Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017 và một số yếu tố liên quan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.14 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH NĂM 2017 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 60 72 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: TS.BS. Đậu Xuân Cảnh. HÀ NỘI - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là loét tiêu hóa đề cập đến sự hình thành một chỗ khuyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày hoặc tá tràng), tiếp xúc với chất tiết acid và pepsin. Các triệu chứng thông thường nhất của loét dạ dày tá tràng là đau bụng. Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gặp phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thường tiến triển thành từng đợt và hay tái phát với nhiều biến chứng nguy hiểm. Là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Giữa thế kỷ XX, tần suất loét dạ dày không thay đổi, nhưng loét tá tràng có xu hướng tăng và tỉ lệ loét tá tràng / loét dạ dày là 2/1, và đa số gặp ở nam giới. Hiện nay có khoảng 10% dân chúng trên thế giới bị LDDTT và ảnh hưởng tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Sinh bệnh học của loét dạ dày tá tràng (loét tiêu hoá) là sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây hại trong lòng ống tiêu hoá (acid và pepsin) và chức năng bảo vệ (là hàng rào phòng thủ chất nhầy niêm mạc và bicarbonate). Một số yếu tố từ môi trường và chủ thể người bệnh cũng góp phần hình thành loét do làm tăng tiết acid dạ dày hoặc làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc . Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy điều trị thành công các vết loét dạ dày tá tràng là có thể. Tuy nhiên do người bệnh không biết chữa, không biết phòng ngừa đúng phương pháp, chưa có đủ hiểu biết về cách chăm sóc, tự phòng bệnh. Chính vì thế bệnh LDDTT trở thành vấn đề quan tâm y tế của nước ta và nhiều nước trên thế giới. Việc cung cấp cho người bệnh một số kiến thức về bệnh giúp họ tránh được những yếu tố làm bệnh nặng thêm. Người bệnh kiêng các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đặc, ớt, hạt tiêu, nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, ăn chậm và nhai kỹ, phát hiện sớm tình trạng viêm dạ dày và có thái độ điều trị đúng đắn là rất cần thiết, góp phần không nhỏ trong công tác phòng ngừa, điều trị và năng cao chất lượng sống cho người dân. Bệnh viện Tuệ Tĩnh, là bệnh viện thực hành của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng để đưa ra những khuyến nghị phù hợp cho Bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh về Loét dạ dày tá tràng. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2 1. Mô tả kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1.1.1. Định nghĩa Loét dạ dày tá tràng (Peptic ulcer) hay còn gọi là loét tiêu hóa (PUD) đề cập đến sự hình thành một chỗ khuyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày hoặc tá tràng), tiếp xúc với chất tiết acid và pepsin, là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kì tổn thương là những ổ loét niêm mạc dạ dày - tá tràng, ổ loét này có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc; vị trí ổ loét ở dạ dày (loét dạ dày) hoặc ở hành tá tràng (loét hành tá tràng). 1.1.2. Bệnh sinh và bệnh nguyên a. Bệnh sinh - Pepsin: - Sự phân tán ngược của ion H+: - Yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày: - Vi khuẩn H.P: - Lớp niêm mạc dạ dày b. Bệnh nguyên - Di truyền - Yếu tố tâm lý - Rối loạn vận động: - Yếu tố môi trường - Yếu tố tiết thực: - Thuốc lá: - Dùng thuốc Aspirin: 1.2. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1.2.1. Tuân thủ điều trị loét dạ dày tá tràng Tuân thủ điều trị loét dạ dày tá tràng đạt trên 80% được coi là thành công - Đúng thời gian và liên tục • Uống thuốc 2 lần một ngày • Thời gian đủ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3 Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách • Ăn đúng giờ • Ăn những thức ăn mền, nhai kỹ • Tránh các chất có cồn, chất kích thích, cay nóng. • Ngủ không quá muộn • Đúng số lượng viên thuốc 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ - Nhóm yếu tố về thuốc - Mối quan hệ người bệnh – nhân viên y tế: - Yếu tố người bệnh - Yếu tố tâm lý xã hội - Dịch vụ y tế 1.3. TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh phổ biến. Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam, có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Đây là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Tuy nhiên nếu để bệnh viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, thủng dạ dày hay ung thư dạ dày Theo thống kê, số người tử vong mỗi năm vì bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam lên tới 11.000 người. Đáng chú ý là 70% số người bị ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn tiến triển do không có triệu chứng rõ rệt và dễ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày hay loét dạ dày. Đặc biệt, tuổi người bệnh ung thư dạ dày dưới 40 chiếm tỉ lệ khoảng 20 - 25% là một con số rất ca. Những đối tượng thường xuyên bị áp lực, căng thẳng trong công việc hay ăn uống thất thường, thường sử dụng rượu bia ... là những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày. Nhưng nhiều người bệnh không biết rằng cần phải tuân thủ tuyệt đối việc điều trị căn bệnh này nếu không bệnh rất hay tái phát Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ RACM ở người bệnh Loét dạ dày tá tràng có Helicobacter Pylori của Vĩnh Khánh và cộng sự Trường Đại học Y dược Huế cho thấy: Hiệu quả cắt cơn đau chung của phác đồ: 90,32%. Nhóm Helicobacter pylori được tiệt trừ tỷ lệ cắt cơn -.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4 đau là 96,37% so với nhóm không được tiệt trừ là 42,85% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là ở các nước phát triển. Loét dạ dày - tá tràng là một bênh phổ biến hay gặp, theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới bênh chiếm 5-10% dân số thế giới. Đây là một sự phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng gây ra do acid chlorhydrique và pepsine Hàng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có biến chứng nguy hiểm như thủng, chảy máu… Thủng là một biến chứng của loét dạ dày tá tràng. Tỉ lệ thủng ổ LDDTT là 5%-10%. Theo Đỗ Đức Vân, trong thời gian 30 năm (1960 – 1990), tại bệnh viện Việt Đức có 2.481 trường hợp thủng dạ dày tá tràng, tương ứng hơn 80 trường hợp cho 1 năm . Tại bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 05/1996 – 05/1997, theo Nguyễn Anh Dũng có 109 trường hợp loét dạ dày tá tràng. Tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 12-1995 – 03/1997, có 134 trường hợp loét dạ dày tá tràng. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 08/1998 – 08/1999 có 170 trường hợp loét dạ dày tá tràng Theo MC Connel tại bệnh viện cựu chiến binh Mỹ so sánh hai giai đoạn 1974-1977 và 1984-1987 tỉ lệ biến chứng chảy máu, thủng và hẹp môn vị vẫn không thay đổi CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh đến khám và điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ 06/2017 đến 09/2017, không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp. - Nhân viên y tế đang công tác tại Khoa Nội, Bệnh viện Tuệ Tĩnh 2.1.1.1.Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu Người bệnh: Những người bệnh có dấu hiệu bệnh lý dạ dày và hỏi bệnh theo mẫu bệnh án thống nhất của nghiên cứu. + Người bệnh có các triệu chứng của LDDTT theo tiêu chuẩn chẩn đoán như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua hoặc chỉ là cảm giác đầy bụng khó tiêu....

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5 + Người bệnh có kết quả nội soi dạ dày tá tràng phát hiện có loét dạ dày. + Người bệnh đã được chẩn đoán Loét dạ dày tá tràng và có chỉ định điều trị của bác sỹ. Nhân viên y tế Tất cả các bác sỹ, điều dưỡng đang làm việc tại Khoa Nội đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Người bệnh + Không phải là người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện. + Người bệnh tuân thủ điều trị không đủ liệu trình + Người bệnh được chẩn đoán xác định bị ung thư dạ dày đã được chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết. + Người bệnh bị loét đang chảy máu. + Người bệnh bỏ điều trị. + Người bệnh trong quá trình điều trị không cung cấp đầy đủ thông tin. + Người bệnh không đồng ý tham gia vào mẫu nghiên cứu. + Người bệnh có các bệnh lý toàn thân khác kèm theo. - Nhân viên y tế: Bác sỹ, điều dưỡng đang làm việc tại Khoa Nội không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Nội, Bệnh viện Tuệ Tĩnh. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có quan sát kết hợp phương pháp định lượng và định tính. 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu a. Cỡ mẫu - Người bệnh: Tất cả người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 9 năm 2017 => n = 60 - Nhân viên y tế: Tất cả nhân viên y tế đang công tác tại khoa Nội, Bệnh viện Tuệ Tĩnh => n = 10 b. Phương pháp chọn mẫu Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp: chọn mẫu có chủ đích.  Người bệnh: Chọn đối tượng nghiên cứu. Chọn 60 người bệnh, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ người bệnh loét dạ dày tá.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 6 tràng sau đó chọn 1 cách ngẫu nhiên từ 1 đến 60 người bệnh từ trên xuống dưới  Nhân viên y tế: Lập danh sách toàn bộ bác sỹ và điều dưỡng đang công tác tại Khoa đồng ý tham gia nghiên cứu. c. Công cụ thu thập số liệu - Bộ câu hỏi phỏng vấn và phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng dựa theo các nghiên cứu trước - Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu - Bảng kiểm quan sát 2.3. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ 2.3.1. Sai số - Sai số trả lời: Sai số này đã từng xảy ra trong quá trình thu thập do đối tượng đọc câu hỏi không hiểu nhưng không trao đổi với điều tra viên. - Sai số ghi chép: Thông tin do đối tượng ghi thiếu thông tin, đánh sai đáp án, không điền đủ thông tin. - Sai số khi nhập liệu: Nhân viên nhập liệu bỏ sót phiếu, nhầm lẫn giữa các câu hỏi và các phiếu. 2.3.2. Biện pháp khống chế sai số Để hạn chế các sai số trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một số quy định yêu cầu được tuân thủ như sau: - Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi phỏng vấn được tiến hành nhiều lần, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng và đảm bảo dễ hiểu, đơn giản, NB có thể hiểu và trả lời được ngay nhằm đem lại tính chính xác cho câu trả lời. - Tập huấn cho đối tượng về bộ câu hỏi điều tra để điều tra viên có thể hiểu và nắm chắc được những câu hỏi, có thể giải thích ngay khi đối tượng trả lời có sự nhầm lẫn và đảm bảo tính tương tác cao. - Điều tra viên phải giải thích rõ những nội dung mà đối tượng không rõ. - Xem xét, kiểm tra lại các phiếu, những phiếu không đầy đủ thông tin sẽ được điều tra lại. - Tập huấn nhập liệu cho điều tra viên. Việc nhập liệu cũng như giám sát nhập liệu được tiến hành ngay sau khi số liệu được thu thập nhằm đảm bảo tính chính xác và có thể khắc phục ngay được những sự cố gặp phải trong quá trình nhập liệu. - Giải thích rõ cho đối tượng tham gia nghiên cứu hiểu mục đích và tính bảo mật khi tham gia nghiên cứu. - Các phiếu theo dõi chăm sóc được thực hiện trên cùng một mẫu. - Làm sạch số liệu trước khi nhập liệu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 7 2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích. Mã hoá và nhập thông tin vào máy tính. Số liệu được nhập trên phần mềm Epi Data 3.1 và phân tích trên phần mềm SPSS ver 20.0. Phân tích mô tả: Sử dụng các thông số như tần số, tỷ lệ %. Phân tích mối liên quan: Tìm mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ điều trị của NB Thống kê suy luận được áp dụng để xác định yếu tố liên quan: tuổi, giới, trình độ học vấn, đặc điểm bệnh, dịch vụ y tế … với kiến thức, thái độ và thực hành đạt. 2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu được tiến hành sau khi Hội đồng xét duyệt đề cương do trường Đại học Thăng Long thành lập và phê duyệt. - Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh. - Nghiên cứu sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị của đối tượng nghiên cứu, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Người tham gia nghiên cứu được giải thích và cung cấp đầy đủ các thông tin về nghiên cứu. Khi có sự tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu thì bắt đầu thực hiện nghiên cứu. - Các thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật, chỉ phục vụ cho nghiên cứu - Kết quả của nghiên cứu sẽ được đề xuất với Ban Giám đốc trong việc lên kế hoạch chăm sóc người bệnh bị loét dạ dày tá tràng - Nghiên cứu chỉ nhằm cho phục vụ sức khỏe NB, không có mục đích nào khác. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 3.1.1. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị LDDTT của ĐTNC Bảng 3.1. Hiểu biết về dấu hiệu LDDTT của người bệnh (n=60) Dấu hiệu LDDTT SL % Đau bụng rát 35 58,3 Đau bụng đau âm ỉ. 49 81,7 Đau có tính chất chu kỳ 34 56,7.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 8 Đầy hơi chướng bụng 44 73,3 Người gầy ốm 47 78,3 Nôn 39 65,0 Tổng điểm 35 58,0 Nhận xét: Bảng 3.1. cho thấy hầu hết người bệnh biết dấu hiệu LDDTT là đau bụng âm ỉ chiếm 81,7% và gầy ốm chiếm 78,3%. Bảng 3.2. Hiểu biết về nguyên nhân LDDTT của người bệnh (n=60) Nguyên nhân SL % Di truyền 31 51,7 Thuốc 35 58,3 Yếu tố tâm lý 45 75 Rối loạn vận động 39 65 Yếu tố môi trường 42 70 Yếu tố tiết thực 48 80 Hélicobacter Pylori (HP) 4 6,7 Tổng điểm 39 65,0 Nhận xét: Bảng 3.2. cho thấy hầu hết người bệnh biết nguyên nhân gây LDDTT chủ yếu là yếu tố tâm lý chiếm 75,0%, và yếu tố tiết thực chiếm 80%. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ điều dưỡng viên cũng cho thấy “...Người bệnh đều cho rằng mình bị mắc bệnh LDDTT là do ăn uống thất thường và làm việc quá sức..” (Nữ, 24 tuổi, DĐ2, PVS) Bảng 3.3. Hiểu biết về các biện pháp phòng tránh tái phát LDDTT của NB (n=60) Biện pháp SL % Uống thuốc 50 83,3 Giảm yếu tố tâm lý 49 81,7 Tuân thủ điều trị 46 76,7 Thay đổi lối sống 43 71,7 Thay đổi ăn uống 48 80,0 Tổng điểm 45 75 Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy hầu hết người bệnh biết biện pháp phòng tránh tái pháp LDDTT là uống thuốc chiếm 83,3% cần phải thay đổi lối sống chiếm 71,7% và thay đổi thói quen ăn uống chiếm 80%, giảm yếu tố tâm lý 81,7%, tuân thủ điều trị 76,7%..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 9 Bảng 3.4. Hiểu biết về hậu quả của bệnh LDDTT kéo dài của NB (n=60) Hậu quả SL % Thủng dạ dày 39 65,0 Xuất huyết tiêu hoá 47 78,3 Ung thư dạ dày 34 56,7 Không gây hậu quả gì 1 1,7 Tổng điểm 29 48,3 Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy hầu hết các người bệnh cho rằng hậu quả của bệnh LDDTT kéo dài là bị xuất huyết tiêu hoá chiếm 73,3%, thủng dạ dày chiếm 65%, và ung thư dạ dày chiếm 56,7%. Chỉ có 1,7% người bệnh cho rằng bệnh LDDTT không gây hậu quả gì.. 16,7% 83,3%. Đạt. Không đạt. Biểu đồ 3.1. Kiến thức về bệnh LDDTT của người bệnh (n=60) Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy phần lớn người bệnh có kiến thức đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng chiếm 88,3%. Bên cạnh đó vẫn còn 16,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. 3.2.2. Thái độ của bệnh nhân trong điều trị LDDTT Bảng 3.5. Thái độ của người bệnh trong việc tuân thủ uống thuốc (n=60) Nội dung SL % Đặt lịch nhắc nhở bằng điện thoại 20 33,3 Tự nhớ không cần ai nhắc 21 35,0 Nhờ sự trợ giúp của người thân 41 68,3 Nhờ NVYT nhắc nhở 39 65,0 Nhận xét: Kết quả bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ người bệnh thường xuyên quên uống thuốc còn khá cao chiếm 31,7%. Hầu hết các người bệnh đều cần sự trợ giúp của người thân, nhân viên y tế hoặc điện thoại, Chỉ có 35% người bệnh tự nhớ lịch uống thuốc không cần ai nhắc..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 10 Bảng 3.6. Thái độ của người bệnh trong việc thay đổi chế độ ăn uống (n=60) Nội dung SL % Giảm ăn cay 50 83,3 Ăn hạn chế chất kích thích 45 75,0 Không ăn quá nhiều, quá nhanh 49 81,7 Ăn uống mềm, dễ tiêu 48 80,0 Chế độ ăn uống Nhai kỹ khi ăn 46 76,7 Uống nhiều nước 47 78,3 Vẫn ăn uống bình thường 2 3,3 Có 13 21,7 Uống rượu/bia thường xuyên Không 47 78,3 Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy hầu hết các người bệnh đã tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. Trong đó có 80,0% người bệnh chọn ăn mềm, dễ tiêu, 76,7% người bệnh nhai kỹ khi ăn, 83,3% người bệnh giảm ăn cay. Tuy nhiên vẫn còn 3,3% người bệnh vẫn áp dụng chế độ ăn bình thường và 21,7% người bệnh vẫn thường xuyên uống rượu bia. Bảng 3.7. Thái độ trong việc thay đổi chế độ sinh hoạt, luyện tập, theo dõi LDDTT (n=60) Nội dung SL % Nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya 30 50,0 Tránh lo âu căng thẳng 13 21,7 Chế độ sinh hoạt Tránh làm việc nặng (quá sức) 12 20,0 Vẫn sinh hoạt như trước 5 8,3 15 25,0 Luyện tập thể dục Có thường xuyên Không 45 75,0 < 30 phút/ ngày 47 78,3 Thời gian luyện 30 - 60 phút/ ngày 9 15,0 tập > 60 phút/ngày 4 6,7 Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy phần lớn các người bệnh đã nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh làm việc nặng và lo âu căng thẳng chỉ có 8,3% người bệnh vẫn sinh hoạt như cũ. Tuy nhiên có đến 75% người bệnh không luyện tập thường xuyên, 78,3% người bệnh tập ít hơn 30 phút mỗi ngày. Kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “... Mỗi ngày tôi đều cố gắng tranh thủ đi bộ quanh bệnh viện 10 phút cùng mấy bác trong phòng ..” (Nữ, 38 tuổi, NB 6, PVS).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 11. 36,7%. Đạt 63,3%. Không đạt. Biểu đồ 3.2. Thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT (n=60) Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy phần lớn người bệnh có thái độ đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng chiếm 63,3%. Bên cạnh đó vẫn còn 36,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Kết quả phỏng vấn sâu điều dưỡng cũng cho thấy “...Hầu hết người bệnh mắc bệnh khi phải vào khoa điều trị là đã bị LDDTT trong một thời gian dài , nên họ cũng ý thức được việc phải thay đổi chế độ ăn và tập luyện nghỉ ngơi. Ở các phòng bệnh buổi tối tầm 9h là các bác tắt điện đi ngủ, buổi sáng gọi nhau 6h dậy tập thể dục (Nữ, 35 tuổi, DD 5, PVS) 3.2.3. Tuân thủ điều trị LDDTT Bảng 3.8. Thực hành tuân thủ điều trị thuốc (n=60) Có Không Thực hành tuân thủ điều trị thuốc LDDTT SL % SL % Uống thuốc giảm tiết acid dịch vị 50 83,3 10 16,7 Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn 37 61,7 23 38,3 Nhận xét: Kết quả điều trị bảng 3.8 cho thấy phần lớn các người bệnh đều tuân thủ điều trị tốt. Trong đó có 83,3% người bệnh uống thuốc giảm tiết acid dịch vị, 61,7% bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng theo hướng dẫn của NVYT. Bảng 3.9. Thực hành tuân thủ điều trị về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt (n=60) Có Không Thực hành tuân thủ về bệnh và chế độ điều trị LDDTT SL % SL % Ngủ đúng giờ 44 73,3 16 26,7 Ăn nhiều rau xanh, hoa quả 41 68,3 19 31,7 Ăn thức ăn mềm 43 71,7 17 28,3 Uống rượu bia 8 13,3 52 86,7 Uống cafe, nước có ga.. 13 21,7 47 78,3 Hút thuốc lá 16 26,7 44 73,3 Vẫn làm việc trong quá trình điều trị 17 28,3 43 71,7 Tập thể dục hàng ngày 36 60,0 24 40,0.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 12 Nhận xét: Kết quả bảng 3.9 cho thấy vẫn còn nhiều người bệnh chưa thực hiện tốt 13,3% người bệnh vẫn uống rượu bia, 21,7% người bệnh vẫn uống cafe và nước có gia, 26,7% người bệnh hút thuốc lá.. Đạt. 41,7% 58,3%. Không đạt. Biểu đồ 3.3. Thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT (n=60) Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.15 cho thấy người bệnh có thực hành đạt về thực hành tuân thủ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng chiếm 58,3%. Bên cạnh đó vẫn còn 41,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Kết quả phỏng vấn sâu điều dưỡng cũng cho thấy “...Người bệnh khi điều trị tại bệnh viện, được chúng tôi nhắc nhở thì uống thuốc đúng giờ lắm, nhưng về nhà do nhiều việc chi phối lại hay quên, nên nhiều trường hợp vừa về nhà được một thời gian ngắn lại phải tái khám ..” (Nữ, 38 tuổi, DĐ2, PVS) 3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ điều trị Bảng 3.10. Mối liên quan kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với giới tính (n=60) Giới tính Kiến thức Thái độ Thực hành Đạt Không Đạt Không Đạt Không đạt đạt đạt Nữ 28 7 27 8 14 21 Nam 22 3 11 14 21 4 1,83 0,23 7,85 OR (95%CI) p <0,05 >0,05 <0,05 Nhận xét: Kết quả bảng 3.10 cho thấy những người bệnh nữ giới có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nam giới với OR = 1,83. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Giới tính không liên quan đến thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với OR = 0,23. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.Những người bệnh nữ giới thực hành tuân thủ điều trị tốt hơn nam giới với OR = 7,85. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 Bảng 3.11. Mối liên quan kiến thức, thái độ thực hành tuân thủ điều.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 13 trị bệnh LDDTT với nghề nghiệp (n=60) Kiến thức Thái độ Thực hành Nghề nghiệp Không Không Không Đạt Đạt Đạt đạt đạt đạt Đang đi làm 39 6 30 15 12 13 Chưa đi làm hoặc 11 4 8 7 23 12 nghỉ hưu OR (95%CI) 2,4 1,75 0,48 p <0,05 <0,05 >0,05 Nhận xét: Kết quả bảng 3.11 cho thấy những người bệnh đang đi làm có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm với OR = 2,4. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Nghề nghiệp không liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với OR = 0,48. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Những người bệnh đang đi làm có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm với OR = 1,75. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Bảng 3.12. Mối liên quan kiến thức, thái độ thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với trình độ học vấn (n=60) Trình độ học Kiến thức Thái độ Thực hành vấn Đạt Không Đạt Không Đạt Không đạt đạt đạt 38 6 30 14 33 11 > THPT 12 4 8 8 2 1 <THCS 2,1 2,2 1,5 OR (95%CI) p <0,05 <0,05 >0,05 Nhận xét: Kết quả bảng 3.12 cho thấy những người bệnh trình độ từ THPT trở lên có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nhóm còn lại với OR = 2,1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Trình độ học vấn không liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với OR = 1,5. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Những người bệnh trình độ từ THPT trở lên có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm với OR = 2,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 14 Bảng 3.13. Mối liên quan kiến thức, thái độ thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với hoàn cảnh sống (n=60) Kiến thức Thái độ Thực hành Hoàn cảnh sống Đạt Sống cùng gia đình Sống 1 mình OR (95%CI) p. Không đạt 45 8 5 2 2,25 >0,05. Đạt. Không đạt 36 17 2 2 5,3 <0,05. Đạt. Không đạt 33 20 2 5 4,2 <0,05. Nhận xét: Kết quả bảng 3.13 cho thấy hoàn cảnh sống không ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng với p > 0,05.Những người bệnh sống cùng gia đình có thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT tốt hơn những người bệnh ở một mình với OR = 4,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.Những người bệnh sống cùng gia đình có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người sống một mình với OR = 5,3. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “...Em chưa lập gia đình, ở trọ một mình, em cũng có đặt lịch nhắc nhở uống thuốc trong điện thoại rồi, nhưng mà cứ bận việc bảo tý nữa uống rồi quên luôn..” (Nam, 27 tuổi, NB8, PVS) 3.3.2. Mối liên quan giữa 3 yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh về tuân thủ điều trị bênh LDDTT Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thái độ tuân thủ thuốc với kiến thức (n=60) Thái độ OR Nội dung p Đạt Không đạt (95%CI) Kiến Đạt 34 16 3,2 <0,05 thức Không đạt 4 6 Tổng 38 22 Nhận xét: Kết quả bảng 3.18 cho thấy những người bệnh có kiến thức tốt thì có thái độ tốt hơn nhóm còn lại với OR = 3,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 15 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ thuốc với thái độ (n=60) Thực hành OR Nội dung Đạt Không p (95%CI) đạt Thái Đạt 28 10 độ Không đạt 7 15 6,0 <0,05 Tổng 35 25 Nhận xét: Kết quả bảng 3.19 cho thấy những người bệnh có thái độ tốt thì có thực hành tốt hơn nhóm còn lại với OR = 6,0. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ thuốc với kiến thức (n=60) Thực hành OR Nội dung p Đạt Không đạt (95%CI) Kiến Đạt 31 19 2,5 <0,05 thức Không đạt 4 6 Tổng 35 25 Nhận xét: Kết quả bảng 3.20 cho thấy những người bệnh có kiến thức tốt thì có thực hành tốt hơn nhóm còn lại với OR = 2,5. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 3.3.3. Yếu tố lãnh đạo quản lý liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh tuân thủ điều trị bệnh LDDTT  Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện - Từ cuộc phỏng vấn sâu các bác sỹ điều dưỡng tại khoa cho thấy bên cạnh các văn bản chỉ đạo về vấn đề giáo dục sức khoẻ cho người bệnh trong quá trình điều trị cùng với sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện, công tác tập huấn nâng cao kiến thức của điều dưỡng bác sỹ về vấn đề khám chữa bệnh và giáo dục sức khoẻ cho người bệnh LDDTT được quan tâm. “... Hàng năm khoa tôi thường phối hợp với các đơn vị trong vào ngoài bệnh viện tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt khoa học về vấn đề giáo dục sức khoẻ cho người bệnh LDDTT. Đồng thời cũng có nhiều cán bộ được cử đi học các khoá học ngắn hạn về vấn đề này...” (Nữ, 37 tuổi, DĐ5, PVS)  Công tác kiểm tra giám sát Điều dưỡng được giao nhiệm vụ nhắc nhở việc tuân thủ điều trị của người bệnh hàng ngày trong quá trình điều trị tại khoa..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 16 “... Hàng ngày cứ tầm 8h sáng tôi đi phát thuốc là nhắc các bác uống luôn. Một số bác lại chưa uống ngay do ăn sáng muộn nên điều dưỡng chăm sóc phải đi nhắc thêm lượt nữa...” (Nữ, 39 tuổi, DĐ6, PVS) Khi điều trị tại bệnh viện, được các bác sỹ, điều dưỡng nhắc nhở việc tuân thủ điều trị thì người bệnh ít khi quên. Tuy nhiên sau khi ra viện, người bệnh thường không đảm bảo được việc tuân thủ điều trị. “ ... Cứ về nhà là tôi nhiều việc lại quên mất uống thuốc thôi, rồi cũng không có thời gian để tập thể dục nữa..” (Nữ, 49 tuổi, NB 40, PVS) CHƯƠNG 4 BẢN LUẬN 4.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH NĂM 2017 4.1.1. Kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng của ĐTNC a. Dấu hiệu LDDTT của người bệnh Loét dạ dày tá tràng là một bệnh mãn tính nên sự hiểu biết về bệnh của người bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Qua nghiên cứu 60 người bệnh Loét dạ dày tá tràng, hầu hết người bệnh biết dấu hiệu LDDTT là đau bụng âm ỉ chiếm 81,7% và gầy ốm chiếm 78,3%. Kết quả phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ điều dưỡng viên “...Về dấu hiệu mắc bệnh LDDTT thì hầu như mọi người biết, vì họ đều đã từng trải qua..” (Nam, 32 tuổi, DĐ1, PVS). Đây là những dấu hiệu mà bản thân người bệnh đã trải qua, nên tỷ lệ người bệnh có kiến thức cao về dấu hiệu bệnh LDDTT là điều dễ hiểu. b. Nguyên nhân LDDTT Phần lớn người bệnh biết nguyên nhân gây LDDTT chủ yếu là yếu tố tâm lý chiếm 75,0%, và yếu tố tiết thực chiếm 80%. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ điều dưỡng viên cũng cho thấy “...Người bệnh đều cho rằng mình bị mắc bệnh LDDTT là do ăn uống thất thường và làm việc quá sức..” (Nữ, 24 tuổi, DĐ2, PVS). Phần lớn người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi ở độ tuổi lao động 20-50 tuổi. Do vậy, nguyên nhân chủ yếu khiến họ mắc bệnh là do áp lực công việc, cuộc sống khiến họ lâm vào tình trạng bị stress, mất ngủ kéo dài và ăn uống thất thường. c. Biện pháp phòng tránh tái phát LDDTT Hầu hết người bệnh biết biện pháp phòng tránh tái pháp LDDTT là uống thuốc chiếm 83,3% cần phải thay đổi lối sống chiếm 71,7% và thay đổi thói quen ăn uống chiếm 80%, giảm yếu tố tâm lý 81,7%, tuân.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 17 thủ điều trị 76,7%. Chế độ ăn giữ vai trò hỗ trợ nhưng không kém phần quan trọng vì thế Loét dạ dày tá tràng cần tuân thủ một số nguyên tắc về chế độ ăn, trong đó không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm cho dạ dày bị quá căng. Tuy nhiên, số lượng người bệnh biết về các biện pháp phòng tránh tái phát bệnh LDDTT còn chưa cao. Do vậy điều dưỡng cần thường xuyên hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống tránh làm việc căng thẳng, ăn các thức ăn có nhiều rau xanh, nhai kỹ, ăn nhẹ, không ăn nhanh, không ăn quá no hoặc quá đói đặc biệt là giảm tối thiểu việc sử dụng các chất kích thích. d. Hậu quả của bệnh LDDTT kéo dài Hầu hết các người bệnh cho rằng hậu quả của bệnh LDDTT kéo dài là bị xuất huyết tiêu hoá chiếm 78,3%, thủng dạ dày chiếm 65%, và ung thư dạ dày chiếm 56,7%. Vẫn còn 1,7% người bệnh cho rằng bệnh LDDTT không gây hậu quả gì. Điều dưỡng và các bác sỹ cần thường xuyên nhấn mạnh về hậu quả của bệnh LDDTT trong quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc, từ đó người bệnh hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị khỏi bệnh, giúp người bệnh sớm hòa nhập với cuộc sống e. Tổng điểm kiến thức về bệnh LDDTT Phần lớn người bệnh có kiến thức đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng chiếm 88,3%. Bên cạnh đó vẫn còn 16,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Điều này cho thấy cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh qua tờ rơi, pano, áp phích tại phòng bệnh và các buổi họp thảo luận với người nhà người bệnh hàng tuần nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh từ đó họ có cách nhìn đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của bệnh mà có thái độ và thực hành tốt hơn. 4.1.2. Thái độ tuân thủ điều trị LDDTT a. Thái độ tuân thủ điều trị về chế độ thuốc Tỷ lệ người bệnh thường xuyên quên uống thuốc còn khá cao chiếm 31,7%. Hầu hết các người bệnh đều cần sự trợ giúp của người thân, nhân viên y tế hoặc điện thoại, Chỉ có 35% người bệnh tự nhớ lịch uống thuốc không cần ai nhắc. Đồng thời, kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “...Tôi cài lịch nhắc nhở uống thuốc vào điện thoại, cứ đến giờ là nó kêu nên ít khi bỏ thuốc lắm..” (Nữ, 54 tuổi, NB 4, PVS) b. Thái độ tuân thủ điều trị về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt Hầu hết các người bệnh đã nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh làm việc nặng và lo âu căng thẳng chỉ có 8,3% người bệnh vẫn.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 18 sinh hoạt như cũ. Tuy nhiên có đến 75% người bệnh không luyện tập thường xuyên, 78,3% người bệnh tập ít hơn 30 phút mỗi ngày. Kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “... Mỗi ngày tôi đều cố gắng tranh thủ đi bộ quanh bệnh viện 10 phút cùng mấy bác trong phòng ..” (Nữ, 38 tuổi, NB 6, PVS). Điều này có thể được lí giải là mặc dù các người bệnh đã được bác sỹ và điều dưỡng hướng dẫn giải thích về tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ sinh hoạt và tập luyện, tuy nhiên do đối tượng mắc bệnh chủ yếu là đối tượng đang đi làm không có nhiều thời gian rảnh để tập luyện, nên việc tập luyện diễn ra không thường xuyên và chi được ít hơn 30 phút mỗi ngày. Phần lớn người bệnh có thái độ tuân thủ đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng chiếm 63,3%. Bên cạnh đó vẫn còn 36,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Kết quả phỏng vấn sâu điều dưỡng cũng cho thấy “...Hầu hết người bệnh mắc bệnh khi phải vào khoa điều trị là đã bị LDDTT trong một thời gian dài, nên họ cũng ý thức được việc phải thay đổi chế độ ăn và tập luyện nghỉ ngơi. Ở các phòng bệnh buổi tối tầm 9h là các bác tắt điện đi ngủ, buổi sáng gọi nhau 6h dậy tập thể dục (Nữ, 35 tuổi, DD 5, PVS). Cần khuyên khích người bệnh hoạt động sinh hoạt theo nhóm hoặc theo phòng bệnh để thúc đẩy được ý thức nhắc nhở nhau trong việc tuân thủ điều trị. 4.1.3. Thực hành tuân thủ điều trị LDDTT Phần lớn các người bệnh đều tuân thủ điều trị tốt trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trong đó có 83,3% người bệnh uống thuốc giảm tiết acid dịch vụ, 79,3% người bệnh ngủ đúng giờ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người bệnh chưa thực hiện tốt 13,3% người bệnh vẫn uống rượu bia, 21,7% người bệnh vẫn uống cafe và nước có ga, 26,7% người bệnh hút thuốc lá. Kết quả này phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu người bệnh “...Chúng tôi ăn theo suất ăn của bệnh viên cung cấp thường có nhiều rau, chồng tôi cũng hay mua cam quýt ăn thêm bữa phụ nên từ ngày vào viện tôi đỡ đau bụng hẳn..” (Nữ, 24 tuổi, NB 1, PVS). Điều này dễ hiểu là do điều dưỡng bệnh viện Tuệ Tĩnh được người bệnh đánh giá cao về sự hài lòng, quan tâm chăm sóc nhiệt tình người bệnh. Hầu hết người bệnh đều được điều dưỡng bác sỹ nhắc nhở uống thuốc trong quá trình điều trị tại bệnh viện. Bên cạnh đó vẫn còn 41,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Do vậy cán bộ lãnh đạo khoa phòng cần thường xuyên nhắc nhở điều dưỡng quan tâm đến người bệnh hơn, theo dõi sát sao trong việc tuân thủ điều trị, hướng dẫn người bệnh chế độ ăn và chế độ tập luyện hợp lý..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 19 4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 4.2.1. Mối liên quan kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với giới tính Những người bệnh nữ giới có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nam giới với OR = 1,83. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Điều này có thể được giải thích là do nữ giới thường có xu hướng tìm hiểu sách báo, các trang web thông tin về bệnh hơn nam giới khi bị mắc bệnh. Ngoài ra nam giới thường có xu hướng chủ quan, không coi trọng việc mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy khi can thiệp giáo dục sức khỏe, điều dưỡng bệnh viện cần quan tâm hơn với đối tượng này. Với nhịp sống thế kỉ XXI, nhộn nhịp hối hả thì phụ nữ hay nam giới đều bị cuốn theo với công việc, đôi khi muốn nghỉ ngơi, tránh lo âu căng thẳng nhưng công việc quá nhiều không thể dừng lại, không có thời gian để tập thể dục. Do vậy mà giới tính không liên quan đến thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với OR = 0,23. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Những người bệnh nữ giới thực hành tuân thủ điều trị tốt hơn nam giới với OR = 7,85. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Điều này có thể được giải thích là do trong gia đình người phụ nữ luôn là người chăm lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình và nhắc nhở mọi người uống thuốc, tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó nam giới thường có xu hướng chủ quan về bệnh tật đồng thời đôi khi vì lí do công việc trong các buổi làm việc ngoại giao không thể từ chối được rượu bia các chất kích thích. Do vậy mà nữ giới luôn thực hành tuân thủ điều trị tốt hơn nam giới là điều dễ hiểu 4.2.2. Mối liên quan kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với nghề nghiệp Những người bệnh đang đi làm có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm với OR = 2,4. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này có thể giải thích là do những người bệnh đang trong độ tuổi đi làm là những người bệnh trẻ tuổi, có cơ hội tiếp xúc với một lượng thông tin khổng lồ qua báo mạng. Những người bệnh đã nghỉ hưu là những người cao tuổi, khó khăn trong việc tiếp xúc với thông tin về bệnh tật trên các trang thông tin trên báo mạng, truyền hình. Ngoài ra đối tượng chưa đi làm là trẻ em học sinh, sinh viên còn nhỏ tuổi thường phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cha mẹ, chưa có ý thức tự tìm hiểu thông tin về bệnh. Do vậy, nghề nghiệp liên.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 20 quan với có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng Nghề nghiệp không liên quan đến thực hành và thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với OR = 0,48 . Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Những người đang đi làm có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người nghỉ hưu hoặc chưa đi làm với OR = 1,75. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này có thể được giải thích là do những người đang đi làm có kiến thức về bệnh nhưng lại không có thời gian để chăm sóc bản thân nên việc thực hành tuân thủ gặp khó khăn. Những người bệnh đã nghỉ hưu có nhiều thời gian rảnh nhưng lại không có nhiều kiến thức về bệnh tật do vậy cũng không có thái độ và thực hành tuân thủ điều trị tốt. Do vậy mà nghề nghiệp không liên quan đến thực hành, thái độ tuân thủ điều trị bệnh. 4.2.3. Mối liên quan kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với trình độ học vấn Những người bệnh có trình độ cao thì sẽ dễ dàng tiếp xúc cũng như tiếp thu kiến thức hơn những người bệnh có trình độ học vấn không cao. Những người bệnh trình độ từ THPT trở lên có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nhóm còn lại với OR = 2,1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Do vậy mà những người bệnh có trình độ cao hơn sẽ có kiến thức tốt hơn nhóm còn lại. Những người bệnh trình độ từ THPT trở lên có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm với OR = 2,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những người bệnh có trình độ học vấn cao hiểu được tầm quan trọng của việc phòng và chữa bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh LDDTT do vậy họ luôn ý thức được việc phải tuân thủ trong quá trình điều trị cũng như thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi để rút ngắn thời gian mắc bệnh. Trình độ học vấn không liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với OR = 1,5. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Những người bệnh có trình độ học vấn cao thường quá bận với công việc, đôi khi có kiến thức tốt, thái độ tốt, nhưng do không có thời gian nên thực hành không tốt. 4.2.4. Mối liên quan kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với hoàn cảnh sống Hoàn cảnh sống không ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng với OR = 2,25. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, có tới 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình. Do vậy lượng.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 21 thông tin về bệnh có khắp ở các trang mạng, sách báo. Việc tìm hiểu thông tin về bệnh là một việc rất dễ dàng cho nên việc người bệnh sống một mình hay sống cùng gia đình không ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh của mỗi cá nhân. Những người bệnh sống cùng gia đình thường được gia đình, người thân nhắc nhở quá trình uống thuốc, được gia đình chăm sóc chế độ ăn uống để phù hợp với bệnh tật và nhắc nhở chế độ nghỉ ngơi hợp lý giảm stress. Do vậy những người bệnh sống cùng gia đình có thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT tốt hơn những người bệnh ở một mình với OR = 4,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “...Em chưa lập gia đình, ở trọ một mình, em cũng có đặt lịch nhắc nhở uống thuốc trong điện thoại rồi, nhưng mà cứ bận việc bảo tý nữa uống rồi quên luôn..” (Nam, 27 tuổi, NB8, PVS). Những người bệnh sống một mình thường chủ quan, coi nhẹ bệnh tật cũng như không được ai nhắc nhở. Do vậy những người bệnh sống cùng gia đình có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người sống một mình với OR = 5,3. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 4.2.5. Mối liên quan giữa thái độ tuân thủ thuốc với kiến thức Những người bệnh có kiến thức tốt thì có thái độ tốt hơn nhóm còn lại với OR = 3,2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này có thể được giải thích là những người bệnh có kiến thức tốt sẽ hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh, hậu quả của bệnh đồng thời biết được các biện pháp giảm phòng tránh bệnh như chế độ ăn và luyện tập. Từ đó họ sẽ có thái độ đúng đắn cũng như tư duy tích cực trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến điều trị bệnh. Do vậy điều dưỡng và bác sỹ cần cung cấp nhiều thông tin về bệnh, hướng dẫn cụ thể hướng dẫn liều giờ uống thuốc, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho các người bệnh để họ có thái độ tốt hơn trong việc tuân thủ điều trị. 4.2.6. Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ thuốc với thái độ Những người bệnh có thái độ tốt thì có thực hành tốt hơn nhóm còn lại với OR = 6,0. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.Những người bệnh có thái độ tốt là những người bệnh đã có ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, nắm được hậu quả của việc mắc bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân. Do vậy những người có thái độ tốt là những người thực hành tốt việc tuân thủ điều trị bệnh LDDTT..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 22 4.2.7. Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ thuốc với kiến thức Những người bệnh có kiến thức tốt thì có thực hành tốt hơn nhóm còn lại với OR = 2,5. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kiến thức là cơ sở hình thành năng lực, là nguồn lực để người bệnh tìm được giải pháp tối ưu nhằm tuân thủ điều trị hợp lý. Kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực. Do đó, các điều dưỡng viên tham gia vào công tác chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng cần phải có biện pháp giáo dục, giải thích rất kỹ về tác dụng của tuân thủ thuốc, hướng dẫn người bệnh uống thuốc đúng giờ 1 cách cẩn thận để giúp người bệnh nhận thức được vai trò đúng đắn về tuân thủ thuốc trong điều trị tại bệnh viện và phòng tái phát khi xuất viện. 4.2.8. Yếu tố lãnh đạo quản lý liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh tuân thủ điều trị bệnh LDDTT  Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện với người bệnh luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện. Khẩu hiệu: Người bệnh đến đón tiếp niềm nở, người bệnh ở chăm sóc tận tình, người bệnh về dặn dò chu đáo”, đó là phương châm Ban Giám đốc bệnh viện yêu cầu các cán bộ y tế thực hiện phục vụ người bệnh hướng tới mục tiêu thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh, xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Từ cuộc phỏng vấn sâu các bác sỹ điều dưỡng tại khoa cho thấy bên cạnh các văn bản chỉ đạo về vấn đề giáo dục sức khoẻ cho người bệnh trong quá trình điều trị cùng với sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện, công tác tập huấn nâng cao kiến thức của điều dưỡng bác sỹ về vấn đề khám chữa bệnh và giáo dục sức khoẻ cho người bệnh LDDTT được quan tâm. Kết quả phòng vấn sau điều dưỡng tại khoa cho thấy “... Hàng năm khoa tôi thường phối hợp với các đơn vị trong vào ngoài bệnh viện tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt khoa học về vấn đề giáo dục sức khoẻ cho người bệnh LDDTT. Đồng thời cũng có nhiều cán bộ được cử đi học các khoá học ngắn hạn về vấn đề này...” (Nữ, 37 tuổi, DD5, PVS). Do vậy mà lãnh đạo khoa cũng như lãnh đạo bệnh viện cần thường xuyên cử cán bộ trong khoa tham gia các khoá học ngắn hạn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 23 hơn để cán bộ điều duỡng và bác sỹ được cập nhật kiến thức thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề phục vụ người bệnh tốt nhất.  Công tác kiểm tra giám sát Điều dưỡng được giao nhiệm vụ nhắc nhở việc tuân thủ điều trị của người bệnh hàng ngày trong quá trình điều trị tại khoa. “...“... Hàng ngày cứ tầm 8h sáng tôi đi phát thuốc là nhắc các bác uống luôn. Một số bác lại chưa uống ngay do ăn sáng muộn nên điều dưỡng chăm sóc phải đi nhắc thêm lượt nữa...” (Nữ, 39 tuổi, DĐ6, PVS) PVS). Điều này cho thấy điều dưỡng cần quan tâm hơn đến người bệnh, nhắc nhở thường xuyên đến người bệnh cao tuổi và những người bệnh không có người thân đi cùng. Khi điều trị tại bệnh viện, được các bác sỹ, điều dưỡng nhắc nhở việc tuân thủ điều trị thì người bệnh ít khi quên. Tuy nhiên sau khi ra viện, người bệnh thường không đảm bảo được việc tuân thủ điều trị. Phỏng vấn sâu người bệnh“ ... Cứ về nhà là tôi nhiều việc lại quên mất uống thuốc thôi, rồi cũng không có thời gian để tập thể dục nữa..” (Nữ, 49 tuổi, NB 40, PVS). Điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh các phương pháp để nhắc nhở việc uống thuốc như là cài chế độ lịch nhắc nhở vào điện thoại, nhờ người thân giúp. Ngoài ra điều dưỡng cũng cần có lịch liên hệ nhắc nhở, giám sát người bệnh sau khi ra viện để người bệnh tuân thủ điều trị tốt nhất. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân điều trị Loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Tuệ tĩnh từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 09 năm 2017 có 58,3% BN nữ giới, 41,7% BN là nam giới. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 51,3 18,1 tuổi. Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu đều có trình độ cao đẳng đại học trở lên (40%), là lao động tự do (38,7%) và đã điều trị bệnh > 6 tháng (51,7%). Qua nghiên cứu tôi đưa ra được một số kết luận như sau: 1. Kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017 - Phần lớn bệnh nhân có kiến thức đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng (88,3%). Trong đó 58% bệnh nhân có kiến thức đạt về dấu hiệu bệnh, 99,3% bệnh nhân biết được hậu quả của bệnh, 75% bệnh nhân có kiến thức đạt vè biện pháp phòng tránh tái phát, 65% bệnh nhân có kiến thức đạt về nguyên nhân gây bệnh.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 24 - Phần lớn bệnh nhân có thực hành đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng (58,3%). Bên cạnh đó vẫn còn 41,7% bệnh nhân có kiến thức chưa đạt - Phần lớn bệnh nhân đã có thái độ đạt về tuân thủ điều trị bệnh bệnh loét dạ dày tá tràng (63,3%). Vẫn còn 36,7% bệnh nhân có thái độ chưa đạt. 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của nhóm nghiên cứu. - Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh LDDTT liên quan đến giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị bệnh, mức độ hài lòng của bệnh viên đối với NVYT, mức độ nhắc nhở của NVYT - Thái độ về tuân thủ điều trị bệnh LDDTT liên quan đến nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị bệnh, mức độ hài lòng của bệnh viên đối với NVYT, mức độ nhắc nhở của NVYT - Thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT liên quan đến giới, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh sống, thời gian điều trị bệnh, mức độ hài lòng của bệnh viên đối với NVYT, mức độ nhắc nhở của NVYT - Kiến thức liên quan đến thái độ. Những người có kiến thức tốt thì có thái độ tốt và ngược lại - Thái độ liên quan đến thực hành. Những người có thái độ tốt thì có thực hành tốt và ngược lại - Kiến thức liên quan đến thực hành. Những người có kiến thức tốt thì có thực hành tốt và ngược lại KHUYẾN NGHỊ 1. Hướng dẫn tăng cường sự hỗ trợ của người nhà với người bệnh trong suốt quá trình điều trị. 2. Tiếp tục tăng cường và phát huy công tác tư vấn tuân thủ điều trị, trong mỗi lần người bệnh tái khám. 3. Bệnh viện Tuệ Tĩnh nên có kế hoạch duy trì công tác tập huấn - tư vấn, tuyên truyền sâu rộng cho người bệnh và người nhà người bệnh về Loét dạ dày tá tràng khi đến khám và điều trị. 4. Bệnh viện cần duy trì Hội nghị khoa học về các chuyên đề và bệnh loét dạ dày nói riêng để công tác điều trị và chăm sóc có hiệu quả, cung cấp kiến thức cho người bệnh tuân thủ điều trị và phòng tránh tái phát..

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

×