Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.01 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

68


HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0028
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 68-77


This paper is available online at


<b>THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN TÂM LÍ </b>
<b>CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>


Nguyễn Thị Liên



<i>Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học, Sinh lí lứa tuổi, </i>
<i>Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội </i>


<i><b>Tóm tắt. Năng lực tư vấn tâm lí là một trong những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. </b></i>
Năng lực này thuộc tiêu chí 7 của tiêu chuẩn 2 về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.
Bài báo này đề cập đến kết quả nghiên cứu gần đây của chúng tôi trong khuôn khổ đề tài
cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ biểu
hiện năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học sơ sở (GVTHCS) trên mẫu gồm 207
GVTHCS thuộc một số trường trong khu vực nội thành của quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội và quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực tư vấn
tâm lí của GVTHCS ở địa bàn tham gia khảo sát hiện nay chỉ ở mức trung bình. Trong các
năng lực thành phần, năng lực lập và lưu trữ hồ sơ tâm lí học sinh và năng lực phối hợp với
các lực lượng giáo dục ở mức tốt nhất, thấp nhất là năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động
phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh.


<i><b>Từ khóa: tư vấn tâm lí, khó khăn tâm lí, năng lực tư vấn tâm lí, giáo viên THCS, thực trạng. </b></i>

<b>1. Mở đầu </b>



Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con


người phải đối mặt và giải quyết rất nhiều vấn đề có tính chất xã hội liên quan. Đặc biệt là thế
hệ trẻ có vơ số cơ hội nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức trong q trình phát triển.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam gần đây cho thấy, học sinh trung học cơ sở gặp khó khăn nhiều
nhất ở lĩnh vực giao tiếp thể hiện trong mối quan hệ ứng xử với thầy cô giáo, với cộng đồng và
trong lĩnh vực học tập [1]. Theo đó, hoạt động tư vấn trong nhà trường chưa đáp ứng được nhu
cầu tư vấn tâm lí của các em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, trong đó giáo viên
chưa được đào tạo chuyên sâu về kĩ năng tư vấn cho học sinh là một trong những yếu tố quan
trọng nhất tác động đến hiệu quả của công tác tư vấn tâm lí trường học [2]. Trước tình hình đó,
chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành theo thông tư số
20/2018/TT – BGDĐT có hiệu lực từ 10/10/2018 đã quy định tư vấn và hỗ trợ học sinh là một
trong những tiêu chí bắt buộc của tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
Với năng lực tư vấn và hỗ trợ tâm lí cho học sinh của giáo viên sẽ giúp học sinh nâng cao hiểu
biết về bản thân, các mối quan hệ với gia đình, thầy cơ, bạn bè, từ đó tăng cảm xúc tích cực,
giúp các em tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn bản thân gặp phải, làm giảm thiểu
các tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng mơi trường giáo dục an toàn, thân thiện,
lành mạnh và phòng chống những vấn đề tiêu cực trong học đường. Tầm quan trọng của vấn đề
này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học giáo dục trong những năm gần đây.
Ngày nhận bài: 25/2/2020. Ngày sửa bài: 13/3/2020. Ngày nhận đăng: 20/3/2020.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

69
Nghiên cứu của Kline và Silver (2004) cho thấy, khi học sinh gặp phải những vấn đề khúc
mắc về tâm lí, học tập, các mối quan hệ trong cuộc sống thì giáo viên chính là những người lắng
nghe và giúp các em vượt qua được những vấn đề khó khăn đó [3]. Giáo viên, nhất là giáo viên
chủ nhiệm, là người gần gũi với học sinh, tiếp xúc trực tiếp với học sinh hàng ngày trong các
tiết học và các hoạt động giáo dục, do vậy có thể phát hiện sớm các học sinh có nhu cầu trợ giúp
để có hướng giải quyết kịp thời và phù hợp. Một số nghiên cứu khác của các nhà tâm lí học
cũng chỉ ra rằng, giáo viên có nhiều thời gian với học sinh, có nhiều cơ hội để hiểu học sinh và
họ cũng đã được đào tạo cơ bản về tâm lí – giáo dục nên có thể hỗ trợ và giúp học sinh tìm ra
hướng giải quyết vấn đề mà các em đang gặp phải [3, 4]. Bên cạnh đó, với vai trị của giáo viên
kiêm nhà tư vấn, giáo viên ngoài việc tập trung giải quyết, khắc phục các vấn đề của học sinh,


còn có nhiệm vụ phịng ngừa, ngăn chặn các vấn đề tiêu cực có thể xảy đến với học sinh [5-7].


Ở Việt Nam, tuy chưa đề cập nhiều đến vai trò của giáo viên trong hoạt động tư vấn tâm lí
ở trường phổ thơng, nhưng nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lí học cũng đã đề cập đến những
khía cạnh có liên quan đến tư vấn tâm lí học đường. Theo đó, vấn đề kết quả nghiên cứu của
Trần Thị Mỵ Lương (2016) cho thấy mức độ thực hiện các kĩ năng chăm sóc, tư vấn tâm lí cho
học sinh của giáo viên đã được họ thực hiện chính xác và đúng thời điểm, trong đó các kĩ năng
“hỏi”, “quan sát”, “thấu hiểu”, “lắng nghe”; kĩ năng “thiết lập mối quan hệ trong hỗ trợ tâm lí
cho học sinh”, “tìm kiếm giải pháp trong tư vấn”, “thấu hiểu”, “lắng nghe” được GV ở Hà Nội
thực hiện tốt nhất [8].


Nghiên cứu của Hoàng Gia Trang (2018) cho thấy, kĩ năng giao tiếp và tiếp theo là kĩ năng
hỗ trợ tìm kiếm giải pháp lần lượt xếp vị trí thứ nhất và thứ hai trong các nhóm kĩ năng tư vấn
tâm lí của giáo viên chủ nhiệm cấp trung học cơ sở. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đưa ra yếu
tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất đến năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên chủ nhiệm là sự
nhiệt tình với cơng tác tư vấn, yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là sự phối hợp của cha
mẹ với giáo viên chủ nhiệm để giải quyết khó khăn của học sinh [9].


Các kết quả nghiên cứu trên dù đã cho thấy bức tranh khá sinh động về hoạt động tư vấn
tâm lí cho học sinh của GVTHCS. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra năng lực tư vấn tâm lí
của giáo viên ở khía cạnh các kĩ năng được thể hiện khi họ trực tiếp tư vấn cho học sinh, hoặc là
nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn tâm lí; việc tìm hiểu mức độ biểu hiện năng
lực tư vấn tâm lí của GVTHCS như là một hoạt động tương tác còn mờ nhạt. Do đó, nghiên cứu
này đi sâu đi sâu đánh giá thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của GVTHCS của một số trường
trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả thu được sẽ là gợi ý hữu ích cho
việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn tâm lí cho giáo viên đáp
ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.


<b>2. Nội dung nghiên cứu </b>




<b>2.1. Khái niệm năng lực tư vấn tâm lí </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

70


tính chuyên nghiệp, bởi đây là hoạt động có mục đích giáo dục, bởi qua đó người được trợ giúp
phát triển đời sống tinh thần ổn định để tiếp tục thích ứng với cuộc sống và các mối quan hệ xã
<i>hội. Như vậy, có thể hiểu tư vấn tâm lí là q trình tương tác giữa người có chun mơn với </i>
<i>người gặp khó khăn tâm lí thơng qua trao đổi, chia sẻ, định hướng , gợi mở và tìm kiếm nguồn </i>
<i>lực để trên cơ sở đó, người gặp khó khăn tâm lí tự lựa chọn cách thức giải quyết vấn đề có hiệu </i>
<i>quả nhất cho chính mình. </i>


Năng lực là một khái niệm phức tạp, có rất nhiều cách hiểu khác nhau phụ thuộc vào những
cách tiếp cận và quan điểm, trường phái, lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu này, dựa vào
tiếp cận tâm lí học, năng lực được hiểu là tổ hợp các đặc điểm tâm lí của từng người chuyển
tiềm năng, khả năng thành sức mạnh thực - tổ chức sắp xếp các thành tố tâm lí tương ứng, tạo
nên “cơng cụ tâm lí” đóng vai trị là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một
công việc nhất định [11]. Theo cách hiểu này, năng lực bao giờ cũng gắn liền với hoạt động,
hành động cụ thể nào đó; trong giáo dục gọi đó là năng lực thực hiện.


<i>Từ quan niệm tư vấn tâm lí hay năng lực ở trên, chúng tơi cho rằng năng lực tư vấn tâm lí </i>
<i>của giáo viên là sự vận dụng có hiệu quả các tri thức, kĩ năng của nhà tư vấn thông qua quá </i>
<i>trình tương tác với học sinh hay lực lượng có liên quan nhằm hỗ trợ các em giải quyết được </i>
<i>những khó khăn trong học tập, trong tình cảm và trong quan hệ ứng xử với người khác. </i>


Qua khái niệm trên, chúng ta thấy, để đảm bảo quá trình tư vấn tâm lí có hiệu quả, giáo
viên cần có nhiều các năng lực được cho là cơ bản và cốt lõi bao gồm năng lực hiểu đặc điểm và
tính cách học sinh, năng lực chẩn đốn khó khăn tâm lí, năng lực tương tác với học sinh, năng
lực hợp tác với các lực lượng liên quan đến học sinh, năng lực đánh giá, năng lực tổ chức thực
hiện các hoạt động tư vấn tâm lí [12, 13]. Như vậy, có rất nhiều các thành tố năng lực tư vấn tâm lí
được xác định trong năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập


trung nghiên cứu ba nhóm năng lực tư vấn tâm lí thành phần với các tiêu chí cụ thể, đó là:


- Năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh.
- Năng lực lập và lưu trữ hồ sơ tâm lí học sinh.


- Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục.


Trên cơ sở ba nhóm năng lực trên, chúng tơi xác định hệ thống tiêu chí cụ thể để đánh giá
thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của GV THCS (Bảng 1).


<i><b>Bảng 1. Tiêu chí đánh giá thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên THCS </b></i>
<b>Stt </b> <b>Nhóm năng lực <sub>tư vấn tâm lí </sub></b> <b>Tiêu chí đánh giá </b>


1


Năng lực xây
dựng và tổ chức
hoạt động phịng
ngừa khó khăn
tâm lí ở học sinh


Lựa chọn vấn đề cần thiết, phổ biến để tổ chức các chương trình
phịng ngừa hiệu quả và có thể huy động được các nguồn lực
Thiết kế các chương trình phịng ngừa và triển khai tồn trường,
khối lớp, nhóm học sinh gồm xác định mục tiêu, đối tượng, xây
dựng nội dung, thời gian, cách thức thực hiện


Đánh giá hiệu quả hoạt động/chương trình


2



Năng lực lập và
lưu trữ hồ sơ tâm
lí học sinh


Thiết kế biểu mẫu hồ sơ tâm lí học sinh rõ ràng, khoa học
Thu thập và lưu thơng tin học sinh một cách an tồn bí mật


Cập nhật thường xuyên những thay đổi của học sinh hoặc những
can thiệp của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

71
3


Năng lực phối
hợp với các lực
lượng giáo dục


Hợp tác với phụ huynh học sinh
Hợp tác với các lực lượng xã hội


Hợp tác với Ban giám hiệu và các giáo viên chuyên trách nhà
trường (tổng phụ trách, cán bộ y tế học đường)


Hợp tác với các nhà tâm lí trị liệu chuyên nghiệp


<b>2.2. Phương pháp và khách thể nghiên cứu </b>



Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp chính là điều tra bằng bảng hỏi. Với
các tiêu chí được xác định ở trên, nội dung của bảng hỏi được thiết kế thành phiếu hỏi nhằm


đánh giá mức độ biểu hiện năng lực tư vấn tâm lí của GVTHCS . Phiếu khảo sát được xây dựng
theo quy trình các bước như sau:


+ Bước 1: Phác thảo các câu hỏi và nội dung các câu hỏi dựa trên các tiêu chí đánh giá
+ Bước 2: Xin ý kiến chuyên gia, sau đó điều chỉnh


+ Bước 3: Khảo sát thử trên 30 giáo viên tại TP Hà Nội nhằm kiểm tra độ tin cậy, độ hiệu
lực và điều chỉnh nội dung các câu hỏi.


+ Bước 4: Khảo sát chính thức


Cách đánh giá và phân loại dựa vào lí thuyết xác suất thống kê, phân loại nhóm các mức độ
năng lực tư vấn tâm lí được xác định dựa vào kết quả điểm trung bình cộng (

<i>X</i>

) và độ lệch
chuẩn (SD) của phân bố kết quả thu được (

<i>X</i>

± SD), để chia làm 3 mức độ là: thấp điểm, trung
bình và cao. Tương ứng với các mức độ, điểm được quy ước như sau: thấp = 1 điểm; trung bình
= 2 điểm; cao – 3 điểm.


Mẫu khách thể được thực hiện trong nghiên cứu này bao gồm 101 giáo viên (GV) thuộc
trường trung học cơ sở (THCS) Trần Quang Khài quận 12, TP Hồ Chí Minh; 106 GV thuộc các
trường THCS Nguyễn Trãi, THCS Phan Đình Giót và THCS Khương Đình quận Thanh Xuân,
TP Hà Nội.


<b>2.3. Kết quả nghiên cứu </b>



<b>2.3.1. Kết quả về thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên Trung học cơ sở </b>


Năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên THCS biểu hiện ở nhiều khía cạnh và mức độ khác
nhau. Dựa vào hoạt động tư vấn tâm lí được coi như là một hoạt động nghề nghiệp, ở đó giáo
viên thực hiện q trình trợ giúp học sinh vượt qua những khó khăn về mặt tâm lí bằng nhiều
cách, đòi hỏi nhiều yếu tố về năng lực của người giáo viên. Trong nghiên cứu này, chúng tơi tìm


hiểu về mức độ thể hiện năng lực tư vấn tâm lí của GV ở các mặt biểu hiện: xây dựng và tổ
chức hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh, lập và lưu trữ hồ sơ tâm lí của học sinh,
sự phối hợp với các lực lượng giáo dục.


<i><b>Bảng 2. Năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở </b></i>


<b>Stt </b> <b>Năng lực </b> <b>Điểm trung </b>


<b>bình (</b>

<i>X</i>

<b>) </b>


<b>Độ lệch </b>


<b>chuẩn (SD) </b> <b>Xếp loại </b>
1 Năng lực xây dựng và tổ chức


hoạt động phịng ngừa khó khăn
tâm lí ở học sinh


2,00 0,67


Trung bình


2 Năng lực lập và lưu trữ hồ sơ


tâm lí học sinh 2,04 0,65


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

72


lượng giáo dục



<b>4 </b> <b>Tổng chung về năng lực tư vấn </b>


<b>tâm lí </b> <b>2,04 </b> <b>0,59 </b>


<b>Trung bình </b>


Bảng 2 cho thấy, năng lực tư vấn tâm lí của GVTHCS ở mức trung bình, trong đó “Năng
lực xây dựng và tổ chức hoạt động phòng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh” xếp thứ bậc thấp
nhất trong nhóm các thành tố của năng lực tư vấn tâm lí mà chúng tơi khảo sát.


Phân tích kết quả theo địa bàn: Ở cả hai thành phố tham gia nghiên cứu, nếu như mức độ
biểu hiện năng lực tư vấn của GVTHCS thuộc TP Hồ Chí Minh ở mức trung bình, thì mức độ
biểu hiện năng lực tư vấn thuộc thành phố Hà Nội biểu hiện ở mức dưới trung bình (thành phố
Hà Nội:

<i>X</i>

= 1,82 ± 0,56; thành phố Hồ Chí Minh:

<i>X</i>

= 2,27 ± 0,53). Sự khác biệt này có ý
nghĩa về mặt thống kê, với p = 0,00. Phân tích sâu hơn cho thấy, có sự khác biệt đáng kể và có ý
nghĩa thống kê ở các thành tố của năng lực tư vấn tâm lí giữa GVTHCS tại hai địa bàn tham gia
nghiên cứu; trong đó, các nhóm năng lực thành phần của năng lực tư vấn tâm lí ở GVTHCS tại
thành phố Hồ Chí Minh có điểm trung bình cao hơn so với Hà Nội, xếp thứ bậc cao nhất là
“Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục” với

<i>X</i>

= 2,31 ± 0,54, ở thứ bậc thấp nhất là
“Năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh” với


<i>X</i>

= 2,13 ± 0,76; trong khi đó, nhóm năng lực thành phần của năng lực tư vấn tâm lí ở
GVTHCS tại thành phố Hà Nội xếp thứ nhất là “Năng lực lập và lưu trữ hồ sơ tâm lí học sinh”
với

<i>X</i>

= 1,90 ± 0,54, thấp nhất là “Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục” với


<i>X</i>

= 1,82 ± 0,56. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


Phân tích kết quả theo giới tính: Nhìn chung, mức độ biểu hiện năng lực tư vấn tâm lí của
GV nam cao hơn so với GV nữ (GV nam:

<i>X</i>

= 2,13 ± 0,55); GV nữ:

<i>X</i>

= 2,01 ± 0,60) tuy
nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,24.


Phân tích kết quả theo mơn dạy: Mức độ biểu hiện nhóm các năng lực thành phần của năng
lực tư vấn tâm lí ở GV dạy các mơn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhóm mơn nghệ thuật thể dục thể thao có sự khác biệt, trong đó có những khía cạnh sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nhìn chung, năng lực tư vấn tâm lí của GVTHCS dạy ở các
môn học khác nhau về cơ bản đều ở mức độ trung bình và khơng có sự khác biệt thống kê. Xem
xét kĩ hơn, “Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục” của GV dạy các môn thuộc nghệ
thuật, thể dục thể thao, ngoại ngữ, tin học, cơng nghệ (NTTT) có điểm trung bình cao nhất so
với GVTHCS dạy các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (KHTN) và khoa học xã hội
(KHXH), cụ thể: nhóm mơn NTTT:

<i>X</i>

= 2,33 ± 0,48; nhóm mơn KHTN:

<i>X</i>

= 2,06 ± 0,60;
nhóm mơn KHXH:

<i>X</i>

= 1,96 ± 0,69. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,03. Tương
tự, “Năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh” ở
GVTHCS thuộc nhóm mơn NTTT có điểm trung bình cao nhất so với GV dạy các nhóm mơn
khác, trong đó GV dạy các nhóm mơn KHTN có điểm trung bình thấp nhất (nhóm mơn NTTT:


<i>X</i>

= 2,20 ± 0,72; nhóm mơn KHTN:

<i>X</i>

= 1,82 ± 0,70; nhóm mơn KHXH:

<i>X</i>

= 2,08 ± 0,62).
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

73
viên chủ nhiệm có mức điểm trung bình thấp nhất (GV tổng phụ trách:

<i>X</i>

= 2,29 ± 0,50; GV
bộ môn:

<i>X</i>

= 2,05 ± 0,57; GV chủ nhiệm:

<i>X</i>

= 1,91 ± 0,60). Xem xét sâu hơn, năng lực thành
phần giúp cho giáo viên làm cơng tác phụ trách Đội, Đồn ở mức cao hơn so với nhóm các GV
cịn lại chính là “Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục”, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p = 0,00. Kết quả khảo sát này có thể là gợi mở về công tác tập huấn bồi dưỡng đội
ngũ tư vấn tâm lí học đường trong giai đoạn hiện nay ở các nhà trường phổ thông.


Phân tích kết quả theo thâm niên cơng tác cho thấy, tuy có sự khác nhau về mức độ điểm
trung bình đạt được giữa các nhóm thâm niên từ thấp (từ 1 năm đến 10 năm) hay nhóm thâm
niên cao nhất (trên 30 năm), trong đó số liệu thu thập được từ thực tế thì nhóm có thâm niên
thấp lại có mức điểm trung bình về năng lực tư vấn tâm lí cao nhất so với các nhóm cịn lại.


Sự khác biệt này tuy khơng có ý nghĩa thống kê, nhưng cũng có thể coi đây là gợi ý chăng khi
thâm niên kéo theo kinh nghiệm công tác chưa hẳn đã quyết định đến hiệu quả tư vấn tâm lí cho
học sinh THCS, đây là giai đoạn lứa tuổi được coi là “biến đổi” rõ rệt nhất sẽ phụ thuộc vào độ
“linh hoạt, nhạy bén” trong khả năng của GV hơn là bề dày tuổi nghề chăng.


<b>2.3.2. Kết quả mức độ biểu hiện năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên Trung học cơ sở trên </b>
<b>từng tiêu chí đánh giá </b>


<i><b>* Năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh </b></i>
<i><b>Bảng 3. Năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí </b></i>


<i><b>ở học sinh của GVTHCS </b></i>


<b>Stt </b> <b>Năng lực </b>

<i><sub>X</sub></i>

<b>SD </b> <b>Xếp loại </b>


1 Lựa chọn vấn đề cần thiết, phổ biến để tổ chức các
chương trình phịng ngừa hiệu quả và có thể huy
động được các nguồn lực


2,00 0,49


Trung
bình (TB)
2 Thiết kế các chương trình phịng ngừa và triển khai


tồn trường, khối lớp, nhóm học sinh gồm xác định
mục tiêu, đối tượng, xây dựng nội dung, thời gian,
cách thức thực hiện


2,00 0,61



TB


3 Đánh giá hiệu quả hoạt động/chương trình 2,01 0,41 TB


Kết quả số liệu thu được tại Bảng 3 cho thấy, nhìn chung “Năng lực xây dựng và tổ chức
hoạt động phòng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh” của GVTHCS tại địa bàn tham gia nghiên
cứu đạt mức trung bình. Giáo viên “Đánh giá hiệu quả hoạt động/chương trình” ở mức tốt hơn
so với “Lựa chọn vấn đề cần thiết, phổ biến để tổ chức các chương trình phịng ngừa hiệu quả
và có thể huy động được các nguồn lực” và “Thiết kế các chương trình phịng ngừa và triển khai
tồn trường, khối lớp, nhóm học sinh gồm xác định mục tiêu, đối tượng, xây dựng nội dung,
thời gian, cách thức thực hiện”.


Phân tích kết quả theo địa bàn: Tiến hành kiểm định thống kê này cho thấy có sự khác biệt
giữa mức độ biểu hiện của tất cả các thành tố trong “Năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động
phòng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh” của TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội. Theo đó,
GVTHCS ở TP. Hồ Chí Minh có điểm trung bình đạt được cao hơn so với GVTHCS tại TP. Hà
Nội. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cụ thể: Năng lực “Thiết kế các chương
trình phịng ngừa và triển khai tồn trường, khối lớp, nhóm học sinh gồm xác định mục tiêu, đối
tượng, xây dựng nội dung, thời gian, cách thức thực hiện” của GVTHCS ở TP. Hồ Chí Minh đạt
điểm trung bình là 2,30 thì GVTHCS ở TP. Hà Nội đạt ở mức thấp hơn một bậc là 1,80; sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,00.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

74


hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh” của GV nam có mức điểm trung bình cao
hơn so với GV nữ. Tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.


Phân tích kết quả theo mơn dạy: Nhìn chung, GV thuộc các mơn KHTN có điểm trung bình
là thấp nhất ở tất cả các năng lực thành phần (điểm thấp nhất

<i>X</i>

= 2,01 ± 0,56 “Năng lực thiết

kế các chương trình phịng ngừa và triển khai tồn trường, khối lớp, nhóm học sinh gồm xác
định mục tiêu, đối tượng, xây dựng nội dung, thời gian, cách thức thực hiện”) so với GV ở
nhóm mơn học NTTT (

<i>X</i>

= 2,25 ± 0,60 “Năng lực thiết kế các chương trình phịng ngừa và
triển khai tồn trường, khối lớp, nhóm học sinh gồm xác định mục tiêu, đối tượng, xây dựng nội
dung, thời gian, cách thức thực hiện”). Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa về mặt
thống kê với p > 0,05. Như vậy, năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động phịng ngừa khó khăn
tâm lí ở học sinh không phụ thuộc vào chuyên môn của giáo viên.


Phân tích kết quả theo nhiệm vụ được phân cơng: Xem xét theo chức năng nghiệp vụ mà
giáo viên đảm nhiệm trong trường học có thể thấy, giáo viên ở vị trí tổng phụ trách Đội, Đồn
có điểm trung bình ở các khía cạnh của “Năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động phịng ngừa
khó khăn tâm lí ở học sinh” cao nhất so với GV làm công tác chủ nhiệm hay GV dạy các môn
học., trong khi đó GV các mơn học ở mức điểm trung bình thấp nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt
này chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê với “Năng lực thiết kế các chương trình phịng ngừa và triển
khai toàn trường, khối lớp, nhóm học sinh gồm xác định mục tiêu, đối tượng, xây dựng nội
dung, thời gian, cách thức thực hiện” (p = 0,01)


Phân tích kết quả theo thâm niên công tác: Mức độ biểu hiện “Năng lực xây dựng và tổ
chức hoạt động phịng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh” có khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê này cũng khơng phụ thuộc vào việc GV có thời gian cơng tác dài hay
ngắn. Có thể thấy rõ qua kết quả của nhóm GV có thâm niên từ 10 năm trở xuống và nhóm GV
có thâm niên trên 20 năm trở lên có điểm trung bình cao hơn so với GV có thâm niên từ trên 10
năm đến 20 năm ở “ Năng lực lựa chọn vấn đề cần thiết, phổ biến để tổ chức các chương trình
phịng ngừa hiệu quả và có thể huy động được các nguồn lực” (p = 0,01) và “Năng lực đánh giá
hiệu quả hoạt động/chương trình” (p = 0,00).


<i><b>* Năng lực lập và lưu trữ hồ sơ tâm lí học sinh </b></i>


Để đảm bảo cơng tác tư vấn đúng đối tượng và đạt hiệu quả, đòi hỏi GV phải xác định
được chính xác những khó khăn tâm lí nào mà học sinh gặp phải. Chính vì thế, việc lập và lưu


trữ hồ sơ là việc làm cần thiết và ngay từ đầu khi bắt đầu hoạt động tư vấn tâm lí. Trong nghiên
cứu này, chúng tơi tiến hành tìm hiểu năng lực đó của GV ở các mặt: Thiết kế biểu mẫu hồ sơ
tâm lí học sinh rõ ràng, khoa học; Thu thập và lưu thơng tin học sinh một cách an tồn bí mật;
Cập nhật thường xuyên những thay đổi của học sinh hoặc những can thiệp của giáo viên; Tìm
kiếm và sử dụng dữ liệu về học sinh theo cách dễ dàng, nhanh chóng khi cần thiết.


<i><b>Bảng 4. Năng lực lập và lưu trữ hồ sơ tâm lí học sinh của GVTHCS </b></i>


<b>Stt </b> <b>Năng lực </b>

<i><sub>X</sub></i>

<b>SD </b> <b>Xếp loại </b>


1 Thiết kế biểu mẫu hồ sơ tâm lí học sinh rõ ràng, khoa


học 1,97 0,43


Dưới TB
2 Thu thập và lưu thông tin học sinh một cách an tồn bí


mật 1,99 0,75


Dưới TB
3 Cập nhật thường xuyên những thay đổi của học sinh


hoặc những can thiệp của giáo viên 2,16 0,73


TB
4 Tìm kiếm và sử dụng dữ liệu về học sinh theo cách dễ


<i>dàng, nhanh chóng khi cần thiết </i> 2,06 0,48


</div>


<!--links-->

×