Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Viện Ngoại ngữ Đại học Bách khoa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.06 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Từ khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa,
cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật và giao lưu quốc tế, cơng tác dạy học ngoại ngữ
nói chung và tiếng Trung Quốc nói riêng ở nước ta
ngày càng được coi trọng. Để nâng cao hiệu quả dạy
học, các cơ sở đào tạo đều đặt vấn đề đổi mới phương
pháp giảng dạy lên tầm nhiệm vụ chiến lược. Một
trong những phương tiện thúc đẩy công cuộc đổi mới
phương pháp dạy học chính là ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT). Ứng dụng CNTT vào quá trình
giảng dạy đã và đang được khẳng định giá trị và tầm


<b>PHẠM THỊ THANH VÂN</b>


Đại học Bách khoa Hà Nội, ✉


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG



CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY


TIẾNG TRUNG QUỐC TẠI VIỆN NGOẠI NGỮ



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

*



<b>TÓM TẮT</b>


Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế, dạy học
ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung Quốc nói riêng ở nước ta ngày càng được coi trọng. Ứng
dụng công nghệ thơng tin vào q trình giảng dạy đã và đang được khẳng định giá trị và tầm quan
trọng của nó. Tuy nhiên, do tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan, hiệu quả của


việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ sở đào tạo chưa đều và chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi thơng qua phân tích, đánh giá kết quả khảo
sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Trung Quốc ở Viện Ngoại ngữ, Đại
học Bách khoa Hà Nội, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.


<i><b>Từ khóa: cơng nghệ thơng tin, dạy học tiếng Trung Quốc, Đại học Bách khoa, kiến nghị, thực trạng.</b></i>
quan trọng của nó. Tuy nhiên, do tác động của những
điều kiện chủ quan và khách quan, hiệu quả của việc
ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ sở đào tạo
nước ta hiện nay chưa đều và chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

CNTT vào giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học tiếng Trung Quốc là vô cùng quan trọng và cần
thiết, phù hợp với xu thế của thời đại.


Xuất phát từ thực tế đó, bài viết lựa chọn nghiên
cứu trường hợp, thông qua phương pháp khảo sát,
thống kê và phân tích, nhằm đánh giá thực trạng ứng
dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Trung
Quốc tại Viện Ngoại ngữ - Đại học Bách khoa Hà
Nội, qua đó đưa ra kiến nghị cần thiết để cải thiện chất
lượng dạy học tiếng Trung Quốc, trước hết là ở Viện
Ngoại ngữ, Đại học Bách khoa Hà Nội.


<b>2. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ THƠNG </b>
<b>TIN VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG NGHỆ THƠNG </b>
<b>TIN TRONG DẠY HỌC </b>


Trên cơ sở tổng kết lại ý kiến của các học giả đi


<i>trước, chúng tôi đưa ra khái niệm CNTT là “tập hợp </i>
<i>công cụ kỹ thuật hiện đại gồm chủ yếu là máy vi tính, </i>
<i>phần mềm máy vi tính được sử dụng để xử lý, lưu giữ, </i>
<i>trình bày, chuyển đổi, bảo vệ, gửi, nhận thơng tin số </i>
<i>một cách an tồn và các thiết bị, phương tiện hỗ trợ </i>
<i>trình bày sản phẩm cơng nghệ”.</i>


CNTT đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn
khoa học nói chung và ngoại ngữ nói riêng, trong đó
có tiếng Trung Quốc. Thực tế đã chứng minh, để đổi
mới phương pháp giảng dạy, việc sử dụng đồ dùng,
phương tiện dạy học là một trong những biện pháp
hiệu quả. CNTT là một phương tiện dạy học hiện đại
bởi tính năng ưu việt, sự tiện ích nổi trội của nó so
với các phương tiện dạy học khác. Bài giảng điện tử
là bước cải tiến lớn giúp giảng viên mang lại cho sinh
viên nhiều thông tin hơn. Đồng thời, các thông tin đó
có thể được chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau
như văn bản, hình ảnh, âm thanh và các đoạn phim
video. Có thể nói, CNTT đã cung cấp điều kiện và
phương tiện thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho công việc
giảng dạy của giảng viên ở nhiều môn học, đặc biệt là
môn tiếng Trung Quốc ở giai đoạn thực hành tiếng sơ
cấp. Vì vậy, sử dụng những phương tiện dạy học hiện
đại để thu thập thơng tin, thiết kế và trình chiếu trên


rất tích cực, phát huy đồng thời các giác quan để nghe
kết hợp với nhìn, tăng cường khả năng quan sát, phát
hiện vấn đề cho sinh viên.



<b>3. CÁC HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG </b>
<b>NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TIẾNG </b>
<b>TRUNG QUỐC TẠI VIỆN NGOẠI NGỮ - ĐẠI </b>
<b>HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI</b>


Hiện nay, môn tiếng Trung Quốc được giảng dạy
tại Viện Ngoại ngữ dưới hình thức thực hành tổng
hợp, giai đoạn sơ cấp, sử dụng Giáo trình Hán ngữ đối
ngoại của Nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh,
do Dương Ký Châu biên soạn.


Kết quả khảo sát bước đầu về thực tiễn dạy học
trong năm học 2016-2017 cho thấy, các ứng dụng
CNTT đã được sử dụng nhằm hỗ trợ giảng dạy tại
Viện Ngoại ngữ – Đại học Bách khoa Hà Nội bao
gồm: Bài giảng điện tử, ứng dụng phần mềm dạy
học trên điện thoại, từ điển online, phần mềm luyện
thi HSK, các website hỗ trợ học tiếng Trung Quốc
do Tổ chức Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc đánh
giá và giới thiệu, trong đó, đặc biệt chú trọng việc
sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy ngoại ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phiên âm, cách đọc, phân tích bộ thủ, tổ hợp từ trong
chữ Hán, được coi là ứng dụng hỗ trợ hiệu quả trong
dạy viết chữ Hán.


Ngoài ra, bài giảng tích hợp các hình ảnh, nội
dung kiến thức khác được trình bày dưới sự hỗ trợ
của CNTT.



Các từ mới, chữ Hán trong bài học được hình ảnh
hóa, mơ tả trực quan, kết hợp với file Audio nghe, bài
tập luyện đi kèm, giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn,
lôi cuốn sinh viên tích cực tham gia vào bài học, đảm
bảo nguyên tắc dạy học “lấy người học làm trung tâm”.


Trong việc dạy chữ Hán, giảng viên sử dụng
CNTT nhằm biểu diễn nguồn gốc, quá trình diễn biến,
cách tạo chữ Hán, như chữ “nhật” (ngày, mặt trời),


sử dụng hình ảnh để làm cho chữ Hán trở
nên sinh động, giúp sinh viên tiếp cận chữ Hán một
cách trực quan, biểu diễn các nét cơ bản, hướng dẫn
viết chữ Hán, phân biệt các bộ thủ, các chữ Hán gần
giống nhau….


Trong việc dạy học ngữ âm, giảng viên sử dụng
file nghe làm thị phạm, đồng thời so sánh với ngữ âm
tiếng Việt. Nội dung ngữ âm được triển khai trong bài


giảng là ngữ âm tiêu chuẩn của người Trung Quốc,
hạn chế được sự ảnh hưởng của khẩu âm tiếng Việt,
kết hợp với các hình ảnh minh họa giúp sinh viên tiếp
cận trực quan, dễ dàng hình dung, cảm nhận về đặc
điểm của âm tiết và cách phát âm.


Trong việc dạy từ vựng, CNTT hỗ trợ giảng viên
trong các hình thức luyện tập mở rộng từ, dùng hình
ảnh trực quan triển khai giải thích nghĩa của từ, mở rộng


nhóm từ, khai thác các hàm ý văn hóa của từ ngữ….


Trong việc giảng dạy ngữ pháp, các điểm ngữ
pháp khó được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu mẫu,
sử dụng màu sắc, hình ảnh, giúp sinh viên dễ dàng
ghi nhớ cơng thức. Ngồi ra, việc dẫn ra điểm ngữ
pháp bằng phương thức tự nhiên, giải thích điểm ngữ
pháp bằng cách khẩu ngữ hóa và mơ hình hóa, dùng
hình ảnh tĩnh gợi ý ý nghĩa và cách dùng của điểm
ngữ pháp cần dạy, dùng trạng thái động thể hiện tổng
hợp cấu trúc câu và ý nghĩa ngữ pháp cũng hỗ trợ tích
cực cho việc dạy học ngữ pháp, đặc biệt là giai đoạn
sơ cấp.


Hình thức giảng dạy kỹ năng tổng hợp nghe –
nói – đọc – viết dưới sự hỗ trợ của CNTT, chủ yếu
được triển khai ở việc hỗ trợ nghe và luyện tập bài
khóa, dùng tranh ảnh minh họa, thuật lại nội dung bài
<i>Bảng 1. Bảng kết quả khảo sát về hiệu quả của việc áp dụng CNTT trong giảng dạy</i>


<b>TT </b> <b>Hiệu quả tác động</b> <b>Kết quả</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khóa theo tranh. Đặc biệt, giảng viên đã bắt đầu chú
ý đến việc thiết kế các trị chơi nhằm lơi cuốn sinh
viên, tăng cường hứng thú của người học, như các
trò chơi đố chữ, sử dụng phần mềm của Trung Quốc,
Flashcards….


Ngoài ra, dưới sự phát triển của CNTT, giảng viên
và sinh viên có thể thường xuyên, kịp thời kết nối và


trao đổi về bài học qua Email, thư điện tử…


<b>4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG </b>
<b>CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY </b>
<b>TIẾNG TRUNG QUỐC</b>


<b>4.1. Một số khảo sát về hiệu quả ứng dụng công </b>
<b>nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Trung Quốc </b>
<b>ở Viện Ngoại ngữ - Đại học Bách khoa Hà Nội</b>


Việc sử dụng bài giảng điện tử dưới sự hỗ trợ
của CNTT như trình bày ở trên, thay thế cho phương
pháp dạy học truyền thống được sinh viên đón nhận
rất tích cực.


Để có cơ sở thực tế phục vụ cho nghiên cứu,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra,
nhằm thu thập ý kiến phản hồi của 100 sinh viên tham
gia học tập tiếng Trung Quốc tại Viện Ngoại ngữ, các
giờ học có sử dụng bài giảng điện tử và hỗ trợ của
CNTT qua các giờ học trên lớp, thể hiện mức độ hiệu
quả tác động của việc áp dụng các hình thức ứng dụng
CNTT trong dạy và học mơn tiếng Trung Quốc, với
thang điểm từ 1 tới 5 theo mức độ hiệu quả tác động từ
thấp đến cao. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng
thống kê như sau (xem bảng 1):


Từ bảng thống kê, ta thấy, về hiệu quả hỗ trợ nhận
diện, hệ thống hóa và quy tắc ghép từ mới trong việc
học từ mới, có 4% sinh viên đánh giá hiệu quả ở mức


1; 6% sinh viên đánh giá ở mức 2; 24% sinh viên đánh
giá ở mức 3; 27% sinh viên đánh giá ở mức 4; 39%
sinh viên đánh giá ở mức 5.


Về hiệu quả tăng cường hứng thú của tiết học
thông qua các bài giảng có tính tương tác, có 2% sinh
viên đánh giá hiệu quả ở mức 1; 6% sinh viên đánh
giá ở mức 2; 17% sinh viên đánh giá ở mức 3; 21%
sinh viên đánh giá ở mức 4; 54% sinh viên đánh giá
ở mức 5.


Về hiệu quả kích thích sự sơi nổi xây dựng bài của
người học, có 2% sinh viên đánh giá hiệu quả ở mức
1; 10% sinh viên đánh giá ở mức 2; 21% sinh viên
đánh giá ở mức 3; 30% sinh viên đánh giá ở mức 4;
37% sinh viên đánh giá ở mức 5.


Về hiệu quả giúp cho người học có thêm kênh trao
đổi kiến thức giữa sinh viên – sinh viên, sinh viên –
giảng viên, có 10% sinh viên đánh giá hiệu quả ở mức
1; 10% sinh viên đánh giá ở mức 2; 18% sinh viên
đánh giá ở mức 3; 32% sinh viên đánh giá ở mức 4;
30% sinh viên đánh giá ở mức 5.


Về hiệu quả giúp người học chủ động hơn trong
tìm kiếm học liệu và ngân hàng đề phục vụ ôn thi, có
6% sinh viên đánh giá hiệu quả ở mức 1; 6% sinh viên
đánh giá ở mức 2; 28% sinh viên đánh giá ở mức 3;
24% sinh viên đánh giá ở mức 4; 36% sinh viên đánh
giá ở mức 5.



<i>Bảng 2. Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT trong giờ học</i>


<b>TT</b> <b>Hình thức </b> <b>Mức độ (%)</b>


<i><b>T</b><b>hường xuyên</b></i> <i><b>Khá đều đặn</b></i> <i><b>Thi thoảng Không áp dụng</b></i>


1 Nghe băng thu âm hội thoại 24 30 32 14


2 Trình chiếu Slide 36 35 17 12


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Về hiệu quả giúp người học có thể rèn luyện
thường xuyên qua các phần mềm hoặc website hỗ trợ
học tập, có 4% sinh viên đánh giá hiệu quả ở mức 1;
6% sinh viên đánh giá ở mức 2; 24% sinh viên đánh
giá ở mức 3; 27% sinh viên đánh giá ở mức 4; 39%
sinh viên đánh giá ở mức 5. Kết quả khảo sát thể hiện
ở biểu đồ 1.


Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy, sinh viên đánh
giá hiệu quả tác động của bài giảng điện tử dưới sự hỗ
trợ của CNTT tốt nhất ở việc tăng cường hứng thú cho
tiết học thông qua các bài giảng có tính tương tác, tiếp
đó là hiệu quả nhận diện chữ Hán, hệ thống hóa từ loại
và quy tắc ghép từ trong việc học từ mới, giúp người
học có thể rèn luyện thường xuyên qua các phần mềm
hoặc Webtise hỗ trợ học tập.


Tuy nhiên, việc thiết kế biên soạn một bài giảng
lý tưởng với mức độ tích hợp các ứng dụng CNTT cao


và hiệu quả đòi hỏi giảng viên phải đầu tư thời gian,
cơng sức tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng, do đó,
mức độ ứng dụng của bài giảng điện tử trong giờ học
còn chưa cao.


Qua khảo sát phản hồi của 100 sinh viên về mức


độ ứng dụng CNTT của giảng viên trong giờ học,
chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.


Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thường xuyên
ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giảng viên chưa
đồng đều cho các hình thức ứng dụng.


Ở hình thức áp dụng nghe băng thu âm hội thoại,
có 24% sinh viên đánh giá giảng viên thường xuyên
cho nghe băng, 30% sinh viên đánh giá giảng viên cho
nghe khá đều đặn, 32% sinh viên đánh giá giảng viên
thỉnh thoảng cho nghe băng, 14% sinh viên đánh giá
giảng viên không áp dụng nghe băng hội thoại.


Ở hình thức trình chiếu slide trong bài giảng, 36%
sinh viên đánh giá giảng viên thường xuyên sử dụng
slide trong bài giảng, 35% sinh viên đánh giá giảng
viên sử dụng khá đều đặn, 17% sinh viên đánh giá
thỉnh thoảng sử dụng và 12% sinh viên đánh giá giảng
viên không áp dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Bảng 3. Kết quả khảo sát về </i>

<i>t</i>

<i>ính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT vào giờ học</i>



<b>TT</b> <b>Hình thức ứng dụng CNTT</b> <b>Kết quả (%)</b>


<i>Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4</i> <i>Mức 5</i>


1 Xây dựng kho học cụ online, mọi người có thể truy


cập tham khảo 11 17 17 20 35


2 Diễn đàn trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, phương


pháp học tập 8 22 20 25 25


3 Ra đề, làm bài và chấm thi trắc nghiệm thơng qua phần


mềm máy tính 11 14 26 19 30


4 Tăng cường sử dụng slide hình ảnh trình chiếu minh


họa trong tiết học 19 10 20 21 30


5 Tăng cường sử dụng hội thoại có hình (video hội thoại)


trong tiết học 9 9 23 32 27


6 Tăng cường sử dụng mini game hoặc phần mềm hỗ trợ


học tập trên lớp 13 11 23 24 29


giá giảng viên thi thoảng sử dụng, 36% sinh viên đánh
giá giảng viên khơng áp dụng hình thức này.



Có thể thấy, mức độ thường xuyên sử dụng CNTT
trong giảng dạy của giảng viên chủ yếu ở hai hình
thức nghe băng thu âm hội thoại và trình chiếu slide,
việc khai thác ứng dụng phần mềm dạy học vẫn chưa
được khai thác triệt để.


Trong khi đó, về tầm quan trọng và tính cấp thiết
của việc ứng dụng CNTT vào giờ học được sinh viên
đánh giá như bảng 3:


Từ bảng thống kê có thể thấy, nhu cầu xây dựng
kho học liệu online, mọi người có thể cùng truy cập
tham khảo, có 11% sinh viên đánh giá ở mức 1; 17%
sinh viên đánh giá ở mức 2; 17% sinh viên đánh giá
ở mức 3; 20% sinh viên đánh giá ở mức 4; 35% sinh
viên đánh giá ở mức 5.


Về nhu cầu tổ chức diễn đàn trao đổi kiến thức,
kinh nghiệm, phương pháp học tập, có 8% sinh viên
đánh giá ở mức 1; 22% sinh viên đánh giá ở mức 2;
20% sinh viên đánh giá ở mức 3; 25% sinh viên đánh
giá ở mức 4; 25% sinh viên đánh giá ở mức 5.


qua phần mềm máy tính có 11% sinh viên đánh giá
ở mức 1; 14% sinh viên đánh giá ở mức 2; 26% sinh
viên đánh giá ở mức 3; 19% sinh viên đánh giá ở mức
4; 30% sinh viên đánh giá ở mức 5.


Về tăng cường sử dụng slide hình ảnh trình chiếu


minh hoạ trong tiết học có 19% sinh viên đánh giá ở
mức 1; 10% sinh viên đánh giá ở mức 2; 20% sinh
viên đánh giá ở mức 3; 21% sinh viên đánh giá ở mức
4; 30% sinh viên đánh giá ở mức 5.


Về tăng cường sử dụng hội thoại có hình (video
hội thoại) trong tiết học có 9% sinh viên đánh giá ở
mức 1; 9% sinh viên đánh giá ở mức 2; 23% sinh viên
đánh giá ở mức 3; 32% sinh viên đánh giá ở mức 4;
27% sinh viên đánh giá ở mức 5.


Về tăng cường sử dụng mini game hoặc phần
mềm hỗ trợ học tập trên lớp có 13% sinh viên đánh
giá ở mức 1; 11% sinh viên đánh giá ở mức 2; 23%
sinh viên đánh giá ở mức 3; 24% sinh viên đánh giá ở
mức 4; 29% sinh viên đánh giá ở mức 5.


Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dụng CNTT trong giờ học, với mức độ và hình thức
ứng dụng như hiện nay, việc sử dụng CNTT trong giờ
học chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.


<b>4.2. Những khó khăn và hạn chế trong việc </b>
<b>ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng </b>
<b>Trung Quốc</b>


Bài giảng điện tử được sử dụng trong giờ học hiện
nay đã phần nào giảm tải được công việc của giảng
viên khi lên lớp, tuy nhiên việc xây dựng và thiết kế


một bài giảng hoàn chỉnh và hiệu quả đòi hỏi khá
nhiều thời gian và công sức, trong khi nguồn dữ liệu
số và tài liệu tham khảo của nhà trường cịn nghèo
nàn, do đó giảng viên gặp khá nhiều khó khăn trong
việc xây dựng bài giảng.


Việc ứng dụng CNTT cho môn tiếng Trung Quốc
hiện nay chủ yếu vẫn đang nằm ở việc giảng viên tự
tìm kiếm, đánh giá và sử dụng phần mềm, chưa có
một khóa đào tạo nào về việc ứng dụng CNTT, nên
khả năng ứng dụng vào bài giảng chưa cao, việc thể
hiện nội dung bài giảng trên lớp còn đơn giản, chưa
linh hoạt, phần nhiều mới chỉ thay thế được việc viết


bảng, nhiều bài giảng mới chỉ trình chiếu slide và hình
ảnh, chưa kết hợp hiệu quả với giảng dạy của giảng
viên và các clip, audio âm thanh bổ trợ.


Các ứng dụng CNTT đổi mới từng ngày, tuy
nhiên, giảng viên chưa được tiếp cận đầy đủ và
thường xuyên cập nhật các kiến thức CNTT để ứng
dụng trong giảng dạy.


Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay tương đối
phù hợp với việc hỗ trợ giảng viên trong việc áp dụng
bài giảng điện tử trong giảng dạy. Tuy nhiên, hạn chế
cũng không nhỏ, cụ thể là giảng viên chưa được hỗ
trợ về máy tính, bảng tương tác điện tử, và các thiết bị
văn phòng khác nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy.



</div>

<!--links-->

×