Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành luật phòng chống tác hại thuốc lá của người dân tỉnh Bắc Ninh năm 2018 và một số yếu tố liên quan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 126 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>huốc lá tại tỉnh Bắc và một yếuĐÀO tố liênTẠO quan năm 2018 BỘNinh GIÁO DỤCsốVÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------------------. NGUYỄN THUỲ NGUYÊN. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH BẮC NINH NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG. Hà Nội – 2019.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG ---------------------. NGUYỄN THUỲ NGUYÊN – C01085. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH BẮC NINH NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. Chuyên ngành. : Y TẾ CÔNG CỘNG. Mã số. : 8 72 07 01. LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG. HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO XUÂN VINH. Hà Nội – 2019. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> i. LỜI CẢM ƠN. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ nhiều phía, đó là các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Xuân Vinh, người đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học và các thầy cô giáo Bộ môn Y tế công cộng - Trường Đại học Thăng Long đã truyền đạt và giúp em trang bị kiến thức trong quá trình học tập. Sau cùng, xin gửi cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là những người luôn ở bên động viên chia sẻ và ủng hộ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2019 HỌC VIÊN. Nguyễn Thuỳ Nguyên.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ii LỜI CAM ĐOAN. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả. Nguyễn Thuỳ Nguyên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> iii. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTNC. :. Đối tượng nghiên cứu. GATS. :. Global Adult Tobacco Survey (Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành). PCTHTL. :. Phòng chống tác hại thuốc lá. UBND. :. Uỷ ban nhân dân. WHO. :. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> iv. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 27 Bảng 2. 2. Bảng biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................... 29 Bảng 2. 3. Đánh giá kiến thức về Luật PCTHTL ........................................... 35 Bảng 2. 4. Đánh giá thái độ về Luật PCTHTL ............................................... 37 Bảng 2. 5. Đánh giá kiến thức về Luật PCTHTL ........................................... 37. Bảng 3. 1. Phân bố khu vực sống của đối tượng nghiên cứu .......................... 40 Bảng 3. 2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ......................................... 41 Bảng 3. 3. Tần suất hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu............................ 42 Bảng 3. 4. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng theo điều kiện kinh tế, vùng miền43 Bảng 3. 5. Số năm hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ............................. 45 Bảng 3. 6. Tỷ lệ đối tượng cố gắng bỏ thuốc và lý do bỏ thuốc ..................... 46 Bảng 3. 7. Thực trạng hút thuốc lá tại cơ quan/địa điểm công cộng qua quan sát của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 47 Bảng 3. 8. Kiến thức về tác hại của hút thuốc ................................................ 48 Bảng 3. 9. Đã từng biết/nghe đến luật phòng chống tác hại thuốc lá qua các kênh truyền thông ........................................................................................... 49 Bảng 3. 10. Kiến thức về các địa điểm hút thuốc lá sẽ bị phạt ...................... 50 Bảng 3. 11. Kiến thức chung về Luật PCTH thuốc lá ................................... 51 Bảng 3. 12. Thái độ của ĐTNC khi nhìn thấy người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe .................................................... 51 Bảng 3. 13. Thái độ chung về Luật PCTH thuốc lá ....................................... 52 Bảng 3. 14. Thực hành của ĐTNC khi nhìn thấy người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe .................................................... 52. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> v Bảng 3. 15. Trong 30 ngày qua, có hút thuốc ở những nơi không được phép hút không (có biển cấm hút thuốc, hoặc có trong quy định) ........................ 52 Bảng 3. 16. Các vấn đề gặp phải do vi phạm các quy định ........................... 53 Bảng 3. 17. Thực hành chung về Luật PCTH thuốc lá .................................. 53 Bảng 3. 18. Các nguồn thông tin tiếp cận về luật phòng chống tác hại thuốc lá ......................................................................................................................... 54 Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ............................................................................................................ 55 Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 55 Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 56 Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa số năm hút thuốc đến kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 57 Bảng 3. 23. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 57 Bảng 3. 24. Mối liên quan giữa kênh truyền thông và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 58 Bảng 3. 25. Mối liên quan giữa tuổi và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ............................................................................................................ 59 Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 59 Bảng 3. 27. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá................................................................................................. 60 Bảng 3. 28. Mối liên quan giữa số năm hút thuốc đến thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 61 Bảng 3. 29. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 61.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> vi Bảng 3. 30. Mối liên quan giữa kênh truyền thông và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 62 Bảng 3. 31. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................................... 63 Bảng 3. 32. Mối liên quan giữa tuổi và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ............................................................................................................ 63 Bảng 3. 33. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 64 Bảng 3. 34. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 64 Bảng 3. 35. Mối liên quan giữa số năm hút thuốc đến thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ........................................................................... 65 Bảng 3. 36. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ...................................................................................... 65 Bảng 3. 37. Mối liên quan giữa kênh truyền thông và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ........................................................................... 66 Bảng 3. 38. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá ........................................................................... 67. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> vii. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………………………………….……...3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ......................................................................... 3 1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................ 3 1.1.2. Hút thuốc lá .................................................................................... 3 1.1.3. Tác hại của thuốc lá ........................................................................ 3 1.1.4. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá .......................................... 5 1.1.5. Một số văn bản liên quan ............................................................... 8 1.2. THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ ...................................... 10 1.2.1. Thực trạng hút thuốc lá và tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trên Thế giới ......................................................................... 10 1.2.2. Thực trạng hút thuốc là và tình hình thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc tại Việt Nam ....................................................................... 13 1.2.3. Tình hình triển khai Luật phòng, chống tác hại của thuốc tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................................... 15 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ .................................................. 16 1.4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ ............ 23 1.5. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................ 23 1.6. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................ 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………25 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................... 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 25.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> viii 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 26 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 26 2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................ 26 2.3. Phương pháp thu thập thông ti .............................................................. 28 2.3.1. Công cụ thu thập thông tin ............................................................. 26 2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu ................................................................ 28 2.2.3. Quy trình nghiên cứu...................................................................... 26 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá ................................... 29 2.4.1. Các biến số chỉ số nghiên cứu ........................................................ 26 2.4.2. Tiêu chí đánh giá ............................................................................ 35 2.5. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 38 2.6. Sai số và biện pháp hạn chế sai số ........................................................ 38 2.6.1. Sai số .............................................................................................. 38 2.6.2. Biện pháp hạn chế .......................................................................... 39 2.7. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 39 2.8. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ …………………………………………………..….…40 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 40 3.2. Thực trạng hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Bắc Ninh ................ 42 3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 47 3.3.1. Kiến thức về về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá....................... 48 3.3.2. Thái độ về về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá .......................... 51 3.3.2. Thái độ về về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá .......................... 52 3.4. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ......... 55. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ix 3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 55 3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 59 3.4.3. Một số số yếu tố liên quan đến thực hành về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 63 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………….68 4.1. Thực trạng hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Bắc Ninh ................ 70 4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 72 4.3. Phân tích một số yếu tố liêm quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu .................... 86 KẾT LUẬN………………………………………………………………………94 KHUYẾN NGHỊ………………………………………………..…..……………96 TÀI LIỆU THAM KHẢO….……………………………………………………97.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hút thuốc lá là một trong những mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà Thế giới đang phải đối mặt [47]. Hiện nay, trên thế giới mỗi năm có 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá; trong đó ở Việt Nam 40.000 người [47], con số này sẽ đạt hơn 08 triệu mỗi năm vào năm 2020, trong đó 70% số trường hợp tử vong sẽ xảy ở các nước đang phát triển [49]. Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong khu vực các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 có số người hút thuốc lá cao nhất, sau Indonesia và Philippines [13]. Theo Điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015 tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá mỗi năm vẫn là 45,3% ở nam giới có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng thành ở Việt Nam thì có 1 người hút thuốc và có 15,6 triệu người đang hút thuốc [12]. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá (còn gọi là hút thuốc bị động) cũng đã được khoa học chứng minh là gây ra các bệnh chết người. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng không có một mức độ tiếp xúc với khói thuốc nào là an toàn đối với người hút thuốc thụ động [48]. Tại Việt Nam, bên cạnh tỷ lệ hút thuốc chủ động cao thuộc loại nhất thế giới, tỷ lệ hút thuốc bị động cũng rất cao [12]. Việt Nam đã tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá vào ngày 8 tháng 8 năm 2003 và phê chuẩn vào ngày 11 tháng 11 năm 2004. Năm 2012, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá quy định những nơi không được hút thuốc, in cảnh báo sức khỏe cả bằng chữ và hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá, cấm hoàn toàn việc quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá và. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2 cho phép thành lập Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá đầu tiên tại Việt Nam. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền việc thực hiện luật Phòng chống tác hại thuốc lá trên các kênh thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin về luật cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, người dân,.....Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế ở trên địa bàn tỉnh việc triển khai thực hiện luật Phòng chống tác hại thuốc lá vẫn còn tình trạng hút thuốc lá tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, bến xe, khu vui chơi giải trí có trẻ em...Vậy thực trạng hút thuốc lá của người trưởng thành tại tỉnh Bắc ninh như thế nào? Kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của họ ra sao? Có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của những đối tượng này? Để trả lời các câu hỏi đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: "Kiến thức, thái độ, thực hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của người dân tỉnh Bắc Ninh năm 2018 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của đối tượng tại địa bàn nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1.. MỘT SỐ KHÁI NIỆM. 1.1.1. Một số khái niệm Theo luật PCTHTL định nghĩa [24]: Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế xã hội. Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh. 1.1.2. Hút thuốc lá Hút thuốc lá được chia làm 2 loại: hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động Hút thuốc lá chủ động là hành vi người hút trực tiếp hút thuốc lá [3]. Hút thuốc lá thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do gười hút thở ra. Khói thuốc bị động chứa hàng nghìn chất hoá học, trong đó có ít nhất là 250 chất gây ung thư và chất độc hại [44]. Hiện nay trên thị trường Việt nam có rất nhiều loại thuốc lá trong và ngoài nước như: Hero, White horse, 555… 1.1.3. Tác hại của thuốc lá Thành phần của khói thuốc lá: có 3 kiểu khói thuốc: khi điếu thuốc cháy khói thuốc bao gồm dòng khói chính, dòng khói phụ, dòng khói môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4 luồng khi đi qua gốc của điều thuốc, khói này được lọc qua phổi, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người hút. Dòng khói chính là dạng khí dung chứa 1010 phân tử/ml, kích thước của phân tử có đình kính 0,0-10 micromet. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điều thuốc cháy là bỏ đi. Dòng khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng khói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các tạp chất nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điều thuốc của các lần hút [23]. Hàng năm thuốc là giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được [23]. Các bệnh do khói thuốc gây ra: Bệnh tim mạch: Từ năm 1940 người ta đã thấy có mối liên quan giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần [23]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính và 80-90% người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nghiện thuốc lá. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc [23]. Bệnh ung thư: ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc là và ung thư đã được tiến hành, thuốc lá gây ra xấp xỉ 90% tổng số người tử vong vì ung thư phổi và hút thuốc lá còn gây ung thư họng, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột, trực tràng [23]. Khả năng sinh sản: Những người nam hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao hơn gấp 2 lần so với những người không hút. Đặc biệt ở nữ tần.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 5 suất chửa ngoài tử cung của những người hút thuốc cao gấp 2,2 – 4 lần so với người không hút [23]. Biến chứng do thuốc ở phụ nữ có thai: Theo hội sản phụ khoa Mỹ thì ở những người thai phụ hút 1 bao/ngày thì tỉ lệ đẻ non cao hơn 20% so với phụ nữ không hút [23]. Ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh: hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu, do hút thuốc gây các biến chứng ở nhau thai và hút thuốc làm thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Ở những nguời hút thuốc thì nguy cơ trẻ đẻ ít cân cao gấp 3,4 – 4 lần [23]. 1.1.4. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá [24] được Quốc hội thông qua năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013, gồm 05 chương và 35 điều với nhiều quy định về các biện pháp làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để PCTHTL nhằm đẩy mạnh các hoạt động PCTHTL tại Việt Nam: Chương I. Những quy định chung gồm có 09 điều quy định: Phạm vi điều chỉnh (Điều 1); giải thích từ ngữ (Điều 2); nguyên tắc PCTHTL (Điều 3); chính sách của Nhà nước về PCTHTL (Điều 4); trách nhiệm quản lý nhà nước về PCTHTL (Điều 5); trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong PCTHTL (Điều 6); quyền và nghĩa vụ công dân trong PCTHTL (Điều 7); hợp tác quốc tế trong PCTHTL (Điều 8) và các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9). Chương II. Các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá gồm có 09 điều quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về PCTHTL (Điều 10); địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn (Điều 11); địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá (Điều 12); nghĩa vụ của người hút thuốc lá (Điều 13); quyền, trách nhiệm người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá (Điều 14); ghi nhãn, in cảnh. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 6 báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá (Điều 15); hoạt động tài trợ (Điều 16); cai nghiện thuốc lá (Điều 17); trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá (Điều 18). Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: a) Cơ sở y tế; b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: a) Nơi làm việc; b) Trường cao đẳng, đại học, học viện; c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. 2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 7. c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. 3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà. 4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ. Chương III. Các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá gồm có 09 điều quy định về quản lý kinh doanh thuốc lá (Điều 19); quy hoạch kinh doanh thuốc lá (Điều 20); kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá (Điều 21); kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước (Điều 22); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá (Điều 23); số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói (Điều 24); bán thuốc lá (Điều 25); các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả (Điều 26); trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả (Điều 27). Chương IV. Các điều kiện bảo đảm để PCTHTL gồm có 05 điều quy định về thành lập Quỹ PCTHTL (Điều 28); mục đích và nhiệm vụ của Quỹ (Điều 29); nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ (Điều 30); xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL (Điều 31); trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL (Điều 32). Chương V. Điều khoản thi hành bao gồm 03 điều quy định về hiệu lực thi hành (Điều 33); điều khoản chuyển tiếp (Điều 34); quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành (Điều 35).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 8 1.1.5. Một số văn bản liên quan Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020: Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 nhằm giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam; giảm tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi) từ 26% năm 2011 xuống 18% năm 2020; trong nam giới từ 47,4% năm 2011 xuống 39% năm 2020; trong nữ giới xuống dưới 1,4%; tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc. Chiến lược đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá; thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; tổ chức và nhân lực; tài chính [10]. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế [8]: Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Từ Điều 23 đến Điều 27 Nghị định quy định xử phạt về PCTH thuốc lá bao gồm: Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, vi phạm quy định về bán thuốc lá, vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá, vi phạm quy định khác về PCTH thuốc lá. Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày 8/2/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công Thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá [2]: Thông tư quy định cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá, in song song sát với rìa trên của bao bì thuốc lá. Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 9 Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá [9]: Quyết định quy định việc thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá. Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 28/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường thực thi quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế [6]. Kế hoạch số 1012/KH-BYT ngày 22/11/2012 của Bộ Y tế về việc triển khai thi hành Luật PCTHTL [5]. Tỉnh Bắc Ninh: Năm 2015 được coi là năm đánh dấu sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của tỉnh Bắc Ninh về công tác PCTHTL: thành lập Ban chỉ đạo PCTHTL (QĐ số: 556/QĐ-UBND, ngày 29/5/2015); Kế hoạch số: 96/KH- UBND, ngày 26/5/2015 về phòng chống tác hại của thuốc lá; Sở Y tế đã thành lập BCĐ của ngành (QĐ số: 476/SYT- NVY, ngày 29/6/2015) và Kế hoạch số 773/SYT- NVY, ngày 29/6/2015 về phòng chống tác hại của thuốc lá,... Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 23/5/2018 của UBND tỉnh Bắc Ninh về Phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Bắc Ninh năm 2018 [31] với Mục tiêu chung là Tăng cường việc thực thi nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và xây dựng môi trường không khói thuốc tại tỉnh Bắc Ninh. Nội dung: (1) Công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành; (2) Truyền thông về tác hại thuốc lá và thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; (3) Tập huấn về thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; (4) Giám sát thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Chỉ thị số 28/CT-UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 13/11/2014 về việc tăng cường thực thi quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh [29]. Công văn số 1463/SLĐTBXH-SCLĐ về việc triển khai thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá [26].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 10. 1.2.. THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI. LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ 1.2.1. Thực trạng hút thuốc lá và tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trên Thế giới. Nguồn: Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới về xu hướng hút thuốc lá toàn cầu giai đoạn 2000-2025 [45]. Biểu đồ 1. 1. Dự báo xu hướng hút thuốc trên Thế giới Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ hiện hút thuốc lá cao nhất ở Châu Âu, vùng Tây Thái Bình Dương, thấp nhất ở Châu Phi, tỷ lệ này giảm dần từ 2000 đến 2025, đến năm 2025 giảm còn gần 30%; 25% và 10% [45].. Nguồn: Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới về xu hướng hút thuốc lá toàn cầu giai đoạn 2000-2025 [45, 50]. Biểu đồ 1. 2. Dự báo xu hướng hút thuốc theo giới trên Thế giới.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 11 Tỷ lệ hiện hút cao nhất ở đối tượng nhóm 45-54 tuổi, tỷ lệ này giảm từ 33% (2000) xuống còn 22% (2025). Bảng 1. 1. Tình hình ban hành luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên tại các nước ASEAN [13] Tên nước. Tình hình ban hành luật. Brunei. Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện. Campuchia. Dự thảo luật PCTHTL. Lào. Đã ba hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện. Indonesia. Dự thảo luật PCTHTL. Malaysia. Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện. Philippines. Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện. Singapore. Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện. Thái Lan. Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện. Nguồn: Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá(VINACOSH) [13]. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 12 Bảng 1. 2. Tình hình ban hànhvà thực thi quy định về cấm hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc trong nhà tại một số nước. Nguồn: Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá(VINACOSH) [13].

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 13 1.2.2. Thực trạng hút thuốc là và tình hình thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc tại Việt Nam Theo dự báo của WHO cho thấy xu hướng hút thuốc ở người trưởng thành tại Việt Nam đến năm 2025 là 47,1% [50].. Nguồn: Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới về xu hướng hút thuốc lá toàn cầu giai đoạn 2000-2025 [50]. Biểu đồ 1. 3. Dự báo xu hướng hút thuốc theo giới tại Việt Nam [50]. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 14. Nguồn: Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới về xu hướng hút thuốc lá toàn cầu giai đoạn 2000-2025 [50]. Biểu đồ 1. 4. Dự báo xu hướng hút thuốc theo nhóm tuổi tại Việt Nam [50] Theo báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc là người trưởng thành tại Việt Nam 2015 có 22,5% dân số trên 15 tuổi đang hút thuốc, tương đương với 15,6 triệu người. Những người đang hút thuốc chiếm 45,3% ở nam giới, 1,1% ở nữ giới. Trong số những người đang hút thuốc lá, 85,3% hút thuốc hàng ngày, 80,6% hút thuốc lá điếu, 29,8 % hút thuốc lào, 0,4% hút shisha. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá không khói là 1,4% ở người trưởng thành (0,8% nam giới và 2,0% nữ). Tỷ lệ đã và đang sử dụng thuốc lá điện tử lần lượt là 1,1% và 0,2% số người trưởng thành [12]. Có 75,9% người hút thuốc hút từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày, 37,6% hút từ 20 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày. Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá hàng ngày ở nam giới là 18,8 tuổi. Trong số những người hút thuốc hàng ngày, 63% người hút điếu thuốc đầu tiên trong vòng 30 phút đầu sau khi thức dậy. So sánh với điều tra GATS năm 2010 [4], điều tra GATS năm 2015 cho thấy tỷ lệ người hiện đang hút thuốc năm 2015 có xu hướng giảm so với năm 2010 (Tỷ lệ hút thuốc lá chung là 22,5% so với 23,8%; 45,3% so với 47,4% ở nam giới; 1,1% so với 1,4% ở nữ giới). Kết qủa đánh giá tình hình triển khai luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Hà Nội năm 2015 cho thấy tỷ lệ ĐTNC thừa nhận có sử dụng thuốc lá trong cuộc điều tra là 30,4%, trong đó đối tượng phỏng vấn cho biết sử dụng thuốc hàng ngày là 19,1%, thỉnh thoảng hút thuốc là 11%. Đa số ĐTNC không sử dụng thuốc lá. Trong số những người sử dụng thuốc lá thuốc.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 15 lá điếu là loại thuốc được sử dụng phổ biến ở cả đối tượng sử dụng thuốc hàng ngày và thỉnh thoảng sử dụng thuốc là. Số thuốc lá (điếu) trung bình hàng ngày là 10,47 điếu/ngày và 16,83 điếu/tuần với người sử dụng không thường xuyên [27]. Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá; kiến thức, thái độ, hành vi về tác hại thuốc lá và luật phòng chống tác hại thuốc lá của vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao; thực trạng xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại 04 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ năm 2016 cho thấy 82,3 % chưa bao giờ hút thuốc, trong số 17,7 có từng hút thuốc thì có 71,4% hiện tại không hút nhưng trước kia có hút, 20,4% có hút nhưng không hút hàng ngày và chỉ có 8,2% trả lời có hút hàng ngày. Trong số người hút thuốc thì có 54,2% bắt đầu hút thuốc trước 18 tuổi, 35,7% từ 18 đến 30 tuổi bắt đầu hút thuốc, 9,2% bắt đầu hút thuốc từ 30 đến 50 tuổi và có 0,9% bắt đầu hút thuốc khi trên 50 tuổi. 81,6% người trả lời dưới 5 điếu/ngày, 10,2% người trả lời từ 5 đến 10 điếu một ngày, 8,2% từ 10 đến 20 điếu /ngày. 1.2.3. Tình hình triển khai Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Bắc Ninh Từ năm 2000, thực hiện nghị quyết 12/2000/NQ-CP về Chính sách Quốc gia về PCTHTL và các văn bản về PCTHTL, Bắc Ninh đã thực hiện nhiều hoạt động PCTHTL hưởng ứng tuần lễ quốc gia PCTHTL từ 25-31/5 hàng năm. Năm 2001, Trung tâm TT-GDSK đã thực hiện đề tài “Thực trạng tình hình hút thuốc lá ở Bắc Ninh và hiệu quả của Truyền thông tới hành vị hút thuốc lá”, kết qủa cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trên địa bàn Tp.Bắc Ninh và huyện Quế Võ (45,9%) và đã đề xuất được những biện pháp truyền thông có ý nghĩa góp phần thay đổi hành vi hút thuốc lá của người dân trong thời gian qua [34].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 16 Ngoài ra kế hoạch PCTHTL năm 2015, tỉnh Bắc Ninh còn định hướng tổ chức các hoạt động PCTHTL giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh; trực tiếp xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức điều tra nghiên cứu trước can thiệp về thực trạng hút thuốc lá; xây dựng mô hình “Không khói thuốc” tại các bệnh viện, trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc từ ngày 25/5 – 31/5; phối hợp tổ chức sự kiện thể thao không khói thuốc; đào tạo, tập huấn cho cán bộ phụ trách hoạt PCTHTL tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan đơn vị, cơ sở y tế, trường học… Năm 2018, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch Phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Bắc Ninh năm 2018, trong đó đã đề ra mục tiêu: Duy trì 100% lãnh đạo tỉnh, thành phố và các Sở, ban, ngành và địa phương hiểu biết về quy định của Luật PCTHTL. Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá xuống 47%. 85% người dân có kiến thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá; 65% người dân tại cộng đồng hiểu biết về các bệnh do hút thuốc lá gây ra; 80% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật PCTHTL và các văn bản liên quan [36]. 1.3.. NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH LUẬT. PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ Theo báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc là người trưởng thành tại Việt Nam 2015 [12]: Năm 2015, có 42,6% người tham gia nghiên cứu cho biết, trong 30 ngày qua, họ đã từng phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà (54,4% nam giới và 29,9% nữ giới). Trong số những người không hút thuốc, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nơi làm việc trong nhà là 36,8% (47,7% nam giới và 29,9% nữ giới). Trong số những người trưởng thành đã từng đến các địa điểm công cộng khác nhau trong vòng 30 ngày qua, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động cao nhất được tìm thấy trong các quán bar/cà phê/trà (89,1%), tiếp đến là các nhà hàng (80,7%). Tỷ lệ tiếp xúc thụ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 17 động với khói thuốc tại công sở, cơ sở y tế, các phương tiện giao thông công cộng lần lượt là 30,9%, 18,4% và 19,4%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở các trường học và các trường đại học tương ứng là 16,1% và 37,9 %. Năm 2015, hầu hết những người trưởng thành được điều tra (95,9%) tin rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh tật nguy hiểm. Tỷ lệ người trưởng thành nhận thức hút thuốc lá có thể gây các bệnh cao, trong đó ung thư phổi (96,6%), đột quỵ (71,5%), nhồi máu cơ tim (69,1%). Khoảng 61,2% người trả lời tin rằng hút thuốc lá có thể gây ra cả ba bệnh trên. Có 90,3% người trưởng thành (87% người đang hút thuốc và 91,3% người không hút thuốc) tin rằng hút thuốc lá thụ động có thể gây ra những bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc. Có 82,6 % người trả lời có biết về quy định xử phạt khi vi phạm quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm (85% nam và 80,3% nữ). Trong thời gian 30 ngày trước khi phỏng vấn, tỷ lệ người hút thuốc cho biết họ đã từng hút thuốc ở nơi có quy định cấm là 4,1%. Trong số những người vi phạm, chỉ có 0,8% người vi phạm bị xử phạt, 6,2% bị cảnh cáo và 20,9% được mọi người xung quanh nhắc nhở. So sánh với điều tra GATS Việt Nam năm 2010 [4], điều tra GATS 2015 cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực về kiến thức của người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên về tác hại của hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động [12]. Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá; kiến thức, thái độ, hành vi về tác hại thuốc lá và luật phòng chống tác hại thuốc lá của vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao; thực trạng xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại 04 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ năm 2016 cho thấy: Kiến thức: phần lớn đối tượng cho rằng hút thuốc lá chủ động có gây ra bệnh nguy hiểm (97,7%); 98,5% cho rằng hút thuốc lá chủ động gây ra tình trạng ung thư Phổi, 59,9% bệnh tim, 54,9% tai biến đột quỵ, 82,8% ảnh. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 18 hưởng tới thai nhi, 76,3% ung thư vòm họng, 5,3% tăng khả năng tình dục, 70,4% bệnh phổi mãn tính. Đa số đối tượng 95,7 % trả lời hút thuốc lá thụ động có nguy hiểm. Có chỉ có 7,2% đối tượng biết các văn bản quy định về việc cấm hút thuốc tại công sở, cơ sở y tế, trường học, nơi tập luyện và thi đấu thể thao. Có 90,9% người được hỏi trả lời có quy định cấm hút thuốc tại Bệnh viện, cơ sở y tế, 87% cấm tại trường học (từ mẫu giáo tới Đại học), 82,7% cấm tại Văn phòng cơ quan nhà nước, 72,2% cấm tại rạp chiếu phim, rạp hát, 61,2% cấm trên phương tiện giao thông công cộng, 24,7% cấm tại nhà hàng, quán cà phê, quán nước, 1,1% không có quy định cấm hút thuốc. Thái độ: 74,9 % trả lời cảm thấy khó chịu khi hít phải khói thuốc, 21,5% trả lời không chấp nhận được khi hít phải khói thuốc và 3,1% trả lời bình thường khi hít phải khói thuốc. Phần lớn đối tượng cho biết lý do cảm thấy khó chịu vì hít phải khói thuốc, 49,7% cảm thấy lo lắng có thể mắc bệnh, 25,5% cảm thấy thiếu văn hóa khi hít phải khói thuốc.Có 84,5% người được hỏi ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại trường học (mẫu giáo tới đại học), 71,5% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá trên phương tiện giao thông công cộng, 93,3% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Bệnh viện cơ sở y tế, 83,2% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Văn phòng cơ quan nhà nước, 51,1% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Nhà hàng, quán cà phê, quán nước, 82,7% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại nơi tập luyện và thi đấu thể thao, 72,4% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Rạp chiếu phim, rạp hát. Thực hành: Địa điểm hút thuốc lá ở đâu trong Trung tâm huấn luyện, có 2,6% trả lời thỉnh thoảng hút tại khu vực ngoài nhà, sân, 0,7% trả lời thường xuyên hút ở khu vực ngoài nhà, sân, 1,5% trả lời thỉnh thoảng trong hành lang, cầu thang, 0,1% thường xuyên tại hành lang, cầu thang, 0,2% trả lời thỉnh thoảng trong phòng tập, nơi tập, 0,2% trả lời thường xuyên hút trong phòng tập, nơi tập, 32,5% trả lời không hút trong phòng tập, nơi tập, 31,5% trả lời không hút trong hành lang,.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 19 cầu thang, 30,8% trả lời không hút thuốc tại khu vực ngoài nhà, sân. Có 0,5% trả lời thường xuyên hít phải khói thuốc lá trong phòng tập, nơi tập, 7,2% thỉnh thoảng hít phải khói thuốc trong phòng tập, nơi tập, 75,3% trả lời không hít phải khói thuốc trong phòng tập, nơi tập; 1,4% thường xuyên hít phải khói thuốc trong hành lang, cầu thang, 22,2% thỉnh thoảng hít phải khói thuốc lá trong hành lang, cầu thang, 60,3% không hít phải khói thuốc trong hành lang, cầu thang, 3,6% thường xuyên hít phải khói thuốc tại khu vực ngoài nhà, sân; 36,6% thỉnh thoảng hít phải khói thuốc lá tại khu vực ngoài nhà, sân, 45,8% không hít phải khói thuốc tại khu vực ngoài nhà, sân [33]. Nghiên cứu đánh giá tình hình triển khai luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Hà Nội năm 2015 cho thấy: Kiến thức: 86% ĐTNC biết có thể bị mắc bệnh khi hít phải hơi thuốc, khói thuốc do người khác hút. Có 92,7% biết hít phải khói thuốc lá của người khác có thể mắc bệnh phổi, 86,3% biết có thể gây ung thư phổi. Tỷ lệ đối tượng biết về các tác hại khác thấp hơn dao động từ 1,8 – 40,5%. 94,3% ĐTNC biết hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu, xì gà, điếu cày, điều bát có thể gây hại cho sức khỏe, 98,4% biết có thể gây ung thư phổi, 72,7% ung thư vòng họng, thực quản, 62,% biết gây cao huyết áp. Tuy nhiên chỉ có 29,6 biết hút thuốc có thể gây loét dạ dày. có 77,7% ĐTNC cho rằng sẽ bị phạt nếu hút thuốc lá ở những nơi không được phép hút. Thực hành: 17% đối tượng trả lời trong nhà họ cho phép hút thuốc ở tất cả các phòng. Tỷ lệ cơ quan làm việc không có quy định cấm hút thuốc cao nhất (47,0%). Có 28,6% quy định không được phép hút ở bất kỳ nơi nào trong nhà, được phép hút ở một số khu vực là 10,3%. Cơ quan cho hút ở mọi nơi chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,7%). Nghiên cứu cũng tìm hiểu, tình hình hút thuốc lá tại các địa điểm như ở nhà của đối tượng, cơ quan là đối tượng đến làm việc như cơ quan nhà nước khác, tại các cơ sở y tế, các nhà hàng, quán ăn, các nhà hàng, quán ăn, trên các phương tiện giao thông công cộng, cơ sở giáo dục. Kết quả cho thấy đổi tượng nghiên cứu (ĐTNC) có đi tới các địa điểm nêu. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 20 trên với tỷ lệ dao động từ 24,8% đến 54,9%. Thấp nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng, lớn nhất là tại nhà. ĐTNC cho biết ở hầu hết các địa điểm đều thấy có người hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc tại nhà hàng ngày là 71,4%, tại khu vực trong nhà của các cơ quan nhà nước là 42,8% và trong khuôn viên cơ quan nhà nước 61,0%; cơ sở y tế là 25%. Đặc biệt tại các nhà hàng, quán giải khát tỷ lệ rất cao, lên tới 84,5% và 85,1%. Tình trạng hút thuốc trên các phương tiện công cộng là 30,1%, và tại các cơ sở giáo dục 27,8%. Liên quan đến việc vi phạm các quy định không hút thuốc lá có 35,6% bị người xung quanh nhắc nhở, 14% bị người có thẩm quyền nhắc nhở và 2,3% bị người có thẩm quyền phạt. Có 2,3% đối tượng bị người có thẩm quyền phạt do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá; 14% đối tượng bị người có thẩm quyền nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá; 35,6% đối tượng bị người xung quanh nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá [27]. 1.4.. NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN. THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 21 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng như bệnh viện, trường học, bến xe,… nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng vi phạm ở những nơi này. Một phần là do việc xử lý vi phạm hành chính chưa triệt để, cụ thể là từ khi có Nghị định xử phạt cho đến nay tỉnh Bắc Ninh chưa xử lý trường hợp vi phạm nào. Có những cơ quan, đơn vị treo biển, biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” nhưng không có chế tài xử phạt kèm theo, nên vẫn có người “vô tư” sử dụng thuốc lá,... Ngay tại một số bệnh viện, vẫn xảy ra tình trạng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ngang nhiên hút thuốc lá tại khu vực để xe, căng tin, khu vực chờ KCB,... Theo Nguyễn Hồng Hoa và cộng sự cho thấy lệ hút thuốc ở những người có trình độ học vấn đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp thấp hơn những người mù chữ với PR = 0,302 và khoảng tin cậy 95% (0,098 – 0,926). Đa phần đối tượng là công nhân, nghỉ hưu, nội trợ và làm nghề tự do hút thuốc nhiều hơn so với đối tượng là cán bộ viên chức nhà nước. Người công nhân hút thuốc cao gấp 10 lần cán bộ viên chức nhà nước với khoảng tin cậy 95% (3,912 – 26,352). Đối tượng làm nghề khác hút thuốc cao gấp 6,5 lần đối tượng viên chức nhà nước với khoảng tin cậy 95% là 2,933 – 14,554. Các đối tượng nghỉ hưu hay nội trợ hút thuốc nhiều hơn cán bộ viên chức nhà nước với PR = 2,769 và khoảng tin cậy 95% (1,180 – 6,500). Điều này dễ hiểu vì người có học vấn cao có thể tiếp cận với khoa học công nghệ và thông tin nên ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe và có thái độ tích cực từ bỏ thuốc lá [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2018) cho thấy không có mối liên quan giữa những CBCS có trình độ khác nhau với việc hút thuốc lá [21]. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Luật PCTHTL có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền việc thực hiện luật PCTHTL trên các kênh thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin về luật. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 22 cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, người dân,... Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế có rất nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của đối tượng về Luật PCTKTL, ở trên địa bàn tỉnh việc triển khai thực hiện luật PCTHTL vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh: vẫn còn tình trạng hút thuốc lá tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, bến xe, khu vui chơi giải trí có trẻ em. Năm 2015, Trung tâm TT – GDSK tiến hành nghiên cứu Đánh giá tình hình triển khai Luật PCTHTL trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2015. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá (49,7%) cao hơn mặt bằng chung của cả nước (45,3%); 44,1% không có qui định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc; 91,6% cơ quan nhà nước có tình trạng thường xuyên hút thuốc là hằng ngày; 31% có thấy tình trạng hút thuốc tại cơ sở y tế; 78% nhà hàng, quán ăn có tình trạng hút thuốc trong nhà; 20% tại các cơ sở giáo dục (từ mầm non đến THPT) này vẫn còn tình trạng hút thuốc trong khuân viên cơ sở,...Điều đó cho thấy tỉnh hình triển khai Luật PCTHTL còn chưa được thực hiện nghiêm, tình trạng hút thuốc lá vẫn còn phổ biến tại các địa điểm cấm hút thuốc theo luật..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 23. 1.5.. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. Bản đồ 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh [14] Bắc Ninh là một tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh, thành phố trên cả nước. Toàn tỉnh có 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 23 phường, 6 thị trấn và 97 xã [37]. Tính đến tháng 31/12/2016, dân số Bắc Ninh 2016: 1.178.600 người, mật độ dân số Bắc Ninh năm 2014 là 1.432 người/km2 [37]. Hiện nay, Bắc Ninh là tỉnh có tốc độc phát triển kinh tế cao. Đặc biệt do là tỉnh có nhiều khu công nghiệp (Khu CN Quế Võ, Từ Sơn, Yên Phong,…) thu hút hàng nghìn công nhân lao động từ các tỉnh lân cận sinh sống và làm việc. Tỷ lệ hút thuốc lá của người dân ngày càng tăng (đặc biệt là thanh thiếu niên) với tỷ lệ 47% [30]. Tại Bắc Ninh, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020, trong đó đã đề ra. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 24 mục tiêu: Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại - Cơ sở giáo dục (từ mầm non đến THPT) 22% xuống còn 12% vào năm 2020; Giảm tỷ lệ hút thuốc của: Thanh thiếu niên (từ 15 – 24 tuổi) từ 26% xuống 18%, Nam giới hút thuốc lá từ 47,4% xuống còn 39%. Nữ giới hút thuốc xuống dưới 1,4 %. Đồng thời đưa ra các giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, về lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và lối sống không thuốc lá, trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện chương trình giáo dục và ngăn ngừa thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Tổ chức cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá trong đó có tiêu chí “Không sử dụng thuốc lá” ở cộng đồng [30]. 1.6.. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung (tuổi, giới, trình độ, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế..) Kiến thức về. Thái độ về. Thực hành. Luật. Luật. về Luật. PCTHTL. PCTHTL. PCTHTL. Tiếp cận. Tình trạng. kênh truyền. hút thuốc. thông. (số năm hút). Hình 1. 1. Khung lý thuyết nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 25. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu  Nam giới độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. Tiêu chuẩn chọn: + Nam giới độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. + Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ:  Những người trưởng thành tuổi từ 15 tuổi trở lên bị loại trừ khỏi nghiên cứu này là những người:  Đến thăm Việt Nam (VD: khách du lịch).  Những người cho biết nơi cư trú chính của họ là doanh trại quân đội hoặc các khu cư trú tập trung (chẳng hạn như ký túc xá),  Những người sống trong các cơ sở như bệnh viện, nhà tù, nhà điều dưỡng và các cơ sở khác.  Những người mắc bệnh tâm thần, sức khỏe không đảm bảo, không thể cung cấp thông tin cho nghiên cứu.  Một số người có thế sống ở những nơi khác chứ không ở nơi cư trú “chính” của họ tại thời điểm điều tra viên đến hộ gia đình, ví dụ như sinh viên đại học đang sống ở ký túc xá, các gia đình đang ở tại nơi nghỉ mát.... Những người này được chọn vào mẫu từ nơi mà họ coi là nơi cư trú chính. Vì vậy:  Nếu điều tra viên đến hộ gia đình và biết rằng một số người đang sống ở nhà đó nhưng lại coi đó là nhà nghỉ hay không phải nơi cư trú chính, thì những người đó không được đưa vào danh sách hộ gia đình.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 26  Nếu điều tra viên đến hộ gia đình và biết rằng một số người coi nhà đó như nơi cư trú chính; tuy nhiên họ không sống ở hộ gia đình tại thời điểm đó, thì những người này vẫn được đưa vào danh sách hộ gia đình. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được triển khai tại tỉnh Bắc Ninh. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 3/2019 - 10/2019 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu - Cỡ mẫu định lượng: Áp dụng công thức tích cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể: x DE Trong đó: n: cỡ mẫu cần điều tra. p: tỷ lệ nam giới hút thuốc p=45,3% [12] (p=0,453) Z1-/2: hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α = 0,05) Z1-/2 =1,96 d là sai số cho phép: lấy d= 0,04 DE: Hệ số thiết kế (Design effect), lấy DE=2 Thay vào, tính n=1189  trên thực tế nghiên cứu thu thập được 1200 đối tượng. - Phương pháp chọn mẫu: + Chọn chủ đích thành phố Bắc Ninh, 1 huyện kinh tế trung bình (Huyện Tiên Du) và 1 huyện có điều kiện kinh tế kém so với mặt bằng chung của tỉnh (huyện Lương Tài)..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 27 + Tại mỗi huyện/thành phố chọn ngẫu nhiên 3 khu phố/thị trấn/xã + Tại mỗi khu phố/thị trấn/xã: chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình có nam giới 15 tuổi trở lên đáp ứng tiểu chuẩn chọn. Theo báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc là người trưởng thành tại Việt Nam 2015 [12] cho thấy tỷ lệ giảm hút thuốc là ở thành thị cao hơn so với các vùng nông thôn, vì vậy nghiên cứu quyết định chọn cỡ mẫu ở thành phố thấp hơn so với 2 huyện nông thôn, cụ thể: Bảng 2. 1. Phương pháp chọn mẫu Đơn vị. Tp. Bắc Ninh. Tiên Du. Lương Tài. Cỡ mẫu. Kim Chân. 100. Khắc Niệm. 100. Hạp Lĩnh. 100. Thị trấn Lim. 150. Xã Phú Lâm. 150. Xã Lạc Vệ. 150. Thị trấn Thứa. 150. Xã Quảng Phú. 150. Xã Phú Lương. 150. Tổng cộng. 1200. Mỗi hộ gia đình sẽ có một nam giới trong độ tuổi từ 15 trở lên được chọn phỏng vấn một cách ngẫu nhiên theo phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ cỡ mẫu yêu cầu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 28 2.3. Phương pháp thu thập thông tin 2.3.1. Công cụ thu thập thông tin Bộ câu hỏi nghiên cứu được thiết kế dựa theo bộ câu hỏi điều tra toàn cầu về thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam 2015 (Chi tiết phụ lục 1). 2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình bằng bộ câu hỏi nghiên cứu. 2.3.3. Quy trình nghiên cứu Các cuộc phỏng vấn tại hộ gia đình được tiến hành bởi 9 đội điều tra. Các điều tra viên có khả năng tiếp cận cộng đồng, kĩ năng phỏng vấn và có hiểu biết sâu sắc về vấn đề nghiên cứu,…và đã tham gia khóa tập huấn kỹ năng điều tra. Tại mỗi huyện. Chọn ngẫu nhiên hộ. Phỏng vấn hộ. chọn ngẫu nhiên xã. gia đình tại các xã. gia đình. Hình 2. 1. Sơ đồ nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 29 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá 2.4.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu Bảng 2. 2. Bảng biến số, chỉ số nghiên cứu Biến số. Định nghĩa Phân loại Chỉ số PPTT Biến số biến số Thông tin chung của ĐTNC: Giới Giới tính của Biến danh Tỷ lệ đối tượng phân Phỏng tính đối tượng mục bố theo giới (nam/nữ) vấn Tuổi. Tuổi tính theo Biến năm dương lịch lượng. định Tuổi trung bình Tỷ lệ đối tượng phân bố theo nhóm tuổi Trình Trình độ học Biến danh Tỷ lệ đối tượng phân độ học vấn cao nhất mục bố theo trình độ học vấn của đối tượng vấn (dưới THPT, THPT, từ THPT trở lên) Nghề Nghề nghiệp Biến danh Tỷ lệ đối tượng phân của mẹ chính (công việc mục bố theo nghề nghiệp chiếm thời gian (công nhân viên nhà nhiều nhất trong nước, công nhân viên vòng 12 tháng ngoài quốc doanh, qua) nghề tự do, học sinh/sinh viên, nội trợ, hưu trí, không làm việc, nông dân) Mục tiêu 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá Thực trạng hút thuốc lá Hút thuốc. Tình trạng hút Biến thuốc hiện tại mục của đối tượng. Đã từng. Đã từng thuốc lá. hút Biến phân. danh Tỷ lệ đối tượng có hút Phỏng thuốc (hàng ngày, vấn thỉnh thoảng, không hút) nhị Tỷ lệ đối tượng đã tưng hút thuốc lá. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 30. hút thuốc Tuổi bắt đầu hút thuốc Loại thuốc lá. Tuổi bắt đầu hút Biến thuốc lá hàng lượng ngày. định Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá. danh Tỷ lệ hút thuốc lá điếu, thuốc lá cuốn, điếu cày, shisha Số lượng hút trung bình/ngày của từng loại thuốc Thực trạng hút thuốc lá tại các địa điểm làm việc, công cộng Hút thuốc trong nhà Nơi làm việc Quy định cấm hút thuốc lá Tình trạng hút thuốc lá ở khu vực. Loại thuốc hiện Biến nay đang sử mục dụng. Có được hút thuốc trong tất cả các phòng trong nhà ở của đối tượng Nơi đối tượng thường làm việc. Biến phân. nhị Tỷ lệ cho biết có được hút thuốc trong tất cả các phòng trong nhà. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng phân bố theo địa điểm làm việc (trong nhà, ngoài trời) nhị Tỷ lệ đối tượng cho quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc (được phép hút mọi nơi, chỉ được phép hút một số khu vực trong nhà…) danh Tỷ lệ có hút thuốc ở khu vực trong nhà nơi đối tượng làm việc Mức độ thường xuyên hút. Nơi làm việc có Biến quy định cấm phân hút thuốc lá. Tình trạng hút Biến thuốc lá ở khu mục vực làm việc trong nhà nơi đối tượng làm việc trong 30 ngày qua.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 31. trong nhà Đến cơ quan nhà nước Hút thuốc tại cơ quan nhà nước. Trong 30 ngày qua, đối tượng có đến bất cứ cơ quan nhà nước Trong vòng 30 ngày qua, khi đến các cơ quan nhà nước, có ai hút thuốc tại khu vực trong nhà/khu vực ngoài nhà của các cơ quan đó Cơ sở y Trong 30 ngày tế qua anh/chị có đến cơ sở y tế Hút Trong 30 ngày thuốc qua đối tượng tại cơ có đến cơ sở y sở y tế tế Nhà Trong 30 ngày hàng, qua đối tượng quán có đến nhà ăn hàng, quán ăn trong trong nhà nhà Hút Trong vòng 30 thuốc ngày qua, khi tại nhà đến các nhà hàng, hàng, quán ăn, quán có người hút ăn thuốc ở khu vực trong nhà của các quán đó. Biến phân. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng có đến bất cứ cơ quan nhà nước nào trong 30 ngày qua nhị Tỷ lệ đối tượng cho biết có người hút thuốc tại khu vực trong nhà/khu vực ngoài nhà của các cơ quan nhà nước. Biến nhị phân Biến nhị phân Biến nhị phân. Tỷ lệ đối tượng có đến cơ sở y tế trong 30 ngày qua Tỷ lệ đối tượng cho biết có người hút thuốc tại cơ sở y tế. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng có đến nhà hàng, quán ăn trong nhà 30 ngày qua. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng cho biết có người hút thuốc tại các nhà hàng, quán ăn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 32 Giải khát, quán cafe. Trong 30 ngày qua đối tượng có đến quán giải khát, quán cà phê, quán trà trong nhà Hút Trong vòng 30 thuốc ngày qua, khi tại đến quán giải quán khát, quán cà giải phê, quán trà khát, trong nhà, có quán cà người hút thuốc phê, ở khu vực đó quán trà trong nhà Phương Trong 30 ngày tiện qua anh/chị có công sử dụng phương cộng tiện công cộng Hút Trong vòng 30 thuốc ngày qua, khi sử trên dụng phương các tiện giao thông phương công cộng, đối tiện tượngcó thấy ai công hút thuốc trong cộng các phương tiện giao thông công cộng đó Cơ sở Trong 30 ngày giáo qua đối tượng dụng có đến cơ sở giáo dục. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng có đến quán giải khát, quán cà phê, quán trà trong nhà trong 30 ngày qua. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng cho biết có người hút thuốc tại quán giải khát, quán cà phê, quán trà trong nhà. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng có sử dụng phương tiện công cộng trong 30 ngày qua. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng cho biết có người hút thuốc trên phương tiện công cộng. Biến phân. nhị Tỷ lệ đối tượng có đến cơ sở giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 33 Trong vòng 30 Biến nhị Tỷ lệ đối tượng cho ngày qua, khi phân biết có người hút thuốc đến cơ sở giáo trong khuôn viên của dục đối tượng cơ sở có thấy người hút thuốc trong khuôn viên của cơ sở Kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá Hút thuốc tại cơ sở giáo dục. Kiến thức về Luật Phòng, Kiến thức về tác chống hại của hút tác hại thuốc thụ động thuốc lá. Biến phân. Biến mục Biến phân. Kiến thức về tác hại của hút thuốc chủ động Biến mục Xử phạt nếu hút Biến thuốc lá ở phân những nơi không được phép hút Luật PCTHTL Biến phân Điều 11 – Luật PCTHTL. nhị Tỷ lệ đối tượng cho Phỏng rằng việc hít phải hơi, vấn khói thuốc do người khác hút có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm Phỏng vấn danh Tỷ lệ đối tượng biết các bệnh mắc phải khi hít phải khói thuốc lá nhị Tỷ lệ đối tượng cho rằng việc hút phải hơi, khói thuốc do người khác hút có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm danh Tỷ lệ đối tượng biết các bệnh mắc phải khi hút phải khói thuốc lá nhị Tỷ lệ đối tượng biết về việc bị xử phạt nếu hút thuốc lá ở những nơi không được phép hút nhị Tỷ lệ đối tượng biết về Luật PCTHTL Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về những. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 34 nơi bị cấm hút thuốc lá Kiến thức chung Biến phân Thái độ Cảm thấy khi Biến nhìn thấy người mục khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe Thái độ chung Biến phân Thực hành. Hút thuốc ở những nơi không được phép hút (trong 30 ngày qua) Gặp phải vấn đề vì đã vi phạm vào những quy định không hút thuốc lá. Biến phân. Biến mục. Nhắc nhở người Biến khác hút thuốc mục trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/. nhị Tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung về Luật PCTHTL đạt danh Tỷ lệ đối tượng cảm thấy bình thường/khó chịu/không chấp nhận được khi khi nhìn thấy người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe nhị Tỷ lệ đối tượng có thái độ chung về Luật PCTHTL đạt nhị Tỷ lệ đối tượng có hút thuốc ở những nơi không được phép hút. danh Tỷ lệ đối tượng bị người có thẩm quyền phạt do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá/bị người có thẩm quyền nhắc nhở /bị người xung quanh nhắc nhở danh Tỷ lệ đối tượng có nhắc nhở người khác khi hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 35 trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng,khách sạn/ bến tàu, bến xe Thực hành Biến chung phân. y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng,khách sạn/ bến tàu, bến xe. nhị Tỷ lệ đối tượng có thực hành chung về Luật PCTHTL đạt Mục tiêu 3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá Một số yếu tố liên quan đến kiến thức Luật Tỷ suất chênh Phân PCTHTL (thông tin chung, kênh truyền thông) OR, (95%CI); p tích Một số yếu tố liên quan đến thái độ Luật PCTHTL (thông tin chung, kênh truyền thông, kiến thức) Một số yếu tố liên quan đến thực hành Luật PCTHTL (thông tin chung, kênh truyền thôngm kiến thức, thái độ) 2.4.2. Tiêu chí đánh giá - Tiêu chí đánh giá Kiến thức về Luật PCTHTL: bao gồm 7 câu hỏi Bảng 2. 3. Đánh giá kiến thức về Luật PCTHTL TT Nội dung. Điểm. Kiến thức về tác hại của hút thuốc thụ động 1. Người không hút thuốc hít phải hơi, khói thuốc do người. 1. khác hút có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm 2. Hít phải khói thuốc Bệnh tim. 0,5. của người khác sẽ Bệnh phổi. 0,5. gây ra những bệnh. Ung thư phổi. 0,5. Bệnh ung thư khác. 0,5. Trẻ sơ sinh nhẹ cân. 0,5. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 36 Sảy thai. 0,5. Kiến thức về tác hại của hút thuốc chủ động 6. Hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu, xì gà, điếu cày, điếu bát có gây ra. 1. bệnh nguy hiểm 7. Hút thuốc lá, thuốc Tai biến mạch máu não, đột quỵ. 0,5. lào, tẩu, xì gà, điếu Đau tim. 0,5. cày, điếu bát có gây Ung thư phổi. 0,5. ra các tình trạng. Cao huyết áp. 0,5. Suy giảm khả năng tình dục. 0,5. Loét dạ dày. 0,5. Ung thư vòm hong – thự quản. 0,5. Kiến thức về Luật PCTH 8. Hút thuốc lá ở những nơi không được phép hút sẽ bị xử phạt. 1. 9. Biết Luật PCTH thuốc lá. 1. 10. Luật. 1. PCTH. của Nơi làm việc. thuốc lá cấm hút Cơ sở Y tế. 1. thuốc tại những nơi. Trường học. 1. Trên phương tiện giao thông công cộng. 1. Nhà hàng. 1. Khách sạn. 1. Bến tàu, bến xe. 1. Cơ sở vui giải trí của trẻ em. 1. Tính điểm kiến thức chung: 18,5 >=15: đạt; <15 điểm: chưa đạt.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 37 - Tiêu chí đánh giá Thái độ về Luật PCTHTL: Bảng 2. 4. Đánh giá thái độ về Luật PCTHTL TT Nội dung 1. Điểm. Thái độ khi nhìn thấy người khác Bình thường. 0. hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ Khó chịu. 1. sở y tế/ trường học/ trên phương Không chấp nhận được. 2. tiện giao thông công cộng/ nhà Không biết/từ chối. 0. hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe Tính điểm thái độ chung  2: đạt; <2 điểm: chưa đạt - Tiêu chí đánh giá Thực hành về Luật PCTHTL: Bảng 2. 5. Đánh giá kiến thức về Luật PCTHTL TT Nội dung 1. 2. Điểm. Trong 30 ngày qua, hút thuốc Không. 1. ở nơi không được phép hút. 0. Trong ngày. vòng qua,. Có. 30 Bị người có thẩm quyền phạt do vi phạm gặp các quy định cấm hút thuốc lá. phải vấn đề vì đã Bị người có thẩm quyền nhắc nhở do vi vi. phạm. -2. -1. vào phạm các quy định cấm hút thuốc lá. những quy định Bị người xung quanh nhắc nhở do vi. -1. không hút thuốc lá phạm các quy định cấm hút thuốc lá 3. Người khác hút thuốc trong Có, lần nào nhìn thấy cũng. 2. phòng làm việc/ cơ sở y tế/ nhắc nhở trường học/ trên phương tiện Có, thỉnh thoảng. 1. giao thông công cộng/ nhà Chưa bao giờ nhắc nhở. 0. hàng, khách sạn/ bến tàu, bến Không nhớ/từ chối. 0. xe, anh/chị có nhắc nhở Thực hành chung: điểm tổng 5 điểm  >=3 điểm: đạt; <3 điểm: chưa đạt. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 38 2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu  Số liệu được làm sạch và nhập bằng phần mềm Epidata (có kiểm soát bằng file CHECK để hạn chế sai số) và xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 14.0.  Các thuật toán thống kê Y học được sử dụng: mô tả với biến định lượng: Trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị min, max; biến định tính: Số lượng và tỷ lệ %. Kiểm định với biến định tính sử dụng test so sánh test 2, các so sánh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các yếu tố liên quan được đánh giá thông qua sử dụng phân tích hồi quy logistics đơn biến và tính tỷ suất chênh OR với khoảng tin cậy 95% (95% CI). Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được sử dụng để đánh giá mối liên có ý nghĩa trong thống kê phân tích.  Số liệu dự kiến được trình bày bằng bảng và biểu đồ minh hoạ.. 2.6. Sai số và biện pháp hạn chế sai số 2.6.1. Sai số  Sai số nhớ lại trong quá trình thu thập thông tin do việc cung cấp thông tin của đối tượng chưa thực sự cởi mở.  Sai số thông tin do quá trình nhập số liệu và phân tích số liệu do lỗi nhập liệu, lỗi phân tích số liệu. 2.6.2. Biện pháp hạn chế  Tập huấn cho điều tra viên hiểu rõ bộ câu hỏi và hướng dẫn cách phỏng vấn, đặt câu hỏi để đối tượng có thể cung cấp chi tiết và chính xác nhất nội dung câu hỏi và hạn chế đối đa các sai số.  Tập huấn cho điều tra viên nhập và làm sạch trước khi phân tích số liệu 2.7. Đạo đức nghiên cứu . Đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương Trường Đại học. Thăng Long thông qua. . Nghiên cứu tuân thủ quy trình xét duyệt Quỹ PCTHTL, nghiên cứu chỉ. được triển khai khi được sự đồng ý của Quỹ PCTHTL..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 39  Những thông tin đối tượng được nghiên cứu cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu này.  Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích đầy đủ về mục đích, nội dung nghiên cứu. ĐTNC có quyền từ chối, hoặc ngừng tham gia nếu không muốn hoặc nghi ngờ. 2.8. Hạn chế của nghiên cứu . Nghiên cứu phân tích một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ,. thực hành về Luật phòng chống tác hại của thuốc lá còn ít, vì vậỵ việc tổng quan và xác định một số yếu tố liên quan chưa thật toàn diện . Đánh giá thái độ Luật phòng chống thuốc lá còn hạn chế, mới chỉ sử. dụng 1 câu hỏi để đánh giá thái độ của đối tượng . Kết quả điều tra về thực hành bị hạn chế vì không quan sát được thực. hành của đối tượng. . Do chưa có nhiều nghiên cứu về thực thi Luật PCTHTL tại Việt Nam,. nên chúng tôi chưa tham khảo được nhiều tài liệu để so sánh và bàn luận về các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong thực thi Luật PCTHTL tại Bắc Ninh.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 40 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3. 1. Phân bố khu vực sống của đối tượng nghiên cứu (n=1200) Phân bố khu vực sinh sống của đối tượng nghiên cứu: 25% là ở thành phố Bắc Ninh, 75% ở huyện Lương Tài và Tiên Du.. Biểu đồ 3. 1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=1200).

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 41 Biểu đồ 3.1. cho thấy tỷ lệ đối tượng ở nhóm 25-34 tuổi cao nhất 24,5%; 45-54 tuổi 21,6%; 35-44 tuổi 21,0%. Thấp nhất ở nhóm trên 65 tuổi (4,0%).. Biểu đồ 3. 2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=1200) Phấn lớn của ĐTNC có trình độc học vấn tốt nghiệp THPT 45,9%; tốt nghiệp THCS là 37,8%, tiếp đến là học hết Tiểu học 8,9%. Tuy nhiên cũng có 2,7% ĐTNC không đi học/chưa học hết tiểu học. Có 4,8% đối tượng đã tốt nghiệp ĐH, CĐ. Bảng 3. 2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=1200) Nghề nghiệp. SL. %. Công nhân viên nhà nước. 90. 7,5. Công nhân viên ngoài quốc doanh. 247. 20,6. Lao động tự do. 502. 41,8. Làm ruộng. 193. 16,1. Không làm việc, còn khả năng lao động. 17. 1,4. Không làm việc, không còn khả năng lao động. 14. 1,2. Nghề khác: Học sinh sinh viên, nội trợ, hưu trí. 137. 11,4. 1200. 100. Chung. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 42 Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, đối tượng lao động tự do là nghề nghiệp phổ biến nhất của ĐTNC (41,8%). Có 20,6% ĐTNC đang làm công nhân viên; 16,1% ĐTNC là làm ruộng. Bên cạnh đó có 7,5% ĐTNC làm việc trong cơ quan nhà nước. 3.2.. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. 3.2.1. Thực trạng hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu tại Bắc Ninh. Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (n=1200) Kết quả nghiên cứu cho thấy tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 47,2% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc lá. Bảng 3. 3. Tần suất hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (n=1200) Tần suất hút thuốc lá hiện nay. Số lượng. Tỷ lệ %. Hàng ngày. 414. 34,5. Thỉnh thoảng. 152. 12,7. Hoàn toàn không. 634. 52,8. Chung. 1200. 100. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 34,5% ĐTNC có hút thuốc lá hằng ngày, 12,7% hút thuốc lá thỉnh thoảng và 52,8% là không hút thuốc lá..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 43 Bảng 3. 4. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng theo điều kiện kinh tế, vùng miền (n=1200). Thông tin. Hút thuốc Không hút thuốc SL. %. SL. Tổng. %. SL. %. p. Khu vực sống Nông thôn 293. 48,8 307. 51,2. 600. 100. Thành thị, thị xã 273. 45,5 327. 54,5. 600. 100. Kinh tế khá 132. 44,0 168. 56,0. 300. 100. Kinh tế trung bình 211. 46,9 239. 53,1. 450. 100. Kinh tế yếu 223. 49,6 227. 50,4. 450. 100. 566. 47,2 634. 52,8 1200. 100. 0,25. Khu vực kinh tế. Tổng. 0,32. Tỷ lệ người hút thuốc ở nông thôn (xã) cao hơn ở khu vực thành thị (phường/thị trấn) tương ứng là 48,8% và 45,5%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều kiện kinh tế càng thấp thì tỷ lệ hút thuốc càng cao. Khu vụ điều kiện kinh tế khá có 44% nam giới hút thuốc thì tại khu vực kinh tế có kiều kiện kinh tế yếu là 49,6%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 44. Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng theo nhóm tuổi (n=1200) Biểu đồ cho thấy tỷ lệ đối tượng hút thuốc lá tăng dần từ 15 tuổi (16,3%) và cao nhất ở độ tuổi 45 – 64 (64,1%) sau đó lại giảm dần từ 55 tuổi trở đi.. Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng theo trình độ học vấn (n=1200) Tỷ lệ hút thuốc ở đối tượng nam giới không đi học là 90,9%; chưa tốt nghiệp tiểu học là 61,9%; tốt nghiệp tiểu học là 65,4%. Tỷ lệ nam giới tốt nghiệp sau đại học là hút thuốc lá thấp nhất 23,1%..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 45. Biểu đồ 3. 6. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng theo nghề nghiệp (n=1200) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam giới hút thuốc trong nhóm làm ruộng (60,6%) và lao động tự do (58,6%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là nhóm công nhân viên ngoài quốc doanh (36,8%) và thấp nhất là nhóm nam giới đang là học sinh, sinh viên, nội trợ, không còn khả năng lao động,... (15,3%). Bảng 3. 5. Số năm hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (n=566) Số năm hút thuốc lá. Số lượng. Tỷ lệ %. <5 năm. 41. 7,2. 6-10 năm. 50. 8,8. 11-15 năm. 72. 12,7. 16-20 năm. 71. 12,5. >20 năm. 332. 58,7. Chung. 566. 100. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 46 58,7% nam giới hút thuốc trong nghiên cứu có thời gian hút thuốc trên 20 năm. 12,7% hút thuốc từ 11-5 năm và chỉ có <7,1% hút thuốc dưới 5 năm. Bảng 3. 6. Tỷ lệ đối tượng cố gắng bỏ thuốc và lý do bỏ thuốc (n=566) Bỏ thuốc trong vòng 12 tháng. Số lượng. Tỷ lệ %. Có. 162. 28,6. Không. 404. 71,4. Chung. 566. 100. Hút thuốc có hại cho sức khỏe. 161. 99,4. Hút thuốc rất tốn kém. 59. 36,4. Bạn bè và gia đình phản đối hút thuốc. 75. 46,3. Không được phép hút thuốc trong nhà, nơi công. 47. 29,0. Xã hội coi thường hút thuốc lá. 1. 0,6. Các lý do khác. 6. 3,7. Lý do bỏ thuốc lá (n=162). cộng. Chỉ có 28,9% đối tượng hút thuốc trong nghiên cứu đã cố gắng bỏ thuốc trong 12 tháng qua. Trong 162 nam giới hút thuốc bỏ thuốc trong 12 tháng qua cho thấy: 99,4% có lý do hút thuốc lá có hại cho sức khỏe; 46,3% do bạn bè và gia đình phản đối hút thuốc; 36,4% do hút thuốc lá gây tốn kém..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 47 - Thực trạng hút thuốc lá tại cơ quan/địa điểm công cộng Bảng 3. 7. Thực trạng hút thuốc lá tại cơ quan/địa điểm công cộng qua quan sát của đối tượng nghiên cứu (n = 1200) Hút thuốc lá tại cơ quan/địa điểm công cộng. Số lượng. Tỷ lệ %. Nơi làm việc (n=1200). 596. 49,7. Đến cơ quan nhà nước: Hút trong nhà (n=276). 57. 20,7. Đến cơ quan nhà nước: Hút ngoài nhà (n=276). 128. 46,4. Cơ sở Y tế (n=235). 43. 18,3. Quán ăn/nhà hàng (n=462). 373. 80,7. Quán cafe/giải khát (n=421). 368. 87,4. Trường học (n=390). 130. 33,3. Trên phương tiện giao thông công cộng (n=225). 36. 16,0. Tại nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu, 49,7% đối tượng cho biết có thấy người hút thuốc ở nơi làm việc. Trong 276 đối tượng có đi đến cơ quan nhà nước 20,7% thấy có người hút thuốc trong nhà; 46,4% thấy có người hút thuốc ngoài nhà. Trong 30 ngày qua có 235 người có đi đến cơ sở y tế, trong đó có 18,3% đối tượng thấy có người hút tại cơ sở y tế. Tỷ lệ quan sát thấy có người hút thuốc tại các quán ăn/nhà hàng/cafe/giải khát khá cao trên 80,0%. Trong 390 người đến trường học trong 30 ngày qua, 33,3% thấy có người hút thuốc tại đây; 16% thấy có người hút thuốc trên phương tiện giao thông công cộng.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 48 3.2.2. Kiến thức về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá + Kiến thức về tác hại của hút thuốc Bảng 3. 8. Kiến thức về tác hại của hút thuốc (n=1200) Kiến thức về tác hại của thuốc lá Số lượng Tỷ lệ % Người không hút thuốc hít phải hơi, khói thuốc do người khác hút có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm (hút thuốc là thụ động) Có 1000 83,3 Không/không biết 200 16,7 Các bệnh do hít phải khói thuốc lá (n=1000) Bệnh phổi 907 90,7 Ung thư phổi 886 88,6 Các bệnh ung thư khác. 373. 37,3. Bệnh tim. 292. 29,2. Trẻ sơ sinh nhẹ cân. 104. 10,4. Sảy thai. 104. 10,4. Hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu, xì gà, điếu cày, điếu bát có gây ra bệnh nguy hiểm (hút thuốc là chủ động) Có 1200 100 Không/không biết. 0. 0. Ung thư phổi. 1155. 96,3. Ung thư vòm họng – Thực quản. 942. 78,5. Cao huyết áp. 752. 62,7. Tai biến mạch máu não, đột quỵ. 603. 49,3. Đau tim. 550. 45,8. Loét dạ dày. 441. 36,8. Suy giảm khả năng tình dục. 437. 36,4. Các bệnh có thể bị mắc khi hút thuốc.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 49 Tỷ lệ đối tượng cho rằng người không hút thuốc hít phải hơi, khói thuốc do người khác hút có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm 83,3%, trong đó cho rằng hít phải khói thuốc sẽ mắc bệnh phổi là cao nhất 90,7%; ung thư phổi 88,6%. 100% đối biết hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó cho rằng có thể gât ra bệnh ung thư phổi 96,3%; ung thư vòm họng thực quản 78,5%. + Kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Bảng 3. 9. Đã từng biết/nghe đến luật phòng chống tác hại thuốc lá qua các kênh truyền thông (n=1200) Đã từng biết/nghe đến luật phòng chống tác hại. Số lượng. Tỷ lệ %. Có. 1092. 91,0. Không. 108. 9,0. Chung. 1200. 100. thuốc lá. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biết luật PCTH thuốc lá là 91,0%. Biểu đồ 3. 7. Kiến thức về các địa điểm không được phép hút (n=1200). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 50 Đa số đối tượng biết hút thuốc ở nơi cấm hút sẽ bị xử phạt (72,1%), 27,9% là không biết điều này. Bảng 3. 10. Kiến thức về các địa điểm hút thuốc lá sẽ bị phạt (n = 1200) Các địa điểm hút thuốc lá sẽ bị phạt. Số lượng. Tỷ lệ %. Cơ sở Y tế. 1172. 97,7. Trường học. 1149. 95,8. Nơi làm việc. 1093. 91,1. Trên phương tiện giao thông công cộng. 1102. 91,8. Cơ sở vui chơi giải trí của trẻ em. 967. 80,6. Nhà hàng. 867. 72,3. Khách sạn. 841. 70,1. Bến tài, bến xe. 846. 70,5. 8. 0,7. Khác. Trên 90% đối tượng cho rằng luật PCTH thuốc lá cấm hút ở nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học và phương tiện giao thông công cộng; khoảng 80% ở khu vui chơi giải trí trẻ em và trên 70% ở nhà hàng, khách sạn, bến tàu, bến xe..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 51. Bảng 3. 11. Kiến thức chung về Luật PCTH thuốc lá (n =1200) Tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung về Luật PCTH thuốc lá đạt là 71,2%; 28,8% đối tượng có kiến thức chưa đạt. 3.2.2. Thái độ về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá Bảng 3. 12. Thái độ của ĐTNC khi nhìn thấy người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe Thái độ. Số lượng. Tỷ lệ %. Bình thường. 511. 42,6. Khó chịu. 594. 49,5. Không chấp nhận được. 76. 6,3. Không biết/từ chối. 19. 1,6. 1200. 100. Chung. Tỷ lệ đối tượng cảm thấy khó chịu khi thấy người khác hút thuốc 49,5%, 6,3% đối tượng cho rằng không chấp nhận được khi thấy người khác hút thuốc.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 52 Bảng 3. 13. Thái độ chung về Luật PCTH thuốc lá (n = 1200) Tỷ lệ đối tượng có thái độ chung về Luật PCTH thuốc lá đạt là 55,8%; 44,2% đối tượng có thái độ chưa đạt. 3.2.3. Thực hành về Luật PCTH thuốc lá Bảng 3. 14. Thực hành của ĐTNC khi nhìn thấy người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe Thực hành. Số lượng. Tỷ lệ %. Lần nào cũng nhắc nhở. 122. 10,2. Thỉnh thoảng. 337. 28,1. Chưa bao giờ nhắc nhở. 703. 58,6. Không biết/không nhớ/từ chối. 37. 3,1. 1200. 100. Chung. Phần lớn 58,6% ĐTNC chưa bao giờ nhắc nhở người người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe; khó chịu khi thấy người khác hút thuốc, trong đó 10,2% lần nào cũng nhắc nhở; 28,1% thỉnh thoảng nhắc nhở. Bảng 3. 15. Trong 30 ngày qua, có hút thuốc ở những nơi không được phép hút không (có biển cấm hút thuốc, hoặc có trong quy định) (n=1200) Thực hành. Số lượng. Tỷ lệ %. 49. 4,1. Không. 1151. 95,9. Chung. 1200. 100. Có. Trong 30 ngày qua, tỷ lệ có hút thuốc ở những nơi không được phép hút không (có biển cấm hút thuốc, hoặc có trong quy định) là 4,1%.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 53 Bảng 3. 16. Các vấn đề gặp phải do vi phạm các quy định (n=49) Các vấn đề gặp phải do vi phạm. Số lượng. Tỷ lệ %. Bị người có thẩm quyền phạt do vi phạm các quy định. 11. 22,5. 21. 42,9. 20. 40,8. cấm hút thuốc lá Bị người có thẩm quyền nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá Bị người xung quanh nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá Trong 49 người hút thuốc trong 30 ngày qua, tỷ lệ đối tượng hút thuốc bị người xung quanh nhắc nhở là 40,8%, bị người có thẩm quyền phạt và nhắc nhở lần lượt là 22,5% và 40,8%.. 61,7%. 38,3%. Thực hành đạt. Thực hành chưa đạt. Bảng 3. 17. Thực hành chung về Luật PCTH thuốc lá (n =1200) Tỷ lệ đối tượng có thực hành chung về Luật PCTH đạt 38,3% (460 người).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 54 - Các nguồn thông tin tiếp cận về luật phòng chống tác hại thuốc lá. Bảng 3. 18. Các nguồn thông tin tiếp cận về luật phòng chống tác hại thuốc lá (n=1200) Phần lớn đối tượng thiếp cận thông tin truyền thông về luật phòng chống tác hại thuốc lá qua ti vi 79,7%. Tỷ lệ nhận các thông tin về tác hại thuốc lá trên áp phích, báo chí, đài, bảng quảng cáo lớn, internet thấp hơn (trên 40%). Thấp nhất ở các phương tiện loa phát thanh địa phương, tờ rơi tờ gấp (dưới 30%)..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 55. 3.3.. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng nghiên cứu. 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về Luật Phòng chống tác hại. thuốc lá của đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Kiến thức. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/(%). SL/(%). (95%CI). 15-24 tuổi. 118 (66,3). 60 (33,7). 1. 25-34 tuổi. 211 (72,1). 82 (27,9). 1,31 (0,87-1,96). 0,19. 35-44 tuổi. 184 (73,1). 68 (26,9). 1,38 (0,91-2,09). 0,13. 45-54 tuổi. 187 (72,2). 72 (27,8). 1,32 (0,87-1,99). 0,19. 55-64 tuổi. 115 (67,7). 55 (32,4). 1,06 (0,68-1,66). 0,79. >65 tuổi. 39 (81,3). 9 (18,7). 2,20 (1,00-4,85). 0,04. Đặc điểm Tuổi. Chung. p. 854 (71,2) 346 (28,8). Có mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá, cụ thể: nhóm đối tượng trên 65 tuổi có khả năng về kiến thức Luật PCTHTL đạt cao hơn so với nhóm 15-24 tuổi: OR=2,20 (95%: 1,00-4,85), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Kiến thức Đặc điểm. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/(%). SL/(%). (95%CI). p. Trình độ <THPT. 418 (70,6) 174 (29,4). 1. học vấn. THPT. 387 (70,2) 164 (29,8). 0,98 (0,76-1,28). 0,89. >THPT. 49 (86,0). 2,55 (1,16-6,36). 0,01. Chung. 8 (14,0). 854 (71,2) 346 (28,8). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 56 Đối tượng có trình độ học vấn trên THPT có khả năng có kiến thức Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 2,55 lần so với đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT (95%CI: 1,16-6,36), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Kiến thức Nghề nghiệp. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/(%). SL/(%). (95%CI). p. Nông dân. 104 (53,9) 89 (46,1). 1. CNV nhà nước. 63 (70,0). 27 (30,0). 2,00 (1,14-3,54). 0,01. CNV ngoài công lập. 168 (68,0) 79 (32,0). 1,82 (1,21-2,74). <0,01. Tự do. 413 (79,7) 105 (20,3). 3,37 (2,32-4,87). <0,01. HSSV. 69 (68,3). 32 (31,7). 1,85 (1,08-3,17). 0,02. Khác. 37 (74,0). 13 (26,0). 2,44 (1,17-5,30). 0,01. Chung. 854 (71,2) 346 (28,8). Kết quả bảng trên cho thấy khả năng đạt về kiến thức Luật PCTHTL ở các đối tượng cao hơn so với nông dân với: CNV nhà nước OR=2,00 (95%CI: 1,14-3,54); CNV ngoài công lập OR=1,82 (95%CI: 1,31; tự do OR=3,37 (95%CI: 2,32-4,87); HSSV OR=1,85 (95%CI: 1,08-3,17); khác OR=2,44 (95%CI: 1,17-5,30); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 57 Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa số năm hút thuốc đến kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Kiến thức Đặc điểm. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). p. Số năm. >20 năm. hút thuốc. 10-20 năm 101 (70,6). 42 (29,4). 1,14 (0,73-1,80). 0,54. <10 năm. 66 (72,5). 25 (27,5). 1,26 (0,73-2,20). 0,39. Không. 462 (72,9) 172 (27,1). 1,28 (0,95-1,72). 0,09. Chung. 225 (67,8) 107 (32,2). 1. 854 (71,2) 346 (28,8). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa số năm hút thuốc với kiến thức về LPCTHTL của đối tượng. Bảng 3. 23. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Kiến thức. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). Kinh tế khá. 248 (82,7). 52 (17,3). 3,75 (2,60-5,44). <0,01. Kinh tế trung bình. 354 (78,7). 96 (21,3). 2,90 (2,14-3,93). <0,01. Kinh tế yếu. 252 (56,0) 198 (44,0). Chung. 854 (71,2) 346 (28,8). Đặc điểm kinh tế. p. 1. Số liệu bảng trên cho thấy có mối liên quan giữa tính trạng kinh tế và kiến thức về Luật PCTHTL, cụ thể: khả năng đạt về kiến thức Luật PCTHTL ở đối tượng có kinh tế trung bình/khá cao hơn so với đối tượng ở vùng kinh tế yếu: kinh tế trung bình OR=2,90 (95%CI: 2,14-3,93); kinh tế khá OR=3,75 (95%CI: 2,60-5,44); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 58. Bảng 3. 24. Mối liên quan giữa kênh truyền thông và kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Kiến thức Kênh truyền thông Tivi. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). Có. 684 (71,6) 272 (28,4). Không. 170 (69,7). Có. 431 (71,6) 171 (28,4). 1,05. Không. 423 (70,7) 175 (29,3). (0,81-1,35). Quảng cáo. Có. 460 (70,8) 190 (29,2). 1,04. lớn. Không. 394 (71,6) 156 (28,4). (0,81-1,35). Internet. Có. 484 (72,6) 183 (27,4). 1,17. Không. 370 (69,4) 163 (30,6). (0,90-1,51). Loa đài phát. Có. 209 (67,6) 100 (32,4). 1,25. thanh. Không. 645 (72,4) 246 (27,6). (0,94-1,67). Áp phích. Có. 394 (72,6) 149 (27,4). 1,13. Không. 460 (70,0) 197 (30,0). (0,87-1,47). Có. 221 (70,8). Không. 633 (71,3) 255 (28,7). Trên đài. Tờ rơi. Chung. 74 (30,3). 91 (29,2). 1,09. p. 0,56. (0,79-1,50). 0,98. 0,74. 0,74. 0,23. 0,11. 0,33. 0,88. (0,74-1,32). 854 (71,2) 346 (28,8). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kênh truyền thông tiếp cận thông tin về luật PCTCTL với kiến thức về Luật PCTHTL của đối tượng..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 59 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về Luật Phòng chống tác hại. thuốc lá của đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 25. Mối liên quan giữa tuổi và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/(%). SL/(%). (95%CI). 15-24 tuổi. 99 (55,6). 79 (44,4). 1. 25-34 tuổi. 166 (56,7) 127 (43,3). 1,04 (0,70-1,54). 0,83. 35-44 tuổi. 137 (54,4) 115 (45,6). 0,95 (0,63-1,42). 0,80. 45-54 tuổi. 140 (54,1) 119 (45,9). 0,94 (0,63-1,40). 0,75. 55-64 tuổi. 98 (57,7). 72 (42,43). 1,08 (0,70-1,70). 0,70. >65 tuổi. 30 (62,5). 18 (37,5). 1,33 (0,66-2,73). 0,39. Đặc điểm Tuổi. Chung. p. 670 (55,8) 530 (42,2). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với thái độ về Luật PCTHTL của đối tượng. Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ Trình độ học vấn. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/(%). SL/(%). (95%CI). p. <THPT. 311 (52,5) 281 (47,5). 1. THPT. 324 (58,8) 227 (41,2). 1,29 (1,01-1,64). 0,03. >THPT. 35 (61,4). 1,44 (0,80-2,64). 0,20. Chung. 670 (55,8) 530 (42,2). 22 (38,6). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 60 Đối tượng có trình độ học vấn THPT có khả năng có thái độ Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 1,29 lần so với đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT (95%CI: 1,01-1,64), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. 27. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ Đặc điểm. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/(%). SL/(%). (95%CI). p. Nông dân. 103 (53,4) 90 (46,6). 1. CNV nhà nước. 59 (65,6). 31 (34,4). 1,66 (0,96-2,90). 0,05. CNV ngoài công lập. 152 (61,5) 95 (38,5). 1,40 (0,94-2,09). 0,08. Tự do. 254 (48,9) 265 (51,1). 0,84 (0,59-1,18). 0,29. HSSV. 74 (73,3). 27 (26,67). 2,39 (1,38-4,21). <0,01. Khác (hưu, nội trợ,..). 28 (56,0). 22 (44,0). 1,11 (0,57-2,19). 0,74. Chung. 670 (55,8) 530 (42,2). Khả năng đạt về thái độ Luật PCTHTL ở học sinh sinh viên cao hơn so với nông dân OR=2,39 (95%CI: 1,38-4,21); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp khác với thái độ Luật PCTHTL..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 61 Bảng 3. 28. Mối liên quan giữa số năm hút thuốc đến thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ Đặc điểm. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). p. >20 năm. 111 (33,4) 221 (66,6). 10-20 năm. 41 (28,7). 102 (71,3). 0,80 (0,51-1,25). 0,31. <10 năm. 35 (38,5). 56 (61,5). 1,24 (0,74-2,06). 0,37. Không. 483 (76,2) 151 (23,8). 6,36 (4,71-8,62). <0,01. Chung. 670 (55,8) 530 (42,2). 1. Có mối liên quan giữa số năm hút thuốc và thái độ về Luật PCTHTL, cụ thể đối tượng không hút thuốc có thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 6,36 lần so với đối tượng hút thuốc lá trên 20 năm (95%CI: 4,718,62), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. 29. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ Đặc điểm kinh tế. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). p. Kinh tế khá. 169 (56,3) 131 (43,7). 1,12 (0,83-1,52). 0,45. Kinh tế trung bình. 260 (57,8) 190 (42,2). 1,19 (0,90-1,56). 0,20. Kinh tế yếu. 241 (53,6) 209 (46,4). 1. Chung. 670 (55,8) 530 (42,2). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế với thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 62 Bảng 3. 30. Mối liên quan giữa kênh truyền thông và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ về Luật PCTH Kênh truyền thông Tivi. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). Có. 538 (56,3) 418 (43,7). 1,09. Không. 132 (54,1) 112 (45,9). (0,81-1,46). Có. 335 (55,7) 267 (44,3). 1,02. Không. 335 (56,0) 263 (44,0). (0,80-1,28). Quảng cáo. Có. 392 (60,3) 258 (39,7). 1,49. lớn. Không. 278 (50,6) 272 (49,5). (1,17-1,88). Internet. Có. 385 (57,7) 282 (42,3). 1,19. Không. 285 (53,5) 248 (46,5). (0,94-1,50). Loa đài phát. Có. 166 (53,7) 143 (46,3). 0,89. thanh. Không. 504 (56,6) 387 (43,4). (0,68-1,16). Áp phích. Có. 316 (58,2) 227 (41,8). 1,19. Không. 354 (53,9) 303 (46,1). (0,94-1,51). Có. 171 (54,8) 141 (45,2). 0,95. Không. 499 (56,2) 389 (43,8). (0,72-1,24). Trên đài. Tờ rơi. Chung. p. 0,54. 0,90. <0,01. 0,14. 0,39. 0,13. 0,67. 670 (55,8) 530 (42,2). Thái độ ở đối tượng có tiếp cận thông tin về Luật PCTHTL qua quảng cáo lớn cao gấp 1,49 lần (95%CI: 1,17-1,88) so với đối tượng không tiếp cận thông tin quan các quảng cáo lớn, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kênh truyền thông tiếp cận thông tin về luật PCTCTL khác với thái độ về Luật PCTHTL của đối tượng..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 63 Bảng 3. 31. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ Kiến thức. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). Đạt. 510 (59,7) 344 (40,3). Chưa đạt. 160 (46,2) 186 (53,8). Chung. 670 (55,8) 530 (42,2). 1,72. p. <0,01. (1,33-2,23). Khả năng đạt về thái độ Luật PCTHTL ở đối tượng có kiến thức về Luật PCTHTL cao hơn OR=1,72 (95%CI: 1,33-2,23), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về Luật Phòng chống tác hại. thuốc lá của đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 32. Mối liên quan giữa tuổi và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thực hành. Đạt. Chưa đạt. OR. Đặc điểm. SL/(%). SL/(%). (95%CI). 15-24 tuổi. 62 (34,8). 116 (65,2). 1. 25-34 tuổi. 117 (39,9) 176 (60,1). 1,24 (0,83-1,87). 0,27. 35-44 tuổi. 100 (39,7) 152 (60,3). 0,81 (0,53-1,23). 0,31. 45-54 tuổi. 96 (37,1)) 163 (62,9). 1,10 (0,73-1,68). 0,63. 55-64 tuổi. 64 (37,7). 106 (62,4). 1,12 (0,71-1,79). 0,58. >65 tuổi. 21 (43,8). 27 (56,2). 1,47 (0,72-2,97). 0,24. Chung. 460 (38,3) 740 (61,7). p. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với thực hành về Luật PCTHTL của đối tượng.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 64 Bảng 3. 33. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thực hành Đặc điểm. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/(%). SL/(%). (95%CI). p. <THPT. 198 (33,5) 394 (66,5). 1. THPT. 238 (43,2) 313 (56,8). 1,51 (1,18-1,94). <0,01. >THPT. 24 (42,1). 1,45 (0,79-2,60). 0,19. Chung. 460 (38,3) 740 (61,7). 33 (57,9). Đối tượng có trình độ học vấn THPT có khả năng thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 1,51 lần so với đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT (95%CI: 1,18-1,94), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. 34. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thực hành. Đạt. Chưa đạt. OR. Đặc điểm. SL/(%). SL/(%). (95%CI). Nông dân. 59 (30,6). 134 (69,4). 1. CNV nhà nước. 42 (46,7). 48 (53,3). 1,99 (1,15-2,43). 0,01. CNV ngoài công lập. 107 (43,3) 140 (56,7). 1,74 (1,15-2,64). 0,01. Tự do. 164 (31,6) 355 (68,4). 1,05 (0,72-1,53). 0,79. HSSV. 64 (63,4). 37 (36,6). 3,93 (2,29-6,74). <0,01. Khác (hưu, nội trợ,..). 24 (48,0). 26 (52,0). 2,10 (1,05-4,14). 0,02. Chung. 460 (38,3) 740 (61,7). p. Khả năng đạt về thực hành Luật PCTHTL ở đối tượng CNV nhà nước cao hơn OR=1,99 (95%CI: 1,15-2,43); CNV ngoài công lực OR=1,74 (95%CI: 1,15-2,64); HSSV OR=3,93 (95%CI: 2,29-6,74); khác OR=2,10.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 65 (95%CI: 1,05-4,14) so với nông dân mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp khác với thực hành Luật PCTHTL. Bảng 3. 35. Mối liên quan giữa số năm hút thuốc đến thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thực hành. Đạt. Chưa đạt. OR. Số năm hút. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). >20 năm. 12 (3,6). 320 (96,4). 1. 10-20 năm. 3 (2,1). 140 (97,9). 0,57 (0,10-2,16). 0,39. <10 năm. 2 (2,2). 89 (97,8). 0,60 (0,06-2,77). 0,50. 61,85 (33,69-123,42). <0,01. Không. 443 (69,9) 191 (30,1). Chung. 460 (38,3) 740 (61,7). p. Đối tượng không hút thuốc có khả năng thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 61,85 lần so với đối tượng hút thuốc lá trên 20 năm (95%CI: 33,69-123,42), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. 36. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thực hành Đặc điểm kinh tế. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). p. Kinh tế khá. 127 (42,3) 173 (57,7). 1,32 (0,97-1,80). 0,07. Kinh tế trung bình. 172 (38,2) 278 (61,8). 1,11 (0,84-1,47). 0,45. Kinh tế yếu. 161 (35,8) 289 (64,2). 1. Chung. 460 (38,3) 740 (61,7). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế với thực hành Luật PCTHTL.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 66. Bảng 3. 37. Mối liên quan giữa kênh truyền thông và thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thực hành Kênh truyền thông Tivi. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). Có. 376 (39,3) 380 (60,7). Không. 84 (34,4). Có. 227 (37,7) 375 (62,3). 0,95. Không. 233 (39,0) 365 (61,0). (0,75-1,21). Quảng cáo. Có. 263 (40,5) 387 (59,5). 1,22. lớn. Không. 197 (35,8) 353 (64,2). (0,96-1,55). Internet. Có. 276 (41,4) 391 (58,6). 1,34. Không. 184 (34,5) 349 (65,5). (1,05-1,71). Loa đài phát. Có. 108 (35,0) 201 (65,0). 0,82. thanh. Không. 352 (39,5) 539 (60,5). (0,62-1,09). Áp phích. Có. 220 (40,5) 323 (59,5). 1,18. Không. 240 (36,5) 417 (63,5). (0,93-1,51). Có. 115 (36,9) 197 (63,1). 0,92. Không. 345 (38,9) 543 (61,1). (0,70-1,21). Trên đài. Tờ rơi. Chung. 160 (65,6). 1,88. p. <0,01. (1,38-2,58) 0,65. 0,09. 0,02. 0,16. 0,16. 0,53. 460 (38,3) 740 (61,7). Đối tượng tiếp nhận thông tin từ ti vi, Internet có khả năng thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 1,88 lần (95%CI: 1,38-2,58) và 1,34 lần (95%CI: 1,05-1,71) so với đối tượng không tiếp cận thông tin về Luật PCTHTL từ các kênh này, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kênh truyền thông tiếp cận thông tin về luật PCTCTL khác với thực hành về Luật PCTHTL của đối tượng..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 67 Bảng 3. 38. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Thực hành Kiến thức/ thái độ. Đạt. Chưa đạt. OR. SL/ (%). SL/ (%). (95%CI). p. Kiến thức Đạt. 340 (39,8) 514 (60,2). Chưa đạt. 120 (34,7) 226 (65,3). 1,25. 0,09. (0,95-1,63). Thái độ Đạt. 343 (51,2) 327 (48,8). Chưa đạt. 117 (22,1) 413 (77,9). Chung. 670 (55,8) 530 (42,2). 3,70. <0,01. (2,84-4,80). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức và thực hành luận PCTHTL. Khả năng đạt về thực hành Luật PCTHTL ở đối tượng có thái độ đạt về Luật PCTHTL cao hơn OR=3,70 (95%CI: 2,84-4,80), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,01.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 68. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của người dân tỉnh Bắc Ninh năm 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy 23,6% ĐTNC có hút thuốc. Nghiên cứu không ghi nhận tình trạng nữ giới hút thuốc trong nghiên cứu. Tỷ lệ lệ nam giới trên 15 tuổi hút thuốc chiếm tỷ lệ 47,2% và tỷ lệ hút thuốc của nam giới trên 15 tuổi tại Bắc Ninh có đã giảm xuống từ 2,7% sau 3 năm (2015 – 2018). Theo kết quả điều tra tiến hành năm 2015 về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS), tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm 2,1% (từ 47,4% xuống 45,3%), tỷ lệ nữ giới hút thuốc giảm 0,3% (từ 1,4% xuống 1,1%). Kết quả này cho thấy tỷ lệ hút thuốc của nam giới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2018 (47,2%) vẫn cao hơn tỷ lệ hút thuốc của nam giới trên 15 tuổi theo điều tra GATS năm 2015 (45,3%), tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn 2,7% so với điều tra ban đầu năm 2012. Điều này được giải thích do tỷ lệ hút thuốc năm giới trên 15 tuổi theo điều tra ban đầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 49,7% cao hơn tỷ lệ hút thuốc của nam giới trên 15 tuổi theo điều tra GATS năm 2015 (45,3%) là 4,4%. Do đó, mặc dù có nhiều hoạt động tuyên truyền về PCTHTL trong những năm gần dây tuy nhiên tập trung vào giảm tỷ lệ mới mắc, số người hút thuốc lá tuổi cai nghiện thuốc lá là nguyên nhân kiến cho tỷ lệ này giảm xuống. Tỷ lệ người hút thuốc ở nông thôn (xã) cao hơn ở khu vực thành thị (phường/thị trấn) tương ứng là 48,8% và 45,5%. Điều kiện kinh tế càng thấp thì tỷ lệ hút thuốc càng cao. Khu vực điều kiện kinh tế khá có 44% nam giới hút thuốc thì tại khu vực kinh tế có kiều kiện kinh tế yếu là 49,6%. Kết quả.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 69 cho thấy sau một thời gian thực hiện Luật PCTHTL với nhiều biện pháp, tỉ lệ người trưởng thành hút thuốc lá đã giảm đáng kể. Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra GATS năm 2015 khi tại khu vực thành thị, tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 47,7% xuống 42,7%. Điểm khác biệt so với nhiều nước là tỷ lệ người nghèo hút cao hơn người giàu vì kinh tế hạn hẹp nên họ mua thuốc lá rẻ tiền thường độc hại hơn; đồng nghĩa nguy cơ bệnh tật cũng cao hơn. Cũng vì khó khăn kinh tế, họ thường trì hoãn đi khám, hậu quả là chỉ chữa khi đã muộn. Chi phí đổ vào chữa bệnh lớn nhưng không mang lại hiệu quả. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của cả nam và nữ ở khu vực thành thị giảm từ 22% xuống 18,8%. Sự giảm đáng kể tỉ lệ hút thuốc ở nhóm nam giới tại khu vực thành thị cho thấy thành công bước đầu của công tác truyền thông về tác hại thuốc lá, về các quy đinh của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá sau 3 năm Luật PCTHTL có hiệu lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới hút thuốc lá tăng dần từ 15 tuổi (16,3%) và cao nhất ở độ tuổi 45 – 64 (64,1%) sau đó lại giảm dần. Một thực tế hiện nay, mặc dù đã tích cực tuyên truyền nhưng tình trạng hút thuốc lá ở giới trẻ đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong thanh niên, thiếu niên của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ hút thuốc trong thanh niên, thiếu niên đang tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ: Có tới 21% nam thanh niên từ 16 - 24 tuổi hút thuốc [11]. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ hút thuốc lá là do giá các sản phẩm thuốc lá rất rẻ, tạo điều kiện để thanh niên, thiếu niên dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm này và nhanh chóng trở thành người nghiện. Đã có rất nhiều trường hợp phải gánh chịu những hậu quả lớn do sử dụng thuốc lá. Mặc dù Luật PCTHTL quy định, hành vi sử dụng, mua bán thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt từ 100 - 300 nghìn đồng; người bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt từ 500 - 1.000.000 đồng, tuy nhiên, cho đến nay cuộc chiến chống thuốc lá vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi lợi nhuận từ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 70 sản xuất và buôn bán thuốc lá rất cao, trong khi thanh niên, thiếu niên lại chưa nhận thức đúng và đầy đủ những nguy cơ tiềm ẩn do thuốc lá mang lại. Trên thực tế, việc phát hiện và xử lý hành vi mua bán, sử dụng thuốc lá đối với người chưa đủ 18 tuổi đang là một bài toán khó đối với cơ quan chức năng. Trình độ học vấn và nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng hút thuốc lá. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ hút thuốc lá càng thấp. Với nam giới không đi học thì tỷ lệ hút thuốc là 90,9%; chưa tốt nghiệp tiểu học là 61,9%; tốt nghiệp tiểu học là 65,4%. Tuy nhiên lại chỉ có 23,1% nam giới tốt nghiệp sau đại học là hút thuốc lá. Nam giới hút thuốc trong nhóm làm ruộng (60,6%) và lao động tự do (58,6%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là nhóm công nhân viên ngoài quốc doanh (36,8%) và thấp nhất là nhóm nam giới đang là học sinh, sinh viên, nội trợ, không còn khả năng lao động là 15,3%. Thời gian hút thuốc lá kéo dài, đồng nghĩa tuổi thọ của người hút rút ngắn. Hậu quả của việc hút thuốc lá không chỉ tàn phá sức khỏe người hút mà còn làm khổ cả chính người nhà của họ. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy tuổi bắt đầu hút thuốc của ĐTNC phần lớn từ 16 – 20 tuổi (52,2%), và tỷ lệ bắt đầu hút thuốc giảm dần khi nhóm tuổi tăng lên. Tuy nhiên có đến 1,5% người hút thuốc bắt đầu hút thuốc trước 15 tuổi. Đặc biệt có đến 58,7% nam giới hút thuốc trong nghiên cứu có thời gian hút thuốc trên 20 năm. 12,7% hút thuốc từ 11-5 năm và chỉ có <7,1% hút thuốc dưới 5 năm. Theo WHO, mỗi ngày trên thế giới có 80.000 - 100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Khi bắt đầu hút thuốc, đối tượng thường chưa nhận thức đầy đủ tính chất gây nghiện của thuốc lá cũng như các nguy cơ bệnh tật từ việc hút thuốc nên thường đánh giá thấp nguy cơ nghiện nicotine. Hút thuốc càng sớm, bệnh tật càng sớm và hậu quả càng nặng nề..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 71 Nghiên cứu chúng tôi cho thấy chỉ có 28,9% đối tượng hút thuốc trong nghiên cứu đã cố gắng bỏ thuốc trong 12 tháng qua. Trong 162 nam giới hút thuốc bỏ thuốc trong 12 tháng qua cho thấy: 99,4% có lý do hút thuốc lá có hại cho sức khỏe; 46,3% do bạn bè và gia đình phản đối hút thuốc; 36,4% do hút thuốc lá gây tốn kém. Luật PCTHTL đã giúp 07 trong số 10 người hút thuốc muốn bỏ hút thuốc lá bằng cách cung cấp cho họ môi trường công cộng không phải chịu bất kỳ áp lực hay sự cám dỗ hút thuốc [39]. Tại New Zealand, nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ người hút thuốc hút giảm một nửa chỉ sau một năm áp dụng quy định cấm hút thuốc lá tại nhà hàng, quán bar (từ 58% đến 29%) [46]. Thực trạng hút thuốc lá tại cơ quan/địa điểm công cộng Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu, 49,7% đối tượng cho biết có thấy người hút thuốc ở nơi làm việc. Trong 276 đối tượng có đi đến cơ quan nhà nước 20,7% thấy có người hút thuốc trong nhà; 46,4% thấy có người hút thuốc ngoài nhà. Trong 30 ngày qua có 235 người có đi đến cơ sở y tế, trong đó có 18,3% đối tượng thấy có người hút tại cơ sở y tế. Tỷ lệ quan sát thấy có người hút thuốc tại các quán ăn/nhà hàng/cafe/giải khát khá cao trên 80,0%. Trong 390 người đến trường học 30 ngày qua, 33,3% thấy có người hút thuốc tại đây; 16% thấy có người hút thuốc trên phương tiện giao thông công cộng. Hiện nay, tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà là 67,6% và tại nơi làm việc là 49,0% [4]. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá ở nhà của phụ nữ là gần 70%, của trẻ em là gần 50%, số ngày trung bình trong một tuần phụ nữ phải tiếp xúc với khói thuốc ở nhà là 5,7 ngày, nơi làm việc là 5,1 ngày và nơi công cộng là 4,2 ngày. Như vậy, tỷ lệ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở nước ta rất cao.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 72 Nghiên cứu đánh giá tình hình triển khai luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Hà Nội năm 2015 cũng tìm hiểu, tình hình hút thuốc lá tại các địa điểm như ở nhà của đối tượng, cơ quan là đối tượng đến làm việc như cơ quan nhà nước khác, tại các cơ sở y tế, các nhà hàng, quán ăn, các nhà hàng, quán ăn, trên các phương tiện giao thông công cộng, cơ sở giáo dục. Kết quả cho thấy ĐTNC có đi tới các địa điểm nêu trên với tỷ lệ dao động từ 24,8% đến 54,9%. Thấp nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng, lớn nhất là tại nhà. ĐTNC cho biết ở hầu hết các địa điểm đều thấy có người hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc tại nhà hàng ngày là 71,4%, tại khu vực trong nhà của các cơ quan nhà nước là 42,8% và trong khuôn viên cơ quan nhà nước 61,0%; cơ sở y tế là 25%. Đặc biệt tại các nhà hàng, quán giải khát tỷ lệ rất cao, lên tới 84,5% và 85,1%. Tình trạng hút thuốc trên các phương tiện công cộng là 30,1%, và tại các cơ sở giáo dục 27,8% [27]. Nghiên cứu tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (2018) cho thấy trong nhà hàng tại địa điểm nghiên cứu có 211 nhà hàng tham gia thực hiện Luật PCTHTL chiếm tỷ lệ 64,7% [19]. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Nên thực hiện các khu vực 100% không khói thuốc lá vì đây là cách duy nhất để bảo vệ sức khoẻ của tất cả mọi người khỏi tác hại của khói thuốc lá [32]. - Kiến thức về Luật PCTH thuốc lá Theo WHO ước tính mỗi năm có khoảng 1.25 tỷ người hút thuốc trên toàn thế giới. Trong đó, có đến 80% số người sinh sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm cả Việt Nam. Người ta không thể tính chính xác số người hút thuốc lá bị động. Nhưng một người hút thuốc có thể gây ảnh hưởng đến 5 – 6 người. Thậm chí nhiều hơn rất nhiều do trong cùng một môi trường. Có thể thấy, số người hút thuốc lá thụ động sẽ vượt qua rất nhiều lần ngưỡng 1.25 tỷ người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra cho thấy cứ 10 người tử vong do hút thuốc lá thì có 1 người tử vong do hút thuốc lá thụ động (hít phải khói.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 73 thuốc lá). Như vậy, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 4.000 trường hợp tử vong do hút thuốc lá thụ động. Theo số liệu của cuộc điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2015, có tới 53,5% người không hút thuốc (tương đương 28,5 triệu người) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình. 36,8% người không hút thuốc (tương đương 5,9 triệu người) làm việc tại các khu vực trong nhà (có mái che và tường bao) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc. 18,5% người không hút thuốc (tương đương 1,4 triệu người) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá trên phương tiện giao thông công cộng. 16% người không hút thuốc (tương đương 2,8 triệu người) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại trường học. Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điều thuốc một ngày. Chính vì thế, người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng tương đương, thậm chí nhiều hơn người hút thuốc lá trực tiếp. Hút thuốc lá thụ động có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.Trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm tai giữa; giảm sự phát triển chức năng phổi; tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh,…Với người trưởng thành, nhất là phụ nữ mang thai, khói thuốc lá tác động tiêu cực vào các cơ quan sinh sản và làm tăng nguy cơ ung thư vú và đẻ non ở phụ nữ,… Kết quả nghiên cứu trên 2400 người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy có 98,9% người dân biết không hút thuốc nhưng hít phải hơi, khói thuốc do người khác hút có thể gây ra các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn còn 1,1% cho rằng hút thuốc lá không mắc bệnh nguy hiểm. Kiến thức của ĐTNC biết không hút thuốc nhưng hít phải hơi, khói thuốc do người khác hút có thể gây ra các bệnh nguy hiểm gần như không có sự thay đổi giữa năm năm 2015 và năm 2018 (Tỷ lệ tương ứng là 98,9% và 99%).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 74 Hút thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh khác (ung thư vòm họng, ung thư da, loãng xương, ung thư thanh quản, phế quản, đục nhãn mắt, loét dạ dày, liệt dương, giảm khả năng sinh sản…) do khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hoá học, trong đó có nicotine là chất gây nghiện và khoảng 70 chất là tác nhân gây ung thư, điển hình là các chất như nhựa thuốc lá (tar), benzen, carbon monoxide.... Người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút thuốc lá. Trong số ĐTNC cho rằng không hút thuốc nhưng hít phải hơi, khói thuốc do người khác hút có thể gây ra các bệnh nguy hiểm giữa năm 2015 và 2018 cho thấy tỷ lệ các bệnh cũng đã thay đổi: Tỷ lệ ĐTNC cho biết hít phải khói thuốc gây bệnh ung thư phổi tăng lên đáng kể từ 91,2% (năm 2015) lên 96,6% vào năm 2018; Tương tự, tỷ lệ ĐTNC cho rằng hút thuốc lá thụ động có khẳ năng gây Ung thư khác (ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,…) từ 22,9% vào năm 2015 đã tăng lên 35,1% vào năm 2018. Tỷ lệ cho rằng hút thuốc lá thụ động gây trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai cũng tăng lên trong 3 năm gần đây. Điều này cho thấy tín hiệu đáng mừng trong các hoạt động truyền thông PCTHTL trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Theo báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc là người trưởng thành tại Việt Nam 2015 [12], [38]: Năm 2015, có 42,6% người tham gia nghiên cứu cho biết, trong 30 ngày qua, họ đã từng phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà (54,4% nam giới và 29,9% nữ giới). Trong số những người không hút thuốc, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nơi làm việc trong nhà là 36,8% (47,7% nam giới và 29,9% nữ giới). Trong số những người trưởng thành đã từng đến các địa điểm công cộng khác nhau trong vòng 30 ngày qua, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động cao nhất được tìm thấy trong các quán bar/cà phê/trà (89,1%), tiếp đến là các nhà hàng (80,7%). Tỷ lệ tiếp xúc thụ.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 75 động với khói thuốc tại công sở, cơ sở y tế, các phương tiện giao thông công cộng lần lượt là 30,9%, 18,4% và 19,4%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở các trường học và các trường đại học tương ứng là 16,1% và 37,9 %. Năm 2015, hầu hết những người trưởng thành được điều tra (95,9%) tin rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh tật nguy hiểm. Tỷ lệ người trưởng thành nhận thức hút thuốc lá có thể gây các bệnh cao, trong đó ung thư phổi (96,6%), đột quỵ (71,5%), nhồi máu cơ tim (69,1%). Khoảng 61,2% người trả lời tin rằng hút thuốc lá có thể gây ra cả ba bệnh trên. Có 90,3% người trưởng thành (87% người đang hút thuốc và 91,3% người không hút thuốc) tin rằng hút thuốc lá thụ động có thể gây ra những bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc. Hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ. Mặc dù biết vậy song tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn ngày càng tăng lên. Những người nghiện thuốc lá họ không ý thức được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe như thế nào nên càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Khi hút thuốc lá, khói thuốc lá sẽ hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương nghiêm trọng trong lòng mạch máu. Dễ mắc các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, tụy,… Trong khói thuốc lá có 4000 chất độc, trong đó nicotin là chất gây nghiện [40], [42]. Hút thuốc lá có thể gây nghiện trong 85% trường hợp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Thành và Lê Khắc Bảo tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-Thành phố Hồ Chí Minh: 92,7% nhân viên y tế biết nicotine gây nghiện tuy nhiên chỉ có 42,5% nhân viên y tế biết được khả năng gây nghiện. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 76 cao của thuốc lá và 38,2% biết rõ số lượng chất độc có trong thuốc lá; 94,7% nêu được chính xác ít nhất 1 bệnh do thuốc lá gây ra tuy nhiên chỉ có khoảng 50% bệnh nhân nêu ra chính xác là do thuốc lá [18]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ ĐTNC cho rằng hút thuốc lá có thể gây bệnh nguy hiểm năm 2018 (99,8%) cao hơn so với năm 2015 (98%). Trong số ĐTNC cho rằg hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh nguy hiểm giữa năm 2015 và 2018 cho thấy tỷ lệ các bệnh cũng đã thay đổi: Tỷ lệ ĐTNC cho biết hút thuốc gây bệnh ung thư phổi hầu như không thay đổi giữa năm 2015 (97,2%) và năm 2018 (97,3%); Tỷ ĐTNC cho rằng hút thuốc lá có thể gây các bệnh ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư miệng,… tăng lên từ 91,3% vào năm 2015 lên 94,4% vào năm 2018. Đặc biệt tỷ lệ ĐTNC cho rằng hút thuốc lá gây suy giảm khả năng tình dục, loét dạ dày tăng lên so với năm 2015 [12] Kết quả này cho thấy ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Ai cũng biết hút thuốc có hại cho sức khỏe. Thế nhưng, tác hại cụ thể của nó như thế nào không phải ai cũng nắm được. Tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Kết quả của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu trước về Luật PCTHTL: Cụ thể, nghiên cứu đánh giá tình hình triển khai luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Hà Nội năm 2015 cho thấy: Kiến thức: 86% ĐTNC biết có thể bị mắc bệnh khi hít phải hơi thuốc, khói thuốc do người khác hút. Có 92,7% biết hít phải khói thuốc lá của người khác có thể mắc bệnh phổi, 86,3% biết có thể gây ung thư phổi. Tỷ lệ đối tượng biết về các tác.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 77 hại khác thấp hơn dao động từ 1,8 – 40,5%. 94,3% ĐTNC biết hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu, xì gà, điếu cày, điều bát có thể gây hại cho sức khỏe, 98,4% biết có thể gây ung thư phổi, 72,7% ung thư vòng họng, thực quản, 62,% biết gây cao huyết áp. Tuy nhiên chỉ có 29,6 biết hút thuốc có thể gây loét dạ dày [27]. Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá; kiến thức, thái độ, hành vi về tác hại thuốc lá và luật phòng chống tác hại thuốc lá của vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao; thực trạng xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại 04 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ năm 2016 cho thấy: Kiến thức: phần lớn đối tượng cho rằng hút thuốc lá chủ động có gây ra bệnh nguy hiểm (97,7%); 98,5% cho rằng hút thuốc lá chủ động gây ra tình trạng ung thư Phổi, 59,9% bệnh tim, 54,9% tai biến đột quỵ, 82,8% ảnh hưởng tới thai nhi, 76,3% ung thư vòm họng, 5,3% tăng khả năng tình dục, 70,4% bệnh phổi mãn tính. Đa số đối tượng 95,7 % trả lời hút thuốc lá thụ động có nguy hiểm [33]. Theo báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc là người trưởng thành tại Việt Nam 2015 [12] có 90,3% người trưởng thành (87% người đang hút thuốc và 91,3% người không hút thuốc) tin rằng hút thuốc lá thụ động có thể gây ra những bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc. Có 82,6 % người trả lời có biết về quy định xử phạt khi vi phạm quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm (85% nam và 80,3% nữ). Nghiên cứu Nghiên cứu kiến thức, thái độ về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá ở người dân phường Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Bắc Kạn) thực hiện trên 400 người lớn, trưởng thành (từ 16 tuổi trở lên) đang hút thuốc lá và sinh sống tại phường Nguyễn Thị Minh Khai (TP Bắc Kạn). Kết quả cho thấy thuốc lá có thể bệnh gây ung thư (chiếm 58%), bệnh ở cơ quan hô hấp (48,25%); Tim mạch (25%), bệnh thần kinh (15%); cho rằng hút thuốc. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 78 lá ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân người hút chiếm 75,75%, ảnh hưởng sức khỏe người xung quanh là 53,5%.... Như vậy kiến thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người trong nhóm đối tượng nghiên cứu là tương đối tốt [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2018) cho thấy hiểu biết về các bệnh do hút thuốc thụ động gây ra: Ung thư phổi (91,72%), ảnh hưởng thai nhi, trẻ em (92,35%), tai biến mạch máu não, đột quỵ (68,95%), ung thư vòm họng (67,75%), bệnh tim (67,06%), cao huyết áp (61,03%), COPD (58,64%), loét dạ dày (13,67%), giảm béo (10,06%), tăng khả năng tình dục (4,21%), tăng sự tập trung, sáng tạo (3,61%) [21]. Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biết luật PCTH thuốc lá là 50,1%. Trên 90% đối tượng cho rằng luật PCTH thuốc lá cấm hút ở nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học và phương tiện giao thông công cộng; khoảng 80% ở khu vui chơi giải trí trẻ em và trên 70% ở nhà hàng, khách sạn, bến tàu, bến xe. Số đối tượng hiểu biết về quyền và nghĩa vụ công dân, về những địa điểm cấm hút thuốc lá, về trách nhiệm của người đứng đầu...hoặc các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc lá trong Luật và các Nghị định của Chính phủ còn rất hạn chế. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của một số nghiên cứu trước: Theo báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc là người trưởng thành tại Việt Nam 2015 [12] trong thời gian 30 ngày trước khi phỏng vấn, tỷ lệ người hút thuốc cho biết họ đã từng hút thuốc ở nơi có quy định cấm là 4,1%. Trong số những người vi phạm, chỉ có 0,8% người vi phạm bị xử phạt, 6,2% bị cảnh cáo và 20,9% được mọi người xung quanh nhắc nhở. So sánh với điều tra GATS Việt Nam năm 2010 [4], điều tra GATS 2015 cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực về kiến thức của người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên về tác hại của hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động [12]..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 79 Kết quả của Phạm Bích Diệp (2017) cho thấy tỷ lệ người dân biết quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại một số địa điểm là 91,3%; Tỷ lệ người dân nhìn thấy hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc lá cao nhất ở những địa điểm cấm hút thuốc lá không hoàn toàn như các nhà hàng, quán cà phê (từ 84,4% đến 90,1%) và thấp nhất ở những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn và cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà như cơ sở y tế, trường học và phương tiện công cộng (22,3% đến 26,9%) [22]. Theo báo cáo về điều tra tình hình thuốc lá ở tỉnh Hoà Bình ở người trưởng thành và thực hiện Luật PCTH thuốc lá cho thấy 54,2% người trưởng thành biết về luật PCTHTL. 97,7% người biết luật PCTHTL cấm hút thuốc lá tại các cơ sở y tế, nhưng chỉ có 70,1% biết cấm hút thuốc lá tại khách sạn [25]. Kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá; kiến thức, thái độ, hành vi về tác hại thuốc lá và luật phòng chống tác hại thuốc lá của vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao; thực trạng xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại 04 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ năm 2016 cho thấy: chỉ có 7,2% đối tượng biết các văn bản quy định về việc cấm hút thuốc tại công sở, cơ sở y tế, trường học, nơi tập luyện và thi đấu thể thao. Có 90,9% người được hỏi trả lời có quy định cấm hút thuốc tại Bệnh viện, cơ sở y tế, 87% cấm tại trường học (từ mẫu giáo tới Đại học), 82,7% cấm tại Văn phòng cơ quan nhà nước, 72,2% cấm tại rạp chiếu phim, rạp hát, 61,2% cấm trên phương tiện giao thông công cộng, 24,7% cấm tại nhà hàng, quán cà phê, quán nước, 1,1% không có quy định cấm hút thuốc [33]. Nghiên cứu đánh giá tình hình triển khai luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Hà Nội năm 2015 cho thấy có 77,7% đối tượng cho rằng sẽ bị phạt nếu hút thuốc lá ở những nơi không được phép hút [27].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 80 Đánh giá hiểu biết về Luật PCTHTL trong nghiên cứu kiến thức, thái độ về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá ở người dân phường Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Bắc Kạn) cho thấy kiến thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong PCTHTL còn hạn chế (chỉ trả lời đúng từ 42,75-43,5%;); Kiến thức về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên thấp, tỷ lệ trả lời đúng chỉ từ 36-45%; Kiến thức về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: Nơi làm việc: 58,25%, Trường CĐ, ĐH, HV: 21,25%; Địa điểm công cộng là 18,5%; Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn: Ô tô (60,5%); Tàu bay (58,75%); Tàu điện (27,5%); Hiểu biết về địa điểm cấm hút thuốc trong nhà nhưng có nơi dành riêng cho người hút thuốc, về nghĩa vụ của người hút thuốc lá, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá đạt thấp. Tỷ lệ đối tượng hiểu đúng về lĩnh vực xử phạt hành chính theo quy định của Luật PCTHCTL: 39,75% trả lời đúng: Bị xử phạt hành chính hành khi hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm; 32% trả lời đúng bị xử phạt hành chính khi có hành vi bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định; 30,25% trả lời đúng: Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; 30,25% cho rằng phải xử phạt hành chính khi người chưa đủ 18 tuổi có hành vi hút thuốc; 28,75% cho rằng phải xử phạt hành chính khi có hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi [28]. Trong nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá kiến thức chung về Luật PCTHTL bao gồm các nội dung về tác hại thuốc lá (chủ động, thụ động); các địa điểm không được phép hút thuốc. Trong 1200 đối tượng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung về Luật PCTH thuốc lá đạt là 71,2%; 28,8% đối tượng có kiến thức chưa đạt. - Thái độ về Luật PCTH thuốc lá.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 81 Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đối tượng cảm thấy khó chịu khi thấy người khác hút thuốc 49,5%, 6,3% đối tượng cho rằng không chấp nhận được khi thấy người khác hút thuốc. Tỷ lệ đối tượng có thái độ chung về Luật PCTH thuốc lá đạt là 55,8%; 44,2% đối tượng có thái độ chưa đạt. Tỷ lệ này cùng xu hướng với nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá; kiến thức, thái độ, hành vi về tác hại thuốc lá và luật phòng chống tác hại thuốc lá của vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao; thực trạng xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại 04 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ năm 2016 cho thấy 74,9 % trả lời cảm thấy khó chịu khi hít phải khói thuốc, 21,5% trả lời không chấp nhận được khi hít phải khói thuốc và 3,1% trả lời bình thường khi hít phải khói thuốc. Phần lớn đối tượng cho biết lý do cảm thấy khó chịu vì hít phải khói thuốc, 49,7% cảm thấy lo lắng có thể mắc bệnh, 25,5% cảm thấy thiếu văn hóa khi hít phải khói thuốc. Có 84,5% người được hỏi ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại trường học (mẫu giáo tới đại học), 71,5% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá trên phương tiện giao thông công cộng, 93,3% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Bệnh viện cơ sở y tế, 83,2% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Văn phòng cơ quan nhà nước, 51,1% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Nhà hàng, quán cà phê, quán nước, 82,7% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại nơi tập luyện và thi đấu thể thao, 72,4% ủng hộ việc ban hành Luật cấm hút thuốc lá tại Rạp chiếu phim, rạp hát. Với sự hỗ trợ của Liên minh phòng ngừa và kiểm soát thuốc lá Châu Á (SEATCA), Hội Y tế Công cộng cùng tổ chức Health Bridge Canada năm 2009 đã thực hiện một nghiên cứu về thực trạng triển khai chính sách không hút thuốc trong nhà hàng tại Hà Nội. Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 82 triển khai nhà hàng không khói thuốc tại Hà Nội; tìm hiểu quan điểm và thái độ của chủ cửa hàng, nhân viên các nhà hàng tại Hà Nội về chính sách quy định của Luật PCTHTL cho thấy, 71% khách hàng cảm thấy khó chịu khi ngửi mùi khói thuốc khi dùng bữa, 91% khách hàng ủng hộ mô hình không khói thuốc [17]. Nghiên cứu kiến thức, thái độ về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá ở người dân phường Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Bắc Kạn) thực hiện trên 400 người lớn, trưởng thành (từ 16 tuổi trở lên) đang hút thuốc lá và sinh sống tại phường Nguyễn Thị Minh Khai (TP Bắc Kạn). Kết quả cho thấy về thái độ: 49,75% số đối tượng cho rằng hành vi hút thuốc không cần thiết khi xã giao; Khi có người khuyên đối tượng bỏ thuốc: 42,5% có thái độ phải suy nghĩ; 26,75% ậm ừ cho qua chuyện; 11,75% mặc kệ, không quan tâm/không tỏ thái độ gì; Thái độ khi có người cho rằng hút thuốc làm ô nhiễm và mất vệ sinh: 54% cảm thấy đúng/chấp nhận; 25,75% không tỏ thái độ gì; Thái độ khi có người nhắc nhở phải thực hiện theo đúng Luật PCTHTL: 48,75% cảm thấy đúng và chấp nhận thực hiện; 35% không quan tâm và không tỏ thái độ gì; Thái độ của người thân đối tượng: 58,5% người thân của họ khuyên cai bỏ; 21,25% người thân của họ không quan tâm; 37,75% số đối tượng mong muốn bỏ thuốc; 23% cho rằng sẽ bỏ nhưng không phải lúc này...[28]. - Thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá Nghiên cứu trên 1200 đối tượng cho thấy: Phần lớn 58,6% ĐTNC chưa bao giờ nhắc nhở người người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe; khó chịu khi thấy người khác hút thuốc, trong đó 10,2% lần nào cũng nhắc nhở; 28,1% thỉnh thoảng nhắc nhở. Kết quả này phù hợp với thực tế hiện tại, vì vẫn chưa nhiều đối tượng chưa thực sự ủng hộ Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Và một số đối tượng vẫn ngại ngần trong việc nhắc nhở người khác hút thuốc một phần nghĩ sẽ sợ ngại với người hút thuốc nên không dám nhắc.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 83 nhở, một phần nghĩ việc hút thuốc của người khác không ảnh hưởng đến mình nên không nhắc nhở. Tuy nhiên đã có một tỉ lệ đôi tượng đã dám nhắc nhở những người hút thuốc ở nơi công cộng, vì họ đã nhận thức đúng việc tác hại của thuốc lá ảnh hưởng đến mình và cộng đồng, và họ dám lên tiếng cho chính sức khoẻ của họ. Trong 30 ngày qua, tỷ lệ có hút thuốc ở những nơi không được phép hút không (có biển cấm hút thuốc, hoặc có trong quy định) là 4,1%. Trong 49 người hút thuốc trong 30 ngày qua, tỷ lệ đối tượng hút thuốc bị người xung quanh nhắc nhở là 40,8%, bị người có thẩm quyền phạt và nhắc nhở lần lượt là 22,5% và 40,8%. Tỷ lệ đối tượng có thực hành chung về Luật PCTH đạt với tỷ lệ khá thấp 38,3% (460 người). Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá tại 04 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ năm 2016 cho thấy địa điểm hút thuốc lá ở đâu trong Trung tâm huấn luyện, có 2,6% trả lời thỉnh thoảng hút tại khu vực ngoài nhà, sân, 0,7% trả lời thường xuyên hút ở khu vực ngoài nhà, sân, 1,5% trả lời thỉnh thoảng trong hành lang, cầu thang, 0,1% thường xuyên tại hành lang, cầu thang, 0,2% trả lời thỉnh thoảng trong phòng tập, nơi tập, 0,2% trả lời thường xuyên hút trong phòng tập, nơi tập, 32,5% trả lời không hút trong phòng tập, nơi tập, 31,5% trả lời không hút trong hành lang, cầu thang, 30,8% trả lời không hút thuốc tại khu vực ngoài nhà, sân. Có 0,5% trả lời thường xuyên hít phải khói thuốc lá trong phòng tập, nơi tập, 7,2% thỉnh thoảng hít phải khói thuốc trong phòng tập, nơi tập, 75,3% trả lời không hít phải khói thuốc trong phòng tập, nơi tập; 1,4% thường xuyên hít phải khói thuốc trong hành lang, cầu thang, 22,2% thỉnh thoảng hít phải khói thuốc lá trong hành lang, cầu thang, 60,3% không hít phải khói thuốc trong hành lang, cầu thang, 3,6% thường xuyên hít phải khói thuốc tại khu vực ngoài nhà, sân; 36,6% thỉnh thoảng hít phải khói thuốc lá tại khu vực. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 84 ngoài nhà, sân, 45,8% không hít phải khói thuốc tại khu vực ngoài nhà, sân [33]. Nghiên cứu tại Việt Nam (2009) cho thấy tỷ lệ đối tượng từng yêu cầu được ngồi ở những nơi không khói thuốc trong nhà hàng là 40% và khoảng 80,2 % trong số đó đã được đáp ứng. Có 93% đối tượng (cả những người hút thuốc và không hút thuốc) cho rằng nhà hàng nên sắp xếp riêng khu vực dành cho người hút thuốc hoặc có sự ngăn cách giữa khu vực hút thuốc và khu vực không hút [41]. Đa số các đối tượng cho rằng quy định cấm hút thuốc trong nhà hàng là có ích, chiếm 75,6%. Tỉ lệ này ở đối tượng có hút thuốc là 50,2% thấp hơn so với nhóm đối tượng không hút thuốc lá 86,3% (p<0,001) [16]. Nghiên cứu đánh giá tình hình triển khai luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Hà Nội năm 2015 cho thấy 17% đối tượng trả lời trong nhà họ cho phép hút thuốc ở tất cả các phòng. Tỷ lệ cơ quan làm việc không có quy định cấm hút thuốc cao nhất (47,0%). Có 28,6% quy định không được phép hút ở bất kỳ nơi nào trong nhà, được phép hút ở một số khu vực là 10,3%. Cơ quan cho hút ở mọi nơi chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,7%). Liên quan đến việc vi phạm các quy định không hút thuốc lá có 35,6% bị người xung quanh nhắc nhở, 14% bị người có thẩm quyền nhắc nhở và 2,3% bị người có thẩm quyền phạt. Có 2,3% đối tượng bị người có thẩm quyền phạt do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá; 14% đối tượng bị người có thẩm quyền nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá; 35,6% đối tượng bị người xung quanh nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá [27]. Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, được quy định tại Điều 32 Luật PCTHCTL năm 2012, mà theo đó, tại khoản 1 của Điều này có quy định:“Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất,.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 85 mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Nhưng thực tế, trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về PCTHCTL ở nhiều địa phương còn rất “mờ nhạt”, thậm chí hầu như còn khoán trắng cho cấp dưới. Luật cấm hút thuốc lá trong trường học, bệnh viện nhưng thực tế vẫn xảy ra. Luật cấm quảng cáo, khuyến mãi tại các điểm bán lẻ thuốc lá nhưng vẫn cứ xảy ra. Luật quy định nhiều cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt nhưng thực tế số vụ vi phạm bị xử phạt liên quan tới hút thuốc lá còn quá khiêm tốn. Như vậy, cần tăng cường giám sát, xử phạt các hành vi vi phạm tại các địa điểm cấm hút thuốc lá. Bên cạnh đó cần tăng cường truyền thông về tác hại thuốc lá và quy định môi trường không khói thuốc. - Hình thức truyền thông tin về PCTHTL Truyền thông có vai trò rất lớn trong việc thay đổi nhận thức của mọi người về tác hại thuốc lá. Từ nhận thức đúng sẽ có hành vi đúng. Đó là phương thức phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh phí hạn chế, làm sao để phát huy hiệu quả các kênh truyền thông là điều mà chúng tôi luôn trăn trở. Trong quá trình tìm tòi giải pháp, chúng tôi thấy rằng học sinh đúng là yếu tố “truyền thông đa chiều” tốt nhất để hạn chế hút thuốc lá trong các gia đình và phòng chống tác hại của thuốc lá nơi công cộng. Giá thuốc lá ở Việt Nam còn quá rẻ, thuốc lá được bày bán tràn lan… gây ra những khó khăn, cản trở nỗ lực trong việc cai nghiện thuốc lá, giảm tỷ lệ hút thuốc ở nước ta. Do đó, báo chí tiếp tục tuyên truyền mạnh hơn nữa trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng về các kênh thông tin đã có sự thay đổi: Các thông tin trên Tivi, báo/tạp chí, đài, loa phát thanh năm 2018 giảm hơn so với năm 2015: Tivi giảm từ 92,% năm 2015 xuống còn 80,4%. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 86 vào năm 2018; trêm báo/tạp chí giảm từ 57,4% năm 2015 giảm xuống còn 43,8% vào năm 2018,…Tuy nhiên, các kênh thông tin từ quảng cáo lớn, Internet, appich, phương tiện khác (vỏ bao thuốc lá,...) có xu hướng tăng lên so với năm 2015: Internet tăng từ 40% năm 2015 lên 53,2% vào năm 2018; apphich từ 24,6% năm 2015 lên 43,2%; phương tiện khác từ 7,8% năm 2015 lên 3 năm 2018. Với sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông, các tin, bài về tác hại của thuốc lá và công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã và đang được thực hiện, đăng tải, phát sóng nhiều hơn, thường xuyên hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không ít tin, bài được viết và xây dựng theo lối mòn, đơn điệu, rập khuôn, thậm chí là sao chép lại của nhau, gây nhàm chán cho người đọc, người nghe, người xem. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống truyền thông của con người Với thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Internet giúp cho con người dễ dàng kết nối với nhau, truyền tải thông tin nhanh chóng. Nắm bắt được ưu điểm nổi trội đó, các chuyên gia đã kết hợp truyền thông và Internet để mang lại hiệu quả quảng cáo tối ưu. Do đó, truyền thông PCTHTL thời gian tới, thì báo chí cần tăng cường, chủ động cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động PCTH thuốc lá trên thế giới và trong nước. Bên cạnh việc viết tin, bài theo phương pháp truyền thống, nên có những cách viết, cách tiếp cận để có thể gây sự chú ý hơn của cộng đồng, tạo ra những tranh luận về bài báo từ đó giúp việc truyền thông có hiệu quả sâu sắc hơn đối với cộng đồng. Nghiên cứu thực hiện các kênh truyền thông hiện đại (Internet) đã tiếp cận với đông đảo người dân hơn. 4.2.. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại địa bàn nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> 87 Các văn bản pháp luật về PCTHTL, kể cả quản lý kinh doanh thuốc lá đến nay phần nhiều đã lạc hậu, không theo kịp các yêu cầu mới nảy sinh, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện. Các quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này chưa đủ mạnh nên hiệu quả chưa cao. Các văn bản pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc lá chưa chú trọng đến nội dung PCTHTL, đặc biệt giá và thuế thuốc lá còn ở mức thấp. Mặt khác, hệ thống văn bản pháp luật về PCTHTL còn nhiều khoảng trống (chưa có quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông; quyền của người không hút thuốc lá; trách nhiệm của người đứng đầu địa điểm cấm hút thuốc lá; in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh; huy động tài chính cho PCTHTL) , một số văn bản đã bộc lộ những mâu thuẫn, chồng chéo (quy định về in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá không thống nhất, còn chồng chéo giữa các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế) . Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Nên thực hiện các khu vực 100% không khói thuốc lá vì đây là cách duy nhất để bảo vệ sức khoẻ của tất cả mọi người khỏi tác hại của khói thuốc lá. Một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về các địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá. Tuy nhiên, các quy định này còn chưa đủ rõ ràng, chưa bảo đảm tính khả thi nên cùng với việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt không nghiêm, các quy định này được thực hiện rất kém. Xuất phát từ cơ sở nêu trên, để bảo vệ sức khỏe của những người không hút thuốc lá khỏi những ảnh hưởng có hại và nguy cơ phơi nhiễm với khói thuốc lá, Điều 11 của Luật quy định các địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm: Các địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn cả trong nhà và trong phạm vi khuôn viên (cơ sở y tế; cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao); các địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà (nơi làm. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> 88 việc; trường cao đẳng, đại học, học viện; địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này) và cấm hút thuốc lá hoàn toàn trên một số phương tiện giao thông công cộng là ô tô, tàu bay. Các địa điểm cộng cộng được quy định trong điều luật này là những địa điểm cần được bảo vệ tuyệt đối khỏi tác hại của việc hút thuốc lá. Đó là nơi có nhiều đối tượng dễ tổn thương như người bệnh, trẻ em, học sinh, sinh viên; là nơi có môi trường văn hóa, văn minh; nơi tập trung đông người hoặc nơi có yêu cầu an toàn nghiêm ngặt. Đồng thời, đây là những địa điểm hiện nay pháp luật đã quy định cấm hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy những lợi ích sức khỏe tích cực từ việc áp dụng quy định của Luật PCTHTL. Tại EU, sau khi nhiều quốc gia áp dụng Luật PCTHTL những nơi công cộng, thống kê cho thấy từ 2009-2012, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá thực tế của giảm. Tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá giảm từ 46% đến 28% [43]. Thêm vào đó, thực thi Luật PCTHTL tại nhà hàng khuyến khích người hút thuốc bỏ thuốc lá, cải thiện sức khỏe của nhân viên nhà hàng và làm giảm cơn đau tim phải nhập viện trong dân số nói chung. - Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống tác hại thuốc lá Nhóm trên 65 tuổi có tỷ lệ kiến thức về Luật PCTHTL đạt cao hơn so với nhóm 15-24 tuổi: OR=2,20 (95%: 1,00-4,85), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đối tượng có trình độ học vấn trên THPT có tỷ lệ kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 2,55 lần so với đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT (95%CI: 1,16-6,36), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ đạt về kiến thức Luật PCTHTL ở các đối tượng cao hơn so với nông dân với: CNV nhà nước OR=2,00 (95%CI: 1,14-3,54); CNV ngoài công.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> 89 lập OR=1,82 (95%CI: 1,31; tự do OR=3,37 (95%CI: 2,32-4,87);. HSSV. OR=1,85 (95%CI: 1,08-3,17); khác OR=2,44 (95%CI: 1,17-5,30); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa số năm hút thuốc với kiến thức về LPCTHTL của đối tượng. Tỷ lệ đạt về kiến thức Luật PCTHTL ở đối tượng có kinh tế trung bình/khá cao hơn so với đối tượng ở vùng kinh tế yếu: kinh tế trung bình OR=2,90 (95%CI: 2,14-3,93); kinh tế khá OR=3,75 (95%CI: 2,60-5,44); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kênh truyền thông tiếp cận thông tin về luật PCTCTL với kiến thức về Luật PCTHTL của đối tượng. Trong giai đoạn 2015 - 2018, Trung tâm TT-GDSK tỉnh cũng sản xuất và cấp phát 16 pano “Bệnh viện không khói thuốc”, 37 pano “Trường học không khói thuốc” (30/37 trường PTTH, 7/19 trường ĐH/CĐ/THCN), 3500 biến mica “Cấm hút thuốc”, 1000 biến mica “Cảm ơn bạn vì đã không hút thuốc”, 5000 tờ áp phích, 75000 tờ rôi về PCTHTL,... Tuy nhiên, trong đợt giám sát năm 2016 cho thấy nhu cầu về biển Pano, biển mica cấm hút thuốc, áp phích, tờ rơi và một số tài liệu khác rất lớn. Sau khi tổng hợp nhu cầu của các Sở ban ngành, đơn vị. Trung tâm TT-GDSK tiếp tục in ấn và cấp phát các tài liệu truyền thông về PCTHTL có nội dung phổ biến Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, nơi quy định cấm hút thuốc và xử phạt vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc cũng như các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe. Đối tượng chính của hoạt động tuyên truyền này là các đơn vị trong ngành y tế, các trạm y tế, Đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh từ tỉnh đến xã và các trường học trên địa bàn tỉnh [35]. Mô hình “Trường học không khói thuốc”, “Bệnh viện không khói thuốc”, “Cơ quan không khói thuốc” tiếp tục được duy trì từ năm 2015 và triển khai, xây dựng mô hình “Điểm du lịch không khói thuốc” tập trung tại 10 điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh,.... Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 90 - Một số yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống tác hại thuốc lá Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với thái độ về Luật PCTHTL của đối tượng. Đối tượng có trình độ học vấn THPT có tỷ lệ thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 1,29 lần so với đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT (95%CI: 1,01-1,64), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ đạt về thái độ Luật PCTHTL ở học sinh sinh viên cao hơn so với nông dân OR=2,39 (95%CI: 1,38-4,21); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp khác với thái độ Luật PCTHTL. Đối tượng không hút thuốc có thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 6,36 lần so với đối tượng hút thuốc lá trên 20 năm (95%CI: 4,71-8,62), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế với thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc lá của đối tượng. Thái độ với ở đối tượng có tiếp cận thông tin về Luật PCTHTL qua quảng cáo lớn cao gấp 1,49 lần (95%CI: 1,17-1,88) so với đối tượng không tiếp cận thông tin quan các quảng cáo lớn, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kênh truyền thông tiếp cận thông tin về luật PCTCTL khác với thái độ về Luật PCTHTL của đối tượng Tỷ lệ đạt về thái độ Luật PCTHTL ở đối tượng có kiến thức về Luật PCTHTL cao hơn OR=1,72 (95%CI: 1,33-2,23), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Những đối tượng là công nhân viên chức thường được tiếp xúc với các hoạt động về Luật phòng chống tác hại thuốc lá và môi trường quy định không khói thuốc vì vậy tác động đến thái độ của họ tốt hơn so với các đối tượng làm nghề tự do..

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 91 Ý kiến cho rằng hoạt động phạt nặng người hút thuốc hoàn toàn không quan trọng cao hơn gấp 3 lần ý kiến cho rằng hoạt động này rất quan trọng với khoảng tin cậy 95% là 1,945 – 10,450. Thực trạng này cho thấy việc thi hành luật có thể chưa được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân hay hình thức này mới nên việc áp dụng chưa hiệu quả [15].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 92 - Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống tác hại thuốc lá Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với thực hành về Luật PCTHTL của đối tượng. Đối tượng có trình độ học vấn THPT có tỷ lệ thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 1,51 lần so với đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT (95%CI: 1,18-1,94), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ đạt về thực hành Luật PCTHTL ở đối tượng CNV nhà nước cao hơn OR=1,99 (95%CI: 1,15-2,43); CNV ngoài công lực OR=1,74 (95%CI: 1,15-2,64); HSSV OR=3,93 (95%CI: 2,29-6,74); khác OR=2,10 (95%CI: 1,05-4,14) so với nông dân mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đối tượng không hút thuốc có thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 61,85 lần so với đối tượng hút thuốc lá trên 20 năm (95%CI: 33,69-123,42), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế với thực hành Luật PCTHTL. Đối tượng tiếp nhận thông tin từ ti vi, Internet có thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc lá đạt cao gấp 1,88 lần (95%CI: 1,38-2,58) và 1,34 lần (95%CI: 1,05-1,71) so với đối tượng không tiếp cận thông tin về Luật PCTHTL từ các kênh này, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kênh truyền thông tiếp cận thông tin về luật PCTCTL khác với thực hành về Luật PCTHTL của đối tượng. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức và thực hành luận PCTHTL. Tỷ lệ đạt về thực hành Luật PCTHTL ở đối tượng có thái độ đạt về Luật PCTHTL cao hơn OR=3,70 (95%CI: 2,84-4,80), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định cấm hút thuốc lá ở những nơi.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> 93 công cộng như bệnh viện, trường học, bến xe,… nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng vi phạm ở những nơi này. Một phần là do việc xử lý vi phạm hành chính chưa triệt để, cụ thể là từ khi có Nghị định xử phạt cho đến nay tỉnh Bắc Ninh chưa xử lý trường hợp vi phạm nào. Có những cơ quan, đơn vị treo biển, biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” nhưng không có chế tài xử phạt kèm theo, nên vẫn có người “vô tư” sử dụng thuốc lá,... Ngay tại một số bệnh viện, vẫn xảy ra tình trạng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ngang nhiên hút thuốc lá tại khu vực để xe, căng tin, khu vực chờ. khám chữa bệnh,... Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2018) cho thấy không có mối liên quan giữa những CBCS có trình độ khác nhau với việc hút thuốc lá [21]. Theo Nguyễn Hồng Hoa và cộng sự cho thấy lệ hút thuốc ở những người có trình độ học vấn đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp thấp hơn những người mù chữ với PR = 0,302 và khoảng tin cậy 95% (0,098 – 0,926). Đa phần đối tượng là công nhân, nghỉ hưu, nội trợ và làm nghề tự do hút thuốc nhiều hơn so với đối tượng là cán bộ viên chức nhà nước. Người công nhân hút thuốc cao gấp 10 lần cán bộ viên chức nhà nước với khoảng tin cậy 95% (3,912 – 26,352). Đối tượng làm nghề khác hút thuốc cao gấp 6,5 lần đối tượng viên chức nhà nước với khoảng tin cậy 95% là 2,933 – 14,554. Các đối tượng nghỉ hưu hay nội trợ hút thuốc nhiều hơn cán bộ viên chức nhà nước với PR = 2,769 và khoảng tin cậy 95% (1,180 – 6,500). Điều này dễ hiểu vì người có học vấn cao có thể tiếp cận với khoa học công nghệ và thông tin nên ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe và có thái độ tích cực từ bỏ thuốc lá [20].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 94. KẾT LUẬN 1. Kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại địa bàn nghiên cứu + Tỷ lệ hút thuốc: Tỷ lệ đối tượng hút thuốc 47,2%, trong đó có 34,5% đối tượng có hút thuốc lá hằng ngày. + Thực trạng hút thuốc lá tại cơ quan/địa điểm công cộng: 49,7% đối tượng cho biết có thấy người hút thuốc ở nơi làm việc; 20,7% thấy có người hút thuốc trong nhà; 46,4% thấy có người hút thuốc ngoài nhà. Tỷ lệ thấy có người hút thuốc tại các quán ăn/nhà hàng/cafe/giải khát khá cao trên 80,0%. + Tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá thuốc lá đạt là 71,2%. Trong đó 91% biết luật PCTH thuốc lá; Trên 90% đối tượng cho rằng Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá thuốc lá cấm hút ở nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học và phương tiện giao thông công cộng; khoảng 80% ở khu vui chơi giải trí trẻ em và trên 70% ở nhà hàng, khách sạn, bến tàu, bến xe. + Tỷ lệ đối tượng có thái độ chung về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá thuốc lá đạt là 55,8%. + Tỷ lệ đối tượng có thực hành chung về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đạt 38,3%. 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại địa bàn nghiên cứu + Kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc đạt cao hơn ở đối tượng: trên 65 tuổi OR=2,20 (95%: 1,00-4,85), trình độ học vấn trên trung học phổ thông OR=2,55 (95%CI: 1,16-6,36); có nghề nghiệp cán bộ nhà nước OR=2,00 (95%CI: 1,14-3,54); công nhân viên ngoài công lập OR=1,82 (95%CI: 1,31; tự do OR=3,37 (95%CI: 2,32-4,87); học sinh sinh viên OR=1,85 (95%CI: 1,08-3,17); tình trạng kinh tế trung bình/khá OR=2,90 (95%CI: 2,14-3,93); (95%CI: 2,60-5,44)..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> 95 + Thái độ về Luật phòng chống tác hại thuốc đạt cao hơn ở đối tượng: trình độ học vấn THPT OR=1,29 (95%CI: 1,01-1,64), học sinh sinh viên OR=2,39 (95%CI: 1,38-4,21); đối tượng không hút thuốc OR=6,36 (95%CI: 4,71-8,62); đối tượng có tiếp cận thông tin về Luật phòng chống tác hại thuốc qua quảng cáo lớn OR=1,49 lần (95%CI: 1,17-1,88); kiến thức về Luật phòng chống tác hại thuốc đạt OR=1,72 (95%CI: 1,33-2,23). + Thực hành về Luật phòng chống tác hại thuốc đạt cao hơn ở đối tượng: trình độ học vấn THPT OR=1,51 (95%CI: 1,18-1,94); nghề nghiệp đối tượng công nhân viên nhà nước cao hơn OR=1,99 (95%CI: 1,152,43); công nhân viên ngoài công lực OR=1,74 (95%CI: 1,15-2,64); học sinh sinh viên OR=3,93 (95%CI: 2,29-6,74); khác OR=2,10 (95%CI: 1,05-4,14); đối tượng không hút thuốc OR=61,85 (95%CI: 33,69-123,42); đối tượng tiếp nhận thông tin từ ti vi, Internet OR=1,88 (95%CI: 1,382,58) và OR=1,34 (95%CI: 1,05-1,71); đối tượng có thái độ đạt về Luật phòng chống tác hại thuốc cao hơn OR=3,70 (95%CI: 2,84-4,80).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 96 KHUYẾN NGHỊ - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện “Môi trường không khói thuốc”, đặc biệt qua Internet, tivi, quảng cáo lớn. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, lợi ích của việc thực hiện môi trường không khói thuốc. - Tập trung tuyền truyền PCTHTL cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao: người làm ruộng, lao động tự do; đối tượng hút thuốc lâu năm..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1.. Bộ Y tế (2013), Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của. Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá. 2.. Bộ Y tế (2013), Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày. 8/2/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công Thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá. 3.. Bộ Y tế (2002), Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Tài liệu. hướng dẫn truyền thông về tác hại của hút thuốc là và hút thuốc lá thụ động, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá. 4.. Bộ Y tế (2010), Tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại. Việt Nam năm 2010 (GATS 2010). 5.. Bộ Y tế (2012), Kế hoạch số 1012/KH-BYT ngày 22/11/2012 của Bộ. Y tế về việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. 6.. Bộ Y tế (2013), Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 28/5/2013 của Bộ trưởng. Bộ Y tế về việc tăng cường thực thi quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế. 7.. Bộ Y tế (2013), Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của. Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. 8.. Bộ Y tế (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của. Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. 9.. Bộ y tế (2013), Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29/7/2013 của. Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 98 10.. Bộ y tế (2013), Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ. tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020. 11.. Bộ Y tế (2015), Tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật - Bố mẹ lo lắng. trẻ tuổi “teen” hút thuốc lá, truy cập ngày 9/10/2019, tại trang web 12.. Bộ Y tế (2017), Tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại. Việt Nam năm 2015 (GATS 2015). 13.. Chương trình PCTH thuốc lá Quốc gia (VINACOSH) Hỏi và đáp về. phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam, truy cập ngày 1/10/2019, tại trang. web. dedition_vn.pdf. 14.. Công thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh Bản đồ hành chính tỉnh Bắc. Ninh, truy cập ngày 15/8/2019, tại trang web ninh.gov.vn%252Fhtml%252Fcommon%252Fbacninh_maps%252FBacNinh Map.htm%253F. 15.. Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tuấn, Hoàng Minh Nam, Trần Thị Hằng,. Phạm Thị Ngọc (2011), "Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, năm 2011", Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 89(1), tr. 209-214. 16.. HealthBridge Canada (2016), "Xây dựng nhà hàng không khói thuốc:. Thực trạng triển khai - Bài học kinh nghiệm"..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> 99 17.. Hội Y tế Công cộng Việt Nam (2009), "Quan điểm và nhu cầu của. cộng đồng về nhà hàng không khói thuốc", Tạp chí Y tế Công Cộng. 1(11), tr. 39-46. 18.. Lê Khắc Bảo, Nguyễn Trung Thành (2009), "Khảo sát thực trạng hút. thuốc lá của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 13(1), tr. 1-7. 19.. Ngô Lan Hương (2018), Thực trạng thực hiện luật phòng chống tác. hại thuốc lá và một số yếu tố ảnh hưởng tại các nhà hàng thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2018, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Thăng Long. 20.. Nguyễn Hồng Hoa (2014), "Tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố liên quan. ở nam từ 18 tuổi trở lên tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 18(6), tr. 415-422. 21.. Nguyễn Thanh Tùng (2018), Thực trạng và một số yếu tố liên quan. đến hút thuốc lá của cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Quảng Trị năm 2018, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Thăng Long. 22.. Phạm Bích Diệp, Kim Bảo Giang (2018), "Vi phạm quy định cấm hút. thuốc lá tại một số địa điểm cấm hút thuốc lá của người dân Việt Nam năm 2017", Tạp chí Y học dự phòng. 28(12), tr. 93-101. 23.. Phan Thị Bạch Mai, Nguyễn Thị Bạch (2012), Báo cáo chuyên đề độc. chất học môi trường tác hại của thuốc lá, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. 24.. Quốc hội (2012), Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, chủ biên.. 25.. Sở Y tế tỉnh Hoà Binh Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (2018),. "Điều tra tình hình thuốc lá ở tỉnh Hoà Bình ở người trưởng thành và thực hiện Luật PCTH thuốc lá ".. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> 100 26.. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh Công văn số. 1463/SLĐTBXH-SCLĐ về việc triển khai thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. 27.. Sở Y tế Hà Nội (2015), Đánh giá tình hình triển khai luật phòng,. chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Hà Nội năm 2015 28.. Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn (2015), Nghiên cứu kiến thức, thái độ về Luật. Phòng chống tác hại của thuốc lá ở người dân phường Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Bắc Kạn), Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế giai đoạn 2015 - 2020. 29.. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh (2014), Chỉ thị số 28/CT-UBND tỉnh Bắc Ninh. ngày 13/11/2014 về việc tăng cường thực thi quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh, chủ biên. 30.. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh (2015), Đánh giá tình hình triển khai luật. phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Bắc Ninh 2015. 31.. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh (2018), Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày. 23/5/2018 của UBND tỉnh Bắc Ninh về Phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Bắc Ninh năm 2018 chủ biên. 32.. Tổ chức Y tế thế giới (2008), "Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá. toàn cầu-2008: MPOWER package.". 33.. Tổng cục thể dục thể thao - Trung tâm Doping và y học thể thao. (2016), Thực trạng sử dụng thuốc lá; kiến thức, thái độ, hành vi về tác hại thuốc lá và luật phòng chống tác hại thuốc lá của vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao; thực trạng xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại 04 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ, Đề tài nghiên cứu khoa học.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> 101 34.. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh Bắc Ninh (2001),. Thực trạng tình hình hút thuốc lá ở Bắc Ninh và hiệu quả của Truyền thông tới hành vị hút thuốc lá, Đề tài nghiên cứu khoa học 35.. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh Bắc Ninh (2018), Tình. hình triển khai công tác PCTHTL tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2018, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh Bắc Ninh. 36.. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2018), Kế hoạch số 187/KH-UBND. về việc Phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Bắc Ninh năm 2018. 37.. Wikipedia (2017), Bắc Ninh, truy cập ngày 10/7/2019, tại trang web. Tiếng anh 38.. Michael J. Zvolensky (2015) Adam M. Leventhal, “”, ”, , 141(1), pp:. 176-212. (2015), "Anxiety, Depression and Cigarette smoking: A Transdiagnostic Vulnerability Framework to Understanding EmotionSmoking comorbidity", Psychol Bull. 14(1), p. 176-212. 39.. Ron Borland et al. (2006), "Support for and reported compliance with. smoke-free restaurants and bars by smokers in four countries: findings from the International Tobacco Control (ITC) Four Country Survey", Tobacco control. 15(suppl 3), p. iii34-iii41. 40.. Eleni Mantzari Diana lerfino, Julie Hirst, Tina Jones, Paul Aveyard. and Theresa M. Marteau, (2014), "Financial incentives for smoking cessation in pregnancy: a single-arm intervention study assessing cessation and gaming", National Institutes of Health, US National Library of Medicine. 110(680-688). 41.. HealthBridge Canada (2016), "Strengthening Implementation of. smoke free in restaurant in Hanoi".. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> 102 42.. Elizabeth Treasure Heather Morgan, Mo Tabib, Majella Johnston,. Chris Dunkley, Deborah Ritchie, Sean Semple and Steve Turner, (2016), "An interview study of pregnant women who were provided with indoor air quality measurements of second hands smoke to help them quit smoking", National Institutes of Health, US National Library of Medicine. 16(305). 43.. Brett R Loomis, Paul R Shafer và Martijn van Hasselt (2013), "Peer. Reviewed: The Economic Impact of Smoke-Free Laws on Restaurants and Bars in 9 States", Preventing chronic disease. 10. 44.. World Health Organization (2007), "Protection from exposure to. second-hand tobacco smoke: policy recommendations". 45.. World Health Organization (2018), "WHO global report on trends in. prevalence of tobacco smoking 2000-2025". 46.. George Thomson, Nick Wilson (2006), "One year of smokefree bars. and restaurants in New Zealand: Impacts and responses", BMC Public Health. 6(1), p. 64. 47.. WHO (2018), Tobacco, access date 9 March 2018, at web. 48.. Ross H, Trung D. V, Phu V. X (2007), "The costs of smoking in. Vietnam: the case of inpatient care", Tob Control. 16(6), p. 405-9. 49.. World Health Organization (2008), WHO Report on the Global. Tobacco Epidemic, 2008 The MPOWER package, Geneva. 50.. World Health Organization (2015), WHO global report on trends in. prevalence of tobacco smoking 2015, World Health Organization..

<span class='text_page_counter'>(114)</span> 103 PHỤ LỤC I PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH Hiện nay, ngành y tế tỉnh/thành phố.......................... đang tiến hành điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành trên địa bàn tỉnh/thành phố và hộ gia đình của anh/chị đã được lựa chọn để tham gia điều tra này. Tất cả các hộ gia đình tham gia điều tra đều được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Kết quả của điều tra này sẽ được sử dụng nhằm mục đích nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Tất cả những thông tin thu thập sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Ghi chú: Điều tra viên không đọc những phần trả lời chữ in hoa. MÃ PHIẾU:. Quận/Thị xã/Huyện: 1.. 2.. 3.. Phường/Thị trấn/Xã: ..................................................... Làng/Thôn/Ấp:. ...................................................... I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Giới:. Nam. Nữ. 1.2. Sinh năm (dương lịch): …… 1.3. Trình độ học vấn cao nhất mà anh/chị đã hoàn thành? KHÔNG ĐI HỌC ........................................... 1. CHƯA TỐT NGHIỆP TIỂU HỌC ................. 2. TỐT NGHIỆP TIỂU HỌC ............................. 3. TỐT NGHIỆP THCS ...................................... 4. TỐT NGHIỆP THPT ...................................... 5. TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG/THCN. 6. TỐT NGHIỆP SAU ĐẠI HỌC ...................... 7. KHÔNG BIẾT ................................................ 98. TỪ CHỐI ........................................................ 99. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> 104 1.4. Công việc chính của Anh/Chị hiện nay là gì (công việc chiếm thời gian nhiều nhất trong vòng 12 tháng qua) CÔNG NHÂN VIÊN NHÀ NƯỚC. 1. CÔNG NHÂN VIÊN NGOÀI QUỐC DOANH. 2. LÀM NGHỀ TỰ DO. 3. HỌC SINH, SINH VIÊN. 4. NỘI TRỢ ......................... 5. HƯU TRÍ ........................ 6. KHÔNG LÀM VIỆC, CÒN KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG. 7. KHÔNG LÀM VIỆC, KHÔNG KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG. 8. NÔNG DÂN .................... 9. KHÔNG BIẾT ................. 98. TỪ CHỐI ......................... 99. 1.5. Anh /chị thuộc dân tộc nào? KINH ………... 1. …...……………. 2 (Tùy đặc điểm dân tộc của mỗi tỉnh). …...……………. 3 (Tùy đặc điểm dân tộc của mỗi tỉnh). KHÁC ……….... 97 → GHI RÕ:__________________. TỪ CHỐI ……... 99. II. HÚT THUỐC LÁ 2.1. Anh/chị hiện nay có hút thuốc không? HÀNG NGÀY..................... 1 (chuyển câu 2.3). THỈNH THOẢNG. 2 (chuyển câu 2.3). KHÔNG HÚT.............................. 3. KHÔNG BIẾT…………………. 98 (chuyển câu 2.9). TỪ CHỐI………………………. 99 (chuyển câu 2.9).

<span class='text_page_counter'>(116)</span> 105 2.2. Trước đây anh/chị đã từng hút thuốc chưa? CÓ………....................... 1. KHÔNG.............................. 2. KHÔNG BIẾT…………………. 98 (chuyển câu 2.9). TỪ CHỐI………………………. 99 (chuyển câu 2.9). 2.2.1. Anh/chị đã bỏ thuốc được bao lâu? NĂM ..................................... 1. THÁNG ................................ 2. TUẦN ................................... 3. NGÀY ................................... 4. KHÔNG NHỚ ...................... 5. 2.3. Anh/chị bắt đầu hút thuốc hàng ngày khi bao nhiêu tuổi? tuổi IV. HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG 4.1. Trong nhà ở của anh/chị, có được hút thuốc trong tất cả các phòng không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. KHÔNG BIẾT ....... 9. 4.2. Hiện nay anh/chị có làm việc ở một nơi khác ngoài nhà ở của anh/chị không? CÓ ............................................ 1. KHÔNG/KHÔNG LÀM VIỆC. 2. 4.3. Anh /chị thường làm việc trong nhà (có tường bao và mái che) hay ngoài trời? TRONG NHÀ ........ 1. NGOÀI TRỜI ........ 2. CẢ HAI .................. 3. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> 106 4.4. Nơi làm việc của anh/chị có khu vực trong nhà (có tường bao và mái che) nào không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ...... .......... 2. KHÔNG BIẾT ....... 98. 4.5. Nơi làm việc của anh/chị có qui định cấm hút thuốc lá không? ĐƯỢC PHÉP HÚT Ở MỌI NƠI ............................................................ 1. CHỈ ĐƯỢC PHÉP HÚT Ở MỘT SỐ KHU VỰC TRONG NHÀ ......... 2. KHÔNG ĐƯỢC PHÉP HÚT Ở MỌI KHU VỰC TRONG NHÀ ........ 3. KHÔNG ĐƯỢC PHÉP HÚT Ở MỌI KHU VỰC TRONG NHÀ VÀ TRONG KHUÔN VIÊN.................................................................. 4. KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH ...................................................................... 5. KHÔNG BIẾT ........................................................................................ 98. TỪ CHỐI ................................................................................................ 99. 4.6. Trong vòng 30 ngày qua, có ai hút thuốc ở các khu vực trong nhà nơi anh/chị làm việc không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2 (Chuyển C4.8). KHÔNG BIẾT ........... 98 (Chuyển C4.8). TỪ CHỐI ................... 99 (Chuyển C4.8). 4.7. Nếu có, mức độ thường xuyên họ hút thuốc như thế nào? HÀNG NGÀY ............ 1. HÀNG TUẦN ............. 2. HÀNG THÁNG .......... 3. HƠN 1 THÁNG 1 LẦN. 4. TỪ CHỐI .................... 99.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> 107 4.8. Trong vòng 30 ngày qua, anh/chị có đến bất cứ cơ quan nhà nước nào không? (chỉ kể đến cơ quan ngoài nơi làm việc của anh/ chị) CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2 (Chuyển 4.11). KHÔNG BIẾT ....... 98 (Chuyển 4.11). TỪ CHỐI ............... 99 (Chuyển 4.11). 4.9. Trong vòng 30 ngày qua, khi đến các cơ quan nhà nước, có ai hút thuốc tại khu vực trong nhà của các cơ quan đó không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. KHÔNG BIẾT ....... 98. TỪ CHỐI ............... 99. 4.10. Trong vòng 30 ngày qua, khi đến các cơ quan nhà nước, có ai hút thuốc tại khu vực ngoài nhà thuộc khuôn viên của các cơ quan đó không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. KHÔNG BIẾT ....... 98. TỪ CHỐI ............... 99. 4.11. Trong 30 ngày qua anh/chị có đến cơ sở y tế nào không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2 (Chuyển 4.13). KHÔNG BIẾT ....... 98 (Chuyển 4.13) TỪ CHỐI. 99 (Chuyển 4.13). 4.12. Trong vòng 30 ngày qua, khi đến các cơ sở y tế, có ai hút thuốc trong các cơ sở y tế đó không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> 108 KHÔNG BIẾT ....... 98. TỪ CHỐI ............... 99. 4.13. Trong 30 ngày qua anh/chị có đến nhà hàng, quán ăn trong nhà (có tường bao và mái che) nào không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2 (Chuyển 4.15). TỪ CHỐI ............... 99 (Chuyển 4.15). 4.14. Trong vòng 30 ngày qua, khi đến các nhà hàng, quán ăn kể trên, có ai hút thuốc ở khu vực trong nhà của các quán đó không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. TỪ CHỐI .............. 99. 4.15. Trong 30 ngày qua anh/chị có đến quán giải khát, quán cà phê, quán trà trong nhà (có tường bao và mái che) nào không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2 (Chuyển 4.17). KHÔNG NHỚ ....... 98 (Chuyển 4.17). 4.16. Trong vòng 30 ngày qua, khi đến quán giải khát, quán cà phê, quán trà kể trên, anh(chị) có thấy ai hút thuốc tại các khu vực trong nhà của các quán đó không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. TỪ CHỐI ............... 99. 4.17. Trong 30 ngày qua, anh/chị có sử dụng phương tiện giao thông công cộng nào không? CÓ .......................... 1.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> 109 KHÔNG ................. 2 (Chuyển 4.19). KHÔNG NHỚ ....... 99 (Chuyển 4.19). 4.18. Trong vòng 30 ngày qua, khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, anh(chị) có thấy ai hút thuốc trong các phương tiện giao thông công cộng đó không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. KHÔNG NHỚ ....... 99. 4.19. Trong 30 ngày qua, anh/chị có đến cơ sở giáo dục không (từ cấp mầm non đến trung học phổ thông) CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2 (chuyển câu 5.1). KHÔNG NHỚ ....... 99 (chuyển câu 5.1). 4.20. Trong vòng 30 ngày qua, khi đến cơ sở giáo dục đó, anh(chị) có thấy ai hút thuốc trong khuôn viên của cơ sở không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2. KHÔNG NHỚ ....... 99. V. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI 5.1.. Theo anh/ chị, người không hút thuốc hít phải hơi, khói thuốc do người khác. hút có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm không? CÓ ......................... 1 KHÔNG ................ 2 (chuyển câu 5.3) KHÔNG BIẾT ...... 98 (chuyển câu 5.3). 5.2.. Theo anh/chị hít phải khói thuốc của người khác sẽ gây ra những bệnh gì?. Bệnh tim ....................................................... 1. Bệnh phổi. 2. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> 110 Ung thư phổi .................................. ............. 3. Bệnh ung thư khác...... Trẻ sơ sinh nhẹ cân ...................................... 5. Sảy thai. 6. Khác ............................................................ 7. Không biết. 98. 5.3.. 4. Anh/chị có biết nếu hút thuốc lá ở những nơi không được phép hút sẽ bị xử phạt không? CÓ ......................... 1 KHÔNG ................ 2 KHÔNG BIẾT ...... 98. 5.4.. 5.5.. Anh/chị có biết Luật PCTH của thuốc lá không? CÓ .......................... 1. KHÔNG ................. 2 (chuyển câu C5.6). KHÔNG BIẾT ....... 98 (chuyển câu C5.6). Theo anh/chị Luật PCTH của thuốc lá cấm hút thuốc tại những nơi nào sau đây?. 5.6.. Nơi làm việc ............................................... 1. Cơ sở y tế ........................................... 2. Trường học.................................. ...... 3. Trên phương tiện giao thông công cộng...... 4. Nhà hàng ............................................ 5. Khách sạn........................................... 6. Bến tàu, bến xe .................................. 7. Cơ sở vui chơi giải trí của trẻ em ...... 98. Khác .................................................. 99. Trong 30 ngày qua, anh/chị có hút thuốc ở những nơi không được phép hút không (có biển cấm hút thuốc, hoặc có trong quy định)? CÓ .......................... 1.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> 111. 5.7.. KHÔNG ................. 2 (chuyển câu 5.8). KHÔNG NHỚ ....... 98 (chuyển câu 5.8). TỪ CHỐI ............... 99 (chuyển câu 5.8. Trong vòng 30 ngày qua, anh/chị có lúc nào gặp phải vấn đề sau vì đã vi phạm vào những quy định không hút thuốc lá? CÓ. KHÔNG. TỪ CHỐI. ▼1. ▼2. ▼99. - Anh/chị bị người có thẩm quyền phạt do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá ......................... ...... ................ ...... ................ ...... ................ - Anh/chị bị người có thẩm quyền nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá .......... - Anh/chị bị người xung quanh nhắc nhở do vi phạm các quy định cấm hút thuốc lá ......... 5.8.. Trong vòng 30 ngày qua, anh/chị có thấy các thông tin về các tác hại của hút thuốc lá hoặc khuyến khích bỏ thuốc từ những nguồn sau không? CÓ. KHÔNG. ▼1. ▼2. KHÔNG BIẾT. TỪ CHỐI. ▼98. ▼99. a. Trong báo hoặc tạp chí? ....... ........ .............. ................. b. Trên TV? .............................. ........ ............. ................. c. Trên đài (Radio)? ................. ........ ............. ................. d. Trên các bảng quảng cáo lớn? ......... ............. ................. e. Internet? ............................... ........ ............. ................. f. Loa phát thanh địa phương? . ........ ............. ................. g. Áp phích? ............................. ........ ............. ................. h. Tờ rơi/ tờ gấp? ..................... ........ ............. ................. i. Phương tiện khác? ................ ........ .............. ................. → i1. Ghi rõ: ___________________________________. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> 112 5.9.. Theo anh chị, hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu, xì gà, điếu cày, điếu bát có gây ra bệnh nguy hiểm hay không? CÓ ......................... 1 KHÔNG ................ 2 KHÔNG BIẾT ...... 98 TỪ CHỐI .............. 99. 5.10. Theo anh chị, hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu, xì gà, điếu cày, điếu bát có gây ra các tình trạng sau đây không? ĐỌC TỪNG MỤC:. CÓ. KHÔNG. ▼1 ▼2. KHÔNG BIẾT. TỪ CHỐI. ▼98. ▼99. a. Tai biến mạch máu não, đột quỵ (máu đóng cục trong não có thể gây liệt)? ... ........ ................. .................... b. Đau tim?.............................. ........ ................. .................... c. Ung thư phổi? ..................... ........ ................. .................... d. Cao huyết áp? ...................... ........ ................. .................... e. Suy giảm khả năng tình dục? .......... ................. .................... f. Loét dạ dày? ........................ ........ ................. .................... g. Ung thư vòm họng -thực quản? ....... ................. .................... 5.11. Anh/chị cảm thấy thế nào khi nhìn thấy người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe? Bình thường ....................................... 1. Khó chịu.................................. .......... 2. Không chấp nhận được..... ................. 3. Không biết ......................................... 98. Từ chối ............................................... 99.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> 113 5.12. Khi nhìn thấy người khác hút thuốc trong phòng làm việc/ cơ sở y tế/ trường học/ trên phương tiện giao thông công cộng/ nhà hàng, khách sạn/ bến tàu, bến xe, anh/chị có bao giờ nhắc nhở không? Có, lần nào nhìn thấy cũng nhắc nhở. 1. Có, thỉnh thoảng................................. 2. Chưa bao giờ nhắc nhở...................... .......... 3. Không biết/không nhớ..... .................. 98. Từ chối ............................................... 99. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> 114 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: NGUYỄN THUỲ NGUYÊN Đề tài luận văn: Kiến thức, thái độ, thực hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của người dân tỉnh Bắc Ninh năm 2018 và một số yếu tố liên quan. Chuyên ngành: Y tế công cộng. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thăng Long. Căn cứ vào biên bản cuộc họp Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại Trường Đại học Thăng Long và các nhận xét, góp ý cụ thể của các thành viên hội đồng, tác giả luận văn đã thực hiện các chỉnh sửa sau: 1. Phần mục tiêu đã chuyển từ 3 mục tiêu  2 mục tiêu, bỏ mục tiêu 1. 2. Đã cân đối phần tổng quan, phần tổng quan về một số văn bản liên quan đã bỏ đi những nội dung ít liên quan. 3. Đã dịch phần nguồn từ nguyên gốc tiếng anh sang tiếng việt. 4. Phần chương 2, phương pháp nghiên cứu, bảng biến số chỉ số đã được chỉnh sửa theo 2 mục tiêu phù hợp với mục tiêu đã sửa ở phần đặt vấn đề. 5. Phần kết quả, bàn luận đã sửa để phù hợp với mục tiêu chỉnh sửa. 6. Đã rà soát lại danh mục tài liệu tham khảo và chỉnh sửa theo đúng yêu cầu. 7. Đã rà soát và sửa một số lỗi chính tả, câu chữ, đoạn văn.. Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> 115. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn. Tác giả luận văn. ĐÀO XUÂN VINH. NGUYỄN THUỲ NGUYÊN. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn. NGUYỄN BẠCH NGỌC. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(127)</span>

×