Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

hực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 94 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------------------------------------. BÙI XUÂN TIẾN. THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ BẮC PHONG, HUYỆN CAO PHONG, HÒA BÌNH NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. HÀ NỘI – NĂM 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG. BÙI XUÂN TIẾN. THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ BẮC PHONG, HUYỆN CAO PHONG, HÒA BÌNH NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS Nguyễn Đức Sơn. Hà Nội – Năm 2020. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> i. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Nguyễn Đức Sơn và Thầy PGS.TS Đào Xuân Vinh người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Y tế công cộng và khoa sau đại học Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Bắc Phong, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Học viên thực hiện. Bùi Xuân Tiến.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ii. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên thực hiện. Bùi Xuân Tiến. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> iii. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKLN. Bệnh không lây nhiễm. BMI:. Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể). ĐTĐ. Đái tháo đường. ĐV:. Động vật. HA:. Huyết áp. HAMT: Huyết áp mục tiêu HATB:. Huyết áp trung bình. HATT:. Huyết áp tâm thu. HATTr: Huyết áp tâm trương ISH: NCD. International Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế) Non-communicable disease (Bệnh không lây nhiễm). NMCT: Nhồi máu cơ tim Quality-Adjusted Life-Year QALY. (Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật). TGMB: Thời gian mắc bệnh THA:. Tăng huyết áp. THCS:. Trung học cơ sở. THPT:. Trung học phổ thông. TTYT:. Trung tâm Y tế. TYT:. Trạm y tế. WHO:. World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới). YTLQ. Yếu tố liên quan. YTNC:. Yếu tố nguy cơ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> iv. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3 1.1. Một số định nghĩa và khái niệm.................................................................. 3 1.1.1. Huyết áp và Huyết áp động mạch ......................................................... 3 1.1.2. Tăng huyết áp ........................................................................................ 3 1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam .................. 14 1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới ............................................... 14 1.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam .......... 17 1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp. .......................................... 20 1.3.1. Tuổi ..................................................................................................... 20 1.3.2. Giới ..................................................................................................... 21 1.3.3. Béo phì ................................................................................................ 21 1.3.4. Ăn nhiều muối ..................................................................................... 22 1.3.5. Ăn nhiều chất béo................................................................................ 23 1.3.6. Ăn thiếu chất xơ .................................................................................. 23 1.3.7. Hút thuốc lá......................................................................................... 24 1.3.8. Thói quen uống rượu........................................................................... 25 1.3.9. Ít hoạt động thể lực ............................................................................. 26 1.3.10. Trình độ học vấn ............................................................................... 27 1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu................................................................. 28 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 30 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 31 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 31 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 31 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ......................................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. ............................................................................ 31. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> v. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. ................................................................. 31 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá. .................................. 32 2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. ...................................................... 32 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................... 34 2.4. Phương pháp thu thập thông tin. ............................................................... 36 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin. ................................................................ 36 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. ................................................................ 36 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu. ............................. 38 2.5. Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 41 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số ........................................................ 41 2.6.1. Sai số ................................................................................................... 41 2.6.2. Biện pháp khống chế sai số................................................................. 41 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 42 2.8. Hạn chế của đề tài. .................................................................................... 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 43 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 43 3.2. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong ................................ 48 3.3. Một số yếu tố liên quan đến THA. ............................................................ 53 Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 59 4.1. Về thực trạng bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong huyện Cao phong tỉnh Hòa Bình năm 2020. ...................................................................... 59 4.2. Một số yếu tố liên quan đến THA. ............................................................ 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 70 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................... 73 PHỤ LỤC 1: ....................................................................................................... 79 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 85.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> vi. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI ................................................... 4 Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH 1999...................................... 4 Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................... 32 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n=460)..................... 43 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (n=460) ......................... 44 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu (n=460) ................................................................................................................ 44 Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo công việc hiện tại (n=460) ........ 45 Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=460) ........... 45 Bảng 3.6. Phân bố chỉ số BMI theo giới tính (n=460) ........................................ 46 Bảng 3.7. Phân bố chỉ số BMI theo nhóm tuổi (n=460) ..................................... 46 Bảng 3.8. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo giới (n=460) .............................. 47 Bảng 3.9. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo nhóm tuổi (n=460) .................... 47 Bảng 3.10. Phân bố đối tượng theo chỉ số nhân trắc và giới tính (n=460) ......... 48 Bảng 3.11. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong (n=460) .......... 48 Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ THA theo giới tính (n=460)........................................ 49 Bảng 3.13. Phân bố đặc điểm tăng huyết áp theo giới tính (n=460)................... 50 Bảng 3.14. Phân bố THA theo nhóm tuổi (n = 460) (n=460) ............................. 50 Bảng 3.15. Phân bố THA theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu (n=460) .......... 51 Bảng 3.16. Phân bố THA theo công việc hiện tại (n= 460) ................................ 51 Bảng 3.17. Phân bố THA theo trình độ học vấn (n = 460) ................................. 52 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính và tình trạng bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=460) ................................................................................... 53 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với THA (n=460) ............................. 54 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=460)............................................................................. 54 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tình trạng huyết áp (n=460) ..... 55. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> vii. Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc với tình trạng huyết áp (n=460) ............................................................................................................................. 55 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với THA (n=460) ................. 56 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên uống rượu bia với THA (n=460) ................................................................................................................ 56 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật với THA (n=460) ....................................................................................................... 57 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên vận động thể lực với THA (n=460) ................................................................................................................ 57 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với THA (n=460) .................... 58. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................... 40 Biểu đồ 2.2. Phố bố đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA……………….. 49 Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ THA……53.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học trên nhiều lĩnh vực, người ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh dân số già do tuổi thọ ngày càng cao. Sự gia tăng nhanh dân số già là mối quan tâm chung của các nước phát triển và các nước đang phá triển vì nó đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết thuộc nhiều lĩnh vực như xã hội, kinh tế, y tế … . Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Người cao tuổi thường có bệnh mạn tính, trong đó tăng huyết áp là bệnh mạn tính phổ biến nhất. trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam là một trong số những quốc gia già hóa dân số nhanh nhất trong khu vực. Trong năm 2013 tỷ lệ người cao tuổi đã lên tới 10,5% tổng dân số [12]. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Theo Nghiên cứu của Hoàng Phương Thủy năm 2016 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) chiếm 51,29 % [34], Nguyễn Thanh Ngọc năm 2007 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi chiếm 37,6% trong đó nam giới cao tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn nữ giới cao tuổi [19]. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008, ở người lớn (≥60 tuổi) tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 47,8% nghĩa là cứ 2 người cao tuổi ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp; năm 2012 tỷ lệ tăng huyết áp ở người >75 tuổi là 69.8%, trong đó nam là 70,5% và nữ là 68,8% [40]. Đến điều tra mới 2015-2016, có đến 47,3% người dân từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, số ca tăng huyết áp được phát hiện đã tăng từ 48,4% lên 60,9%. Còn người tăng huyết áp được điều trị tăng từ 61,1% lên 92,8%. Như vậy, với dân số gần 100 triệu người thì số người tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên ở Việt Nam ước tính khoảng 17,1 triệu người. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp;. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được [41]. Xã Bắc Phong là một xã thuộc huyện miền núi Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tại đây đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, các chương trình thực hiện phòng chống Tăng huyết áp đã được triển khai song hiệu quả còn chưa cao. Vì vậy, một số câu hỏi như Thực trạng bệnh tăng huyết áp của người cao tuổi tại xã Bắc Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến bệnh tăng huyết áp của người dân ở đây?…Để trả lời các câu hỏi đó và nhằm cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý y tế ở địa phương về thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi và đưa ra những khuyến cáo ban đầu trong việc kiểm soát huyết áp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng bệnh Tăng huyết áp của người cao tuổi tại xã Bắc Phong - Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2020. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của nhóm đối tượng nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Một số định nghĩa và khái niệm 1.1.1. Huyết áp và Huyết áp động mạch * Huyết áp: Là áp lực máu cần thiết làm máu lưu thông trong hệ tuần hoàn, đưa máu đến các mô trong cơ thể. Trong hệ mạch máu có huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch, huyết áp mao mạch. Huyết áp động mạch gồm có: - Huyết áp tâm thu (còn gọi là huyết áp tối đa) là trị số huyết áp cao nhất đo được trong chu kỳ tim. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Huyết áp tâm thu thay đổi theo tuổi, giới, trạng thái hoạt động của cơ thể. Trị số bình thường ở người trưởng thành là 90 - 140 mmHg [9]. - Huyết áp tâm trương (còn gọi là huyết áp tối thiểu) là trị số huyết áp thấp nhất đo được trong chu kỳ tim, đo được lúc tim giãn (tâm trương), do lực đàn hồi của động mạch tác động lên máu trong động mạch. Huyết áp tâm trương thay đổi theo tình trạng của thành động mạch. Trị số bình thường dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg [9]. 1.1.2. Tăng huyết áp 1.1.2.1. Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người được gọi là tăng huyết áp (THA) khi có một trong hai hoặc cả hai trị số tăng cao hơn giá trị bình thường: Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90 mmHg. Trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [49].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm tăng huyết áp của Tổ chức Y tế thế giới được trình bày ở trên. Khái niệm này cũng trùng hợp với khái niệm mà Bộ y tế và các chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [38]. 1.1.2.2. Phân loại và các giai đoạn của THA Các giai đoạn của THA phân loại như sau: Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI Mức độ. Tâm thu (mmHg). Tâm trương (mmHg). Tối ưu. <120. <80. Bình thường. <130. <85. Bình thường cao. 130 – 139. 85 – 89. THA giai đoạn I. 140 – 159. 90 – 99. THA giai đoạn II. 160 – 179. 100 – 109. THA giai đoạn III. ≥180. ≥110. Nguồn : JNC VI [9] Với 2 lần đo, khi huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương cho các giá trị khác nhau thì mức độ tăng huyết áp được xác định ở kết quả đo cao nhất [9]. Đến năm 1999, để hòa hợp với phân loại của JNC VI, Hội tăng huyết áp thế giới ISH (Internationnal Society ofHypertension) đã đưa ra cách phân loại tăng huyết áp mới: dùng từ “độ” thay cho “ giai đoạn” vì từ giai đoạn chỉ sự tiến triển theo thời gian, do đó không phù hợp cho phân độ. Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH 1999 Loại. HATT (mmHg). HATTr (mmHg). Tối ưu. <120. <80. Bình thường. <130. <85.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 5. Bình thường cao. 130 – 139. 85 – 89. THA độ I. 140 – 159. 90 – 99. THA độ II. 160 – 179. 100 – 109. THA độ III. ≥180. ≥110. THATT đơn thuần. ≥140. <90. Phân nhóm giới hạn. 140 - 149. 90 - 94. Phân nhóm giới hạn. 140 - 145. <90. Nguồn WHO/ISH 1999 [21]. Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cho các giá trị khác nhau thì loại tăng huyết áp được xác định ở kết quả đo cao nhất [9]. Ví dụ: Huyết áp đo được 160/92mmHg là THA độ II. Huyết áp đo được 170/120mmHg là THA độ III. * Cách phân loại tăng huyết áp ở Việt Nam [9]: Theo đề nghị của Phạm Gia Khải và các cộng sự thì ở Việt Nam cả hai cách đều có thể áp dụng và khi dùng cách nào chúng ta phải ghi rõ. Tuy nhiên JNC VI ngày càng có giá trị thực tế khi các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tăng huyết áp đang gia tăng. Xơ vữa động mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, tuổi đời kéo dài... và khả năng chẩn đoán các tổn thương ở các cơ quan đích, xác định các yếu tố nguy cơ được cải thiện hơn. 1.1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp Các bệnh không lây nhiễm thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà chỉ có các yếu tố góp phần làm bệnh phát triển gọi là yếu tố liên quan (YTLQ). Theo Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố liên quan là bất cứ thuộc tính, đặc điểm nào làm tăng khả năng mắc bệnh không lây nhiễm. Các yếu tố liên quan của bệnh không lây nhiễm gồm: Hành vi lối sống, môi trường và các yếu tố sinh học. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 6. [33]. Khi các cá thể phơi nhiễm với các YTLQ một thời gian dài (thường là hàng chục năm) sẽ dẫn tới nguy cơ trung gian hay còn gọi là tình trạng tiền bệnh. Nếu không có các giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ trung gian mà vẫn tiếp tục phơi nhiễm với các YTLQ sẽ dẫn tới các BKLN như tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Và hậu quả tất yếu của những bệnh này là tử vong và tàn tật [34]. - Một số yếu tố hành vi lối sống Các YTLQ thuộc về hành vi lối sống vô cùng quan trọng trong BKLN. Một số nước, ví dụ như Nhật Bản gọi BKLN là những bệnh liên quan đến lối sống. Kiểm soát tốt các YTLQ này là cách hiệu quả nhất trong phòng bệnh BKLN. Theo WHO, 80% bệnh tim mạch, đái tháo đường có thể phòng được thông qua thực hiện lối sống lành mạnh loại bỏ các YTLQ hành vi [35]. Theo khảo sát quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam của Bùi Văn Tân và cộng sự năm 2016 cho thấy, tỷ lệ những người hút thuốc hiện tại (nam 57,7%, nữ 1,7 %), và người uống rượu (nam 25,11%, nữ 0,63%) và ở các khu vực có sự khác biệt về chế độ ăn uống, tỷ lệ dân số đô thị có chỉ số BMI trung bình cao hơn và tỷ lệ hoạt động thấp hơn[35]. Theo nghiên cứu của tác giả Hồng Mùng Hai (2014), các yếu tố như chỉ số khối lượng cơ thể, tỷ số vòng eo/vòng mông, béo bụng và ăn mặn đều có liên quan đến tăng huyết áp [25]. Tác giả Élodie Giroux (2013), thực hiện nghiên cứu Framingham về tim (được gọi tắt là nghiên cứu Framingham), là một nghiên cứu dài hạn về hệ tim mạch tiến hành trên các cư dân thị trấn Framingham, bang Massachusetts, Mỹ. Kết quả tìm thấy từ nghiên cứu Bramingham đã giúp xác định được các 06 yếu tố liên quan chính của các bệnh tim mạch, bao gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường và lối sống ít vận động . Tại Trung Quốc có một nghiên cứu thuần tập trên quy mô lớn (Chinese Multi-provincial Cohort Study - CMCS) thực hiện trên 16.552 người sống ở 11 tỉnh và 3.118 người sống ở Bắc Ninh, tuổi từ 5 đến 64, không có bệnh 13 mạch vành, được theo dõi từ 1992 đến 2002. Vào lúc kết.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 7. thúc nghiên cứu có 191 ca mắc bệnh mạch vành và 625 ca chết [36]. Nghiên cứu dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại Việt Nam (2001 2009) của tác giả Nguyễn Lân Việt cho thấy, các yếu tố nguy cơ tim mạch chính khá phổ biến trong cộng đồng người trưởng thành ở Việt Nam, đa số các yếu tố nguy cơ này là đi với nhau thành chùm. Do đó, việc kiểm soát từng yếu tố nguy cơ riêng rẽ sẽ thu được lợi ích không nhiều so với việc can thiệp tác động đồng thời lên nhiều yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối tương quan “kiểu chữ U” giữa số huyết áp và BMI, điều này cho thấy gánh nặng THA khá nổi cộm ngay cả trên người gầy, đối tượng thường bị xem nhẹ trong các chương trình bệnh lý tim mạch. Đỗ Thái Hoà và cộng sự, nghiên cứu trên 1.200 đối tượng trung niên (40 - 59 tuổi), thuộc 4 xã thuần nông của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu xác định được mối liên quan giữa tỷ lệ tăng huyết áp và nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số BMI, số đo vòng mông với các OR từ 1,84 - 2,24, p< 0,05 [26]. Hút thuốc (lá, lào): Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 - 4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này. Tác giả Aurelio Leone nghiên cứu về hút thuốc và tăng huyết áp, cho thấy có bằng chứng có sự kết hợp của hút thuốc với tăng huyết áp theo cấp số nhân làm tăng nguy cơ tim mạch [37]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc với THA (p < 0,05) [38]. Tác giả A Stallones Reuel (2015), nghiên cứu mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch vành, cho thấy hút thuốc là liên quan đến nguyên nhân của bệnh tim mạch. Lạm dụng rượu, bia: Theo quy chuẩn của WHO, lượng rượu, bia uống trung bình trên ngày trên 4 đơn vị chuẩn đối với phụ nữ và trên 5 đơn vị 14 chuẩn đối với nam được coi là lạm dụng rượu bia [29]. Theo tác giả Phan Thị Kim Liên, uống nhiều rượu (> 3 xuất/ngày, mỗi suất khoảng 148 ml rượu vang hay 1 lon bia) có nguy cơ THA gấp 2 - 3 lần bình thường [39]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 8. Dương, Lê Thị Hương, Nguyễn Văn Hiến (2013) tại Hà Nam cũng cho thấy uống rượu có mối liên quan với THA (OR = 1,19; CI95%: 0,85-1,67) [38]. Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều muối: Phân tích gộp của Feng JoHe và cộng sự (2004) cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ giảm muối và mức độ giảm huyết áp, so với điều trị thông thường, chế độ ăn giảm muối làm giảm huyết áp 2,6/1,1 mmHg [40]. Nhiều nghiên cứu dịch tễ và thử nghiệm lâm sàng cho thấy có mối liên quan giữa chế độ ăn giảm muối và con số huyết áp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người bình thường chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/người/ngày [33][39][34]. Lê Đức Hạnh và cộng sự (2013), nghiên cứu trên 115 bệnh nhân có tăng huyết áp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả, những yếu tố nguy cơ chính của THA nguyên phát lần lượt là: tuổi cao > 60 chiếm 57,39%; rối loạn lipid máu 88,69%; đái tháo đường 33,91%; ăn mặn 21,74%. Tỷ lệ bệnh nhân không biết mình bị THA chiếm tỷ lệ cao 33,04%; tỷ lệ người biết mình bị THA mà không điều trị cũng cao 30,04%; tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát được huyết áp mục tiêu chỉ đạt 21,74% [41]. Tác giả Hồng Mùng Hai (2014), nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho thấy, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,1 lần [25]. Ăn ít rau quả: Khoảng 2,7 triệu người trên thế giới được cứu sống nếu khẩu phần ăn có đủ rau xanh; 26,7 triệu (1,8%) DALY toàn cầu là do khẩu phần ăn không có đủ rau xanh [42]. Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do ăn thiếu rau xanh gây ra thì bệnh tim mạch chiếm 85%, ung thư 15%. WHO khuyến nghị ăn ít nhất 400g rau, quả/ngày, dung môi hòa tan vitamin (A, D, 15 E, K), tạo năng lượng… Sử dụng nhiều chất béo gây thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa và NCD. Tăng cholesterol máu ước tính gây ra 56% bệnh mạch vành toàn cầu, tương đương 4,4 triệu tử vong (7,9%), 40,4 triệu DALY (2,8%). Thay thế việc sử dụng nhiều chất béo no nguồn gốc động vật bằng chất béo không no nguồn gốc thực vật được chứng minh giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2 và bệnh mạch vành [34][39]..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 9. Ít hoạt động thể lực: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, do kinh tế phát triển, cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất hơn làm cho con người dễ sa vào lối sống ít vận động thể lực, bên cạnh đó một chế độ ăn uống không hợp lý (quá nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt...), lối sống luôn căng thẳng nhất là ở các thành phố lớn tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển, trong đó THA chiếm một tỷ lệ không nhỏ [33][13]. - Một số yếu tố sinh học: Tỷ lệ THA tăng theo tuổi, có hơn một nửa số người ở độ tuổi 60 - 90 và ba phần tư số người 70 tuổi trở lên bị THA. Nghiên cứu của Élodie Giroux và cộng sự (2013) sử dụng mô hình Bramingham đã đưa ra nguy cơ trong toàn bộ cuộc đời, THA là gần 90% cho cả nam và nữ, những người chưa bị THA ở tuổi 55 hoặc 65 và sống tới độ tuổi 80 - 85. Kể cả sau khi đã hiệu chỉnh cho các nguyên nhân tử vong, nguy cơ THA trong toàn bộ cuộc đời còn lại vẫn là 86 - 90% với nữ và 81 - 86 % đối với nam. Tỷ lệ tiến triển thành THA trong 4 năm là 50% ở nhóm 65 tuổi trở lên và có huyết áp ở mức 130-139/85-89 mmHg, 26% ở những người có HA trong khoảng 120-129/80-84 mmHg [43]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cân nặng cơ thể và huyết áp động mạch. Với những người có cân nặng cao, nếu giảm bớt cân nặng, huyết áp động mạch cũng giảm. Theo nghiên cứu của Đào Thu Giang cho thấy BMI và béo bụng có liên quan khá chặt chẽ với THA nguyên phát [44]. Yếu tố nguy cơ THA nguyên phát ở những bệnh nhân thừa 16 cân và béo phì cao hơn rõ rệt so với nhóm không thừa cân. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và tỷ lệ phần trăm mỡ ở nữ cao hơn so với nam giới. Có một mối tương quan dương đáng kể giữa BMI, tỷ lệ phần trăm chất béo và huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương. Các đối tượng thừa cân, béo phì có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn những người có chỉ số BMI bình thường [45][19]. Đỗ Thái Hòa, Trương Việt Dũng và cộng sự (2013), xác định có mối liên quan giữa tỷ lệ THA và nhóm tuổi, giới tính, chỉ số BMI, số đo vòng mông [26]. Theo Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh, tuổi càng cao nguy cơ mắc THA càng cao [27]. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 10. 1.1.2.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và hậu quả của THA Trong hơn 40 năm gần đây hầu như các nhà sinh lý và lâm sàng tim mạch đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu để giải thích cơ chế tăng huyết áp. Có một số vấn đề đã được xác định, song còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ. Dưới đây là một số cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp đã được công nhận [4]. * Tăng huyết áp nguyên phát: chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp, cơ chế bệnh sinh đến nay chưa được rõ ràng, người ta cho rằng một số yêu tố sau có thể gây tăng huyết áp. - Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Trường hợp này thường gặp ở người trẻ tuổi, khi tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng hoạt động của cơ tim dẫn đến tăng cung lượng tim. Hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt làm tăng sức cản ngoại vị để dẫn đến hậu quả tăng huyết áp. - Vai trò của Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAA): Renin là một enzym được các tế bào quanh thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có yếu tố kích thích. Các tế bào cơ trơn trên thành mao động mạch đến của tiểu cầu thận nhận trách nhiệm nhận cảm áp lực của động mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra renin để điều hòa huyết áp, duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng độ muối trong huyết tương và khích thích thụ cảm thể beta adrenecgic. - Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp [4]: Đã từ lâu người ta biết vai trò của natri trong tăng huyết áp có thực nghiệm và điều trị theo Tubian (1954): Lượng natri và nước có trong vách động mạch cao hơn một cách rõ rệt ở người và xúc vật có tăng huyết áp. Theo Braun Wald (1954): Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp tiên phát thực hiện ở hai vị trí:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 11. + Stress (tác nhân gây bệnh): Ở những người ăn nhiều natri (do thói quen trong gia đình), khả năng lọc của thận tăng nhưng cũng tăng tái hấp thu nước làm thể tích máu tăng. + Màng tế bào có sự tăng thẩm thấu di truyền đối với natri, calci vào trong tế bào của cơ trơn mạch máu, dẫn đến tăng tính co mạch, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. - Giảm chất điều hòa huyết áp: Postaglandin E2 và kalikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ calci máu tăng calci niệu. Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chê gây nên tăng huyết áp. - Một số yếu tố tác động làm bệnh tăng huyết áp nặng lên: + Yếu tố di truyền và tính gia đình: Người da đen có tỷ lệ tăng huyết áp cao và nặng hơn các chủng tộc khác. + Chế độ và tập quán ăn mặn đều liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp. + Béo: Người béo dễ bị tăng huyết áp, để đánh giá về béo người ta dựa vào chỉ khối cơ thể [13]. Bình thường BMI = 18,5 – 25 kg/m2. Khi BMI > 25 là béo phì. + Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày và uống rượu trên 100ml/ngày liên tục trong 3 năm là những nguy cơ gây tăng huyết áp. + Rối loạn chuyển hóa lipit máu là nguy cơ quan trọng gây tăng huyết áp, đặc biệt là người có “tâm chướng lipit”. * Tăng huyết áp thứ phát: Khoảng 5% tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng đó là: - Bệnh thận: Các bệnh của nhu mô thận đều gây tăng huyết áp thứ phát. Cơ chế do tăng thể tích trong lòng mạch hoặc tăng hoạt độ của renin – angiotensin – aldosteron. Tăng huyết áp do thận ở trẻ em chiếm một tỷ lệ rất cao [4].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 12. - Tăng huyết áp do dị dạng mạch máu thận: Hẹp động mạch thận chiếm 1 – 2% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp. - Cường aldosteron: Tổn thương thường thấy là u tuyến thượng thận. - U tủy thượng thận: Chiếm 1 – 2% tổng số bệnh nhân THA. - Hẹp eo động mạch chủ: Tăng ở phần trước chỗ hẹp và giảm ở phần sau chỗ hẹp. - Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai: Bệnh tăng huyết áp xuất hiện hoặc nặng lên khi có thai là một trong những nguyên nhân gây tử vong của người mẹ cũng như thai nhi. Tỷ lệ tử vong của mẹ là 10%, của con là 33% [30]. - Sử dụng Oestrogen: Sử dụng kéo dài sẽ gây tăng huyết áp vì oestrogen gây tăng tổng hợp tiền chất renin. Đây cũng là dạng phổ biến nhất của tăng huyết áp thứ phát. Cơ chế do tăng hoạt động của R.A.A do oestrogen kích thích tổng hợp angiotensin và làm tăng angiotensin II làm cường aldosteron thứ phát. Trong trường hợp này chỉ xảy ra ở 5% phụ nữ sử dụng thuốc và huyết áp ở trở lại bình thường sau 6 tháng dừng thuốc [4]. - Ngoài ra dùng corticoid kéo dài, cường tuyến giáp cũng gây THA. - Các nguyên nhân khác: Tăng huyết áp kết hợp với tăng kali máu, bệnh to đầu chi, tăng can xi máu do cường tuyến cận giáp. 1.1.2.5. Các nguyên tắc điều trị * Nguyên tắc chung Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 13. tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [36]. * Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc gia và Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng, bao gồm: - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: + Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày). + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no. - Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. - Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh. - Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh: cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 14. - Tránh bị lạnh đột ngột. - Những khuyến cáo trên được đưa ra dựa trên những bằng chứng nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và tử vong đối với người tăng huyết áp và cần được áp dụng tối đa trên người bệnh để tăng cường hiệu quả điều trị tăng huyết áp [37]. 1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu của tử vong không những ở các quốc gia đã phát triển mà ngay cả quốc gia đang phát triển. Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới (17/50 triệu ca tử vong) trong đó 80% tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính đã được khẳng định là THA, tỷ lệ THA trên thế giới từ 10- 20% đối với người trên 18 tuổi. Tăng huyết áp đã ảnh hưởng đến một tỷ người trên toàn thế giới, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng huyết áp tăng lên hiện nay giết chết khoảng 9,4 triệu người mỗi năm [11]. Trước sự gia tăng và tác động to lớn của THA, WHO (2001) đã có báo cáo toàn cầu về tăng huyết áp: “kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu”. Theo đó, người lớn trên thế giới có tỷ lệ THA là 28,5% (27,3- 29,7%) ở các nước thu nhập cao và 31,5% (30,2 - 32,9%) ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ THA chuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6% ở các nước có thu nhập cao nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ nhận thức (58,2% so với 67,0%), điều trị (44,5% so với 55,6%), và kiểm soát (17,9% so với 28,4%) tăng đáng kể ở các nước thu nhập cao, trong khi nhận thức (32,3% so với 37,9%) và điều trị (24,9% so với 29,0%) tăng ít hơn, và kiểm soát (8,4% so với 7,7%) thậm chí giảm nhẹ ở các nước thu nhập thấp và trung bình [11]. Tài liệu này cũng hướng dẫn để bệnh nhân THA có thể phòng ngừa và điều trị được và làm thế nào để các chính phủ,.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 15. nhân viên y tế, khu vực tư nhân, gia đình và cá nhân cùng hợp sức để giảm sự tăng huyết áp và tác động của nó. Dữ liệu từ các cuộc điều tra quốc gia và khu vực khác nhau cho thấy THA là phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Một số yếu tố nguy cơ THA dường như phổ biến hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển [13]. Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật năm 2001. Cứ 10 người lớn trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc THA, và ước tính 9 trong số 10 người lớn sống đến 80 tuổi sẽ bị THA. Hai phần ba số người bị THA là ở các nước đang phát triển [14]. Tara Kessaram, Jeanie McKenzie và cộng sự (năm 2015) nghiên cứu về các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ ở quần thể người lớn ở một số quần đảo thuộc Thái Bình Dương: kết quả từ phương pháp tiếp cận theo phương pháp của WHO về giám sát, cho thấy tỷ lệ THA đã vượt quá 25% ở một số quần thể. Ở Ấn Độ (năm 2014), tác giả Anchala, Raghupathy và cộng sự tiến hành một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về sự phổ biến, nâng cao nhận thức và kiểm soát tăng huyết áp đối với người lớn (≥18 tuổi) tại một số vùng nông thôn và thành thị của Ấn độ. Qua tổng hợp 142 bài viết trong tổng số 3.047 bài viết, kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung của Ấn Độ là 29%, nông thôn 25% và thành thị là 33%. Trong số này, 25% người dân ở nông thôn và 42% người dân ở đô thị nhận thức được tình trạng THA của họ. Chỉ có 25% người THA ở nông thôn và 8% người THA ở đô thị đang được điều trị THA. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở người THA thuộc khu vực nông thôn và khu vực đô thị lần lượt là 10% và 20% [16]. Một điều tra về sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ liên quan trong dân số trưởng thành ở Bangladesh (2011) trên mẫu đại diện là 7.876 người tuổi từ 35 tuổi trở lên, sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố nguy cơ đối với nhận thức, điều trị và kiểm soát THA. Kết quả: Nhìn chung, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi của tiền THA và THA lần lượt là 27,1% và. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 16. 24,4%. Trong số những bệnh nhân bị tăng huyết áp thì chỉ có 50,1% biết về tình trạng HA của họ, 41,2% là trong điều trị, nhưng chỉ có 1,4% đạt huyết áp mục tiêu[17]. Tại Rumani các tác giả tổ chức hai (02) cuộc điều tra cắt ngang cách 7 nhau 7 năm, cuộc thứ nhất với 2.017 cá nhân tuổi từ 18-85, tỷ lệ tham gia nghiên cứu 45%, cuộc thứ hai với 1.975 cá nhân tuổi từ 18-80, tỷ lệ tham gia nghiên cứu 69%, bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi, đo huyết áp và các số đo nhân trắc học trong hai nghiên cứu. Tỷ lệ THA ở Rumani là 40,41%, nhận thức đúng về THA là 69,55%, trong đó với 59,15% cá nhân THA được điều trị, tỷ lệ kiểm soát được HA là 25%. Qua 7 năm, đã giảm 10,7% về tỷ lệ THA, gia tăng 57% trong nhận thức của THA và tăng 52% trong điều trị tăng huyết áp, dẫn đến gần như tăng gấp đôi tỷ lệ kiểm soát của THA [18]. Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ (2012), các tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá dịch tễ học hiện tại của tăng huyết áp, bao gồm mức độ phổ biến của nó, nhận thức, điều trị và kiểm soát huyết áp để đánh giá những thay đổi trong các yếu tố này trong 10 năm qua bằng cách so sánh kết quả với sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở Thổ Nhĩ Kỳ từ dữ liệu nghiên cứu năm 2000, cũng như đánh giá các thông số ảnh hưởng đến nhận thức và kiểm soát huyết áp. Kết quả: Mặc dù tỷ lệ THA ở 2 cuộc điều tra đã ổn định ở mức khoảng 30%, song nhận thức về THA, điều trị và tỷ lệ kiểm soát THA đã được cải thiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung, 54,7% bệnh nhân THA đã nhận thức đúng về bệnh của họ trong năm 2012 so với 40,7% trong năm 2000. Tỷ lệ điều trị tăng huyết áp tăng từ 1,1% năm 2000 lên 47,4% vào năm 2012, và tỷ lệ kiểm soát ở bệnh nhân THA tăng từ 8,1% năm 2000 lên 28,7% trong năm 2012. Tỷ lệ kiểm soát THA ở bệnh nhân điều trị được cải thiện giữa năm 2000 (20,7%) và năm 2012 (5,9%). Qua các số liệu nêu trên đây đã cho thấy, vẫn còn một số lượng lớn của THA không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ ở Thổ Nhĩ Kỳ[19]. Nghiên cứu của các tác giả Norm Campbell, Pedro Ordunez và cộng sự (2017): Thực hiện các chỉ số hiệu suất được chuẩn hóa để cải thiện kiểm soát huyết áp ở cả cấp độ dân cư và tổ chức chăm sóc sức khoẻ, các tác giả đã đưa 8 ra các khuyến nghị sửa đổi từ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 17. cuộc họp của chuyên gia về Tổ chức Y tế Hoa Kỳ về "các chỉ số hoạt động" được sử dụng để đánh giá các thực hành lâm sàng. Như vậy, quản lý huyết áp sẽ vẫn là vấn đề sức khoẻ quan trọng trên toàn cầu và các kết quả đo lâm sàng là một thành phần quan trọng để hiểu gánh nặng toàn cầu và đánh giá tác động của các can thiệp [20]. Các tác giả Tej K. Khalsa, Norm R.C. Campbell và cộng sự (2015) tiến hành đánh giá nhu cầu các tổ chức THA Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình phòng ngừa và kiểm soát THA cho thấy: Ở khu vực Châu Phi, THA là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ hiện mắc THA ở người lớn trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ THA đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi vùng hạ Sahara [16]. Theo tác giả Sarki, Ahmed M. MSc và cộng sự (2015), báo cáo đánh giá về phòng, chống THA ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Qua báo cáo nêu trên cho thấy gánh nặng đối với bệnh tim mạch chiếm 29% số ca tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở tất cả các nước (Haiti, Bolivia và Nicaragua). Mỗi năm, có khoảng 1,6 triệu người chết do các bệnh này ở khu vực này, nửa triệu người trong số họ chết trước 70 tuổi. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh mạch não, ảnh hưởng từ 20% đến 40% người lớn trong khu vực này. Ở Châu Mỹ Latinh và Caribê, một khu vực có sự chênh lệch về kinh tế xã hội và các quốc gia ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi dịch tễ, việc phòng ngừa và kiểm soát THA đã được ưu tiên nhưng khá không đồng đều [21]. Diễn đàn kinh tế Thế giới dự báo, đến năm 2025, gần ba phần tư người bị THA sẽ sống ở các nước đang phát triển. Diễn đàn này cũng mô tả các NCD như là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế, dự báo một sự mất mát tích lũy trong sản lượng kinh tế toàn cầu là 47 nghìn tỷ USD, hay 5% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030 [4]. 1.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam Tại hội thảo quốc tế về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Hà Nội, số liệu đưa ra cho thấy Việt Nam có hơn 7 triệu người cao tuổi, chiếm 10% dân số.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 18. Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam đang trở thành thách thức đối với kinh tế - xã hội. Tại hội thảo này, theo các chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế người cao tuổi cao gấp 7 lần so với người trẻ nếu không có các giải pháp thích hợp. Người cao tuổi mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, nội tiết, trầm cảm, mất trí nhớ, các bệnh về xương khớp..., ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi [1], [6]. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tỉnh Hải Dương trên cơ sở điều tra 3.117 người cao tuổi tại cộng đồng, tác giả Nguyễn Đăng Phải đã đưa ra tỷ lệ tăng huyết áp là 28,2%, trong đó nam cao hơn nữ (30,3% so với 26,7%) [19]. Năm 2006, Đinh Thị Hương nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật người cao tuổi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thấy tỷ lệ THA là 19,5% [21]. Trong khi đó, Viện chiến lược và Chính sách y tế năm 2006 đã đưa ra tỷ lệ tăng huyết áp của người cao tuổi qua điều tra 7 tỉnh trong cả nước (bao gồm Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Bà Rịa – Vũng Tàu và Vĩnh Long) là 28,4%. Theo Phạm Thắng khi nghiên cứu tình hình bệnh tật của người cao tuổi tại 3 xã, phường thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam: Phường Phương Mai (Hà Nội), xã Phú Xuân (Huế) và xã Hòa Long (Bà Rịa – Vũng Tàu) thấy nổi bật trong bệnh tim mạch là tăng huyết áp (HA ≥ 140/90mmHg), tỷ lệ tăng huyết áp là 45,6%, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi ≥ 75 là 54,6%, cao hơn một cách rõ rệt so với nhóm 60 – 74 tuổi là 42%. Tỷ lệ huyết áp tâm thu đơn độc là 24,8%. Có 18,5% người cao tuổi bị tụt huyết áp tư thế. Thứ hai là bệnh mạch vành 9,9%, biểu hiện bằng đau ngực trên lâm sàng và thay đổi trên điện tâm đồ. Tỷ lệ suy tim là 6,7%, chủ yếu ở những người tăng huyết áp, suy vành, bệnh van tim, suy tĩnh mạch chi dưới cũng thường gặp, tỷ lệ là 16,1% [27]..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 19. Theo Nguyễn Đức Hoàng, Dương Vĩnh Linh, Trần Hữu Dàng, Nguyễn Dung và cộng sự (2004), khi tiến hành nghiên cứu trên 227 cụ tại xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở nữ cao hơn nam, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Tỷ lệ tăng huyết áp là 40,53%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với người không tăng huyết áp (p< 0,01). Có sự tương quan chặt chẽ giữa tuổi với huyết áp tâm thu (p<0,001), huyết áp tâm trương (p<0,05). Tương quan thuận giữa BMI với VB/VM (p<0,001) và tuổi (p<0,01) [8] Tại Khánh Hòa, năm 2008 Trương Tân Minh, Lê Tấn Phùng và cộng sự khi nghiên cứu 2.240 người cao tuổi thấy kết quả tỷ lệ tăng huyết áp ở Khánh Hòa là khá cao: 48,1% (95% độ tin cậy: 46,0% - 50,2%). Tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (52,2% so với 45,4%), người Kinh cao hơn người Raglai (48,5% so với 29,7%). Có mối tương quan giữa tăng huyết áp với chỉ số BMI và tuổi [14]. Theo Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh và cộng sự nghiên cứu về: Tăng huyết áp ở người dân 40-79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA của nhóm đối tượng nghiên cứu là 5,7%, tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ là 1,53 lần [11]. Nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011, cho thấy: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 207 người cao tuổi (người từ 60 tuổi trở lên). Kết quả cho thấy 45% người cao tuổi bị THA, trong đó có hơn 1/ người cao tuổi không biết mình bị THA [12]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc và cộng sự năm 2007 trên 210 người cao tuổi (trên 60 tuổi) đang sinh sống tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung: 37,6%, trong đó nam THA 48,5%, nữ THA 32,4%. Nhóm tuổi từ 70 tuổi đến 79 tuổi có tỷ lệ THA là 47,1%, nhóm người từ 60 tuổi đến 69 tuổi: 31,7%, người trên 80 tuổi:. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 20. 45,5%. Tỷ lệ tiền THA tâm thu chiếm 29,5%, nam giới: 33,8 % và nữ giới: 27,5%. THA tâm thu giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ 23,8%, THA tâm thu giai đoạn 2: 10,0% [10]. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ trên phạm vi toàn thế giới. Trong thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình của loài người đã tăng thêm hơn 30 năm. Đây là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Thành tựu này, cùng với sự tăng nhanh của dân số trong nửa đầu thế kỷ XXI đồng nghĩa với số người cao tuổi trên thế giới sẽ tăng từ 600 triệu người năm 2000 lên 2 tỷ người năm 2025. Tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng từ 10 lên 15%. Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỷ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất. Mặc dù hiện tại cấu trúc dân số nước ta vẫn thuộc loại trẻ, song tỷ lệ người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Theo dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 8,1% năm 1999 lên đến 16,6% năm 2029 [9]. Ngành y tế cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức mới, cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình, mô hình bệnh tật của nước ta cũng đang thay đổi nhanh chóng. Một mặt chúng ta vẫn phải đương đầu với các bệnh lây truyền, mặt khác chúng ta phải đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm. Chi phí y tế cho người cao tuổi sẽ tăng lên nhanh chóng, điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng ta biết là bình quân chi phí y tế cho một người cao tuổi cao gấp 7 lần so với một người ở nhóm tuổi trẻ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, chi phí y tế cho nhóm người trên 75 tuổi chiếm tới 30% tổng ngân sách y tế của một quốc gia [9]. 1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp. 1.3.1. Tuổi Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, tuổi càng cao thành mạch càng xơ cứng và càng dễ THA. Mối liên quan giữa tuổi và THA đã được xác định qua nhiều nghiên cứu cắt ngang cho thấy có liên hệ giữa tuổi và huyết áp trong hầu.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 21. hết các dân tộc với những khác nhau về địa dư, văn hóa, đặc tính kinh tế xã hội, tuổi càng cao thì tỉ lệ tăng huyết áp càng cao[2], [8],[11]. 1.3.2. Giới Sự khác nhau giữa 2 giới cũng liên quan với tuổi. Ở tuổi trẻ thì THA ở nam cao hơn do hút thuốc, uống rượu, kinh tế - xã hội, nhưng ở nữ khi trên 50 tuổi thì tỷ lệ THA cao hơn do ảnh hưởng của nội tiết tố thời kỳ mãn kinh, sử dụng hormon thay thế, béo phì, giảm hoạt động thể lực,... Tuy nhiên sự khác biệt không rõ rệt[10], [15]. 1.3.3. Béo phì Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây THA, béo phì còn liên quan với một số yếu tố nguy cơ khác như rối loạn lipid máu, hiện tượng kháng insulin, glucose tăng máu, thiếu hụt lipoprotein lipase, các yếu tố này có vai trò trong bệnh sinh THA. Tim của người béo phì buộc phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho khối mỡ thừa. Mối liên quan giữa béo phì và THA được ghi nhận rõ, trong nghiên cứu Framigham tỷ lệ THA cả nam lẫn nữ cùng một lứa tuổi tăng tỉ lệ thuận với cân nặng tương đối và ở nhóm béo phì tỉ lệ THA là 50% [10]. Nghiên cứu của Kamal Rahmouni và cộng sự tại Hoa Kỳ cho biết béo phì liên quan chặt chẽ với THA[47]. Nghiên cứu về dịch tễ học THA của quần thể người trưởng thành ở thành phố Maracaibo - Venejuela thấy rằng người có BMI > 25 thì tỷ lệ THA gấp 2 lần người có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%). Theo nghiên cứu của Trần Đình Toán và cộng sự năm 1995, khi BMI từ 21,5 - 22,9 trở lên, tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao hơn tỷ lệ chung trong cùng quần thể. Qua nghiên cứu 1.437 nông dân ở xã Định Công - huyện Thanh Trì - Hà Nội và 101 cán bộ viên chức đang được theo dõi ĐT ngoại trú bệnh THA tại Ban bảo vệ sức khoẻ thành phố Hà Nội cho thấy: Với người THA là cán bộ viên chức chỉ số khối cơ thể cao hơn hẳn NMTHA là nông dân 11,7 % luôn tìm thấy sự phối hợp nhiều YTNC.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 22. 1.3.4. Ăn nhiều muối Một chế độ ăn nhiều muối sẽ gây THA do làm tăng thể tích lưu thông và tiền tải và qua đó làm tăng cung lượng tim. Mối liên hệ giữa lượng muối ăn và HA động mạch đã được Ambad và Beaufard nhận xét lần đầu vào năm 1904 cũng như Allan xác định vào năm 1918 [15]. Năm 1939, Kempner đã có công trình với chế độ ăn cơm - trái cây hoàn toàn không muối để chữa bệnh THA, sau đó tổng kết hội thảo vào năm 1984 đã khẳng định và khởi đầu chế độ giảm muối điều trị THA[15]. Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn muối nhiều natri (trên 14g/ngày) sẽ gây THA trong khi ăn ít muối (<1g/ngày) gây giảm huyết áp động mạch. Theo WHO nên ăn <6g muối/ngày, hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và đây cũng là cách điều trị hiệu quả nhất mà không phải dùng thuốc[35]. Hiện nay, WHO khuyến cáo chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn để phòng chống THA. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều trường hợp còn chưa biết chế độ ăn nhạt. Chế độ ăn giảm muối vừa phải (1-2,5g muối/mỗi ngày) áp dụng cho các trường hợp THA hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, trong chế độ ăn này chỉ cần có ý thức giảm bớt muối cho vào thức ăn hơn trước. Mặt khác, một số người biết cần phải ăn nhạt nhưng lại khó từ bỏ được thói quen ăn mặn[40]. Ở Nhật Bản, sau khi vận động nhân dân ăn ít muối, tỷ lệ mắc bệnh chảy máu não giảm 40%, tắc mạch não giảm 24,6%. Một nghiên cứu của tại Israel về hiệu quả của chế độ muối khoáng tác động lên HA 24 giờ ở người lớn tuổi THA: Chế độ ăn muối hàng ngày được điều chỉnh cho ít Na và tăng K, Mg trong 6 tháng. Một máy đo HA tự động đo HA cứ 20 phút một lần vào ban ngày và 30 phút một lần vào ban đêm. Nghiên cứu được làm trước và sau 6 tháng bắt đầu chế độ ăn này. Kết quả giảm ăn Na và tăng ăn cả K và Mg có thể có tác dụng trong việc khống chế THA [14]..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 23. Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ngày) sẽ gây THA; trong khi ăn ít muối (dưới 1g/ngày) gây giảm HA động mạch. Theo WHO (1990) nên ăn dưới 6g/ngày. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và cách điều trị mà không phải dùng thuốc tốt nhất[35]. Việt Nam ở vùng nhiệt đới, với trên 3000 km bờ biển, nhân dân ở các vùng ven biển này chủ yếu là lao động thuần tuý nên họ có thói quen ăn mặn. Vì vậy, tác động của chế độ ăn gây ra THA ở nước ta có thể là tác nhân có ý nghĩa. Một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An là nơi người dân hay ăn mặn, mỗi ngày trung bình ăn 13,9g muối, thì tỷ lệ THA 17,9%, còn người dân ở Hà Nội ăn nhạt hơn, chỉ có 10,5g muối thì chỉ có 10,6% bị THA [16]. Một số nghiên cứu cho thấy: vùng ven biển ăn mặn có tỷ lệ THA cao rõ hơn ở vùng đồng bằng và miền núi. Một điều tra dịch tễ học: so sánh 1128 và 909 cặp đôi giữa nhóm THA và nhóm đối chứng thấy rằng, tỷ lệ số người ăn mặn THA cao hơn rõ rệt so với nhóm những người bình thường [16]. 1.3.5. Ăn nhiều chất béo Theo tác giả Nguyễn Lân Việt năm 2006, nên ăn uống điều độ, phù hợp vì chế độ ăn quá dư thừa sẽ gây béo phì và phát triển bệnh lý vữa xơ động mạch, đái tháo đường. Chế độ ăn để giảm cân ở người béo phì trong đó trước tiên và chủ yếu là: giảm các chất glucid (bánh trái, đồ ngọt, chất bột) và bù đắp bằng rau quả. Ăn giảm mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật kèm theo tăng cường vận động thể lực [37]. 1.3.6. Ăn thiếu chất xơ Đã có nhiều công trình nêu lên tác dụng của chất xơ trong điều hoà HA cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên tác dụng độc lập của chất xơ còn đang là vấn đề cần nghiên cứu. Trong chế độ ăn của người bệnh THA cần thiết phải tăng nhiều chất xơ lực[32].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 24. 1.3.7. Hút thuốc lá Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại hoá chất có hại cho sức khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin được hấp thụ qua da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc, người hút đưa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng thận làm THA. Hút một điếu thuốc lá, HA tâm thu có thể tăng lên tới 11 mmHg, HA tâm trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20-30 phút. Hút thuốc nhiều có thể có cơn THA kịch phát. Một nghiên cứu trên công nhân viên nhà máy thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh THA cao hơn rõ rệt. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người THA có hút thuốc lá cao hơn 50 - 60% so với những người THA không hút thuốc lá[33], [36]. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA kết quả cho thấy: ở nhóm người hút thuốc lá nhiều (trên 8 điếu/ngày) có tỷ lệ THA cao hơn hẳn nhóm không hút thuốc lá, nhưng nếu hút thuốc lá dưới 8 điếu/ngày thì tỷ lệ THA giữa nhóm có hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc là không có sự khác biệt rõ ràng. Năm 1998 - 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng nghiện thuốc lá, có 1450 người chiếm tỷ lệ 19,03% (nam: 1399 người chiếm 96,48%; nữ 51 người chiếm 3,51%). Số điếu hút trung bình là 22,14 ± 4,7 điếu/ngày tức khoảng 1 bao (20 điếu)/ngày/người. Tỷ lệ THA chung ở nhóm những người nghiện thuốc lá là 15,86% [10]. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2-3 lần. Khi hít khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc còn giảm tác dụng của các thuốc điều trị THA. Mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng là yếu tố nguy cơ về tăng huyết áp nhưng là một nguy cơ lớn về bệnh tim mạch. Một vài nghiên cứu chứng minh giữa hút thuốc lá và THA có mối liên quan và các chương trình giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân THA đều khuyên bỏ hút thuốc [33], [19].

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 25. Nicotin có tác dụng gây co mạch như Adrenalin và cũng kích thích tăng tiết catecholamin, oxyd cacbon và các chất khác trong thuốc lá cũng dễ gây tổ thương mạch máu. Có nghiên cứu cho thấy trên điện tâm đồ ghi ngay sau khi bệnh nhân hút liên tục 3 điếu thuốc lá cũng thấy có sự biến đổi như khi bệnh nhân làm nghiệm pháp gắng sức. Phải cai thuốc trên 10 năm mới biết tác hại của thuốc lá [26]. 1.3.8. Thói quen uống rượu Theo WHO năm 2001, có khoảng 140 triệu người trên thế giới nghiện rượu, 400 triệu người sử dụng rượu ở mức nguy hại, dẫn đến tai nạn và tử vong[37]. Ở Việt Nam tỷ lệ lạm dụng rượu ước tính 8% dân số và 4% là nghiện rượu [3]. Rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu đoạn đầu ruột non và đạt hàm lượng trong máu cao nhất sau khi uống từ 30 đến 90 phút. Đã có một số nghiên cứu được báo cáo về sự liên quan của uống rượu nhiều và THA, nhưng cơ chế của liên quan này vẫn còn chưa rõ ràng. Có những ý kiến chưa thống nhất nhưng đa số thừa nhận uống nhiều rượu làm THA [3]. Một số nghiên cứu cho thấy THA ở 20-30% số người lạm dụng rượu. Hơn nữa rượu còn có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn điều hoà lipoprotein và triglycerid, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về mạch máu [8]. Các thực nghiệm cho thấy rằng với khối lượng lớn, ethanol có tác dụng co mạch trực tiếp. Giảm tiêu thụ rượu xuống tới dưới 3 lần uống trong ngày (30ml rượu) làm giảm HA ở bệnh nhân có điều trị. Uống nhiều rượu hay gây THA, càng uống nhiều HA càng cao. Vùng nào tiêu thụ nhiều rượu, nơi đó nhiều người bị THA. Rượu uống nhiều còn làm mất hiệu quả của những thuốc chữa THA[26]. Qua điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt Nam trong 4 năm (1989 - 1992) nhận thấy lạm dụng rượu ở người THA cao hơn những người bình thường [40]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải về dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội năm 1999 thấy uống rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA ở cả 2 giới [10]. Khoảng 10% trường hợp THA liên quan đến uống rượu. Uống rượu thường xuyên trên 3 cốc/1ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA. Uống rượu và THA là mối liên quan đã được chứng minh qua nghiên cứu,. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 26. những người uống trên 30ml ethanol/ngày có tỉ lệ cao gấp 2,9 lần những người uống ít hơn hoặc không uống. Lượng ethanol trên 30ml/ngày liên quan tới 1,5mmHg HATTr và 2,5mmHg HATT ở nam: 2,1 mmHgHATT và 3,2mmHg HATT ở nữ. Đo huyết áp ngay sau khi uống rượu thì HATT hơi giảm nhưng sau 13-24h thì HA lại tăng lên. Nếu uống rượu hằng ngày sau một tuần huyết áp tâm thu tăng 6,6mmHg huyết áp tâm trương tăng 4,7mmHg [37]. WHO đã khuyến cáo: “Rượu làm THA và đó là YTNC của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não. Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g ethanol) có bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội ” [14].Trong thực tế, việc loại bỏ thói quen uống nhiều rượu cũng là một vấn đề khó. Bởi vì, những người nghiện rượu kể cả các trường hợp đã bị THA thường hay ngụy biện cho bản thân. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe đối với người cao tuổi và dần dần bỏ rượu là vấn đề cần được tăng cường hơn nữa đặc biệt là đối với người có THA. 1.3.9. Ít hoạt động thể lực Ít hoạt động thể lực là nguy cơ cho nhiều bệnh: THA, béo phì, tim mạch, đái tháo đường. Các nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh hoạt động thể lực ngay cả những hoạt động vừa phải như đi bộ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng huyết áp béo phì tăng cường hoạt động thể lực là hoạt động không thể thiếu trong điều trị bệnh THA. Theo nghiên cứu của một số tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với người cao tuổi. Vận động thể lực bao gồm các hoạt động thường ngày và luyện tập thể dục thể thao [16], [35]..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 27. 1.3.10. Trình độ học vấn Số đông người cao tuổi học vấn thấp, tỷ lệ người cao tuổi mù chữ cao gấp 3 lần tỷ lệ mù chữ chung của dân số, đặc biệt ở nông thôn. Vì vậy với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vì trình độ học vấn thấp người cao tuổi không tiếp cận được. Theo nghiên cứu của Trần Văn Long năm 2015, 68% bệnh nhân không biết mình có bệnh THA, sự phát hiện tăng HA chỉ là tình cờ đi khám bệnh phát hiện thấy THA. Do đó mà tỷ lệ bị tai biến do THA vẫn còn khá cao trong cộng đồng [16]. 1.3.11. Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình Vai trò di truyền thấy rõ hơn khi theo dõi huyết áp ở các cặp sinh đôi cùng trứng so sánh với HA các cặp song sinh khác trứng. Trong nhiều gia đình trị số HA được đo ở bố mẹ con cái anh chị em ruột gần như nhau và cho rằng đó là yếu tố di truyền cộng thêm thói quen sinh hoạt ăn uống tình trạng kinh tế xã hội gần giống nhau [20], [24]. 1.3.12. Môi trường Đã có tài liệu nêu ra rằng một số yếu tố môi trường gây ra tăng huyết áp. Số người trong gia đình đông, ở chật chội, các xã hội giàu có tỷ lệ THA cao hơn ngược lại [29]. 1.3.13. Kinh tế Kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, tỷ lệ mắc THA tăng theo chiều thuận của phát triển kinh tế, khi nền kinh tế phát triển thì lối sống sinh hoạt thay đổi và không thể không nói đến yếu tố khó khăn về kinh tế, đúng vào thời kỳ cần có những điều kiện kinh tế nhất để bồi dưỡng sức khoẻ, để đảm bảo cho đời sống không bị lệ thuộc. Nhiều người cao tuổi có được cuộc sống tuổi già đầy năng động là do có sự hỗ trợ của hệ thống lương hưu và các nguồn cung cấp tài chính khác. Trong khi đó những người cao tuổi khác vẫn bị nghèo hơn các thành phần khác trong xã hội, đặc biệt là người cao tuổi sống ở nông thôn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 28. không có thu nhập chắc chắn, thậm chí cả những người cao tuổi có người cao tuổi vẫn tiếp tục là thành phần nghèo nhất, vì không có công việc chính thức, thu nhập không ổn định, không có tích luỹ. Mức sống của nhiều người cao tuổi ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chi phí y tế hiện nay quá cao, do tình hình tài chính kém làm người cao tuổi mất đi sự thanh thản đưa đến đau khổ về tâm lý và ốm yếu về tâm lý trong khi nhiều người cao tuổi thậm chí còn là lao động chính của gia đình. Sự lao động trường diễn kết hợp ăn uống không đầy đủ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ [10]. 1.3.14. Vùng địa lý Có sự khác biệt giữa các vùng địa lý về tỉ lệ suất mới mắc bệnh của bệnh tim mạch. Ở Bắc mỹ và ở Tây âu tỉ lệ bệnh mạch vành cao hơn tỉ lệ TBMMN, tỉ lệ ở 2 bệnh này cao đều ở các nước Đông âu, Nga, vùng Bantic; tỉ lệ TBMMN cao hơn bệnh mạch vành ở Trung Quốc, Nhật Bản. Việt Nam [11]. 1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu Cao Phong là một huyện vùng cao nên điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn (bình quân 320), mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các huyện trong tỉnh nhưng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là đất rừng (Đất lâm nghiệp 17.661,41 ha, chiếm 68,99%, đất nông nghiệp 4.171 ha chiếm 16,29%, đất nuôi trồng thủy sản 28,17ha chiếm 0,11%, đất nông nghiệp khác 23,12 ha chiếm 0,09%, đất phi nông lâm nghiệp, đất khác 3.716,55 ha chiếm 14,5%). Xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 29. để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp. Xã Bắc Phong huyện Cao Phong là xã vùng cao có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi và đồi. Xã Bắc Phong có diện tích 24,23 km², có 1.106 hộ với 4.724 khẩu, sinh sống tại 14 xóm, có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Dân tộc Kinh; Mường, Tày, Dao, Thái,..). Năm 2016, thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo xấp xỉ 30%. Xã có 4 xóm là Môn, Dài, Tiến Lâm 1 và Tiến Lâm 2, thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Hiện tại tổng số người cao tuổi (trên 60 tuổi) tại xã Bắc Phong là 526 người chiếm 5,33% người cao tuổi trên địa bàn huyện Cao Phong. Theo số liệu báo cáo của Trạm Y tế xã Bắc Phong năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong chiếm 50.6% cao nhất trong các xã.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 30. 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU. Tăng Huyết Áp ở người cao tuổi. Đặc điểm cá nhân. Yếu tố hành vi. - Tuổi, giới. - Sử dụng đồ uống có cồn. - Trình độ học vấn. - Tiêu thụ rau củ, trái cây. - Nghề nghiệp. - Sử dụng muối ăn. - Tiền sử bệnh mạn tính - Tiền sử THA của gia đình. - Sử dụng mỡ động vật. - Chỉ số BMI. - Sử dụng thuốc lá, thuốc lào. - Chỉ số Vòng eo/ Vòng mông. - Rèn luyện thể dục thể thao. - Huyết áp.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 31. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là người từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. * Tiêu chuẩn chọn: Chọn tất cả người từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Bắc Phong, có đủ minh mẫn để trả lời câu hỏi phỏng vấn, có tinh thần hợp tác trong quá trình nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ: Các đối tượng đang bị ốm nặng, liệt giường, tâm thần hoặc không có tinh thần hợp tác trong quá trình nghiên cứu. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. - Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. * Cỡ mẫu: Toàn bộ người từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình . * Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện toàn bộ người từ 60 tuổi trở lên đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu. Trong thực tế đã chọn được 460/526 người cao tuổi vào nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 32. 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá. 2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu Phân loại biến. Biến số. TT. Chỉ số. số. Cách thu thập. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ đối tượng phân theo. 1. Tuổi. Biến rời rạc. 2. Giới. Biến nhị phân. 3. Nghề nghiệp. Biến danh mục. 4. Chiều cao. Biến liên tục. Chiều cao trung bình. Đo trực tiếp. 5. Cân nặng. Biến liên tục. Cân nặng trung bình. Đo trực tiếp. 6. Vòng bụng. Biến liên tục. 7. 8. 9. Biến liên tục. Vòng mông Trình độ học vấn Thu nhập bình quân đầu người. Biến thứ hạng. Biến danh mục. nhóm tuổi Tỷ lệ giới tính Tỷ lệ đối tượng phân theo nghề nghiệp. Vòng bụng trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất Vòng bụng trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất Tỷ lệ đối tượng phân theo trình độ học vấn Tỷ lệ đối tượng phân theo mức thu nhập bình quân. Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn. Đo trực tiếp. Đo trực tiếp. Phỏng vấn. Phỏng vấn. Mục tiêu 1: Thực trạng bệnh tăng huyết áp 10. Huyết áp tối đa Biến xác định. Số đo Huyết áp lớn nhất trong đối tượng nghiên cứu. Đo trực tiếp.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 33. 11. Huyết áp tối thiểu. Biến xác định. Thời gian mắc 12. bệnh. tăng Biến rời rạc. huyết áp Theo 13. dõi. và. điều trị bệnh Biến nhị phân tăng huyết áp. 14. 15. Phân bố THA theo tuổi. Biến rời rạc. theo giới tính. Biến nhị phân. nghề Biến danh mục. theo trình độ Biến thứ hạng. Phân bố THA theo thu nhập Phân bố THA theo BMI. và điều trị bệnh THA. Phỏng vấn. nhóm tuổi (từ 60-69; từ 70-. tả. Tỷ lệ THA được chia theo Thống kê mô giới tính (nam, nữ). tả Thống kê mô tả. nghề nghiệp (Cán bộ công chức nhà nước, nông dân, tự. Thống kê mô. học vấn. 19. Tỷ lệ đối tượng được theo dõi. Phỏng vấn. do, nội trợ, khác). Phân bố THA. 18. gian mắc bệnh tăng huyết áp. Tỷ lệ THA được chia theo. nghiệp. 17. Tỷ lệ đối tượng phân theo thờ. Đo trực tiếp. 79 và trên 80 tuổi). Phân bố THA. theo. trong đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ THA được chia theo Thống kê mô. Phân bố THA 16. Số đo Huyết áp nhỏ nhất. Tỷ lệ THA được chia theo. tả. trình độ học vấn. Tỷ lệ THA được chia theo Thống kê mô Biến danh mục tả thu nhập. Biến liên tục. Tỷ lệ THA được chia theo Thống kê mô tả chỉ số BMI. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 34. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp Mối liên quan giữa biến độc lập/đầu vào với biến phụ thuộc/đầu ra Tuổi; Giới; học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, hút thuốc, uống rượu, ăn mặn,. Biến Độc lập/Đầu vào. tập thể dục; BMI….. Tình trạng THA (Có THA và Không THA). Tính OR (CI95%)và p. Biến Phụ thuộc/Đầu ra. 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá Nhóm chỉ số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu - Tuổi: tính theo năm dương lịch - Giới tính: nam, nữ. - Cân nặng: đơn vị tính là ki-lô-gam (kg) với 1 số lẻ sau số thập phân. - Chiều cao: đơn vị tính là met (m) với 2 số lẻ sau số thập phân. - Nghề nghiệp: là công việc chính trong 12 tháng qua (nông dân, công nhân, buôn bán, công chức, khác...) - Trình độ học vấn: là lớp học cao nhất mà ĐTNC đã học xong. Nhóm chỉ số về các yếu tố nguy cơ - Phân loại thể trạng (theo BMI, vòng eo/vòng mông): Dựa theo Quyết định số 280/QĐ-BYT ngày 09/9/2011 của Bộ Y tế [47] trong đó: + Chỉ số BMI được áp dụng trong nghiên cứu: Người bình thường có chỉ số BMI < 23; Thừa cân: 23 ≤ BMI <25; Tiền béo phì: 25 ≤ BMI <30; Béo phì: BMI ≥ 30. + Theo số đo vòng bụng. Béo phì: ≥90 cm (nam); ≥ 80 cm (nữ)..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 35. + Tỉ số VB/VM: khi tỉ số này cao đã được chấp nhận như một phương pháp phản ánh tình trạng béo bụng, có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch hơn là toàn bộ khối mỡ cơ thể. Tỷ số này được xác định là tăng khi ở nam giới ≥ 0,95; ở nữ giới ≥ 0,85. - Sử dụng đồ uống có cồn: đơn vị rượu chuẩn, áp dụng theo tiêu chuẩn của WHO: 1 đơn vị rượu chuẩn bằng 10 gam rượu nguyên chất (etanol), quy đổi tương đương với: 285ml bia 5% hoặc 120ml rượu vang 11% hoặc 30ml rượu mạnh 40%. Được xác định có lạm dụng rượu bia khi lượng rượu bia uống vào cơ thể được xác định nhiều hơn 1 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nữ giới, nhiều hơn 2 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nam giới; uống ở mức độ không an toàn với nam giới ≥ 05 đơn vị uống chuẩn/ngày, với nữ giới: ≥ 04 đơn vị uống chuẩn/ngày [48] - Tiêu thụ rau củ và trái cây: đơn vị chuẩn (serving) tương đương với 80 gam rau quả chín, rau xanh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người trung bình nên ăn ít nhất 400 gam (5 đơn vị chuẩn) rau củ và trái cây trong một ngày. Một đơn vị chuẩn tương đương với 1 trong các loại sau: 01 bát con rau ăn sống: như xà lách; 1/2 bát con rau xanh đã nấu chín như rau muống, rau cải, mồng tơi, su hào, cải bắp, cà rốt, bí ngô, ngô nõn, đậu,...; 01 quả kích thước trung bình các loại: quả táo, lê, cam, dứa,...; 03 quả chuối; 01 cốc nước quả tươi hoặc sinh tố; 1/2 cốc trái cây được chế biến: cắt nhỏ, nấu, đóng hộp. [48] - Hút thuốc hàng ngày: người hút thuốc hàng ngày là người hút bất kỳ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào nào ít nhất một lần trong ngày trong tất cả 30 ngày trước khi phỏng vấn (kể cả những trường hợp ngừng hút thuốc trong một số ngày nào đó do bệnh đang được điều trị hoặc trong các lễ nghi tôn giáo, những người này vẫn được coi là hút thuốc hàng ngày). - Tình hình hoạt động thể lực: Trong nghiên cứu chúng tôi các đối tượng không hoạt động thể lực là các đối tượng: ít vận động, ở nhà làm những công việc nhẹ, các đối tượng không tập thể dục, thể thao hoặc tập dưới 30 phút/ngày. Còn lại các đối tượng khác là các đối tượng có vận động thể lực.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 36. - Sử dụng nhiều muối ăn: thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày, việc đánh giá chủ yếu thông qua phỏng vấn đối tượng. Mỗi ngày chỉ nên ăn 6 gram muối (1 thìa cafe là đủ), nếu ăn nhiều hơn trong ngày và liên tục từ 4 – 7 ngày là ăn mặn. [49] - Sử dụng nhiều dầu mỡ động vật nấu ăn: đối với người bình thường tiêu thụ không quá 4 muỗng cafe/ người/ ngày. Nếu ăn nhiều hơn và thường xuyên từ 4 – 7 ngày là thích ăn dầu mỡ.[49] - Tăng huyết áp là khi: (i) đo tại cơ sở y tế ≥ 140/90 mmHg hoặc khi đo tại nhà; hoặc (ii) huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng THA như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim, tai biến mạch máu não do tăng huyết áp [49] - Phân độ tăng huyết áp dựa theo báo cáo lần thứ 7 của Liên Ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA (JNC VII) [11] đã được đề cập tại Bảng 1.2. - Tỷ lệ hiện mắc THA là tổng số THA/tổng số ĐTNC; - Trị số trung bình huyết áp tâm thu (HATT) là tổng số mmHg của HATT/tổng số đối tượng nghiên cứu được đo HA. - Trị số trung bình huyết áp tâm trương (HATTr) là tổng số mmHg của HATTr/tổng số đối tượng nghiên cứu được đo HA. 2.4. Phương pháp thu thập thông tin. 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin. Sử dụng bộ công cụ phỏng vấn được thiết kế sẵn (Phụ lục 1) và phiếu ghi chỉ số cân, đo trực tiếp các chỉ số chiều cao, cân nặng, huyết áp trong quá trình nghiên cứu (Phụ lục 2). 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. * Phỏng vấn trực tiếp:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 37. Điều tra viên gặp gỡ đối tượng, làm quen, nêu rõ mục đích nghiên cứu, giải thích các vướng mắc liên quan đến nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn qua bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn. Trong quá trình phỏng vấn câu hỏi nào đối tượng nghiên cứu chưa hiểu, chưa rõ thì giải thích và làm rõ về câu hỏi đó. Sau khi kết thúc phỏng vấn, hướng dẫn đối tượng đi khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu và đo điện tâm đồ. * Kỹ thuật đo huyết áp. Đo HA bằng máy huyết áp kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng huyết áp kế cột thủy ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản. - Điều kiện khi đo huyết áp: + Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ. + Nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 5- 10% phút trước khi đo HA. + Không uống cà phê, các loại đồ uống có cafein 30 phút trước khi đo, không uống rượu trước khi đo. + Không hút thuốc lá trước khi đo 30 phút. + Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai ( thuốc chống ngạt mũi, thuốc giãn đồng tử). + Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, không lạnh, không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động. - Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, cánh tay trái để trần và nâng ngang tim. - Đo 2 lần, cách nhau 2 phút rồi lấy trung bình của 2 lần đo. Nếu hai lần đo chênh lệch > 10mmHg thì đo lần 3 và lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3 [7].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 38. - Một số lỗi thường gặp khi đo huyết áp: không biết đối tượng uống cafein trong vòng 30 phút trước đó hay không, đo không đúng tư thế, không đo HA 2 lần hoặc đo lại ngay dưới 1 phút, làm tròn số khi đọc kết quả. * Kỹ thuật đo chiều cao, cân nặng. - Đo chiều cao: đối tượng tháo bỏ giày, dép, không đội mũ, nón, khăn, sau đó đứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đó, bắt buộc hai gót chân, mông, lưng, chẩm chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ đường thẳng (nền đặt thước đo phải thẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía trước, giữ cho đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo, hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống; đọc số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng. - Cân nặng: đặt cân ở vị trí ổn định trên một nền phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giày, dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì. Chỉnh cân ở vị trí cân bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, hai tay buông thõng, nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức 0,1kg. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ. - Xác định tỷ lệ thừa cân của các đối tượng nghiên cứu ở khu vực điều tra. Các số đo nhân trắc (BMI...) 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu. 2.4.3.1. Quy trình thu thập thông tin Bước 1: Chuẩn bị điều tra: - Tiến hành chọn những người đủ tiêu chuẩn trong số 526 người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong. - Liên hệ và tổ chức, chuẩn bị địa điểm, đối tượng điều tra, hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, sinh hoạt và thời gian làm xét nghiệm. - Chuẩn bị các dụng cụ, nguyên vật liệu cho điều tra như: Cân, thước dây, mẫu biểu điều tra, máy đo huyết áp....

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 39. Bước 2: Hướng dẫn cán bộ điều tra: Tổ chức hướng dẫn cho điều tra viên cách thức chọn mẫu, tổ chức tiến hành điều tra, phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin, nội dung và yêu cầu của việc điều tra... Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin sau đó đo huyết áp ngay tại trạm y tế.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 40. 2.4.3.2. Sơ đồ nghiên cứu.. Hẹn quay lại (3). Điều tra viên đến tiếp xúc ĐTNC. Không gặp (2). Gặp: Giới thiệu, giải thích mục đích nghiên cứu (4). Thảo luận tham gia nghiên cứu (5). (1). Từ chối tham gia (6). Chấp nhận tham gia (8). Chuyển ĐTNC khác (7). Bắt đầu phỏng vấn, thu thập số liệu (9). Kết thúc phỏng vấn, cảm ơn (10) Khám lâm sàng (11). Xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ (cho đối tượng tăng huyết áp) (12) Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 41. 2.5. Phân tích và xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập số liệu. - Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu. Sử dụng các thuật toán thống kê mô tả để mô tả thông tin chung của đối tượng nghiên cứu và thực trạng THA trên địa bàn nghiên cứu. Tính tỷ suất chênh OR ( CI95%) và p để phân tích một số yếu tố liên quan đến THA. 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số 2.6.1. Sai số - Điều tra này theo phương pháp thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích do vậy có thể có các sai số nhớ lại, đặc biệt với các câu hỏi hồi cứu về hành vi, lối sống của đối tượng nghiên cứu. - Điều tra viên chưa nắm rõ về bộ câu hỏi nên việc thu thập số liệu có thể chưa sát với thực tế. - Bộ câu hỏi phỏng vấn có sử dụng từ ngữ của Y học nên người bản địa có thể khó hiểu dấn đến câu trả lời sai. - Bộ số liệu được thiết kế có bước chuyển câu hỏi, có câu có một đáp án trả lời, có câu có nhiều đáp án nên có thể tính logic giữa các câu trả lời không cao hoặc thiếu sót trường dữ liệu. - Việc nhập liệu có thể sai sót. 2.6.2. Biện pháp khống chế sai số - Điều tra viên là các bác sỹ, điều dưỡng thuộc Trung tâm Y tế huyện Cao Phong và cán bộ tại Trạm Y tế. Điều tra viên sẽ được tập huấn và thống nhất về phương pháp trước khi tiến hành điều tra, cách khai thác thông tin,... - Phiếu điều tra trước khi tiến hành thu thập số liệu sẽ được thử nghiệm và chỉnh sửa cho phù hợp với phong tục, tập quán và cách dùng từ ngữ bản địa. - Số liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra chéo giữa các điều tra viên, số liệu đảm bảo tính logic và đầy đủ theo bộ câu hỏi. Nếu có sai sót hoặc thông tin chưa rõ thì tiến hành điều tra lại và làm rõ các thông tin thu thập được.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 42. - Sau khi có số liệu, tiến hành nhập liệu trên phần mềm Epidat 3.0 để hạn chế sai số và bỏ trống biến số. Tiến hành nhập liệu lại trên 15% số phiếu thu được nhằm kiểm tra sai số trong quá trình nhập số liệu. Nếu số phiếu nhập liệu lại sai sót trên 10% thì hủy kết quả nhập liệu và tiến hành nhập liệu lại toàn bộ số phiếu thu thập được. 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường; sức khỏe cộng đồng; phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân địa phương,... Nghiên cứu được thực hiện với tinh thần tự nguyện, các thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia trong bất kỳ thời điểm nào trong thời gian diễn ra việc thu thập số liệu mà không cần giải thích lý do. Hoạt động khám lâm sàng, làm điện tim và lấy máu xét nghiệm ngay tại trạm y tế do cán bộ y tế có chứng chỉ hành nghề thực hiện và không kèm theo với bất kỳ hoạt động tư vấn bán thuốc/thực phẩm chức năng hay quảng cáo mang tính thương mại nào. Trong quá trình nghiên cứu nếu phát hiện đối tượng tăng huyết áp sẽ tư vấn cho người bệnh để được khám và điều trị. 2.8. Hạn chế của đề tài. - Khả năng loại trừ được sai số nhớ lại là hạn chế. - Nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng người cao tuổi trên địa bàn xã Bắc Phong, không đại diện cho huyện Cao Phong và tỉnh Hòa Bình - Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích không xác định được mối quan hệ nhân-quả..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 43. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Nam Nữ. Nữ: 267. Nam: 193. Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới (n= 460). Nhận xét: Biều đồ 3.1 cho thấy, trong 460 đối tượng tham gia nghiên cứu có 267 đối tượng là nữ (chiếm 58.04%) và 193 đối tượng là nam (chiếm 41,96%). Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n=460) Số lượng. Tỷ lệ %. Từ 60-69 tuổi. 265. 57,6. Từ 70-79 tuổi. 125. 27,2. >=80 tuổi. 70. 15,2. Tổng số. 460. 100. Nhóm tuổi. Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy trong 460 đối tượng tham gia nghiên cứu có 265 đối tượng ở nhóm tuổi từ 60-69 tuổi (chiếm 57,6%), có 125 đối tượng ở nhóm tuổi từ 70-79 tuổi (chiếm 27,2%), còn lại là 70 đối tượng trên 80 tuổi (chiếm 15,2%).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 44. Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (n=460) Số lượng. Tỷ lệ %. Kinh. 148. 32,2. Mường. 242. 52,6. Dao. 67. 14,6. Khác. 3. 0,7. 460. 100. Dân tộc. Tổng số Nhận xét:. Trong tổng số 460 đối tượng nghiên cứu có 148 đối tượng là người dân tộc Kinh (chiếm 32,2%), ở nhóm dân tộc Mường có 242 đối tượng (chiếm 52,6%), dân tộc Dao có 67 đối tượng (chiếm 14,65%) và các dân tộc khác có 3 người (chiếm 0,7%). Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu (n=460) Số lượng. Tỷ lệ %. Cán bộ công chức nhà nước. 60. 13,0. Nông dân. 336. 73,0. Buôn bán/ nghề tự do. 60. 13,0. Khác. 4. 1,0. 460. 100. Nghề nghiệp. Tổng số Nhận xét:. Trong tổng số 460 đối tượng nghiên cứu có 60 đối tượng là cán bộ công chức nhà nước (chiếm 13%), ở nhóm nông dân là 336 đối tượng (chiếm 73,0%),.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 45. đối tượng có nghề buôn bán, nghề tự do là 60 đối tượng (chiếm 13%) và các nghề khác có 4 đối tượng (chiếm 1%). Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo công việc hiện tại (n=460) Số lượng. Tỷ lệ %. 292. 63,5. 7. 1,5. Nghỉ ngơi. 161. 35,0. Tổng số. 460. 100. Công việc hiện tại Lao động tay chân Lao động trí óc. Nhận xét: Trong tổng số 460 đối tượng nghiên cứu có 292 đối tượng có công việc hiện tại là lao động chân tay (chiếm 63,5%), nhóm lao động trí óc có 7 đối tượng (chiếm 1,5%) và có 161 đối tượng hiện đang nghỉ ngơi (chiếm 35,0%). Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=460) Số lượng. Tỷ lệ %. Không biết chữ. 33. 7,2. Tiểu học. 142. 30,9. THCS. 187. 40,7. THPT trở lên. 98. 21,3. Tổng số. 460. 100. Học vấn. Nhận xét: Trong tổng số 460 đối tượng nghiên cứu, có 187 đối tượng có trình độ Trung học cơ sở (chiếm 40,7%), đối tượng có trình độ Tiểu học là 142 đối tượng (chiếm 30,9%), đối tượng có trình độ THPT trở lên là 98 đối tượng (chiếm 21,3%), đối tượng không biết chữ là 33 đối tượng (chiếm 7,2%).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 46. Bảng 3.6. Phân bố chỉ số BMI theo giới tính (n=460). BMI. Nam. Nữ. Chung 2 giới. (n=193). (n=267). (n=460). Số lượng. Tỷ lệ %. Số. Tỷ lệ. Số. Tỷ lệ. lượng. %. lượng. %. < 23. 159. 82,4. 221. 82,8. 380. 82,6%. >= 23. 34. 17,6. 46. 17,2. 80. 17,4%. Tổng. 193. 100. 267. 100. 460. 100. Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy đối tượng nghiên cứu có chỉ số BMI >=23 là 80 đối tượng (chiếm 17,4%), trong đó tỷ lệ ở nam giới cao hơn nữ giới lần lượt chiếm tỷ lệ là 17,6% và 17,2%. Đối tượng có chỉ số BMI < 23 là 380 đối tượng (chiếm 82,6%), trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới lần lượt chiếm tỷ lệ là 82,8% và 82,4%. Bảng 3.7. Phân bố chỉ số BMI theo nhóm tuổi (n=460) 60-69 tuổi BMI. Số lượng Tỷ lệ %. 70-79 tuổi. Trên 80 tuổi. Số. Tỷ lệ. Số. Tỷ lệ. lượng. %. lượng. %. < 23. 216. 81,5. 99. 79,2. 65. 92,9. >=23. 49. 18,5. 26. 20,8. 5. 7,1. Tổng số. 265. 100. 125. 100. 70. 100.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 47. Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy đối tượng có chỉ số BMI >= 23 chủ yếu tập chung ở nhóm tuổi từ 70-79 tuổi (20,8%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 60-69 tuổi (chiếm 18,5%), thấp nhất là ở nhóm tuổi trên 80 tuổi (chiếm 7,1%). Đối tượng có chỉ số BMI < 23 chủ yếu tập chung ở nhóm tuổi trên 80 tuổi (chiếm 92,9%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 60-69 tuổi (81,5%), thấp nhất là nhóm tuổi từ 70-79 tuổi (79,2%). Bảng 3.8. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo giới (n=460) Nam Tỷ số VB/VM. Chung 2 giới. Nữ. (n=460). Số. Tỷ lệ. Số. Tỷ lệ. Số. lượng. %. lượng. %. lượng. Bình thường. 112. 58. 183. 68,5. 295. 64,1. Béo bụng. 81. 42. 31,5. 165. 35,9. Tổng số. 193. 100. 100. 460. 100. 84 267. Tỷ lệ %. Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ béo bụng chiếm 35,9%, trong đó tỷ lệ béo bụng ở nam giới cao hơn (chiếm 42%), ở nữ giới (chiếm 31,5%). Bảng 3.9. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo nhóm tuổi (n=460) 60-69 tuổi Tỷ số VB/VM. Số lượng Tỷ lệ %. 70-79 tuổi. Trên 80 tuổi. Số. Tỷ lệ. Số. Tỷ lệ. lượng. %. lượng. %. Bình thường. 174. 65,7. 76. 60,8. 45. 64,3. Béo bụng. 91. 34,3. 49. 39,2. 25. 35,7. Tổng số. 265. 100. 125. 100. 70. 100. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 48. Nhận xét: Bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ béo bụng ở độ tuổi từ 70-79 tuổi là cao nhất (chiếm 39,2%), tiếp đến ở nhóm tuổi trên 80 tuổi (chiếm 35,7%), thấp nhất ở nhóm tuổi từ 60-69 tuổi (chiếm 34,3%). Bảng 3.10. Phân bố đối tượng theo chỉ số nhân trắc và giới tính (n=460) Nam. Nữ. (n=193). (n=267). Trung bình (TB ± SD). Chỉ số nhân trắc. TB. SD. TB. SD. Cân nặng. 57,9. 7,3. 48,3. 7,3. Chiều cao. 163,2. 6,5. 153,1. 5,9. Nhận xét: Cân nặng và chiều cao trung bình của nam giới lần lượt là 57,9±7,3 kg và 163,2±6,5 cm. Chỉ số này ở nữ giới là 48,3±7,3 kg và 153,1±5,9 cm. 3.2. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong Bảng 3.11. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong (n=460) Số lượng. Tỷ lệ %. Bình thường. 267. 58. THA. 193. 42. Tổng số. 460. 100. Thực trạng THA. Nhận xét: Trong tổng số 460 đối tượng tham gia nghiên cứu có 193 đối tượng bị bệnh THA chiếm 42%..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 49. Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ THA theo giới tính (n=460) Bình thường. THA. THA. Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. Nam. 105. 39,3. 88. 45,6. Nữ. 162. 60,7. 105. 54,4. Tổng số. 267. 100. 193. 100. Giới tính. Nhận xét: Trong tổng số 193 đối tượng nghiên cứu mắc bệnh THA, trong đó đối tượng là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn (chiếm 54,4%) và nam giới (chiếm 45,6%). 58%. Bình thường THA độ I THA độ II THA độ III. 60 50. 30,2% 40 30. 10%. 20. 1,7%. 10 0. Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA. Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy, trong số 460 ĐTNC có 267 đối tượng có HA bình thường (chiếm 58%), 139 đối tượng mắc THA độ I (chiếm 30,2%), 46 đối tượng mắc THA độ II (chiếm 10%) và 8 đối tượng mắc THA độ III (chiếm 1,7%).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 50. Bảng 3.13. Phân bố đặc điểm tăng huyết áp theo giới tính (n=460) Chung 2 giới Nam. Nữ (n=193). Đặc điểm THA Số. Tỷ lệ. Số. Tỷ lệ. Số. Tỷ lệ. lượng. %. lượng. %. lượng. %. THA tâm thu đơn độc. 0. 0. 0. 0. 0. 0. THA tâm trương đơn độc. 19. 21,6. 33. 31,4. 52. 26,9. THA cả tâm thu và tâm. 69. 78,4. 72. 68,6. 141. 73,1. 88. 100. 105. 100. 193. 100. trương Tổng số. Nhận xét: Bảng 3.13 cho thấy trong tổng số 193 đối tượng mắc bệnh THA, có 141 đối tượng bị THA cả tâm thu và tâm trương (chiếm 73,1%), chủ yếu tập chung ở nam giới (78,4%), ở nữ giới là 68,6%. Bảng 3.14. Phân bố THA theo nhóm tuổi (n = 460) (n=460) THA. Bình thường. THA. Số. Tỷ lệ. Số. Tỷ lệ. lượng. (%). lượng. (%). Từ 60-69 tuổi. 156. 58,4. 109. 56,5. Từ 70-79 tuổi. 73. 27,3. 52. 26,9. Trên 80 tuổi. 38. 14,3. 32. 16,6. Tổng. 267. 100. 193. 100. Nhóm tuổi.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 51. Nhận xét: Trong tổng số 193 đối tượng mắc bệnh THA thì tập chung chủ yếu ở đối tượng từ 60-69 tuổi có 109 đối tượng (chiếm 56,5%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 70 - 79 tuổi có 52 đối tượng (chiếm 26,9%) và nhóm tuổi trên 80 có 32 đối tượng (chiếm 16,6%). Bảng 3.15. Phân bố THA theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu (n=460) Bình thường Nghề nghiệp. THA. SL. Tỷ lệ (%). SL. Tỷ lệ (%). Cán bộ công chức nhà nước. 31. 11,6. 29. 15,0. Nông dân. 194. 72,6. 142. 73,6. Buồn bán/nghề tự do. 41. 15,4. 19. 9,8. Khác. 1. 0,4. 3. 1,6. Tổng. 267. 100. 193. 100. Nhận xét: Bảng số liệu trên cho thấy, trong tổng số 193 đối tượng mắc bệnh THA có 142 đối tượng làm nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 73,6%), tiếp đến là nhóm cán bộ công chức nhà nước (chiếm 15%), đối tượng làm nghề buôn bán tự do chiếm 9,8%), thấp nhất là nhóm đối tượng có nghề nghiệp khác (chếm 1,6%). Bảng 3.16. Phân bố THA theo công việc hiện tại (n= 460) Bình thường Nghề nghiệp Công việc tay chân tay. Số lượng Tỷ lệ (%). THA Số lượng. Tỷ lệ (%). 165. 61,8. 127. 65,8. Công việc tri thức. 5. 1,9. 2. 1,0. Nghỉ ngơi. 97. 36,3. 64. 33,2. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 52. Nhận xét: Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nhóm đối tượng làm công việc chân tay mắc bệnh tăng huyết áp cao nhất (65,8%), tiếp theo là nhóm nghỉ ngơi (33,2%) và nhóm làm công việc tri thức (1%). Bảng 3.17. Phân bố THA theo trình độ học vấn (n = 460) Trình độ học vấn. Bình thường. THA. Số lượng. Tỷ lệ (%). Số lượng. Tỷ lệ (%). Không biết chữ. 23. 8,6. 10. 5,2. Tiểu học. 83. 31,1. 59. 30,6. THCS. 114. 42,7. 73. 37,8. THPT trở lên. 47. 17,6. 51. 26,4. Tổng. 267. 100. 193. 100. Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao nhất là nhóm có trình độ THCS (chiếm 37,8%), tiếp theo là các đối tượng có trình độtiểu học (chiếm 30,6%); đối tượng có trình độ THPT trở lên (chiếm 26,4%); tỷ lệ mắc thấp nhất là nhóm đối tượng không biết chữ (chiếm 5,2%)..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 53 79,3% 80. 57%. 70. Thừa cân, béo phì. 60. Hút thuốc lá. 50. Sửu dụng rượu bia. 40 30. Ăn ít rau củ, trái cây. 17,4%. Có thói quen ăn mặn. 12,4% 10,9% 11,3%. 20. Dùng nhiều mỡ động vật. 10 0. Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ THA. Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất (chiếm 79,3%), tiếp đến là tỷ lệ hút thuốc (chiếm 57%), tỷ lệ thừa cân, béo phì (chiếm 17,4%), sau đấy là tỷ lệ đối tượng sử dụng nhiều mỡ động vật, có thói quen ăn mặn, ăn ít rau củ, trái cây lần lượt chiếm tỷ lệ là: 12,4%, 11,3% và 10,9%. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến THA. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính và tình trạng bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=460) Tình trạng huyết áp Giới tính. Có THA SL. Nam. 88. Tỷ lệ % 45,6. Không THA SL 105. Tỷ lệ. OR p (95%CI). % 39,3. 1,29 0,1. Nữ. 105. 54,4. 162. 60,7. (0,89 - 1,89). Nhận xét: Kết quả phân tích bảng 3.18 cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính với THA (p > 0,05). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 54. Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với THA (n=460) THA. OR. Tình trạng THA Có THA. Không THA. (95%CI) p. Nhómtuổi. SL. Tỷ lệ %. SL. Tỷ lệ %. Từ 60- 69 tuổi. 109. 56,5. 156. 58,4. 0,92. Từ 70 tuổi trở lên. 84. 43,5. 73. 41,6. (0,64-1,34). 0,67. Nhận xét: Kết quả phân tích bảng 3.19 cho thấy không có mối liên quan giữa nhóm tuổi từ 60-69 tuổi với nhóm tuổi từ 70 tuổi trở lên(p>0,05). Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=460) Tình trạng huyết áp OR Nghề nghiệp. Có THA. p. Không THA (95%CI). Nông dân. SL. Tỷ lệ %. SL. Tỷ lệ %. 142. 73,6. 194. 72,7 1,05. Nghiề nghiệp khác (cán bộ công chức,. 0,8 51. 26,4. 73. 27,3. (0,69-1,59). buôn bán tự do,...). Nhận xét: Kết quả phân tích bảng 3.20 cho thấy không có mối liên quan giữa nhóm đối tượng làm nông với nhóm đối tượng có nghề nghiệp khác (cán bộ, công chức, buôn bán tự do,...). (p>0,05).

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 55. Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tình trạng huyết áp (n=460) THA BMI. Có THA. >=23. Không THA. SL. Tỷ lệ %. SL. Tỷ lệ %. 51. 26,4. 29. 10,9. OR (95%CI). p. 2,95 0,001. < 23. 142. 73,6. 238. 89,1. (1,79-4,86). Nhận xét: Kết quả phân tích bảng 3.21cho thấy có mối liên quan giữa BMI với THA, nhóm đối tượng có chỉ số BMI >= 23 có khả năng mắc THA cao hơn 2,95 lần so với đối tượng có chỉ số BMI < 23. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 2,95 ; 95%CI: 1,79-4,86, p<0,001). Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc với tình trạng huyết áp (n=460) THA Có THA Hút thuốc. SL. Không THA. Tỷ lệ %. SL. Tỷ lệ %. OR (CI5%). Có. 131. 67,9. 131. 49,1. 2,19. Không. 62. 32,1. 136. 50,9. (1,49-3,23). p. 0,001. Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng 3.22 cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc lá với THA, nhóm đối tượng có hút thuốc có khả năng mắc THAcao gấp 2,19 lần so với các đối tượng không hút thuốc. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 2,19, 95%CI: 1,49-3,23), p<0,001. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 56. Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với THA (n=460) THA. THA Có THA. Ăn mặn. SL. Có. Không THA. Tỷ lệ % SL. 31. 16,1. OR (CI5%). p. Tỷ lệ %. 21. 7,9. 2,24 0,006. Không. 162. 83,9. 246. (1,24-4,03). 92,1. Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng 3.23 cho thấy có mối liên quan giữa ăn mặn với THA, nhóm đối tượng ăn mặn có khả năng mắc THA cao gấp 2,24 lần so với các đối tượng không ăn mặn. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR=2,24, 95%CI: 1,24-4,03, p<0,05). Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên uống rượu bia với THA (n=460) THA. THA Có THA. Không THA. OR (CI5%). Uống rượu bia. SL. Tỷ lệ %. SL. Tỷ lệ %. Có. 173. 89,6. 192. 71,9. 3,38. Không. 20. 10,4. 75. 28,1. (1,98-5,77). p. 0,001. Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan giữa thói quen thường xuyên uống rượu bia với THA, nhóm đối tượng có thói quen uống rượu bia có khả năng mắc THAcao gấp 3,38 lần so với các đối tượng không thường xuyên uống rượu bia. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 3,38, 95%CI: 1,985,77, p<0,001)..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 57. Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật với THA (n=460) THA. THA Có THA. Không THA. (CI5%). Ăn TĂ SL. có mỡ ĐV Có. OR. Tỷ lệ %. 40. 20,7. SL 17. p. Tỷ lệ % 6,4. 3,85 0,001. Không. 153. 79,3. 250. (2,1-7,02). 93,6. Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng 3.25 cho thấy có mối liên quan giữa thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật với THA, nhóm đối tượng có thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật có khả năng mắc THA cao gấp 3,85 lần so với các đối tượng không có thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 3,85, 95%CI: 2,1-7,02, p<0,001). Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên vận động thể lực với THA (n=460) THA. THA Có THA. Không THA. (CI5%). Thường xuyênvận động Ít vận động thể lực Thường xuyên vận động thể lực. OR. SL. Tỷ lệ %. SL. Tỷ lệ %. 106. 54,9. 120. 44,9. 87. 45,1. 147. 55,1. p. 1,49 0,03 (1,03-2,17). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 58. Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng 3.26 cho thấy có mối liên quan giữa thói quen thường xuyên vận động thể lực với THA, nhóm đối tượng ít vận động thể lực có khả năng mắc THA cao gấp 1,49 lần so với các đối tượng thường xuyên vận động thể lực. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 1,49, 95%CI: 1,03-2,17, p<0,05). Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với THA (n=460) THA. THA Có THA. Không THA. OR (CI5%). TSGĐ. SL. Tỷ lệ %. SL. Tỷ lệ %. Có. 127. 65,8. 69. 25,8. 5,52. Không. 66. 34,2. 198. 74,2. (3,69-8,27). p. 0,001. Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng 3.27 cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia đình với THA, nhóm đối tượng có tiền sử gia đình có người mắc THA có khả năng mắc THA cao gấp 5,52 lần so với các đối tượng có tiền sử gia đình không có người mắc bệnh THA. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (với p<0,005, 95%CI: 3,69-8,27)..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 59. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Về thực trạng bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong huyện Cao phong tỉnh Hòa Bình năm 2020. * Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong. Tăng huyết áp là bệnh không lây nhiễm ngày càng phổ biến, tuổi càng cao nguy cơ THA càng cao, bệnh tiến triển kéo dài, có nhiều biến chứng nguy hiểm gây tử vong hoặc tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng [21]. Trong nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu được chọn là nhóm tuổi trên 60 tuổi, không phân biệt giới tính. Nhóm tuổi này do chịu tác động của nhiều yếu tố phơi nhiễm nên có nguy cơ cao, có thể đã mắc một số bệnh mạn tính nhất là các bệnh không lây nhiễm, mà đặc biệt là THA. Việc phát hiện sớm những người có nguy cơ cao, những người đã mắc THA để từ đó can thiệp các giải pháp phòng bệnh, ngăn chặn tình trạng tiến triển thành bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, hạn chế các biến chứng do THA gây ra, phù hợp với chiến lược hiện nay của Việt Nam. Đó cũng là lý do mà chúng tôi chọn những người trong nhóm tuổi này để nghiên cứu. Trong 460 đối tượng tham gia nghiên cứu có 41,96% là nam và 58,04% là nữ. Đối tượng nghiên cứu đa số là dân tộc Mường chiếm 52,6%; trình độ học vấn chủ yếu là trung học cơ sở chiếm 40,7%, nghề nghiệp của đối tượng chủ yếu là nông dân chiếm 73%. Tỷ lệ dân tộc Mường chiếm chủ yếu trong nghiên cứu, điều này phù hợp với đặc điểm của tỉnh Hòa Bình, nơi mà tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 74,3%. Qua nghiên cứu trên 460 đối tượng người cao tuổi tại xã Bắc phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2020. Cho thấy tỷ lệ người cao tuổi bị mắc bệnh THA tại đây chiếm 42%, thấp hơn tỷ lệ báo cáo từ tuyến y tế cơ sở (báo cáo từ Trạm Y tế xã Bắc phong) năm 2019 là 50,6%. Điều này cho thấy trong năm 2020 tỷ lệ mắc bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong có chiều hướng giảm mạnh, tuy nhiên cũng có thể do công tác quản lý, báo cáo thống. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 60. kê số liệu về bệnh THA ở người cao tuổi tại tuyến y tế cơ sở chưa thực hiện tốt. Việc quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là quản lý các bệnh mãn tính hầu hết là đang phải kiêm nhiệm nhiều các chương trình, hoạt động khác tại Trạm Y tế. Đây cũng là một trong những khó khăn ở hầu hết các Trạm Y tế xã/thị trấn. Tỷ lệ THA trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Võ Thị Kim Anh nghiên cứu trên 450 người cao tuổi tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 (tỷ lệ THA ở người cao tuổi chiếm 35,56% [2]. Thấp hơn nghiên cứu của tác giả Hoàng Phương Thủy nghiên cứu trên 232 người cao tuổi tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng năm 2013 (tỷ lệ THA ở người cao tuổi chiếm 51,29% [34]. Thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Long nghiên cứu trên 345 người cao tuổi tại xã Tam Thanh và xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định năm 2012 (tỷ lệ THA ở người cao tuổi chiếm 52,8% [16]. Cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc nghiên cứu trên 210 người cao tuổi tại phường (tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 37,6%) [19]. Tương đương với nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội (năm 2011), cho thấy 45% người cao tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có hơn 1/3 đối tượng nghiên cứu không biết mình bị tăng huyết áp [12]. * Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong theo giới tính. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ THA ở nam giới và nữ giới có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA của người cao tuổi ở nữ giới (54,4%) cao hơn nam giới (45,6%). Tỷ lệ này ở nữ giới cao hơn nam giới có thể do nữ giới ít hoạt động thể lực hơn nam giới hoặc do thói quen sinh hoạt của nữ giới có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp hơn nam giới. Ở tuổi trẻ thì THA ở nam cao hơn do hút thuốc, uống rượu, kinh tế - xã hội, nhưng ở nữ khi trên 50 tuổi thì tỷ lệ THA cao hơn do ảnh hưởng của nội tiết tố thời kì mãn kinh, sử dụng hormon thay thế, béo phì, giảm hoạt động thể lực,... Tuy nhiên sự khác.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 61. biệt không rõ rệt. Vậy việc khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị dự phòng đều được quan tâm ở cả nam giới và nữ giới [10]. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Kim Anh, tỷ lệ THA của người cao tuổi ở nữ giới là 53,3%, ở nam giới là 46,7% [2]. Giống với kết quả nghiên cứu của Hoàng Phương Thủy, tỷ lệ THA của người cao tuổi ở nữ giới là 52,94%, ở nam giới là 48,96%[34]. Giống với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Long, tỷ lệ THA của người cao tuổi ở nữ giới là 62,09%, ở nam giới là 37,91%[16]. Kết quả nghiên cứu khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, tỷ lệ THA của người cao tuổi ở nữ giới là 32,4% và ở nam giới là 48,5% [19]. * Phân độ THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong. Trong tổng số 460 đối tượng nghiên cứu có 267 đối tượng có HA bình thường (chiếm 58%), 139 đối tượng mắc THA độ I (chiếm 30,2%), 46 đối tượng mắc THA độ II (chiếm 10%) và 8 đối tượng mắc THA độ III (chiếm 1,7%). Tỷ lệ người cao tuổi có huyết áp bình thường chiếm tỷ lệ cao nhưng vẫn nên tăng cường tư vấn, kiểm tra sức khỏe và thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh bị mắc các bệnh về tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Vì theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới bệnh tăng huyết áp ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng, giới tính và nghề nghiệp nhưng người ta thấy tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn ở người cao tuổi [8]. Trong số những người bị THA thì tỷ lệ người cao tuổi bị THA độ I cao nhất (chiếm 30,2%) là mức độ nhẹ, cần được phát hiện và can thiệp y tế kịp thời sẽ hạn chế biến chứng, góp phần giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho y tế, gia đình và xã hội. Đối với các đối tượng bị THA độ II và độ III cần điều trị và theo dõi chỉ số HA hàng ngày tránh để xảy ra các tai biến, biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng với sự tiến bộ của ngành y tế nói chung và sự thành công của chương trình y tế quốc gia về phòng chống bệnh tăng huyết áp mà công tác chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp đã tốt hơn. Cùng với đó là ý thức phòng và điều trị. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 62. bệnh của người dân ngày càng được nâng cao. Do vậy mà những người mắc tăng huyết áp thường ở mức độ nhẹ và tăng huyết áp ở các mức độ nặng giảm dần. Kết quả nghiên cứu này gần giống nghiên cứu của Võ Thị Kim Anh, tỷ lệ THA độ I chiếm 20,2%, THA độ II chiếm 10,4%, THA độ III chiếm 4,9% [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, tỷ lệ THA độ I chiếm 32,9%, THA độ II chiếm 20,0%, THA độ III chiếm 2,9% [19]. * Đặc điểm THA ở người cao tuổi. Hầu hết các đối tượng THA đều THA cả tâm thu và tâm trương (chiếm 73,1%), THA tâm trương đơn độc chiếm tỷ lệ còn lại 26,9%. Tỷ lệ THA tâm trương đơn độc cao, tỷ lệ này có thể được kiểm soát tốt với những thay đổi cá nhân và lối sống. Kết quả nghiên cứu này tương đồng so với nghiên cứu của Hoàng Phương Thủy, tỷ lệ THA cả tâm thu và tâm trương là 65,55%, tỷ lệ THA tâm thu đơn độc là 25,21%, THA tâm trương đơn độc là 9,24 [34]. * Thực trạng THA theo nhóm tuổi. Tỷ lệ THA ở người cao tuổi của xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình chủ yếu ở nhóm tuổi từ 60-69 tuổi (chiếm 56,5%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 70-79 tuổi (chiếm 26,9%) và tỷ lệ này ở nhóm tuổi trên 80 tuổi là 16,6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA có chiều hướng giảm dần từ nhóm tuổi 60 đến trên 80 tuổi. Điều này có thể do thói quen sinh hoạt ở các nhóm tuổi khác nhau hoặc do ở nhóm tuổi 60-69 tuổi vẫn phải tham gia lao động chân tay, ít có thời gian nghỉ ngơi, quan tâm đến sức khỏe. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 51,9%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 70-79 tuổi (chiếm 41,8%) và tỷ lệ này ở nhóm tuổi trên 80 tuổi là 6,3% [19]. Kết quả nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Trần Văn Long, tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 70-79 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 51,6%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 60-69 tuổi (chiếm 28,0%) và tỷ lệ này ở nhóm.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 63. tuổi trên 80 tuổi là 20,3% [16]. Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu của Hoàng Phương Thủy, độ tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng tăng [34]. Khác với kết quả nghiên cứu của Võ Kim Anh, Tỷ lệ THA ở nhóm >80 tuổi là cao nhất (chiếm 71,4%) và tỷ lệ này ở nhóm từ 60-69 tuổi là 33,0% [2]. Một nghiên cứu khác tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội của nhóm tác giả Trần Thúy Liễu, Lê Văn Tuấn và cộng sự cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp gia tăng theo tuổi, cụ thể nhóm tuổi 60 – 69 có tỷ lệ mắc tăng huyết áp là 42,1%; nhóm 70 – 79 tuổi là 54,8% và nhóm trên 80 tuổi là 60,6% [30]. Có thế thấy tuổi càng cao thì sức khỏe của con người sẽ càng suy giảm do chức năng của các cơ quan không còn khỏe mạnh và sức đề kháng sẽ càng ngày càng yếu dần, vì vậy có thể sự gia tăng của các bệnh trong đó có bệnh tăng huyết áp sẽ song hành cùng với độ tuổi ngày một lớn hơn. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, tuổi càng cao thành mạch càng xơ cứng và càng dễ THA. Mối liên quan giữa tuổi và THA đã được xác định qua nhiều nghiên cứu cắt ngang cho thấy có liên hệ giữa tuổi và huyết áp trong hầu hết các dân tộc với những khác nhau về địa dư, văn hóa, đặc tính kinh tế xã hội, tuổi càng cao thì tỉ lệ tăng huyết áp càng cao[2],[8]. * Thực trạng THA theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu. Tỷ lệ THA ở người cao tuổi trước khi nghỉ ngơi chủ yếu ở các đối tượng có nghề nghiệp làm nông (nông dân) chiếm 73,6%, tiếp đến là cán bộ công chức nhà nước. Điều này có thể do thói quen sinh hoạt ở nhóm đối tượng làm nông có nguy cơ cao như ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật, thường xuyên uống bia, rượu, hút thuốc lá, thuốc lào,... 4.2. Một số yếu tố liên quan đến THA. * Thừa cân, béo phì Trong xã hội hiện đại và năng động như hiện nay thì thừa cân và béo phì đang có xu hướng phổ biến và tăng nhanh trong cộng đồng, là một trong những. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 64. vấn đề nổi cộm ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam tỷ lệ thừa cân béo phì khoảng 12,5%. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nôn, nặng nề, khó coi... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp và các bệnh lý Tim mạch, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp... và ung thư. Các bệnh lý về tim mạch có liên quan đến thừa cân, béo phì là: Bệnh động mạch vành (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim; Suy tim ứ huyết; Tai biến mạch não (đột quỵ); Tăng huyết áp; Rối loạn mỡ (lipid) máu Qua các nghiên cứu, người ta thấy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do béo phì gây ra là: Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường; Tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần; Tăng huyết áp 12 lần; Tiểu đường tăng 6 lần…[2]. Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây THA, béo phì còn liên quan với một số yếu tố nguy cơ khác như rối loạn lipid máu, hiện tượng kháng insulin, glucose tăng máu, thiếu hụt lipoprotein lipase, các yếu tố này có vai trò trong bệnh sinh THA. Tim của người béo phì buộc phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho khối mỡ thừa[10]. Kết quả phân tích cho thấy nguy cơ mắc bệnh THA ở người cao tuổi thừa cân, béo phì cao hơn 2,95 lần so với đối tượng bình thường. Kết quả này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (95% CI: 1,79-4,86). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Võ Kim Anh, nguy cơ mắc THA ở người thừa cân, béo phì cao gấp 2,03 lần so với đối tượng bình thường (kết quả có ý nghĩa thống kê với p<0.05)[2]. Kết quả nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, nguy cơ mắc bệnh THA ở người thừa cân, béo phì cao hơn 2,31 lần so với đối tượng bình thường, tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05, (95%CI: 0,111-1,689) [19]. Nghiên cứu của Trần Văn Long tỷ lệ THA, nguy cơ mắc bệnh THA ở người thừa cân, béo phì cao hơn 1,47 lần so với đối tượng bình thường, tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05, (95% CI: 0,78-2,76) [16]..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 65. Vậy béo phì là một yếu tố nguy cơ gây THA, béo phì còn liên quan với một số yếu tố nguy cơ khác như rối loạn lipid máu, hiện tượng kháng insulin, glucose tăng máu, thiếu hụt lipoprotein lipase, các yếu tố này có vai trò trong bệnh sinh THA. Tim của người béo phì buộc phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho khối mỡ thừa * Hành vi hút thuốc lá Nguyên nhân của tình trạng tăng huyết áp ở những người hút thuốc lá là nicotin. Nicotin là chất gây nghiện, làm kích thích sản sinh adrenaline nên hút thuốc lá làm tim đập nhanh, nhịp tim trở nên nhanh hơn và huyết áp cao. Vì vậy, tình trạng này dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Huyết áp sẽ trở lại bình thường ở khoảng giữa những lần hút thuốc nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu không ngừng hút thuốc. Nếu hút thuốc lá quá nhiều lần trong ngày sẽ làm tăng chỉ số huyết áp trung bình. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng huyết áp dao động là yếu tố nguy hiểm hơn cả bệnh tim mạch [40]. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2-3 lần. Khi hít khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc còn giảm tác dụng của các thuốc điều trị THA. Mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng là yếu tố nguy cơ về tăng huyết áp nhưng là một nguy cơ lớn về bệnh tim mạch. Một vài nghiên cứu chứng minh giữa hút thuốc lá và THA có mối liên quan và các chương trình giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân THA đều khuyên bỏ hút thuốc [33]. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ THA ở các đối tượng có hút thuốc lá cao gấp 2,19 lần so với các đối tượng không hút thuốc. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ((với p<0,005, 95%CI: 1,49-3,23). Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Long, nguy cơ THA ở các đối tượng có hút thuốc lá cao gấp 1,05 lần so với các đối tượng không hút thuốc, tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (95%CI: 0,47-2,32) [16]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, người có thói quen hút thuốc thì tỷ lệ thấp hơn 0,84. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 66. lần nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm [19]. Kết quả nghiên cứu của Võ Kim Thanh, người có thói quen hút thuốc thì tỷ lệ thấp mắc THA thấp hơn 0,74 lần nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm [24]. Điều này cũng dễ hiểu vì nhiều đối tượng tuổi càng cao thì tỷ lệ hút thuốc sẽ giảm dần do sức khỏe không còn dẻo dai như trước, sự xuất hiện các bệnh mạn tính sẽ gia tăng vì vậy giảm thói quen hút thuốc lá là lời khuyên của cán bộ y tế dành cho đối tượng nghiên cứu. Cùng chung xu hướng trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới luôn cao hơn nữ giới và đặc biệt ở những đối tượng cao tuổi thì tỷ lệ này càng chênh lệch rõ. * Thói quen ăn mặn Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn muối nhiều natri (trên 14g/ngày) sẽ gây THA trong khi ăn ít muối (<1g/ngày) gây giảm huyết áp động mạch. Theo WHO nên ăn <6g muối/ngày, hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và đây cũng là cách điều trị hiệu quả nhất mà không phải dùng thuốc. Hiện nay, WHO khuyến cáo chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn để phòng chống THA. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều trường hợp còn chưa biết chế độ ăn nhạt. Chế độ ăn giảm muối vừa phải (1-2,5g muối/mỗi ngày) áp dụng cho các trường hợp THA hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, trong chế độ ăn này chỉ cần có ý thức giảm bớt muối cho vào thức ăn hơn trước. Mặt khác, một số người biết cần phải ăn nhạt nhưng lại khó từ bỏ được thói quen ăn mặn [40]. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể kiểm soát được bệnh. Muốn sống được, cơ thể con người ta cần có muối. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ làm ứ nước trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn khiến huyết áp cũng tăng lên và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu điều tra khẩu phần ăn từng vùng, các nhà nghiên.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 67. cứu thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn. Như vậy, lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây tăng huyết áp trong các quần thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh THA ở các đối tượng ăn mặn cao gấp 2,24 lần so với các đối tượng không ăn mặn. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (với p<0,05, 95%CI: 1,24-4,03). Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, tỷ lệ THA ở người có thói quen ăn mặn là 38,1%, tỷ lệ này ở người không có thói quen ăn mặn là 36,8% (OR = 0,99; 95%CI: 0,53-1,99; p > 0,05) [19]. * Thói quen uống rượu bia. Thói quen uống rượu bia hiện nay rất phổ biến không chỉ có ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Nhiều người vẫn xem việc mời rượu bia là hình thức hết sức bình thường, cứ có dịp gặp mặt, liên hoan, chung vui, chia buồn đều có rượu bia. Tỷ lệ người đã từng uống rượu bia cho đến thường xuyên uống rượu, bia qua nghiên cứu rất cao chiếm hơn 70%. Trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình việc uống rượu bia đều xuất hiện ở nhiều các hoạt động của gia đình, đoàn thể như các hoạt động hiếu hỉ, ăn cơm mới, các dịp lễ kỉ niệm, đầy tháng,... Việc uống rượu bia là hết sức bình thường và dần có thể đã trở thành phong tục, tập quán của người dân trên địa bàn. Khi được hỏi về vấn đề uống rượu bia thì hầu hết mọi người đều biết có hại cho sức khỏe tuy nhiên nhiều công việc không thể không có rượu bia. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA ở người thường xuyên uống rượu bia chiếm 89,6%; Nguy cơ tăng huyết áp ở các đối tượng thường xuyên uống rượu bia cao gấp 3,38 lần so với các đối tượng không thường xuyên uống rượu bia. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (với p<0,005, 95%CI: 1,98-5,77). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Trần Văn Long, tỷ lệ mắc bệnh THA ở những người thường xuyên uống rượu bia cao hơn gấp 1,47 lần so với những người không thường xuyên uống bia (95%CI: 0,65-3,35) [16]. Nghiên cứu. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 68. của Nguyễn Thanh Ngọc đã cho thấy tỷ lệ THA ở người có thói quen uống rượu bia là trên 50% và người không có thói quen uống rượu bia là 36,5% (OR=1,74, 95%CI: 0,66-4,59) [19]. Nghiên cứu của Võ Thị Kim Anh đã cho thấy tỷ lệ THA ở người có uống rượu bia là 37,7%, người không uống rượu bia là 30,1% (p>0,05). * Thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật Qua nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật là một trong số những yếu tố tiềm ẩn có thể gây bệnh THA. Người dân tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong thường xuyên có thói quen sử dụng thức ăn có nhiều mỡ động vật từ xưa tới nay. Người dân ở đây thường dùng mỡ lợn để xào rau, rang cơm, chế biến các món rán, thậm chí mỡ lợn là món chính để ăn với cơm và nước mắm. Có nhiều người dân cho rằng dầu ăn (dầu thực vật) ăn không ngon, không có vị béo, ngậy và không thơm nhưng hầu hết là người dân không có điều kiện để thường xuyên sử dụng dầu thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng huyết áp ở các đối tượng ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật cao gấp 3,85 lần so với các đối tượng ăn thức ăn không có nhiều mỡ động vật. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (với p<0,005, 95%CI: 2,1-7,02). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc đã cho thấy tỷ lệ THA ở người không có thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật là 35,2% [19]. * Hành vi thường xuyên vận động thể lực. Hoạt động thể lực trong nghiên cứu này bao gồm cả thời gian làm việc và tập thể dục thể thao. Tỷ lệ người cao tuổi thường xuyên vận động thể lực chiếm tỷ lệ tương đối cao 50,9%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu cao do hầu hết những người trong độ tuổi từ 60-69 tuổi vẫn đang phải lao động chân tay như làm vườn, chăn nuôi,... Do đặc điểm địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong không có làng nghề, không có những công việc nhẹ nhàng thích hợp với người cao tuổi nên hầu hết người cao tuổi ở đây vẫn tham gia các công việc cần có sức khỏe..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 69. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng huyết áp ở các đối tượng ít vận động thể lực cao gấp 1,49 lần so với các đối tượng thường xuyên vận động thể lực. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (với p<0,05, 95%CI: 1,03-2,17). Tỷ lệ mắc bệnh THA ở những người ít vận động thể lực là 54,9%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc (43,7%) [19] và kết quả nghiên cứu của Trần Văn Long (49,7%) [16]. * Tiền sử gia đình có người mắc bệnh THA. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh THA chiếm 25,8%, tỷ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc (37,1%) [19] và nghiên cứu của Võ Thị Kim Anh (54,9%).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 70. KẾT LUẬN 1. Thực trạng bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2020. - Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi chiếm 42%. - Tỷ lệ tăng huyết áp ở nữ giới (54,4%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (45,6%). - Tỷ lệ tăng huyết áp độ I là 30,2%, tăng huyết áp độ II là 10% và tăng huyết áp độ III (chiếm 1,7%). - Tỷ lệ tăng huyết áp cả tâm thu và tâm trương cao nhất (73,1%). - Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi từ 60-69 tuổi cao nhất (56,5%). - Tỷ lệ tăng huyết áp chủ yếu ở nhóm đối tượng làm nghề nông dân (73,6%). - Tỷ lệ tăng huyết áp chủ yếu ở đối tượng có trình độ học vấn THCS (37,8%). 2. Một số yếu tố liên quan tới bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong năm 2020. - Có sự khác biệt về tỷ lệ THA ở nam giới và nữa giới. Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,1 > 0,05) - Có sự khác biệt về tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 60-69 tuổi với nhóm tuổi từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Nhóm đối tượng có chỉ số BMI >= 23 có khả năng mắc THA cao hơn 2,95 lần so với đối tượng có chỉ số BMI < 23. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 2,95; 95%CI: 1,79-4,86, p<0,001). - Nhóm đối tượng có hút thuốc có khả năng mắc THA cao gấp 2,19 lần so với các đối tượng không hút thuốc. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 2,19, 95%CI: 1,49-3,23, p<0,001)..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 71. - Nhóm đối tượng ăn mặn có khả năng mắc THA cao gấp 2,24 lần so với các đối tượng không ăn mặn. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR=2,24, 95%CI: 1,24-4,03, p<0,05). - Nhóm đối tượng có thói quen uống rượu bia có khả năng mắc THA cao gấp 3,38 lần so với các đối tượng không thường xuyên uống rượu bia. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ( OR= 3,38, 95%CI: 1,98-5,77, p<0,001). - Nhóm đối tượng có thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật có khả năng mắc THA cao gấp 3,85 lần so với các đối tượng không có thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ( OR= 3,85, 95%CI: 2,1-7,02, p<0,001). - Nhóm đối tượng ít vận động thể lực có khả năng mắc THA cao gấp 1,49 lần so với các đối tượng thường xuyên vận động thể lực. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (OR= 1,49, 95%CI: 1,03-2,17, p<0,05). - Nhóm đối tượng có tiền sử gia đình có người mắc THA có khả năng mắc THA cao gấp 5,52 lần so với các đối tượng có tiền sử gia đình không có người mắc bệnh THA. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (với p<0,005, 95%CI: 3,698,27).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 72. KHUYẾN NGHỊ 1. Xây dựng mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp riêng đối với người cao tuổi trên địa bàn huyện Cao Phong. 2. Tăng cường truyền thông, tư vấn thay đổi các thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng xấu đến bệnh tăng huyết áp. Tập chung vào vấn đề như mức độ sử dụng rượu bia, thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, ít vận động, ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật,... 3. Xây dựng các giải pháp can thiệp sớm tại cộng đồng người cao tuổi trên địa bàn huyện Cao Phong..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 73. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tiếng Việt 1. Phạm Xuân Anh (2006), Một số nhận xét về tình hình tăng huyết áp tại Hà Tĩnh, (13), Nhà xuất bản Y học, Hội Tim mạch học Việt Nam, tr. 13. 2. Võ Thị Kim Anh (2013), Nghiên cứu tính hình tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Y học thực hành 876 - Số 7/2013. 3. Bộ Y tế (2010), Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh THA. 4. Phạm Chí Cường (2003), Nghiên cứu những biến đổi hình ảnh điện tâm đồ và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, tr. 54 – 74. 5. Nguyễn Dung, Hoàng Hữu Nam, Dương Quang Minh (2012), “Nghiên cứu tình hình bệnh Tăng huyết áp tại thành phố Huế và thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011”.Tạp chí Y học thực hành 805, tr.1-8 . 6. Phạm Tử Dương, Nguyễn Văn Quýnh (1998), “ Tình hình quản lý và điều trị bệnh THA ở một tập thể cán bộ trong 4 năm 1994 – 1998”, Tạp chí Y học Việt Nam, (số 12), tr. 36. 7. Trịnh Thị Thu Hoài (2012), Kết quả hoạt động chương trình phòng chống tăng huyết áp tại tỉnh Yên Bái năm 2011, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, tr. 73 – 74. 8. Nguyễn Đức Hoàng (2004), “Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Hương Xuân huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Tim mạch học, (37), tr. 16. 9. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (1999), “Phân giai đoạn tăng huyết áp”, Tạp chí Tim mạch học (18), tr. 22 – 27.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 74. 10. Hồng Mùng Hai (2014).Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên và kết quả can thiệp tại huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau năm 2014. Tạp chí y học Dự phòng, 8 (168), 333. 11. Ngô Trí Tuấn và Hoàng Văn Minh (2012).Tăng huyết áp ở người dân 40-79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Thực Hành( 4), Tr. 35. 12. Trần Thanh Tú và Phạm Thị Lan Liên (2011). Nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011. Tạp chí Y học Thực Hành, 914, 94-97. 13. Phạm Khuê (1998), Cẩm nang điều trị nội khoa, Nxb Y học, tr 102 – 150. 14. Phạm Khuê (1993), Bệnh học tuổi già, Nxb Y học, tr 145 – 202. 15. Phạm Thị Kim Lan (2002), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 51 – 60. 16. Trần Văn Long (2015), “Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2012”, Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng. 17. Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng (2008), “ Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa năm 2008”, Tạp chí Y học thực hành, (3), tr. 99 – 102. 18. Vũ Thị Nga (2012), “Nhận xét một số đặc điểm biến chứng của bệnh tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành, (1), tr. 35 19. Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường (2007), “ Cập nhật thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại phường Phương Mai quận Đống Đa thành phố Hà Nội”, tr. 1 – 6..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 75. 20. Hoàng Văn Ngoạn (2009), “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, (52), tr 89 – 96. 21. Đào Thị Nhâm (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tăng huyết áp kháng trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn bác sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 69 – 70. 22. Nguyễn Đăng Phải (2000), “Điều tra tình hình bệnh tăng huyết áp và xây dựng mô hình chăm sóc – Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng”, tr. 1 – 2. 23. Vũ Xuân Phú (2011), “ Thực trạng kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của bệnh nhân 25 – 60 tuổi tại 4 phường thành phố Hà Nội 2011”, tr. 1. 24. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hoàng Nga, La Quốc Trung, Thạch Ngọc Tiên, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006), “Tình hình và đặc điểm bệnh tăng huyết áp người trên 40 tuổi ở tỉnh Trà Vinh”, năm 2006, (11), Nhà xuất bản Y học, Hội Tim mạch học Việt Nam, tr. 11. 25. Nông Văn Quế (1998), Nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi dân tộc Mường tại hai xã Sơn Thủy và Kim Bình huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, (IX), Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, tr. 9 – 15. 26. Đặng Văn Quý (2002), Yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và biến chứng của tăng huyết áp kháng trị, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Học Viện Quân y, tr. 80 – 81. 27. Hoàng Thị Quý (1994), Nhận xét tình hình tử vong tim mạch ở người lớn trong 10 năm tại bệnh viện Trung ương Huế, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 29 – 30. 28. Hoàng Đức Quỳnh (2009), “ Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị tăng huyết áp nguyên nhân giai đoạn I, II, của bài thuốc TN 08 tại khoa Y học Cổ truyền bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành (646 +647), tr. 198 – 201.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 76. 29. Đinh Văn Thành (2011), Thử nghiệm mô hình quản lý và điều trị bệnh THA tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, tr. 3 – 38. 30. Phạm Thắng (2013), “Tình hình bệnh tật người cao tuổi qua một số nghiên cứu cộng đồng”, Tạp chí dân số Việt, tr 1 – 3. 31. Hoàng Văn Tài (2013), “Thực trạng bệnh, công tác quản lý và điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp”, luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, tr. 80 – 82. 32. Trần Thanh Tú và Phạm Thị Lan Liên (2011).Nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011. Tạp chí Y học Thực Hành, 914, 94-97. 33. Hoàng Phương Thủy (2011), “Tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan tại phường An Hải Tây, Sơn Trà, Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ y học, tr 48 – 52. 34. Hoàng Phương Thủy (2016), “tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nắng”. Luận văn Thạc sĩ y học, tr 48 – 52. 35. Bùi Văn Uy (2015), Vũ Trung Hải, “Cao huyết áp - kẻ giết người thầm lặng”, NXB Văn hóa – Văn nghệ, tr. 1 – 32. 36. Đinh Hoàng Việt (2007), Tăng huyết áp ở người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ và một số yếu tố ảnh hưởng, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 53 – 54. 37. Nguyễn Lân Việt (2006), Tình hình THA ở về tình hình THA ở những người dân  45 tuổi xã Vị Thủy tỉnh Hậu Giang năm 2008. 38. Hội tim mạch Việt Nam (2010), Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp - Sử dụng máy đo huyết áp tại cộng đồng, chủ biên..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 77. 39. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2018), “ Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”, Tạp chí Tim mạch học (18), tr. 22 – 27. 40. Viện Tim mạch Việt Nam (2009), “Phòng chống bệnh tăng huyết áp – Giảm gánh nặng bệnh tật”, Hội nghị triển khai dự án phòng chống tăng huyết ápthuộc chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc Gia, Viện Tim mạchViệt Nam, Hà Nội. 41. Viện Tim mạch Việt Nam (2016) “Hội nghị tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II”, Tạp chí Y học thực hành, Viện Tim mạch Việt Nam, Hà Nội. 42. Lê Thị Hợp (2012), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Tiếng Anh 43. Mozaffarian D et al (2015), National Health and Nutrition ExaminationSurvey: 2007–2012. Prevalence of high blood pressure in adults ≥20 years of age by age and sex, American Heart Association. 44. Alhalaiqa và các cộng sự. (2012), “Adherence therapy for medication non - compliant patients with hypertention: a randomíed controlled trial”, Journalof Human Hypertension, 26(2), tr. 117-126. 45. Jeroan J. Allison và các cộng sự. (2016), “Culturally adaptive storytelling method to improve hypertension control in Vietnam - “We talk about our hypertension”: study protocol for a feasibility cluster-randomized controlled trial”, Trials, 17, tr. 9. 46. Fletcher BR. và các cộng sự. (2016), “Self - monitoring blood in hypertention, patient and provider perspectives: A systematic review and thematic synthesis”, Patient Educ Couns, 99(2), tr. 210-219 47. Michael J. Burla và các cộng sự. (2014), “Blood pressure control and perceived health status in African Americans with subclinical hypertensive heart disease”, Journal of the American Society of Hypertension 8(5), tr. 321-329.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 78. 48. Ontario Pharmacists Association and Green Shield Canada (2014), “Impact of Community Pharmacist Interventions in Hypertension Management on Patient Outcomes: A Randomized Controlled Trial “. 49. Johanna M et al Ha T.P.Do (2014), “National Prevalence and Associated Risk Factors of Hypertension and Prehypertension Among Vietnamese Adults”, American Journal of Hypertention. 50. World Health Organization International Society of Hypertention Writing Group (2003), “2003 World Health Organization (WHO)/ International Society of Hypertention (ISH) statement and management of hypertention”, Journal of hypertention 21(11), tr. 1983-1992. 51. Uhlig K1. và các cộng sự. (2013), “Self-measured blood pressure monitoring in the management of hypertension: a systematic review and metaanalysis”, Annals of Internal Medicine, 159(3), tr. 185-194 52. J Sun Q Wei, J Huang et al (2014), “Prevalence of hypertetion and associated risk factors in Dehui city of Jilin Province in China”, Journal of HumanHypertension 29, tr. 64-68. 53. Anchala R1 và các cộng sự. (2014), “Hypertension in India: a systematic review and meta-analysis of prevalence, awareness, and control of hypertension.”, Hypertension Journal, 32(6), tr. 1170-1177. 54. Stanley S Flanklin và Nathan D. Wong (2013), “Hypertension and Cardiovascular Disease: Contributions of the Framingham Heart Study”, Global Heart, 8(1), tr. 49-57. 55. Treatment of Hypertension: JNC 8 and More (2014), chủ biên. 56. Geleijnse JM Do HT (2015), “National prevalence and associated risk factors of hypertension and prehypertension among Vietnamese adults.”, PubMed, 28 (1), tr. 89 - 97..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 79. PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI ---------------------------------------------A.. MÃ ĐIỀU TRA. Thời gian điều tra : ......…. / …....… / 2020 Tiểu khu/ thôn:............................, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Xin chào Ông/bà/anh/chị tôi là…................ hiện đang sinh viên chuyên ngành Y tế công cộng, trường Đại học Thăng Long. Hiện tại, trường Đại học Thăng Long đang phối hợp cùng Trung tâm y tế huyện Cao Phong thực hiện một nghiên cứu về thực trạng tăng huyết áp của người cao tuổi trên địa bàn huyện. Xin phép Ông/bà/anh/chị dành chút thời gian để cùng tôi trao đổi một số thông tin về vấn đề này. Các thông tin Ông/bà/anh/chị cung cấp đảm bảo được giữ kín. Rất mong Ông/bà/anh/chị hợp tác. Ông/bà có đồng ý tham gia trả lời cho nghiên cứu? Đồng ý. Từ chối. B. NỘI DUNG STT. CÂU HỎI. TRẢ LỜI. M Ã. GHI CHÚ. Một số thông tin chung C1. C2. C3. Giới tính. Nhóm tuổi. Dân tộc. Nam. 1. Nữ. 2. 60 – 69 tuổi. 1. 70 – 79 tuổi. 2. ≥ 80. 3. Kinh. 1. Mường. 2. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 80. Tày Khác. 3 (Ghi. rõ. : 4. ……………………). C4. Nghề nghiệp Trước khi nghỉ hưu của ông /bà?. Cán bộ công chức nhà nước. 1. Nông dân. 2. Buôn bán/nghề tự do. 3. Nội trợ. 4. Khác(Ghi rõ : …………………) 5. C5. C6. C7. Công việc hiện tại của ông/bà?. Lao động chân tay. 1. Lao động tri thức. 2. Nghỉ ngơi. 3. Không biết chữ. 1. Trình độ học vấn của Tiểu học. 2. ông / bà?. THCS. 3. THPT trở lên. 4. < 400.000 VNĐ. 1. 401.000 – 520.000 VNĐ. 2. > 520.000 VNĐ. 3. Thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình là bao nhiêu? (Trung bình/ đầu người). Thực trạng bệnh THA C8. C9. C10. HATT. .........................................mmHg. 1. HATTr. .......................................mmHg. 2. Bình thường. 1. Tăng huyết áp (≥ 140/90mmHg). 2. Bình thường (<130/80mmHg). 1. Phân độ THA. THA độ I (140/90 – 159/99mmHg). 2. (WHO/ISH 1999). THA. 3. Mức độ THA. độ. 179/109mmHg). II(160/100-. 4.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 81. THA độ III (≥ 180/110mmHg). C11 Đặc điểm THA. THA tâm trương đơn độc. 1. THA tâm thu đơn độc. 2. THA cả tâm thu và tâm trương. 3. Ông/bà bị mắc bệnh Dưới 1 năm C12 THA được bao nhiêu Từ 1 đến 3 năm năm rồi?. Trên 3 năm. 1 2 3. Một số yếu tố liên quan đến THA C13 Chiều cao. .....................m. C14 Cân nặng. ..................................Kg. C15 BMI. BMI < 23. 1. BMI ≥ 23. 2. C16 Vòng bụng. ………………cm. C17 Vòng mông. ………………cm. C18 WHR. C19. C20. C21. C22. WHR<1. 1. WHR ≥ 1. 2. Bố, mẹ, anh, chị, em Có. 1. ruột bị tăng huyết áp?. Không. 2. Từ trước đến nay có bao giờ anh/chị hút thuốc không?. Có. 1. Không. 2. Hiện tại anh chị có hút Có thuốc không? Kể cả hút thuốc điếu, thuốc cuộn, thuốc lào, hút xì Không gà, hay hút bằng tẩu? Nếu có, anh/ chị có hút Có thuốc hàng ngày Không không?. C25. 1 C25 2 1 2. Thang Long University Library. C25.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 82. C23. C24. C25. C26. C27. C28. Trung bình anh/chị hút bao nhiêu điếu mỗi ngày? Trường hợp hiện tại không hút thuốc hàng ngày: Trước đây anh/chị đã từng hút thuốc lá hàng ngày chưa? Từ trước đến nay có khi nào anh/chị uống hết 1 lon/chai nhỏ/cốc to bia hoặc 1 ly/chén rượu các loại không? Trong 12 tháng qua anh/chị có uống rượu bia lần nào không (đồ uống có cồn như rượu, bia, rượu vang, rượu trái cây...)? Trong 12 tháng qua, thông thường khoảng bao lâu thì anh/chị uống một lần từ 1 lon/chai nhỏ/cốc to bia hoặc 1 ly/chén rượu trở lên (điều tra viên giải thích và đọc các lựa chọn cho đối tượng nghe) Trong những ngày anh/ chị có uống rượu bia, trung bình anh/chị uống bao nhiêu bia và rượu trong 1 ngày? (Điều tra viên sử dụng bản hướng dẫn, hỏi về từng loại và tính ra số đơn vị chuẩn và điền vào ô tương ứng). ………………………(điếu/ngày). Có. 1. Không. 2. Có. 1. Không. 2. Có. 1. Không. 2. Hàng ngày 5 – 6 ngày/ tuần 1 – 4 ngày/ tuần 1 – 3 ngày/ tháng Ít hơn 1 lần/ tháng. ……………. ………( đơn vị chuẩn). C25. 1 2 3 4 5. C29. C29.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 83. C29. C30. C31. C32. Trong một tuần bình thường, có bao nhiêu ngày anh chị ăn trái cây? Trong một tuần bình thường, có bao nhiêu ngày anh chị ăn rau củ? Trong những ngày đó, anh/chị ăn bao nhiêu suất rau trong 1 ngày? (không tính các loại khoai) (Điều tra viên sử dụng bản hướng dẫn để tính số đơn vị chuẩn và điền vào ô tương ứng) Một ngày anh/ chị tiêu thụ bao nhiêu muỗng cafe muối cho bữa ăn của mình?. C33. Số ngày/ tuần anh chỉ sử dụng muối ăn cho bữa ăn của mình. C34. Một ngày anh/ chị tiêu thụ bao nhiêu muỗng cafe dầu động vật cho bữa ăn của mình?. C35. C36. C37. Số ngày/ tuần anh chỉ sử dụng dầu động vật cho bữa ăn của mình Ông/Bà/Anh/Chị có thường xuyên vận động tập thể dục/ rèn luyện thể thao không?. ……………………….(ngày). ……………………….(ngày). ……………. ………( đơn vị chuẩn).  6 gram (tương đương ~ 1 muỗng cafe)/ ngày. 1. > 6 gram (tương đương > 1 muỗng cafe)/ ngày. 2. ………………………(ngày/ tuần)  20 gram (tương đương ~ 4 muỗng cafe)/ ngày. 1. > 20 gram (tương đương >4 muỗng cafe)/ ngày. 2. ………………………(ngày/ tuần) Không. 1. Rất ít khi. 2. Thỉnh thoảng. 3 4. Thường xuyên. Ông/Bà/Anh/Chị thường tập thể dục/ rèn .....................................(ngày/ tuần) luyện thể thao bao nhiêu ngày/1 tuần?. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 84. C38. Ông/Bà/Anh/Chị tập thể dục/ rèn luyện thể thao khoảng bao nhiêu phút/ 1 ngày. .....................................(phút/ ngày). Xác nhận của địa phương. Điều tra viên. (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên). (ký và ghi rõ họ tên).

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 85. PHỤ LỤC 2 SỐ LƯỢNG NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2019. STT. Tên xã/thị trấn. Tổng số người cao tuổi. Số người cao tuổi bị bệnh tăng HA Số lượng. Tỷ lệ %. 1. Thạch yên. 563. 86. 15.27. 2. Dũng Phong. 405. 82. 20.24. 3. Nam Phong. 456. 150. 32.89. 4. Tây Phong. 561. 240. 42.78. 5. Hợp Phong. 1011. 176. 17.4. 6. Thị Trấn Cao Phong. 759. 165. 21.73. 7. Bắc Phong. 526. 266. 50.6. 8. Thu Phong. 439. 114. 25.96. 9. Bình Thanh. 311. 103. 33.11. 10. Thung Nai. 188. 48. 25.53. 5219. 1490. 28.55. Tổng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(95)</span>

×