Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THựC TRạNG STRESS ở BệNH NHÂN UNG THƯ vú tại BệNH VIệN k hà nội năm 2015 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.11 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGOAN

THùC TR¹NG STRESS ë BÖNH NH¢N UNG TH¦ Vó
T¹I BÖNH VIÖN K Hµ NéI N¡M 2015
Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương
Th.S. Phạm Phương Mai

HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN


Với sự kính mong và lòng biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành tới các thầy cô giáo Bộ môn Y Đức – Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt
nhất giúp em thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS TS
Trần Thị Thanh Hương – Phó trưởng Bộ môn Y đức- Y xã hội học, ThS
Phạm Phương Mai – Giảng viên Bộ môn Sức Khỏe Toàn Cầu, Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại Học Y Hà Nội. Hai cô giáo


đã hết lòng dẵn dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình về chuyên môn và luôn động
viên tinh thần để giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học Y Hà Nội. Viện Đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng. Ban giám đốc và tập thể bác sĩ, y tá tại bệnh
viện K Hà Nội đã đồng ý cho phép và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn be
luôn luôn động viên quan tâm, khích lệ, là chỗ dự tinh thần vững chắc giúp
em vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Nguyễn Thị Ngoan


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Phòng Quản lý Đào tạo, phòng Công tác học sinh- sinh viên
Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công Cộng- Trường Đại học

Y Hà Nội.

-

Bộ môn Y đức – Y xã hội học. Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp năm 2015-2016.
Tên em là: Nguyễn Thị Ngoan, sinh viên tổ 30 lớp Y6H. Em xin cam

đoan đây là nghiên cứu của em, các số liệu trong quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp là số liệu có thật, đồng thời kết quả nghiên cứu chưa được công bố
trên bất kỳ tạp chí hay một công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngoan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

NCCN


: Hiệp hội ung thư quốc gia Hoa Kỳ
(National Comprehensive Cancer Network)

NXB

: Nhà xuất bản

UTV

: Ung thư vú

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
HAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐÊ

Stress xuất hiện và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã
hội loài người. Trong khi nhiều người cho rằng stress là động lực, là yếu tố
cần thiết để phát huy sức mạnh tiềm tàng giúp mỗi cá nhân phấn đấu, vượt
qua những khó khăn thì không ít người đã đưa ra bằng chứng không thể phủ
nhận rằng stress chính là “thủ phạm” dẫn đến sự phát sinh bệnh tật, làm suy
nhược cả thể chất và tinh thần.
Theo Hans Selye không phải mọi dạng stress đều có hại, “stress chính
là gia vị của cuộc sống”, “cuộc đời không có stress đó là cái chết” [1]. Hans
Selye đã chia stress thành hai nhóm là “eustress” và “distress” để phân biệt
giữa các dạng stress có lợi và có hại. Trong khi “eustress” nói đến dạng stress dễ
chịu hay có tác dụng trị bệnh, mang đến sự thích thú, lòng nhiệt tình và niềm vui
trong cuộc sống thì “distress” chỉ một dạng stress xấu, gây ra bệnh tật, rất có hại
cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần [2].
Theo ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2012, Ung thư vú là loại
ung thư thường gặp thứ hai trên thế giới, đứng thứ nhất về tỷ lệ mắc và tỷ lệ
tử vong trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Trên thế giới cókhoảng 1,67 triệu
trường hợp mới mắc ung thư vú (chiếm khoảng 25% trong tổng số các loại
ung thư). Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 12.000 phụ nữ mới mắc ung thư
vú, khoảng 4.700 trường hợp tử vong và khoảng 39.000 người sống với bệnh
ung thư vú trong vòng 5 năm kể từ khi chẩn đoán [3]. Số người mắc ung thư
vú vẫn tiếp tục tăng lên trong những năm gần đây.
Hiện nay Y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư giúp kéo dài
thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều trị ung thư là quá trình nặng nề
và lâu dài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh. Bệnh nhân
không chỉ đối mặt với đau đớn về thể chất, tác dụng không mong muốn do


8

các phương pháp điều trị nặng nề mà còn phải đối mặt với lo lắng, căng

thẳng, stress kéo dài. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chỉ ra những vấn đề
tâm lý trên bệnh nhân ung thư vú. Nghiên cứu của Hamid Saeedi-Saedi và
cộng sự trên bệnh nhân UTV năm 2015 đã cho thấy có 39% bệnh nhân có vấn
đề distress [4]. Sự lo lắng, buồn phiền hay các vấn đề tâm lý tiêu cực có thể
gây ra sự gián đoạn và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mô
hình liên kết giữa lo âu và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là suy giảm chức
năng xã hội, mệt mỏi và suy giảm thể chất đã được chứng minh ở người bệnh
ung thư nói chung bởi Aass và cộng sự (2007) [5]. Tuy nhiên tại Việt Nam,
các nghiên cứu về vấn đề trên còn rất hạn chế. Trong khuôn khổ đề tài nghiên
cứu này chúng tôi tập trung tìm hiểu về distress_ một dạng stress xấu với 2
mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng distress của bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện K Hà
Nội năm 2015.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực trạng distress của bệnh nhân ung thư vú
nói trên.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Stress
1.1.1. Khái niệm
Stress có nguồn gốc từ tiếng latinh là “stringere” có nghĩa là kéo căng
hoặc đe nén. Thuật ngữ này được dùng phổ biến từ thế kỷ 17 để mô tả con

người đang trải qua thử thách gay go, tai họa hoặc nỗi buồn đau. Năm 1956
thuật ngữ “stress” được mọi người biết đến rộng rãi. Theo Hans Selye:
“Stress là phản ứng của cơ thể với mọi tác động của môi trường, do đó nó là
phản ứng không thể thiếu được ở động vật nói chung và con người nói
riêng.” Sau này ông nhấn mạnh: “Stress có tính chất tổng hợp chứ không chi
thể hiện trong một trạng thái bệnh ly” [6].
Theo từ điển Y học Anh – Việt (2007), NXB Khoa học: “Stress là bất
cứ nhân tố nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác động phương hại đến
chức năng cơ thể như thương tổn, bệnh tật hay tâm trạng lo lắng”. Định
nghĩa này đã xem stress như là các tác nhân [7].
Dưới góc độ xã hội học, stress được xem như một sự kiện từ môi
trường đòi hỏi một cá nhân phải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không
bình thường. Hiểu một cách khác, stress là “những biến động trong xã hội,
trong gia đình và trong đời sống cá nhân tác động lên con người, gây mất
thăng bằng” cho họ [8].
Distress trong bệnh ung thư là cảm xúc khó chịu phải trải qua của tâm
lý (nhận thức, hành vi, cảm xúc), xã hội, tinh thần. Điều này gây khó khăn,
trở ngại cho khả năng đương đầu, chống chọi hiệu quả với bệnh ung thư, các
phương pháp vật lý trị liệu và phác đồ điều trị. Distress bao gồm những cảm
xúc liên tục khác nhau từ cảm xúc chung chung, bình thường đến cảm thấy dễ


10

bị tổn thương, buồn phiền, sợ hãi và nhiều vấn đề tâm lý tiêu cực khác.
Distress còn gây ra tình trạng buồn chán, lo lắng, hoảng loạn, bị cô lập trong
xã hội và tinh thần khủng hoảng dẫn đến trầm cảm… [8].
Distress là những điều tác động bất lợi tới cuộc sống, khiến người ta
không làm những việc yêu thích trước đó. Distress ngày càng được quan
tâm nghiên cứu và được coi như là một yếu tố làm giảm chất lượng cuộc

sống của bệnh nhân ung thư. Bao gồm những trạng thái lo âu trầm cảm, rối
loạn dạng cơ thể [9].
1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại Stress khác nhau:[10], [11].
Theo H.Selye, stress có hai mức độ:
-

Mức độ eustress: là mức độ stress bình thường, là phản ứng thích nghi bình
thường của cơ thể, đây là stress tích cực, nó huy động khả năng của cơ thể
vượt qua được tác nhân gây stress và lấy lại sự cân bằng.

-

Mức độ distress: là mức độ stress bệnh lý, phản ứng thích nghi của cơ thể bị
thất bại, con người không thể vượt qua được tác nhân gây stress và dẫn đến
tình trạng ốm đau bệnh tật.
Cách phân loại của H.Selye đã chỉ ra mức độ có lợi và có hại cho cơ thể
của stress nhưng chưa chỉ rõ những dấu hiệu tâm sinh lý của từng mức độ
stress nên tác dụng dự báo để phòng ngừa còn hạn chế.
Đặng Phương Kiệt phân chia mức độ stress như sau:

-

Stress mức độ nhẹ: là mức độ mà chủ thể có thể cảm nhận như một thách thức
làm tăng thành tích.

-

Stress mức độ vừa: là mức độ phá vỡ ứng xử và có thể dẫn đến những hành
động rập khuôn lặp đi lặp lại.


-

Stress mức độ nặng: là mức độ dẫn đến ngăn chặn ứng xử gây ra những phản
ứng lệch lạc, dễ bối rối, giận dữ và trầm nhược.


11

Cách phân loại này đã chỉ ra được dấu hiệu tâm lý của các mức độ stress.
Cách phân loại mức độ stress của tác giả Nguyễn Thành Khải:
-

Mức độ 1: Rất căng thẳng. Chủ thể cảm nhận rất căng thẳng về tâm lý, đây là
trạng thái khó chịu con người cảm nhận được và có nhu cầu được thoát khỏi
nó, do bị rơi vào tình huống khó khăn, chưa có phương án giải quyết hoặc rơi
vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Về mặt cảm xúc có thể biểu hiện ở: sự giận
dữ, nóng nảy thường xuyên, đôi khi là vô cớ, lo âu, thất vọng, chán
nản….giảm hiệu quả của các quá trình nhận thức. Chất lượng của hoạt động
giảm sút rõ rệt.
- Mức độ 2: Căng thẳng. Con người cảm thấy có sự căng thẳng cảm xúc,
sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn, các thông số về
sinh lý tăng mạnh. Trạng thái này kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang mức độ rất
căng thẳng. Sự bền vững của mức độ này tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý
cá nhân.
- Mức độ 3: Ít căng thẳng. Ở mức độ này, con người cảm nhận bình thường
hoặc có sự căng thẳng nhẹ, mọi hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường, thay
đổi không đáng kể, cơ thể huy động năng lượng với mức vừa phải.
Cách phân loại của tác giả Nguyễn Thành Khải tương đối rõ ràng đã chỉ
ra được những biểu hiện tâm sinh lý trong từng mức độ.

Nhìn chung sự phân chia mức độ stress chỉ mang tính chất tương đối bởi
mức độ stress còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ, tính chất, thời
gian tác động,…
1.1.3. Biểu hiện
Biểu hiện của stress ở con người rất đa dạng và phong phú [2],[11], [12].


Những thay đổi về sinh ly
Stress thường biểu hiện qua các đáp ứng sinh lý như: đáp ứng của các

giác quan, những thay đổi trên vỏ não, các đáp ứng nội tiết, thay đổi ở hệ tiêu


12

hóa, cơ…Biểu hiện bằng tim đập nhanh, khó thở, đau đầu, mất ngủ, căng cơ,
buồn nôn, đau vùng dạ dày, tiêu chảy, táo bón…


Sự thay đổi về nhận thức
Các công trình nghiên cứu và thực tế cho thấy khi có stress ở mức độ

nhất định có thể dẫn đến sự thay đổi tích cực của tư duy, trí nhớ, khả năng chú
ý…như suy ngẫm để hiểu sâu sắc vấn đề, tăng cường tự nhận thức, tập trung
cao độ để giải quyết tình huống một cách tối ưu. Tuy nhiên stress quá mức
kéo dài dẫn đến sự giảm sút hoạt động nhận thức: cảm giác và tri giác kém
nhạy bén, tiếp nhận thông tin chậm, trí nhớ giảm sút, hay quên…Căng thẳng
ở mức độ bệnh lý _ distress có thể dẫn đến những rối loạn về tâm thần.



Thay đổi về cảm xúc
Nhiều người cảm thấy hưng phấn, vui vẻ, tràn đầy khí thế nhưng cũng

không ít người cảm thấy đơn độc, căng thẳng, nóng nảy, bất an, tuyệt vọng,
dễ xúc động…Đặc biệt distress có những biểu hiện rối loạn lo âu: cảm giác sợ
hãi, mơ hồ, lo lắng, dễ bị kích thích.


Biểu hiện về hành vi ứng xư
Stress được biểu hiện qua các hành vi ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày

cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Tích cực như con người trở nên gần gũi, cởi
mở, thân thiện quan tâm đến người khác hơn, hăng say tham gia các hoạt
động xã hội.
Trái lại stress lại có những biểu hiện tiêu cực, tâm trạng con người thay
đổi và dẫn đến có những hành vi ững xử không như bình thường do thiếu tự
chủ, không kiểm soát được bản thân. Chúng ta có thể nhận thấy những thay
đổi này như: hành động chậm chạp lúng túng hay cứng nhắc, các hoạt động ý
chí giảm, rối loạn giấc ngủ, hạn chế giao tiếp với người khác, kém hoạt bát
nhanh nhẹn…Đó cũng chính là những biểu hiện của distress.


13

1.1.4. Các thang đo stress.
Có nhiều thang đo stress được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Thang đo tự đánh giá stress đối với sinh viên: Bộ câu hỏi được phát
triển và kiểm định bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần, xây dựng dựa trên
bộ câu hỏi SQR 20. Thang đo này bao gồm 20 triệu chứng thể chất và tinh
thần, có 7/20 triệu chứng thì sẽ được chẩn đoán là có stress. Thang đo đã

được chuẩn hóa phù hợp với đối tượng nghiên cứu và người Việt Nam [13].
Thang đo này thường được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá stress trên
nhóm sinh viên.
-Thang đo tự đánh giá stress trong công việc hay thang đo tự đánh giá
stress nghề nghiệp: Đây là thang đo dùng để khảo sát mức độ stress nghề
nghiệp đã được tác giả Đặng Phương Kiệt dịch và giới thiệu trong cuốn sách
“Stress và sức khỏe”. Thang đo tự đánh giá này gồm 57 câu, chia làm 3 thang
đo thành phần về: mối quan hệ với đồng ngiệp, các điều kiện sức khỏe đáp
ứng với yêu cầu nghề nghiệp, hứng thú với nghề nghiệp và hệ quả do nghề
nghiệp mang lại. Tương ứng với mỗi câu có 5 phương án lựa chọn. Cách tính
điểm tương ứng cho từng câu:


Không hề xảy ra: 1 điểm



Hiếm khi xảy ra: 2 điểm



Đôi khi xảy ra: 3 điểm



Thường xuyên xảy ra: 4 điểm



Hầu hết thời gian đều xảy ra: 5 điểm


Cộng tổng điểm của cả 3 thang đo. Sau đó đối chiếu với bảng phân loại
để xác định mức độ stress. [14]
Mức độ stress
Tổng điểm cả thang đo

Mức độ thấp
≤116 điểm

Mức độ trung bình
117-142 điểm

Mức độ cao
≥143 điểm


14

-Thang đo Distress Thermometer thường được sử dụng trên các bệnh nhân
nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng. Thang đo Distress Thermometer (DT)
được giới thiệu bởi Bogaarts và các cộng sự năm 2011 và được Hội ung thư
Hoa Kỳ (NCCN) đưa vào hướng dẫn điều trị nhằm phát hiện distress trên
bệnh nhân ung thư năm 2014 [15]. Thang đo DT được sử dụng để đo lường
mức độ distress của bệnh nhân trong tuần qua kể cả ngày phỏng vấn. DT bao
gồm hai phần:
Phần một gồm một thang điểm tự đánh giá từ 0 đến 10. Bệnh nhân tự
cảm nhận mức độ distress của bản thân trong đó 0 là không bị distress và 10
là rất distress. Bệnh nhân tự khoanh tròn vào mức điểm mà bệnh nhân cảm
thấy mình đang ở mức độ đó của distress. Mức độ đánh giá như sau:



0-4 điểm: Không distres



5-7 điểm: Distress mức độ vừa



8-10 điểm: Distress mức độ nặng có những ảnh hưởng tiêu cực
trong cuộc sống

Phần hai bao gồm việc đánh giá 4 nhóm khía cạnh mà bệnh nhân gặp
khó khăn bao gồm:


Các vấn đề liên quan đến sinh hoạt thường ngày



Các vấn đề liên quan đến công việc gia đình



Các vấn đề liên quan tới cảm xúc



Các vấn đề liên quan đến thể chất


1.2. Ung thư vú
1.2.1. Định nghĩa
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào trong cơ thể khi bị kích thích bởi
các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức
không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Ung thư có thể


15

phát triển ở những bộ phận khác nhau trong cơ thể. Bệnh xuất phát từ đâu
thường lấy tên bộ phận đó đặt tên cho bệnh [16].
Ung thư vú là bệnh ung thư xuất phát từ tuyến vú, đây là loại ung thư
phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang có xu hướng gia tăng.
Ung thư vú là một bệnh dễ phát hiện, điều trị ở giai đoạn sớm sẽ đem
lại những kết quả khả quan. Những năm gần đây nhờ những chương trình
sàng lọc với vai trò quan trọng của chụp X Quang tuyến vú (mammography)
tỷ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm một cách đáng kể vì có thể phát hiện
bệnh ở giai đoạn sớm [17].
1.2.2. Tình hình Ung thư vú
1.2.2.1. Trên thế giới
Bệnh ung thư vú đã được sử sách nói đến từ trước thời công nguyên.
Theo thời gian các quan điểm về ung thư vú cũng thay đổi, phù hợp với các
công trình nghiên cứu về ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng [18].
Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Mỹ và Bắc Âu, tỷ lệ mắc trung bình ở
Nam Âu, Tây Âu và thấp nhất ở Châu Á. Ung thư vú có xu hướng tăng lên ở
tất cả các nước. Một số nước châu Á có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là
Nhật Bản và Singapore, nơi có lối sống được Tây hóa [19].
Theo thống kê của GLOBOCAN 2012 ung thư vú là loại ung thư phổ
biến thứ hai trên thế giới, có khoảng 1,67 triệu ca mới mắc trong năm 2012
chiếm 25% tổng số các loại ung thư. Số ca mới mắc ở các nước đang phát

triển ước tính là 883.000 trường hợp, cao hơn số ca ghi nhận được ở các nước
phát triển là 794.000 trường hợp. [3]
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010 ung thư vú đứng hàng đầu ở
nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là
29,9/100.000. Ước tính năm 2020 con số này là 38,1/100.000 [20].


16

Năm 2012, có khoảng 12.000 phụ nữ mới mắc ung thư vú chiếm tỷ lệ
cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới với 20,3%. Có khoảng 4.700
trường hợp tử vong và khoảng 39.000 người sống với bệnh ung thư vú trong 5
năm kể từ khi được chẩn đoán [3].
1.2.3. Chẩn đoán ung thư vú
1.2.3.1. Chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán xác định ung thư vú nhất thiết phải có sự khẳng định giải phẫu
bệnh học. Trên thực tế lâm sàng, UTV thường được chẩn đoán dựa vào 3
phương pháp: lâm sàng, tế bào học và chụp tuyến vú, nếu 1 trong 3 yếu tố này
còn nghi ngờ thì bệnh nhân sẽ được sinh thiết tức thì để chẩn đoán xác định.
Phương pháp sinh thiết ngoài ý nghĩa để chẩn đoán xác định còn có giá
trị để đánh giá tình trạng thụ thể nội tiết (ER, PR) và Her-2/neu nhằm định
hướng cho phương pháp điều trị nội tiết, hóa chất và để tiên lượng bệnh [21].
1.2.3.2. Chẩn đoán TNM và giai đoạn
Theo AJCC (Ủy ban liên kết chống Ung thư Mỹ) năm 2007, hệ thống phân
loại giai đoạn ung thư vú theo TNM được áp dụng như sau [22]:
T: U nguyên phát
-

Tx: không đánh giá được có u nguyên phát hay không


-

To: không có u nguyên phát.

-

Tis: ung thư biểu mô tại chỗ: ung thư biểu mô ống, ung thư biểu
mô thùy tại chỗ, bệnh Paget núm vú không có u

-

T1: u có kích thước lớn nhất ≤ 2cm

-

T2: u có kích thước lớn nhất >2cm và ≤5cm

-

T3: u có kích thước lớn nhất >5cm

-

T4: u xâm lấn thành ngực hoặc da bất kể kích thước

N: hạch vùng
-

Nx: không đánh giá được di căn hạch vùng( đã lấy bỏ trước đó)



17

-

No: không di căn hạch vùng

-

N1: di căn hạch nách cùng bên di động

-

N2: di căn hạch nách cùng bên cố định hoặc dính nhau, hoặc di
căn hạch vú trong cùng bên nhưng không di căn hạch nách.

-

N3: di căn hạch hạ đòn cùng bên có hoặc không kem theo hạch
nách cùng bên, hoặc di căn hạch vú trong cùng bên kem di căn
hạch nách cùng bên, hoặc di căn hạch thượng đòn cùng bên có
hoặc không kem hạch nách hoặc hạch vú trong cùng bên

M: Di căn xa:
-

Mx: không xác định được di căn hay không

-


Mo: không di căn

-

M1: có di căn xa.

1.2.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú [22]
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 1982:




Không xâm nhập:
-

Ung thư biểu mô nội ống

-

Ung thư biểu mô thùy tại chỗ

Xâm nhập:
-

Ung thư biểu mô ống xâm nhập

-

Ung thư biểu mô ống xâm nhập với thành phần nội ống


-

Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm nhập

-

Ung thư biểu mô thể nhày

-

Ung thư biểu mô thể tủy

-

Ung thư biểu mô thể nhú

-

Ung thư biểu mô thể ống nhỏ

-

Ung thư biểu mô dạng tuyến nang

-

Ung thư biểu mô chế tiết



18



-

Ung thư biểu mô bán hủy

-

Ung thư biểu mô dị sản

Các loại khác:
-

Ung thư biểu mô vi ống xâm nhập

-

Các loại đặc biệt khác

Các nghiên cứu cho thấy, hay gặp nhất là loại ung thư biểu mô thể ống
xâm nhập, chiếm > 90%.
1.2.4. Phương pháp điều trị chính [23], [24].
Để điều trị bệnh ung thư vú cần phối hợp giữa các phương pháp tại chỗ,
tại vùng (phẫu thuật, xạ trị) với các phương pháp toàn thân (hóa trị nội tiết).
Việc sử dụng phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể
trạng chung của người bệnh, tuổi tác và tình trạng thụ thể nội tiết.
Các phương pháp:
- Phẫu thuật: phẫu thuật là phương thức điều trị chính trong UTV, đặc

biệt là ở giai đoạn chưa di căn. Có nhiều cách thức phẫu thuật được áp dụng
tùy theo từng giai đoạn bệnh. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng rộng rãi
nhất là phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn cải biên (phẫu thuật Patey). Ngoài ra
còn có phương pháp phẫu thuật bảo tồn tuyến vú.
- Xạ trị: là phương pháp bức xạ ion hóa để giết chết tế bào ung thư.
Phương pháp này được dùng để ngăn chặn ung thư tăng trưởng trước phẫu
thuật, hay tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Phẫu thuật kết
hợp với xạ trị là phương pháp điều trị ung thư giai đoạn sớm. Khi xạ trị người
bệnh thường gặp phải nhiều phản ứng phụ. Thông thường nhất là phỏng nhẹ,
rộp da, đau rát. Đôi khi gặp phản ứng nặng người bệnh phải nghỉ ngơi một
thời gian ngắn sau đó điều trị lại.
- Hóa trị: Là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách đưa các loại thuốc
hóa học vào cơ thể nhằm mục đích tiêu diệt những tế bào ung thư. Hóa trị


19

thường được dùng kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hay dùng để chống ung thư tái
phát hay di căn. Hóa trị được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật ung thư vú giai
đoạn I, II, III có thể làm tăng cơ hội sống cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên hóa
chất tiêu diệt tế bào ung thư cũng gây hủy hoại tế bào lành và có nhiều phản
ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Những phản ứng phụ của hóa chất
bao gồm: rụng tóc, đỏ da, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi toàn thân.
- Điều trị nội tiết: Ung thư vú là một bệnh chịu ảnh hưởng của nội tiết
tố nữ. Vì thế ngăn chặn hoặc cho thêm nội tiết tố vào cơ thể người bệnh để
điều trị ung thư. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với bệnh nhân nữ
mắc loại ung thư vú nào nhạy cảm với nội tiết tố nữ.
- Điều trị sinh học: đây là hướng đi mới cho việc điều trị ung thư vú.
Người ta vẫn đang nghiên cứu hiệu quả của điều trị sinh học UTV trong cải
thiện thời gian sống thêm và chất lượng cho bệnh nhân.

1.3. Nghiên cứu về distress trên bệnh nhân ung thư và ung thư vú
Khoảng 20% đến 40% bệnh nhân ung thư vú trải qua tình trạng distress
ở mức độ cao [25], [26]. Mặc dù ít hơn 10% trong số họ được chẩn đoán bởi
các chuyên gia ung thư xác nhận rằng có vấn đề về sức khỏe tâm thần và tư
vấn sức khỏe tâm thần [27].
Tại Iran, trong một nghiên cứu của Hamid Saeedi-Saedi và cộng sự năm
2014 về distress trên 82 bệnh nhân ung thư vú gồm 79 bệnh nhân nữ và 3 bệnh
nhân nam chỉ ra rằng: Có 32 bệnh nhân chiếm 39% có tỷ lệ mức độ distress cao
≥ 4 điểm và 50 bệnh nhân chiếm 61% có tỷ lệ về mức độ distressthấp < 3 điểm.
Nghiên cứu này sử dụng thang đo distress- Distress Thermometer [4].
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Colombia của Joanne Lester và
cộng sự về distress trên 100 bệnh nhân ung thư vú cho kết quả: điểm trung
bình khi sử dụng thang đo Distress Thermometer là 4,3 điểm (SD = 3,1; 010). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đang trong thời


20

gian điều trị, sau điều trị và sau ba tháng điều trị. Tuy nhiên điểm số của
nhóm sau 6 tháng điều trị thì có kết quả giảm đáng kể so với nhóm thời gian
trước đó (p < 0,01 cho tất cả) [15].
Ngoài các nghiên cứu về distress các nhà khoa học cũng nghiên cứu về
những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần khác như lo âu, trầm cảm…
Trong một nghiên cứu của E. Frick, M. Tyroller và M. Panzer (2007) về vấn
đề lo âu trầm cảm trên bệnh nhân ung thư, tỷ lệ lo âu được báo cáo là 28,6%
trong khi đó tỷ lệ trầm cảm là 25,5% [28]. Một nghiên cứu về tâm lý xã hội
và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú của Mehnert A và Kock
năm 2008 báo cáo kết quả cho thấy có tới 38% phụ nữ ung thư vú lo âu từ
mức độ trung bình đến mức độ cao, và 22% phụ nữ mắc ung thư vú bị trầm
cảm nặng [29].
Staford và cộng sự (2013) cho thấy tỷ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân ung

thư vú và sản phụ khoa là 17,7%, tỷ lệ trầm cảm là 32,5% và không có sự
khác biệt giữa nhóm bệnh nhân ung thư vú và ung thư phụ khoa [30].
Có khuyến cáo cho rằng có hơn một nửa số bệnh nhân ung thư mới cần
sử dụng phương pháp xạ trị, phương pháp này được thực hiện tại phòng khám
ngoại trú ở các trung tâm điều trị ung trong một lịch trình từ thứ 2 đến thứ 6
kéo dài từ hai đến 8 tuần [28]. Thời gian điều trị tích cực này có thể mang đến
cơ hội quý báu cho việc sàng lọc và can thiệp cho vấn đề tâm lý ở người bệnh
[31]. Đây là một trong các lý do để L.J. Mackenzie và công sự (2013) đã tiến
hành nghiên cứu đau khổ tâm lý trên bệnh nhân ung thư trải qua điều trị xạ trị.
Nghiên cứu này đã cho thấy tỷ lệ lo âu thực sự là 15% và 5,7% cho trầm cảm
thực sự. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân được chẩn đoán ung
thư tiền liệt tuyến có biểu hiện lo âu thấp hơn những bệnh nhân mắc ung thư
tuyến vú, và những bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên có tỷ lệ thấp hơn đáng kể về
sự hiện diện của lo âu so với nhóm tuổi từ 18-49 tuổi. Với khả năng có sự
biểu hiện của trầm cảm giữa các nhóm trong phân tích hồi quy đa biến nhóm


21

bệnh nhân được chẩn đoán các loại ung thư phổ biến khác ( bao gồm ung thư
đầu và cổ, phổi, đại trực tràng, da melanoma) cao gấp 3,4 lần nhóm bệnh
nhân ung thư vú. Trong phân tích này, không có sự khác biệt giữa các nhóm
của biến giới, tuổi [32].
1.4. Một số nét về bệnh viện K Hà Nội
Bệnh viện K hay bệnh viện Ung bướu Trung ương là cơ sở chuyên
khoa đầu nghành của cả nước về điều trị và phòng chống ung thư, được thành
lập năm 1969 dựa trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương – một cơ sở điều
trị và phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực (1923). Hiện nay bệnh
viện gồm 3 cơ sở. Cơ sở 1 nằm tại 43 Quán Sứ - Hàng Bông – Hoàn Kiếm –
Hà Nội. Cơ sơ 2 thuộc Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội. Cơ sở 3 tại 30 đường

Cầu Bươu – Thanh Trì – Hà Nội. Hiện nay cơ sở 3 có quy mô lớn nhất với
1.000 giường bệnh hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế,
đạt tiêu chuẩn một bệnh viện chuyên khoa về ung thư hạng I, ngang tầm khu
vực, đáp ứng được các nhu cầu cấp bách về khám và điều trị ung bướu của
nhân dân. Đội ngũ bác sỹ điều dưỡng cùng cán bộ công nhân viên giỏi, tận
tụy luôn hết lòng vì người bệnh và người nhà bệnh nhân. Bên cạnh hoạt động
khám và điều trị cho bệnh nhân ung thư, bệnh viên luôn chú trọng công tác
nghiên cứu khoa học và các hoạt động phòng chống ung thư. Thể hiện bằng
việc ra đời của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia vào năm
2007. Bệnh viện K đang từng bước hoàn thiện về nhân lực và vật lực để phục
vụ công tác phòng chống và điều trị ung thư [33].


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 11/2015- 5/2016.
2.1.2. Địa điểm.
Bệnh viện K cơ sở 1: các khoa Xạ.
Bệnh viện K cơ sở 3: khoa Nội 5 và khoa Ngoại.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng: là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư vú.
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn.
- Bệnh nhân nữ UTV từ 18 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân có chẩn đoán xác định là ung thư vú nguyên phát trong
vòng 2 năm tính đến thời điểm phỏng vấn.
-Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
- Bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi.
- Bệnh nhân UTV không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân không phải UTV nguyên phát.
- Bệnh nhân không đủ thể lực và tinh thần để tham gia phỏng vấn.
2.3. Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu


Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ

mẫu được tính theo công thức ước tính 1 tỷ lệ trong quần thể:


23

p.(1-p)

ε

N = Z21-α/2 x
=1,962 x

( .p)2
=150

Trong đó: N: cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu.
α: mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0,05 thì Z(1-α/2)=1,96.

p: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú bị distress 0,39 được lấy từ nghiên
cứu của Hamid Saeedi-Saedi và cộng sự trên bệnh nhân ung thư vú năm 2015
cho thấy có 39% bệnh nhân có vấn đề distress [4].
ε: Sai số mong đợi, chọn ε=0,2


Chọn mẫu.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Lựa

chọn tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư vú cho tới khi
đủ cỡ mẫu.
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu.
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu


Sử dụng bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bộ câu hỏi được xây dựng trên
thang đo về distress: Distress Thermometer. Bộ câu hỏi bao gồm:
Phần một: Thông tin chung về ĐTNC.
Phần hai:Thang điểm từ 0-10 điểm để đánh giá mức độ stress bệnh

nhân cảm thấy trong tuần vừa qua:


0-4 điểm: Không distress.



5-7 điểm: Distress mức độ vừa.




8-10 điểm: Distress mức độ nặng, có những ảnh hưởng tiêu cực
trong cuộc sống.

Phần ba: 4 nhóm vấn đề chính mà bện nhân có thể gặp phải bao gồm:


24



Hoạt động thường ngày.



Công việc gia đình.



Cảm xúc.



Thể chất.

2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân theo bộ câu hỏi.
Điều tra viên chào hỏi bệnh nhân. Sau đó giới thiệu về nghiên cứu, nêu
rõ mục đích nghiên cứu. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu thì yêu
cầu bệnh nhân ký vào phiếu điều tra. Sau đó, điều tra viên tiến hành phỏng

vấn bệnh nhân. Điều tra viên trực tiếp hỏi, bệnh nhân trực tiếp trả lời.
2.6. Biến số và chỉ số
2.6.1. Các biến số về thông tin chung
Mục Tiêu
Biến số
Thông tin Tuổi
chung của Tình trạng hôn
ĐTNC
nhân
Trình độ học vấn
Công việc hiện tại
BHYT
Thời gian được
chẩn đoán bệnh
Các phương pháp
điều trị đang nhận
được

Chỉ số
Tỷ lệ % ĐTNC theo từng nhóm tuổi.
Tỷ lệ % ĐTNC theo từng nhóm hôn nhân.
Tỷ lệ % ĐTNC theo nhóm trình độ học vấn.
Tỷ lệ % ĐTNC theo các nhóm công việc.
Tỷ lệ % ĐTNC có hoặc không có BHYT.
Tỷ lệ % ĐTNC được chẩn đoán ung thư vú
phân theo các khoảng thời gian
Tỷ lệ % ĐTNC theo từng phương pháp điều
trị đang nhận được.



25

2.6.2. Biến số cho mục tiêu 1
Mục tiêu
Mô tả thực
trạng Distress

Biến số
Thực trạng
Distress

Chỉ số
Tỷ lệ % ĐTNC không distress
Tỷ lệ % ĐTNC distress mức độ vừa
Tỷ lệ % ĐTNC distress mức độ nặng

2.6.3. Biến số cho mục tiêu 2
Mục tiêu

Biến độc lập
Đặc điểm nhân khẩu
học của ĐTNC: tuổi,
hôn nhân, học vấn, tình
trạng làm việc, bảo hiểm
y tế.
Một số yếu tố liên quan Đặc điểm bệnh của
đến distress của ĐTNC ĐTNC: thời gian chẩn
đoán, phương pháp đang
điều trị.
Một số vấn đề : khó

khăn trong hoạt động
thường ngày, gia đình,
cảm xúc, thể chất của
ĐTNC

Biến phụ thuộc

Tình trạng distress của
ĐTNC: distress/không
distress

2.7. Quy trình thu thập số liệu


Công tác thu thập số liệu thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2015,
ngay sau khi đề cương nghiên cứu được thông qua cùng với sự chấp
thuận cho tiến hành nghiên cứu của Hội đồng Khoa học Trường Đại Học
Y Hà Nội, công tác thu thập số liệu chính thức được triển khai.



Nhóm phỏng vấn gồm 3 điều tra viên và một trưởng nhóm. Trước khi
đi phỏng vấn các điều tra viên được tập huấn một buổi. Hướng dẫn về
phương pháp, công cụ, cách thức thu thập thông tin số liệu và giải đáp
thắc mắc liên quan đến bộ câu hỏi.


×