Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 94 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. NGUYỄN HUY ĐẠI. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. Hà Nội - 2019.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG. NGUYỄN HUY ĐẠI. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ. Hà Nội - 2019. Thái Bình – 2018. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT. BHYT. Bảo hiểm y tế. NB. Người bệnh. BTM. Bệnh tim mạch. CBVC. Cán bộ viên chức. ĐM. Động mạch. ĐMC. Động mạch chủ. ĐTĐ. Đái tháo đường. ĐTNC. Đối tượng nghiên cứu. HA. Huyết áp. HATT. Huyết áp tâm thu. HATTr. Huyết áp tâm trương. NMCT. Nhồi máu cơ tim. PTCS. Phổ thông cơ sở. PTTH. Phổ thông trung học. TBMMN. Tai biến mạch máu não. THA. Tăng huyết áp. WHO. World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp ................................................... 3 1.1.1 Định nghĩa huyết áp ..................................................................................... 3 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp ...........................................................................3 1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp .............................................................................3 1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp .................................................................4 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp ...................................................................4 1.1.6 Biến đổi sinh lý của huyết áp ........................................................................5 1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp ...................................................................... 7 1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm.....................................................................7 1.2.2 Tiền sử gia đình ............................................................................................ 8 1.2.3 Khám thực thể ............................................................................................... 8 1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng .................................................................................8 1.3. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp ............................................................. 9 1.4. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ...................................................................... 9 1.5. Các yếu tố nguy cơ ............................................................................................. 10 1.6. Các biến chứng của tăng huyết áp ..................................................................... 11 1.7. Thái độ xử trí bệnh nhân tăng huyết áp .............................................................. 12 1.8. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp .......................................................................... 13 1.9. Điều trị tăng huyết áp ........................................................................................ 13 1.9.1. Điều trị không dùng thuốc ........................................................................13 1.9.2. Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp ............................................................... 14 1.9.3. Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp ........................................................... 14 1.10. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp........................................................................ 15 1.11. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam ......................................... 15 1.11.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới ..................................................... 15 1.11.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam.................................................... 16 1.12. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ......................................................................... 17 1.12.1. Yêu cầu tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp........................................20 1.12.2 . Cách đo lường tuân thủ điều trị ............................................................. 21. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.12.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp ..................... 23 1.13. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam ........................................................................................................................... 24 1.13.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ...........24 1.13.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở Việt Nam .......................................................................................................25 1.14. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 30 2.1.1. Đối tượng ...................................................................................................30 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................30 2.2.2 . Cỡ mẫu và cách chọn mẫu........................................................................30 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 31 2.4. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 31 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................................... 31 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu ....................................................................................... 34 2.7. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .............................. 36 2.7.1. Hạn chế .....................................................................................................36 2.7.2. Sai số có thể gặp và biện pháp hạn chế .................................................... 36 Biện pháp khắc phục: ........................................................................................... 36 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 38 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 38 Biểu đồ 1.1 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp ................................. 44 3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 ............................................... 44 3.2.1. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp 44 3.2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh ..........46 3.2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ uống thuốc ................................................... 47.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3.2.4. Thực trạng tuân thủ khám, tư vấn của người bệnh trong nghiên cứu...48 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tang huyết áp của người bệnh trong nghiên cứu........................................................................................................ 50 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 55 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined. 4.2. Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp .............................................................. 57 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ................................. 64 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69 1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại 3 xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019........................................................................ 69 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị...................................................... 69 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 78. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị của bệnh nhân ........... 21 Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................... 31 Bảng 2. 2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp ....... 34 Bảng 2. 3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh .... 35 Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=270) ................ 38 Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu (n =270 )..................... 39 Bảng 3.3 Kiến thức của người bệnh về hậu quả nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp ....................................................................................................... 39 Bảng 3.4 Kiến thức của người bệnh về biện pháp điều trị tốt nhất bệnh tăng huyết áp ....................................................................................................... 40 Bảng 3.5 Kiến thức của người bệnh về việc uống thuốc huyết áp ...................... 40 Bảng 3.6 Kiến thức của người bệnh về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ ................................................................................................................. 41 Bảng 3.7 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống trong điều trị tăng huyết áp ................................................................................................................. 41 Bảng 3.8 Kiến thức của người bệnh về chế độ sinh hoạt, luyện tập trong điều trị tăng huyết áp ............................................................................................... 42 Bảng 3.9 Nguồn thông tin người bệnh tiếp cận được kiến thức về bệnh tăng huyết áp ....................................................................................................... 42 Bảng 3.10 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp ............................ 43 Bảng 3.11 Thực trạng thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh ..................... 44 Bảng 3.12 Chế độ sử dụng muối của người bệnh ............................................... 45 Bảng 3.13 Mức độ sử dụng rượu bia của người bệnh ........................................ 45 Bảng 3.14 Mức độ sử dụng thuốc lá/lào của người bệnh .................................. 45 Bảng 3.15 Thực trạng thực hiện chế độ sinh hoạt luyện tập của người bệnh .... 46 Bảng 3.16 Thực trạng uống thuốc điều trị của người bệnh ................................ 47 Bảng 3.17 Thực trạng người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị khác............ 48 Bảng 3.18 Thực trạng khám và tư vấn của người bệnh tăng huyết áp .............. 48 Bảng 3.19 Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp ........................ 49 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ điều trị của người bệnh .... 50.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuân thủ điều trị của người bệnh . 51 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp ............................................................................................... 51 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tuân thủ điều trị của người bệnh ............................................................................................................. 52 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị của người bệnh ................................................................................................... 52 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp ............................................................................................... 53 Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh ............................................................ 53 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuân thủ điều trị............. 53 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh ....................................................................................... 54. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp .......................... 44 Biểu đồ 1.2 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp .......................... 47 Biểu đồ 1.3 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp .......................... 50.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm có tỷ lệ người mắc cao nhất trong cộng đồng, bệnh gây nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan đích, người mắc bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng rất dễ bị các biến chứng và thường để lại di chứng làm cho người bệnh trở nên tàn phế, bệnh có các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột vì vậy bệnh tăng huyết áp là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, thường dẫn đến các biến chứng nặng nề như: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy thận, giảm thị lực, mù lòa...dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như vật chất của người bệnh, gia đình và xã hội. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước đã và đang phát triển. Theo thống kê năm 2008, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp [8]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 8-18% dân số, đao động từ các nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24% [39]. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng trên 74,5 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp; cứ 3 người lớn có một người bị t ă n g h u y ế t á p [8]. Trung Quốc năm 2002 ước tính có khoảng 153 triệu người mắc tăng huyết áp. Vì vậy, tăng huyết áp là vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực và thường xuyên [3]. Nhiều nước trên thế giới đã có chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng và đáng báo động. Một điều tra năm (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1%, nghĩa là cứ khoảng 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số Việt Nan là khoảng 90 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [47]. Tăng huyết áp còn là nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người không bị tăng huyết áp. Nguy cơ tử vong cũng tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu và 10 mmHg huyết áp tâm trương [8],[5]. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 4 tỉnh phía Bắc năm 2003 cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là tăng huyết áp. Tăng huyết áp còn gây ra nhiều tai biến nguy hiểm đến tính mạng con người như cơn tăng huyết áp ác tính. Vì vậy, người ta coi “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”[Error! Reference source not found.9]. Với các lý do trên, việc tuân thủ trong điều trị nhằm khống chế được tăng huyết áp là rất quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã của huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019” để tìm hiểu việc tuân thủ quá trình điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát tốt tăng huyết áp, tránh các tai biến nguy hiểm, làm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu có 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế xã của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. đối tượng nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1 Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ quánh của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường đo ở cánh tay là ≤120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm lý và một số yếu tố khác…[8]. 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp thường xuyên cao hơn mức bình thường (huyết áp tâm thu và/ hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg [8],[Error! Reference source not found.9]. Tăng huyết áp có thể là tăng cả huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, hoặc chỉ tăng một trong chỉ số đó. Các chỉ số huyết áp 120-139/80-90 mmHg không được coi là bình thường nữa mà gọi là “Tiền tăng huyết áp”, nghĩa là sau này có nguy cơ bị tăng huyết áp thật sự cao gấp 2 lần so với người có huyết áp bình thường là <120/80mmHg. 1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo huyết áp [6]..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 5. 1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được có thể xác định mức độ THA Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp Phân độ HA HA tối ưu. Huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm trương. (mmHg). (mmHg). < 120. < 80. HA bình thường. 120 - 129. 80 - 84. Tiền THA. 130 – 139. 85-89. THA độ I ( nhẹ. 140 – 159. 90 – 99. THA độ II (trung bình). 160 – 179. 100 – 109. THA độ III (nặng). ≥ 180. ≥ 110. THA tâm thu đơn độc. ≥ 140. < 90. (Nguồn: Cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018). Phân độ THA dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr) hoặc chỉ một trong hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không cùng mức phân độ khác nhau thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức biến động của HATT [6]. 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp Cơ chế bệnh sinh của THA còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ song cũng có một số yếu tố đã được chứng minh và khẳng định. Tăng huyết áp xảy ra khi có tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi, hoặc tăng cả hai yếu tố đó. Trong 30 năm gần đây, các công trình đã khẳng định THA có thể xảy ra khi: - Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Khi tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng hoạt động của tim, tăng thể tích tim trong 1 phút. Hậu quả là sẽ gây ra phản ứng co thắt toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận, làm tăng sức kháng ngoại vi mà cuối cùng là THA động mạch ổn định. - Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosterol (RAA) Angiotensinogen. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 6. ↓ Angiotensin I ↓ Angiotensin II ↓ Co Động mạch ↓ Tăng sức kháng động mạch ngoại vi ↓ Tăng huyết áp ↓ Kích thích vỏ thượng thận tăng sản xuất Aldosterol ↓ Tăng tái hấp thu nước và muối ↓ Tăng thể tích ↓ Tăng huyết áp - Giảm chất điều hòa huyết áp: đó là 2 chất prostaglandin E2 và kaliklein có ở thận, chức năng sinh lý chủ yếu là điều hòa huyết áp, hạ calci máu, tăng calci niệu. Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chế sẽ gây ra tăng huyết áp. - Quá trình tự vữa xơ động mạch làm giảm sức đàn hồi thành mạch lớn và gây ra THA. Quá trình này thường hay gặp ở người già, có đặc tính là huyết áp tâm thu tăng cao trong khi huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường, người ta gọi là bệnh tăng huyết áp do đàn hồi [2]. 1.1.6 Biến đổi sinh lý của huyết áp Có nhiều yếu tố tác động đến HA của con người. HA của con người cũng thay đổi theo quy luật của các chu kỳ vật lý địa cầu, nhiệt độ, thời tiết, áp.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 7. suất khí quyển, rối loạn từ trường quả đất, ánh sáng, tư thế… và các chu kỳ sinh học của cơ thể, tâm sinh lý của con người. - Huyết áp thay đổi theo lịch sinh học: Bằng máy theo dõi huyết áp liên tục 24/24 giờ, người ta thấy ngay trong một ngày, HA thay đổi theo nhịp sinh học. Ban đêm khi người ta ngủ, tim ở trạng thái nghỉ ngơi, HA dần dần thấp xuống, thấp nhất vào khoảng 2-3 giờ sáng. Ban đêm HATT và HATTr đều giảm khoảng 20% so với ban ngày, đến gần sáng, HA tăng dần lên. Khi bừng tỉnh, quả tim ở trạng thái làm việc mạnh hơn, HA tăng dần lên. Ban ngày khoảng 9-12 giờ và khoảng 17 giờ chiều là những thời điểm HA tăng lên cao hơn rồi lại giảm xuống chút ít. - HA thay đổi theo tuổi tác: Tuổi càng cao, HA sẽ có nguy cơ càng tăng dần. Cùng với sự tăng tuổi, do nguyên nhân xơ vữa động mạch, thành mạch máu mất dần tính chun giãn, lòng động mạch nhỏ lại gây tăng huyết áp đặc biệt là động mạch nuôi dưỡng hai quả thận và tim. Khi mạch máu nuôi dưỡng thận bị co nhỏ lại làm cho lượng máu nuôi dưỡng thận giảm đi, sinh ra chất nội sinh có tác dụng gây tăng huyết áp. - HA thay đổi theo tư thế: HA có thể thay đổi theo tư thế của con người. Ngay ở tư thế ngồi có dựa lưng, HA cũng thấp hơn khi đo ở tư thế ngồi không dựa lưng. Ở tư thế đứng, HA thường tăng hơn khi nằm 10 – 20 mmHg. - HA thay đổi theo trạng thái tâm lý: khi bị stress, adrenalin và một số chất nội sinh khác của cơ thể tăng tiết một cách hoàn toàn tự nhiên để giúp bạn vượt qua stress, làm co thắt mạch máu, tim đập mạnh hơn, nhanh hơn… và hậu quả là HA tăng cao. Hội chứng “Áo choàng trắng” là hiện tượng HA tăng vọt khi thầy thuốc đo HA cho bạn và là vấn đề THA hoàn toàn do yếu tố tâm lý chứ không phải bệnh lý. - Một số yếu tố khác liên quan đến THA: + Huyết áp tăng giảm theo thời tiết: khi thời tiết thay đổi huyết áp cũng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 8. thay đổi theo. Trời lạnh mạch máu ngoại vi co lại để làm giảm sự thải nhiệt, giữ nhiệt cho cơ thể, nên huyết áp tăng lên. Ngược lại khi trời nóng mạch máu ngoại vi dãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều hòa nhiệt độ cho cơ thể thì huyết áp hạ xuống. + Huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể. Kể cả lao động trí óc lẫn chân tay, khi cơ thể tăng cường vận động, nhu cầu oxy và năng lượng đảm bảo cho hoạt động đó tăng lên, tim phải làm việc nhiều hơn bằng cách tăng tấn số và cường độ co bóp, do đó làm THA. Khi nghỉ ngơi, huyết áp trở lại bình thường. Trong lao động trí óc cũng vậy, khi lao động trí óc căng thẳng kéo dài liên tục huyết áp có thể tăng lên cao. + Huyết áp có thể bị ảnh hưởng của thuốc, một số thuốc không kể các loại chuyên điều trị tăng giảm huyết áp cũng có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp ví dụ adrenalin, thuốc tránh thai… + Huyết áp thay đổi theo giới: ở người bình thường, huyết áp ở nam cao hơn nữ khoảng 3-5mmHg [Error! Reference source not found.9]. 1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp 1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm Khám và hỏi bệnh sử đầy đủ ở mọi bệnh nhân nhưng chỉ cần làm một số xét nghiệm thường quy. Đánh giá lâm sàng chú trọng các vấn đề sau đây: + Tìm căn nguyên THA thứ phát. + Yêú tố chi phối. + Biến chứng THA. + Yếu tố nguy cơ BTM: Nguy cơ đột quỵ cao 10% đến trên 20% ở từng người có yếu tố nguy cơ tim mạch [574]. + Chống chỉ định với các thuốc cụ thể. Xét nghiệm thường quy bao gồm: + Thử nước tiểu để phát hiện protein và hồng cầu..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 9. + Creatinin huyết thanh và điện giải đồ. + Glucose máu, lý tưởng là lúc đói. + Điện tâm đồ. Chụp X-quang, soi và cấy nước tiểu, siêu âm tim không được yêu cầu làm thường quy. 1.2.2 Tiền sử gia đình Khai thác tiền sử gia đình đầy đủ, đặc biệt chú trọng vào THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, bệnh tim – động mạch vành sớm, đột quỵ và bệnh thận. Tiền sử lâm sàng bao gồm: + Các giá trị HA trước đây và tồn tại bao lâu. + Các triệu chứng gợi ý nguyên nhân THA, sử dụng các thuốc hay các chất làm THA như cam thảo, cocain, amphetamin và cyclosporin. + Thói quen lối sống như: chế độ ăn mỡ (đặc biệt mỡ động vật), ăn nhiều muối, uống rượu, thuốc lá, lười tập luyện thể lực, tăng trọng từ khi bắt đầu trưởng thành. + Triệu chứng trong quá khứ hoặc gần đây của bệnh ĐM vành, suy tim, bệnh mạch máu ngoại biên hoặc mạch máu não, bệnh thận, ĐTĐ, bệnh Gout, rối loạn lipid máu, giãn phế quản hoặc bất kỳ bệnh nào và các thuốc đã sử dụng để điều trị. + Điều trị hạ HA trước đây, kết quả và tác dụng phụ. + Các yếu tố về môi trường, gia đình và cá nhân có thể ảnh hưởng lên THA, nguy cơ tim mạch, tiến trình và kết quả của điều trị. 1.2.3 Khám thực thể Ngoài việc đo HA, khám thực thể nhằm tìm kiếm các yếu tố nguy cơ (đặc biệt béo phì dạng nam), các dấu hiệu của THA thứ phát và bằng chứng của tổn thương cơ quan đích. 1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng + Đánh giá cận lâm sàng giúp góp phần tìm kiếm bằng chứng các yếu tố. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 10. nguy cơ của THA thứ phát, tổn thương cơ quan đích. + Các chỉ định cận lâm sàng thường quy bao gồm: đường máu (nên xét nghiệm đường máu lúc đói), Cholesterol toàn thể, Triglycerid, HDL-C, urat, Creatinin, Na+, K+, Hemoglobin và Hematocrit, nước tiểu (test que nhúng bổ sung bởi kiểm tra cặn lắng nước tiểu), điện tim. Nếu đường máu khi đói ≥ 6,1 mmol/L (110mg/dL) thì đường máu sau ăn hoặc nghiệm pháp dung nạp Glucose nên được kiểm tra. 1.3. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp người bị bệnh THA có thể gặp các triệu chứng sau: - Đau đầu: đau khư trú vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi đau nửa đầu, thường đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn ào, tức giận… đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội. - Ù tai, hoa mắt, chóng mặt. - Đi lại loạng choạng không vững. - Hay quên, trí nhớ giảm, tập trung chú ý giảm… - Rối loạn vận mạch: tê chân tay, mất cảm giác, run đầu chi… - Chảy máu cam. - Rối loạn thần kinh thực vật: hay có cơn bốc hỏa, đỏ mặt, nóng bừng người… thường gặp về đêm. Các triệu chứng trên là các triệu chứng không đặc hiệu của người bệnh THA, với những triệu chứng đó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác. 1.4. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát). Cần chú ý tìm nguyên nhân trong các trường hợp như THA ở người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính. Các nguyên nhân gây THA thứ phát: - Bệnh thận cấp hoặc mãn tính: viêm cầu thân cấp/ mãn, viêm thận kẽ,.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 11. sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thân. - Hẹp động mạch thận. - U tủy thượng thận. - Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn). - Hội chứng Cushing. - Bệnh lý tuyến giáp/ cận giáp, tuyến yên. - Do thuốc, liên quan đến thuốc. - Hẹp eo động mạch chủ. - Bệnh Takayasu. - Nhiễm độc thai nghén. - Ngừng thở khi ngủ. - Yếu tố tâm thần [6]. 1.5. Các yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp có mối tương quan liên tục và có mức độ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá và cholesterol cũng dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch (BTM) với bất cứ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối BTM ở bệnh nhân THA dao động mạnh (khoảng trên 20 lần) tuỳ thuộc vào tuổi, giới, mức HA và sự hiện diện các yếu tố nguy cơ khác. Theo một số nghiên cứu [53-54], nguy cơ đột quỵ cao 10% đến trên 20% ở từng người có yếu tố nguy cơ tim mạch. Các yếu tố nguy cơ tim mạch chủ yếu là: - Rối loạn Lipid máu. - Đái tháo đường (theo nghiên cứu của Wei- Chuan Tsai) [63]. - Có Albumin niệu hoặc mức lọc cầu thận < 60 ml. - Tuổi (nam > 55, nữ > 65). - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam < 55 tuổi, nữ <65 tuổi), theo nghiên cứu của Robert R Quinn [61]. - Quá cân/ béo phì; béo bụng.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 12. - Hút thuốc lá. - Uống nhiều rượu. - Ít hoạt động thể lực. - Stress và căng thẳng tâm lý [6]. 1.6. Các biến chứng của tăng huyết áp Tăng huyết áp gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt hay gặp là tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn... những tổn thương này được gọi chung là tổn thương ở cơ quan đích hay biến chứng của THA. Các biến chứng của THA nguy hiểm không chỉ bởi vì có thể gây tử vong, mà ngoài ra còn để lại những di chứng nặng nề (liệt do tai biến mạch não, suy tim, suy thận, mù lòa...) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng của gia đình và xã hội. - Biến chứng bệnh ĐM vành - NMCT: Đây là một trong nhữn biến chứng nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong rất cao. Cứ tăng mỗi 20mmHg HA tâm thu (khi HA tâm thu thay đổi từ 115-180mmHg) và/hoặc tăng mỗi 10mmHg HA tâm trương (khi HA tâm trương tăng từ 75-100mmHg) thì tăng gấp 2 lần nguy cơ [54]. - Biến chứng suy tim: Tỷ lệ bị suy tim do THA đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Với phụ nữ và nam giới khoảng 40 tuổi, nguy cơ bị suy tim khoảng 20% trong những năm còn lại của cuộc đời. - Phình động mạch chủ (ĐMC) bụng: Tỷ lệ bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng ngày càng tăng lên do số người già có mang các yếu tố nguy cơ tim mạch từ thời trung niên ngày càng tăng. THA là một trong các yếu tố nguy cơ chính gây phình ĐMC bụng. - Phình tách ĐMC: Có tới 80% bệnh nhân bị phình tách ĐMC có THA. Cơ chế gây phình tách ĐMC bao gồm kết hợp cả tác động của sóng mạch tăng và tiến triển của vữa xơ động mạch. HA càng tăng thì bệnh nhân có nguy cơ bị phình tách ĐMC càng cao..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 13. - Bệnh mạch máu ngoại biên: THA là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch máu ngoại biên. Như tắc mạch, giãn mạch chi… - Tai biến mạch máu não (TBMMN): Xuất huyết não và nhồi máu não là nguyên nhân gây tử vong rất cao, có thể gây liệt toàn thân hoặc nửa người làm cho bệnh nhân đi lại, sinh hoạt rất khó khăn, có khi phải nằm một chỗ phải chăm sóc lâu dài tại nhà. THA là nguyên nhân chủ yếu gây TBMMN. Khoảng 50% trường TBMMN là do THA. Người bị THA có nguy cơ bị TBMMN cao gấp 3-4 lần so với người có HA bình thường, ngay cả những người có chỉ số HA ở giới hạn cao của bình thường 130/86mmHg cũng có nguy cơ bị TNMMN tăng gấp 1,5 lần. - Suy thận mạn tính: Bệnh thận mạn tính là một biến chứng quan trọng của THA và làm tăng nguy cơ tim mạch lên đáng kể vì các bệnh nhân bị giảm chức năng thận mức độ nhẹ (mức lọc cầu thận dưới 60ml/phút) làm tăng tỷ lệ bị tổn thương cơ quan đích, như phì đại thất trái, tăng độ dày lớp nội, đái ra protein, phù. - Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị. 1.7. Thái độ xử trí bệnh nhân tăng huyết áp Thái độ xử trí BN THA cần phải căn cứ vào hai vấn đề mấu chốt: - Chỉ số HA tâm thu và tâm trương. - Nguy cơ tim mạch tổng thể. Cần đặc biệt lưu ý: - Cần điều trị ngay bằng thuốc hạ HA đối với những BN THA độ 3 hoặc ngay cả độ 1,2 nếu có nguy cơ tim mạch là cao hoặc rất cao. - Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống và trì hoãn điều trị thuốc đến nhiều tuần lễ đối với những người bệnh độ 1,2 có nguy cơ tim mạch mức độ vừa hoặc đến nhiều với người bệnh THA độ 1 và không kèm theo yếu tố nguy cơ nào. Tuy nhiên, nếu sau đó vẫn không khống chế được tốt HA thì phải bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ áp [511].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 14. 1.8. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp - Mục tiêu quan trọng nhất của điều trị THA là nhằm giảm tối đa và lâu dài nguy cơ bệnh tim mạch. - Đối với hầu hết các bệnh nhân, HA mục tiêu phải ở mức <140/90 mmHg, thậm trí thấp hơn nếu BN có thể dung nạp được. - Đối với BN ĐTĐ hoặc có nguy cơ cao/ rất cao, HA mục tiêu cần phải đạt là <130/80 mmHg. - Cần lưu ý là ngay cả khi điều trị phối hợp thuốc, HA tâm thu mục tiêu <140 mmHg hay <130 mmHg không phải lúc nào cũng đạt được và càng khó hơn nếu BN cao tuổi, có đái tháo đường hoặc có bệnh lý tim mạch kết hợp. - Theo kết luận của Roland E. Schmieder: tăng huyết áp cần được điều trị sớm và tích cực [62]. Khởi đầu điều trị càng sớm càng dễ đạt HA mục tiêu khi chưa có tổn thương nhiều cơ quan đích. - Khi điều trị đã đạt HA mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài cùng với việc theo dõi chặt chẽ định kỳ [51]. 1.9. Điều trị tăng huyết áp 1.9.1. Điều trị không dùng thuốc Ở bệnh nhân THA độ 1, không có biến chứng BTM và không có tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu. Nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống đồng thời với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA có nguy cơ cao. - Giảm cân nặng. - Ăn hơi nhạt (hạn chế bớt lượng muối ăn hàng ngày). - Tăng cường vận động thân thể. - Tăng cường ăn rau xanh, trái cây. - Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào. - Giảm chất béo toàn phần, nhất là chất béo bão hòa. - Tăng cường ăn cá..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 15. 1.9.2. Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp - Nhìn chung ở hầu hết BN, để đạt và duy trì được HA mục tiêu cần phối hợp ít nhất 2 loại thuốc hạ áp. - Cần lưu ý là việc kiểm soát một phần HA vẫn có giá trị ngăn ngừa đáng kể các biến chứng tim mạch. - Lợi ích của việc dùng thuốc là do tác dụng làm giảm số đo HA - Hiện nay có 5 nhóm thuốc hạ HA chính gồm: Nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi. Nhóm ức chế men chuyển angiotensin 1. Nhóm ức chế thụ thể AT1 của angiotensin 2 Nhóm chẹn beta giao cảm. 1.9.3. Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp - Bệnh nhân THA cần được khám định kỳ đều đặn nhằm điều chỉnh chế độ dùng thuốc thích hợp với chỉ số huyết áp cũng như phát hiện và xử trí các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. - Tần suất theo dõi HA phụ thuộc vào đặc tính nguy cơ toàn bộ của người bệnh cũng như mức THA [22]. - Khi điều trị đạt được huyết áp mục tiêu ổn định, tần suất khám định kỳ có thể giảm xuống (Khoảng 1 đến 3 tháng, tùy thuộc vào từng bệnh nhân). Tần suất tái khám cũng không nên thưa quá vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự gắn kết thầy thuốc và bệnh nhân, một yếu tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả điều trị. - Đối với bệnh nhân THA giai đoạn 1 hoặc có nguy cơ tim mạch thấp, có thể khám định kỳ khoảng 1 – 3 tháng một lần, cần khuyên bệnh nhân tự đo HA tại nhà để theo dõi tốt hơn chỉ số huyết áp. Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc rất cao, cần khám định kỳ với tần suất dày hơn. Khám định kỳ cũng được khuyến cáo ở những trường hợp chỉ thực hiện điều chỉnh lối sống.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 16. - Khám định kỳ nhằm kiểm tra chỉ số huyết áp và đánh giá lâm sàng các yếu tố nguy cơ cũng như mức độ tổn thương cơ quan đích. - Cần luôn tư vấn cho người bệnh là việc điều trị THA thường kéo dài và liên tục, thậm chí là suốt đời. Việc tự ngưng thuốc sẽ làm HA tăng cao trở lại gây biến chứng nguy hiểm...[51]. 1.10. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp Những nghiên cứu kinh điển đã cho thấy, việc tôn trọng điều trị giảm được huyết áp đã ngăn chặn được đáng kể tử vong và tàn phế do các biến chứng của THA gây ra. Theo ước tính, nếu cứ giảm đi được 10 mmHg huyết áp tâm thu ở người bị THA thì giảm được khoảng 30% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và giảm được 40% nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não. Để điều trị có hiệu quả thì phải kết hợp giữa việc thay đổi lối sống, ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của thầy thuốc. - Giảm cân nặng nếu thừa cân. - Không hút thuốc lá, thuốc lào. - Ăn uống hợp lý, không ăn nhiều chất béo bão hòa. - Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần). - Tập thể dục đều đặn. - Không uống nước có cam thảo. - Uống rượu bia có chừng mực (nếu đã có thói quen). - Tránh căng thẳng, tự tạo cho mình cuộc sống hài hòa. - Kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn theo khuyến cáo. - Kiểm tra các nguy cơ khác: rối loạn đường máu, lipid máu… 1.11. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 1.11.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính phổ biến trên thế giới. Theo WHO), THA là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5]..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 17. Tỷ lệ mắc bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc THA ở Hoa Kỳ (2000) là 28,7%, ở Thụy Điển (1999) là 38,4%, ở Canada (1992) là 22%, ở CuBa là 45,9%, ở Anh (1998) là 38,8%, ở Ai Cập (1991) là 26,3%, ở Cameroon (1995) là 15,4%, ở Trung Quốc (2001) là 27,2%, ở Thái Lan là 20,5%, và ở Singapore (1998) là 26,6% [5]. Tại Trung Quốc, từ năm 1991 – 2000, Bộ Y tế đã thực hiện chương trình quản lý THA tại cộng đồng của 3 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Kết quả của điều tra sức khỏe năm 2001 cho thấy tỷ lệ phát hiện sớm THA tăng từ 26,3% lên 44,7%; tỷ lệ người dân bị THA được điều trị tăng từ 12,1% lên 28,2% và tỷ lệ kiểm soát được HA về bình thường tăng từ 2,8% lên 8,1%. Các biến chứng do THA gây ra cũng giảm đáng kể trong chương trình này: tỷ lệ mới mắc TBMNN giảm được 52% ở nam giới và 53% ở nữ giới; tỷ lệ tử vong chung do đột quỵ cũng giảm được 54% [5]. Theo WHO, điều tra cộng đồng cho thấy THA không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ chiếm khoảng 70 – 75% ở bệnh nhân THA trên toàn thế giới. Tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 77,6% là được biết bị THA. Trong số BN bị THA chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt HA [8]. Theo thông báo của Hội THA Tây Ban Nha năm 1996, tỷ lệ THA của nước này là 30% ở người trưởng thành, tỷ lệ nhận biết và được điều trị ở thập kỷ 80 là 50%, nhưng sau đó nhờ hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và quan tâm tích cực của y tế, kết quả tăng thêm 20%. 1.11.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam Tỷ lệ THA ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1%, năm 1992 theo điều tra toàn quốc của Trần Đỗ Chinh và cộng sự, tỷ lệ này là 11,7% và năm 2002, theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam là Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình và Nghệ An. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 18. ở người dân trên 25 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng đến 16,3%; trong đó tỷ lệ tăng huyết áp ở thành thị là 22,7% và ở nông thôn là 12,3% [18]. Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta (2008) cho thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% [7]. Theo Trần Đỗ Trinh và cộng sự trong điều tra dịch tễ học bệnh THA năm 1992, tỷ lệ THA là 11,7%. Theo nghiên cứu của Đào Duy An năm 2002, điều tra ban đầu chỉ số HA và tỷ lệ THA ở người dân tộc thiểu số tại thị xã Kon Tum cho thấy tỷ lệ mắc THA của người từ 18 tuổi trở lên là 12,54% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các dân tộc khác nhau [1]. Nghiên cứu của Hà Thị Hà năm 2010 thực hiện trên người cao tuổi Tiên Du, Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ mắc THA là 40,3%, kiến thức của về bệnh THA là 17%, thực hành về phòng chống bệnh THA là 26% [306]. 1.11.3. Tình hình tăng huyết áp tại Hà Nội Những năm gần đây, Hà Nội cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao, những tác động của xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình bệnh tật nói chung và bệnh THA nói riêng. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 1999 về đặc điểm dịch tễ học THA tại Hà Nội ở lứa tuổi trưởng thành, trên 16 tuổi cho thấy tỷ lệ m ắ c b ệ n h THA chung là 16,05%, tỷ lệ mắc ở nam là 17,99%, ở nữ là 14,51%. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên xấp xỉ một nửa số nam giới ở Hà Nội bị THA và đối với phụ nữ, tỷ lệ này có ở nhóm từ 65 tuổi trở lên [25Error! Reference source not found.]. 1.12. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp Tuân thủ điều trị THA là tuân thủ thực hiện chế độ ăn, luyện tập, sinh hoạt, thực hiện uống thuốc và đi khám, kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thực hiện ăn chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt: là thực hiện một cách thích hợp ở tất cả các bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 19. đo HA, giảm thuốc cần dùng… nhưng do việc tuân thủ này thường kém nên cần theo dõi giám sát để khuyến khích người bệnh và bắt đầu dùng thuốc khi cần. -. Chế độ ăn hợp lý đảm bảo đủ Kali và các yếu tố vi lượng: + Giảm mặn: ít hơn 100mmol natri/ngày (< 6gam NACl/ ngày) + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi (≥ 5 suất tiêu chuẩn/ ngày) + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no. - Tích cực giảm cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 23 kg/m2. - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. - Hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc/ ngày ở nam và ít hơn 2cốc/ ngày ở nữ và tổng cộng ít hơn 14 cốc/tuần (nam), ít hơn 9 cốc/ tuần (nữ): cốc tiêu chuẩn tương đương với 360 ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 30 ml rượu nặng. - Bỏ hoàn toàn hút thuốc là biện pháp mạnh mẽ nhất để phòng ngừa THA và các bệnh tim mạch khác. Bỏ thuốc lá không những đảm bảo sức khỏe, tăng tuổi thọ và còn giúp tiết kiệm tài chính. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, chạy bộ hoặc vận động ở mức độ vừa, đều đặn 30 – 60 phút hàng ngày trong tuần. - Tránh căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý Uống thuốc điều trị tăng huyết áp: - Tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sĩ. - Không tự ý thay đổi thuốc và liều lượng. - Uống thuốc thường xuyên, lâu dài liên tục kể cả khi huyết áp bình thường. Khám bệnh và kiểm tra huyết áp: Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan. Vì vậy ngoài việc theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp, khám bệnh định kỳ, theo dõi huyết áp. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 20. theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn, đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả người bệnh cần được định kỳ kiểm tra, làm một số xét nghiệm nhằm phát hiện tổn thương cơ quan đích, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Tuân thủ điều trị THA rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng. Nhưng do ở Việt Nam chưa được quan tâm chăm sóc đúng mức, cộng với đời sống xã xã hội chưa cao, nhận thức và kiến thức còn nhiều hạn chế nên tỉ lệ đạt tuân thủ điều trị THA còn thấp. Kiến thức hiểu biết về bệnh nói chung và bệnh THA nói riêng còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những điều trị không đúng. Đặc biệt ở vùng nông thôn do điều kiện sống chưa cao, cùng với trình độ chuyên môn của cán bộ y tế địa phương còn hạn chế, cũng như địa hình xa xôi mà sức khỏe của người dân chưa được đảm bảo và bản thân người dân cũng chưa quan tâm đến sức khỏe của mình. Chỉ khi nào bệnh nặng quá khả năng chịu đựng của bản thân họ mới đi khám, lúc ấy bệnh đã nặng và có nhiều biến chứng. Nhiều người bị tai biến mạch máu não, cũng như nhồi máu cơ tim nằm liệt giường chiếu thì họ cũng không biết nguyên nhân đó là do biến chứng của bệnh THA. Ngay cả ở thành thị, không ít người cho rằng huyết áp tăng cao cùng với tuổi tác là hiện tượng bình thường, nên dẫn đến tâm lý chủ quan không điều trị bệnh, khi nhập viện thì các biến chứng của THA đã xảy ra. Một số người mắc bệnh THA chỉ uống thuốc khi bản thân họ cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần. Nhiều người cho rằng THA là bệnh có thể chữa khỏi được, nên chỉ uống thuốc một đợt khi thấy người không còn khó chịu thì ngừng không uống nữa. Nhưng phần lớn bệnh nhân bị THA không tuân thủ điều trị THA hoặc thực hành tuân thủ điều trị THA không đạt là do tâm lý chủ quan. THA là bệnh diễn biến rất âm thầm, triệu chứng thường nghèo nàn, khi không uống thuốc, họ vẫn sinh hoạt bình thường được nên chủ quan không uống thuốc, một số bệnh nhân lại tự điều trị giảm HA cho bản thân hoặc điều trị theo sự mách bảo của người khác, nên kết.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 21. quả điều trị THA đem lại hiệu quả không cao. 1.12.1. Yêu cầu tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp Theo khuyến nghị của Bộ Y tế số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 về điều trị bệnh THA, tuân thủ điều trị không những bao gồm dùng thuốc kéo dài theo đúng chỉ định của thầy thuốc mà còn bao gồm thay đổi lối sống như chế độ ăn hạn chế muối natri, hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và acid béo bão hòa, giảm uống rượu/bia, không hút thuốc lá, thuốc lào, tập thể dục mức độ vừa phải 30-60 phút mỗi ngày, và cần đo huyết áp định kỳ hàng ngày [5], những khuyến cáo này cũng hoàn toàn phù hợp với những khuyến cáo mà JNC VII đưa ra năm 2003. Cụ thể: (1) Tuân thủ điều trị (TTĐT) thuốc: Là dùng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kê đơn theo đúng chỉ định của thầy thuốc và hướng dẫn của cán bộ y tế, kể cả khi huyết áp bình thường. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc và liều lượng thuốc. (2) Tuân thủ thay đổi lối sống: Thay đổi chế độ ăn: hạn chế ăn mặn (dưới 6 gam muối/ngày), thức ăn có chứa nhiều cholesterol, acid béo bão hòa và dùng các thức ăn có chứa nhiều kali như khoai tây, su hòa, bí đao, đậu đỏ,..., tăng cường ăn rau và hoa quả tươi. Không hút thuốc lá/thuốc lào Hạn chế uống rượu/bia: là số lượng rượu/bia ít hơn 3 đơn vị /ngày (nam), ít hơn 2 đơn vị /ngày (nữ). Mỗi đơn vị tương đương 270ml bia, hoặc 1 chén rượu vang 125ml, hay 1 chén rượu mạnh 25ml. Dùng quá mức này được coi là lạm dụng Chế độ luyện tập thể dục: là mức độ luyện tập vừa phải như đi bộ nhịp nhanh hoặc trung bình 5-7 km/giời, hoặc đạp xe đạp 8-14 km/giờ, hoặc đánh bóng bàn, đi bơi với nhịp điệu tốc độ vừa phải,... khoảng 30-60 phút mỗi ngày (mức độ luyện tập phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. Nếu huyết áp. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 22. chưa được kiểm soát và luân ở tình trạng nặng thì không nên tập thể dục hoặc nên hoàn lại cho đến khi được điều trị hiệu quả và kiểm soát được huyết áp). Theo dõi huyết áp: đo và ghi lại số đo huyết áp hàng ngày. 1.12.2 . Cách đo lường tuân thủ điều trị Định nghĩa: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên định nghĩa về tuân thủ điều trị của Haynes và Rand có sửa đổi, tuân thủ điều trị là tuân thủ dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống đúng với những khuyến cáo phù hợp của cán bộ y tế. Sự khác biệt chính của định nghĩa này so với định nghĩa trước đây là tuân thủ điều trị cần sự đồng tình của người bệnh với những khuyến cáo mà cán bộ y tế đưa ra, người bệnh là đối tượng tích cực với cán bộ y tế trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Chính vì vậy, quan hệ tốt giữa người bệnh với cán bộ y tế cần phải duy trì trong thực hành lâm sàng. Cách đo lường: Đánh giá chính xác hành vi tuân thủ điều trị là hết sức cần thiết cho việc theo dõi kết quả điều trị và giúp các bác sỹ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Điều này cũng được dặc biệt quan trọng với các nhà quản lý Chương trình THA để đưa ra những quyết định nhằm tăng cường sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, từ đó làm giảm biến chứn của THA và tăng hiệu quả của chương trình. Cho đến nay không có “ chuẩn vàng” để đo lường hành vi tuân thủ điều trị. Phương pháp lý tưởng để đo lường tuân thủ điều trị đòi hỏi các tiêu chuẩn sau: Đảm bảo chi phí thấp, có giá trị, đáng tin cậy, khách quan và dễ sử dụng. Tuân thủ điều trị có thể được đánh giá bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp Bảng 1. 1. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị của bệnh nhân Phương pháp. Ưu điểm. Nhược điểm. Gián tiếp Hệ thống tự ghi nhận. Dễ thực hiện, chi phí Sai số nhớ lại, mang tính thấp, cung cấp thông tin chủ quan, thường cho tỷ.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 23. về các yếu tố rào cản lệ cao hơn thực tế tuân thủđiều trị Đánh giá theo quan điểm Dễ thực hiện, chi phí Độ nhạy thấp, thường tỷ thấp, độ đặc hiệu cao. của cán bộ y tế. lệ tuân thủ điều trị cao hơn thực tế. Nhật ký của bệnh nhân. Đơn giản hóa mối tương Không phải luôn nhận quan với các sự kiện bên được sự hợp tác cảu ngoài và/hoặc ảnh hưởng người bệnh, có thể gây thuốc. sự thay đổi hành vi có tính phản ứng. Số lượng viên thuốc Ước lượng tỷ lệ tuân thủ Cần bệnh nhân mang vỏ ở mức trung bình. dùng. thuốc. đến. tái. khám,. nhiều khi không có sự tương quan giữa số viên thuốc uống và vỏ thuốc Đáp ứng lâm sàng. Dễ thực hiện, chi phí Có nhiều yếu tố khác gây thấp. ra đáp ứng lâm sàng ngoài tuân thủ điều trị tốt. Trực tiếp Định lượng trực tiếp Cho phép xá định nồng Không phải lúc nào cũng thuốc. hoặc. chuyển hóa. các. chất độ thuốc, chất ban đầu thực hiện được, chi phí hoặc các chất chuyển hóa cao, cần mẫu dịch cơ thể (máu, huyết thanh), bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học khác, độ đặc hiệu giảm theo thời gian. Quan sát trực tiếp bệnh Đánh gia stương đối Tốn thời gian và nhân nhân. chính xá hành vi tuân thủ lực y tế, khó đánh giá. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 24. hành vi tuân thủ không dùng thuốc. Phương pháp trực tiếp như định lượng thuốc hoặc các chuyển hóa của thuốc, dấu ấn sinh học trong dịch cơ thể hoặc quan sát trực tiếp bệnh nhân dùng thuốc. Phương pháp trực tiếp cho độ chính xác cao nhưng tốn kém. Phương pháp gián tiếp chủ yếu dựa vào trả lời của bệnh nhân về việc uống thuốc và hành vi liên quan đến các chế độ điều trị của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này còn được gọi là hệ thống tự ghi nhận (self-reportsystem), là phương pháp dễ thực hiện hơn và ít tốn kém hơn nhưng lại phụ thuộc chủ quan vào đối tượng nghiên cứu. Lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào hoàn cảnh và loại tuân thủ nào được đánh giá. 1.12.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp Các chuyên gia về tim mạch cho biết, trong quá trình điều trị THA, qua quá trình khảo sát nghiên cứu cho thấy còn rất nhiều bệnh nhân không biết mình bị THA, chỉ biết mình bị THA khi vô tình đi khám bệnh hoặc vào viện điều trị một bệnh khác rồi phát hiện ra mình bị THA, đặc biệt là những người dân sống tại vùng nông thôn, vùng miền núi,... do trình độ văn hóa thấp, khó khăn về kinh tế nên việc tiếp cận với dịch vụ y tế hầu như không có, khi bị bệnh chỉ ra hiệu thuốc tây mua các loại thuốc về uống mà không biết mình bị bệnh gì, đó là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm, thậm chí có những người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ mà vẫn cho là mình bị cảm. Một bộ phận bệnh nhân dù biết mình bị THA nhưng vẫn không điều chỉnh chế độ ăn uống còn hút thuốc lá/thuốc lào, uống rượu bia. Đây là điều hết sức nguy hiểm đối với bệnh THA. Với quan niệm huyết áp đã hạ rồi nghĩa là khỏi bệnh không cần phải uống thuốc. Nhiều trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài làm cho bệnh nhân yên tâm chủ quan không dùng thuốc nữa, nhưng đột ngột huyết áp tăng lên không kiểm soát được kịp thời đã khiến cho nhiều bệnh nhân bị TBMMN, đột quiỵ thậm chí tử vong..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 25. Nhiều trường hợp thời gian đầu bệnh nhân tuân thủ điều trị rất tốt theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ, nhưng sau đó thấy huyết áp ổn định đã tự động giảm liều một nửa (tức là nếu chỉ định là uống 2 viên/ngày chia làm hai lần, thì bệnh nhân chỉ uống 1 viên/ngày) như vậy thì huyết áp chỉ hạ trong 12 giờ đầu sau uống thuốc. Còn lại 12 giờ sau nhất là vào 3-4 giờ sáng huyết áp bắt đầu tăng nhưng lại không có thuốc [19]. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của bệnh nhân còn nhiều hạn chế. Phần lớn họ không thấy được tầm quan trọngcủa việc điều trị lâu dài và sự nguy hiểm về những biến chứng của bệnh, một phần do vấn đề kinh tế của bệnh nhân khó khăn. Thực trạng trên là nguyên nhân dẫn đến biến chứng của THA các biến chứng này thường nặng nề như suy tim, TBMMN, nhồi máu cơ tim, suy thận thậm chí là tử vong, kéo theo sự chi phí ngày càng tốn kém cho gia đình và xã hội. 1.13. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 1.13.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ điều trị tăng huyết áp Phần lớn các nước phát triển đã có hệ thống quản lý, điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng nhờ vào mạng lưới bác sỹ gia đình, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Trạm y tế xã, thôn bản. Thuốc được cấp miễn phí cho bệnh nhân chủ yếu là từ các dự án, chương trình phòng chống THA quốc gia, các chương trình giáo dục sức khỏe thường xuyên tại cộng đồng nói chung, cho người bệnh THA nói riêng, bảo hiểm y tế,… Các nghiên cứu đã báo cáo về tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị THA rất khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù hiện nay với sự phát triển của nền y học hiện đại đã có rất nhiều loại thuốc hạ áp hữu hiệu, những khuyến nghị, hướng dẫn điều trị của hội huyết áp Châu Âu, WHO, Hội Tim mạch học Việt Nam. Bộ Y tế,…nhưng tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị THA và kiểm soát được huyết áp mục tiêu vẫn còn thấp và có sự thay đổi lớn tương quan giữa các nghiên cứu. Sự thay đổi này liên quan đến sự khác biệt trong nhóm nghiên cứu, thời gian theo dõi, phương pháp đánh. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 26. giá sự tuân thủ và phác đồ thuốc được sử dụng giữa các nghiên cứu. Bệnh nhân không tuân thủ điều trị có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng gấp 4,5 lần so với những bệnh nhân tuân thủ điều trị . Với phương pháp đo lường tuân thủ dựa vào hệ thống tự ghi nhận như thang đo của Donald và cộng sự (2008) gồm 8 mục để đo lường tuân thủ thuốc hạ huyết áp, 8 câu hỏi về hành vi dùng thuốc của bệnh nhân được đưa ra để người bệnh tự trả lời. Nguyên tắc cơ bản nhất của biện pháp này là không tuân thủ chế độ thuốc có thể xảy ra do một số yếu tố như quên uống thuốc, khó khăn khi nhớ uống thuốc, quên mang theo thuốc khi đi xa, cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc, tự ý ngừng thuốc do tác dụng phụ hoặc khi huyết áp được kiểm soát. Các câu hỏi được diễn đạt để tránh sai số “có” bằng thay đổi từ ngữ để có câu trả lời là “không”. Năm 2009, theo nghiên cứu của Thomas Akpanedo cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thuốc đạt 70,59% [576]. 1.13.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở Việt Nam Tuân thủ điều trị THA là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng. Nhưng do ở việt nam chưa được quan tâm chăm sóc đúng mức cộng với đời sống xã hội chưa cao, kiến thức còn hạn chế nên tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị THA còn thấp. Tỷ lệ người bệnh THA tuân thủ điều trị còn thấp trong các nghiên cứu: chỉ có 26,3 trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [24], nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chỉ có 49,5% [15], 38,7% người mắc THA không điều trị hoặc điều trị không liên tục trong nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ [Error! Reference source not found.6], nghiên cứu của Vũ Phong Túc thì tuân thủ điều trị là 62,6% [43], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến chỉ ra tuân thủ chế độ ăn của người bệnh THA chỉ là 40,4% [50], trong nghiên cứu của tác giả Trần Cao Minh chỉ có 26,8% thực hiện đúng điều trị THA bằng thuốc [30]..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 27. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ người bệnh biết mình bị THA là 21,43%, tỷ lệ người bệnh có điều trị THA là 27,09%, nhưng đa số là điều trị không thường xuyên chiếm tới 80,89% còn điều trị thường xuyên chỉ có 19,11% [25]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự ở người dân trên 25 tuổi sống tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam cũng cho thấy cho thấy trong số 818 người được phát hiện có THA, chỉ có 94 người dùng thuốc, chiếm tỷ lệ 11,5%, trong đó tỷ lệ điều trị tốt là 19,1% [25]. Cũng theo nghiên cứu này, THA ở người trẻ ít được chú ý hơn ở người có độ tuổi cao hơn cho dù hiệu quả điều trị đạt được là dễ dàng hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và các cộng sự năm 2008 với số lượng đối tượng nghiên cứu là 9832 người lớn từ 25 tuổi trở lên tại 8 tỉnh và thành phố của Việt Nam cho kết quả đáng lo ngại với tỷ lệ THA khá cao là 25,1%. Trong nhóm được phát hiện THA chỉ có 48,4% người biết trước là bị THA, trong nhóm này chỉ có 61,1% đang điều trị còn 38,9% người bệnh không điều trị. Trong số 730 (61,1%) người có điều trị THA chỉ có 36,3% là kiểm soát được HA [47]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến và Đỗ Mai Hoa tiến hành trên 260 người bệnh điều trị THA ngoại trú tại bệnh viện E nhằm đánh giá tuân thủ chế độ ăn. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối và chất béo là 40,4%. Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về bệnh và về chế độ điều trị, được cán bộ y tế giải thích rõ về bệnh và nguy cơ bệnh THA có liên quan đến tuân thủ chế độ ăn [50]. Nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng ở người bệnh THA tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy chỉ có 23,8% người bệnh tuân thủ theo dõi điều trị tốt, 46% theo dõi điều trị sơ sài, 30,2% không điều trị gì. Lý do của việc bỏ điều trị là: không hiểu tầm quan trọng của bệnh, không có tiền, nghĩ mình đã khỏi bệnh [41]. Một số nghiên cứu ở khu vực miền Nam cũng cho thấy kết quả tuân thủ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 28. điều trị THA ở người bệnh nói chung thấp. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Tiền tại Long An năm 2007 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị là 29,09%, chỉ có 31,03% có tái khám, 34,63% là uống thuốc điều đặn, lý do không tuân thủ y lệnh chủ yếu là do thấy khỏe, không có triệu chứng, không có thời gian, thấy không quan trọng, kinh phí điều trị [Error! Reference source not found.9]. Theo nghiên cứu của Lương Văn Minh năm 2008 tại Trà Vinh, chỉ có 72,2% đối tượng bị THA có điều trị bệnh, nhưng chỉ có 26,8% là có theo dõi và điều trị liên tục thường xuyên; lý do không điều trị thường xuyên liên tục là do không thấy có triệu chứng, không có thời gian, không thấy quan trọng, kinh phí điều trị [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành năm 2011 tại thành phố Cần Thơ cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc điều trị THA là 50,8% nhưng tỷ lệ tuân thủ thay đổi hành vi lối sống chỉ có 30,5% và 31,8% có tái khám định kỳ [31]. Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Quang tại tỉnh Đồng Nai năm 2013, tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị THA ngoài thuốc là 35,2% (trong đó tỷ lệ nam và nữ tuân thủ là 25,8% và 42,9%), người bệnh có kiến thức đúng về chế độ điều trị ngoài thuốc tuân thủ gấp 1,52 lần người bệnh có kiến thức chưa đúng [35]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng năm 2007 thì chỉ có 21,56% người bệnh là tuân thủ dùng thuốc, tỷ lệ người bệnh kiểm soát được HA còn thấp chỉ có 15,4% [14]. Theo Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992), tỷ lệ mắc bệnh THA tăng lên theo tuổi, tỷ lệ mắc THA ở nam là 12,2%, cao hơn nữ (11,2%). Tỷ lệ mắc THA ở vùng ven biển là 17,8%, cao hơn hẳn các vùng khác và tỷ lệ thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng 10,7% [45]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự năm 2001-2002 về tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam trên tổng số 5012 người dân từ 25 tuổi trở lên cho thấy tần suất THA chung chiếm 16,32%, nếu loại trừ những đối tượng THA được điều trị thì tần suất THA chung này còn lại.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 29. 15,09%. Trong số người phát hiện THA chỉ có 11,5% được điều trị thuốc hạ HA. Tần suất mắc THA kể cả ở nhóm đã điều trị thuốc hạ HA tại các địa phương như sau: tại thành phố Hà Nội là 23,2%, tại tỉnh Nghệ An là 16,6%, tại tỉnh Thái Bình là 12,4%, tỉnh Thái Nguyên là 13,9%. Tần suất THA tăng dần theo tuổi, nam cao hơn nữ, thành thị cao hơn nông thôn [18]. Nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng (2000) ở người bệnh THA tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy có 23,8% người bệnh tuân thủ theo dõi điều trị, 46% theo dõi điều trị sơ sài, 30,2% không theo dõi điều trị [41]. Nghiên cứu của Bùi Thị Hà tại Hải Phòng cho thấy 12,62% người bệnh THA thực hiện điều chỉnh lối sống, chỉ có 5,85% tuân thủ điều trị, 64,62% không điều trị mặc dù biết bị THA và 29,54% có điều trị nhưng uống thuốc không đều. Nguyên nhân bỏ thuốc hoặc không uống thuốc là do người bệnh thiếu kiến thức (68,95%), do điều kiện kinh tế (20,92%), do cán bộ y tế (8,17%). Chỉ có 1,58% người bệnh có máy đo HA, 34,75% biết nên duy trì HA<140/90 mmHg [17]. Nghiên cứu của Ninh Văn Đông năm 2010 ở người bệnh THA trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông, Hà Nội cho thấy có 46,5% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh THA, 21,5% BN đạt về tuân thủ điều trị [3]. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA tại cộng đồng như: tuổi cao, uống rượu bia, hút thuốc lá, béo phì, ít vận động... Để hạn chế các yếu tố nguy cơ, người dân cần hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh. Nhưng theo điều tra dịch tễ học THA năm 2002, 77% người dân hiểu sai về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ, hơn 70% không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh THA [18]. Các biến chứng của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não (TBMMN), suy tim, suy thận ... có thể gây tàn phế và tử vong. Những biến chứng liên quan đến THA ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 30. việc không tuân thủ điều trị, do chủ quan hoặc kém hiểu biết. Cũng theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy ở các vùng được khảo sát có tới 67,5% số bệnh nhân không biết mình bị THA trước khi đi khám, tỉ lệ này chỉ có thể giảm được khi mạng lưới y tế làm tốt việc quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng. 1.14. Khung lý thuyết nghiên cứu - Tuổi, giới - Nghề nghiệp - Trình độ văn hóa - Tình trạng kinh tế gia đình - Tình trạng hôn nhân - Có bảo hiểm y tế - Thời gian bị bệnh - Tình trạng biến chứng của THA. Tuân thủ điều trị. -Tuân thủ lịch tái khám và tư vấn đúng hẹn - Tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn - Tuân thủ chế độ sinh hoạt và tập luyện -Tuân thủ chế độ ăn. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 31. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng Người bệnh tăng huyết áp, tuổi từ 40 tuổi trở lên đang được quản lý và điều trị ngoại trú tại 3 Trạm Y tế xã Bạch Hạ, xã Minh Tân, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. *Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: - Có trong danh sách quản lý người bệnh THA tại Trạm Y tế. - Đã uống thuốc điều trị THA ít nhất 6 tháng tại cộng đồng. - Có khả năng trả lời phỏng vấn. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. *Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: - Không có tên trong danh sách quản lý người bệnh tại Trạm Y tế - Từ chối tham gia nghiên cứu. - Bị bệnh tâm thần phân liệt 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp. 2.2.2 . Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Chọn 3 xã: chọn có chủ đích, dựa trên danh sách người bệnh tới khám và nhận thuốc điều trị tăng huyết áp được quản lý tại 3 trạm y tế trên địa bàn nghiên cứu với số lượng người bệnh đủ để tiến hành nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu thuận lợi cho nghiên cứu viên thực hiện điều tra, thu thập số liệu đảm bảo độ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 32. chính xác cao. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Lấy toàn bộ số người bệnh THA đạt tiêu chuẩn lựa chọn được 3 Trạm Y tế quản lý và điều trị trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019. Số người bệnh được chọn đưa vào nghiên cứu trong thực tế là 270 người. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu Thông tin được thu thập: gồm các thông tin cá nhân, thông tin về bệnh lý, về tình trạng và điều trị THA, v.v. được thu thập qua hồ sơ bệnh án (HSBA), sổ sách và phiếu phỏng vấn Số liệu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng phiếu phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn. Điều tra viên: gồm nghiên cứu viên và các cộng sự (các cán bộ y tế của 3 Trạm Y tế) đã được tập huấn về nội dung và cách thức thực hiện phỏng vấn, ghi nhận thông tin. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được nhập liệu và làm sạch và được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 - Thống kê mô tả lập bảng phân bố tần số của các biến số - Thống kê phân tích: Phân tích mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu sử dụng chỉ số tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (CI95%) và giá trị p. 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. TT. Phương pháp Phân Biến số Chỉ số thu loại thập Thông tin cá nhân chung của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) số liệu.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 33. Số lượng, tỷ lệ tính theo năm sinh của ĐTNC đến thời điểm điều tra (năm dương lịch). 1 Tuổi 2. Giới tính. 3. Nghề nghiệp. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC theo giới tính (Nam hay Nữ) Số lượng, tỷ lệ ĐTNC theo nghề nghiệp, công việc hàng ngày tạo ra thu nhập chính. Rời rạc HSBA Nhị phân HSBA Danh mục. HSBA. Danh mục. Phỏng vấn. Danh mục. Phỏng vấn. 4 Thu nhập trung Số lượng, tỷ lệ ĐTNC theo bình của gia đình thu nhập hàng tháng 5 Tình nhân. trạng. hôn Số lượng, tỷ lệ ĐTNC theo tình trạng hôn nhân (có gia đình, độc thân, góa,v.v.). 6 Tiếp cận dịch vụ Số lượng, tỷ lệ DTNC theo khám chữa bệnh khoảng cách từ nơi ở đến TYT 7 Kiến thức về THA Số lượng, tỷ lệ ĐTNC biết được THA là gì, tình trạng HA của bản than, việc đi khám theo dõi HA cần thiết, lý do, v.v. 8 Kiến thức về các Số lượng, tỷ lệ ĐTNC nắm biện pháp phòng được các biện pháp phòng bênh chống THA THA, như chế độ ăn cần thực hiện; thức ăn nào không nên dung, v.v. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC nắm được người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt, luyện tập như thế nào 9 Máy đo HA cá nhân. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC có trang bịNhị phân Phỏng máy đo HA tại nhà vấn. Thực hành về tuân thủ điều trị tăng huyết áp của ĐTNC 10 Thực hành đo, kiểm tra HA. Tần suất theo dõi huyết áp của ĐTNC và thời điểm đo. Danh mục. Thang Long University Library. Phỏng vấn.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 34. 11 Uống thuốc điều Số lượng, tỷ lệ ĐTNC thực trị THA hiện uống/không uống thuốc điều trị THA, thời gian từ khi bắt đầu điều trị. Nhị phân. 12 Nguyên tắc uống Số lượng, tỷ lệ ĐTNC thực hiện Danh thuốc điều trị uống thuốc điều trị: uống thường mục THA của ĐTNC xuyên/không thường xuyên, uống đúng theo đơn/không theo đơn của bác sĩ….. phỏng vấn. Phỏng vấn. 13 Uống thuốc đầy đủ 14 Nguyên nhân không uống thuốc đầy đủ 15 Thực hành chế độ ăn uống.. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC uống Nhị phân Phỏng thuốc đủ theo đơn vấn Số lượng, tỷ lệ ĐTNC theo lý do Danh Phỏng không uống thuốc đầy đủ mục vấn Số lượng, tỷ lệ ĐTNC thực hiện chế độ ăn uống điều chỉnh khi phát hiện THA. Danh mục. Phỏng vấn. 16 Chế độ sử dụng muối. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC thực hiện chế độ ăn muối theo qui định khi phát hiện THA. Danh mục. Phỏng vấn. 17 Uống rượu bia. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC uống rượu Nhị phân Phỏng bia trong 6 tháng gần đây vấn. 18. Lượng rượu bia thường uống. 19 Hút thuốc lá, thuốc lào 20 Lượng thuốc thường hút. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC uống rượu bia trong 6 tháng gần đây theo tần suất, theo lượng (so với số lượng gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tật). Danh mục. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC hút thuốc Nhị phân Phỏng trong 6 tháng gần đây vấn Số lượng, tỷ lệ ĐTNC hút theo Danh Phỏng tần suất, theo số lượng (nhiều mục vấn hay ít so với số lượng gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tật). 21 Thực hành chế độ Số lượng, tỷ lệ ĐTNC thực hiện Danh sinh hoạt, luyên chế độ nghỉ ngơi, giờ giấc, luyện mục tập tập vận động khi phát hiện THA 22 Luyên tập, vận động cơ thể. Phỏng vấn. Phỏng vấn. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC thực hiện Nhị phân Phỏng chế độ luyện tập thường xuyên vấn.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 35. 23 Thời gian luyện tập. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC luyện tập theo thời gian qui định. 24 Thực hiện đi khám, theo dõi HA. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC thực hiện khám kiểm tra HA theo chỉ dẫn của BS trong quá trình điều trị. 25 Nguyên nhân không đi khám. Số lượng, tỷ lệ ĐTNC Theo lý do không khám đầy đủ. Danh mục. Phỏng vấn. Nhị phân Phỏng vấn Danh mục. Phỏng vấn. 26 Tư vấn, hướng Số lượng, tỷ lệ ĐTNC được Nhị phân Phỏng dẫn điều trị của NVYT hướng dẫn khi điều trị vấn nhân viên y tế 27 Các nguồn thông Số lượng, tỷ lệ ĐTNC theo Danh Phỏng Tin được tiếp cận nguồn thông tin cung cấp cho mục vấn ĐTNC kiến thức về bệnh THA Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị THA của người bệnh 28 Yếu tố nhân khẩuMối liên quan giữa yếu tố nhân học và kiến thứckhẩu học và kiến thức của người của ĐTNC bệnh về tuân thủ điều trị THA. Phân tích. 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu 2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp Để đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị THA của người bệnh trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm). Bảng 2. 2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp Nội dung. Kiến thức đúng. Điểm. Câu B5. Chọn 1,2,3. 3. Câu B6. Chọn 1 đáp áp. 1. Câu B7. Chọn 1. 1. Câu B8. Chọn 1,2,3. 3. Câu B9. Chọn 1,2,3,4,5. 5. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 36. Câu B10. Chọn 1,2,3 Tổng điểm. 3 16. Như vậy, tổng điểm cho câu trả lời đúng là 16 điểm. Kiến thức đạt khi tổng điểm của đối tượng nghiên cứu trả lời được từ 75% trở lên, tương ứng với số điểm ≥12, không đạt <12 điểm. 2.6.2. Thực hành tuân thủ điều trị bệnh THA của người bệnh Để đánh giá thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm). Bảng 2. 3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh Câu (nội dung). Thực hành đúng. Điểm. Câu C21. Chọn 1. 1. Câu C22. Chọn 1,2. 2. Câu C23. Chọn 1. 1. Câu C25. Chọn 1. 1. Câu C26. Chọn 1. 1. Câu C28. Chọn 1,2,3,4,5. 5. Câu C29. Chọn 1. 1. Câu C30. Chọn 2. 1. Câu C32. Chọn 2. 1. Câu C34. Chọn 1,2,3. 3. Câu C35. Chọn 1. 1. Câu C36. Chọn 2. 1. Câu C37. Chọn 1. 1.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 37. Tổng điểm. 20. Như vậy đối tượng nghiên cứu có tổng điểm thực hành tuân thủ điều trị THA > 50% tổng số điểm đúng được xếp loại đạt, tương ứng với số điểm >10, không đạt ≤10 điểm. 2.7. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục 2.7.1. Hạn chế Nghiên cứu trong 3 xã thuộc huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội không thể là đại diện cho mẫu lớn và các khu vực có tính chất địa lý khác. Số liệu nghiên cứu thu thập từ hồ sơ bệnh án có thể thiếu thông tin; một số thông tin thu thập từ phỏng vấn có thể chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. 2.7.2. Sai số có thể gặp và biện pháp hạn chế Sai số có thể gặp là các sai số do người phỏng vấn có thể gợi ý cho câu trả lời ngỏ hoặc do không hiểu câu hỏi nên trả lời chưa chính xác. Sai số hệ thống do nhập liệu và đánh mã số sai. Biện pháp khắc phục: - Chọn các điều tra viên trong khoa YTCC và nhân viên phòng Quản Lý các bệnh xã hội có kiến thức, có kỹ năng phỏng vấn, điều tra. - Bộ câu hỏi được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời. Nhập thông tin chính xác, kiểm tra ngẫu nhiên tính chính xác của thông tin. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức Sở Y tế Hà Nội và Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Thăng Long thông qua. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu và trách nhiệm của người nghiên cứu. Nếu thấy không thích hợp đối tượng có thể từ chối không tham gia. Nghiên cứu tiến hành trên cơ sở tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 38. Các thông tin các nhân của đối tượng nghiên cứu được mã hóa và hoàn toàn được bảo mật chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu thực hiện tại trạm y tế xã Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, được sự đồng ý của giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Xuyên và trưởng các Trạm Y tế xã. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để đề xuất các khuyến nghị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 39. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=270) Đặc điểm. Giới tính. Số lượng Tỷ lệ (%). Nam. 122. 45,2. Nữ. 148. 54,8. < 60 tuổi. 78. 28,9. 192. 71,1. 232. 85,9. 38. 14,1. 258. 95,6. 12. 4,4. 18. 6,7. Đang có vợ /chồng. 252. 93,3. Có. 265. 98,1. 5. 1,9. Nhóm tuổi. ≥ 60 tuổi. Trình độ học. Dưới trung học phổ thông. vấn. Từ trung học phổ thông trở lên Đang đi làm (công nhân, nông dân, buôn bán dịch vụ, cán bộ. Nghề nghiệp. viên chức) Hiện không đi làm (nội trợ, hưu trí) Hiện không có vợ/ chồng. Tình trạng hôn nhân Bảo hiểm y tế. Không. Trong số 270 người bệnh THA tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh là nam giới (45,2%) thấp hơn so với người bệnh là nữ giới (54,8%). Phần lớn người bệnh có độ tuổi bằng 60 hoặc hơn 60 tuổi trở lên (71,1%). Đa số đối tượng có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (85,9%), đang đi làm (95,6%) và đang sống với vợ hoặc chồng trong gia đình (93,3%). 98,1% người bệnh có bảo hiểm y tế (Bảng 3.1).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 40. Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu (n =270 ) Số lượng Đặc điểm bệnh tật. Tỷ lệ (%). Tiền sử gia đình có. Có. 40. 14,8. người mắc THA. Không. 230. 85,2. Thời gian phát. < 1 năm. 27. 10,0. hiện bệnh. ≥ 1 năm. 243. 90,0. Khám phát hiện THA. 12. 4,4. Khám sức khỏe định kỳ. 53. 19,6. Khám bệnh khác. 128. 47,4. 61. 22,6. 16. 5,9. Hoàn cảnh phát hiện bệnh. Khám vì có triệu chứng THA Không nhớ. Về tiền sử gia đình có người nhà mắc THA, chỉ có 14,8% người bệnh có, số còn lại không có ai trong gia đình mắc THA. Thời gian phát hiện bệnh THA của những người bệnh tham gia nghiên cứu phần lớn là 1 năm hoặc hơn (90%). Có 47,4% người bệnh phát hiện được bệnh khi đi khám bệnh khác, 22,6% phát hiện khi có triệu chứng THA và 19,6% phát hiện được mình bị THA trong khi đi khám sức khỏe định kỳ (Bảng 3.2). Bảng 3.3 Kiến thức của người bệnh về hậu quả nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp (n=270) Số lượng. Tỷ lệ %. Không kiểm soát được HA. 256. 94,8. Không hạn chế được nguy cơ tim mạch. 242. 89,6. 186. 68,9. Nội dung. Không ngăn ngừa biến chứng và tử vong.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 41. Kết quả nêu tại Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ rất cao người bệnh biết nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp sẽ gây ra hâu quả: không kiểm soát được huyết áp (94,8%), không hạn chế được nguy cơ tim mạch (89,6), không ngăn ngừa biến chứng và tử vong (68,9). Bảng 3.4 Kiến thức của người bệnh về biện pháp điều trị tốt nhất bệnh tăng huyết áp (n=270) Nội dung Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ Thực hiệ lối sống lạnh mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ Theo dõi HA và khám bệnh định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ Phối hợp cả 3 biện pháp trên. Số lượng. Tỷ lệ %. 89. 33,0. 37. 13,7. 64. 23,7. 80. 29,6. Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ người bệnh biết phối hợp giữa 3 biện pháp chưa cao chiếm 29,6%, trong đó thực hiện lối sống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ là thấp nhất chiếm 13,7%, theo dõi và khám định kỳ 23,7%, thuốc thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ 33,0%. Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh về việc uống thuốc huyết áp (n=270) Số lượng. Tỷ lệ %. 235. 87,0. 95. 35,2. Chỉ uống thuốc khi có biểu hiện THA. 64. 23,7. Uống thuốc theo đơn của bệnh nhân khác hoặc tự mua thuốc về uống. 4. 1,5. Nội dung Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài, theo đơn của bác sĩ Uống thuốc từng đợt khi có THA. Người bệnh quan tâm hơn về cách uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo đơn của bác sĩ 87,0%, tỷ lệ tự mua về uống hay dùng đơn của bệnh nhân khác thấp 1,5% (Bảng 3.5).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 42. Bảng 3.6 .Kiến thức của người bệnh về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ Nội dung Đánh giá kết quả điều trị và hướng điều trị tiếp Phát hiện các biến chứng THA Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch Không biết. Số lượng (n=270). Tỷ lệ %. 261. 96,7. 253. 93,7. 170. 63,0. 5. 1,9. Phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ, có 96,7% người bệnh cho rằng việc theo dõi và khám định kì đánh giá kết quả điều trị và hường điều trị, có 93,7% cho rằng phát hiện các biến chứng THA, có 63,0% cho rằng đánh giá nguy cơ tim mạch (Bảng 3.6) Bảng 3.7 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống trong điều trị tăng huyết áp Số lượng (n=270). Tỷ lệ %. Ăn nhạt. 200. 74,1. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. 265. 98,1. Ăn ít các chất béo. 247. 91,5. Hạn chế rượu bia, chất kích thích. 116. 43,0. Không hút thuốc. 55. 20,4. Vẫn ăn uống bình thường. 8. 3,0. Nội dung. Theo kết quả nêu tại Bảng 3.7, phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về việc chế độ ăn uống từ khi phát hiện THA để đảm bảo sức khỏe, có 98,1% người bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, có 91,5% người bệnh cho rằng nên ăn ít các chất béo, có 74,1% người bệnh biết nên ăn nhạt. Tỷ lệ rất ít bệnh nhân cho rằng không cần thay đổi chế độ ăn 3,0%..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 43. Bảng 3.8 Kiến thức của người bệnh về chế độ sinh hoạt, luyện tập trong điều trị tăng huyết áp Nội dung. Số lượng (n=270). Tỷ lệ %. 224. 83,0. 258. 95,6. 198. 73,3. 14. 5,2. Ngủ đúng, đủ 8 giờ/ngày, không thức khuya Tránh căng thẳng lo âu Luyện tập thể thao phù hợp, thường xuyên Không cần luyện tập thể thao. Kết quả nêu tại Bảng 3.8 cho thấy kiến thức về chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh trong nghiên cứu này rất cao khi có đến 95,6% người bệnh biết nên tránh căng thẳng lo âu, có đến 83,0% người bệnh cho rằng để đảm bảo sức khỏe nên không thức khuya và ngủ đủ giấc, có đến 73,3% người bệnh biết rằng nên tập luyện thể dục thường xuyên, điều này không chỉ tốt trong điều trị THA mà còn nâng cao sức khỏe của bản thân. Chỉ có 14 người tương đương với 5,2% cho rằng không cần tập luyện thể dục thể thao. Bảng 3.9 Nguồn thông tin người bệnh tiếp cận được kiến thức về bệnh tăng huyết áp Số lượng (n=270). Tỷ lệ %. Đài, báo, tivi. 101. 37,4. Sách vở, tài liệu. 71. 26,3. Bạn bè, người thân. 216. 80,0. Cán bộ y tế. 267. 98,9. Nội dung. Người bệnh có những hiểu biết về bệnh tăng huyết áp đến chủ yếu từ một số nguồn thông tin: Cán bộ y tế 98,9%, bạn bè người thân 80,0%. Còn từ đài, báo, ti vi chỉ 37,4%, từ sách vở, tài liệu là 26,3%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 44. Bảng 3.10 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp Số điểm cho nội dung đúng. Số lượng. Tỷ lệ %. 1. 1. 0,4. 2. 1. 0,4. 3. 2. 0,7. 5. 1. 0,4. 6. 2. 0,7. 7. 4. 1,5. 8. 17. 6,3. 9. 37. 13,7. 10. 43. 15,9. 11. 51. 18,9. 12. 49. 18,1. 13. 39. 14,5. 14. 23. 8,5. Tổng. 270. 100,0. Tổng điểm trung bình đánh giá kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người bệnh là 10,86 ± 2,12, tổng điểm nhỏ nhất là 1 điểm và lớn nhất là 14 điểm. Vẫn còn người bệnh chiếm tỷ lệ 0,4% chỉ đúng được 1 điểm, có đến 23 người bệnh chiếm tỷ lệ 8,5% trả lời được 14 điểm..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 45. Biểu đồ 1.1 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp Kiến thức chung của người bệnh về bệnh tăng huyết áp đạt vẫn còn thấp hơn so với không đạt (tỷ lệ tương ứng là 41,1% và 58,9% đạt). 3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 3.2.1 Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp Bảng 3.11 Thực trạng thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh Số lượng (n=270). Tỷ lệ %. Ăn nhạt. 224. 83,0. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. 258. 95,6. 241. 89,3. Hạn chế rượu bia, chất kích thích. 143. 53,0. Không hút thuốc lá, thuốc lào. 57. 21,1. Vẫn ăn uống bình thường. 11. 4,1. Nội dung. Ăn ít chất béo. Người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp rất tuân thủ chế độ ăn uống với tỷ lệ rất cao: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 95,6%, ăn ít chất béo 89,3%, ăn nhạt. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 46. 83,0%, hạn chế rượu bia, chất kích thích 53,0%. Số bệnh nhân không thay đổi chế độ ăn uống chỉ chiểm 4,1% (bảng 3.11). Bảng 3.12 Chế độ sử dụng muối của người bệnh Số lượng. Tỷ lệ (%). 228. 84,4. Ăn bình thường như trước. 39. 14,4. Vẫn ăn mặn. 3. 1,1. 270. 100,0. Nội dung Ăn nhạt hơn trước. Tổng. Người bệnh biết nguyên nhân của THA cũng có thể là do ăn mặn, chính vì thế mà việc tuân thủ sử dụng muối của người bệnh là rất tốt, tỷ lệ người bệnh ăn nhạt hơn trước là 84,4%, vẫn ăn mặn chỉ chiếm tỷ lệ rất ít 1,1% (Bảng 3.12). Bảng 3.13 Mức độ sử dụng rượu bia của người bệnh Số lượng. Tỷ lệ %. có. 58. 21,5. không. 212. 78,5. Uống ít. 54. 93,1. Uống nhiều. 4. 6,9. Nội dung Uống rượu bia. Mức độ uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu. Có 78,5% người bệnh hoàn toàn không uống rượu bia, vẫn còn 21,5% sử dụng rượu bia, trong đó có 6,9% người bệnh còn uống rượu bia nhiều (Nam≥ 3 cốc/ngày, Nữ ≥ 2 cốc/ngày). Như vậy có đến 93,1% là người bệnh có thực hiện hạn chế rượu bia. Bảng 3.14 Mức độ sử dụng thuốc lá/lào của người bệnh Nội dung Trong 6 tháng qua ông bà có có hút thuốc là, lào thường xuyên không. không. Số lượng. Tỷ lệ %. 54. 20,0. 216. 80,0.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 47. Lượng thuốc lá/lào ông/bà. < 5 điếu/ngày. 29. 53,7. hút thế. ≥ 5 điếu/ngày. 25. 46,3. Bảng 3.14 cho thấy có đến 80,0% người bệnh hoàn toàn không hút thuốc lá/lào, vẫn còn 20,0% người bệnh còn hút thuốc lá/lào, trong 54 người bệnh còn hút thuốc thì có 46,3% người bệnh còn hút ≥ 5 điếu/ngày, có 53,7% là người bệnh hút dưới 5 điếu/ ngày. 3.2.2 Thực trạng tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh Bảng 3.15 Thực trạng thực hiện chế độ sinh hoạt luyện tập của người bệnh Số lượng. Nội dung Chế độ hoạt, luyện tập. sinh. Nghỉ ngơi hợp lý. 245. 90,7. Tránh căng thẳng lo âu. 249. 92,2. Hàng ngày tập thể dục. 219. 81,1. 12. 4,4. 212. 78,5. 58. 21,5. 57. 26,9. Vẫn sinh hoạt như trước, không cần luyện tập Chế độ luyện tập Có thường xuyên Không (≥5 ngày/ tuần) ≤ 30 phút/ ngày Thời gian luyện tập. Tỷ lệ (%). > 30 phút/ ngày. 155 73,1 Qua điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn người bệnh có những thay đổi tích cực đối với chế độ sinh hoạt, luyện tập, có đến 92,2% thực hiện tránh căng thẳng lo âu, 90,7% có chế độ nghỉ ngời hợp lý. Luyện tập thể dục hàng ngày chiếm 81,1%, trong đấy luyện tập ≥5 ngày/tuần chiếm 78,5%, tập >30 phút/ngày chiếm 73,1%. Vẫn còn tỷ lệ không cần luyện tập cũng như thay đổi chế độ sinh hoạt 4,4% (Bảng 3.15).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 48. Biểu đồ 1.2 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp 3.2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ uống thuốc Bảng 3.16 Thực trạng uống thuốc điều trị của người bệnh Uống. Số lượng. Tỷ lệ %. 229. 84,8. Không. 41. 15,2. Dùng thuốc thường xuyên, liên. 212. 92,6. tục theo đơn của bác sĩ Dùng thuốc từng đợt khi có. 8. 3,5. THA Chỉ uống khi HA cao. 8. 3,5. 1. 0,4. Nội dung thuốc Có. điều trị. Cách uống thuốc. Tự điều trị. Có đến 229/270 người (84,8%) uống thuốc điều trị THA, trong đấy có 92,6% người bệnh thực hiện uống thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của bác sĩ, còn 7,4% chưa thực hiện đúng việc uống thuốc (Bảng 3.16)..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 49. Bảng 3.17 Thực trạng người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị khác Số lượng. Tỷ lệ %. Uống thuốc đông y. 1. 2,4. 29. 70,7. Bấm huyệt. 39. 95,1. Thực phẩm chức năng. 40. 97,6. 16. 39,0. 8. 19,5. Nội dung Các biện pháp điều Không điều trị gì trị khác. Ăn nhạt Chế độ luyện tập. Trong số 270 người bệnh được phỏng vấn thì có 41 người không sử dụng thuốc tây y điều trị huyết áp mà chuyển sang điều trị bằng các biện pháp khác: dùng thực phẩm chức năng 97,6%, bấm huyệt 95,1%, dùng thuốc đông y 70,7%, ăn nhạt 39,0%, chế độ luyện tập 19,5%. Chỉ có 2,4% là không điều trị gì (Bảng 3.17). 3.2.4. Thực trạng tuân thủ khám, tư vấn của người bệnh trong nghiên cứu Bảng 3.18 Thực trạng khám và tư vấn của người bệnh tăng huyết áp Nội dung Bệnh nhân có máy đo HA tại nhà. Số lượng. Tỷ lệ %. Có. 147. 54.4. Không. 123. 45.6. 129. 47,8. 252. 93,3. 207. 76,7. 49. 18,1. Thường xuyên, hàng ngày Thời gian người Khi đi khám định kỳ bệnh thường hay đo Khi có biểu hiện HA THA Không thường xuyên, thỉnh thoảng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 50. Kết quả nêu ở Bảng 3.18 cho thấy số bệnh nhân tự trang bị máy đo huyết áp cho mình tại nhà là 147 người, chiếm 54,4%. Tỷ lệ người bệnh đo huyết áp thường xuyên, hàng ngày chiếm 47,8%, đo khi đi khám định kỳ là chủ yếu chiếm 93,3%, đo khi có biểu hiện THA là 76,7%, vẫn còn 18,1% không thường xuyên, thỉnh thoảng đo. Bảng 3.19 Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp Điểm thực hành đúng. Số lượng. Tỷ lệ %. Điểm thực hành đúng. Số lượng. Tỷ lệ %. 0. 2. 0,7. 11. 13. 4,8. 1. 1. 0,4. 12. 5. 1,9. 2. 1. 0,4. 13. 15. 5,6. 3. 1. 0,4. 14. 24. 8,9. 4. 2. 0,7. 15. 23. 8,5. 5. 1. 0,4. 16. 30. 11,1. 6. 3. 1,1. 17. 32. 11,9. 7. 6. 2,2. 18. 40. 14,7. 8. 5. 1,9. 19. 33. 12,2. 9. 6. 2,2. 20. 19. 7,0. 10. 8. 3,0. Tổng. 270. 100.0. Tổng điểm trung bình đánh giá thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh là 15,10 ± 4,11, tổng điểm nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 20 điểm. Vẫn còn 2 người bệnh được 0 điểm thực hành, có đến 19 người bệnh chiếm tỷ lệ 7,0% đạt điểm tối đa 20 điểm trong thực hành tuân thủ điều trị (Bảng 3.19)..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 51. Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đạt về tuân thủ điều trị chung ở người bệnh tăng huyết áp là 86,6%, tỷ lệ không đạt là 13,4% (Biều đồ 1.3). 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh trong nghiên cứu 3.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp với một số đặc điểm cá nhân Kết quả phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố đặc điểm cá nhân, tình trạng bệnh và tuân thủ điều trị của 270 người bệnh tham gia nghiên cứu được nêu trong các bảng số liệu dưới đây. Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ điều trị của người bệnh Tuân thủ điều trị Giới tính. Nam Nữ. Không đạt. Đạt Số lượng. %. Số lượng. %. 102. 43,6. 20. 55,6. 132. 56,4. 16. 44,4. OR (CI95%). p. 1,62 (0,80-3,28). >0,05. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 52. Số liệu nêu tại Bảng 3.20 cho thấy không có mối liên quan giữa yếu tố giới và tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại địa điểm nghiên cứu [OR=1,62 (0,80-3,28), p>0,05]. Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuân thủ điều trị của người bệnh Tuân thủ điều trị Số lượng 68. <60 tuổi ≥60 tuổi. Không đạt. Đạt. Độ tuổi. 166. %. Số lượng. Tỷ lệ %. 29,1. 10. 27,8. 70,9. 26. 72,2. OR (CI95%). p. 0,99 (0,43-2,05 ). >0,05. Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố tuổi và tuân thủ điều trị [OR=0,99 (0,43-2,05), p>0,05] (Bảng 3.21). Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp Tuân thủ điều trị Nghề nghiệp. Đang đi làm. Đạt Số Tỷ lệ lượng % 227. 97,0. Không đạt Số lượng. Tỷ lệ %. 31. 86,1. Hiện không đi làm (nội trợ, hưu trí). 7. 3,0. 5. 13,9. OR (CI95%). p. 5,23 <0,05 (1,56-17,50). Đối với yếu tố nghề nghiệp, khi phân nhóm nghề nghiệp thành nhóm đang đi làm (bao gồm cán bộ, làm ruộng, các nghề nghiệp khác) và nhóm hiện không đi làm (gồm nội trợ và hưu trí) để phân tích, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa yếu tố này với tuân thủ điều trị, cụ thể nhóm người bệnh đang đi làm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm Số liệu.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 53. nêu tại Bảng 3.22 cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tuân thủ điều trị (CI95%: 1,56-17,50, p<0,05). Bảng 3.23 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tuân thủ điều trị của người bệnh Tuân thủ điều trị Học vấn. Đạt Số Tỷ lệ lượng %. Không đạt Số lượng. Tỷ lệ %. 31. 86,1. OR (CI95%). p. Dưới trung học phổ 201. thông. 85,9. 1,02 (0,37-2,81). Từ trung học phổ thông trở lên. 33. 14,1. 5. >0,05. 13,9. Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố trình độ học vấn và tuân thủ điều trị [OR=1,02 (0,37-2,81), p>0,05] (Bảng 3.23). Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị của người bệnh Tuân thủ điều trị Tình trạng hôn nhân Đang có vợ /chồng. Không đạt. Đạt Số lượng 227. %. Số lượng. %. 97,0. 25. 69,4. Hiện không có vợ/ chồng. 7. 3,0. 11. 30,6. OR (CI95%). p. 14,27 <0,05 (5,08-40,12). Đối với yếu tố tình trạng hôn nhân, kết quả phân tích nêu tại Bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố này với tuân thủ điều trị, cụ thể nhóm người bệnh đang sống với vợ hoặc chồng có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,27 lần so với nhóm hiện đang độc thân, không sống cùng vợ hoặc chồng [OR=14,27 (5,08-40,12), p<0,05].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 54. Bảng 3.25 Mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp Tuân thủ điều trị Bảo hiểm y tế Có. Không đạt. Đạt. OR (CI95%). Số lượng. %. Số lượng. %. 232. 99,1. 33. 91,7. Không. 2. 0,9. 3. 8,3. 10,55 (1,70-65,48). p. <0,05. Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan giữa tình trạng có bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị [OR=10,55 (1,70 - 65,48), p<0,05] (Bảng 3.25). Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh Tuân thủ điều trị Tiền sử gia đình. Đạt Số Tỷ lệ lượng %. Không đạt Số lượng. Tỷ lệ %. Không ai mắc THA. 212. 90,6. 18. 50,0. Có người mắc THA. 22. 9,4. 18. 50,0. OR (CI95%). p. 9,64 <0,05 (4,39-21,17). Số liệu nêu tại Bảng 3.26 cũng cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia đình về mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Cụ thể những người bệnh tiền sử gia đình không ai mắc THA tuân thủ điều trị cao hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc THA (CI95%: 4,39-21,17; p<0,05).. Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuân thủ điều trị.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 55. Tuân thủ điều trị Thời gian mắc bệnh. Trên 1 năm 1 năm trở xuống. Không đạt. Đạt Số lượng. %. Số lượng. %. 214. 91,5. 29. 80,6. 20. 8,5. 7. 19,4. OR (CI95%). 2,58 (1,01-6,64). p. <0,05. Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.27, có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Cụ thể những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở xuống (CI95%: 1,01-6,64; p<0,05). Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh Tuân thủ điều trị Kiến thức về bệnh THA. Không đạt. Đạt Số lượng. %. Số lượng. %. Đạt. 109. 98,2. 2. 1,2. Không đạt. 125. 78,6. 34. 21,4. OR (CI95%). p. 14,82 <0,05 (3,48-63,14). Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.28, có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Những người bệnh có kiến thức về bệnh có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt (CI95%: 3,48-63,14; p<0,05).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 56. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 270 người bệnh THA từ 40 tuổi trở lên đang điều trị ngoại trú tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trong số người bệnh, phần lớn có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên (71,1%), nhóm người bệnh dưới 60 tuổi chỉ chiếm 28,9%. Điều này cho thấy THA thường xảy ra ở người cao tuổi hơn so với ở người có độ tuổi thấp hơn. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tần xuất THA tăng dần theo tuổi, tỷ lệ THA tăng theo tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng (2008) cho thấy trong số những người mắc THA, nhóm có độ tuổi ≥60 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn (66,35%) [14]; nghiên cứu của Lương Văn Minh (2008) cũng cho thấy số mắc THA có độ tuổi <60 tuổi chiếm 33,9% [29]; nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ (2015) cho thấy 71,7% người bệnh THA là trên 60 tuổi [Error! Reference source not found.6]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến cho thấy có đến 76,9% là người bệnh từ 60 tuổi trở lên mắc THA [50]. Qua các nghiên cứu trên chúng ta thấy tỷ lệ THA có chiều hướng tỷ lệ thuận theo tuổi vì tuổi càng cao, hệ thống động mạch càng bị xơ cứng nhiều, sự co dãn của thành động mạch kém đi, lòng động mạch cũng bị hẹp hơn vì vậy dễ bị bệnh THA. Phần khác do yếu tố sinh lý tác động cùng với sự tích lũy của các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng… Trong nghiên cứu của chúng tôi, số người bệnh là nữ chiếm 54,8%, cao hơn so với nam giới (45,2%). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác đã tiến hành trước đó: như nghiên cứu của Ninh Văn Đông (2010) tìm thấy tỷ lệ mắc THA ở nữ là 55,5%, ở nam là 44,5% [3]; Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc THA ở nữ là 54,2% [50]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành 2011 cho thấy tỷ lệ này ở nữ là 61,5%, ở nam là 38,5% [31]. Như vậy nhiều.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 57. nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ nữ bị THA cao hơn nam giới, vấn đề này phù hợp với phân bố dân số của 2 giới trong dân số chung, mặt khác chúng tôi cho rằng có lẽ nữ giới quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn nam giới và chịu khó đi khám bệnh hơn nên trong nghiên cứu của chúng tôi gặp người bệnh THA là nữ nhiều hơn. Trong số 270 người bệnh được nghiên cứu, số đối tượng có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm 14,1% và có 85,9% có trình độ học vấn dưới THPT. Sở dĩ có điều này vì trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu đã nêu trên phần lớn người bệnh đã lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), trước đây điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn do vậy trình độ học vấn nói chung của họ còn thấp, thậm chí theo các nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [31], Lương Văn Minh [29], Trần Ngọc Quang [35], Huỳnh Thị Tiền [39] thì số đối tượng nghiên cứu mù chữ hay mới học hết tiểu học chiếm đa số (khoảng 70%). Người bệnh có trình độ học vấn thấp dẫn đến sự hiểu biết, nhận thức về tuân thủ điều trị bị hạn chế, có thể làm ảnh hưởng đến thực hiện tuân thủ điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã thuần nông của huyện Phú Xuyên, nên chủ yếu người bệnh làm nghề nông là chính, mặc dù nhóm tuổi người bệnh khá cao nhưng họ vẫn làm hoa màu, đồng ruộng để mưu sinh, chính vì thế mà ở nhóm nghề nghiệp đang đi làm (nông nghiệp, công nhân, buôn bán..) chiếm tỷ lệ cao 95,6%. Số đang có vợ/chồng cũng chiếm đa số với tỷ lệ 93,3%. Điều này cũng phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam và văn hóa Phương Đông và cũng có vai trò tốt, có thể gia tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế, qua đó tang tỷ lệ được phát hiện đối với bệnh THA. Bệnh THA là bệnh mạn tính điều trị lâu dài, bệnh này hàng năm cũng làm tiêu tốn rất nhiều tiền của người bệnh, chính vì họ hiểu được điều đấy nên người bệnh có bảo hiểm y tế để bớt đi phần nào gánh nặng kinh tế của gia đình, tỷ lệ người bệnh có bảo hiểm y tế trong nghiên cứu này là 98,1%, chỉ có 5 người chưa có 1,9% với lí do là họ mới phát hiện bệnh nên chưa kịp mua bảo hiểm y. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 58. tế. Về bệnh sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu có 14,8% người bệnh mà gia đình của họ có người mắc bệnh THA. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Lương Văn Minh với tỷ lệ 16,6% [29]. Tỷ lệ tiền sử gia đình có nguời bị bệnh THA thấp có thể không thật chính xác bởi vì người bệnh không nhớ rõ do thời gian khá lâu và với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển của ngành y tế trước đây thì sẽ còn nhiều nguời bị THA mà chưa phát hiện ra. Thời gian phát hiện bệnh THA của người bệnh phần lớn là từ 1 năm trở lên với tỷ lệ 90,0%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Quang với 70,5% người bệnh có thời gian mắc bệnh THA từ 2 năm trở lên [35]. Phần lớn người bệnh bị THA lâu năm phù hợp với bệnh THA là một bệnh mạn tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 47,4% số người bệnh phát hiện bệnh THA của mình trong khi đi khám các bệnh khác, 19,6% phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ có 22,6% khám vì có triệu chứng THA. Như vậy có thể thấy việc chủ định đi khám và phát hiện THA của người dân còn hạn chế, phần lớn là do đi khám các bệnh khác kết hợp đo huyết áp mới phát hiện ra là mình bị bệnh THA, điều này rất nguy hiểm bởi bệnh THA là một trong những bệnh giết người thầm lặng, dường như không có biểu hiện nhiều nhưng khi đổ bệnh thì hậu quả khó lường. 4.1 Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh 4.2.1 Kiến thức về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, người bệnh tại đây công việc chủ yếu là nông nghiệp, có trình độ học vấn còn thấp chính vì thế kiến thức liên quan đến chế độ điều trị THA chưa cao, tỷ lệ có kiến thức đạt chỉ có 41,1%. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tự nhận biết dấu hiệu về bệnh để chủ động.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 59. đi khám phát hiện THA của người dân. Trong nhóm nghiên cứu có 87,0% người bệnh biết rằng việc điều trị THA là cần phải uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu như của Đào Thị Lan và Đặng Văn Chính năm 2014 cho thấy có 86,0% số người bệnh xác định cần phải điều trị lâu dài [26]; tỷ lệ này trong nghiên cứu của Vũ Phong Túc và Lê Chính Chuyên năm 2012 là 77,6% [43]. Tỷ lệ người bệnh cho rằng cần điều trị THA lâu dài trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Huỳnh Thị Tiền năm 2007 với chỉ 64,8% [39], sự khác biệt này có lẽ ở địa điểm và thời điểm nghiên cứu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại thời điếm này đã có nhiều kênh thông tin cho người bệnh biết về bệnh và chế độ điều trị THA. Tuy vậy vẫn còn 35,2% người bệnh cho rằng chỉ cần uống thuốc từng đợt khi có THA hay thỉnh thoảng có thể bỏ một vài hôm không uống, điều này có thể do người bệnh thấy người bình thường khi không uống thuốc hoặc họ chưa được tư vấn đầy đủ, kỹ càng về vấn đề này. Phần lớn người bệnh biết hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp là: không kiểm soát được huyết áp 94,8%, không hạn chế được nguy cơ tim mạch 89,6%, không ngăn ngừa biến chứng tử vong 68,9%. Qua các kênh truyền thông mà người dân biết đến hâu quả nặng nền của việc không tuân thủ điều trị THA. Và người bệnh cũng hiểu được là việc theo dõi huyết áp và đi khám định kì rất quan trọng bởi nó đánh giá kết quả điều trị và hướng điều trị tiếp, phát hiện các biến chứng của THA với tỷ lệ lần lượt là 96,7% và 93,7%. Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn người bệnh nhận thức đúng về việc thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình điều trị THA, có đến 98,1% người bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, 91,5% biết nên ăn ít các chất béo, 74,1% biết ăn nhạt cũng cải thiện điều trị THA. Hạn chế rượu bia, chất kích thích chiếm 43,0%. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang năm 2013 với 85,5% người bệnh biết rằng nên hạn chế ăn mặn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 60. [35]; kiến thức về hạn chế ăn mặn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Út 2007 là 69,7% [46]; trong nghiên cứu của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 cũng có 89% và 86% người bệnh cho ràng nên có chế độ ăn nhiều rau, hoa quả tươi[3]; Điều này cho thấy người bệnh nhận thức được việc có chế độ ăn uống phù hợp là tốt cho quá trình điều trị THA nói riêng cũng như bảo vệ sức khỏe nói chung. Có 73,3% người bệnh cho rằng nên luyện tập thể dục thể thao phù hợp thường xuyên hàng ngày. Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35], nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Đông (85%) [3], điều này có thể do chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên các đối tượng có nghề nghiệp làm nông vất vả, thời gian bận rộn nên chưa quan tâm đến vấn đề tập thể dục. Tuy vậy nhìn chung người bệnh hiểu được việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là tốt để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nói chung. Trong điều trị THA việc tránh lo âu, căng thẳng cũng được người dân biết với tỷ lệ chiếm 95,6%, việc mất ngủ cũng làm cho bệnh thêm nặng nên việc ngủ đúng, đủ 8 giờ/ngày, không thức khuya người dân biết chiếm 83,0%. Tổng hợp đánh giá kiến thức của người bệnh về phòng chống bệnh THA trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ninh Văn Đông với tỷ lệ 46,5% số người bệnh có kiến thức về điều trị THA đạt [3Error! Reference source not found.]. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến với 57,3% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh THA và chế độ điều trị [50], điều này có thể liên quan đến nghề nghiệp chủ yếu và độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu, đối tượng ở nghiên cứu của chúng tôi có nghề nghiệp làm nông là chủ yếu, người cao tuổi nên hạn chế về kiến thức, về khả năng lĩnh hội các nguồn thông tin mặc dù ba xã trong nghiên cứu của chúng tôi là những xã thuần nông, người dân đang có lối sống theo cộng đồng, có sự giao lưu cao, bà con lối xóm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cán bộ y tế có tác phong và cuộc sống.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 61. gần gũi người bệnh. 4.2.1. Thực hiện tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại ba xã nghiên cứu Đánh giá tuân thủ điều trị THA bao gồm đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc và các biện pháp ngoài thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, tuân thủ lịch khám, chữa bệnh của người bệnh. Trong tổng số 270 người bệnh đang điều trị ngoại trú tại 3 xã được nghiên cứu, tại thời điểm phỏng vấn có 229 người đang uống thuốc điều trị THA chiếm 84,8%, 41 người không uống thuốc điều trị THA chiếm 15,2%. Do vậy chúng tôi đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc trên 229 người bệnh đang điều trị thuốc THA. Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng với điều trị và duy trì sự kiểm soát bệnh tật. Trong 229 người có uống thuốc điều trị THA thì có 92,6% thực hiện uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo đơn của bác sĩ kể cả khi HA bình thường, như vậy vẫn còn 7,4% không thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ uống thuốc tốt ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 (68%) [3], Hoàng Cao Sạ tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014 (61,3%) [36], Vũ Phong Túc tại Ninh Bình năm 2011 (75,8%) [43], Pham Gia Khải thực hiện tại Hà Nội năm 1999 với tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc chỉ đạt 19,11% [25], có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên những đối tượng có độ tuổi từ 40 trở lên, số người bệnh đã biết mình bị THA chiếm đa số và đang điều trị nên được nhắc nhở thường xuyên mỗi khi đi tái khám và nhận thuốc điều trị, bên cạnh đó tại địa phương có chương trình kiểm soát THA tại cộng đồng, nhiều hoạt động tuyên truyền về phòng chống THA đã triễn khai ở đây một thời gian dài nên tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cũng cao hơn.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 62. Trong 41 người không uống thuốc điều trị THA thì phần lớn sử dụng một số biện pháp điều trị khác như dùng thực phẩm chức năng (97,6%), bấm huyệt (95,1%), uống thuốc đông y (70,7%). Những người này chủ yếu là người bệnh mới được phát hiện, chưa có hiểu biết nhiều về bệnh nên việc tuân thủ uống thuốc còn hạn chế, đang đi theo hướng điều trị dân gian. Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc thì trong điều trị THA thực hiện các biện pháp ngoài thuốc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong nghiên cứu, 147/270 người bệnh có trang bị máy đo huyết áp tại nhà, chiếm 54,4%. Thời điểm người bệnh thường đo huyết áp là khi đi khám định kỳ (93,3%), khi có biểu hiện THA (76,7%) hoặc đo thường xuyên hàng ngày (47,8%). Một số ít chỉ thỉnh thoảng mới đo (18,1%). Như vậy số ngươi bệnh thực hiện đo thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn người dân vẫn kiểm tra huyết áp khi tái khám định kỳ, hoặc khi có biểu hiện của THA. Trong thay đổi lối sống, cách thức ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn người bệnh thực hiện tốt việc tuân thủ chế độ ăn khi có đến 83,0% ăn nhạt, 89,3% ăn ít chất béo, 95,6% ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và 53,0% hạn chế uốns rượu bia. Tỷ lệ người bệnh thay đổi chế độ sang ăn nhạt hơn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35] và Trần Cao Minh [30] với tỷ lệ lần lượt là 65,2% và 60,7% và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [31] và Huỳnh Thị Tiền [39] với tỷ lệ tuân thủ chế độ hạn chế ăn mặn lần lượt là 42,4%, 26,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện hạn chế uống bia rượu của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35] và Đào Thị Lan [26] với tỷ lệ hạn chế uống bia rượu lần lượt là 88,2% và 86%; nhưng tương đương so với nghiên cứu của Trần Cao Minh [30] và Ninh Văn Đông [3] với tỷ lệ lần lượt là 57,9% và 44,5%. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao vì phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn cho người.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 63. bệnh THA. Ăn mặn, uống nhiều bia rượu là yếu tố nguy cơ gây THA, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc điều trị THA, làm giảm hiệu quả điều trị. Do vậy cần phải nâng cao tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng chế độ ăn uống, để làm được điều đó cần nâng cao công tác giáo dục, hướng dẫn chế độ ăn uống không chỉ cho người bệnh mà còn cả gia đình người bệnh và ở cả trong cộng đông. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh thực hiện thay đổi chế độ sinh hoạt, luyện tập tích cực phù hợp với chế độ điều trị THA cũng rất cao, với 90,7% người bệnh thực hiện nghỉ ngơi hợp lý. Có 78,5% người bệnh hoàn toàn không uống rượu bia, vẫn còn 21,5% sử dụng rượu bia, trong đó có 6,9% người bệnh còn uống rượu bia nhiều (nam≥3 cốc/ngày, nữ ≥2 cốc/ngày). Điều này cho thấy cho đến 93,1% là người bệnh có thực hiện hạn chế rượu bia. Sinh hoạt điều độ và tập luyện thể dục thể thao phù hợp và thường xuyên không chỉ giúp người bệnh THA nói riêng mà toàn dân nói chung nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật. Trong nhóm nghiên cứu, có đến 92,2% thực hiện tránh căng thẳng lo âu, 90,7% có chế độ nghỉ ngời hợp lý. Tỷ lệ tập thể dục thường xuyên (>5 ngày/tuần) khá cao là 78,5%, tập >30 phút/ngày chiếm 73,1%. Tỷ lệ tập thể dục thường xuyên trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Ninh Văn Đông [Error! Reference source not found.] với 68% và cao hơn so với một số nghiên cứu khác như Trần Cao Minh (37,2%) [30], Nguyễn Văn Nành (13,2%) [31], Hoàng Cao Sạ (39,6%) [Error! Reference source not found.6]. Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại các xã có phong trào tập luyện thể dục thể thao (như đi bộ, tập dưỡng sinh, bóng chuyền hơi...) cao, mặt khác ở những người lớn tuổi thì việc tập thế dục không những nâng cao sức khỏe mà còn là cơ hội để giao lưu, gặp gỡ tạo niềm vui ở những người cao tuổi. Kết quả phân tích đánh giá tổng hợp tuân thủ điều trị ở người bệnh THA trong nghiên cứu của chúng tôi thể hiện qua mức độ tuân thủ chế độ dùng thuốc, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ tập luyện thể dục, theo dõi HA và tái khám theo hướng dẫn cho. thấy có 86,6% số người bệnh tuân thủ điều trị. Đây là tỷ lệ khá cao so với một. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 64. số nghiên cứu tương tự, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và cộng sự thực hiện trên 250 người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên từ toàn bộ người bệnh tăng huyết áp được quản lý điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ tháng 11/2016 đến tháng 7/2017. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung đạt 79,6%, chủ yếu người bệnh chưa chú trọng việc đo huyết áp tại nhà, theo dõi và kiểm soát cân nặng, chưa áp dụng các phương pháp để giảm căng thẳng [42]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phượng và cộng sự (2011) cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị THA ở người bệnh THA đạt 51,6% [34], do phần lớn người bệnh chưa quan tâm đến việc tự kiểm tra huyết áp tại nhà, chưa chú ý đến việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt như khuyến cáo. Có sự khác nhau về tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh THA giữa các nghiên cứu này so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do có sự khác nhau về phân bổ độ tuổi, tỷ lệ người bệnh là nam so với nữ và tỷ lệ người bệnh đang làm việc so với nhóm không làm việc (trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và cộng sự độ tuổi từ 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,8%, nam giới chiếm 55,2%, nữ giới chiếm 44,8% và số người bệnh đã nghỉ hưu chiếm 86,8% [42]) hoặc do thời điểm thực hiện nghiên cứu và địa phương triển khai nghiên cứu. Thực hành tuân thủ điều trị THA tốt giúp cho người bệnh kiểm soát được HA, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm liên quan đến THA, đây là mục tiêu của các dự án liên quan đến bệnh THA, nhằm gia tăng số được phát hiện trong cộng đồng, gia tăng tỷ lệ được điều trị và gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm thiểu tác động nguy hiểm của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 13,4% người bệnh chưa đạt về thực hành tuân thủ điều trị. Tìm hiểu lý do không thực hiện đầy đủ, liên tục, lâu dài chế độ điều trị, một tỷ lệ cao người bệnh cho rằng THA là bệnh theo người bệnh suốt đời kể từ khi phát hiện, tiếp đến là tỷ lệ người bệnh cho rằng bệnh THA thường không có triệu chứng rõ ràng, hoặc cho là bệnh THA.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 65. không nguy hiểm, hoặc do các nguyên nhân khác như bận công việc và quan hệ trong công việc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu nêu trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [60], khi báo cáo này chỉ ra hai trong số những yếu tố quan trọng nhất góp phần không tuân thủ là tính chất không có triệu chứng và tính suốt đời của bệnh. Bệnh THA không có triệu chứng rõ ràng làm người bệnh nghĩ mình đã khỏi bệnh nên có thể tạm dừng điều trị. THA là bệnh mạn tính kéo dài thậm chí là suốt đời nên cũng làm cho người bệnh sẽ rất khó khăn khi tuân thủ nhiều chế độ điều trị trong một thời gian dài. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người bệnh Để nâng cao hơn hoặc duy trì tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị THA cao từ đó giúp kiểm soát HA và hạn chế biến chứng, chúng tôi đã phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố như đặc điểm nhân khẩu của đối tượng, tình trạng bệnh và các yếu tố khác và tuân thủ điều trị của người bệnh. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy các yếu tố giới và tuổi không liên quan đến khả năng tuân thủ điều trị THA của người bệnh tại địa phương nghiên cứu. Điều này có thể do phần lớn số đối tượng nghiên cứu mắc THA đều ở lứa tuổi từ 60 trở lên và tỷ lệ người bệnh là nữ tuy cao hơn tỷ lệ người bệnh là nam nhưng sự khác nhau này không lớn. Kết quả của nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA tăng lên theo tuổi [45]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự năm 20012002 cũng cho thấy tỷ lệ m ắ c THA thấp h ơ n ( 16,32%) ở cộng đồng từ 25 tuổi trở lên, nếu loại trừ những đối tượng THA được điều trị (phần lớn ở độ tuổi cao hơn) thì tần suất THA chung này còn lại 15,09% và kết luận tần suất mắc THA tăng dần theo tuổi [Error! Reference source not found.5]. Như vậy có thể thấy nếu nhóm đối tượng nghiên cứu bao gồm cả nhóm đối tượng trẻ tuổi hơn thì có khả năng phân tích được mối liên quan giữa độ tuổi và tuân thủ điều. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 66. trị. Đối với yếu tố giới, khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Phượng và cộng sự (2011) cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố giới tính và tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu [34]. Kết quả nghiên cứu về tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh THA của Kim Bảo Giang và cộng sự thực hiện tại Phú Thọ năm 2015 - 2016 cho thấy việc tuân thủ các khuyến cáo hành vi có liên quan có ý nghĩa thống kê với giới và với chỉ số huyết áp cao nhất người bệnh từng có, cụ thể người bệnh là nữ tuân thủ tốt hơn so với người bệnh là nam giới với 1,2 điểm mức độ tuân thủ, độ tin cậy trên 99% [13]. Như vậy giới có thể là yếu tố có vai trò ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị THA, trong nghiên cứu của chúng tôi, tính liên quan này chưa được thể hiện rõ ràng, mặc dù số liệu cho thấy người bệnh là nữ có khả năng tuân thủ tốt hơn so với người bệnh là nam giới [OR=1,62(0,80-3,28)], nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, có thể do số lượng đối tượng nghiên cứu còn hạn chế và số người bệnh là nam hoặc nữ không khác nhau nhiều. Nhìn chung, nữ giới có mức độ tuân thủ hành vi cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có thể giải thích bởi thực trạng những hành vi được khuyến cáo đều là những hành vi có nhiều hơn ở nam giới do những đặc trưng văn hoá, xã hội ở Việt Nam là nam uống bia, rượu, hút thuốc và ăn uống bên ngoài nhiều hơn nữ giới rất rõ rệt. Đối với yếu tố nghề nghiệp, trong nghiên cứu này chúng tôi xác định được mối liên quan giữa yếu tố này và tuân thủ điều trị của người bệnh THA, tuy sự liên quan này được thể hiện khá yếu, cụ thể nhóm người bệnh đang đi làm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm (CI95%: 1,56-17,50, p<0,05). Điều này có thể là do những người đang đi làm có ý thức mình là người kiếm thu nhập chính cho gia đình nên nếu sức khỏe của họ gặp vấn đề thì kinh tế gia đình cũng kéo theo, không những tốn kém trong điều trị mà còn mất người thu nhập do phải nằm viện điều trị. Chính vì thế mà họ ý thức được việc tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp. Trong các nghiên cứu tương.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 67. tự mà chúng tôi có thể tiếp cận, không có nghiên cứu nào nhận xét về mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tuân thủ điều trị. Do vậy cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo để có thể khẳng định được nhận xét ban đầu này của chúng tôi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng xác định được mối liên quan giữa yếu tố tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị THA ở người bệnh, cụ thể những người bệnh đang sống cùng chồng hoặc vợ có khả năng tuân thủ điều trị tốt hơn 14,27 lần (CI95%: 5,08-40,12), p<0,05) so với những người bệnh độc thân hoặc góa vợ hoặc chồng. Điều này có thể do họ có người bạn đời luôn quan tâm, chia sẻ và nhắc nhở chế độ sinh hoạt và luyện tập thường xuyên. Những người có vợ/chồng về công việc có thể được bạn đời giúp đỡ, chính vì thế họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân hơn, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có thời gian để tiếp thu thêm nhiều kiến thức về bệnh THA cũng như tái khám định kỳ. Yếu tố có bảo hiểm y tế cũng được nghiên cứu xác định có liên quan, tuy yếu, đến tuân thủ điều trị. Hiện nay, khám và điều trị tăng huyết áp tại tuyến xã được bảo hiểm y tế chi trả gần như 100%, chính vì thế mà việc thăm khám, nhận thuốc định kỳ được những người bệnh có bảo hiểm y tế hưởng ứng và tuân thủ. Do vậy nhóm có bảo hiểm y tế có khả năng tuân thủ điều trị trong nghiên cứu này cao gấp 10,55 lần so với nhóm không có bảo hiểm y tế (CI95%: 1,70 65,48, p<0,05). Về mối liên quan giữa yếu tố gia đình có tiền sử có người mắc huyết áp, nghiên cứu đã xác định được những người bệnh có tiền sử gia đình không ai mắc THA thì có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc THA (CI95%: 4,39-21,17; p<0,05). Điều này có thể do khi trong gia đình không có người mắc bệnh THA, nếu có người mới bị phát hiện mắc THA thì lo lắng và hoang mang, vì chưa có những chứng kiến thực tế về diễn biến của bệnh này, chính vì thế mà có sự tuân thủ nghiêm túc theo lời bác sĩ dặn dò, tư vấn. Còn những người bệnh đã từng có người thân trong gia đình mắc bệnh THA thì ít nhiều đã biết về bệnh, biết tính chất của bệnh là lâu dài về thời gian, phiền toái trong tuân thủ chế độ ăn uống,. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 68. điều trị thuốc do vậy có phần nào thờ ơ, chủ quan khi tự mình gặp phải cùng vấn đề, dẫn đến việc tuân thủ điều trị cũng lơi lỏng hơn. Tuy nhiên khi đã mắc bệnh và được chỉ định phác đồ điều trị THA, những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm thì tuân thủ điều trị THA với tỷ lệ cao gấp 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm (CI95%: 1,01-6,64; p<0,05). Điều này chỉ có thể hiểu rằng những người mắc bệnh lâu hơn thì họ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về bệnh, hiểu biết của họ cũng được nâng cao hơn và đã có thói quen sinh hoạt, hoạt động thể lực và dùng thuốc đúng phác đồ hơn so với những người mới mắc bệnh, nói cách khác họ đã có kinh nghiệm hơn trong điều chỉnh lối sống, sinh hoạt chế độ ăn uống phù hợp với yêu cầu đối với người bệnh THA. Đây cũng là nhận xét phù hợp khi số liệu phân tích mối liên quan giữa kiến thức của người bệnh và tuân thủ điều trị THA trong nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA. Cụ thể, những người bệnh có kiến thức đạt về bệnh thì có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Ninh Văn Đông 2010 [3]. Điều này chứng tỏ người có kiến thức tốt về chế độ điều trị THA, biết được tầm quan trọng của tuân thủ điều trị thì người bệnh mới quan tâm đến vấn đề tuân thủ điều trị. Nghiên cứu của các tác giả tại một số nước khác cho thấy tuân thủ với các khuyến cáo về hành vi có liên quan rất nhiều đến nhận thức của người bệnh [53], [58], với giới tính, trình độ học vấn và tiếp cận tư vấn về bệnh và điều trị bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung (79,6%) của người bệnh chủ yếu là liên quan đến hiểu biết của người bệnh, họ chưa chú trọng việc đo huyết áp tại nhà, theo dõi và kiểm soát cân nặng, chưa áp dụng các phương pháp để giảm căng thẳng [42]. Như vậy để nâng cao mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh, việc cải thiện kiến thức về bệnh cũng như chế độ điều trị THA là các biện pháp quan trọng cần được áp dụng trong cộng đồng thông qua việc tăng cường.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 69. hơn nữa hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh về chế độ điều trị, vai trò của tuân thủ điều trị. Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khỏe nhân dân, cán bộ y tế cần hướng dẫn cho người bệnh biết sự nguy hiểm của bệnh THA; cung cấp thông tin về các phác đồ điều trị được khuyển cáo; giáo dục cách điều chỉnh lối sống phù hợp với chế độ điều trị; cách đo và theo dõi chỉ số HA; theo dõi, động viên cũng như có biện pháp nhắc tái khám đúng hẹn và giải thích cho người bệnh hiểu được rằng điều trị THA là kết hợp giữa uống thuốc và các biện pháp ngoài thuốc một cách liên tục, lâu dài.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 70. KẾT LUẬN 1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh từ 40 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp tại 3 xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 - 87,0% ĐTNC uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài, theo đơn của bác sĩ - 74,1% ĐTNC biết ăn nhạt là phòng bệnh THA - 83,0% ĐTNC biết ngủ đủ 8 giờ/ngày là phòng bệnh THA - 80,0% ĐTNC được tiếp cận thông tin về bệnh THA từ người than, bạn bè - 84,8% ĐTNC thực hành tuân thủ uống thuốc điều trị THA - 86,6 % ĐTNC tuân thủ điều trị tăng huyết áp đạt 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người bệnh - Nhóm người bệnh đang đi làm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 5,23 lần so với nhóm không đi làm - Nhóm người bệnh đang sống với vợ hoặc chồng có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,27 lần so với nhóm hiện đang độc thân, không sống cùng vợ hoặc chồng - Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan giữa tình trạng có bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị [OR=10,55 (1,70 - 65,48), p<0,05] - Những người bệnh tiền sử gia đình không ai mắc THA tuân thủ điều trị cao hơn 9,64 lần so với những người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc - những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở xuống - Những người bệnh có kiến thức về bệnh có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 71. KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta đưa ra một số khuyến nghị: 1. Đối với người bệnh: Người bệnh THA cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về bệnh thông qua các nguồn thông tin có thể tiếp cận được để hiểu về bệnh, cách điều trị, cách cải thiện chế độ ăn uống, cải thiện hoạt động thể lực nhằm tăng cường tuân thủ điều trị, 2. Đối với cán bộ y tế Bên cạnh công tác điều trị thì người cán bộ y tế cần chú ý tăng cường tư vấn, hướng dẫn và cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh và chế độ điều trị cho người bệnh và cả người nhà người bệnh tại nơi khám và điều trị. Hướng dẫn người bệnh cách tự đo và theo dõi huyết áp tại nhà và nắm được HA mục tiêu; dặn lịch tái khám cho ngươi bệnh trước khi ra về, có biện pháp nhắc tái khám và theo dõi những người bệnh thường không tái khám đúng hẹn.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 72. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Đào Duy An (2007). Ăn uống ảnh hưởng đến huyết áp thế nào. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 47, tr. 453-460. 2. Nguyễn Thanh Bình (2017). Thực trạng bệnh Tăng huyết áp ở người Khơ me tỉnh Trà Vinh, hiệu quả và một số biện pháp can thiệp. Luận án tiến sỹ Y tế Công Cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. 3. Ninh Văn Đông (2010). Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông- Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, năm 2010. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2014). Dự án phòng chống tăng huyết áp: Báo cáo tình hình thực hiện dự án giai đoạn 2011 - 2014 và định hướng thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2010). Chương trình quốc gia phòng chống tăng tăng huyết áp. Bộ Y tế, Hà Nội. 6. Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 7. Bộ Y tế (2011). Tổng kết dự án phòng chống tăng tăng huyết áp năm 2011, Hà Nội. 8. Bộ Y tế (2013). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2012. Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2014). Báo cáo tổng quan chung ngành y tế 2014. Việt Nam. 10. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2010). Tài liệu tập huấn, Nhà xuất bản Hà Nội. 11. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2011). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 73. 12. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2011). Những điểm cần biết về tăng huyết áp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 13. Kim Bảo Giang, Hồ Thị Kim Thanh, Nguyễn Hải Minh (2018). Kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Cẩm Khê, Phú Thọ, năm 2015-2016. TC Nghiên cứu khoa học, 113(4), tr 173-181. 14. Nguyễn Thị Minh Hằng (2008). Khảo sát sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp tại phòng khám bệnh viện Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010). Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 14 (4), tr. 148 – 152. 16. Bùi Thị Hà (2010). Đánh giá nhận thức, sự theo dõi và tuân thủ điều trị của người bệnh Tăng huyết áp. Tạp chí Y học Việt Nam. 17. Bùi Thị Hà (2010). Nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân THA tại Hải Phòng. 18. Trần Thị Mỹ Hạnh (2014). Xây dựng biểu đồ tự theo dõi huyết áp dành cho người bệnh và đánh giá hiệu quả ban đầu trong tăng cường theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị. Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 19. Trịnh Thị Thu Hoài (2012). Đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai hoạt động chương trình phòng chống tăng huyết áp tại tỉnh Yên Bái. Luận án chuyên khoa cấp II Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. 20. Nguyễn Thị Hoàn (2015). Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi dân tộc Tày ở xã Năng Khả huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang và các yếu tố liên quan. Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 74. 21. Đỗ Thái Hòa, Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2015). Tình trạng hiện mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở nhóm tuổi trung niên (40-59) tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, năm 2013. Tạp chí Y học Dự phòng. 22. Trần Thị Xuân Hòa, Trần Thị Nguyệt (2012). Tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, Gia Lai. 23. Nguyễn Kim Kế (2013). Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên. Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 24. Nguyễn Tuấn Khanh (2013). Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2013, Sở Y tế Tiền Giang. 25. Phạm Gia Khải và cộng sự (1999). Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, Đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ VIII (21), tr.258-282. 26. Đào Thị Lan và Đặng Văn Chính (2014). Kiến thức, thái độ và việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm Y tế huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, tr. 176- 184. 27. Hoàng Văn Linh (2012). Thực trạng quản lý, điều trị tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở tại thị xã Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp. Luận án Bác sỹ chuyên khoa cấp II Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 28. Phạm Trần Linh (2014). Khởi trị tăng huyết áp ở tuyến cơ sở. 29. Lương Văn Minh (2008). Tỷ lệ không tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại các xã nghèo tỉnh Trà Vinh năm 20072008. Luận án chuyên khoa cấp 2, chuyên ngành y tế công cộng, trường đại học thành phố Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 75. 30. Trần Cao Minh, Phùng Đức Nhật và cộng sự (2008). Hiện trạng thực hành điều trị ở người mắc bệnh tăng huyết áp tại xã An Thạch, huyện Bến Lực, tỉnh Long An năm 2008. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4, tr. 89-97. 31. Nguyễn Văn Nành (2011). Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa huyện Phong Điều, thành phố Cần Thơi. Luận văn chuyên khoa cấp 2, chuyên ngành quản lý Y tế, trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 32. Vũ Xuân Phú (2012). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân 25-60 tuổi tại 4 phường thành phố Hà Nội, năm 2011. Y học thực hành, tr. 7. 33. Vũ Xuân Phú và các cộng sự. (2012). "Thực trạng kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của bệnh nhân 25-60 tuổi ở 4 phường, thành phố Hà Nội 2011. Tạp Chí Y học thực hành. 34. Nguyễn Minh Phương (2011). Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân 25-60 tuổi ở 4 phường thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 35. Trần Ngọc Quang (2013). Tỷ lệ tuân thủ chế độ điều trị ngoài thuốc và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành y tế công cộng, trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 36. Hoàng Cao Sạ, Đỗ Ngọc Ánh và Nguyễn Thị Lan Anh (2015). Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc 2014. Tạp chí Y Dược học quân sự, 2015(4), tr. 34-41. 37. Phạm Thái Sơn (2018). Hiệu quả quản lý Tăng huyết áp tại một vùng nông thôn Việt Nam. Viện Tim mạch.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 76. 38. Phạm Thái Sơn (2014). Mô hình quản lý Tăng huyết áp tại Việt Nam. 39. Huỳnh Thị Tiền (2007). Khảo sát sự tuân thủ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp, luận văn thạc sỹ y học, chuyên ngành nội tổng quát, trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 40. Đinh Văn Thành (2015). Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 41. Hoàng Viết Thắng và Hoàng Bùi Thảo (2000). Tìm hiểu kiến thức, theo dõi và điều trị bệnh tăng huyết áp tại xã Lộc Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 21, tr. 320 – 323. 42. Nguyễn thị Thơm, Bùi Văn Cường, Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, Đỗ Minh Sinh (2018). Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017. Khoa học Điều dưỡng, tập 01, số 03. 43. Vũ Phong Túc và Lê Chính Chuyên (2012). Nhận thức, thái độ, thực hành và sự tuân thủ của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Tạp chí Y học thực hành, 816 (4), tr. 128 – 135. 44. Lê Anh Tuấn ( 2018). Thay đổi lối sống và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp ở tuyến cơ sở. Viện Tim mạch trung ương. 45. Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992). Báo cáo tổng kết công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam. Tạp chí y học Việt Nam, 16, tr. 129-136. 46. Nguyễn Văn Út và Nguyễn Phi Hùng (2007). Kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2007. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 2, tr. 16 -19. 47. Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải, Phạm Thái Sơn và các cộng sự (2008). Điều tra dịch tễ tăng huyết áp tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam, viện tim mạch Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 77. 48. Nguyễn Lân Việt (2009). Tình hình tăng huyết áp và quản lý huyết áp trên thế giới. Dự án quốc gia phòng chống tăng huyết áp-Viện tim mạch Việt nam, nhà xuất bản y học. 49. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2010). Sổ tay xử trí tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 50. Nguyễn Thị Hải Yến và Đỗ Mai Hoa (2012). Tuân thủ chế độ ăn và một số yếu tố liên quan trên người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E, năm 2011 – 2012. Tạp chí Y tế công cộng, 25(25), tr. 11-17. 51. Nguyễn Thị Bạch Yến ( 2014). Tiếp cận và khởi trị tăng huyết áp, Viện tim mạch Việt Nam. Tài liệu tiếng Anh 52. Alhalaiqa và các cộng sự (2012). Adherence therapy for medication non compliant patients with hypertention: a randomíed controlled trial. Journal of Human Hypertension. 53. Anthony D. Heymann (2011). Factor associated with Hypertensive patient’s compliance with recommended lifestyle behaviors. IMAJ, 13, 553557. 54. Bonita Falkner (2010). Hypertension in children and adolescents: epidemiology and natural history. Pediatrics Nephrol. 55. Jeroan J. Allison và các cộng sự (2016). Culturally adaptive storytelling method to improve hypertension control in Vietnam - “We talk about our hypertension”: study protocol for a feasibility cluster-randomized controlled trial. 56. Jing Chen (2010). Epidemiology of Hypertension and Chronic Kidney disease inChina. Current Opinion Nephrology Hypertension. 57. Michael J. Burla và các cộng sự (2014). Blood pressure control and perceived health status in African Americans with subclinical hypertensive heart disease. Journal of the American Society of Hypertension.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 78. 58. Muhammad Shahzeb Khan, Arslan Mirza, Mehwish Hussain et al (2014).. Frequency. and. Predictors. of. Non-compliance. to. Dietary. Recommendations Among Hypertensive Patients. J Community Health. 59. Nandini Natarajan (2013). Adherence to antihypertensive medications among family practice patients with diabetes mellitus and hypertension. 60. Robert R Quinn (2010). The 2010 Canadian Hypertention Education program recommendations for the management of hypertention: Part 1blood pressure measurement, diaglosis and assessment of risk. The Canadian Journal of Cardiology. 61. Roland E. Schmieder (2010). End organ damage in hypertension. Deutsches Arzteblatt International. 62. WHO (2004). The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood pressure (2004). 63. Wei-Chuan Tsai (2011). Treatment options for hypertension in high- risk patients. Vascular Health and risk management..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 79. PHỤ LỤC Mã phiếu:………….. PHIẾU PHỎNG VẤN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI CỘNG ĐỒNG VỀ SỰ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ. Xin chào Anh/Chị! Tôi tên là.............công tác tại Trung tâm y tế huyện Phú Xuyên xin được hỏi anh/chị một số câu hỏi về bệnh tăng huyết áp. Các thông tin thu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mong Anh/Chị vui lòng hợp tác và trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Xin cảm ơn Anh/Chị.. Ngày điều tra:……………/……../ 2019 Người điều tra: …………………………….. Mã người bệnh: ……........................................... Năm sinh…………… Địa chỉ:.............................................................................................................. Giới tính: 1. Nam; 2. Nữ Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Xin ông bà cho biết trình độ học 1. Dưới tiểu học và tiểu học A1 vấn? 2. Trung học cơ sở (Câu hỏi 1 lựa chọn). 3. Phổ thông trung học 4. Cao đẳng, đại học, sau đại học. Xin ông bà cho biết nghề nghiệp 1. Công nhân (Nhà nước/tư nhân) A2 hiện tại? 2. Buôn bán, dịch vụ, làm ruộng (Câu hỏi 1 lựa chọn). 3. Học sinh, sinh viên 4. Cán bộ viên chức 5. Nội trợ 6. Hưu trí. Tình trạng hôn nhân hiện nay 1. Chưa có vợ/chồng của ông bà? 2. Đang có vợ/chồng. A3 (Câu hỏi 1 lựa chọn) 3. Ly thân/ Ly hôn. 4. Góa. A4 Ông bà có tham gia Bảo hiểm y 1. Có tế không?. 2. Không. (Câu hỏi 1 lựa chọn). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 80. B1. Trong gia đình ông/bà có ai bị 1.Có bệnh THA không? (ông/bà, bố/ 2. Không mẹ đẻ, anh/chị/em ruột, các con) (Câu hỏi 1 lựa chọn). B2 Ông/bà phát hiện mình bị THA cách đây bao lâu? (Câu hỏi 1 lựa chọn). 1. < 1 năm 2. 1 – 5 năm. 8. Có rối loạn lipid máu. 3. > 5 năm. 1. Khám chủ động phát hiện THA Ông bà phát hiện mình bị. B3 C6 THA Ông bàthế cónào bị biến như nào? chứng. 9. Gia đình có người mắc bệnh. 2. Khám sức khỏe định kỳ. 1 lựa chọn) nào(Câu củahỏi THA sau đây?. tim mạch sớm (Nam < 55 tuổi, 1. Khám Đột quỵ hoặc TBMMN thoáng 3. bệnh khác phát hiện ra nữ bị THA < 65 tuổi) qua. (NHIỀU LỰA CHỌN). Bệnhnhớ. tim mạch (NMCT, suy 5.2. Không. 4. Khám HA vì thấy có triệu chứng của THA. 1. Tuổi (Nam > 55 tuổi,vành nữ > 65 tim, bệnh mạch ...).tuổi). 2. Hiện tại có hút thuốc lá, thuốc lào B4 bà có yếu mức tố nguy C10 ÔngÔng bàbịbịcác THA độ cơ (hàng ngày hoặc 1. Nhẹkhông thường 3. Bệnh thận. xuyên) tim mạch nào sau đây? nào?. 3. Uống nhiều rượu bia (Nam > 2 cốc, (Nhiều lựa chọn). nữ > 1 cốc/2. ngày) Trung bình. 4.hoặc Tổnkhông thương võng mạc do 4. Íttuân vận động thể lực Kiến thức về bệnh và thủ chế độ điều trị (MỘT LỰA CHỌN) THA.ngày) ( thể duc < 30 phút/ 3. Nặng 5. Chế độ ăn măn hoặc ít rau quả (Không đọc thông tin trả lời cho rau đốihoa tượng phỏng vấn) (400g quảđược mỗi ngày) 5. Không có C11. Theo ông bà bệnh THA có điều trị khỏi hoàn toàn. 6. Béo bụng hoặc béo phì ( vòng bụng > 88 cm ở nam, > 80 cm ở nữ Không khỏi hoàn toàn hoặc 1. BMI > 23 kg/cm2) 7. Có bệnh đái tháo đường. Ông bà cókhông? biết nếu không tuân 1. thủ điều trị THA sẽ dẫn đến hậu 2. gì?ông/bà bệnh THA là C12 quả Theo. B5. C13. (MỘT LỰA CHỌN) bệnh có nguy hiểm. 3.. không? Theo ông/bà, khi điều trị. 4.. THA cần duy trì chỉ số (MỘT LỰA CHỌN) huyết áp như thế nào? C14 Theo ông bà người bệnh. Haysoát tái được phát HA Không2.kiểm Không hạn chế được nguy cơ tim mạch1. Có. 3. Khỏi hoàn toàn. Không ngăn ngừa biến chứng và tử vong. 2. Không Khác………………………….. 4. Không biết nếu đã 1. HA<140/90mmHg, có biến chứng thì HA<130/80mmHg 1. Đo HA thường xuyên, hàng.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 81. Theo ông bà người bệnh nên 1. Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn B6. thực hiện các biện pháp điều của BS trị thế nào là tốt nhất? 2. Thực hiện lối sống lành mạnh (MỘT LỰA CHỌN). theo chỉ dẫn của BS. 3. Theo dõi HA và khám bệnh định kỳ theo chỉ dẫn của BS. 4. Phối hợp cả 3 biện pháp trên Theo ông bà người bệnh B7. 1. Uống thuốc thường xuyên, liên. THA uống thuốc như thế nào tục, lâu dài, theo đơn của BS. là đúng?. 2. Uống thuốc từng đợt khi có THA. (NHIÊU LỰA CHỌN). 3. Chỉ uống thuốc khi có biểu hiện của THA 4.Uống thuốc theo đơn của BN khác hoặc tự mua thuốc về uống.. Theo ông bà người bệnh cần 1. Đánh giá kết quả điều trị, và B8. theo dõi HA và đi khám bệnh hướng điều trị tiếp định kỳ để làm gì?. 2. Phát hiện các biến chứng THA 3. Đánh giá các yếu tố nguy cơ. (NHIỀU LỰA CHỌN). tim mạch 4. Không biết. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 82. Theo ông bà trong điều trị 1. Ăn nhạt < 1 thìa cafe B9. THA, người bệnh cần có chế muối/ngày độ ăn uống như thế nào?. 2. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. (NHIỀU LỰA CHỌN). 3. Ăn ít các chất béo 4. Hạn chế rượu bia, chất kích Thích 5. Không hút thuốc 6. Vẫn ăn uống bình thường. Theo ông bà trong điều trị 1. Ngủ đúng, đủ 8 giờ/ngày, B10. THA, người bệnh cần có chế không thức khuya độ sinh hoạt, luyện tập như 2. Tránh căng thẳng lo âu. thế nào?. 3. Luyện tập thể thao phù hợp,. (NHIỀU LỰA CHỌN). thường xuyên 4. Không cần luyện tập thể thao.. Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp (Đọc thông tin trả lời cho đối tượng được phỏng vấn lựa chọn) Ông bà có máy đo HA tại nhà 1. Có không? 2. Không C21 Ông bà thường đo HA khi. C22 nào?. 1. Thường xuyên, hàng ngày. 2. Khi đi khám định kỳ. (Nhiều lựa chọn). 3. Khi có biểu hiện THA 4. Không thường xuyên, thỉnh thoảng. Hiện tại, ông/bà có uống thuốc 1. Có điều trị THA không? 2. Không C23 Nếu không uống thuốc thì ông 1. Không điều trị gì. bà có dùng biện pháp điều trị 2. Uống thuốc đông y C24 nào không? 3. Bấm huyệt (Nhiều lựa chọn). 4. Dùng thực phẩm chức năng. 5. Ăn nhạt 6. Chế độ luyện tập. (MỘT LỰA CHỌN).

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 83. C25. Nếu có, ông/bà đang điều trị 1. Uống thuốc thường xuyên, liên tục, như thế nào? lâu dài, theo đơn của BS. (Một lựa chọn). 2. Uống thuốc HA từng đợt khi có THA. 3. Chỉ uống thuốc khi HA cao 4. Uống thuốc theo đơn của BN khác hoặc tự mua thuốc về uống.. C26. Trong quá trình điều trị, ông bà 1. Có có uống thuốc đầy đủ không? 2. Không (Một lựa chọn). Lý do ông bà không uống thuốc 1. Bận công việc. đầy đủ? 2. Cho là không quan trọng, không C27 (Nhiều lựa chọn) cần thiết uống liên tục 3. Huyết áp bình thường thì không cần uống. 4. Tác dụng phụ của thuốc 5. Không có người quan tâm , nhắc uống thuốc. Từ khi phát hiện tăng huyết áp, 1. Ăn nhạt ông bà thực hiện chế độ ăn uống 2. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi C28 như thế nào? 3. Ăn ít chất béo, hạn chế mỡ động vật (Nhiều lựa chọn). 4. Hạn chế rượu bia, chất kích thích 5. Không hút thuốc lá, thuốc lào 6. Vẫn ăn uống bình thường. C29. Chế độ sử dụng muối (bột canh, 1. Ăn nhạt hơn trước. nước mắm, muối, gia vị) của ông 2. Ăn bình thường như trước. bà như thế nào?. Trong 6 tháng qua, ông bà có 1. Có thường xuyên uống rượu bia 2. Không C30 không?. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 84. Lượng rượu bia ông bà thường 1. Nam < 3 cốc/ngày, Nữ < 2 cốc/ uống như thế nào? ngày (Cốc tiêu chuẩn tương đương C31 340 ml bia, hoặc 140ml (Một lựa chọn). rượu vang, hoặc 40 ml rượu nặng) 2. Nam ≥ 3 cốc/ngày, Nữ ≥ 2 cốc/ ngày. Trong 6 tháng qua, ông bà có. 1.Có. C32 hút thuốc lá, thuốc lào thường 2. Không xuyên không?. (Một lựa chọn) Lượng thuốc lá, lào ông bà 1. < 5 điếu/ngày thường hút như thế nào? 2. ≥ 5 điếu/ngày C33 Từ khi phát hiện tăng huyết áp, 1. Nghỉ ngơi hợp lý, không thức (MỘT chế độLỰA sinhCHỌN) hoạt, luyện tập thể khuya C34 lực của ông bà như thế nào? 2. Tránh căng thẳng lo âu (Nhiều lựa chọn). 3. Hàng ngày tập thể dục 4. Vẫn sinh hoạt như trước, không cần luyện tập. Ông bà có thực hiện chế độ 1. Có luyện tập hay đi bộ thường 2. Không C35 xuyên không? (≥ 5ngày/tuần) (Một lựa chọn) Thời gian luyện tập của ông/bà 1. ≤ 30 phút/ ngày thế nào? 2. > 30 phút/ ngày C36 Ông/bà có thực hiện việc 1. Có (MỘT LỰA CHỌN) C37 theo dõi HA và đi khám định kỳ 2. Không đều không? do ông không theo dõi (MỘT LỰAbà CHỌN) C38 Lý HA và đi khám định kỳ? (Nhiều lựa chọn). 1. Không cần thiết 2. Ngại đi khám, đi khám không thuận tiện 3. Bận công việc. 4. Lịch khám không phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 85. Trong quá trình diều trị, ông/bà 1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh được nhân viên y tế hướng dẫn 2. Mức độ nguy hiểm của bệnh C39 ông bà những vấn đề gì? 3. Các biến chứng của THA (Nhiều lựa chọn). 4. Cách uống thuốc và theo dõi bệnh. 5. Chế độ ăn uống của người bệnh 6. Chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh 7. Hẹn khám lại 8. Không hướng dẫn gì.. C40 Những kiến thức trên ông/bà có 1. Đài, báo, tivi được nhờ nguồn thông tin nào?. 2. Sách vở, tài liệu 3. Bạn bè, người thân 4. Cán bộ y tế 5. khác. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(95)</span>

×