Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả điều trị dự phòng tại bệnh viện phụ sản trung ương và khoa sản- bệnh viện Quảng Ninh giai đoạn 2009-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THỰC TRẠNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU </b>


<b>TRỊ DỰ PHÒNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG VÀ KHOA SẢN </b>


<b>BỆNH VIỆN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2009-2013</b>



<b>Dương Lan Dung1<sub>*, Nguyễn Viết Tiến</sub>1<sub>,Nguyễn Thị Hiền Thanh</sub>2</b>


<i><b>1</b><b><sub>Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội</sub></b></i>
<i><b>2</b><b><sub>Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội</sub></b></i>

<b>TÓM TẮT</b>



Sử dụng nghiên cứu thuần tập với thiết kế hồi cứu và tiến cứu để xác định tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Khoa sản Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh từ 9/2009 đến
12/2011; và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của các phác đồ ARV với tỷ lệ từ mẹ sang con. 313 bà
mẹ nhiễm HIV và con của họ được theo dõi về tình trạng nhiễm HIV đến 18 tháng tuổi. Kết quả là 94,2 %
bà mẹ nhiễm HIV được nhận thuốc ARV để điều trị phòng từ mẹ sang con. Tỷ lệ từ mẹ sang con tại thời
điểm xét nghiệm chẩn đoán sớm lúc 6-8 tuần tuổi là 3,4%, tại thời điểm 18 tháng tuổi là 3,8%. Mẹ không
nhận được điều trị ARV là yếu tố nguy cơ cao gấp 25,2 lần so với mẹ được nhận điều trị ARV (OR=25,2;
95%CI= 3,25–194,76, p=0,01). Tỷ lệ từ mẹ sang con khi không được điều trị ARV là 40%, khi được điều trị
1 liều duy nhất khi chuyển dạ là 5,3%, được điều trị 2 thuốc khi mang thai là 3,3%, và khi điều trị với phác
đồ 3 thuốc tỷ lệ này giảm xuống còn 1,3%. Phác đồ điều trị ARV cho phụ nữ mang thai tại Việt Nam cần
được tiến hành sớm và phối hợp nhiều thuốc để đảm bảo nâng cao hiệu quả điều trị.


<b>Từ khóa: Phụ nữ mang thai, lây truyền HIV từ mẹ sang con, thuốc kháng retro vi rút (ARV)</b>


*Tác giả: Dương Lan Dung
Địa chỉ: BV Phụ sản Trung ương
Điện thoại: 0912285521
Email:


Ngày nhận bài: 24/06/2015
Ngày phản biện: 09/10/2015


Ngày đăng bài: 10/11/2015

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>



Theo các nghiên cứu trên thế giới nếu người
mẹ nhiễm HIV khơng được điều trị phịng lây
truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) và cho
con bú, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con
(LTMC) có thể lên tới 20-45%. Nhưng nhờ các
can thiệp PLTMC đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ
lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%
[1]. Từ đầu những năm 1990 để triển khai hàng
loạt các can thiệp PLTMC, Bộ Y tế cũng đã ban
hành hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy
mạnh mẽ chương trình như Quy trình điều trị
PLTMC, Hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/
AIDS, triển khai tháng hành động quốc gia về
PLTMC trên toàn quốc với mục tiêu chung là
kiểm soát làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con tại Việt Nam xuống dưới mức 5% và
tiến tới khơng cịn trẻ nhiễm vào năm
2020-2030 [2,3]. Các can thiệp PLTMC gồm tư vấn


xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai
(PNMT), điều trị dự phòng ARV, thực hành sản
khoa và theo dõi trẻ phơi nhiễm, xét nghiệm
sớm cho trẻ. Để tìm hiểu về tỷ lệ LTMC tại
các cơ sở sản khoa đang cung cấp dịch vụ
PLTMC và các phác đồ điều trị dự phòng ARV
cho PNMT nhiễm HIV, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu sau xác định tỷ lệ


lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương và Khoa sản Bệnh viện Đa
khoa Quảng Ninh giai đoạn 2009-2013 và bước
đầu đánh giá hiệu quả điều trị của các phác đồ
ARV với tỷ lệ LTMC.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>2.1 Đối tượng nghiên cứu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

LTMC trên phụ nữ nhiễm HIV đã sinh con tại
hai bệnh viện tham gia nghiên cứu.


<b>2.2 Địa bàn nghiên cứu: </b>


Nghiên cứu được triển khai tại 2 cơ sở sản
khoa lớn phía Bắc, bao gồm Bệnh viện Phụ Sản
Trung ương (PSTƯ) và Khoa Sản Bệnh viện
Đa khoa (BVĐK) Quảng Ninh.


<b>2.3 Thời gian nghiên cứu </b>


Từ 1/2009 đến 12/2013


<b>2.4 Thiết kế nghiên cứu</b>


Đây là một nghiên cứu thuần tập, sử dụng
cả hai phương pháp thu thập số liệu hồi cứu và
tiến cứu. Phần nghiên cứu tiến cứu thu nhận các
phụ nữ nhiễm HIV và đến với các dịch vụ
PLT-MC, khám thai và sinh con tại các bệnh viện


từ ngày 1/09/2009 đến hết 31/12/2011. Phần
nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ 2011 đến 2013
nhằm thu thập thông tin của trẻ sinh ra từ mẹ
nhiễm HIV và sinh con tại 2 cơ sở sản khoa trên
trong thời gian nghiên cứu.


<b>2.5 Chọn mẫu</b>


Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ.


<b>2.6 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu</b>


<i>- Nghiên cứu tiến cứu: Tất cả những PNMT </i>
có xét nghiệm HIV(+) đến sinh con tại 2 cơ sở
nghiên cứu đều được tư vấn, giải thích về nội
dung và mục tiêu nghiên cứu, sau đó được mời
tham gia. Những đối tượng này và con của họ
đều được chăm sóc và điều trị tn thủ theo quy
trình PLTMC. Họ được giới thiệu đến Phòng
khám ngoại trú Người lớn và Nhi để theo dõi
tiếp tục đến khi khẳng định được tình trạng
nhiễm HIV của trẻ.


<i>- Nghiên cứu hồi cứu: Lập danh sách các bà </i>
mẹ nhiễm HIV tham gia vào nghiên cứu ở trên
với các thơng tin hành chính, lâm sàng, phác
đồ điều trị, họ và tên con cũng như việc chuyển
tiếp trẻ. Thông tin chủ yếu thu thập được từ số
liệu của trẻ phơi nhiễm tại các Phòng khám



nghiên cứu đưa con đến để phỏng vấn bổ sung,
thăm khám và xét nghiệm HIV cho trẻ.


<i>- Cách tiến hành nghiên cứu</i>


+ Tập huấn cho nhóm nghiên cứu viên về
cách thu thập thơng tin, điền hồ sơ và rà sốt
thơng tin của bà mẹ và con.


+ Thử nghiệm bộ phiếu điều tra trước khi
tiến hành.


+ Tổ chức thu thập số liệu tiến cứu theo mẫu
hồ sơ nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản TW
và Khoa Sản Bệnh đa khoa Quảng Ninh và thu
thập thông tin của trẻ từ 2 Phòng khám ngoại
trú Nhi của Bệnh viện Nhi TW và Bệnh viện đa
khoa Quảng Ninh.


<b>2.7 Các biến số</b>


<i>- Về phía người mẹ: Biến số: tuổi, nơi ở, </i>
nghề nghiệp, giai đoạn nhiễm HIV, thời điểm
phát hiện nhiễm HIV, xét nghiệm CD4, tuổi
thai, thời gian sử dụng ARV, thời gian vỡ ối,
phương pháp sinh con, phác đồ ARV cho mẹ
và con.


<i>- Về phía trẻ: Ngày sinh, tuổi thai khi sinh, </i>
giới tính, cân nặng khi sinh, nuôi dưỡng trẻ sau


sinh và kết quả xét nghiệm PCR lần 1, lần 2, xét
nghiệm kháng thể lúc 18 tháng tuổi.


<b>2.8 Các phác đồ ARV cho mẹ và con trong </b>
<b>nghiên cứu: </b>


Theo các quyết định về hướng dẫn điều trị
cho PNMT nhiễm HIV của Bộ Y tế ban hành
năm 2009 [3].


<b>2.9 Xét nghiệm HIV của trẻ</b>


Bao gồm kết quả xét nghiệm PCR chẩn đoán
sớm cho trẻ vào thời điểm 6-8 tuần tuổi (PCR
lần1), xét nghiệm PCR tại lần tiếp theo (PCR
lần 2) và xét nghiệm khẳng định tình trạng
nhiễm HIV của trẻ tại thời điểm 18 tháng tuổi
hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó.


<b>2.10 Phân tích và xử lý số liệu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thường. Ngoài ra, các phép phân tích đơn biến
thử nghiệm t-test để so sánh các giá trị trung
bình và χ2-test để so sánh các tỷ lệ, được phân
tích để xác định một số yếu tố liên quan đến
chẩn đoán nhiễm HIV.


<b>2.11 Đạo đức trong nghiên cứu </b>


Nghiên cứu tuân thủ các quy định về đạo


đức trong nghiên cứu y sinh học, và các yêu
cầu về bảo mật và tính riêng tư của người tham
gia. Mọi thơng tin thu thập được chỉ dùng vào
mục đích nghiên cứu và không gây bất cứ ảnh
hưởng nào đến người tham gia nghiên cứu.


<b>III. KẾT QUẢ</b>



Nghiên cứu thu nhận được 313 phụ nữ
nhiễm HIV sinh con, trong đó có 244 phụ nữ
tại Bệnh viện PSTƯ (chiếm 78%), và 69 phụ
nữ tại Khoa Sản BVĐK Quảng Ninh (chiếm
22%). Tỷ lệ nhiễm HIV trong tổng số phụ nữ
sinh con cùng thời điểm của 2 cơ sở là: 313/
49.682 = 0,63%.


<b>3.1 Tình trạng nhiễm HIV của các sản phụ </b>


<i>3.1.1 Thời điểm phát hiện nhiễm HIV của các </i>
<i>sản phụ nhiễm HIV</i>


<b>Bảng 1. Tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV khi mang thai và khi chuyển dạ (n=313)</b>
<b>Thời điểm phát hiện nhiễm HIV của sản phụ </b>


<b>nhiễm HIV</b> <b>Số lượng</b> <b>Tỷ lệ (%)</b>


<b>Phát hiện nhiễm HIV khi mang thai:</b> <b>267</b> <b>85,3</b>


- Trước khi mang thai 164 52,4



- Trong khi mang thai 103 32,9


<b>Phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ</b> <b>46</b> <b>14,7</b>


Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ sản phụ được
phát hiện nhiễm HIV khi mang thai là 267
trường hợp chiếm 85,3%, trong đó tỷ lệ phát
hiện HIV trước khi có thai là 52,4 % và trong
khi mang thai là 32,9%; và khi chuyển dạ là 46
trường hợp chiếm 14,7%. Tuổi thai nhỏ nhất
khi phát hiện lúc mang thai là 16 tuần, lớn nhất


là 39 tuần. Với 103 trường hợp PNMT nhiễm
HIV phát hiện khi mang thai, tuần thai được
phát hiện cịn khá muộn (trung bình là 29,73 ±
6,16 tuần)


<i>3.1.2 Phác đồ điều trị ARV cho các sản phụ </i>
<i>nhiễm HIV </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Hình 1 cho thấy tỷ lệ được điều trị AIDS
(3 thuốc) chiếm 41,2%, tỷ lệ điều trị dự phòng
LTMC (2 thuốc) chiếm 37%, tỷ lệ điều trị khi
chuyển dạ (1 thuốc) chiếm 16% và tỷ lệ không
được điều trị chiếm 5,8%.


<b>3.2 Tình trạng nhiễm HIV của trẻ sinh ra từ </b>
<b>các sản phụ nhiễm HIV</b>


<i>3.2.1 Tình hình và kết quả xét nghiệm HIV của </i>


<i>trẻ</i>


Trong tổng số 313 trẻ phơi nhiễm chúng tôi
theo dõi được 241 trẻ chiếm tỷ lệ 77% (trẻ được
khám và được làm ít nhất 1 loại xét nghiệm
hoặc PCR hoặc xét nghiệm kháng thể, hoặc
cả hai loại). Số trẻ được làm xét nghiệm PCR
lần 1(6-8 tuần tuổi) là 209 trẻ (chiếm 66,8%)
có 7 trẻ dương tính, tỷ lệ LTMC tại thời điểm
PCR lần 1 là 3,4%. Số trẻ được làm xét nghiệm
kháng thể tại thời điểm 18 tháng tuổi là 160 trẻ
(chiếm 51,1%) có 6 trẻ dương tính, tỷ lệ LTMC
tại thời điểm ≥18 tháng tuổi là 3,8%. (Bảng 2)
<b>Bảng 2. Kết quả xét nghiệm HIV của trẻ</b>


<b>N=313</b> <b>Số xét nghiệm</b> <b>Số dương tính</b>


Xét nghiệm n % n %


PCR lần 1 209 66,8 7 3,4


Kháng thể 160 51,1 6 3.8


<b>Bảng 3. Mối liên quan giữa cách đẻ với tỷ lệ lây truyền HIV từ me sang con tại thời điểm xét nghiệm PCR</b>
<b>Tỷ lệ LTMC</b>


<b>Cách đẻ</b>


<b>Số lượng n=209</b>



<b>Phân tích đơn biến</b>
<b>0R (95%CI)</b> <b>p</b>
<b>HIV (+)</b>


<b>n=7 (%)</b>


<b>HIV (-)</b>
<b>n=202 (%)</b>


Đẻ thường 4 (5,3) 72 (94,7) 4,28 (0,47 -39,18)


0,261
Mổ khi đã chuyển dạ, ối vỡ 1 (3,1) 31 (96,9) 2,48(0,15 -40,97)


Mổ khi đã chuyển dạ, ối còn 1 (4,3) 22 (95,7) 3,5( 0,21 - 58,25)
Mổ khi chưa chuyển dạ, ối còn 1 (1,3) 77 (98,7) 1


Ở nhóm mổ lấy thai chủ động khi chưa chuyển
dạ, ối cịn có tỷ lệ LTMC thấp nhất (1,3%) so với
các nhóm đẻ thường hay mổ lấy thai (khi đã


chuyển dạ với ối vỡ/ hoặc ối cịn) lần lượt có tỷ
lệ LTMC là 5,3% ; 3,1% và 4,3%. Tuy nhiên sự
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
<b>Bảng 4. Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng ARV với tỷ lệ lây truyền HIV </b>


<b>từ mẹ sang con tại thời điểm xét nghiệm kháng thể (n=160)</b>
<b>Mẹ sử dụng </b>


<b>ARV</b>



<b>n</b> <b>HIV (+)</b>


<b>n (%)</b>


<b>HIV (-)</b>
<b>n (%)</b>


<b>OR</b>
<b>[KTC95%]</b>


<b>p</b>


Có sử dụng 155 4 (2,6) 151 (97,4) 25,2


3,25–194,76


Không sử dụng 5 2(40,0) 3(60,0) 1 0,002


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Bảng 5. Liên quan giữa phác đồ ARV với tỷ lệ LTMC</b>
<b> tại thời điểm xét nghiệm PCR và kháng thể ≥18 tháng tuổi. </b>
<b>Phác đồ ARV</b> <b>Tỷ lệ LTMC khi XN PCR</b> <b>Tỷ lệ LTMC khi XN </b>


<b>kháng thể</b> <b>p</b>


Điều trị AIDS (3 thuốc) 3,1 1,3


P<0,05


(3/96) (1/75)



PLTMC từ khi mang thai
(2 thuốc)


2,6
(2/76)


3,3
(2/61)
Chỉ PLTMC khi chuyển


dạ đẻ (1 thuốc)


4,2
(1/24)


5,3
(1/19)
Không sử dụng ARV


(0 thuốc)


7,7
(1/13)


40,0
(2/5)


Tổng cộng 3,4 (7/209) 3,8(6/160)



Kết quả cho thấy ở cả hai thời điểm xét
nghiệm PCR và xét nghiệm kháng thể thì tỷ lệ
LTMC càng thấp ở nhóm phác đồ điều trị sớm,
kéo dài và phối hợp nhiều thuốc: Tại thời điểm
làm PCR (6 đến 8 tuần tuổi), tỷ lệ LTMC tương
ứng với phác đồ 3 thuốc, 2 thuốc, 1 thuốc và
không điều trị là 3,1%; 2,6%; 4,2% và 7,7%.
Tại thời điểm ≥18 tháng tuổi, tỷ lệ LTMC với
các phác đồ tương ứng ở trên là 1,3%; 3,3%;
5,3% và 40%.


<b>IV. BÀN LUẬN</b>



Tỷ lệ nhiễm HIV trong số PNMT đến sinh
con tại 2 cơ sở sản trong thời gian nghiên cứu là
0,63%, rất cao so với tỷ lệ 0,21% của toàn quốc
năm 2011 [2]. Lý do đây là hai cơ sở điều trị
thuộc dự án LIFE GAP/CDC, với hơn 20 năm
kinh nghiệm điều trị cho PNMT nhiễm HIV, bên
cạnh đó Hà Nội và Quảng Ninh vẫn được đánh
giá là 2 tỉnh thành có số lượng PNMT nhiễm
HIV đơng nhất ở khu vực phía Bắc. Tỷ lệ thai
phụ biết mình nhiễm HIV trong giai đoạn mang
thai đã tăng cao (85,3%) so với 14,7% sản phụ
chỉ biết nhiễm HIV trong giai đoạn chuyển dạ,
đặc biệt có tới 52,4% thai phụ là đã biết mình
nhiễm HIV từ trước khi mang thai. Điều này cho
thấy càng có nhiều phụ nữ nhiễm HIV muốn
sinh con do nhu cầu bản năng của người phụ nữ
và do nhận thấy hiệu quả cao của chương trình


PLTMC trong những năm gần đây. Tỷ lệ sản


phụ được tiếp cận với ARV nói chung chiếm
tỷ lệ cao (94,2%), cao hơn so với tỷ lệ 84% tại
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long tại 3 tỉnh
thành lớn (giai đoạn 2004-2009) và khá tương
đương với tỷ lệ 91,5% trong nghiên cứu của Vũ
Thị Nhung tại Bệnh viện Hùng Vương
(2005-2008)[4, 5]. Qua nhiều năm thực hiện chương
trình, tỷ lệ điều trị ARV cho các bà mẹ nhiễm
HIV ngày càng tăng lên đã góp phần làm giảm
tỷ lệ LTMC. Trong số sản phụ được điều trị
ARV thì tỷ lệ sản phụ được điều trị AIDS ngày
càng chiếm số lượng (trong nghiên cứu này là
41,2%). Điều này cũng phù hợp với xu hướng
sử dụng phác đồ điều trị AIDS chung cho tất cả
phụ nữ nhiễm HIV, không kể số lượng CD4 và
thời điểm phát hiện, đi kèm chế độ dinh dưỡng
phù hợp cho trẻ phơi nhiễm theo Hướng dẫn
chăm sóc điều trị HIV/AIDS mới ban hành của
Bộ Y tế năm 2015 [6].


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Bảng 6. Tỷ lệ LTMC các nghiên cứu trong thời gian gần đây</b>


<b>Tên tác giả</b> <b>Giai đoạn nghiên cứu</b> <b>Cơ sở nghiên cứu</b> <b>Tỷ lệ LTMC</b>


Nguyễn Viết Tiến [8] 2005-2008 Bệnh viện PSTW 11,1%


Nguyễn Thanh Long [4] 2005-2009 3 tỉnh/TP và BVTW 7 %



Vũ Thị Nhung [5] 2005-2008 BV Hùng Vương 5,11%


Nguyễn Mai Anh [7] 2008- 2012 Bệnh viện PS Hải Phòng 2,3%
Kết quả của nghiên cứu này 2009-2013 2 BVPS phía Bắc 3,3%


Mặc dù độ bao phủ của chương trình
PLT-MC theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2013 lên tới
57% [7], tuy nhiên việc theo dõi trẻ vẫn cịn
gặp khó khăn do nhận thức của người nhiễm
HIV hạn chế, sự kỳ thị của cộng đồng, và
chương trình PLTMC chưa phát triển đồng đều
tại các tỉnh. Tại nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ
theo dõi trẻ để có được ít nhất 1 xét nghiệm đạt
77%. Các bà mẹ dù đã có ý thức đưa trẻ đến
theo dõi định kỳ tại cơ sở nhi khoa nhưng chủ
yếu tập trung tại thời điểm trẻ từ 6 đến 8 tuần
tuổi sau đó vì nhiều khó khăn (mẹ suy giảm
sức khỏe, thiếu điều kiện kinh phí đi lại theo
dõi, thiếu hướng dẫn về tầm quan trọng của
việc xét nghiệm khẳng định) nên tại thời điểm
18 tháng tuổi giảm chỉ còn một nửa (51,1%),
gây hạn chế cho việc đánh giá hiệu quả của
chương trình điều trị dự phòng.


Những nghiên cứu trên thế giới đều cho
thấy tác dụng của việc điều trị ARV sớm và
có hiệu quả: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
(PACTG 076) cho thấy sử dụng ARV khi mang
thai từ tuần thai thứ 14 cũng với việc tiêm
tĩnh mạch khi chuyển dạ, trẻ uống xiro 6 tuần


phối hợp với nuôi con bằng sữa ăn thay thế
làm giảm tỷ lệ LTMC xuống còn 7,6% so với
22,6% ở nhóm chứng khi theo dõi trẻ đến 18
tháng tuổi [9]. Nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên đối chứng Kesho Bora tại
châu Phi đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng
3 thuốc ARV từ 28-36 tuần và tiếp tục trong
thời gian cho con bú (06 tháng) so sánh với
điều trị ARV ngắn hạn cho thấy tỷ lệ nhiễm ở
trẻ là tương tự ở hai nhóm (1,8% so với 2,2%).
Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV tích lũy ở trẻ lúc 12
tháng tuổi là 5,5% (95% CI =3,6 -8,4), giảm


Trong nghiên cứu này, tỷ lệ LTMC tương
ứng với các phác đồ điều trị 3 thuốc, điều trị từ
khi mang thai, điều trị khi chuyển dạ và không
được điều trị tại thời điểm xét nghiệm PCR hay
xét nghiệm kháng thể đều giảm rõ rệt (1,3%;
3,3%; 5,3% và 40%). Kết quà nghiên cứu đã
cho thấy tỷ lệ LTMC sẽ được hạn chế tối đa nếu
dùng các phác đồ phối hợp nhiều thuốc và điều
trị kéo dài từ khi mang thai. Điều này cũng phù
hợp với nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nhung
đánh giá hiệu quả PLTMC tại Bệnh viện Hùng
Vương từ năm 2005-2008 cho thấy tỷ lệ LTMC
là 3,9% nếu mẹ được điều trị từ khi mang thai,
tỷ lệ này là 6,5% nếu mẹ được điều trị khi
chuyển dạ và nếu mẹ khơng kịp uống thuốc thì
tỷ lệ này là 10,5% [5]. Như vậy phác đồ điều
trị ARV cho phụ nữ mang thai tại Việt Nam cần


được tiến hành sớm và phối hợp nhiều thuốc để
đảm bảo nâng cao hiệu quả PLTMC, phấn đấu
tới mục tiêu của thiên niên kỷ là “Không còn
trẻ nhiễm HIV vào năm 2020-2030” [2].

<b>V. KẾT LUẬN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cao hiệu quả điều trị. Cần phải có biện pháp
tích cực hơn nữa trong việc theo dõi trẻ để đánh
giá hiệu quả chương trình điều trị dự phịng có
kết quả tốt hơn.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Lallemant M et al. A trial of shortened zidovudine
regimens to prevent mother-to-child transmission of
human immunodeficiency virus type 1. New
Eng-land Journal of Medicine 2000; 343(14): 982-991.
2. Thủ tướngChính phủ. Quyết định số 608/QĐ-TTg


của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến
lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn năm 2030. 2012.


3. Bộ Y tế. Quyết định số 3003/2009/QĐ-BYT ngày
19/08/2009 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
HIV/AIDS. 2009.


4. Nguyễn Thanh Long, Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thúy
Hà.Chương trình PLTMC_Bài học từ đánh giá hiệu
quả chương trình tại 3 tỉnh/thành phố và bệnh viện


trung ương tai Việt nam 2004-2009, Các cơng trình
nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn
2006-2010.Tạp chí Y học thực hành 2010; 742 + 743:
495-498.


5. Vũ Thị Nhung. Đánh giá chương trình phịng lây
truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại Bệnh viện


Hùng Vương 2005-2008, Các cơng trình nghiên cứu
khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010.Tạp
chí Y học thực hành 2009; 742 + 743: 377-379.
6. Bộ Y tế. Quyết định số 3047/2009/QĐ-BYT ngày


22/07/2015 về Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi và
điều trị HIV/AIDS. 2015.


7. Nguyễn Thị Mai Anh. Nghiên cứu thực trạng lây
truyền HIV từ mẹ sang con và kết quả can thiệp dự
phòng tại Bệnh viện Phụ sản Hải phòng năm 2008
đến 2012. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại
học Y Hải Phòng, 2014.


8. Nguyễn Viết Tiến, Dương Lan Dung, Đỗ Quan
Hà.Nhận xét tình hình và bước đầu đánh giá hiệu
quả điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 9/2005 đến
2/2008. Tạp chí Y học thực hành 2010;
4(714):126-129


9. De Cock KM et al.Prevention of mother-to-child


HIV transmission in resource-poor countries:
translating research into policy and practice.
Jour-nal of the American Medical Association. 2000;
283(9):1175-1182.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Using prospective and retrospective cohort
study aimed to determine the rate of
transmis-sion HIV from mother to child in the
Nation-al HospitNation-al of Obstetric & Gynecology and
obstetric ward in Quang Ninh Hospital from
9/2009 to 12/2011; and to evaluate the effective
of ARV treatment to that transmission rate. 313
HIV–infected mothers and their baby had been
followed until 18-month-old. The results showed
that 94.2% of HIV–infected mothers were
re-ceived ARV for prevention of transmission HIV
from mother to child. The rate of transmission
HIV from mother to child at 6-8 weeks was
3.4%; at 18 months was 3.8%. The risk factor
in ART-naïve mother was 25.2 times higher than


mother with ARV treatment (OR=25.2; 95%CI=
3.25–194.76, p=0.01). The rate of transmission
HIV from mother to child in ART - naïve
moth-ers was 40%; that rate in case of treatment with
only one dose during labour was 5.3%, of
treat-ment with combined two drugs during pregnancy
time was 3.3%, and of treatment with combined
three drugs fell to 1.3%. ARV regimens for
preg-nant women in Vietnam should be applied early


and combined multiple drugs to ensure enhanced
treatment efficacy.


<b>Keywords: Pregnant women, transmission </b>


HIV from mother to child, Antiretrovirus
(ARV)


<b>STATUS OF HIV TRANSMISSION FROM MOTHERS TO CHILDREN AND </b>


<b>THE EFFECT OF PREVENTIVE TREATMENT IN NATIONAL HOSPITAL </b>


<b>OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY AND OBSTETRIC WARD </b>



<b>IN QUANG NINH HOSPITAL DURING 2009 – 2013</b>



<b>Duong Lan Dung1<sub>, Nguyen Viet Tien</sub>1<sub>, Nguyen Thi Hien Thanh</sub>2</b>


</div>

<!--links-->

×