chí cha chí chát khua giầy dép, Đen thủi đen thui cũng lượt là” trong thơ của
Tú Xương. Những người phụ nữ thị dân đỏm dáng ấy, tiếp thu cái mới chưa tới nên mới
có chuyện làm ra những điều lố bịch “dị dạng” về nhân cách.
Những người phụ nữ trong thơ Tú Xương được khắc họa một cách độc đáo, đầy ấn
tượng và sinh động. Có khi đó là những người phụ nữ đỏm dáng:
“Chí cha chí chát khua giầy dép,


22

Đen thủi đen thui cũng lượt là….”
( Ngày xuân ngẫu hứng )
Hoặc cố sao cho thật sành điệu thành ra lại là lố bịch :
“Tháng rét quạt lơng,
Mùa hè bít tất.
Tráp trịn sơn đỏ, bà quyết theo trai…”
(Kể lai lịch)
Có nhiều khi, những người phụ nữ này bộc lộ một cách kín đáo những ham muốn
nhục cảm của mình:
“Em giận thân em mãi chửa chồng,
Ngày năm bảy mối tối nằm khơng”
( Phịng khơng )
Nhưng đơi khi cũng nhố nhăng kệch cỡm:
“Váy lĩnh cơ kia qt sạch hè”
( Năm mới)
Thậm chí hết sức sỗ sàng:
“Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng,
Thà rằng bạn quách với sư xong….
…. Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng:
Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng!”
( Sư ông và mấy ả lên đồng)


23
Tuy nhiên, Tú Xương không phải lúc nào cũng ôm khư khư cái định kiến về những
người phụ nữa này, trong chừng mực nào đó,ơng vẫn rất cảm thơng cho những người phụ
nữ ấy.
Cịn khi nói về những kiểu phụ nữ thị dân đức hạnh, thì trước tiên ta phải nhắc tới
bà Tú Mẫn, người vợ hết mực đảm đang của ông Tú. Tú Xương dành một số lượng sáng
tác khá lớn để viết về bà Tú, trong đó có một số bài lấy cảm hứng trực tiếp từ bà như:

Thương vợ, Đang ốm nghe vợ khấn cầu, Văn tế sống vợ. Tiếp đó, cịn có khơng ít những
bài mang bóng dáng bà Mẫn như : Tết dán câu đối, Phú thầy đồ dạy học, Phú hỏng thi,
Thi hỏng , Đi thi, Than thân chưa đạt, Tự trào, Quan tại gia, Hỏi mình, Than cùng, Đau
mắt. Thậm chí bóng dáng bà Tú cịn hiện lên thấp thống trong cả bài thơ ơng Tú viết cho
người tình (Gửi cho cơ Đào).
Trong thơ Tú Xương, bà Phạm Thị Mẫn hiện lên một cách cụ thể và vơ cùng chân
thật. Hình ảnh người vợ hiện lên trong thơ Tú Xương là hình ảnh “thân cò” vất vả lặn lội
“khi quãng vắng” đầy thương cảm mang một ý nghĩa tượng trưng: một người phụ nữ của
công việc; người phụ nữ nhẫn nại, bao dung; người phụ nữa chịu thương chịu khó làm
trọn cái đạo làm mẹ, làm vợ.
Tú Xương đã dồn tất cả yêu thương, sự trân trọng của mình giành cho vợ vào hình
ảnh “thân cị” đầy sáng tạo đó. Bằng hình ảnh “thân cò” ấy, Tú Xương còn tả lại được
nỗi đau thân phận của một người đàn bà đức hạnh, một người vợ, người mẹ mẫu mực, hết
long thương yêu chồng con, lo toan cho gia đình. Tú Xương thương vợ, thương cái gánh
gia đình mà đáng đấng trượng phu như ông phải gánh chứ không phải là người phụ nữ
“chân yếu tay mềm” như bà Tú. Ông Tú hiểu vợ, thương vợ nhưng ông chưa thể dứt hẳn
những qui phạm trói buộc của một nhà Nho mà gánh giúp bà Tú, thế nên ơng tự trách bản
thân mình kém cỏi để đến nỗi người phụ nữa phải chịu bao cay đắng, truân chuyên.
Yêu thương vợ để rồi tự trách mình vơ dụng, tự dằn vặt bản thân mình, Tú Xương
chê trách cả một tầng lớp nhà Nho vơ dụng, ích kỉ, vô trách nhiệm; đã phá mạnh mẽ vào


24
quan niệm gia trưởng đã ăn sâu thành hệ thống trong tâm thức con người phong kiến và
vào trật tự xã hội phong kiến lỗi thời, hủ lậu. Cảm hứng thương vợ ấy chưa bao giờ xuất
hiện trong thơ ca nhà Nho trước, cũng thời và sau Tú Xương.
Người vợ - người phụ nữ thị dân mà Tú Xương khắc họa khơng chỉ biết có lao
động, người phụ nữ ấy cịn có cả tâm hồn rất “hạnh”:
“Một dun hai nợ âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.”

( Thương vợ )
Ở đây, ông Tú “tả thực” nỗi trăn trở dằn vặt của vợ. Cuộc sống nhiều vất vả,
chuyện mưu sinh lắm nỗi lo toan, người phụ nữ dù có giỏi giang đến mấy thì cũng có
những lúc yếu lịng mà hờn trách số phận. Bà Tú cũng vậy, những lúc mệt mỏi bà cũng
buông những lời than để khuây khỏa bớt. Đó là lời của bà Tú, là tiếng kêu thương đầy ý
thức về nỗi khổ nhọc mà bà, và những người phụ nữ khác phải vác. Bà Tú tự ý thức rõ
những trách nhiệm mà bà phải gánh, hiểu được bổn phận của mình với chồng con, cho
nên dù cho có khổ nhọc đến mấy thì bà Tú cũng “đành phận”.
Bà Tú không những là một người phu nữ đảm đang mà cịn nhiều khi rất tâm lí. Bà
biết chồng bà lăng nhăng, nhưng bà vẫn bỏ qua cho ông khi ông chịu hối lỗi “Dại mà nhờ
vợ làm ngơ” (Gửi cho cô đào) . Xét ra dễ thấy bà Tú là một người phụ nữ vô cùng khơn
khéo trong việc giữ lửa cho gia đình.
Bà Tú là như vậy, nên một ông chồng vốn cũng biết đến chốn “lầu xanh”, “lầu
vàng” như ông Tú đây cũng phải yêu thương hết mực. Tú Xương giành cho người vợ của
mình.
Như vậy cùng với sự xuất hiện của những giai tầng mới, những yếu tố mới trong
xã hội thì qua điểm của Nho gia về xã hội cũng thay đổi và nhất là với người phụ nữa.
Nếu như thời trước, các nhà Nho tự đặt mình ở vị trí cao mà nhìn xuống cảm thương cho


25
những người phụ nữ thì đến Tú Xương, ơng đã đến đứng bên cạnh những người phụ nữu
ấy để nhìn họ thật rõ nét, để có thể vừa cười những cũng vừa thương những người phụ nữ
vơ hạnh; để có thể vừa nể, vừa thương những người phụ nữ đức hạnh.

1.1.3. Kiểu hình con người phố phường
Những thị dân Thành Nam trong thơ Tú Xương được cụ thể hóa qua những nhân
vật - con người phố phường. Nhân vật con người phố phường của ông Tú khá đa dạng
với đủ các hạng người, gồm đủ mọi tầng lớp. Hầu như tất cả các cư dân thành Nam từ các
quan to, quan nhỏ, các thầy thơng, thầy kí cơng chức tay sai của Pháp; các nhà Nho những ông nghè, ông cử, ông tú; những thị dân mới phất, giàu xổi, hợm hĩnh, những thị

dân bần cùng, …. Đều đã đưuọc Tú Xương “lôi tuột” vào thơ và đều đã thành những
nhân vật của thi ca với vóc dáng, hình hài, tính cách đầy góc cạnh và đầy ấn tượng. Nói
như Xuân Diệu: “Tú Xương có la liệt một cái hành lang treo tranh bày tượng, tranh
tượng những kẻ rởm đời, những người gian xấu, những danh giá hão, những giá trị vờ.”
Chính cái sự lố nhố “la liệt tranh tượng” ấy đã tạo nên dáng vẻ đa dạng cho hình tượng
con người thị dân trong thơ Tú Xương, làm nên một nét riêng so với các kiểu hình tượng
con người phổ biến trong thơ ca trung đại và các nhà Nho.
Là con đẻ của xã hội thị dân, là con người phố phường khơng có lí tưởng nhưng
những con người thị dân trong thơ Tú Xương luôn vùng vẫy để vượt ra khỏi những khuôn
khổ, những ràng buộc và tự khẳng định bản ngã bằng thái độ đả phá, phủ nhận. Do vậy
mà những giá trị tinh thần truyền thống, những chuẩn mực, những khuôn phép của lễ giáo
phong kiến đều trở nên vơ nghĩa lí, vơ giá trị trong cảm nhận con người phố phường của
Tú Xương.
Không chỉ phát hiện ra bản chất “Khác chi thằng hề” của vua chúa và quan lại lúc
bấy giờ qua cái “mặt bôi vơi” của “Phường hát tuồng”, con người trong thơ cịn phát
hiện ra cái vô gái trị của nhà nước phong kiến qua sự bộc lộ cảm nhận về gái trị của đồng


×