Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chiều hướng nhiễm HIV, các hành vi nguy cơ cao, và tư vấn xét nghiệm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy tại Việt Nam, 2005-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHIỀU HƯỚNG NHIỄM HIV, CÁC HÀNH VI NGUY CƠ CAO, VÀ TƯ VẤN XÉT </b>


<b>NGHIỆM HIV TRÊN NHĨM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI VIỆT NAM, 2005-2013</b>



<b>Nguyễn Anh Tuấn1<sub>*, Trần Đại Quang</sub>1<sub>, Trần Vũ Hoàng</sub>2<sub>, Nguyễn Cường Quốc</sub>1<sub>, </sub></b>
<b>Nguyễn Thị Thanh Hà3<sub>, Dương Công Thành</sub>1<sub>, Lê Anh Tuấn</sub>1<sub>, Nguyễn Thị Thanh </sub></b>
<b>Hà1<sub>, Trần Hồng Trâm</sub>1<sub>, Hoàng Thanh Hà</sub>1<sub>, Phạm Hồng Thắng</sub>1<sub>, Nguyễn Trần Hiển</sub>1</b>


<i><b>1 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội</b></i>
<i><b>2 Tổ chức Partners in Health Research Việt Nam</b></i>
<i><b>3 Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế 360 (FHI360)</b></i>

<b>TÓM TẮT</b>



Nghiên cứu Giám sát các chỉ số hành vi và sinh học (IBBS) trên nhóm nghiện chích ma tuý đã được triển khai 3
vòng (2005-2013) tại 9 tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Cần
Thơ và An Giang. Hai phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm sốt (RDS) và chọn mẫu cụm – thời gian hai
giai đoạn (TLS) đã được sử dụng để điều tra và phỏng vấn, lấy mẫu máu vòng I trên 1758 nghiện chích ma t,
vịng II trên 2087 nghiện chích ma t và vịng III trên 4010 nghiện chích ma tuý. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm
HIV giảm, nhưng vẫn còn rất cao trong năm 2013 (cao nhất 43,5% tại Hải Phòng và thấp nhất 25,0% tại Quảng
Ninh); không giảm tại TP HCM (40,0%) và An Giang (10,3%). Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong 6
tháng trước cuộc điều tra giảm, trừ Quảng Ninh. Tỷ lệ nhận được BKT miễn phí trong tháng trước khi tiến hành
điều tra năm 2013 đều thấp (cao nhất 29% tại Cần Thơ). Tỷ lệ xét nghiệm HIV và nhận kết quả tăng nhưng
không nhiều tại An Giang, Cần Thơ, TP HCM, Hà Nội, và Hải Phịng; khơng tăng và ở mức độ thấp tại Nghệ An,
Quảng Ninh và Yên Bái; đặc biệt giảm tại Điện Biên. Nhằm duy trì tỷ lệ nhiễm HIV giảm trên nhóm nghiện chích
ma t, cần có chiến lược can thiệp phù hợp trong thời gian tới khi các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài giảm đáng kể.
<b>Từ khóa: Xu hướng nhiễm HIV, NCMT, hành vi nguy cơ, xét nghiệm HIV và nhận kết quả</b>


*Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn


Địa chỉ: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Điện thoại: 0913562981



E-mail: ;


Ngày nhận bài: 19/06/2015
Ngày phản biện: 09/10/2015
Ngày đăng bài: 10/11/2015

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Ước tính có khoảng 250.000 người nhiễm
HIV tại Việt Nam trong năm 2013 trong đó
14.000 người mới nhiễm và 12.000 người chết
liên quan đến HIV/AIDS [1]. Dịch HIV/AIDS
ở Việt Nam vẫn là dịch tập trung chủ yếu tại
một số tỉnh trọng điểm và trên 3 nhóm nguy cơ
cao là nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ
bán dâm (PNBD) và nam quan hệ tình dục đồng
giới (MSM). Việt Nam đã xây dựng hệ thống
giám sát trọng điểm hàng năm từ năm 1996 và
cho đến nay triển khai tại 40 tỉnh trong cả nước
trên các nhóm nguy cơ cao trong đó có nhóm
NCMT. Mức độ phức tạp của dịch HIV/AIDS
tại Việt Nam cần thiết phải có hệ thống giám
sát huyết thanh học chất lượng và số liệu hành
vi để cung cấp những thông tin chiến lược giúp


cho Bộ Y tế đưa ra các chiến lược phòng chống
phù hợp và hiệu quả. Do vậy, Giám sát Lồng
ghép các Chỉ số Hành vi và Sinh học (IBBS) 3
vịng trên cả 3 nhóm nguy cơ cao tại một số tỉnh
trọng điểm trong cả nước đã được triển khai
[3-5]. Bài này trình bày chiều hướng lây nhiễm


HIV, các hành vi nguy cơ gây nhiễm HIV và
tư vấn xét nghiệm HIV trên nhóm NCMT là
nhóm đóng vai trị quan trọng nhất trong dịch
HIV tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các
khuyến nghị cho cơng tác phịng chống HIV/
AIDS trong tương lai.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>2.1 Đối tượng nghiên cứu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghiên cứu này là những nam giới 18 tuổi trở
lên, có tiêm chích ma túy ít nhất một lần trong
vịng 30 ngày trước cuộc điều tra.


<b>2.2 Phương pháp nghiên cứu </b>


Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều
tra cắt ngang thông qua chọn mẫu chọn mẫu
dây chuyền có kiểm sốt (Respondent Driven
Sampling - RDS)và chọn mẫu cụm-thời gian
(time location sampling - TLS).


<b>2.3 Cỡ mẫu </b>


Đây là một phần của nghiên cứu Giám sát
các chỉ số hành vi và sinh học được triển khai
trong 3 vòng (vòng I năm 2005-2006, vòng II
năm 2009-2010, và vòng III năm 2013-2014).
Cỡ mẫu của nghiên cứu trên nhóm NCMT của
từng vịng được tính theo cơng thức và được


trình bày chi tiết trong các báo cáo của IBBS
[2-4]. Cụ thể đã tiến hành điều tra và phỏng
vấn, lấy mẫu máu vòng I: 1758 NCMT, vòng II:
2087 NCMT và vòng III: 4010 NCMT.


<b>2.4 Địa bàn nghiên cứu </b>


Số liệu được phân tích trong bài này thu được
từ 9 tỉnh có số người NCMT và có tỷ lệ nhiễm
HIV cao nhất trong cả nước là Điện Biên, Yên
Bái, Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Nghệ An,
TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang. Có ba
tỉnh là Điện Biên, Yên Bái và Nghệ An chỉ
được tham gia từ vòng II của nghiên cứu IBBS
do mức độ lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT tại
các tỉnh này tăng cao.


<b>2.5 Cách chọn mẫu</b>


Sử dụng hai phương pháp chọn mẫu cơ bản
gồm chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát
(Re-spondent Driven Sampling-RDS) và chọn mẫu
cụm – thời gian hai giai đoạn (Time Location
Sampling-TLS). Tùy vào điều kiện của từng
tỉnh để quyết định phương pháp chọn mẫu nào
được sử dụng cho phù hợp.


Chọn mẫu dây chuyền có kiểm sốt là
phương pháp chọn mẫu dây chuyền thông qua
sự giới thiệu của chính những người NCMT đã


được phỏng vấn. Bắt đầu bằng một số người
NCMT gọi là ‘hạt giống’. Những hạt giống này


được chọn dựa trên các đặc trưng cơ bản của
nhóm NCMT tại địa bàn nghiên cứu và có mối
quan hệ rộng rãi với nhóm. Những hạt giống
này được phát 3 phiếu mời tham gia điều tra để
sau khi về cộng đồng phát phiếu mời này cho
những người trong nhóm NCMT mà họ quen
biết. Những người NCMT được phát phiếu mời
đến điểm nghiên cứu để tham gia và cũng lại
được phát 3 giấy mời tham gia nghiên cứu để
về phát lại cho những người trong nhóm của
họ. Cứ làm như vây cho đến khi đạt được cỡ
mẫu đặt ra.


Phương pháp chọn mẫu cụm-thời gian hai
giai đoạn được sử dụng cho vòng I và vòng II.
Phương pháp chọn mẫu cụm-thời gian hai giai
đoạn có tính đến từng tụ điểm và thời điểm cụ
thể có thể tiếp cận người NCMT và tuyển chọn
vào nghiên cứu trong vòng III. Đầu tiên, lập
bản đồ những vị trí mà người NCMT thường
xuyên gặp gỡ cùng với ngày và thời điểm họ có
mặt tại những tụ điểm này. Tiếp theo, lập khung
mẫu nghiên cứu bao gồm những ‘tụ
điểm-ngày-thời điểm” (venue day time - VDT). Trong giai
đoạn chọn mẫu thứ nhất, sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn các VDT
cho nghiên cứu từ khung mẫu sẵn có. Trong


giai đoạn hai của lấy mẫu, đến những VDT đã
được chọn vào nghiên cứu mời tất cả những
người NCMT đáp ứng tiêu chuẩn tham gia vào
nghiên cứu. Sau q trình lập bản đồ, nếu ước
tính kích cỡ quần thể nhỏ hơn cỡ mẫu dự kiến
thì sử dụng phương pháp chọn tồn bộ. Nhóm
nghiên cứu đến toàn bộ các tụ điểm được liệt
kê, với sự hỗ trợ của giáo dục viên đồng đẳng,
tiếp cận với những người NCMT đủ điều kiện
tham gia, giải thích mục đích và phát phiếu mời
tham gia nghiên cứu.


<b>2.6 Thu thập số liệu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

được giữ như nhau trong cả ba vòng điều tra để
đảm bảo có thể so sánh được với nhau.


Những người NCMT đã tham gia phỏng vấn
được tư vấn trước xét nghiệm. Tất cả những
người tham gia được cung cấp một giấy hẹn để
nhận kết quả xét nghiệm HIV sau hai tuần.


<i>Kỹ thuật xét nghiệm</i>


Áp dụng chiến lược III của Bộ Y tế để chẩn
đoán các trường hợp HIV dương tính. Sử dụng
sinh phẩm Genscreen Ultra HIV Ag/Ab
(Bio-rad, US) để sàng lọc và xét nghiệm bổ sung
bằng sinh phẩm Determine HIV-1/2 (Alere,
Ja-pan) và Murex HIV Ag/Ab Combination


(Di-aSorin, UK). Xét nghiệm chẩn đoán các trường
hợp HIV dương tính được thực hiện tại phịng
xét nghiệm được phép khẳng định các trường
hợp HIV dương tính của Trung tâm PC HIV/


AIDS hoặc Trung tâm YTDP các tỉnh tham gia.
<b>2.7 Phân tích thống kê</b>


Sử dụng phần mềm STATA version 12 để
ước tính giá trị và 95% khoảng tin cậy cho quần
thể NCMT. Tính trọng số lấy mẫu để hiệu chỉnh
xác suất lấy mẫu khác nhau trên những NCMT
tham gia. Trọng số được tính là nghịch đảo của
tích nhân xác suất của từng chùm được chọn
vào giai đoạn lấy mẫu thứ nhất với xác suất của
từng NCMT được chọn tại tụ điểm.


<b>2.8 Đạo đức nghiên cứu </b>


Cả ba vòng của nghiên cứu đã được Hội đồng
Y đức viện VSDTTW, FHI và CDC thông qua.


<b>III. KẾT QUẢ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Chiều hướng giảm tỷ lệ nhiễm HIV trên
nhóm NCMT xuất hiện tại 7 tỉnh trên toàn bộ
9 tỉnh tham gia nghiên cứu (biểu đồ 1). Hai
tỉnh không phát hiện được chiều hướng giảm
tỷ lệ nhiễm HIV là TP HCM và An Giang. Tuy
nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm NCMT tại


An Giang duy trì ở mức độ khơng cao (10,3%).
Cịn TP HCM thì ln duy trì ở mức độ cao
(khoảng 40,0%). Tuy nhiên, cho dù tỷ lệ nhiễm
HIV có chiều hướng giảm ở một số tỉnh, tỷ lệ
nhiễm HIV trên nhóm NCMT trong năm 2013
vẫn còn rất cao tại một số tỉnh trọng điểm như
Hải Phòng (43,5%), Điện Biên (30,9%), Hà


Nội (25,9%), Yên Bái (25,9%) và Quảng Ninh
(25,0%).


Tỷ lệ nhiễm HIV chung chưa hiệu chỉnh cho
toàn bộ quần thể NCMT tham gia nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong những người
NCMT dưới 20 tuổi là 4% trong khi tỷ lệ nhiễm
HIV trong những người NCMT trên hoặc bằng
20 tuổi là 27%. Cũng như vậy, chỉ có dưới 12%
những người NCMT dưới một năm bị nhiễm
HIV so với tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm người
có thời gian tiêm chích hơn một năm là 27%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Hình 2. Chiều hướng dùng chung bơm tim tiêm trong 6 tháng trước khi tiến hành điều tra </b>
<b>trên nhóm nghiện chích ma t tại 9 tỉnh, 2005-2013 </b>


Kết quả Hình 2 chỉ ra rằng hầu hết các tỉnh
có tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong 6
tháng trước cuộc điều tra có chiều hướng giảm,
trừ Quảng Ninh.


Giảm tỷ lệ nhiễm HIV nhẽ ra là phải do


giảm dùng chung bơm kim tiêm nhưng kết quả
của TP HCM và An Giang cho thấy tỷ lệ dùng
chung bơm kim tiêm trong 6 tháng trước khi
tiến hành điều tra giảm theo thời gian nhưng tỷ


lệ nhiễm HIV lại khơng có chiều hướng giảm.
Đặc biệt, Quảng Ninh có tỷ lệ dùng chung
bơm kim tiêm 6 tháng trước cuộc điều tra hầu
như không giảm tại 3 cuộc điều tra nhưng tỷ
lệ nhiễm HIV lại có chiều hướng giảm mạnh.
Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm NCMT trẻ tuổi và
những người mới tiêm chích ma túy thấp hơn
tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm người NCMT nhiều
tuổi hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tỷ lệ nhận được bơm kim tiêm miễn phí trong
tháng trước khi tiến hành điều tra đều thấp trên tất
cả các tỉnh tham gia nghiên cứu trong năm 2013
(Hình 3). Tỉnh có tỷ lệ nhận được bơm kim tiêm
miễn phí trong tháng trước cuộc điều tra cao nhất
tại Cần Thơ cũng chỉ dừng lại ở mức 29%. Tuy


nhiên, NCMT tự mua bơm kim tiêm được báo
cáo trong số lần đối tượng nhận được bơm kim
tiêm trong 10 lần gần nhất cho thấy trung bình số
lần đối tượng tự mua bơm kim tiêm trong 10 lần
gần nhất thay đổi tùy theo tỉnh từ 5,3 lần tại Điện
Biên đến 9,4 lần tại Hà Nội.


<i>Xét nghiệm HIV và nhận kết quả </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Xét nghiệm HIV và nhận kết quả trong năm
qua thay đổi tùy theo từng tỉnh (Hình 4). Tỷ
lệ xét nghiệm HIV và nhận kết quả của các
tỉnh An Giang, Cần Thơ, TP HCM, Hà Nội, và
Hải Phịng có chiều hướng tăng theo thời gian
nhưng không nhiều. Các tỉnh Nghệ An, Quảng
Ninh và Yên Bái không những không phát hiện
được chiều hướng tăng của tỷ lệ này mà cịn
duy trì ở mức độ thấp. Riêng Điện Biên thì tỷ lệ
này khơng những khơng tăng mà lại còn giảm.
Xét nghiệm HIV và biết kết quả trong năm
qua trong cuộc điều tra gần nhất năm 2013 vẫn
luôn thấp dưới 40% trên tất cả các tỉnh tham
gia nghiên cứu. Nghĩa là tỷ lệ những người
NCMT đã từng xét nghiệm HIV trong cuộc đời
tương ứng sẽ cịn thấp hơn nhiều. Hay nói theo
nghĩa khác là những người NCMT chưa bao
giờ xét nghiệm HIV có thể lên tới 60%.


<b>IV. BÀN LUẬN</b>



Kết quả 3 cuộc điều tra IBBS trên nhóm
NCMT đã cho chúng ta thấy nhiều điều. Trong
những năm trước năm 2013 đã có rất nhiều
chương trình dự phịng can thiệp được triển
khai trên nhóm NCMT. Các chương trình và
dự án có thể có những cách tiếp cận và can
thiệp khác nhau. Nhưng mục tiêu cuối cùng
cũng nhằm làm cho các đối tượng NCMT đến


xét nghiệm HIV và biết kết quả để giảm những
hành vi nguy cơ cao, giảm tỷ lệ dùng chung
bơm kim tiêm để giảm mức độ lây nhiễm HIV.
Ba cuộc điều tra lớn IBBS này đã chỉ ra những
thành công của những chương trình can thiệp
giảm hại được triển khai đồng bộ tại nhiều
tỉnh trong những năm trước đó. Tỷ lệ những
người NCMT nhiễm HIV trong năm 2013 ít
hơn những năm trước đó và giảm rõ nét tại
những tỉnh tây bắc như Điện Biên và Yên
Bái, những tỉnh vùng biển phía bắc như Hải
Phịng và Quảng Ninh và một tỉnh phía nam
là Cần Thơ. Chiều hướng giảm này đồng nhất
với kết quả giám sát trọng điểm [2] trên cùng
nhóm đối tượng. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
NCMT tại TP HCM ổn định ở mức 37%. Điều
này phản ánh sự thật là một số lượng lớn đối
tượng NCMT được xét nghiệm và tham gia


vào chương trình chăm sóc hàng năm tại TP
HCM. Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm NCMT tại
An Giang không thay đổi qua các năm. Tỷ lệ
nhiễm HIV tại những tỉnh khác giảm do một
loạt các nguyên nhân bao gồm số mới nhiễm
thấp, thay đổi thành viên trong nhóm nhanh
hoặc tham gia điều trị ART thấp do đó tỷ lệ chết
cao. Tuy nhiên, hầu hết đối tượng NCMT báo
cáo đã tiêm chích từ lâu, trung bình 6 năm tại
An Giang và 10-11 năm tại hầu hết các tỉnh.
Phân tích sâu hơn những người nhiễm HIV


trong nhóm NCMT trẻ dưới 20 tuổi cho thấy
tỷ lệ nhiễm HIV thấp. Nhưng tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm NCMT đã từng TCMT dưới 1 năm
là lớn hơn 10%. Cho nên chúng ta phải thận
trọng khi giải thích sử dụng tỷ lệ nhiễm HIV
trên những người mới tiêm chích và ở độ tuổi
trẻ như là chỉ số mặc định cho tỷ lệ mới nhiễm.
Thực vậy, trong tất cả các tỉnh trừ một tỉnh
dùng chung bơm kim tiêm đã giảm và do vậy
cũng góp phần vào làm tỷ lệ nhiễm HIV thấp
hơn. Có lẽ nên xem xét số liệu về cung cấp dịch
vụ để tìm hiểu liệu giảm tỷ lệ nhiễm HIV có
thể do số lượng nhỏ những người NCMT nhận
được điều trị ART và thực sự số chết cao hay
không. Những người nhận kết quả xét nghiệm
HIV gần đây duy trì dưới 40% trong năm qua
trong điều tra năm 2013 tại tất cả các tỉnh tham
gia nghiên cứu.


Thành cơng trong việc kiểm sốt dịch HIV
trên nhóm NCMT phụ thuộc và việc nhận được
bơm kim tiêm sạch và tham gia vào chương
trình điều trị thuốc thay thế bằng Methadone
của những người NCMT. Trong năm 2013,
mặc dù ít hơn 30% người NCMT nhận được
bơm kim tiêm miễn phí trong tháng trước điều
tra, những người NCMT đã phần lớn tự chi trả
để dùng bơm kim tiêm sạch. Một nửa người
NCMT tại An Giang, TP HCM và Điện Biên
đã tham gia chương trình điều trị thuốc thay


thế bằng Methadone. Những tỉnh khác thì có
khoảng một phần năm đến một phần ba tham
gia chương trình này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

sử dụng nhiều kỹ thuật để hạn chế sai số báo cáo
như lập địa điểm nghiên cứu riêng biệt, bộ câu hỏi
khơng ghi danh tính người tham gia, dẫn dắt các
câu hỏi kết nối để đối tượng có thể hồi tưởng trí nhớ
tốt hơn… kết quả hành vi nguy cơ cao vẫn có thể
được báo cáo thấp hơn. Sử dụng hai phương pháp
điều tra khác nhau cho cùng nhóm đối tượng
NCMT trong 3 vòng IBBS đã gây nhiều khó
khăn trong phân tích số liệu. Do vậy, kết quả phân
tích trong cuộc điều tra này cần được phân tích
và suy xét một cách thận trọng.


<b>V. KẾT LUẬN</b>



Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm NCMT tại các
tỉnh nghiên cứu có chiều hướng giảm, nhưng
vẫn còn rất cao trong đợt điều tra cuối (cao nhất
43,5% tại Hải Phòng và thấp nhất 25,0% tại
Quảng Ninh). Hai tỉnh không phát hiện được
chiều hướng giảm tỷ lệ nhiễm HIV là TP HCM
(40,0%) và An Giang (10,3%). Tỷ lệ dùng
chung BKT trong 6 tháng trước cuộc điều tra có
chiều hướng giảm, trừ Quảng Ninh. Tỷ lệ nhận
được BKT miễn phí trong tháng trước khi tiến
hành điều tra năm 2013 đều thấp (cao nhất 29%
tại Cần Thơ). Tỷ lệ xét nghiệm HIV và nhận


kết quả có chiều hướng tăng theo thời gian tại
An Giang, Cần Thơ, TP HCM, Hà Nội, và Hải
Phịng; khơng phát hiện chiều hướng tăng và ở
mức độ thấp tại Nghệ An, Quảng Ninh và Yên
Bái; đặc biệt tỷ lệ này lại giảm tại Điện Biên.
Nhằm duy trì tỷ lệ nhiễm HIV giảm trên nhóm
NCMT, cần có chiến lược can thiệp phù hợp
trong thời gian tới khi các nguồn hỗ trợ từ bên


ngồi giảm đáng kể.


<i><b>Lời cám ơn: </b></i>


Chúng tơi trân trọng và biết ơn các cán bộ
giám sát cũng như các cán bộ xét nghiệm HIV
của Trung tâm PC AIDS, các đồng đẳng viên,
và những người liên quan tại các tỉnh tham gia
nghiên cứu đã không quản ngại khó khăn, vất
vả đã nhiệt tình tham gia. Khơng có sự tham
gia, đóng góp và hỗ trợ q báu này nghiên cứu
đã khơng có được kết quả như ngày hôm nay.
Chúng tôi đặc biệt chân thành cám ơn các tổ
chức CDC tại Việt Nam và FHI không những
đã hỗ trợ về tài chính mà cịn hỗ trợ kỹ thuật
một cách hiệu quả để nghiên cứu sử dụng được
những phương pháp mới nhất trên thế giới áp
dụng thành công tại Việt Nam.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>




1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Ước tính
và dự nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, 2011-2013.
2013


2. Bộ Y tế. Giám sát trọng điểm HIV (HSS) và HSS
lồng ghép các câu hỏi hành vi tại Việt Nam. 2013
3. Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương. Kết quả


chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh
học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam, 2005-2006. 2009
4. Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương - Bộ Y tế. Kết quả


giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/
STI (IBBS) tại Việt Nam – vòng II – 2009. 2011
5. Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương - Bộ Y tế. Kết quả


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>TRENDS OF HIV PREVALENCE, HIGH-RISK BEHAVIORS, AND HIV </b>


<b>TEST-ING AND RECEIVETEST-ING RESULT AMONG PEOPLE WHO INJECT DRUG IN </b>


<b>VIETNAM, 2005-2013</b>



<b> Nguyen Anh Tuan1<sub>*, Tran Dai Quang</sub>1<sub>, Tran Vu Hong</sub>2<sub>, Nguyen Cuong Quoc</sub>3<sub>, </sub></b>
<b>Nguyen Thi Thanh Ha, Duong Cong Thanh1<sub>, Le Anh Tuan</sub>1<sub>, Nguyen Thi Thanh Ha</sub>1<sub>, </sub></b>
<b>Tran Hong Tram1<sub>, Hong Thanh Ha</sub>1<sub>, Pham Hong Thang</sub>1<sub>, Nguyen Tran Hien</sub>1</b>


<i><b>1</b><b><sub>National Institute of Hygiene and Epidemiology</sub></b></i>
<i><b>2</b><b><sub>Partners in Health Research Organization Việt Nam</sub></b></i>
<i><b>3</b><b><sub>Family Helath International (FHI360)</sub></b></i>


Integrated Behavior Biological Indicator
Surveys (IBBS) among People who Inject Drug


(PWID) were implemented 3 rounds (2005-2013)
in Dien Bien, Yen Bai, Ha Noi, Hai Phong, Quang
Ninh, Nghe An, HCMC, Can Tho, and An Giang.
Two methods of Respondent Driven Sampling
(RDS) and Time Location Sampling (TLS) were
applied to interview 1758 PWIDs (round I), 2087
PWIDs (round II), and 4010 PWIDs (round III).
Results showed that, in general, HIV prevalence
among PWIDs have decreased (highest 43.5%
in Hai Phong and lowest 25.0% in Quang Ninh);
have not decreased in HCMC (40.0%) and An
Giang (10.3%). Proportion of sharing syringe and
needle in past 6 months have decreased in most
of provinces, except Quang Ninh. Proportions of


HIV testing and receiving results have increased
but not much in An Giang, Can Tho, HCMC,
Ha Noi, and Hai Phong; have not found
in-creasing but in low level in Nghe An, Quang
Ninh and Yen Bai; and especially have decreased
in Dien Bien. HIV testing and receiving results in
past year in 2013 were always under 40% in every
provinces. To maintain the decreasing tendence of
HIV prevalence among PWIDs, smart strategy of
prevention intervention in the near future with
the decreasing supports from outside will be
needed.


</div>

<!--links-->

×