Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. LÝ HOÀNG. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. HÀ NỘI – 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG. LÝ HOÀNG. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2020 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS NGUYỄN MINH QUÂN. HÀ NỘI – 2020. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và tôi chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.. Họ tên học viên. LÝ HOÀNG.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đươc sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu các thầy cô, đồng nghiệp và các anh chị học viên. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Thăng Long đã chỉ bảo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện và bảo vệ luận văn này. Ban Giám đốc TTYT TP Thuận An – nơi tôi công tác và thu thập số liệu đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn. Hướng dẫn khoa học TS.BS Nguyễn Minh Quân đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến đống góp quý báu giúp luận văn của tôi thêm hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp đang công tác tại Trung Tâm Y Tế TP Thuận An–đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu này của tôi. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp CH YTCC, gia đình, đồng nghiệp! Xin chân thành cảm ơn!. Học viên. Lý Hoàng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. AUDIT. Alcohol Use Disorders Indentification Test (Phép kiểm đánh giá rối loạn sử dụng rượu bia). BMI. Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index). ĐVR. Đơn vị rượu. IARC. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer. LDRB. Lạm dụng rượu bia. NC. Nghiên cứu. OR. Tỷ số số chênh (Odds ratio). PR. Tỷ số tỷ lệ hiện mắc (Prevalance ratio). SDRB. Sử dụng rượu bia. THCN. Trung học chuyên nghiệp. WHO. Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. ........................................................................................................... 3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.1. Một số khái niệm......................................................................................... 3 1.1.1.. Khái niệm rượu bia ......................................................................... 3. 1.1.2.. Đơn vị cồn tiêu chuẩn ..................................................................... 4. 1.1.3.. Lạm dụng rượu bia .......................................................................... 4. 1.2. Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia theo AUDIT [40], ...................... 5 1.3. Tác hại của việc sử dụng rượu bia .............................................................. 7 1.3.1.. Tác hại đến sức khỏe ....................................................................... 7. 1.3.2.. Tai nạn, thương tích ...................................................................... 10. 1.3.3.. Vấn đề xã hội ................................................................................ 12. 1.3.4.. Gánh nặng kinh tế ......................................................................... 13. 1.3.5.. Nghiên cứu về sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế trên thế giới.... 14. 1.4. Tình hình sử dụng rượu bia và các nghiên cứu về rượu bia tại Việt Nam 15 1.4.1.. Tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam ..................................... 15. 1.4.2.. Nghiên cứu sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Việt Nam ....... 19. 1.5. Một số yếu tố liên quan sử dụng, lạm dụng rượu bia ............................... 20 1.6. Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới và Việt Nam 23 1.6.1.. Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới . 23. 1.7. Giới thiệu khái quát địa điểm nghiên cứu ................................................. 24 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 25 CHƯƠNG 2. ......................................................................................................... 25 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 26 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................... 26 2.1.1.. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 26. 2.1.2.. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 26. 2.1.3.. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 26. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 26 2.2.1.. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 26. 2.2.2.. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 26. 2.2.3.. Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................ 27. 2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ................................... 27 2.3.1.. Biển số, chỉ số nghiên cứu, các biến số và chỉ số nghiên cứu. ..... 27. 2.3.2.. Các chỉ số và tiêu chí đánh giá ...................................................... 35. 2.4 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 35 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin .................................................................. 35 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin................................................................. 35 2.5 Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 36 2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số ........................................................ 36 2.6.1 Sai số ................................................................................................... 37 2.6.2 Biện pháp hạn chế sai số ..................................................................... 37 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 38 2.8 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 38 CHƯƠNG 3. ......................................................................................................... 39 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 39 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 39 3.2. Thực trạng sử dụng rượu bia ..................................................................... 40 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí và các đặc tính của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 45 3.3.1. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với đặc tính mẫu ..................... 45 Độc thân................................................................................................................ 46 3.3.2. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí với một số hành vi và tình trạng sức khỏe. ................................................................................. 48 3.4. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia chưa hợp lí 49 CHƯƠNG 4. ......................................................................................................... 51 BÀN LUẬN .......................................................................................................... 51.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 4.1. Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An ..................................................................................... 52 4.1.1. Tuổi lần đầu sử dụng rượu bia ........................................................... 52 4.1.2. Tần suất uống rượu bia trong 12 tháng qua ...................................... 53 4.2. Một số yếu tố liên quan đến SDRB chưa hợp lý của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An. ........................................................... 58 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 63 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 64 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 70 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 72. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng. Nội dung. Trang. Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................... 27 Bảng 3.1 Đặc tính dân số xã hội của nhân viên y tế (n=390) ............................. 39 Bảng 3.2. Đặc tính dân số xã hội của nhân viên y tế (n=390) ............................ 40 Bảng 3.3 Tuổi sử dụng rượu bia lần đầu của nhân viên y tế (n=390)................. 40 Bảng 3.4. Tần suất và mức độ sử dụng rượu bia (n=390) .................................. 41 Tính chung trong tất cả nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, người uống rượu/bia41 Những người có uống rượu/bia trong 12 tháng qua thường uống 5-6 ĐVR trong 1 lần uống (14,1%). Có 65,4% đối tượng cho biết chỉ uống 1-2 ĐVR trong một lần uống, trong khi tỷ lệ người uống từ 10 ĐVR trở lên /lần là 1,3%. ............... 41 Lấy ngưỡng uống quá chén là khi số ĐVR/lần uống bằng hoặc lớn hơn 6, uống quá chén trong 1 năm vừa qua. Cụ thể hơn, 15,9% trả lời có uống quá chén hằng tháng và 0,8% có uống quá chén hằng ngày hoặc gần như hằng ngày. .............. 42 Bảng 3.5. Đã từng sử dụng rượu bia trước đây ở nhân viên y tế (n=390) .......... 42 Bảng 3.6. Hành vi sử dụng rượu bia của nhân viên y tế (n=262) ....................... 42 Bảng 3.7. Tình trạng hút thuốc lá, thể lực và mắc bệnh mạn tính của nhân viên y tế (n=390) ............................................................................................................ 43 Bảng 3.8: Đặc điểm sử dụng rượu bia (n=390) .................................................. 44 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí và đặc tính của nhân viên y tế (n=390) ................................................................................................................ 45 Bảng 3.10 Mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí và đặc tính của nhân viên y tế (n=390) ................................................................................................................ 46 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia và đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n=390) ............................................................................................. 47 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí và tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế (n=390) ......................................................................... 48 Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia chưa hợp lí đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) (n=390) ................. 49.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia chưa hợp lí đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) (n=390) ................. 50. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng rượu bia là một thói quen mang văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch... Song rượu bia lại là chất ức chế thần kinh trung ương, gây nghiện vì vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia. Khoảng hai tỷ người trên thế giới tiêu thụ đồ uống có cồn và gần 76,3 triệu người có khả năng mắc rối loạn sử dụng rượu bia. Theo ước tình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở các nước Đông Nam Á có 1/4 đến 1/3 nam giới uống rượu [49], [44] xu hướng ngày càng tăng ở phụ nữ. Ở Ấn Độ, số người sử dụng rượu ước tính năm 2005 là 62,5 triệu, với 17,4% trong số họ (10,6 triệu) là người dùng phụ thuộc và 20-30% nhập viện là do các vấn đề liên quan đến rượu [45], [41]. Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng và trật tự an toàn xã hội [19], [29]. Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích là nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn tâm-thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia (AUD), các bệnh không lây nhiễm, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông. Một số bệnh/ thương tích chính do sử dụng rượu bia: Bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa/ rối loạn tiêu hóa, ung thư, thương tích, rối loạn sử dụng rượu bia (AUD) [37], [42], [48], [63], [45]. Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia được ước tính có mức tiêu thụ rượu bia cao ở Đông Nam Á, xếp thứ hai chỉ sau Thái Lan. Ở Việt Nam, quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ hội, trong quan hệ công việc... đang ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới và có xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia. Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. WHO ước tính năm 2016 cả nước ghi nhận 549.000 trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77%. Tử vong do bệnh tim mạch đứng hàng đầu với 31%, tiếp theo là ung thư 19%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 6% và đái tháo đường 4% [32]. Rượu bia là một trong bốn yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh không lây nhiễm nói trên. Rượu bia là 1 trong 3 nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới từ 15-49 tuổi tại Việt Nam. Tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia chiếm 32,4% ở nam giới và 19,6% ở nữ giới [66], [67]. Trung tâm y tế thành phố Thuận An gồm 4 phòng chức năng, 4 khoa phòng thuộc khối dự phòng và 14 khoa lâm sàng cận lâm sàng và 10 phòng khám/trạm y tế trực thuộc với tổng số 402 nhân viên y tế. Tìm hiểu tổng quan chưa tìm thấy nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng rượu bia trên đối tượng nhân viên y tế tại Việt Nam, theo đánh giá chủ quan nhân viên y tế là đối tượng có kiến thức về tác hại của lạm dụng rượu bia lên sức khỏe nên tỷ lệ lạm dụng rượu bia sẽ thấp? Tuy nhiên một số nghiên cứu trên đối tượng sinh viên thuộc các trường Đại học Y Dược cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên khá cao từ 57% đếb 75%. Do đó chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, Bình Dương năm 2020.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia không hợp lý của của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm rượu bia. - Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm [33].. - Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước…[33]. - Phân loại rượu bia Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) rượu bia đươc phân loại theo nồng đô ̣ cồn và đươc chia làm loai là bia, rượu vang và rượu mạnh [32]. • Bia: là loại đồ uống lên men, được làm từ nguyên liệu chính là đại mạch, nước, hoa bia và men. Độ cồn của bia phổ biến từ 4%-6%. • Rượu vang: được sản xuất từ quá trình lên men các loại trái cây (chủ yếu là nho), thường có độ cồn từ 10%-14% [32]. • Rượu mạnh: được sản xuất từ quá trình lên men và chưng cất nguyên liệu như mía, củ cải đường, khoai tây, ngô, lúa mạch, lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Rượu mạnh thường có độ cồn trên 35% [32]..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. 1.1.2. Đơn vị cồn tiêu chuẩn Đơn vị rượu là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau. Tai Việt Nam 1 đơn vị rượu tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, 1 đơn vị rươu tương đương với 2/3 chai bia 500ml hoặc một lon bia 330 ml (5%) hoăc bằng 1 cốc bia hơi 330ml hoăc bằng 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoăc bằng 1 chén rượu mạnh 30 ml (40-43%). .. Hình 1: Minh họa 1 đơn vị cồn đối với các loại bia, rượu vang, rượu mạnh 1.1.3. Lạm dụng rượu bia Lạm dụng rượu bia (LDRB) là việc sử dụng rượu bia (SDRB) với mức độ không thích hợp dẫn đến việc biến đổi chức năng hoặc xuất hiện một dấu hiệu về lâm sàng theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 5. Mỹ. Nữ uống quá 2 đơn vị rượu/ngày hoặc 14 đơn vị rượu/tuần; nam quá 3 đơn vị rượu/ngày hoặc 21 đơn vị rượu/tuần; người 65 tuổi quá 2 đơn vị rượu/ngày hoặc 14 đơn vị rượu/tuần và một hoặc một số dấu hiệu theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần Mỹ được coi là LDRB [16]. Là việc SDRB và đồ uống có cồn khác với mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện dấu hiệu về lâm sàng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người sử dụng (trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ SDRB và đồ uống có cồn khác; người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị rượu/ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu/giờ; người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ) hoặc SDRB và đồ uống có cồn khác trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm [11]. 1.2. Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia theo AUDIT [40], Theo Bảng phân loại DMS.IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, rối loạn do sử dụng đồ uống có cồn được chia làm 2 mức độ: Lạm dụng (alcohol abuse) và phụ thuộc rượu bia (Alcohol dependence). Trong tài liệu này, để áp dụng cho can thiệp cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ do sử dụng rượu bia dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT. Bộ câu hỏi được WHO thiết kế năm 1982 với mục đích phát hiện sớm các vấn đề liên quan tới sử dụng rượu bia và phù hợp với tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Quá trình xây dựng bộ công cụ Phép kiểm đánh giá rối loạn sử dụng rượu bia (AUDIT) thực hiện nhiều giai đoạn, bởi nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều quốc gia vùng lãnh thổ. Từ khi được khuyến cáo sử dụng, nhiều nghiên cứu đã cho thấy công cụ này có nhiều giá trị ứng dụng và là công cụ sàng lọc các vấn đề liên quan đến sử dụng rượu tốt nhất ở các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu [80]. Hiện tại, Bộ Y tế.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6. cũng áp dụng AUDIT để hướng dẫn Sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do SDRB từ năm 2013. AUDIT là bộ câu hỏi với 10 câu đơn giản, ngắn gọn và được chia thành 3 phần bao gồm:. - Phần 1: gồm 3 câu hỏi thu thập bằng chứng về sử dụng rượu bia đến mức có hại.. - Phần 2: gồm 3 câu hỏi thu thập bằng chứng về phụ thuộc rượu bia. - Phần 3: gồm 4 câu hỏi thu thập bằng chứng về sử dụng rượu bia đến mức nguy hiểm. Trong tài liệu này, để áp dụng cho can thiệp cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ do SDRB dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT. Có 4 mức độ nguy cơ trong SDRB, bao gồm: a) Sử dụng rượu bia hợp lý, nguy cơ thấp: Lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu bia; nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và không quá 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ giới. Với mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu bia đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu, tương ứng với mức. b) Sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ (Hazardous use of alcohol) Là việc sử dụng rượu bia ở mức độ dẫn đến nguy cơ gây hại cho người uống. Những người này mặc dù chưa chịu những tác hại về sức khỏe do rượu/bia gây ra nhưng họ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, tim mạch, v.v hoặc nguy cơ chấn thương, bạo lực hay hành vi liên quan đến pháp luật, giảm khả năng làm việc, và gặp phải các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu, bia cấp tính gây nên, tương ứng với mức từ 8-15 điểm. c) Sử dụng rượu bia ở mức có hại (Harmful use of alcohol) Là việc sử dụng rượu bia ở mức gây ra các tổn hại về sức khỏe. Những tổn hại này có thể. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 7. về thể chất (tổn thương gan, suy chức năng gan, tim mạch, v.v.) hay tâm thần (trầm cảm, loạn thần, v.v.) hoặc các hậu quả xã hội khác (tai nạn thương tích, bạo lực, giảm khả năng làm việc, v.v.), tương ứng với mức từ 9-16 điểm. d) Phụ thuộc/nghiện rượu bia Là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu uống mãnh liệt), mất kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng), tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất, tương ứng với mức từ 20 điểm trở lên. Năm 1992, nghiện rượu bia được liệt kê vào nhóm rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần với những tiêu chí nhận diện thuộc mục F10.2 trong ICD-10. - Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng. - Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, mức sử dụng. - Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng sử dụng hoặc giảm liều. - Tăng mức độ dung nạp. - Dần dần sao nhãng những thú vui hoặc sở thích trước đây chỉ còn tập trung vào một sở thích, đó là sử dụng rượu bia. - Tiếp tục sử dụng rượu bia mặc dù đã gặp phải các hậu quả do sử dụng rượu bia. Chẩn đoán hội chứng nghiện rượu bia (Alcohol Dependence Syndrome) khi có ít nhất 3 trong số các biểu hiện nêu trên đã từng xảy ra một vài lần trong 12 tháng qua. 1.3. Tác hại của việc sử dụng rượu bia 1.3.1. Tác hại đến sức khỏe Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích và thậm chí tử vong [37]. Rượu bia là chất hướng thần với những.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 8. đặc tính gây ra sự lệ thuộc. Uống rượu bia có liên quan đến nguy cơ gây ra những vẫn đề sức khỏe như rối loạn tâm – thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia (AUD), các bệnh không lây nhiễm chính, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông [50], [60]. Một nghiên cứu khác tiến hành tại Anh cho thấy nguy cơ tử vong ở những người uống so với người không uống. Uống nhẹ đến trung bình (1,5-29,9g mỗi ngày) làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, uống rượu nặng có liên quan với tăng nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác, đặc biệt là ung thư vú và xơ gan. Lợi ích liên quan đến việc uống nhẹ đến trung bình là rõ ràng nhất ở những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành và những người từ 50 tuổi trở lên [83]. Khoảng nửa triệu người trên thế giới chết vì ung thư gan mỗi năm. Uống nhiều rượu có thể gây ra bệnh xơ ung thư gan và tử vong [17]. Tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu được nghiên cứu thường xuyên hơn so với tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến rượu. Một nghiên cứu tại Mỹ của Micheal và cộng sự cho thấy nguyên nhân tử vong liên quan đến uống rượu là xơ gan và nghiện rượu, ung thư miệng, thực quản, họng, thanh quản, và kết hợp gan, ung thư vú ở phụ nữ, chấn thương và nguyên nhân bên ngoài khác ở nam giới. Tỷ lệ tử vong từ bệnh ung thư vú cao hơn 30% trong số phụ nữ cho biết có sử dụng ít nhất một thức uống có cồn hàng ngày hơn những người không uống. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng lên cùng với việc uống rượu nặng hơn, đặc biệt là ở người trưởng thành dưới 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch [83]. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần thực hiện trên 2000 người dân TP.HCM từ 25 đến 64 tuổi, nghiên cứu về hành vi và những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người lớn tại TP.HCM. Tỷ lệ lạm dụng thức uống có rượu giữa các nhóm huyết áp cao, tăng cholesterol huyết thanh, đường huyết cao và những nhóm bình thường tương ứng có ý nghĩa thống kê. Lạm dụng thức uống có cồn gây tăng huyết áp sẽ tăng gấp 1,6 lần so với. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 9. người bình thường và gây cholesterol cao sẽ tăng gấp 1,5 lần so với người bình thường [6]. Một số bệnh /thương tích chính do sử dụng rượu bia:. - Bệnh tim mạch: Sử dụng rượu bia tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch như: đột quỵ, suy tim, cao huyết áp và phình động mạch chủ [30].. - Bệnh tiêu hóa/rối loạn tiêu hóa: Tiêu thụ rượu quá mức gây tổn thương gan, xơ gan, làm trầm trọng các tổn thương do virus viêm gan C, viêm tụy cấp tính và mãn tính [30].. - Ung thư: Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp rượu bia vào nhóm chất gây ung thư. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân liên quan tới: Ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại-trực tràng, gan, mật và ung thư vú [30], [48].. - Thương tích: Một tỷ lệ lớn gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu bia phát sinh từ những thương tích không chủ ý và cố ý, gồm tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử, các thương tích gây tử vong liên quan đến rượu bia xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi tương đối trẻ. Rượu bia được xác định là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Trong năm 2016, tử vong do tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia chiếm 41% tổng số ca tử vong do thương tích có liên quan đến rượu bia [30].. - Rối loạn sử dụng rượu bia (AUD): Rối loạn sử dụng rượu bia là một bệnh mạn tính của não bộ với các đặc trưng: người bệnh cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu bia, không kiểm soát được lượng uống và rơi vào tâm trạng tiêu cực khi không sử dụng. Năm 2016, trên thế giới 283 triệu người từ 15 tuổi trở lên (chiếm 5.1% người trưởng thành) bị rối loạn sử dụng rượu bia [32], [36].. - Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: SDRB dẫn đến lao động kém, kết quả học tập giảm, loạn nhân cách chống đối xã hội, trầm cảm trong giới trẻ..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 10. Bằng chứng nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng có một tích cực mối liên hệ giữa việc uống rượu và trầm cảm trong giới trẻ. Những người trẻ tuổi được chẩn đoán là mắc các chứng rối loạn tâm thần nặng (rối loạn lo âu, trầm cảm rối loạn nhân cách chống đối xã hội) cũng thường được chẩn đoán là có vấn đề lạm dụng chất, bao gồm cả lạm dụng rượu [74]. 1.3.2.. Tai nạn, thương tích. Rối loạn sử dụng rượu bia là một bệnh mạn tính của não bộ với các đặc trưng: người bệnh cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu bia, không kiểm soát được lượng uống và rơi vào tâm trạng tiêu cực khi không sử dụng. Năm 2016, trên thế giới 283 triệu người từ 15 tuổi trở lên (chiếm 5.1% người trưởng thành) bị rối loạn sử dụng rượu bia [52]. Ở nhiều quốc gia có thu nhập cao, khoảng 20% số lái xe bị chấn thương nghiêm trọng gây tử vong đều có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép (nghĩa là ở phía trên của giới hạn theo quy định của pháp luật). Các nghiên cứu tại các nước có thu nhập thấp đã chỉ ra rằng nồng độ cồn trong máu của những lái xe bị chấn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong là ở trong khoảng giữa 33% và 69% [14]. Theo một nghiên cứu tại Mỹ đã ước tính hơn 1.400 học sinh tuổi từ 18 đến 24 tử vong trong năm 1998 vì chấn thương không chủ ý liên quan đến rượu, trong đó có tai nạn xe cơ giới. Theo kết quả khảo sát trong năm 1999, hơn 2 triệu trong số 8 triệu sinh viên đại học ở Hoa Kỳ lái xe dưới ảnh hưởng của rượu và hơn 3 triệu người lái xe khi đã uống rượu [75]. Mức độ thường xuyên của việc uống rượu bia trong khi lái xe có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng dù ở đâu thì đó cũng là một nguy cơ rất lớn gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Phạm vi ảnh hưởng của rượu bia đến tai nạn giao thông đường bộ cũng khác nhau giữa các quốc gia, và do đó việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia là việc làm khó khăn [14]. Có một. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 11. liên kết mạnh mẽ giữa việc sử dụng rượu và tội phạm, đó là điều hiển nhiên trong tất cả các nước châu Âu [81]. Tội phạm liên quan đến rượu có liên quan đến một loạt các hành vi phạm tội xã hội, trong đó có các hành vi chống đối xã hội, gây phiền toái xã hội, phá hoại, say rượu lái xe, cướp, tội phạm tình dục, hành hung và giết người. Uống rượu dẫn đến nguy cơ gia tăng các cá nhân vừa là thủ phạm và nạn nhân tội phạm bạo lực. Nghiên cứu ở các quốc gia minh hoạ thêm mối quan hệ giữa rượu và tội phạm. Ví dụ, tại Vương quốc Anh (Scotland) năm 2010 và 2011, rượu là một yếu tố được biết đến trong hơn hai phần ba số vụ giết người (69%), nơi tình trạng uống của các bị cáo đã được biết đến [67]. Tại Viêt Nam tình trạng tai nạn giao thông có liên quan đến rươu bia đang chiếm tỉ lê ̣cao 60% số vụ tai nan giao thông có nguyên nhân từ sử dụng rượu bia [24]. Rượu bia là một trong 3 nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49 chiếm gần 15% số trường hơp tử vong do thương tích đường bô liên quan đến sử dụng rượu bia [64]. Số vụ tai nạn giao thông do người tham gia giao thông có SDRB đang ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề bức xúc của nhiều địa phương hiện nay. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tâm tìm hiểu tỷ lệ tai nạn giao thông sau khi uống rượu trên bệnh nhân nam nhập viện sau giao thông chấn thương đã được phỏng vấn và đo nồng độ cồn trong máu của họ. Kết quả cho thấy có 57,5% bệnh nhân tai nạn giao thông nam đã có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn pháp lý (0.08g/100ml) và 45,6% là trên 0,15g/100ml [83]. Từ những dữ liệu trên chỉ ra rằng một tỷ lệ nạn nhân tai nạn nam có nồng độ cồn trong máu cao hơn nhiều so với giới hạn pháp lý, và xác nhận rằng nguy cơ chấn thương sau một chức năng liều đáp ứng. Đây là một điều cần lưu ý và cần có chương trình truyền thông, chính sách xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi tham gia giao thông khi đã uống rượu bia [89]..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 12. 1.3.3. Vấn đề xã hội Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, rượu bia còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, phân hóa xã hội [52], [55]: Hung hãn, bạo lực và tội phạm Khi nồng đồ cồn trong máu đến mức 0.05%, người uống rượu bia có xu hướng trở nên hung hãn, và nồng độ cồn trong máu càng cao thì mức hung hãn càng tăng [17], [58]. Rượu bia là nguyên nhân dẫn đến: 88.000 trường hợp thiệt mạng trong các vụ bạo lực do người uống rượu bia gây ra năm 2016 trên toàn thế giới [32]. 47% vụ bạo lực giữa các cá nhân tại Anh và 63% tại Scotland. 33% vụ bạo lực gia đình tại Ấn Độ và 51% tại Nigeria [56]. Đối với các hành vi phạm tội, 19% vụ án hình sự, 11% hành vi chống đối xã hội tại Bắc Ireland có liên quan tới sử dụng rượu bia [32]. Năm 2008 tại Thái Lan, 40% số vụ tội phạm làdo thanh niên/người trẻ tuổi sử dụng rượu bia gây ra [53]. Tội phạm và gây rối trật tự công cộng: Các vụ tội phạm và gây rối trật tự công cộng do có SDRB cũng đang có xu hướng gia tăng. SDRB ở nước ta hiện đang có xu hướng ngày càng tăng là do sự ảnh hưởng cộng hưởng của một số nhân tố chủ yếu như: tập quán, chuẩn mực văn hoá; mức sống được cải thiện, nhu cầu giao tiếp xã hội ngày càng tăng, sự gia tăng nhanh của thị trường sản xuất và cung ứng rượu bia, các hoạt động quảng cáo và tiếp thị rượu, bia ngày càng mở rộng [9]. Hình sự: Theo Cục Kiểm toán Rượu Scotland, khoảng 70% các vụ tấn công có liên quan đến rượu [14]. Ngoài ra, 50% tù nhân được báo cáo là say rượu tại thời điểm hành vi phạm tội của họ, cũng như 75% người phạm tội trẻ tuổi (từ 13 đến 26) [85]. Trong một nghiên cứu khác, 50% tù nhân bị giam giữ vì tội phạm bạo lực tin rằng rượu là một yếu tố góp phần trong hành vi phạm tội của họ [86]. Điều tra tội phạm năm 2000 của Anh, trích dẫn của. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 13. Viện Rượu Studies11 tìm thấy 40% nạn nhân của bạo lực tin rằng kẻ tấn công họ là dưới ảnh hưởng của rượu. Tỷ lệ thấp hơn cho trấn lột (17%) so với nơi mà bạo lực toàn bộ tội phạm [92]. Cả hai nghiên cứu ở Úc và ở nước ngoài ủng hộ giả thuyết rằng có một mối quan hệ giữa rượu và hành vi phạm tội hình sự. Năm 1968 Bartholomew cho thấy 59% tù nhân Victoria đã uống rượu trước khi phạm tội mà họ bị buộc tội. Bartholomew lặp đi lặp lại nghiên cứu này vào năm 1983 và nhận thấy tỷ lệ đã tăng lên đến 81% [90]. Phục hồi và quản lý người phạm tội người lạm dụng rượu đã được chứng minh là cực kỳ khó khăn. Mặc dù biện pháp trừng phạt truyền thống và tù giam ngày nặng, nhưng số người phạm tội tiếp tục tăng [92]. Suy giảm chức năng xã hội Sử dụng rượu bia có thể ảnh hưởng tới các chức năng xã hội của người uống: giảm khả năng lao động, học tập, ảnh hưởng vai trò làm chồng, làm cha trong gia đình; phá hỏng các mối quan hệ xã hội và tăng nguy cơ phạm tội. Báo cáo của WHO cho thấy rượu bia là nguyên nhân của 15-20% các trường hợp vắng mặt và 40% tai nạn nơi làm việc ở Ấn Độ. 30% các trường hợp vắng mặt và tai nạn nơi làm việc ở Costa Rica là do người lao động bị phụ thuộc rượu bia [32]. 1.3.4. Gánh nặng kinh tế Hàng loạt tổn thất kinh tế liên quan tới sử dụng rượu bia. Ở góc độ gia đình, thành viên hộ gia đình sử dụng rượu bia có thể gây thiệt hại lớn về tài chính, và làm cho tình trạng đói nghèo trở nên trầm trọng [35], [59]. Uống rượu bia đã gây ra những phí tổn về kinh tế cho người sử dụng, gia đình họ và toàn xã hội. Lạm dụng và nghiện rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, tai nạn thương tích và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội. Theo WHO năm 2005, lạm dụng rượu 4% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Chi phí để giải quyết các hậu quả do rượu gây ra ở Anh và Nhật Bản khoảng 6 tỷ USD/năm,.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 14. ở Mỹ con số này là 190 tỷ USD/năm. Ở Việt Nam chi phí cho rượu hàng năm vào khoảng 6.000 tỷ đồng [9]. Trên phương diện xã hội, thiệt hại kinh tế do sử dụng rượu bia bao gồm gánh nặng cung cấp dịch vụ để giải quyết các hậu quả liên quan của các ngành phụ trách phúc lợi xã hội, y tế và tư pháp. Ước tính phí tổn xã hội của việc sử dụng rượu bia đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phí tổn xã hội bao gồm các chi phí thành phần sau [43]. • Chi phí trực tiếp: chi phí chăm sóc và điều trị bệnh tật và chấn thương liên quan tới rượu bia, thiệt hại tài sản do tai nạn giao thông và các loại tai nạn khác, chi thực thi pháp luật và các dịch vụ pháp lý. • Chi phí gián tiếp: năng suất lao động bị giảm do người lao động vắng mặt vì ốm đau hoặc phải giải quyết hậu quả liên quan tới rượu bia hoặc người lao động vẫn làm việc nhưng hiệu suất giảm do bị bệnh tật liên quan năng suất lao động mất đi do người lao động tử vong sớm vì bệnh tật hoặc chấn thương liên quan tới rượu bia. • Chi phí vô hình: chất lượng cuộc sống suy giảm, đau khổ, chịu đựng về tinh thần liên quan đến rượu bia. 1.3.5. Nghiên cứu về sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế trên thế giới Một nghiên cứu chung về tỷ lệ sử dụng rượu bia trên các bác sĩ của Judith Rosta chỉ ra rằng có khoảng 94% bác sĩ Hoa Kỳ đã uống rượu trong năm qua, 80-85% bác sĩ Na Uy đã uống nhiều hơn một lần hàng tháng trong năm qua và 93% bác sĩ Phần Lan đã uống hơn 1g cồn trong tuần qua. Tại Phần Lan, có 16% bác sĩ tiêu thụ rượu ở mức cao (>200g cồn mỗi tuần). Tại Na Uy, tỷ lệ bác sĩ sử dụng rượu bia ở mức có hại cho sức khỏe theo thang đo AUDIT từ 6 trở lên tăng từ 12,2% lên 16,5% từ năm 1993 đến năm 2000. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ bác sĩ có vấn đề lạm dụng rượu hoặc phụ thuộc rượu là 6%. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia là giới và tuổi, cụ thể bác sĩ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 15. nam có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao hơn bác sĩ nữ, tuổi càng cao tỷ lệ sử dụng càng nhiều [46]. 1.4. Tình hình sử dụng rượu bia và các nghiên cứu về rượu bia tại Việt Nam 1.4.1. Tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam Theo nghiên cứu mới công bố của Tạp chí y khoa Lancet về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 2017 cho thấy, tỷ trọng tiêu thụ bia rượu trên toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình như Việt Nam, Ấn Độ... Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu bia trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỉ lít năm 1990 đã lên 35,7 tỉ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010 - 2017). Đáng chú ý, ở giai đoạn này, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010, gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tiêu thụ của Ấn Độ (37,2%). Năm 2017, bình quân mỗi người Việt uống gần 9 lít đồ uống có cồn, con số này tại Ấn Độ là 5,9 lít; Nhật Bản là 7,9 lít... [51], [39]. Trong một báo cáo công bố năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu bia của người Việt ở bậc cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore [65]. Đối tượng sống ở ngoại thành TP.HCM có mức tiêu thụ rượu bia là 56% thấp hơn so với thành thị có mức tiêu thụ 61% theo nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần [6]..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 16. Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ SDRB trong thanh thiếu niên cao nhất ở cả hai cuộc điều tra. Theo điều tra Vị Thành niên và thanh niên Việt Nam lần 2 cho thấy 2 vùng này có tới 90% thanh thiếu niên nam đã từng uống hết một cốc hay vại bia hoặcmột chén hay một ly rượu, trong khi các vùng khác là 75%. Tỷ lệ nữ SDRB so với các vùng khác cũng cao hơn đáng kể, Tây Bắc là 63%, Đông Bắc là 49% so với trung bình cả nước là khoảng gần 40% [2], [8]. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn khảo sát mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi nam tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Kết quả khảo sát cho thấy có 37,9% được khảo sát thuộc mức độ “SDRB một cách bình thường”, 21,3% “có xu hướng lạm dụng rượu bia”, 20,2% “nghiện nhẹ”, 16,0% “nghiện vừa” và 4,6% “nghiện nặng”. Như vậy, tỷ lệ phần trăm khách thể khảo sát giảm dần khi mức độ nghiện tăng dần. Tuy nhiên, đây vẫn là những con số đáng quan tâm bởi hậu quả và tính nghiêm trọng của các mức độ nghiện đối với chủ thể SDRB và những người xung quanh [20]. Trên cơ sở kết quả điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006, với tổng số đối tượng tham gia trong mẫu khảo sát này là 6.363 thanh thiếu niên. Khi so sánh tương quan giữa nam và nữ, cho thấy tình trạng SDRB không chỉ diễn ra ở nam giới mà ngay cả một số bạn nữ cũng coi việc uống rượu như là thứ "gia vị" không thể thiếu được trong các buổi gặp gỡ, liên hoan với chúng bạn… mà mình tham gia. Tỷ lệ nam và nữ đã từng SDRB là 33,5% ở nam và 15,5% ở nữ, cho thấy nam đã từng SDRB cao gấp 2 lần so với nữ [13]. Đối tượng thường hay sử dụng rượu cũng rất đa dạng, có đủ các thành phần từ nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức. Theo một kết quả điều tra cho thấy có khoảng 50% nông dân, 25% những người thất nghiệp và 20% những người làm trong ngành dịch vụ có SDRB. Người sống trong gia đình có điều. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 17. kiện sống cao hơn có tỷ lệ SDRB cũng như tỷ lệ đã từng say rượu bia cao hơn, điều này đúng cho cả hai giới nam và nữ. Phân tích số liệu ở 2 cuộc điều tra cho thấy việc gia đình có người nghiện rượu hay không hầu như không ảnh hưởng đến việc sử dụng hay say rượu bia của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc bị bạn bè rủ rê hoặc ép buộc SDRB lại rất rõ [2], [8]. Tình hình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ nhất về tiêu thụ bia ở khu vực Đông Nam Á, vị trí thứ ba ở châu Á và nằm trong danh sách 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới trong những năm qua. Tỷ lệ sử dụng rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33,5%. Tỷ lệ sử dụng rượu trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình hình SDRB tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rượu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84%. Tỷ lệ lạm dụng rượu (theo quy chuẩn của WHO) là 18%, lạm dụng bia là 5% và có sự khác nhau rõ nét giữa các nhóm dân cư, theo giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Lý do của việc SDRB chủ yếu là do sự tác động của bạn. Tuổi bắt đầu SDRB trung bình là 24 và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các khu vực. So với thế giới tuổi bắt đầu uống rượu ở nước ta muộn hơn song hiện đang có xu hướng trẻ hoá rất rõ nét. Vậy hiện nay tuổi lần đầu SDRB là bao nhiêu? Rượu bia nếu sử dụng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của người sử dụng, nhiều nghiên cứu cho thấy SDRB quá sớm thì nguy cơ sau này trở thành người nghiên rượu bia càng cao, bên cạnh đó, những trẻ vị thành niên SDRB có nguy cơ cao bị các chấn thương không chủ đích như tai nạn giao thông, bỏng, đuối nước, tuổi lần đầu SDRB bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội [7]..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 18. Trong số 87,2% người có SDRB (1998) thì có 25% uống rượu từ tuổi 18. Kết quả điều tra nam thanh, thiếu niên tại một số quận và huyện tại Hà Nội của Trần Thị Thanh Loan cho thấy có 67,4% đã từng SDRB. Tuổi trung bình lần đầu SDRB là 18 tuổi. Điều đáng lưu ý là ở độ tuổi 15 và 16, tỷ lệ nam thanh thiếu niên đã từng SDRB cũng không nhỏ (12,6% và 11,5%) [13]. Cần có nghiên cứu tiếp theo về xác định tuổi lần đầu, tỷ lệ sử dụng, lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan để xây dựng biện pháp can thiệp phù hợp. Qua khảo sát 425 học sinh trường trung học phổ thông Đồng Xoài, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, tuổi trung bình uống rượu bia lần đầu của học sinh là 15,1; tuổi uống lần đầu nhỏ nhất là 10 và lớn nhất là 18 tuổi. Có thể thấy tuổi uống rượu bia lần đầu của học sinh là khá thấp [12]. Điều này là rất đáng lo ngại vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người SDRB trước tuổi 15 thì khả năng phụ thuộc rượu cao gấp 4 lần người bắt đầu uống rượu ở tuổi 21 [91]. Nghiên cứu của Hà Thị Thuận được thực hiện tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Lương Hòa, Bến Lức, Long An tìm mối liên quan giữa mức độ trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu này với hành vi hiện SDRB ở nam học sinh, có 400 nam học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu. Trong tổng số 101 nam học sinh nhớ tuổi lần đầu tiên uống hết 1 ly rượu bia thì tuổi trung bình lần đầu tiên uống hết 1 ly rượu bia là 13,45 ± 2,33. Tuổi uống lần đầu uống hết 1 ly rượu bia nhỏ nhất là 9 tuổi và lớn nhất là 17 tuổi [18]. Đây là một con số đáng báo động đối với ngành giáo dục và y tế hiện nay. Loại rượu: Đa số những người sử dụng rượu thường uống rượu nấu thủ công 95,7%, những người sử dụng bia thường uống bia nhà máy 87,9%. Trong số này bia của các hãng trung ương chiếm >40% còn lại là bia địa phương. Địa điểm uống rượu bia chủ yếu là tại nhà và tại lễ tiệc; uống tại quán, nhà hàng, khách sạn >11%. Thời điểm uống rượu chủ yếu vào buổi tối, song đáng chú ý vẫn còn một tỷ lệ đáng kể uống vào buổi sáng và buổi. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 19. trưa. Cần có nghiên cứu tiếp theo về xác định tuổi lần đầu, tỷ lệ sử dụng, LDRB và các yếu tố liên quan để xây dựng biện pháp can thiệp phù hợp [25]. Mức độ sử dụng rượu trung bình khá cao, bình quân 6,4 đơn vị/ngày và 26,1 đơn vị/tuần; vượt khá xa ngưỡng sử dụng rượu an toàn theo quy định của WHO.Theo thống kê của WHO, loại đồ uống có cồn được người Việt Nam sử dụng thì bia chiếm tỷ lệ cao nhất với 97%, rượu mạnh chiến 2%, rượu vang và các loại rượu khác chiếm 1%. Tuy nhiên, trên thực tế còn một số lượng lớn rượu nấu thủ công từ hộ gia đình không thống kê được, đây cũng là điều cần quan tâm lưu ý trong SDRB của người Việt Nam [22]. 1.4.2. Nghiên cứu sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Việt Nam Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia, tuy nhiên chưa tìm thấy nghiên cứu thực hiện trên nhân viên y tế. Qua nghiên cứu y văn tìm thấy một số nghiên cứu thực hiện trên đối tượng sinh viên học tại các trường đại học y dược cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên đại học y dược khá cao khoảng từ 57%-75% [26], [30], [61]. Nghiên cứu cắt ngang của Phạm Bích Diệp và cộng sự vào năm 2010 tiến hành trên 619 sinh viên 2 trường đại học Y Hà Nội và Y Thái Nguyên cho thấy 65,5% sinh viên có sử dụng rượu bia, trong khi đó việc sử dụng rượu bia liên quan đến các vấn dề sức khỏe chiếm 12,5% và có mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu bia với giới tính, người trong gia đình, người trong gia đình và bạn cùng phòng sử dụng rượu bia [57]. Nghiên cứu khác của Phạm Bích Diệp và cộng sự xem xét tỷ lệ và yếu tố nguy cơ tác hại liên quan tới rượu bia trong sinh viên đại học Y Hà Nội năm 2013 tiến hành trên 1216 sinh viên từ năm 1 đến năm 6, kết quả cho thấy có khoảng 57,5% sinh viên có sử dụng rượu bia, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nữ sinh viên là 37,7% và ở nam sinh viên là 77,2% [61]. Một nghiên cứu của Lê Trần Tuấn Anh và cộng sự thực hiện năm 2015 trên 388 sinh viên chuyên ngành bác sĩ đa khoa tại trường Đại học Y Dược Hải.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 20. Phòng cho kết quả 75,8% sinh viên đã từng uống rượu bịa và 27,9% sinh viên lạm dụng rượu bia. Tỷ lệ từng say rượu bia ở nam sinh viên cao hơn nữ 62,4% so với 36,4% [26]. 1.5. Một số yếu tố liên quan sử dụng, lạm dụng rượu bia Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa hành vi uống rượu ở các mức độ khác nhau với các yếu tố như tuổi, giới, trình độ học vấn, ảnh hưởng, sự lôi kéo của bạn bè và người thân trong gia đình Giới tính Một nghiên cứu cắt ngang về giới trong sử dụng rượu bia tại 16 quần thể nghiên cứu của 10 bang của nước Mỹ cũng đã phát hiện nam giới uống rượu với mức độ khá nhiều, với tần suất cao và có khả năng bị các tác động có hại do rượu hơn nữ giới [71], [77], [72]. Sự khác biệt khá mạnh về khía cạnh giới còn được thể hiện khá rõ ở các nước khu vực châu Âu, Đông Nam Á, các nước theo đạo Hồi. Và ở Việt Nam, tỷ lệ nam giới uống rượu, mức độ uống và tần suất uống cao hơn nữ rất nhiều [3], [9], [28], [31]. Một thực tế đáng lo ngại nhất ở nước này là số người mới uống rượu lần đầu chủ yếu là thanh niên, khoảng 260.000 người mỗi năm [82]. Các báo cáo gần đây, cho thấy Thái Lan đứng thứ 5 trên thế giới về việc tiêu thụ rượu. Trong năm 2001, tỷ lệ những người nghiện rượu ở Thái Lan là 19,5% ở nam giới và 4,1% ở nữ giới. Người ta ước tính rằng, mỗi người dân ở Thái Lan tiêu thụ từ 5,5 - 7,5 lít rượu mỗi năm và con số này ngày càng gia tăng. Vì vậy, các chuyên gia ở Thái Lan, đang ngày càng quan tâm đến trẻ em sống trong gia đình hoặc có bạn bè uống rượu một cách thường xuyên [87]. Tuổi lần đầu SDRB bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội Trẻ em trai có tỷ lệ SDRB ở lứa tuổi nhỏ cao hơn trẻ gái trong các nghiên cứu thực hiện trên thế giới [7].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 21. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn khảo sát mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi nam tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Kết quả khảo sát cho thấy có 37,9% được khảo sát thuộc mức độ “SDRB một cách bình thường”, 21,3% “có xu hướng lạm dụng rượu bia”, 20,2% “nghiện nhẹ”, 16,0% “nghiện vừa” và 4,6% “nghiện nặng”. Như vậy, tỷ lệ phần trăm khách thể khảo sát giảm dần khi mức độ nghiện tăng dần. Tuy nhiên, đây vẫn là những con số đáng quan tâm bởi hậu quả và tính nghiêm trọng của các mức độ nghiện đối với chủ thể SDRB và những người xung quanh [20]. Trên cơ sở kết quả điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006, với tổng số đối tượng tham gia trong mẫu khảo sát này là 6.363 thanh thiếu niên. Khi so sánh tương quan giữa nam và nữ, cho thấy tình trạng SDRB không chỉ diễn ra ở nam giới mà ngay cả một số bạn nữ cũng coi việc uống rượu như là thứ "gia vị" không thể thiếu được trong các buổi gặp gỡ, liên hoan với chúng bạn… mà mình tham gia. Tỷ lệ nam và nữ đã từng SDRB là 33,5% ở nam và 15,5% ở nữ, cho thấy nam đã từng SDRB cao gấp 2 lần so với nữ [15]. Tuổi sử dụng rượu bia Tuổi cũng ảnh hưởng khá rõ tới mô hình uống rượu bia. Ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới đã chứng minh ở độ tuổi từ 25-44 mức độ sử dụng rượu bia cũng như tần suất uống rượu bia tăng lên khá nhanh theo chiều tăng của tuổi, nhưng đến tuổi từ 45 trở đi thì có xu hướng giảm nhẹ, cho đến tuổi 60 trở đi thì mức độ giảm rất đáng kể [3], [70], [73]. Việc sử dụng rượu ở lứa tuổi càng trẻ càng làm tăng nguy cơ chấn thương gây tử vong và không tử vong. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng rượu trước khi 15 tuổi thì khả năng phụ thuộc rượu cao gấp 4 lần người bắt đầu uống rượu ở tuổi 21 [88]. Hậu quả khác của việc sử dụng rượu sớm.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 22. trên làm tăng hành vi nguy cơ tình dục, kết quả học tập kém, và tăng nguy cơ tự tử và giết người…[62]. Ở Mỹ, tuổi trung bình đầu tiên sử dụng rượu là 13,1. Trong số những người trẻ được khảo sát vào năm 1997 và 1998 ở 23 quốc gia châu Âu, ở hầu hết các quốc gia báo cáo là có hơn một nửa ở độ tuổi 11 từng nếm thử rượu và hầu như không có sự phân biệt giữa giới tính trong việc sử dung rượu. Tuy nhiên, việc bắt đầu sử dụng rượu vào độ tuổi 13 ở nam cao hơn nữ. Theo báo cáo của Brazil vào năm 1998, ở trẻ em đường phố có 33% trẻ ở độ tuổi 9-11 tuổi, 77% trẻ ở 15-18 tuổi sử dụng nhiều rượu [84]. Rượu bia nếu sử dụng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của người sử dụng, nhiều nghiên cứu cho thấy SDRB quá sớm thì nguy cơ sau này trở thành người nghiên rượu bia càng cao, bên cạnh đó, những trẻ vị thành niên SDRB có nguy cơ cao bị các chấn thương không chủ đích như tai nạn giao thông, bỏng, đuối nước, tuổi lần đầu SDRB bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội [7]. Trong số 87,2% người có SDRB (1998) thì có 25% uống rượu từ tuổi 18. Kết quả điều tra nam thanh, thiếu niên tại một số quận và huyện tại Hà Nội của Trần Thị Thanh Loan cho thấy có 67,4% đã từng SDRB. Tuổi trung bình lần đầu SDRB là 18 tuổi. Điều đáng lưu ý là ở độ tuổi 15 và 16, tỷ lệ nam thanh thiếu niên đã từng SDRB cũng không nhỏ (12,6% và 11,5%) [15]. Cần có nghiên cứu tiếp theo về xác định tuổi lần đầu, tỷ lệ sử dụng, lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan để xây dựng biện pháp can thiệp phù hợp. Hút thuốc lá Một cuộc khảo sát của người điều trị chứng nghiện rượu và nghiện ma túy tiết lộ rằng 222 đối tượng trong 845 đối tượng đã chết trong khoảng thời gian 12 năm, một phần ba các ca tử vong là do các nguyên nhân liên quan đến rượu, và một nửa có liên quan đến hút thuốc lá.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 23. Khoảng 80 đến 95% người nghiện rượu hút thuốc lá, tỷ lệ đó là cao hơn so với trong dân số nói chung 3 lần. Khoảng 70% người nghiện rượu là nghiện thuốc lá (tức là, hút thuốc nhiều hơn một gói thuốc lá mỗi ngày), so với 10% của dân số nói chung [38]. Uống rượu ảnh hưởng đến hút thuốc lá nhiều hơn ảnh hưởng của hút thuốc lá đến uống rượu. Tuy nhiên, những người hút thuốc khả năng tiêu thụ rượu bằng 1,32 lần người không hút thuốc[69]. Hút thuốc lá và sử dụng quá nhiều rượu là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư phổi và một số dạng ung thư khác. Một số yếu tố khác Đối tượng thường hay sử dụng rượu cũng rất đa dạng, có đủ các thành phần từ nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức. Theo một kết quả điều tra cho thấy có khoảng 50% nông dân, 25% những người thất nghiệp và 20% những người làm trong ngành dịch vụ có SDRB. Người sống trong gia đình có điều kiện sống cao hơn có tỷ lệ SDRB cũng như tỷ lệ đã từng say rượu bia cao hơn, điều này đúng cho cả hai giới nam và nữ. Phân tích số liệu ở 2 cuộc điều tra cho thấy việc gia đình có người nghiện rượu hay không hầu như không ảnh hưởng đến việc sử dụng hay say rượu bia của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc bị bạn bè rủ rê hoặc ép buộc SDRB lại rất rõ [2], [8]. 1.6. Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới và Việt Nam 1.6.1. Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới Theo thống kê báo cáo của WHO năm 2014, chính phủ các quốc gia và các bên liên quan khác đã hỗ trợ, ban hành các chính sách, sử dụng kiến thức và chuyên môn phù hợp với văn hóa của các quốc gia để áp dụng các phương.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 24. pháp tiếp cận hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn và giảm sử dụng rượu và các tác hại do sử dụng rượu. Truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi hành vi có hại của cộng đồng cũng được áp dụng và các dự án hành động, can thiệp cộng đồng nhằm làm giảm tác hại của sử dụng rượu và tăng thực thi pháp luật trên đối tượng không được phép mua rượu như vị thành niên, có nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép khi lái xe.. . 1.7. Giới thiệu khái quát địa điểm nghiên cứu Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo. Về mặt kinh tế, Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Năm 2020, chỉ số cán bộ y tế/vạn dân là 55 trong đó có 30 bác sĩ. Trung tâm Y tế thị xã Thuận An bao gồm công tác y tế dự phòng; Dân số KHHGĐ; Bệnh viện hạng II với 05 phòng chức năng, 18 khoa, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 10 Trạm Y tế xã. y tế. Hoạt động khám chữa bệnh: Tổng số lần khám bệnh 152.615 lần, đạt 25,44% kế hoạch, giảm 33,69% so với cùng kỳ. Tổng số người điều trị nội trú: 7368 đạt 24,56% kế hoạch, giảm 39,1% so với cùng kỳ năm 2019. Công suất sử dụng giường bệnh là 52%. Tổng số người điều trị ngoại trú: 8785 đạt 23,74% kế hoạch, giảm 51,49% so với cùng kỳ.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 25. Y tế dự phòng: Chương trình mục tiêu y tế quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm: Chương trình y tế, Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm, Chương trình Phòng chống HIV/AIDS, Chương trình Dân số và kế hoạch hoá gia đình đạt trên 50% kế hoạch. Về nhân lực Tổng số CBVC, người lao động hiện có: 402 người. TTYT xây dựng đề án vị trí việc làm từ đầu năm, quy hoạch đồng bộ các chức danh làm việc. Tiến tới Trình đề án thông qua Sở Y tế và lãnh đạo tỉnh xin thực hiện tử chủ nguồn nhân lực đối với khối bệnh viện TTYT thực hiện chế độ thu hút nhân sự là bác sỹ theo Nghị quyết 05. Tạo điều kiện tốt nhất cho các Bác sỹ học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Ký hợp đồng ngắn hạn cho các vị trí chuyên môn theo khương vùng để phục vụ công tác tại TTYT. Trong thời gian chờ thi tuyển viên chức theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP do Sở Nội vụ tổ chức. 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu. Đặc tính nền: - Giới - Tuổi - Dân tộc - Tình trạng hôn nhân - Chuyên môn. Tỷ lệ sử dụng rượu bia. Các yếu tố khác: - Tuổi lần đầu SDRB - Lý do SDRB - Hút thuốc lá …….

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 26. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân viên y tế đang làm việc tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chí chọn vào Nhân viên y tế đang làm việc tại trung tâm đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chí loại ra Nhân viên y tế nghỉ sinh 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2020. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: n = Z2(1 – α/2). p (1 – p) d2. Trong đó:. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 27. n là cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu Z1-/2=1,96 trị số phân phối chuẩn với độ tin cậy 95% (α = 0,05) sai lầm loại I p: ước đoán tỷ lệ sử dụng rượu bia trong nghiên cứu của Lê Thị Diễm Trinh là 51,5%. [31] d: sai số cho phép (d = 0,05) Với các tham số trên cỡ mẫu tính được là 368 người. Trên thực tế có tất cả 390 đối tượng được đưa vào nghiên cứu. 2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện: Do cỡ mẫu cần thu thập là 368 người trong khi tổng số nhân viên y tế thỏa mãn tiêu chí đưa vào tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An là 402 người, chênh lệch không nhiều so với cỡ mẫu cần thu thập. Do đó, khi thực hiện thu thập thông tin, chúng tôi tiến hành trên toàn bộ nhân viên y tế thỏa mãn các tiêu chí đưa vào. Tuy nhiên trên thực tế có 12 nhân viên đang đi học chuyên môn tại các trường, nghỉ thai sản,… nên tổng số mẫu thu được là 390 mẫu. 2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.3.1. Biển số, chỉ số nghiên cứu, các biến số và chỉ số nghiên cứu. Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu STT. Biến số. Định nghĩa biến số. Chỉ số. Phân loại biến số. Phương pháp thu thập. Nhị giá. Quan sát. Thứ tự. Phát vấn. Đặc điểm dân số xã hội 1. Giới tính. 2. Tuổi. Gồm 2 giá trị: Nam, Nữ Được tính đến thời điểm khảo sát bằng. Tỷ lệ namnữ.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 28. cách lấy 2020 trừ đi năm sinh (Năm sinh được lấy theo chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hoặc bằng lái xe) Được phân nhóm dựa. 3. trên biến tuổi, là biến. Nhóm. thứ tự gồm có 3 giá: <. tuổi. 30 tuổi; 30- 40 tuổi và. Tỷ lệ các nhóm tuổi. Thứ tự. > 40 tuổi Gồm 4 giá trị:. Tỷ lệ các. Kinh 4. Dân tộc. nhóm: Kinh, Hoa, Danh định. Hoa Khmer. Khmer,. Khác. 5. Nơi. ở. hiện tại. Phát vấn. Khác Tỷ lệ các. Gồm 2 giá trị:. vùng nông. Thành thị. thôn –thành. Nông thôn. Nhị giá. Phát vấn. Danh định. Phát vấn. thị. Gồm 5 giá trị: Độc thân: là những. 6. Tình trạng hôn nhân. người chưa từng lập gia đình (kết hôn). Có vợ/ chồng: là những. người. đang. Tỷ lệ giữa các loại tình trạng hôn nhân. sống chung với vợ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 29. hoặc chồng và đã đăng ký kết hôn, được pháp luật và xã hội thừa nhận. Có bạn tình: là những. người. đang. sống chung với người yêu và không đăng ký kết hôn. Ly hôn/ ly thân: là những người đã lập gia đình nhưng hiện không. còn. sống. chung với vợ hoặc chồng vì đã ly hôn hoặc ly thân. Góa:. là. những. người có vợ hoặc chồng đã mất. Gồm 7 giá trị: Bác sĩ Điều dưỡng 7. Chuyên. Hộ sinh. môn. Hành chính văn phòng Hộ lí, kĩ thuật viên. Tỷ lệ các nhóm chuyên môn. Danh định. Phát vấn.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 30. Khác (tài xế, bảo vệ…) Mức thu nhập bình quân tháng của gia. 8. Kinh tế. đình gồm 3 giá trị:. Tỷ lệ các. <6000000. nhóm thu. 6000000-. nhập. Thứ tự. Phát vấn. Thứ tự. Phát vấn. Thứ tự. Phát vấn. 8000000 >8000000 BỘ CÔNG CỤ SÀNG LỌC AUDIT Tần suất. Tần suất uống rượu. uống rượu trong 12 tháng qua: bia trong. gồm 5 giá trị:. 12 tháng. Chưa bao giờ. vừa qua là. ≤1 lần/tháng. biếnsố thứ. 2-4 lần/tháng. tự, gồm 5. 2-3 lần/tuần. giá trị:. rượu. nhóm tần suất. ≥4 lần/tuần Lượng. Lượng. Tỷ lệ các. rượu/bia. trông 1 lân uống: bia. gồm. thường. 1 - 2 ĐVR. uống. 3 -4 ĐVR. trong một. 5 -6 ĐVR. lần. 7 -9 ĐVR. Tỷ lệ các nhóm đơn vị rượu. ≥ 10 ĐVR. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 31. Uống hết ≥6 ĐVR/lần Uống hết. uống: gồm 5 giá trị: Không bao giờ. ≥6 ĐVR/lần uống (Uống. Ít hơn hằng tháng. Tỷ lệ các. Hằng tháng. nhóm tần. Hằng tuần. suất. Thứ tự. Phát vấn. Hằng ngày hoặc. quá chén). như. gần. hằng. ngày. Phân loại thành 4 nhóm theo thang đo AUDIT như sau: Phân loại. 9. mức. độ. nguy. cơ. đối. với. sức khỏe do SDRB [19], [80]:. <8 điểm: uống rượu bia hợp lý, nguy cơ thấp. 8-15. điểm:. uống. rượu bia ở mức nguy cơ. 16-19 điểm: uống. Tỷ lệ các nhóm mức độ sử dụng. Thứ tự. Phân tích trên SPSS. rượu bia. rượu bia ở mức có hại. ≥. 20. điểm:. thuộc/nghiện. phụ rượu. bia. [19], [47] Sử 10 rượu. dụng Là biến số nhị giá bia. Có: điểm AUDIT. chưa hợp ≥8. Tỉ lệ có không. Thứ tự. Phân tích trên SPSS.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 32. lý. (biến. số. điểm. Không:. phụ AUDIT<8.. thuộc). [19], [47].. MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC Có 2 giá trị Có:. khi. người. được phỏng vấn trả lời lời về hành vi đã từng uống hết 1 đơn vị rượu: tương đương với 10 gam etanol nguyên. chất. chứa. trong dung dịch uống (khoảng 2/3 chai bia 11. Đã từng. 500 ml hoặc 01 lon Tỷ lệ có -. SDRB:. bia 330 ml 5%, 1 cốc. không. Nhị giá. Phát vấn. Danh định. Phát vấn. bia hơi 330 ml, 1 ly nhỏ 100 ml rượu vang 13,5%, 1 chén 30 ml rượu mạnh 40% 43%) Không: khi chưa từng uống hoặc chưa uống tới liều lượng đó tính đến thời điểm hiện tại [23]. 12 Loai rượu Có 4 giá trị:. Tỷ lệ các. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 33. bia thường sử dụng. loại rượu. Bia. Rượu thủ công: là bia thường loại rượu được hộ gia. sử dụng. đình sản xuất thủ công tại địa phương Rượu công nghiệp: là loại rượu được sản xuất hàng loạt theo quy. trình. công. nghiệp. Sản phẩm có cồn khác (Tính Tuổi lần 13. đầu tiên SDRB. theo. tuổi. Dương lịch): người Tuổi trung được phỏng vấn trả. bình sử. lời về tuổi lần đầu dụng rượu tiên uống hết 1 đơn vị. Định lượng. Phát vấn. bia. rượu. Gồm 5 giá trị: Người khác rủ rê Lý do 14 uống rượu bia. Bị ép buộc Giao tiếp xã hội Có chuyện vui Có chuyện buồn. Tỷ lệ các giá trị lý do sử dụng. Danh định. Phát vấn. Danh định. Phát vấn. rượu bia. Lí do khác 15. Nơi. Gồm 4 giá trị:. Tỷ lệ các. thường. Tại nhà. nhóm nơi.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 34. xuyên. Tại quán. xuyên uống. bia. Nơi khác. rượu bia. đang hút thuốc lá không?. Gồm 2 giá trị :. Tỷ lệ có-. Có. không. Không. đình có. Nhị giá. Phát vấn. Nhị giá. Phát vấn. Tỷ lệ có-. Trong gia. 17. thường. uống rượu. Hiện có 16. Tại nơi làm việc. không. Gồm 2 giá trị :. người. Có. nghiện. Không. rượu bia. 18. 18. Cân nặng:. Cân nặng hiện tại. Tỷ lệ các. đơn vị là kilogam. nhóm BMI. (kg).. Chiều. Chiều cao: đơn vị. cao. là mét (m).. Định lượng. Tỷ lệ các. Định. nhóm BMI. lượng. Phát vấn. Phát vấn. Gồm 5 biến: Bệnh tăng huyết áp, Bệnh tim mạch, Bệnh thận,. 19. Bệnh mạn tính. Bệnh. khớp,. Bệnh. Tỷ lệ các. khác (ghi rõ). Mỗi bệnh mạn bệnh là 1 biến nhị giá. Nhị giá. Phát vấn. tính. gồm 2 giá trị: Có Không. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 35. 2.3.2. Các chỉ số và tiêu chí đánh giá Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An gồm:. - Tỷ lệ Sử dụng rượu bia hợp lý, nguy cơ thấp - Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ - Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở mức có hại - Tỷ lệ phụ thuộc/nghiện rượu bia 2.4 Phương pháp thu thập thông tin 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn, đã được hiệu chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu, với cấu trúc gồm 4 phần: (Phụ lục 2) Phần A: Thông tin cá nhân gồm 9 câu hỏi, nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm dân số, kinh tế xã hội của nhân viên y tế. Phần B: bộ công cụ AUDIT gồm 10 câu hỏi Phần C: hành vi sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan khác gồm 7 câu hỏi Phần D: chỉ số đo sức khỏe và tiền sử bệnh gồm 3 câu hỏi. 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. ❖ Giai đoạn 1: Chuẩn bị Bước 1: Liên hệ giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Thuận An để xin phép được tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm. Bước 2: Liên hệ các trưởng khoa/phòng trước khi tiến hành khảo sát để cung cấp thông tin về nghiên cứu, xin sự hỗ trợ cũng như hẹn thời gian không.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 36. gian cụ thể. Đồng thời, chuẩn bị số lượng phiếu khảo sát theo số liệu nhân viên hiện có của mỗi khoa/ phòng. ❖ Giai đoạn 2: Thu thập dữ kiện Bảng câu hỏi phát vấn Tiến hành khảo sát vào cuối buổi giao ban của mỗi khoa. Đối với những khoa chia nhiều ca làm việc thì khảo sát nhiều lần để hạn chế việc mất mẫu. Bước 1: Nghiên cứu viên giải thích lý do tiến hành nghiên cứu, phát phiếu khảo sát, hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của đối tượng, quan sát đối tượng Phát vấn vào phiếu khảo sát. Bước 2: Sau thời gian 20 phút, tiến hành thu lại phiếu khảo sát sau 15 phút Bước 3: Liên hệ và thu thập lại những đối tượng vắng mặt trong lúc khảo sát hoặc có việc đột xuất chưa hoàn thành phiếu khảo. sát. 2.5 Phân tích và xử lý số liệu Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.01 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả: tính tần số, tỷ lệ các biến số. Thống kê phân tích: xác định mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc: sử dụng kiểm định Chi bình phương hoặc kiểm định Fisher chính xác nếu tỷ lệ các ô có vọng trị < 5 là quá 20%. Mức độ kết hợp giữa biến phụ thuộc và biến độc lập được xác định bằng tỷ số số chênh OR với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%). 2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 37. 2.6.1 Sai số Tính chân thật ở câu trả lời của đối tượng người uống nhiều rượu có xu hướng khai báo ít hơn so với thực tế. Thu thập thông tin về sử dụng rượu bia trong một thời gian dài có thể dẫn đến sai lệch hồi tưởng 2.6.2 Biện pháp hạn chế sai số Sử dụng đúng phương pháp nghiên cứu. Thiết kế bộ câu hỏi đúng theo mục tiêu nghiên cứu. Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí đưa vào và tiêu chí loại ra trong nghiên cứu. Đối tượng được cung cấp thông tin về mục đích nghiên cứu, giải thích việc làm khảo sát không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò quan trọng của đối tượng khi tham gia nghiên cứu. Điều tra viên giải thích và hướng dẫn trả lời từng câu hỏi trước khi phát phiếu khảo sát. Sử dụng hình minh họa các dụng cụ chứa rượu nhằm tránh sai số ước lượng uống rượu. Đảm bảo khoảng cách riêng tư nhằm tránh sự trao đổi gây nhiễu thông tin thu thập Trường hợp đối tượng vắng mặt tại thời điểm khảo sát có việc đột xuất chưa hoàn thành phiếu khảo sát, nghiên cứu viên sẽ liên hệ hẹn gặp lại, đưa phiếu khảo sát và theo dõi đối tượng hoàn thành phiếu khảo sát, kiểm tra và thu lại phiếu khảo sát sau khoảng thời gian 20 phút. Thông tin bộ câu hỏi được thu thập bằng cách phát vấn sẽ giúp hạn chế đối tượng nghiên cứu khai báo ít hơn so với thực tế, kiểm soát sai lệch thông tin. Kiểm tra tính hợp lệ ngay của bộ câu hỏi sau khi khảo sát..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 38. 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương Trường Đại học Thăng Long thông qua. Các đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích của nghiên cứu. Các thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi với các nội dung không ảnh hưởng đến quyền lợi tự do cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu. Chỉ tiến hành phỏng vấn khi được sự chấp nhận của người tham gia nghiên cứu. Người tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện, đối tượng có quyền chấm dứt nghiên cứu bất cứ khi nào và có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào của bảng câu hỏi. Thông tin chỉ được thu thập trong quá trình nghiên cứu. Thông tin nhận dạng của đối tượng sẽ không được ghi vào phiếu câu hỏi. Đảm bảo các thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn được giữ bí mật hoàn toàn. 2.8 Hạn chế của nghiên cứu Có ít nghiên cứu tại Việt Nam nghiên về các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia đối tượng là nhân viên y tế, vì vậy việc so sánh với các y văn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang nên kết quả chỉ phản ánh thực trạng sử dụng rượu bia phân bố theo các yếu tố liên quan tại thời điểm nghiên cứu và không thể xác định trình tự thời gian nhân quả ảnh hưởng lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe cộng đồng. Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang có phân tích nên không xác định được mối quan hệ nhân quả.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 39. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Đặc tính dân số xã hội của nhân viên y tế (n=390) Đặc tính dân số. Số lượng. Tỷ lệ (%). Nam. 155. 39,7. Nữ. 235. 60,3. <30 tuổi. 94. 24,1. 30-40 tuổi. 203. 52,1. >40 tuổi. 93. 23,8. Kinh. 367. 94,1. Khác. 23. 5,9. Nơi ở hiện. Thành thị. 376. 96,4. tại. Nông thôn. 14. 3,6. Có vợ/ chồng. 282. 72,3. Tình trạng. Độc thân. 99. 25,4. hôn nhân. Ly hôn/ ly thân. 6. 1,5. Góa. 3. 0,8. Giới tính. Nhóm tuổi. Dân tộc. Về đặc điểm của nhân viên y tế, kết quả nghiên cứu cho thấy. Các đối tượng phân bố tương đối đồng đều ở các nhóm tuổi dưới 30 tuổi và nhóm tuổi trên 40 tuổi, nhóm tuổi từ 30-40 chiếm tỷ lệ cao nhất 52,1%. Trong đó, đa phần đều là dân tộc Kinh, dân tộc khác chiếm 5,9% gồm dân tộc Khmer, K’ho và Hoa. Xét về tình trạng hôn nhân của những người tham gia nghiên cứu, số người đã kết hôn chiếm gấp gần 3 lần người còn độc thân. Đa số đối tượng sống ở thành thị, có 3,6% đối tượng sống ở vùng nông thôn..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 40. Bảng 3.2. Đặc tính dân số xã hội của nhân viên y tế (n=390) Đặc tính dân số. Số lượng. Tỷ lệ (%). Bác sĩ. 83. 21,3. Điều dưỡng. 157. 40,3. Chuyên môn. Hộ sinh. 25. 6,4. hiện tại. Hành chính văn phòng. 15. 3,8. Kỹ thuật viên. 49. 12,6. Khác:. 61. 15,6. <6.000.000. 97. 24,9. 6.000.000-8.000.000. 140. 35,9. > 8.000.000. 153. 39,2. THCN, CĐ. 244. 62,6. Đại học. 110. 28,2. Sau đại học. 36. 9,2. Kinh tế. Trình độ học vấn cao nhất. Đối tượng tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng chiếm 40,3%. Có 37,4% đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ đại học và sau đại học, Cao đẳng và Trung học chiếm 62,6%. Mức thu nhập bình quân đầu người >3.000.000 chiếm 57,0%. Mức thu nhập bình quân đầu người >8.000.000 chiếm 39,2%. 3.2.. Thực trạng sử dụng rượu bia Bảng 3.3 Tuổi sử dụng rượu bia lần đầu của nhân viên y tế (n=390). Đặc điểm Tuổi SDRB. Trung bình. Giá trị nhỏ nhất. 20. 15. Giá trị lớn nhất 30. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 41. Tuổi bắt đầu uống rượu bia được tính từ lần đầu tiên uống hết 1 đơn vị rượu. Tuổi SDRB lần đầu của nhân viên y tế tham gia nghiên cứu có giá trị trung bình là 20, giá trị nhỏ nhất là 15, lớn nhất là 30. Bảng 3.4. Tần suất và mức độ sử dụng rượu bia (n=390) Đặc điểm. Số lượng. Tỷ lệ. Không bao giờ. 139. 35,6. ≤1 lần/tháng. 125. 32,1. 2-4 lần/tháng. 101. 25,9. 2-3 lần/tuần. 23. 5,9. ≥4 lần/tuần. 2. 0,5. 1-2 ĐVR. 255. 65,4. 3-4 ĐVR. 57. 14,6. 5-6 ĐVR. 55. 14,1. 7-9 ĐVR. 18. 4,6. ≥10 ĐVR. 5. 1,3. 259. 66,4. Uống hết ≥6 ĐVR/lần uống Ít hơn hằng tháng. 66. 16,9. (Uống quá chén). Hằng tháng. 62. 15,9. Hằng tuần. 3. 0,8. Tần suất uống rượu bia 12 tháng qua. Lượng rượu/bia thường uống. Không bao giờ. Tính chung trong tất cả nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, người uống rượu/bia trung bình 2 đến 4 lần mỗi tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (25,9%). Các tần suất uống cao hơn (2-3 lần/tuần và ≥4 lần/tuần) có tỉ lệ giảm dần, lần lượt là 5,9% và 0,5%. Những người có uống rượu/bia trong 12 tháng qua thường uống 5-6 ĐVR trong 1 lần uống (14,1%). Có 65,4% đối tượng cho biết chỉ uống 1-2.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 42. ĐVR trong một lần uống, trong khi tỷ lệ người uống từ 10 ĐVR trở lên /lần là 1,3%. Lấy ngưỡng uống quá chén là khi số ĐVR/lần uống bằng hoặc lớn hơn 6, uống quá chén trong 1 năm vừa qua. Cụ thể hơn, 15,9% trả lời có uống quá chén hằng tháng và 0,8% có uống quá chén hằng ngày hoặc gần như hằng ngày. Bảng 3.5. Đã từng sử dụng rượu bia trước đây ở nhân viên y tế (n=390) Đặc điểm Đã từng sử dụng rượu bia Sử dụng rượu bia. Tần số. Tỷ lệ (%). Có. 262. 67,2. Nam. 145. 93,5. Nữ. 117. 49,8. Tỷ lệ nhân viên y tế đã từng 1 lần sử dụng trước đây là 67,2%. Trong đó tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở nam chiếm đa số. Bảng 3.6. Hành vi sử dụng rượu bia của nhân viên y tế (n=262) Hành vi sử dụng rượu bia. Loại rượu bia thường sử dụng. Lý do sử dụng rượu bia. Số lượng. Tỷ lệ (%). Bia. 252. 96,1. Rượu thủ công. 97. 37,0. Rượu công nghiệp. 25. 9,5. Khác. 57. 21,8. Người khác rủ rê. 169. 64,5. Bị ép buộc. 14. 5,3. Do giao tiếp xã hội. 201. 76,7. Có chuyện vui. 101. 38,5. Có chuyện buồn. 60. 22,9. Lý do khác. 39. 14,9. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 43. Hành vi sử dụng rượu bia. Số lượng. Tại nhà. Tỷ lệ (%). 160. 61,1. 0. 0. Tại quán. 229. 87,4. Nơi khác. 39. 14,9. Gia đình có người nghiện rượu. Có. 31. 7,9. bia. Không. 359. 92,1. Tại nơi làm việc. Nơi sử dụng rượu bia. Về loại rượu bia thường sử dụng: đa số đối tượng sử dụng bia trong nghiên cứu (96,1%), thấp nhất là rượu công nghiệp (0,7%). Về lý do SDRB: lý do giao tiếp xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (76,7%), thấp nhất là lý do khác (14,9%). Về nơi SDRB: chiếm tỷ lệ cao nhất là SDRB tại quán (87,4%), sử dụng tại nơi làm việc chiếm tỷ lệ thấp nhất (0%). Có 7,9% gia đình có người nghiện rượu bia. Bảng 3.7. Tình trạng hút thuốc lá, thể lực và mắc bệnh mạn tính của nhân viên y tế (n=390) Đặc điểm Hút thuốc lá. Số lượng. Tỷ lệ (%). Có. 63. 16,2. Không. 327. 83,8. 9. 2,3. Bình thường. 223. 57,2. Thừa cân. 132. 33,8. Béo phì. 26. 6,7. Tăng huyết áp. 17. 4,4. Đái tháo đường. 4. 1,0. Tim mạch. 2. 0,5. Gầy Thể trạng. Bệnh mạn tính.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 44. Đặc điểm. Số lượng. Tỷ lệ (%). 8. 2,1. Bệnh khác. Tỷ lệ người có thể trạng bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất: 57,2%. Tỷ lệ béo phì ở người tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp 6,7%. Kết quả cho thấy nhân viên y tế có các bệnh mạn tính, trong đó tăng huyết áp chiếm 4,4%, đái tháo đường 1%. Trong 390 đối tượng tham gia nghiên cứu có 16,2% người hút thuốc lá. Bảng 3.8: Đặc điểm sử dụng rượu bia (n=390) Điểm. Số. Tỷ lệ. AUDIT. lượng. %. Uống rượu bia hợp lý, nguy cơ thấp. 0–7. 319. 81,8. Nguy cơ. 8 – 15. 55. 14,1. Có hại. 16 – 19. 14. 3,6. ≥ 20. 2. 0,5. Có. ≥8. 71. 18,2. Không. <8. 319. 81,8. Đặc điểm Mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng rượu. Phụ thuộc/nghiện rượu bia Sử dụng rượu bia chưa hợp lý (AUDIT ≥8). *Chú thích: Nguy cơ thấp: AUDIT <8; Nguy cơ: AUDIT =8-15; Có hại: AUDIT =16-19; Nghiện/phụ thuộc: AUDIT ≥20. Trong tất cả 390 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, có 18,2% số người sử dụng rượu bia chưa hợp lý. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ với điểm AUDIT từ 8 đến 15 là 14,1%, trong nhóm sử dụng rượu bia chưa hợp lý, theo sau lần lượt là nhóm Nhóm sử dụng rượu bia ở mức có hại (3,6%) và nhóm nghiện/phụ thuộc (0,5%).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 45. 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí và các đặc tính của đối tượng nghiên cứu 3.3.1. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với đặc tính mẫu Bảng 3.9 Mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí và đặc tính của nhân viên y tế (n=390) Sử dụng rượu bia Đặc tính dân số xã hội. Giới tính. Nhóm tuổi. Chưa hợp lí. Hợp lí. OR (KTC. (n=71). (n=319). 95%). SL. %. SL. %. Nam. 70. 45,2. 85. 54,8. 192,7. Nữ. 1. 0,4. 234. 99,6. (26,36-1409,0). <30 tuổi. 6. 6,4. 88. 93,6. 30-40 tuổi. 24. 11,8. 179. 88,2. >40 tuổi. 41. 44,1. 52. 55,9. 0,51 (0,20-1,29) 0,09 (0,03-0,22). p. 0,00. 0,15. 0,00. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lý với giới tính. Nam giới có khả năng sử dụng rượu bia cao hơn nữ giới, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê OR= 192,7 ( (26,361409,0) và p =0,000. Có mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí giữa hai nhóm tuổi >40 và nhóm <30, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê ( p =0,000). Cụ thể nhóm có độ tuổi >40 tuổi có tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý thấp hơn so với nhóm < 30 tuổi OR=0,09 (0,03-0,22).

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 46. Bảng 3.10 Mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí và đặc tính của nhân viên y tế (n=390) Sử dụng rượu bia Đặc tính dân số xã hội. Dân tộc. Nơi ở hiện tại. Hợp lí. OR (KTC. (n=71). (n=319). 95%). SL. %. SL. %. Kinh. 63. 17,2. 304. 82,8. Khác. 8. 34,8. 15. 65,2. Thành thị. 68. 18,1. 308. 81,9. Nông thôn. 3. 21,4. 11. 78,6. 61. 21,6. 221. 78,4. Có vợ/ chồng Tình trạng Độc thân hôn nhân. Chưa hợp lí. Ly hôn/ ly thân Góa. 10. 10,1. 89. 89,9. 0,39 (0,16-0,96). 0,81 (0,22-3,00). 2,46 (1,20-5,00). p. 0,03. 0,8. 0,01. 0. 0. 6. 100. 0. 0,19. 0. 0. 3. 100. 0. 0,36. Có mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí và dân tộc, sự khác nhau có ý nghĩa thống và (p =0,03). Nhân viên y tế người có khả năng sử dụng rượu bia chưa hợp lí thấp hơn 4,5107 lần so với các nhân viên thuộc dân tộc khác. Về tình trạng hôn nhân, có mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lý. Nhóm có vợ/chồng là cao hơn so với nhóm chưa lập gia đình sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,01. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 47. Bảng 3.11 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia và đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n=390) Sử dụng rượu bia Đặc tính dân số xã hội. Trình độ chuyên môn cao nhất. THCN, CĐ Đại học Sau đại học. <6.000.000 Kinh. tế. gia đình. 6.000.0008.000.000 > 8.000.000. p. Chưa hợp lí. Hợp lí. OR (KTC. (n=71). (n=319). 95%). SL. %. SL. %. 39. 16,0. 205. 84. 20. 18,2. 90. 81,8. 12. 33,3. 24. 66,7. 16. 16,5. 81. 83,5. 27. 19,3. 113. 80,7. 28. 18,3. 125. 81,7. 1,10 (0,59-2,04) 0,49 (0,22-1,08). 0,83 (0,41-1,63) 0,88 (0,45-1,73). 0,76. 0,07. 0,58. 0,71. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí với trình độ chuyên môn, kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 48. 3.3.2. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí với một số hành vi và tình trạng sức khỏe. Bảng 3.12 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí và tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế (n=390) Sử dụng rượu bia Đặc tính dân số xã. Chưa hợp lí. Hợp lí. OR (KTC. hội. (n=71). (n=319). 95%). SL. %. SL. %. Tăng huyết Có. 7. 41,2. 10. 58,8. 3,39. áp. 64. 17,2. 309. 82,8. (1,24-9,21). 0. 0. 4. 100. 71. 18,8. 315. 81,6. 1. 50,0. 1. 50,0. 4,5. Đái. Không tháo Có. đường. Không. Bệnh mạn Có tính khác. 0. Không. 70. 18,0. 318. 82,0. (0,28-73,5). Có. 6. 25,9. 20. 74,1. 1,60. Không. 65. 17,9. 299. 82,1. (0,65-3,95). có Có đang hút Không thuốc lá. 33. 52,4. 30. 47,6. 8,37. 88,4. (4,60-15,23). Béo phì Hiện. 38. 11,6. 289. p. 0,01. 0,34. 0,24. 0,3. 0,00. Đối tượng có bệnh mạn tính tăng huyết áp có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao gấp 3,39 (1,24-9,21) lần so với đối tượng không có bệnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,01). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa SDRB với hành vi hút thuốc lá. Người hút thuốc lá có tỷ lệ SDRB cao gấp 2,06 lần người không hút thuốc lá với p<0,001 (KTC 95% 1,76 – 2,42).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 49. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa SDRB với bệnh đái tháo đường, bệnh mạn tín và tình trạng béo phì của người được phỏng vấn, 3.4. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia chưa hợp lí Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia chưa hợp lí đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) (n=390) SDRB chưa hợp lí. Đặc tính dân số xã hội. Có (n=71). Không (319). SL. %. SL. %. Nam. 70. 45,2. 85. 54,8. Nữ. 1. 0,4. 234. 99,6. <30 tuổi. 6. 6,4. 88. 93,6. 30-40 tuổi. 24. 11,8. 179. 179. >40 tuổi. 41. 41,1. 52. 5,9. OR đơn biến. OR (CI 95%). Giới tính. Nhóm tuổi. 174,8. 149,3. (26,36-1409,0) (19,5-113,8). 0,51. 0,57. (0,20-1,29). (0,19-1,73). 0,09. 0,11. (0,03-0,22). (0,03-0,35). Trong mô hình hồi quy đa biến, hiệu chỉnh theo giới, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, hút thuốc lá, bệnh tăng huyết áp các yếu tố liên quan với hành vi SDRB là: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính với SDRB của đối tượng nghiên cứu với p<0,001. Nhân viên y tế nam có tỷ lệ SDRB chưa hợp lí cao hơn nữ. Có mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí giữa hai nhóm tuổi >40 và nhóm <30, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê. Cụ thể nhom có độ tuổi.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 50. >40 tuổi có tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý thấp hơn so với nhóm < 30 tuổi. Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia chưa hợp lí đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) (n=390) Đặc tính dân số xã hội. SDRB chưa hợp lí Có (n=71). Không (319). OR đơn biến. OR (CI 95%). SL. %. SL. %. 63. 17,2. 304. 82,8. 0,39. 0,29. 8. 34,8. 15. 65,2. (0,16-0,96). (0,07-1,08). Có. 7. 41,2. 10. 58,8. 3,39. 2,44. Không. 64. 17,2. 309. 82,8. (1,24-9,21). (0,54-11,12). Có. 33. 52,4. 30. 47,6. 8,37. 1,69. Không. 38. 11,6. 289. 88,4. (4,60-15,23). (0,79-3,64). Dân tộc Kinh Khác Tăng huyết áp. Hút thuốc lá. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí với đặc điểm dân tộc, tình trạng hút thuốc lá, và bệnh nhân tăng huyết áp.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 51. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN Mẫu nghiên cứu được tiến hành trên 402 nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, số nhân viên y tế đồng ý tham gia nghiên cứu là 390 người chiếm tỷ lệ 97%. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được một số đặc tính của mẫu nghiên cứu như sau: Có sự phân bố không đồng đều về giới tính trong mẫu nghiên cứu, số đối tượng là nữ chiếm cao hơn nam (60,3% so với 39,7%) (Bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu phù hợp với đặc tính chung của trung tâm y tế với số lượng điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao và đa số điều dưỡng là nữ. Hơn một nửa nhân viên y tế của trung tâm có độ tuổi từ 30-40 tuổi với tỷ lệ 52,1% vì đây là nhóm tuổi nằm trong độ tuổi lao động. Hai nhóm tuổi dưới 30 tuổi và trên 40 tuổi có tỷ lệ tương đương nhau và lần lượt là 24,1% và 23,8%. Hầu hết đối tượng nghiên cứu là dân tộc kinh chiếm 94,1% và ở thành thị chiếm 96,4%. Có 72,3% đối tượng đã kết hôn, 25,4% đối tượng độc thân, tỷ lệ ly hôn/ly thân và góa lần lượt là 1,5% và 0,8%. Về trình độ học vấn có 21,3% đối tượng nghiên cứu là bác sĩ, tỷ lệ điều dưỡng chiếm cao nhất 40,3% các đối tượng khác kỹ thuật viên, hộ sinh, nhân viên thuộc khối hành chính lần lượt chiếm tỷ lệ 12,6%; 6,4% và 3,8%. Thu nhập từ trên 8.000.000 chiếm tỷ lệ cao nhất 39,2%, tỷ lệ thu nhập dưới 6.000.000 chiếm tỷ lệ thấp nhất 24,9%. Mức thu nhập này phù hợp với mức lương cơ bản vùng và tăng thu nhập tại trung tâm y tế thành phố Thuận An. Trình độ học vấn đa số là trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chiếm 62,6%, tiếp đến là đại học chiếm 28,2%, cao đẳng chiếm 20,8% và sau đại học chiếm 9,2%. Kết quả này phù hợp với tỷ lệ điều dưỡng/nữ hộ sinh chiếm.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 52. tỷ lệ cao nhất và đa số điều dưỡng/nữ hộ sinh tại trung tâm y tế thành phố Thuận An có trình độ trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng. 4.1. Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An 4.1.1. Tuổi lần đầu sử dụng rượu bia Theo kết quả nghiên cứu, tuổi sử dụng rượu bia lần đầu trung bình là 20 tuổi, tuổi nhỏ nhất sử dụng rượu bia lần đầu là 15 tuổi và lớn nhất là 30 tuổi. Tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia ở một số nghiên cứu tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 17-18 tuổi [4], [2], [31]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tuổi lần đầu sửa dụng rượu bia cao hơn ở một số nghiên cứu. Tuổi lần đầu SDRB cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa-xã hội và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các khu vực. Trẻ em trai có tỷ lệ sử dụng rượu bia ở lứa tuổi nhỏ cao hơn trẻ gái trong các nghiên cứu thực hiện trên thế giới [7]. Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với trẻ nam nên tuổi uống rượu bia có thể cao hơn những nghiên cứu khác. Theo một nghiên cứu của Học viện Cảnh sát Nhân dân năm 2015 thì phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70% và nguyên nhân của vi phạm pháp luật do sử dụng rượu, bia chủ yếu nằm trong độ tuổi 16 đến 30. Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu, bia trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống. Những hậu quả đó là: khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần, nguy cơ có hành vi bạo lực sau khi uống rượu, bia cao gấp 6 lần, nguy cơ gây tai nạn giao thông cao gấp hơn 6 lần, gây chấn thương cao gấp gần 5 lần [35]. Vì vậy cần có các biện pháp nhằm hạn chế SDRB ở độ tuổi chưa thành niên hiện nay tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, các biện pháp trên có thể là luật cấm bán rượu bia cho người chưa thành niên, không phục vụ rượu bia. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 53. cho họ ở các quán ăn uống kinh doanh rượu bia, nghiêm cấm SDRB ở trường học. 4.1.2. Tần suất uống rượu bia trong 12 tháng qua Khi được hỏi về tần suất uống rượu bia trong 12 tháng qua đa số đối tượng đều trả lời sử dụng dưới 4 lần/tháng, trong đó “không bao giờ” chiếm 25,6%, 1 lần/tháng chiếm 32,1% và từ 2-4 lần/tháng chiếm 25,9%. Chỉ có 5,9% đối tượng trả lời sử dụng rượu bia từ 2-3 lần/tuần và 0,5% trả lời sử dụng từ 4 lần/tuần trở lên. Tỷ lệ này cho thấy tần suất uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu ở mức trung bình. Đối tượng trong nghiên cứu là nhân viên y tế hầu hết làm việc trong giờ hành chính từ thứ 2-thứ 7, cùng với Luật phòng, chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập” [34]. Do đó thời gian sử dụng rượu bia có thể là vào cuối tuần do đó đa số đối tượng nghiên cứu đa số sử dụng rượu bia từ 4 lần trở xuống trong 1 tháng. Lượng rượu bia/ 1 lần uống Ngoài tần suất sử dụng thì số lượng sử dụng rượu bia cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng nghiện rượu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có uống rượu/bia trong 12 tháng qua thường uống 1-2 ĐVR trong 1 lần uống (65,4%), 3-4 ĐVR/lần uống và 5-6 ĐVR/lần uống chiếm tỷ lệ bằng năng lần lượt là 14,6% và 14,1%. Số người tiêu thụ lượng rượu/bia từ 10 ĐVR trở lên chiếm 1,3%. Tần xuất uống quá chén Bên cạnh đó thì tỉ lệ uống “quá chén” (uống từ 6 đơn vị rượu chuẩn trở lên) cũng là chỉ số quan trọng trong đánh giá tình hình sử dụng rượu bia vì chỉ.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 54. số này có liên quan chặt chẽ với các hậu quả về sức khoẻ và kinh tế, xã hội do rượu gây ra. Ngoài ra, Việc sử dụng quá nhiều rượu bia cho 1 lần uống thì khả năng bị ngộ độc rượu là rất cao và dễ dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận và gây tử vong. Lấy ngưỡng uống quá chén là khi số ĐVR/lần uống từ 6 lần trở lên, đa số đối tượng đều trả lời không bao giờ uống quá chén chiếm 66,4%, ít hơn hàng tháng chiếm 16,9% và hàng tuần chiếm 0,8%. Kết quả này cũng tương đương với kết quả của quả “Điều tra sức khoẻ thế giới” do WHO thực hiện năm 2003 trên 1.820 nam và 2.187 nữ từ 18 tuổi trở lên ở Việt Nam, tỉ lệ “quá chén” ở nam giới là 10,2% [67] và kết quả nghiên cứu của Mai Bảo Anh tại tỉnh Bắc Ninh, năm 2007 là 13,6%. Tần suất uống quá chén ở đối tượng trong nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Minh Hoàng cho thấy tỉ lệ uống “quá chén” là 35,2%. 4.1.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia theo thang đo AUDIT của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An Mức độ nguy cơ đối với sức khỏe Về mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng rượu/bia hầu hết đối tượng uống rượu bia ở mức hợp lý, nguy cơ thấp chiếm 81,8%; sử dụng rượu bia ở mức độ nguy cơ chiếm 14,1%; mức có hại 3,6%; mức phụ thuộc/nghiện rượu bia chiếm tỷ lệ thấp 0,5%. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh cho thấy người có mức độ SDRB nguy cơ thấp chiếm 88,2%, LDRB chiếm 11,8%, người SDRB ở mức độ rối loạn, và đối tượng phụ thuộc rượu bia cần giới thiệu tới cơ sở điều trị nghiện rượu bia trong nghiên cứu này là ít chỉ chiếm 0,6% [31]. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Kim Bảo Giang (4,3%) [11]. Điều này có thể lý giải do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trên nhân viên y tế khác với cơ cấu tuổi và lao động tại địa phương trên cả nước và có kiến thức về tác. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 55. hại của việc lạm dụng rượu bia do đó việc thường xuyên uống rượu là ít, dẫn đến lạm dụng rượu bia, phụ thuộc rượu bia sẽ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nhân viên y tế, đây là một lợi thế sức khỏe của nhóm dân số này. Kết quả nghiên cứu có 81,8% người SDRB mức nguy cơ thấp, cần thông tin tuyên truyền tác hại của việc sử dụng quá mức, lạm dụng rượu bia. Có 14,4% người SDRB ở mức nguy cơ cần can thiệp bằng giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi có hại hướng đến hành vi tốt cho sức khỏe. Kết quả 3,6% người có mức độ sử dụng rượu có hại, cần được tư vấn theo dõi hành vi, sức khỏe. Và điều đáng mừng trong nghiên cứu này là tỷ lệ người phụ thuộc rượu bia cần chẩn đoán và điều trị nghiện rượu chiếm tỷ lệ nhỏ 0,6%. Kết quả nghiên cứu trên một phần nhờ vào công tác chăm sóc sức khỏe tốt của địa phương, cần được duy trì, và một phần do đối tượng là nhân viên y tế có kiến thức về tác hại của rượu bia và có ít thời gian lạm dụng rượu bia như đã nêu ở trên. Sử dựng rượu bia chưa hợp lý khi điểm AUDIT từ 8 trở lên chiếm 18,2% 4.1.4. Hành vi sử dụng rượu bia của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An Loại rượu bia thường sử dụng Bia là loại được sử dụng nhiều nhất chiếm 96,1%, tiếp đến là rượu thủ công chiếm 37,0% và ít nhất là rượu công nghiệp chiếm 9,5%. Điều này phù hợp với các thống kê về kinh tế xã hội trong tiêu thụ, các nghiên cứu về thực trạng SDRB hiện nay của Việt Nam, tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh [31]. Người dân sử dụng rượu bia nhiều nhất có thể do sự gần gũi tiện ích và phù hợp vơi túi tiền của người dân Việt Nam trong văn hóa SDRB hiện nay và phù hợp với thống kê của WHO, trong các loại đồ uống có cồn được người Việt Nam sử dụng thì bia chiếm tỷ lệ cao nhất với 97%. Người dân có tỷ lệ sử.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 56. dụng rượu thủ công gấp nhiều lần rượu công nghiệp có thể do bắt nguồn từ nguồn văn minh lúa nước, tập quán sử dụng sản phẩm nông nghiệp là lúa gạo để tư sản xuất rượu từ lâu đời của mọi địa phương tại Việt Nam, từ đó nó phù hợp hơn với khẩu vị và túi tiền của người Việt Nam cũng như tính sẵn có, dễ dàng mua được. Từ thói quen SDRB nghiên cứu được, ta có thể có các can thiệp nhằm hạn chế các điểm bán, phục vụ rượu bia cho người chưa đủ tuổi thành niên, quản lý các lò rượu thủ công nhằm tránh gây ngộ độc thực phẩm – một vấn đề sức khỏe an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay cũng được dư luận rất quan tâm. Lý do sử dụng rượu bia Khi được hỏi về lý do sử dụng rượu bia hai lý do được trả lời nhiều nhất là “do giao tiếp xã hội” và “do người khác rủ rê" với tỷ lệ lần lượt là 76,7% và 64,5%. Tương tự như nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh nghiên cứu tại Củ Chi cũng cho thấy lý do giao tiếp xã hội và có chuyện vui, người khác rủ rê là chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên 60%. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phượng nghiên cứu trên các vùng sinh thái của Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ lý do sử dung rượu bia là do người khác rủ rê chiếm tỷ lệ cao nhất gần 50% [9], tỷ lệ này phù hợp với văn hóa phong tục của người Việt Nam, trọng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Lý do uống rượu bia lần đầu cũng như lần sau là vì muốn giao tiếp. Tập quán phổ biến ở Việt Nam là thường dùng rượu bia để ăn mừng các sự kiện hoặc các ngày lễ lớn trong năm. Vì vậy, phong tục tập quán và bối cảnh xã hội cũng góp phần tạo ra thói quen uống rượu bia trong thanh thiếu niên [5]. Địa điểm sử dụng rượu bia Đa số đối tượng sử dụng rượu bia tại các quán nhậu chiếm tỷ lệ 87,4% và tại nhà chiếm 61,1%. Điều này phù hợp với văn hóa của Việt Nam khi các quán nhậu phổ biến và rất dễ tiếp cận. Việc uống rượu bia tại quán có thể dẫn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 57. đến nhiều hành vi tiêu cực như tham gia giao thông về nhà khi đang trong tình trạng say xỉn, từ đó có thể đưa đến các vụ tai nạn đáng tiếc. Từ năm 2020 Quốc hội đã ban hành Luật phòng chống tác hại của rượu bia, nghiêm cấm toàn bộ hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong người [34]. Điều này sẽ làm góp phần làm giảm tỷ lệ tại nạn giao thông do sử dụng rượu bia. Gia đình có người nghiện rượu bia Có 7,9% đối tượng nghiên cứu trong gia đình có người nghiện rượu bia. Việc người thân là những người tiếp xúc gàn với đối tượng do đó nếu trong gia đình có người nghiện rượu bia có thể ảnh hưởng đến thói quen và hành vi sử dụng rượu bia của đối tượng. 4.1.5. Tình trạng hút thuốc lá, thể lực và mắc bệnh mạn tính của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân trực tiếp gây nhiều bệnh nguy hiêm cho người hút và người xung quanh, trong nghiên cứu này có 16,2% đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá. Kết quả này thấp hơn một số nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diễm Trinh và tác giả Trần Minh Hoàng. Điều này có thể được lý giải do đối tượng trong nghiên cứu chúng tôi là NVYT hiểu rõ về tác hại của thuốc lá cũng như môi trường làm việc không được sửa dụng thuốc lá. Theo khảo sát của người điều trị chứng nghiện rượu và nghiện ma túy có kết quả một phần ba các ca tử vong là do các nguyên nhân liên quan đến rượu, và một nửa có liên quan đến hút thuốc lá. Khoảng 80 đến 95% người nghiện rượu hút thuốc lá, tỷ lệ đó là cao hơn so với trong dân số nói chung 3 lần. Khoảng 70% người nghiện rượu là nghiện thuốc lá, so với 10% của dân số nói chung [38]. Do đó để nâng cao sức khỏe dân số cần có biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá này..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 58. Tỷ lệ béo phì thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ khá cao 40,5%. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh về tuần hoàn tim mạch, vì vậy nếu một người có các hành vi SDRB quá mức, hút thuốc lá cùng chỉ số cơ thể béo phì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Có 5,6% đối tượng nghiên cứu mặc các bệnh mạn tính, trong đó có 4,4% đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp, 1% mắc bệnh đái tháo đường và 0,5% mắc các bệnh lý về tim mạch. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến SDRB chưa hợp lý của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An. 4.2.1. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lý với đặc tính mẫu Nghiên cứu tìm các mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng rượu bia không hợp lý với giới tính, dân tộc, nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân. Cụ thể: Giới tính Nam có tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý cao hơn gấp nhiều lần so với nữ, nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố giới tính có tác động mạnh mẽ đến hành vi sử dụng rượu, lạm dụng, nghiện rượu bia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ giới sử dụng rượu bia không hợp lý, lạm dụng rượu bia rất thấp và hầu như không có. Kết quả này phù hợp với kết quả của nghiên cứu Điều tra Y tế quốc gia: tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới là 46% và nữ là 2% [1]. Sự khác biệt lớn về tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam và nữ cũng đã tìm thấy trong một số nghiên cứu ở Việt Nam và một số nước trong khu vự và trên thế giới [9], [31], [54], [47]. Sử dụng rượu bia là một vấn đề liên quan đến giới tính ở mọi nơi trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển uống rượu bia chủ yếu là nam giới, tại khu vực Đông Nam Á, ước tính khoảng 45% nam giới uống. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 59. rượu bia, trong khi nữ giới chỉ chiếm 5%, Lào có 19,2% nam giới và 5,3% nữ giới uống rượu bia. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, việc SDRB của nữ cũng chiếm một tỷ lệ khá cao gần bằng nam giới [7] Ở Ấn Độ, tỷ lệ năm giới có sử dụng rượu bia là 58,3%, nữ giới là 1,5% [54]. Ở nghiên cứu này, nam giới SDRB gấp 3,01 lần so với nữ giới mối liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,001 KTC 95%, tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trang thực hiện ở người dân ngoại thành Hà Nội có tỷ lệ SDRB có liên quan với giới tính, tỷ lệ ở nam và nữ lần lượt là 73,4% và 19,2%, tương tự kết quả của tác giả Hoàng Thị Phượng cũng phát hiện sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ SDRB giữa nam và nữ ở người dân một số tỉnh của Việt Nam. Nam uống rượu cao hơn gấp trên 50 lần so với nữ giới [9], [27]. Tuy nhiên, ở các nước phát triển thì sự chênh lệch giữa nam và nữ không đáng kể. Tại Scotland (2003) tỷ lệ nam SDRB rượu bia ít nhất 1 lần/tuần là 73%, nữ là 59% (P>0,05) [79]. Điều tra y tế quốc gia ở Mỹ (2001): 69,8% nam và 61,5% nữ giới uống rượu. Ở Canada, 82% nam giới và 76,8% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia [78]. Một nghiên cứu khác ở Brazil cũng cho biết 56,8% nam và 31,2% nữ giới ở nước này có sử dụng rượu bia [68]. Dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt rõ giữ tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nữ giới tại các nước phát triển cao hơn so với các nước đang phát triển, hành vi uống rượu ở nam và nữ đang ngày càng tương đồng ở nhiều nước công nghiệp. Nguyên nhân của sự khác biệt về SDRB giữa nàm và nữ ở các khu vực khác nhau có thể là do một số yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán cũng nhưn bình đẳng giữa nam và nữ. Nữ giới có khả năng và tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, trong khi ở các nước đang phát triển thì nữ giới kém bình đẳng hơn, vị thế xã hội cũng khác hơn so với phụ nữ ở các nước phát triển. Ngoài ra uống rượu bia cũng là một đặc điểm mang đặc trưng văn hoá giới ở một quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam. Trong văn hoá truyền thống, sử dụng rượu bia, thuốc lá là những hành vi.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 60. được mặc định chỉ dành cho nam giới. Thậm chí, nam tính được đánh giá thông qua những hành vi này. Người Việt Nam có câu “nam vô tửu như cờ vô phong” [“nam không uống rượu như cờ không có gió”]. Ẩn ý của câu châm ngôn này là nam giới không uống rượu bia thì không mạnh mẽ. Bên cạnh đó, điều này có thể là do đặc điểm sinh học của phụ nữ khác nam giới làm cho phụ nữ có nồng độ rượu trong máu cao hơn nam giới với cùng một lượng rượu khi uống [67] do đó phụ nữ thường dễ say hơn nam giới nên có thể uống rươu bia có vấn đề sức khỏe ít hơn. Dân tộc Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa dân tộc với tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý. Cụ thể tỷ lệ làm dụng rượu bia ở đối tượng là dân tộc kinh thấp hơn và bằng 0,39 lần đối tượng là dân tộc thiểu số. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý ở dân tộc thiểu số cao hơn dân tộc kinh [27] [31]. Điều này có thể được giải thích chủ yếu do sự khác biệt về văn hóa truyền thống từ lâu đời. Người dân tộc vốn có truyền thống uống rượu lâu đời, rượu được gắn với phong tục, truyền thống của người dân tộc như phong tục “cắt máu, uống rượu, ăn thề”, “phong tục uống rượu cần, múa sạp, múa sàn….Một điều nữa người dân tộc từ già, trẻ, gái, trai đều uống rượu và uống ở mức độ khá nhiều, thậm chí những trẻ em mới sinh ra cũng được cha mẹ cho nếm một chút rượu để tiếp nối cha anh. Kết quả này phù hợp với kết quả của Điều tra y tế quốc gia và nghiên cứu của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội [1]. Nhóm tuổi Tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý có liên quan đến nhóm tuổi, cụ thể nhóm có độ tuổi từ trên 40 tuổi có tỉ lệ SDRB chưa hợp lí thấp hơn so với nhóm tuổi dưới 30. Kết quả này phù hợp với kết qủa ghiên cứu của Mai Thị. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 61. Dung thực hiện tại 3 tỉnh Bắc, Trung, Nam của Việt Nam và nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh thực hiện ở Củ Chi. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phượng tỷ lệ SDRB tăng cao bắt đầu ở nhóm tuổi dưới 25, đạt đỉnh cao ở nhóm tuổi 35-44 và 45-60, sau đó giảm mạnh ở nhóm tuổi trên 60. Như vậy, việc sử dụng rượu bia tăng mạnh ở những người đang trong độ tuổi lao động, cho đến khi về hưu hoặc mất sức lao động thì việc SDRB sẽ giảm đi tại Việt Nam thì điều này phù hợp, [21], [9], [31]. Tình trạng hôn nhân Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nhóm có vợ/chồng thấp hơn so với nhóm chưa lập gia đình. Điều này cũng phù hợp với thực tế thường người có gia đình thường có ít thời gian hơn dành cho các sinh hoạt giải trí vì phải lo cho gia đình. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Hoàng Giang, tại tỉnh Hải Dương, năm 2011 cho thấy hành vi uống rượu bia của nam giới chịu ảnh hưởng nhiều bởi những người thân trong gia đình, đặc biệt là người vợ [10]. 4.2.2. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lý và tình trạng sự khỏe của đối tượng nghiên cứu Hút thuốc lá Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý với hành vi hút thuốc lá. Người hút thuốc lá có tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý cao gấp 2,06 lần người không hút thuốc lá. Kết quả này cũng Tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diễm Trinh và tác giả Trần Thị Huyền Trang [27], [31]. Theo các nghiên cứu trên thế giới với những người hút thuốc khả năng tiêu thụ rượu bằng 1,32 lần người không hút thuốc. Trong cuộc sống rượu bia và thuốc lá là 2 yếu tố thường đi cùng nhau, đặc biệt là nhóm người bị những sang chấn tâm lý (lo âu, trầm cảm) những người này thường mượn rượu bia và thuốc lá để giảm bớt căng thẳng hay trong vũ trường, quán bar, quán nhậu người ta thường hút thuốc lá và.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 62. uống rượu bia nhiều hơn những nơi khác. Một nghiên cứu thử nghiệm trên người tình nguyện của trường đại học Y Duke, Mỹ vào năm 2004 cũng cho thấy những người nghiện rượu có xu hướng hút thuốc lá nhiều hơn người không nghiện rượu và người hút thuốc có nhiều khả năng là người nghiện rượu [76]. Hút thuốc lá và sử dụng quá nhiều rượu là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư phổi và một số dạng ung thư khác, vì vậy việc LDRB và hút thuốc của nhân viên y tế ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, cần có các biện pháp can thiệp cụ thể phòng chống tác hại của LDRB và hút thuốc lá. Tăng huyết áp Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý với tăng huyết áp, cụ thể tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý ở những người tăng huyết áp cao gấp 3,39 lần so với người không tăng huyết áp. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh cũng cho kết quả tương tự người tăng huyết áp có tỷ lệ LDRB bằng 1,92 lần người không mắc bệnh. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần thực hiện trên 2000 người dân TP.HCM từ 25 đến 64 tuổi, nghiên cứu về hành vi và những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người lớn tại TP.HCM. Tỷ lệ lạm dụng thức uống có rượu giữa các nhóm huyết áp cao, tăng cholesterol huyết thanh, đường huyết cao và những nhóm bình thường tương ứng có ý nghĩa thống kê. Lạm dụng thức uống có rượu gây tăng huyết áp sẽ tăng gấp 1,6 lần so với người bình thường và gây cholesterol cao sẽ tăng gấp 1,5 lần so với người bình thường [6]. Với nhiều nghiên cứu tương tự, rượu bia và tăng huyết áp có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nên cần chú trọng truyền thông nhằm giảm thiểu tác hại của rượu bia đến sức khỏe và các bệnh không lây nhiễm.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 63. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu: “Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020 ”được tiến hành trên 390 nhân viên y tế cho kết quả như sau: 1. Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, Bình Dương năm 2020 Tỷ lệ nhân viên y tế đã từng sử dụng rượu bia trước đây là 67,2%. Tuổi trung bình sử dụng rượu bia lần đầu là 20. Các mức độ sử dụng rượu bia theo thang đo AUDIT: Nhóm có nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ 81,8%, nhóm có nguy cơ chiếm tỷ lệ 14,1%, nhóm sử dụng ở mức độ có hại chiếm tỷ lệ 3,6% và nhóm phụ thuộc/nghiện rượu bia chiếm 0,5%. Tỷ lệ sử dụng rượu bia chưa hợp lý ở nhân viên y tế là là 18,2%. 2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia chưa hợp lý Nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố liên quan đến mức độ sử dụng rượu bia gồm giới tính (nhân viên y tế nam có khả năng sử dụng rượu bia chưa hợp lý cao gấp 192,7 lần nữ), nhóm tuổi (đối tượng thuộc nhóm <30 tuổi có khả năng sử dụng rượu bia chưa hợp lý cao gấp 11 lần nhóm tuổi >40 tuổi. Các yếu tố khác như trình độ chuyên môn, nơi ở hiện tại, dân tộc, tình trạng hút thuốc lá, và bệnh nhân tăng huyết áp không liên quan đến mức độ sử dụng rượu bia của nhân viên y tế trong nghiên cứu này.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 64. KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu tỷ lệ sử dụng rượu bia chưa hợp lý và một số yếu tố liên quan ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An năm 2020 có một số khuyến nghị như sau: Về phía bệnh bệnh viện: Để giảm thiểu những tác hại do rượu bia, cần phải tiến hành các hoạt động theo dõi, đánh giá mức độ nguy hiểm để kịp thời áp dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ đối với nhân viên và người có nguy cơ sức khỏe do sử dụng rượu bia đặc biệt là đối tượng nam giới có độ tuổi trên 40 tuổi. Về bản thân nhân viên y tế: cần xây dựng các hành vi tốt cho sức khỏe như vận động thể chất, ăn uống hợp lý, cải thiện chỉ số BMI, tránh các hành vi sử dụng rượu bia không hợp lý, hút thuốc lá.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê (2003) Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002,, tế, B. Y., Government Document, 101, 2. Bộ Y tế, Tổng Cục thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2005) Điều tra Quốc gia về vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tr. 63 - 68. 3. Nguyễn Văn Huỳnh (2007) Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của vị thành niên và thanh niên ở tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, 4. Vũ Thị Mai Anh (2007) Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia của nam giới trong độ tuổi lao động xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2007, Đại học Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng, 5. Bùi Thị Hy Hân, Dương Thị Minh Tâm (2008) "Tình hình và các yếu tố dẫn đến việc uống rượu bia trong học sinh THPT tại Huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2008". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 12 (4), tr. 83 - 88. 6. Trần Thiện Thuần (2009) Hành vi và những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, tr. 51 - 62. 7. Nguyễn Thị Xuyên (2010) "Tình hình lạm dụng rượu bia trên thế giới và các chính sách phòng ngừa". Tạp chí Y Học Thực hành, 6 (722), pp. 73-80. 8. Bộ Y tế, Tổng Cục thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2010) Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam - Lần thứ hai, Hà Nội, tr. 18 - 77. 9. Hoàng Thị Phượng (2010) Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, 10. Nguyễn Hoàng Giang, Lê Thị Kim Ánh, Nguyễn Tuấn Hưng (2011) "Can thiệp giảm mức độ sử dụng rượu bia ở nam giới tại xã Lê Lợi, huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương năm 2009-2011". Tạp chí Y học thực hành, 5 tr. 116-119. 11. Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh (2011) "Tình hình sử dụng và lạm dụng rượu bia của người dân huyên Thanh Oai, Hà Nội và một số yếu tố liên quan". Tạp chí Y học Thực hành, 5 (764), 50 - 54. 12. Trương Quang Cường, Nguyễn Thanh Bình (2012) "Kiến thức, thái độ và hành vi sử dụng rượu bia của học sinh trường THPT Đồng Xoài tỉnh Bình Phước năm 2012". tr. 48 - 55. 13. Trần Thị Thanh Loan (2012) Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ xã hội học, tr. 18 - 23. 14. Nguyễn Thị Thiềng, Nguyễn Thị Minh Hoà, Hà Tuấn Anh (2012) "Ảnh hưởng của sử dụng rượu bia của các nạn nhân bị tai nạn giao thông nhập viện Việt Đức và Saint-Paul". Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội,Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Viện Dân số và các vấn đề xã hội, 15. Trần Thị Thanh Loan (2012) "Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội". tr. 18 - 23. 16. Đặng Văn Nguyên (2012) Rượu bia và những tác hại, Nội, S. Y. t. t. p. H., Government Document, 61, 17. Chính phủ (2012) Nghị định số 94 Về Sản xuất, kinh doanh rượu, phủ, C., Government Document, 66, 18. Hà Thị Thuận (2013) "Tỷ lệ trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và mối liên quan hành vi sử dụng rượu bia ở nam sinh trường THCS, THPT Lương Hòa, Bến Lức Long An, năm 2013". tr. 39 - 41. 19. Nguyễn Thanh Long (2013) Hướng dẫn Sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do sử dụng rượu bia, Bộ Y tế, 7..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 66 20. Huỳnh Văn Sơn (2013) "Mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi nam tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay". Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Số 55, tr. 173 -174. 21. Mai Thị Dung (2014) Tình hình sử dụng rượu/bia của người dân 3 tỉnh thuộc 3 miền bắc, trung, nam và mối liên quan với sức khỏe, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 28 - 46. 22. World Health Organization (2014) Tiêu thụ chất có cồn: mức độ và hình thức, Government Document, 82, 23. Chính Phủ (2014) Quyết định số 244/2014/TT-QĐ về chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, phủ, C., Government Document, 45, 24. Thủ tướng Chính phủ (2014) Quyết định về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, Phủ, C., Government Document, 22, 12 25. Bộ Công thương (2014) Thu nhập thứ 8, uống bia số 1, thương, B. c., Government Document, 83, 26. Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Phan Lê Thu Hằng, Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Hán (2015) "Kiến thức, thái độ, hành vi uống rượu bia của sinh viên đa khoa hệ dài hạn trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2015". 11, 25 27. Nguyễn Thị Trang (2016) Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của người dân tại huyện Quốc Oai Hà Nội năm 2016, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, tr. 23 - 47. 28. Trần Thị Huyền Trang (2017) Hành vi sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa y tế Công cộng trường Đại học Y Dược TP.HCM năm 2017, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược TP. HCM, 29. Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thiềng (2018) Tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam - Một số kết quả Điều tra quốc gia, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 30. 30. Angela M Wood, Stephen Kaptoge, Adam S Butterworth, Peter Willeit, Samantha Warnakula, Thomas Bolton, et al. (2018) "Risk thresholds for alcohol consumption: combined analysis of individual-participant data for 599 912 current drinkers in 83 prospective studies". The Lancet, 391 (10129), 1513-1523. 31. Lê Thị Diễm Trinh (2018) Tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở người lao động nhập cư trên 18 tuổi xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí MINH, 80-81. 32. World Health Organization (WHO) (2019) Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia, Hà Nội, 2. 33. Quốc Hội (2019) LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA, Hội, Q., Government Document, 14, 34. Quốc hội (2019) Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, hội, Q., Government Document, 97, 35. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Nam Định (2020) Tác hại của rượu, bia với thanh thiếu niên, 36. Matt G Kushner, Kenneth J Sher, Bernard D Beitman (1990) "The relation between alcohol problems and the anxiety disorders". The American Journal of Psychiatry, 37. Arthur L Klatsky, Mary Anne Armstrong, Gary D Friedman (1992) "Alcohol and mortality". Annals of internal medicine, 117 (8), 646-654. 38. Collins@, A.CanMarks M.J (1995) "Animal models of alcohol-nicotine interactions. In: Fertig, J.B., and Allen, J.P.Alcohol and Tobacco: From Basic Science to Clinical Practice". NIAAA Research Monograph, pp. 129-144. 39. Mary Assunta (2001) "Impact of alcohol consumption on Asia". The Globe, 3 (4). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 67 40. World Health Organization (WHO) (2001) AUDIT: The Alcohol Use Disorders Indentification Test, WHO, 41. V Benegal, G Gururaj, P Murthy (2002) "Project report on a WHO multicentre collaborative project on establishing and monitoring alcohol’s involvement in casualties, 2000-01". Bangalore: NIMHANS, 42. Gerhard Gmel, Jürgen Rehm (2003) "Harmful alcohol use". Alcohol Research & Health, 27 (1), 52. 43. World Health Organization (2003) International guidelines for estimating the costs of substance abuse, Geneva: World Health Organization, 44. World Health Organization, World Health Organization. Substance Abuse Department, World Health Organization. Department of Mental Health, Substance Abuse (2004) Global status report on alcohol 2004, World Health Organization, 45. SI Obot, R Room (2005) "Department of Mental health and Substance abuse". Geneva: World Health Organization, 46. Judith Rosta (2005) "Prevalence of problem-related drinking among doctors: a review on representative samples". GMS German Medical Science, 3 47. Kim Bao Giang, Fredik Spak, Truong Viet Dzung, Peter Allebeck (2005) "The use of AUDIT to assess level of alcohol problems in rural Vietnam". Alcohol and Alcoholism, 40 (6), 578-583. 48. Paolo Boffetta, Mia Hashibe (2006) "Alcohol and cancer". The lancet oncology, 7 (2), 149-156. 49. G Gururaj, N Girish, V Benegal, V Chandra, R Pandav (2006) "Public health problems caused by harmful use of alcohol–Gaining less or losing more? Alcohol Control series 2". World Health Organisation. New Delhi: Regional Office for South East Asia, 50. World Health Organization (2007) WHO expert committee on problems ralated to alcohol consumption, 51. Chiao-Chicy Chen, Shih-Jiun Yin (2008) "Alcohol abuse and related factors in Asia". International Review of Psychiatry, 20 (5), 425-433. 52. World Health Organization (WHO) (2008) "Speed management: a road safety manual for decision-makers and practitioners". 53. Protection DoCaACa (2008) "Research Project on Crime Decreasing Strategy among Child and Adolescent". Bangkok, Thailand: Department of Child and Adolescent Correction and Protection, 54. Jürgen Rehm, Colin Mathers, Svetlana Popova, Montarat Thavorncharoensap, Yot Teerawattananon, Jayadeep Patra (2009) "Global burden of disease and injury and economic cost attributable to alcohol use and alcohol-use disorders". The lancet, 373 (9682), 2223-2233. 55. World Health Organizatiom (WHO) (2010) Global strategy to reduce harmful use of alcohol, 56. Thomas Babor, Raul Caetano, Sally Casswell, Griffith Edwards, Norman Giesbrecht, Kathryn Graham, et al. (2010) "Alcohol: no ordinary commodity: research and public policy". Rev Bras Psiquiatr, 26 (4), 280-3. 57. Diep B Pham, Alan R Clough, Hien V Nguyen, Giang B Kim, Petra G Buettner (2010) "Alcohol consumption and alcohol‐related problems among Vietnamese medical students". Drug and alcohol review, 29 (2), 219-226. 58. Aaron A Duke, Peter R Giancola, David H Morris, Jerred CD Holt, Rachel L Gunn (2011) "Alcohol dose and aggression: Another reason why drinking more is a bad idea". Journal of studies on alcohol and drugs, 72 (1), 34-43. 59. Varuni De Silva, Diyanath Samarasinghe, Raveen Hanwella (2011) "Association between concurrent alcohol and tobacco use and poverty". Drug and alcohol review, 30 (1), 6973..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 68 60. World Health Organization (WHO) (2012) Alcohol in the European Union Consumption, harm and policy approaches, 15-6. 61. Pham Bich Diep, RonaldA Knibbe, Kim Bao Giang, Nanne De Vries (2013) "Alcoholrelated harm among university students in Hanoi, Vietnam". Global health action, 6 (1), 18857. 62. Centres@, For Disease Control And Prevention (2014) "Ancohol And Public Health". 63. Sassi Franco (2015) Tackling harmful alcohol use economics and public health policy: Economics and public health policy, OECD publishing, 64. Ana Paula Souto Melo, Elisabeth Barboza França, Deborah Carvalho Malta, Leila Posenato Garcia, Meghan Mooney, Mohsen Naghavi (2017) "Mortality due to cirrhosis, liver cancer, and disorders attributed to alcohol use: Global Burden of Disease in Brazil, 1990 and 2015". Revista Brasileira de Epidemiologia, 20, 61-74. 65. World Health Organization (WHO) (2019) Global status report on alcohol and health 2018, World Health Organization, 66. Hoang Thi My Hanh, Sawitri Assanangkornchai, Alan Frederick Geater, Vu Thi Minh Hanh (2019) "Socioeconomic inequalities in alcohol use and some related consequences from a household perspective in Vietnam". Drug and alcohol review, 38 (3), 274-283. 67. World Health Organization (2019) Global status report on alcohol and health 2018, World Health Organization, 68. Lorraine T Midanik, Robin Room (1992) "The epidemiology of alcohol consumption". Alcohol Health Res World, 16 (3), 183-190. 69. Shiffman@, S, Balabanis (1995) " Associations between alcohol and tobacco". NIAAA Research Monograph pp. 17-36. 70. Bridget F Grant, Deborah A Dawson (1998) "Age of onset of drug use and its association with DSM-IV drug abuse and dependence: results from the National Longitudinal Alcohol Epidemiologic Survey". 71. Margaret Ely, Rebecca Hardy, Nicholas T. Longford1, Michael E. J., Wadsworth (1999) "Gender differences in the relationship between alcohol consumtion and drink problems are largely accounted by body water". Alcohol and Alcoholism, 34 (6), pp.894-902. 72. Richard W Wilsnack, Nancy D Vogeltanz, Sharon C Wilsnack, T Robert Harris (2000) "Gender differences in alcohol consumption and adverse drinking consequences: cross‐ cultural patterns". Addiction, 95 (2), 251-265. 73. Ralph W Hingson, Timothy Heeren, Amber Jamanka, Jonathan Howland (2000) "Age of drinking onset and unintentional injury involvement after drinking". Jama, 284 (12), 1527-1533. 74. Tim Newburn, Michael Shiner (2001) "Teenage kicks? Young people and alcohol: a review of the literature". Public Policy Research Unit, Joseph Rowntree Foundation., 75. Ralph W. Hingson, Timothy Heeren, Ronda C. Zakocs, Andrea Kopstein, Henry Wechsler (2002) "Magnitude of Alcohol-Related Mortality and Morbidity among U.S. College Students Ages 18-24". J. Stud, 63, pp. 136-144. 76. Roland Sturm (2002) "The effects of obesity, smoking, and drinking on medical problems and costs". Health affairs, 21 (2), 245-253. 77. Susan Nolen-Hoeksema (2004) "Gender differences in risk factors and consequences for alcohol use and problems". Clinical psychology review, 24 (8), 981-1010. 78. Canadian Executive Councial on Addition Health Canada, CCSACCLAT (2004) "Canadian Addiction Survey (CAS), Canadian Centre on Substance Abuse.". 79. Alcohol Statistics Scotland (2005) Information Services, NHS National Services Scotland. Edinburgh: ISD Publications. 80. Giang@, Kim Bao, Fredik Spark, Dzung Truong Viet, Peter Allebeck (2005) "The use of audit to assess level of alcohol problems in rural Vietnam". Alcohol & Alcoholism-Oxford University, 40 (6), pp. 578 - 583.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 69 81. Anderson P, Baumberg B (2006) "Alcohol in Europe: a public health perspective". Institute of Alcohol Studies, 82. Thaksaphon@, Thamarangsi, Areekul Puangsuwan (2010) Why Thailand should have the Pictorial Warning Label on Alcoholic Beverage Packages? , 83. Tam Nguyen Minh, Michael P Dunne, Peter S Hill, Ross McD Young, Pham Van Linh (2010) Risk of road traffic injury after alcohol consumption in VietNam, 437 - 438. 84. World Heath Organization (2011) Global status report on alcohol and health, Department of Mental Health and Substance abuse, Geneva 85. Carnie@, J, Broderick R (2011) "Scottish prisoner survey 2011 – young offenders". Scottish Prison Service, 86. Carnie J, Broderick R (2011) "Scottish prisoner survey 2011 – young offenders". Scottish Prison Service, 87. Tanya@, Godbeer (2012) Alcohol use and abuse in Thailand, 88. National@, Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (2012) "Age of drinking onset predicts future alcohol abuse and aependence". 89. Nhan T. Tran, Abdulgafoor M.Bachani, V. Cuong Pham, Young Ji Jo Jeffrey C.Lunnen, Jonathon Passmore, Phuong N. Nguyen, et al. (2012) "Drinking and Driving in Vietnam: Public Knowledge, Attitudes, and Practices". pp. 37 - 38. 90. Gail Mason, Paul R Wilson (2013) "Alcohol and crime". 91. National @, Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (2013) "Epidemiology of alcohol proplems in the United states". 92. Alan Beith (2014) HC 307-Crime Reduction Policies: A Co-Ordinated Approach?, The Stationery Office,.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 70. PHỤ LỤC 1 PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Kính gửi: Anh/ Chị! I.. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU Nhằm phục vụ cho mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế ngày một. tốt hơn, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và các yếu tố liên quan năm 2020”. Tham gia nghiên cứu này, anh/chị mất khoảng 15 phút để điền vào bộ câu hỏi. Tôi cam đoan mọi thông tin mà anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Anh/chị có quyền không tham gia hoặc không trả lời bất cứ câu hỏi nào nếu anh/chị cảm thấy không thoải mái. Các thông tin anh/chị cung cấp là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với nghiên cứu. Vì vậy rất mong anh/chị sẽ hợp tác với chúng tôi để có được những thông tin đầy đủ phục vụ cho nghiên cứu. Nếu chị cần thêm thông tin liên quan tới nghiên cứu xin vui lòng liên hệ với Lý Hoàng SĐT: 0987009778 Xin chân thành cám ơn! II.. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Nếu anh/chị đồng ý tham gia nghiên cứu thì vui lòng đánh dấu “X” vào ô. trống bên dưới: Tôi xác nhận đã được thông tin về nội dung cũng như mục đích của nghiên cứu Tôi hiểu rằng việc tham gia vào nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và người tham gia được quyền rút ra nghiên cứu bất kỳ lúc nào mà không cần đưa ra lý do Tôi hiểu rằng những thông tin mà tôi cung cấp được nhóm nghiên cứu cam kết bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu này.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 71 Chữ ký của người tham gia: Họ và tên ____________________ Chữ ký ________________________ Ngày tháng năm ______________________ Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận: Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho anh/chị và anh/chị đã hiểu rõ bản chất, các nguy cơ và lợi ích của việc anh/chị tham gia vào nghiên cứu này. Họ và tên ____________________ Chữ ký ________________________ Ngày tháng năm ______________________.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 72. PHỤ LỤC 2 Mã số phiếu:  Người điều tra: ........................................... Ngày điều tra: ................................. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NHÂN VIÊN Y TẾ, TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2020 TT. NỘI DUNG CÂU HỎI. MÃ. TRẢ LỜI. HÓA. Ghi chú. A. THÔNG TIN CÁ NHÂN A1. Giới tính. A2. Năm sinh. A3. A4. A5. A6. Dân tộc. Nơi ở hiện tại của anh/chị?. Chuyên môn hiện tại của anh/chị?. 1. Nam. 2. Nữ. ……………..... 1. Kinh. 2. Hoa. 3. Khmer. 4. Khác: ......................................... 1. Thành thị. 2. Nông thôn. 1. Bác sĩ. 2. Điều Dưỡng. 3. Hộ sinh. 4. Hành. chính. văn. phòng. 5. Hộ lý. 6. Kỹ thuật viên. 7. Khác (ghi rõ): ............................ Trình độ học vấn cao nhất. 1. Tốt nghiệp THCN. đã hoàn thành của anh/chị?. 2. Tốt nghiệp Cao đẳng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 73. A7. A9. 3. Tốt nghiệp đại học. 4. Trình độ sau đại học. 1. Có vợ/ chồng. 2. Có bạn tình. 3. Độc thân. 4. Ly hôn/ ly thân. 5. Góa. Anh/chị có thể ước lượng. 1. <6.000.000. thu nhập hàng tháng của gia. 2. 6.000.000-8.000.000. đình, nếu như tôi đưa ra một. 3. > 8.000.000. số chọn lựa, đó là. 99. Từ chối trả lời. Tình trạng hôn nhân hiện tại của anh/chị?. B. CÔNG CỤ AUDIT Sử dụng công cụ AUDIT là bộ câu hỏi với 10 câu đơn giản, ngắn gọn và được chia thành 3 phần, bao gồm: 0. Chưa bao giờ (chuyển sang câu 9 và câu 10). 1. ≤ 1 lần/tháng. 2. 2-4 lần/tháng. 3. 2-3 lần/tuần. 4. ≥ 4 lần/tuần. Xin cho biết mức độ uống B1. rượu/bia của anh/chị trong 12 tháng vừa qua. 1-2 lon/chai bia, cốc 0. rượu vang 120ml hay chén rượu mạnh 30ml. Một lần trung bình anh/chị B2. uống bao nhiêu ly (rượu. 3-4 lon/chai bia, cốc 1. bia) tiêu chuẩn?. rượu vang 120ml hay chén rượu mạnh 30ml 5-6 lon/chai bia, cốc. 2. rượu vang 120ml hay chén rượu mạnh 30ml.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 74 7-9 lon/chai bia, cốc 3. rượu vang 120ml hay chén rượu mạnh 30ml. Có khi nào trong một lần uống, anh/chị uống hết 6 B3. chai/lon bia hay 6 ly rượu. 4. + ≥ 10 lon/chai bia, cốc rượu vang 120ml hay chén rượu mạnh 30ml. 0. Không bao giờ. (Nếu câu hỏi. 1. Ít hơn hằng tháng. 2 và câu hỏi. 2. Hằng tháng. 3 có số điểm. 3. Hằng tuần. đều. bằng. “0”. thì. vang 120ml hay 6 chén rượu 30ml hoặc nhiều hơn nữa không?. 4. Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày. chuyển tiếp đến câu hỏi 9 và 10). Trong 12 tháng qua có khi B4. nào trong khi uống rượu/bia, anh/chị nhận thấy không thể tự dừng uống được không?. 0. Không bao giờ. 1. Ít hơn hằng tháng. 2. Hằng tháng. 3. Hằng tuần. 4. Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày Không bao giờ. 0 Trong 12 tháng qua anh/chị B5. 1. < 1 lần/ tháng. 2. Hàng tháng. 3. Hàng tuần. 4. Gần như mỗi ngày. Trong 12 tháng qua anh/chị. 0. Không bao giờ. có bao giờ phải uống một ly. 1. < 1 lần/ tháng. vào buổi sáng trước khi nghĩ. 2. Hàng tháng. đến công việc khác không?. 3. Hàng tuần. không làm được những công việc mà mình dự định làm vì rượu bia không?. B6. Thang Long University Library. câu. hỏi.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 75 4 Trong 12 tháng qua, anh/chị có khi nào cảm thấy mắc lỗi B7. hoặc áy náy/day dứt/lo lắng về việc uống rượu/bia của bản thân không?. có khi nào ở trong trạng thái B8. sau khi uống rượu/bia không thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra trước đó không?. bao giờ bị thương do uống rượu/bia chưa? Từ trước đến nay, có người thân, bạn bè, bác sĩ hay. B10. CBYT nào lo ngại về việc sử. dụng. rượu/bia. Không bao giờ. 1. Ít hơn hằng tháng. 2. Hằng tháng. 3. Hằng tuần Hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày. 0. Không bao giờ. 1. Ít hơn hằng tháng. 2. Hằng tháng. 3. Hằng tuần. 4. Từ trước đến nay, anh/chị đã B9. 0. 4. Trong 12 tháng qua, anh/chị. Gần như mỗi ngày. 0 1. Hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày Chưa bao giờ Có nhưng không phải trong năm vừa qua. 2. Có trong năm vừa qua. 0. Chưa bao giờ. 1. Có nhưng không phải trong năm vừa qua. của. anh/chị và đề nghị anh/chị. 2. Có trong năm vừa qua. giảm uống không? Tổng số điểm C. HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA Anh/chị đã từng uống rượu C1. 1. Có. 2. Không. bia không?(kể cả rượu trái cây, nước ép lên men, rượu gài…) Uống hết 1 đơn vị.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 76 rượu C2. Anh/chị uống rượu bia lần. Loại C3. ………….tuổi. đầu năm bao nhiêu tuổi?. rượu. bia. anh/chị. thường sử dụng? (Có thể. 1. Bia. 2. Rượu thủ công. 3. Rượu công nghiệp Sản phẩm có cồn. chọn nhiều câu trả lời) 4. khác: Ghi rõ………. C4. Lý do anh/chị uống rượu bia là gì?. 1. Người khác rủ rê. 2. Bị ép buộc. 3. Do giao tiếp xã hội. 4. Có chuyện vui. 5. Có chuyện buồn. 6. C5. Anh/chị uống rượu bia ở đâu?. Ghi rõ………..…...... 1. Tại nhà. 2. Tại nơi làm việc. 3. Tại quán. 4 Anh/chị hiện có đang hút C6. Lý do khác. Nơi khác: Ghi rõ …………….. Có. thuốc lá không? Chẳng hạn như thuốc điếu, xì gà, tẩu. Không. hay thuốc lào? C7. Trong gia đình có người. 1. Có. nghiện rượu bia. 2. Không. D. CHỈ SỐ ĐO SỨC KHỎE VÀ TIỀN SỬ BỆNH D1. Cân nặng. …….kg. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 77 D2. Chiều cao Anh/chị có mắc các bệnh. D3. cần điều trị thuốc thường xuyên không. ……..cm 1 Không có bệnh 2. Tăng huyết áp. 3. Đái tháo đường. 4. Tim mạch Bệnh khác Ghi rõ ……………... 5. Cảm ơn sự tham gia của anh/chị!.

<span class='text_page_counter'>(88)</span>

×