Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở trẻ dưới 18 tháng tuổi được làm xét nghiệm PCR tại 29 tỉnh, giai đoạn 2010- 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON Ở TRẺ DƯỚI </b>


<b>18 THÁNG TUỔI ĐƯỢC LÀM XÉT NGHIỆM PCR TẠI 29 TỈNH, </b>



<b>GIAI ĐOẠN 2010- 2012</b>



<b>Đỗ Thị Nhàn1<sub>, Cao Thị Thanh Thủy</sub>2<sub>*, Dương Hoài Minh</sub>2<sub>, Nguyễn Thị Minh Thu</sub>2<sub>, </sub></b>
<b>Lê Thị Hường1<sub>, Phạm Vân Anh</sub>3<sub>, Bùi Đức Dương</sub>1</b>


<i><b>1</b><b><sub>Cục Phòng chống HIV/AIDS, Hà Nội</sub></b></i>
<i><b>2</b><b><sub>Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton, Việt Nam</sub></b></i>


<i><b>3</b><b><sub>Trường Đại học Y tế Cơng cộng, Hà Nội</sub></b></i>


<b>TĨM TẮT</b>



Bài báo mơ tả thực trạng và kết quả sử dụng can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tìm hiểu một số
yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại 29 tỉnh, 2010-2012. Nghiên cứu
sử dụng thiết kế cắt ngang và số liệu hồi cứu. Thu thập thông tin về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của
mẹ và con trên 3665 trẻ phơi nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi được xét nghiệm PCR. Kết quả tỷ lệ mẹ được phát hiện
nhiễm HIV khi mang thai là 34,5%, chuyển dạ và sau sinh là 30,2% và 6,6%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV điều
trị ARV là 24,3%, dự phòng ARV là 53% và khơng dự phịng ARV là 15,2%. 85,4% trẻ dự phòng ARV. Tỷ lệ nhiễm
HIV ở trẻ được làm PCR là 8,5%; Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm trẻ được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng
ARV và mẹ điều trị ARV 3 thuốc rất thấp (0,7%), nhóm trẻ được dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con và mẹ dự
phòng ARV sớm khi mang thai thấp (2,4%). Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ là can thiệp dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con. Hạn chế kiến thức, thực hành của phụ nữ mang thai và nhân viên y tế về dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con, khơng sẵn có dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và kỳ thị phân biệt đối xử là rào
cản thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con làm tỷ lệ nhiễm HIV cao ở trẻ. Nghiên cứu cho thấy sự cấp
thiết của tăng cường xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai và điều trị ARV 3 thuốc.


<b>Từ khóa: HIV, can thiệp PLTMC, xét nghiệm PCR, điều trị ARV, trẻ phơi nhiễm HIV. </b>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>




Tính đến cuối năm 2011, theo báo cáo của
UNAIDS, trên thế giới có khoảng 3,4 triệu trẻ
em sống chung với HIV. 90% nhiễm HIV ở trẻ
em là do lây truyền HIV từ mẹ sang con khi
mang thai, khi chuyển dạ và cho con bú. Nhờ
các biện pháp can thiệp phòng lây truyền từ mẹ
sang con (PLTMC), đặc biệt điều trị ARV cho
mẹ mà nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con
có thể giảm xuống cịn 2% [1]. Tại Việt Nam,
chương trình PLTMC đã và đang được mở rộng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

giai đoạn 2010- 2012.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


Đây là nghiên cứu kết hợp định tính và định
lượng. Trong đó định lượng mơ tả thực trạng
và kết quả sử dụng can thiệp PLTMC, định tính
tập trung lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến thực
trạng sử dụng mà cấu phần định lượng đã mô
tả. Phần định lượng, đối tượng nghiên cứu là
hồ sơ bệnh án, Phiếu chuyển PLTMC, sổ quản
lý trẻ phơi nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi được
xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV bằng
kỹ thuật khuếch đại gen – Polymerase Chain
Reaction (PCR) từ tháng 1/2010 đến tháng
12/2012 tại các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm, cỡ mẫu
được tính tốn dựa trên công thức ước lượng
một tỷ lệ cho điều tra cắt ngang là 3602. Từ

số lượng mẫu này, 29 tỉnh/ thành phố được lựa
chọn, trong đó 25 tỉnh được chọn ngẫu nhiên
từ 50 tỉnh có thực hiện chẩn đoán sớm nhiễm
HIV và 4 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
được lựa chọn có chủ đích có số lượng trẻ phơi


nhiễm HIV được xét nghiệm chẩn đoán sớm
lớn chiếm trên 50% tổng số trẻ phơi nhiễm trên
cả nước. Thông tin được thu thập theo bộ công
cụ thiết kế sẵn. Phân tích số liệu sử dụng
phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Phần định
tính với 28 cuộc phỏng vấn sâu và 6 cuộc thảo
luận nhóm tại 13 tỉnh đại diện. Số liệu được
phân tích theo chủ đề bằng phần mềm NVIVO
phiên bản 8.0. Phân tích trả lời các câu hỏi về yếu
tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm HIV, triển
khai PLTMC.


Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo
đức, Trường Đại học Y tế Công cộng.


<b>III. KẾT QUẢ</b>



<b>3.1 Thông tin chung, thơng tin chăm sóc sản </b>
<b>khoa, ni dưỡng trẻ (n=3665)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bảng 1. Thông tin chung, thông tin chăm sóc sản khoa, ni dưỡng trẻ (n=3665)</b>


<b>Đặc điểm</b> <b>Tần suất</b> <b>Tỷ lệ (%)</b>



<b>Giới</b>


Nam 1884 51,4


Nữ 1781 48,6


<b>Trung vị cân nặng khi sinh (g)</b> <b>Trung vị: 3000</b> <b>Khoảng (1300-3950)</b>
<b>Nơi sinh</b>


Bệnh viện Trung ương 679 18,5


Bệnh viện tỉnh/thành phố 2169 59,2


Bệnh viện huyện 499 14,6


Y tế xã 68 1,9


Tại nhà 23 0,6


Khơng có thơng tin 227 6,2


<b>Trẻ được quản lý tại cơ sở chăm sóc và điều trị theo dự án hỗ trợ</b>


PEPFAR 3.083 84,1


Quỹ Tồn cầu 226 6,2


Chương trình quốc gia 356 9,7


<b>Tình trạng mẹ </b>



Mẹ cịn sống 3.426 93,5


Đã mất 31 0,9


Khơng có thơng tin 208 5,7


Phương pháp sinh


Đẻ thường 1675 45, 7


Đẻ mổ 988 26, 9


Không có thơng tin 1002 27, 4


<b>Được chuyển từ </b>


Cơ sở sản khoa/ PLTMC 3,075 83,9


Bệnh nhân tự đến 228 6,2


Khoa phịng khác 223 6,1


Khơng có thơng tin 139 3,8


<b>Cách thức ni dưỡng đến thời điểm làm PCR</b>


Bú mẹ hồn tồn 33 0,9


Hỗn hợp 48 1,3



Sữa thay thế 2971 81,1


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bảng 2. Thời điểm phát hiện nhiễm HIV của mẹ (n=3665)</b>


<b>Đặc điểm</b> <b>Tần suất</b> <b>Tỷ lệ (%)</b>


<b>Mẹ phát hiện nhiễm HIV</b>


Trước khi mang thai 912 24,9


Trong khi mang thai 1266 34,5


Khi chuyển dạ 1108 30,2


Sau khi sinh con 242 6,6


Khơng có thơng tin 137 3,7


Tỷ lệ bà mẹ được phát hiện nhiễm HIV trước
mang thai là 24,9%, khi mang thai là 34,5%,
phát hiện nhiễm HIV muộn khi chuyển dạ và
sau sinh lần lượt là 30,2% và 6,6%. Các bà mẹ
được phát hiện nhiễm HIV muộn sau khi sinh
thông qua việc chồng, hoặc con mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội liên quan đến HIV phải vào
nhập viện hoặc tử vong:


<i>"Em sinh cháu được 10 tháng thì em mới </i>
<i>được phát hiện ra mình bị nhiễm HIV do chồng </i>



<i>bị nhiễm HIV và bị mất. (Bà mẹ của trẻ phơi </i>
<i>nhiễm 13 tháng tuổi, miền Bắc)."</i>


<i>"Lúc phát hiện nhiễm HIV em đã có hai cháu. </i>
<i>Cháu lớn lúc 5 – 6 tháng bị tiêu chảy, đi điều trị </i>
<i>viện nhiều lần và bác sĩ nói cháu bị nhiễm nhưng </i>
<i>em khơng biết nhiễm là cái gì. Sau đó nằm viện 1 </i>
<i>tuần về nhà rồi cháu mất ln (khóc)". (Bà mẹ có </i>


con thứ hai 3 tháng tuổi, miền Nam)


<i>3.2.2 Điều trị PLTMC và nuôi dưỡng cho trẻ </i>
<i>phơi nhiễm HIV dưới 18 tháng </i>


<b>Bảng 3. Kết quả can thiệp điều trị phòng lây truyền từ mẹ sang con cho mẹ, cho con và ni dưỡng trẻ</b>
<b>Can thiệp phịng lây truyền từ mẹ sang con</b> <b>PCR +</b>


<b>n (%)</b>


<b>PCR (-)</b>


<b>n (%)</b> <b>Tổng</b>


Điều trị ARV cho mẹ + điều trị ARV dự phòng cho con + sữa
công thức


5 (0,7) 681 (99,3) 686
Điều trị PLTMC từ khi mang thai + điều trị ARV dự phịng cho



con + sữa cơng thức


25 (2,4) 1003 (97,6) 1028
Điều trị ARV cho mẹ khi chuyển dạ + điều trị ARV dự phòng


cho con + sữa cơng thức


30 (5,5) 520 (94,5) 550
Khơng rõ dự phịng cho mẹ và ni dưỡng + Có dự phịng ARV


cho con


56 (6,5) 808 (93,5) 864
Điều trị PLTMC cho mẹ (chủ yếu ở giai đoạn chuyển dạ) +


Không điều trị cho con


4 (6,6) 57 (93,4) 61
Không điều trị PLTMC (cho mẹ, cho con) 120 (45,1) 146 (54,9) 266
Khơng có thơng tin điều trị 72 (34,3) 138 (65,7) 210


Tổng 312 (8,5) 3353 (91,5) 3665


Tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ được làm PCR là
8,5%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm trẻ sinh ra từ
mẹ được điều trị ARV 3 thuốc, con được dự phòng
ARV và uống sữa thay thế là rất thấp (0,7%),
nhóm trẻ mà mẹ được dự phòng ARV khi mang
thai, con được dự phòng ARV và uống sữa thay



thế là thấp (2,4%), và ở trẻ mẹ và con khơng
PLT-MC thì tỷ lệ nhiễm HIV cao (34- 45%).


<b>3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng </b>
<b>can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

PLT-MC: (1) yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận chẩn
đoán nhiễm HIV cho mẹ; (2) yếu tố ảnh hưởng
đến điều trị dự phịng lây truyền mẹ con, ni
dưỡng trẻ.


<i>3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận chẩn </i>
<i>đoán nhiễm HIV cho mẹ</i>


<i>Độ bao phủ tư vấn xét nghiệm HIV cho PNMT </i>
<i>chưa đồng đều giữa các khu vực và các tuyến:</i>


Kết quả định tính cho thấy có sự khác biệt
về độ bao phủ của tư vấn xét nghiệm HIV cho
PNMT tại nơi có dự án và nơi khơng có dự án.
Mặc dù, Bộ Y tế đã có hướng dẫn tư vấn và xét
nghiệm HIV cho PNMT trong các tháng đầu
thai kì để điều trị PLTMC sớm cho mẹ. Tuy
nhiên, tại những huyện không có dự án, đặc
biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa, nhân viên
y tế cũng chưa biết nhiều về chương trình này.
Điều này đồng nghĩa với việc PNMT tại khu
vực này không được tiếp cận với dịch vụ tư vấn
xét nghiệm HIV:



<i>"Tư vấn trước xét nghiệm không phải được </i>
<i>triển khai rộng rãi. Ở một số huyện nhiều </i>
<i>người chưa biết gì về chương trình tư vấn này. </i>
<i>Bản thân các thai phụ khi đi khám thai, họ cũng </i>
<i>không được tiếp cận tư vấn xét nghiệm " (Bác </i>


sĩ 51 tuổi, phịng khám ngoại trú nhi, tỉnh phía
<i>Bắc).</i>


<i>"Ở khu vực vùng sâu vùng xa thì bà mẹ đẻ </i>
<i>tại nhà, đẻ tại trạm xá và thậm chí đẻ ở y tế </i>
<i>tuyến huyện không được làm xét nghiệm chẩn </i>
<i>đoán HIV trước khi sinh” (Cán bộ Trung tâm </i>


Phòng Chống HIV/AIDS (TTPC HIV), 38 tuổi,
<i>tỉnh miền núi phía Bắc).</i>


<i>Hạn chế về cung cấp xét nghiệm HIV:</i>


<i>xét nghiệm HIV, nhưng khơng làm được vì họ </i>
<i>khơng đồng ý vì phải tự trả tiền, bảo hiểm y tế </i>
<i>khơng chi trả" (Bác sĩ sản khoa tuyến huyện, </i>


43 tuổi).


Sự hạn chế về kiến thức của PNMT, sự kỳ
thị và phân biệt đối xử :


<i>Ngay cả khi đã được tư vấn đầy đủ, nhưng </i>
<i>một số PNMT vẫn không chấp nhận xét nghiệm </i>


<i>HIV: Bệnh viện có chương trình PLTMC, có </i>
<i>hỗ trợ xét nghiệm miễn phí. Nhưng có PNMT </i>
<i>mặc dù được tư vấn cẩn thận, cung cấp xét </i>
<i>ng-hiệm HIV, họ không xét ngng-hiệm. Điều này do </i>
<i>bản thân họ nghĩ là mình khơng có bệnh, hoặc </i>
<i>khơng làm gì nên khơng xét nghiệm,... Những </i>
<i>trường hợp đó thì mình phải chịu thơi tại vì </i>
<i>người ta khơng đồng ý. (Bác sĩ sản khoa, 45 </i>


tuổi, miền Bắc)


<i>3.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến can thiệp điều </i>
<i>trị dự phòng lây truyền mẹ con</i>


Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng
can thiệp điều trị PLTMC là (1) Mẹ phát hiện tình
trạng nhiễm HIV muộn: khi chuyển dạ hoặc sau
sinh; (2) Sự kì thị của gia đình, cộng đồng.


<i>Mẹ phát hiện tình trạng nhiễm HIV muộn </i>
<i>khi chuyển dạ hoặc sau sinh:</i>


Mặc dù gần đây, tỷ lệ PNMT nhiễm HIV có
điều trị ARV hoặc điều trị PLTMC khi mang
thai đã tăng lên đáng kể, nhưng tỷ lệ PNMT
<i>được điều trị lúc chuyển dạ vẫn khá cao: "Ước </i>


<i>tính cũng gần 2- 3 năm gần đây thì số PNMT </i>
<i>biết trước tình trạng nhiễm HIV và điều trị </i>
<i>trước tăng lên rất nhiều so với số phát hiện lúc </i>


<i>chuyển dạ, nhưng số PNMT phát hiện nhiễm </i>
<i>HIV lúc chuyển dạ cũng rất lớn" (Bác sĩ sản </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>không kịp làm gì cả vì cơ sở vật chất không </i>
<i>được đầy đủ và người ta cũng không dám </i>
<i>khẳng định là nhiễm và bà mẹ không được sử </i>
<i>dụng ARV ngay khi chuyển dạ" (Cán bộ TTPC </i>


HIV, 38 tuổi, tỉnh miền núi phía Bắc).


Ngồi ra, tỷ lệ nhiễm HIV cũng rất cao ở
nhóm trẻ có các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội
như tiêu chảy, nấm miệng được chuyến đến
từ khoa phịng khác khơng phải từ sản khoa.
Mẹ của các trẻ này thường chỉ biết tình trạng
nhiễm HIV của mình thơng qua việc phát hiện
con nhiễm. Trường hợp này, cặp mẹ con hồn
tồn khơng được nhận bất kì can thiệp PLTMC.


<i>Một số gia đình khơng biết về tình hình </i>
<i>nhiễm HIV của mẹ nên không đến cơ sở y tế sớm </i>
<i>mà cho đến khi trẻ bị ốm mới đến. Tỷ lệ nhiễm </i>
<i>HIV cao ở nhóm trẻ này, vậy cần phải quan tâm </i>
<i>hơn đến nhóm trẻ này. Bệnh viện chúng tơi đang </i>
<i>tích cực triển khai tư vấn và xét nghiệm HIV cho </i>
<i>trẻ nghi nhiễm HIV do nhân viên y tế đề xuất" </i>


(Bác sĩ nhi, 54 tuổi, miền Nam).


<i>Sự kì thị và phân biệt đối xử của gia đình, </i>


<i>cộng đồng: </i>


PLTMC trở thành chương trình mang ý
nghĩa nhân văn, giúp phát hiện sớm mẹ nhiễm
để điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ lây truyền
HIV từ mẹ sang con. Tuy vậy, vẫn cịn tỷ lệ
khơng nhỏ PNMT biết mình nhiễm HIV trước
sinh nhưng khơng đồng ý điều trị dự phòng cho
con. Lúc này, bên cạnh vai trị làm mẹ, người
phụ nữ có trách nhiệm và danh dự của người
vợ, của người con trong gia đình. Họ sợ tình
trạng nhiễm HIV của mình bị lộ khiến gia đình
tan nát, xã hội kì thị.


<i>"Càng ngày càng có nhiều bà mẹ bị nhiễm </i>
<i>HIV trước, chồng bị nhiễm sau. Họ cho rằng </i>
<i>chồng họ biết có thể là hôn nhân của họ bị </i>
<i>phá vỡ nên họ tìm đến nơi sinh khơng làm xét </i>
<i>nghiệm sàng lọc" (Bác sĩ sản khoa, 45 tuổi, </i>


miền Bắc).

<b>IV. BÀN LUẬN</b>



Hiệu quả cao trong giảm tỷ lệ lây truyền


HIV từ mẹ sang con khi sử sụng các can thiệp
PLTMC từ phát hiện nhiễm HIV sớm khi mang
thai và sử sụng ARV sớm cho mẹ và con, cùng
với sữa thay thế cho con sau sinh được thể hiện
trong kết quả nghiên cứu này. Tỷ lệ nhiễm HIV


ở trẻ được PLTMC bằng ARV và mẹ được điều
trị ARV bằng 3 thuốc rất thấp (0,7%) và ở trẻ
được PLTMC bằng ARV và mẹ được điều trị
ARV sớm trong quá trình chuyển dạ cũng thấp
(2,4%). Kết quả này tương đương các nghiên
cứu và đánh giá hiệu quả PLTMC tại Việt Nam
và thế giới [1, 3, 4].


Trong thời gian nghiên cứu, các trẻ
quản lý được đều có sữa thay thế từ các dự
án. Sử dụng sữa thay thế cho trẻ sau sinh là
can thiệp tốt giảm tối đa lây truyền HIV từ mẹ
sang con cùng với điều trị ARV cho mẹ. Tuy
nhiên, sau 2013, nguồn cung cấp sữa từ các dự
án khơng cịn. Do đó nếu mẹ được chẩn đốn
nhiễm HIV sớm và điều trị ARV 3 thuốc thì tỷ
lệ lây truyền HIV ở trẻ vẫn giảm đi đáng kể
như nghiên cứu tại Malawi (4,1%) với 90% mẹ
nhiễm HIV cho con bú [4].


Tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ được xét nghiệm
PCR trong nghiên cứu này là cao (8,5%). Sự
khác biệt với các kết quả đánh giá PLTMC là
đối tượng nghiên cứu bao gồm trẻ từ cơ sở sản
khoa/chương trình PLTMC và trẻ đến từ các cơ
sở khám chữa bệnh khác có triệu chứng nghi
nhiễm mà trước đó mẹ và trẻ khơng được nhận
can thiệp PLTMC. Tỷ lệ nhiễm HIV của nghiên
cứu thấp hơn ước tính dự báo về tỷ lệ lây truyền
từ mẹ sang con tại Việt Nam là 12,5%. Điều


này là do triển khai PLTMC còn nhiều hạn
chế, theo báo cáo 2015, 57% PNMT được xét
nghiệm HIV, 67% PNMT nhiễm HIV được
điều trị PLTMC bằng ARV [2].


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

40% PNMT được phát hiện nhiễm HIV muộn,
làm ảnh hưởng đến kết quả can thiệp dự phòng
bẳng ARV. Kết quả nghiên cứu định tính cho
thấy, có nhiều lý do PNMT được xét nghiệm
HIV muộn, hay không được xét nghiệm HIV
trước sinh và không được PLTMC bằng ARV
dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ cao. Đó là hạn
chế kiến thức, thực hành của nhân viên y tế
trong triển khai PLTMC, khơng sẵn có sinh
phẩm xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế không
chi trả cho xét nghiệm, bao phủ điều trị ARV
trong PLTMC hạn chế tại tuyến dưới và có
những trẻ được phát hiện nhiễm HIV muộn và
mẹ khơng biết về tình trạng nhiễm HIV trước
khi sinh. Một lý do quan trọng ảnh hưởng đến
tiếp cận PLTMC là hạn chế về kiến thức của
người nhiễm HIV, sự kỳ thị và phân biệt đối
xử của bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc
truyền thông, tăng cường lồng ghép PLTMC
hiệu quả vào hệ thống sức khỏe sinh sản, đặc
biệt là mở rộng PLTMC tại xã phường cũng là
các giải pháp góp phần giảm kỳ thị phân biệt
đối xử và thực hiện hiệu quả PLTMC. Năm
2015, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 15/2015,
Quyết định 3047/2015 và Thông tư 01/2015 về


tư vấn phòng chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế
và quy định về thực hiện chi trả bảo hiệm y tế
cho xét nghiệm HIV cho PNMT, điều trị ARV
cho PNMT và mẹ cho con bú không phụ thuộc
CD4 và giai đoạn lâm sàng [5-7]. Các hướng
dẫn này là các biện pháp giải quyết quan trọng
các rào cản để triển khai tốt hơn chương trình
PLTMC và tăng cường phát hiện sớm trẻ nghi
nhiễm HIV tại cơ sở khám chữa bệnh nhằm tiến
tới đạt mục tiêu về giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ
mẹ sang con dưới 2% vào năm 2030.


Hạn chế của nghiên cứu là không theo dõi
được cặp mẹ nhiễm HIV và con từ cơ sở sản


hợp nhằm tăng cường triển khai chương trình
PLTMC hiệu quả.


<b>V. KẾT LUẬN </b>



Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm trẻ được PLTMC
bằng ARV và mẹ được điều trị ARV bằng 3
thuốc hoặc điều trị dự phòng ARV trong giai
đoạn mang thai là rất thấp. Xét nghiệm phát
hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ và sau sinh
cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp dự
phòng bẳng ARV. Hạn chế kiến thức, thực hành
của nhân viên y tế về PLTMC, khơng sẵn có
dịch vụ PLTMC và kỳ thị phân biệt đối xử là
các rào cản thực hiện chương trình PLTMC


dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV cao ở trẻ. Nghiên cứu
cho thấy sự cấp thiết của việc tăng cường xét
nghiệm HIV sớm cho PNMT và điều trị ARV 3
thuốc để PLTMC hiệu quả.


<b> TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Forbes J.C. National review of the vertical
transmis-sion. AIDS 2012.26: 757-763.


2. Kim M H, Ahmeds, Predus GA et al (2013), "lơ rates
of mother to child HIV transmission in a routine
pro-grammatic settings in Lilongwe, Malawi", Plosone,
8 (5); pp e 64979.


3. Nguyễn Thanh Long và cộng sự. Đánh giá tác động
của ARV đến tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con tại 21
tỉnh/TP và Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2011- 2012.,
Y học Việt Nam: 2013.403(2): 1-5.


4. Centers for Disease Control and Prevention (2013),
Impact of an Innovative Approach to Prevent
Moth-er-to-Child Transmission of HIV — Malawi, July
2011–September 2012. Morbidity and Mortality
Weekly Report. 82 (8), 148- 151.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>INTERVENTIONS TO PREVENT MOTHER TO CHILD HIV TRANSMISSION </b>


<b>IN HIV EXPOSED INFANTS WHO RECEIVING PCR TEST </b>



<b>AT 29 PROVINCES, 2010- 2013</b>




<b>Do Thi Nhan1<sub>, Cao Thi Thanh Thuy</sub>2<sub>, Duong Hoai Minh</sub>2<sub>, Nguyen Thi Minh Thu</sub>2<sub>, </sub></b>
<b>Le Thi Huong1<sub>, Pham Van Anh</sub>3<sub>, Bui Duc Duong</sub>1</b>


<i><b>1</b><b><sub>Vietnam Authority on HIV/AIDS Control </sub></b></i>
<i><b>2</b><b><sub>Clinton Health Access Initiative,Vietnam</sub></b></i>
<i><b>3</b><b><sub> Hanoi School of Public Health.</sub></b></i>


This paper aims to evaluate the situation
and result of prenvention of HIV transmission
from mother with HIV infection to their
chil-dren (PMTCT) and some barriers related to
PMTCT interventions in 29 provinces, 2010-
2012. The study used cross sectional design,
using retrospective data. Data collection on
PMTCT interventions in mother and
HIV-Ex-posed Infants (HEIs) who received PCR
test-ing. The result show that the number of
moth-ers diagnosed with HIV during labour and after
delivery were 30.2% and 6.6% respectively.
There was 24.3% HIV infected-mothers
re-ceived ART and 53.1% receive ARV
prophy-laxis. There was 15.2 % of mother not receiving
ARV prophylaxis. 85.4% HEIs received ARV
prophylaxis. PCR positive rate among HEIs
who had PCR testing was 8.5%. Positive PCR
rate among HEIs who received ARV
prophy-laxis and from mother who received ART was


very low (0.7%). Positive PCR rate among HEIs


who received ARV prophylaxis, replacement
formula and from mother who received ARV
prophylaxis was 2.4%. The strongest
associat-ed factor to HIV infection in HEIs is PMTCT
implementation. PCR positive rate was high
among HEIs from mothers and children who
did not receive PMTCT interventions. Lack
of awareness among mothers and health care
workers on PMTCT, unavailability of
servic-es, and stigma and discrimination are still the
key barriers of mothers accessing PMTCT and
subsequent HIV diagnosis for their infants. The
results suggest the urgent needs for enhancing
early HIV testing for pregnant women, ART
for pregnant women and breastfeeding mothers
with HIV infection regardless of CD4.


<b>Keywords: HIV, PMTCT interventions, </b>


</div>

<!--links-->

×