Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài giảng Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt, CN. Trần Thị Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.86 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Chương II.


<b>QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT </b>
<b>TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT </b>


Mục tiêu dạy học: Sau khi học xong chương này, sinh viên phải:
- Nắm vững các khái niệm: Khám sàng lọc, chẩn đoán.


- Nắm vững về các phương pháp và công cụ khám sàng lọc và chẩn
đoán


- Hiểu rõ về các loại đánh giá để lập kế hoạch can thiệp, đánh giá tiến
bộ, đánh giá cuối kỳ.


- Có kỹ năng sử dụng các phương pháp đánh giá trẻ khuyết tật.


- Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi đánh giá để đạt được kết quả đánh
giá chính xác, khách quan.


Hướng dẫn tự học:


Nghiên cứu, nắm vững những giai đoạn và các phương pháp đánh giá
trẻ khuyết tật. Xác định được các thời điểm và các công cụ đánh giá phù
hợp.


- Khám sàng lọc là gì? Mục đích của việc khám sàng lọc?
- Các phương pháp và cơng cụ khám sàng lọc?


- Chẩn đốn? Các nguyên tắc cần đảm bảo khi chẩn đoán.
- Các phương pháp và cơng cụ chẩn đốn?



- Nghiên cứu các test chuẩn.


- Tập thiết kế các bài tập đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1. KHÁM SÀNG LỌC.


<b>1.1. Khái niệm khám sàng lọc </b>


Các trắc nghiệm khám sàng lọc là công cụ đo rất đơn giản và nhanh
gọn. Mục đích chính của cơng việc khám sàng lọc là để thu thập những
thông tin ban đầu nhằm phát hiện xem trẻ có những đặc điểm khác biệt so
với những trẻ khác không và liệu có địi hỏi các nhà chun mơn phải tiến
hành đánh giá kỹ lưỡng hơn không.


Việc khám sàng lọc khơng nhằm mục đích thu thập thơng tin để đưa
ra những quyết định giáo dục cụ thể hay để giải thích vì sao trẻ có những
biểu hiện chậm phát triển như được quan sát thấy. Việc khám sàng lọc sẽ
giúp quyết định liệu một học sinh có cần được đánh giá kỹ lưỡng hơn từ
những nhà chuyên môn khác như vật lý trị liệu, trị liệu về nghe, chỉnh trị về
âm để lựa chọn môi trường giáo dục đặc biệt phù hợp hay khơng.


Thường thì trong khi khám sàng lọc, các bác sĩ và nhà tâm lý sử dụng
các công cụ khám sàng lọc đối với trẻ rất nhỏ có những biểu hiện chậm
trong sự phát triển. Tuy nhiên, nhiều trẻ CPTTT mức độ nặng và rất nặng
không cần phải trải qua những cuộc kiểm tra như thế này vì chúng đã có
những biểu hiện khuyết tật thể hiện ra bên ngoài rất rõ. Đối với những trẻ
như thế đánh giá được bắt đầu bằng q trình chẩn đốn.


Các công cụ khám sàng lọc phải bao gồm việc kiểm tra của nhiều lĩnh
vực khác nhau như thị lực, thính lực, các mốc của sự phát triển tâm lí. Các


cơng cụ này thường khơng có hiệu lực đối với những trẻ lớn tuổi hơn vì
chúng chỉ kiểm tra được các mốc phát triển trong độ tuổi nhỏ và khơng giúp
gì cho việc xây dựng chương trình giáo dục.


Khám sàng lọc là một cơng việc quan trọng và hết sức có ý nghĩa, đặc
biệt là ý nghĩa cho triển vọng phát triển đối với những em được sàng lọc,
phát hiện sớm. Có thể nói, phát hiện sớm, can thiệp sớm là hoạt động tiên
phong, có giá trị cốt lõi đối với sự phát triển trong tương lai của những trẻ
khuyết tật. Vai trị của người giáo viên chính là việc phát hiện những học
sinh có nguy cơ từ độ tuổi rất bé thông qua các quan sát và so sánh về sự
phát triển giữa các em cùng tuổi trong lớp để từ đó giúp cha mẹ tìm đến dịch
vụ khám sàng lọc, chẩn đoán phù hợp. Một số công cụ khám sàng lọc được
giới thiệu ở đây giáo viên cũng có thể thực hiện được, điều đó càng làm tăng
thêm vai trị quan trọng và chủ động của người giáo viên.


<b>1.2. Phương pháp và công cụ khám sàng lọc </b>


<i>1.2.1. Các công cụ khám sàng lọc trước khi sinh: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

động khám thai định kì của các bà mẹ, thơng qua biện pháp siêu âm, rất
nhiều bệnh hay hội chứng liên quan tới tật CPTTT có thể được phát hiện
sớm từ khi trẻ còn trong bụng mẹ: tật nứt đốt sống cổ, hội chứng đao
(Down)… Đây là cơng việc chủ yếu thuộc về vai trị của bác sĩ.


<i>1.2.2. Các công cụ khám sàng lọc ngay sau khi sinh: </i>


Khám sàng lọc cũng cần thiết ngay sau khi đứa trẻ sinh ra để phát hiện
sớm những vấn đề về nội tiết, trao đổi chất, các khuyết tật bẩm sinh dễ quan
sát thấy và những rối nhiễu về di truyền khác. Một trong những công cụ mà
bác sỹ hay sử dụng là cách tính điểm APGAR và thang đánh giá hành vi ở


trẻ sơ sinh của Brazelton (Brazelton neonatal behavioral scale – BNBS)


Hệ thống thang điểm của APGAR cho phép đánh giá nhanh chóng
tình trạng sức khẻo của trẻ sơ sinh ngay sau thời điểm nó được sinh ra. Nó
đánh giá các biểu hiện sau ở trẻ: nhịp tim, phản xạ hô hấp, trương lực cơ và
các biểu hiện chung sau 1 phút, 5 phút, 10 phút đầu tiên sau khi chào đời.


BNBS bao gồm 27 phép đo đạc hành vi ở trẻ sơ sinh. Công cụ này đo
các biểu hiện: mức độ tỉnh táo, hoạt bát, các hoạt động tự trở nên bình tĩnh
(nín khóc), mỉm cười, các đặc điểm của giấc ngủ và những hành vi điển hình
khác của trẻ sơ sinh (ví dụ cách trẻ sơ sinh phản ứng với các yếu tố kích
thích khác nhau của môi trường xung quanh như ánh sáng, âm thanh, bị cù
vào gan bàn chân…)


Với kết quả thu được từ cả hai công cụ này, các bác sỹ sẽ có cơ sở để
nghi ngờ về sự bất bình thường trong trạng thái tâm lí của trẻ sơ sinh (nhất là
những trẻ có q trình mang thai không thuận lợi, nhiều nghi vấn hay khi
sinh gặp khó khăn (ví dụ như sinh chậm, khơng khóc ngay…) hay bị tổn
thương hệ thần kinh).Tuy nhiên những kết quả thu đựơc từ việc khám sàng
lọc không thể được sử dụng cho việc tiên lượng sự phát triển của trẻ trong
những giai đoạn ở tương lai xa.


<i>1.2.3. Các công cụ khám sàng lọc sau khi sinh. </i>


Những công cụ để khám sàng lọc trẻ em ở độ tuổi lớn hơn hiện đang
sử dụng ở Vịêt Nam và trên thế giới là trắc nghiệm khám sàng lọc Denver
(Denver Developmental Screening test – DDST), First STEP và một số công
cụ khác. Những công cụ này thường đánh giá các lĩnh vực khác nhau của sự
phát triển như lĩnh vực cá nhân – xã hội, vận động thô và tinh xảo, ngôn
ngữ, kỹ năng tự phục vụ…. Tương tự như những công cụ đã được đề cập


đến ở trên, các công cụ này chỉ nhằm phát hiện xem có cần phải tiến hành
đánh giá kỹ lưỡng cho trẻ hay khơng. Để có thể xây dựng được các mục tiêu
giáo dục hay nội dung chương trình, cần các công cụ đánh giá khác trong
những bước tiếp theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

triển trí tuệ, từ đó có các can thiệp sâu hơn như tiếp tục chẩn đoán để xác
định xem các em có bị chậm phát triển trí tuệ hay khơng, mức độ chậm phát
triển trí tuệ như thế nào, và tiến hành can thiệp sớm với các trẻ có nhu cầu.


Thang khám sàng lọc bước đầu (FirstSTEP – Screening Test for
Evaluating Preschoolerrs).


Thang khám sàng lọc bước đầu được dành cho hai nhóm tuổi, nhóm
thứ nhất từ 2 tuổi 9 tháng (33 tháng) đến 3 tuổi 2 tháng (38 tháng); nhóm thứ
hai từ 3 tuổi 3 tháng (39 tháng) đến 3 tuổi 8 tháng (44 tháng). Thang khám
sàng lọc này kiểm tra trẻ ở 5 lĩnh vực: nhận thức, ngơn ngữ, vận động, tình
cảm xã hội, hành vi thích ứng; ngồi ra cịn có thang đo dành cho cha mẹ
hoặc giáo viên đánh giá.


Bảng khám sàng lọc sớm – Bản điều chỉnh (Early Screening Inventory
– Revised: gọi tắt là ESI-R)


Bảng khám sàng lọc ESI-R là bảng sàng lọc dành cho độ tuổi từ 3 đến
6 tuổi, do đặc trưng và sự khác biệt giữa các nhóm trẻ trong dải tuổi này,
ESI-R được chia làm 2 bảng sàng lọc sớm nhỏ hơn, bao gồm bảng sàng lọc
sớm dành cho trẻ em từ 3 đến 4 tuổi rưỡi (Early Screening Inventory-
Preschool, gọi tắt là ESI-P) và bảng sàng lọc sớm dành cho trẻ em từ 4 tuổi
rưỡi tới 6 tuổi (Early Screening Inventory- Kindergarten, gọi tắt là ESI-K)


Cả ESI-P và ESI-K đều kiểm tra trẻ trên 3 lĩnh vực cơ bản: Thị giác –


Vận động; Ngôn ngữ và nhận thức; Vận động thơ. Ngồi ra khi thực hiện,
trắc nghiệm viên cịn cần thu thập một số thơng tin liên quan tới khả năng
ngôn ngữ và ấn tượng của người kiểm tra về trẻ nhưng khơng tính điểm
phần này.


<i>1.2.4. Một số công cụ sàng lọc. </i>


<i>1.2.4.1.Bộ công cụ sàng lọc ASQ </i>
<i>Đánh giá sàng lọc </i>


Thủ tục đánh giá ngắn gọn được thiết kế để xác định những trẻ nên
được chẩn đoán sâu hơn hoặc được các cơ sở giáo dục hoà nhập hoặc giáo
dục chuyên biệt sớm tại địa phương đánh giá.


<i>Lợi ích của việc sàng lọc </i>


- Xác định trẻ có nguy cơ chậm phát triển
- Phát hiện điểm mạnh và nhu cầu của trẻ


- Tạo cơ hội để: Gia đình nêu lên những băn khoăn về trẻ; Giáo dục cha
mẹ về sự phát triển của trẻ; Trao quyền cho cha mẹ


- Xây dựng mối quan hệ và niềm tin với gia đình: giao tiếp được tăng
lên, tạo niềm vui cho cha mẹ và nhân viên


- Tăng cường kết quả về sức khoẻ và phát triển thông qua dịch vụ can
thiệp sớm.


- Xây dựng sự hợp tác trong cộng đồng và sự ủng hộ cho nhân viên.
<i>Các hoạt động trước khi sàng lọc: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Giải thích mục đích của sàng lọc và xem nội dung câu hỏi
- Lên chương trình sàng lọc


- Gửi ASQ trước khi đi thám 2 tuần và yêu cầu cha mẹ trẻ xem trước.
- Sắp xếp tài liệu nếu thấy (cần thiết)


<i>Mô tả ASQ </i>


- Bảng câu hỏi về độ tuổi và giai đoạn ASQ là cơng cụ có thể sử dụng
để kiểm tra sự phát triển của trẻ.


- Trẻ có thể thực hiện được một số mục chứ không phải là tất cả các
mục được yêu cầu.


- Có thể giúp trẻ luyện tập các kĩ năng.


- Các câu hỏi có thể giúp chỉ ra điểm mạnh và bất kì lĩnh vực nào mà
trẻ có thể cần hỗ trợ và luyện tập them.


<i>Giải thích hệ thống chấm điểm. </i>


- “Có” thể hiện trẻ có thể thực hiện được kĩ năng đó.


- “Thỉnh thoảng” thể hiện trẻ chỉ mới bắt đầu thực hiện được hành vi đó
- “Chưa” thể hiện trẻ chưa thực hiện được hành vi đó.


<i>Tính điếm bộ câu hỏi ASQ </i>


- Bước 1: Tính tổng số điểm của mỗi lĩnh vực “có” =10; “thỉnh thoảng”


= 5; “chưa” = 0.


- Bước 2: Chuyển tổng điểm của từng lĩnh vực sang trang tóm tắt thơng
tin. Bơi đen vào vịng trịn tương ứng.


- Bước 3: Trả lời các câu hỏi ở phần tổng cộng cẩn thận và trả lời thích
hợp.


- Bước 4: Bất kể điểm nào nằm trong phạm vi hoặc gần phạm vi bôi
đen cần phải được chú ý hơn hoặc đánh giá thêm


<i>Chú ý: </i>


Cố gắng lấy được các câu trả lời từ gia đình.


Mỗi mục có thể bỏ 2 câu không trả lời vẫn được chấp nhận. Cách tính:
Bước 1: Chia tổng điểm của từng phần cho số câu hỏi được trả lời
trong phần đó. (tính điểm trung bình của từng phần)


Vd: Trong mỗi phần có 6 câu hỏi. Có 1 câu không trả lời
Tổng điểm của phần này là 45


45: 5 = 9


Bước 2: Cộng số điểm trung bình cho mỗi câu vào điểm tổng của
phần đó để được tổng điểm mới.


9 +45 = 54 (tổng điểm mới)
<i>Phần tổng thể </i>



- Khơng tính điểm nhưng mơ tả những lo lắng của cha mẹ
- Có tính dự đốn cao


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Mỗi trang tổng kết được dành riêng cho từng giai đoạn.
Trang tổng kết có 4 phần:


- Thơng tin về gia đình trẻ
- Phần tổng quát


- Biểu đồ về cột điểm của 5 lĩnh vực.
- Ô trống để chuyển các câu trả lời.
<i>Trao đổi về kết quả sàng lọc </i>


- Đảm bảo với gia đình rằng trao đổi này là bí mật
- Rà sốt lại mục đích của khám sàng lọc.


- Tránh những từ như “kiểm tra”, “đạt”, “không đạt”
- Rà sốt lại ASQ và giải thích các điểm theo lĩnh vực
- Nhấn mạnh thế mạnh của trẻ và gia đình.


- Cung cấp các ví dụ cụ thể về những mối băn khoăn lo lắng.
- Mời cha mẹ tham gia quan sát và chia sẻ băn khoăn.


- Chuẩn bị cho buổi gặp gỡ thật cẩn thận.
+ Ghi chép lại các hành vi.


+ Ghi thông tin mà bạn cần thu thập (tiểu sử sức khoẻ…) từ gia đình.
+ Tập đóng vai hội thoại với một người khác.


+ Chọn địa điểm riêng tư và thoải mái.



+ Lưu ý đến các vấn đề văn hố và ngơn ngữ
+ Biết được các nguồn dịch vụ cộng đồng
+ Hãy bình tĩnh.


- Nếu điểm của trẻ thấp hơn điểm chuẩn trong bất cứ lĩnh vực nào: hãy
giải thích với gia đình rằng đây là lĩnh vực cầm phải lấy them thong
tin về trẻ. Hãy an ủi họ rằng đây chỉ là một phần nhỏ đánh giá kĩ năng
của con em họ, và có thể lĩnh vực c phát triển ở trẻ cần thiết phải có
chuyên gia xem xét kĩ hơn.


- Nếu điểm của trẻ gần với điểm chuẩn: Hãy thảo luận các cách bố mẹ
có thể hỗ trợ và tạo điều kiện rèn luyện kinh nghiệm cho lĩnh vực cần
cải thiện này. Hãy thảo luận bất cứ thắc mắc nào của gia đình trong
phần tổng thể. Hãy đưa ra các gợi ý về các hoạt động, nguồn lực hoặc
mạng lưới chuyển tiếp nếu phù hợp.


- Nếu điểm của trẻ cao hơn điểm chuẩn: Hãy đưa ra các hoạt động tiếp
theo và tiếp tục giám sát 4 - 6 tháng một lần. (Hãy nhớ rằng điền tất cả
các câu trong ASQ chỉ ra rằng con bạn đang phát triển một cách phù
hợp, không vượt ra khỏi lứa tuổi của trẻ).


<i>Giới thiệu từng lĩnh vực đánh giá: </i>


- Giao tiếp: Xem xét khả năng ngôn ngữ của trẻ, cả phần trẻ hiểu lời nói và
trẻ có thể nói


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Giải quyết vấn đề (nhận thức): xem xét việc trẻ chơi đồ chơi và giải quyết
vấn đề thế nào.



<i>- Cá nhân – xã hộị: Xem xét khả năng tự hỗ trợ và tương tác với những </i>
người khác.


- Phần tổng hợp: Tổng quát các câu hỏi quan trọng về sự phát triển chung
của trẻ, những điều lo lắng có thể có của cha mẹ trẻ.


<i>1.2.4.2.Thang đo BRUNET- LEZINE. </i>


Thang đo này được thiết lập bởi Odette Brunet và Irene Lezin, vào
năm 1951.


Thang đo này dùng để đánh giá mức độ phát triển tâm vận động của
trẻ nhỏ, đánh dấu sự chênh lệch có thể có so với trẻ cùng tuổi.


Thang này đánh giá được 4 lĩnh vực của 1 trẻ: vận động, phối hợp mắt
và tay, ngơn ngữ và xã hội hóa.


Thang này đo chỉ số phát triển tổng quát, đánh giá mức độ trưởng
thành, kết hợp với quan sát lâm sàng để đưa ra điểm mốc của sự phát triển,
giúp nhà điều trị so sánh sự phát triển của trẻ với trẻ cùng lứa, phát hiện sớm
một số bất thường trong sự phát triển, giúp cha mẹ hiểu những nhu cầu và
khó khăn trong vấn đề phát triển của trẻ.


<i>1.2.4.3. Thang CAPUTE </i>


Tác giả của thang đo này là: Pasquale J.Accardo và Arnold J.Capute.
Thang đo này bao gồm 2 phần:


- CAT: là test nhận thức thích nghi; bao gồm 57 mục, tập trung vào
chức năng thị giác - vận động.



- CLAMS: là thang đo ngôn ngữ lâm sàng và cột mốc thính giác; gồm
43 mục, tập trung vào sự phát triển diễn đạt và cảm nhận.


Thời gian thực hiện từ 6 - 20 phút.


Thang đo này dùng để phát hiện chậm phát triển ở trẻ từ 1-36 tháng
tuổi.


Ứng dụng trong phát hiện rối loạn phát triển của trẻ.
+ Chậm phát triển tâm thần: Cả CAT và CLAMS đều chậm


+ Rối loạn giao tiếp: chậm ngôn ngữ diễn đạt CLAMS diễn đạt chậm.
+ Rối loạn ngôn ngữ: Chậm ngôn ngữ diễn đạt và cảm nhận


+ Rối loạn tự kỉ:- Chậm ngôn ngữ diễn đạt


- Từ 18 - 36 tháng tuổi có 1 trong 3 kiểu ngơn ngữ: Câm
nín, chậm nói, ngơn ngữ diễn đạt có vẻ bình thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

2. CHẨN ĐỐN


<b>2.1.Khái niệm chẩn đốn </b>


Vào những năm đầu tiên của thế kỉ 20, T.Simon và A.Binet là những
người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “chẩn đoán tâm lý” và cũng là những
người đầu tiên đã xây dựng công cụ trắc nghiệm trí tuệ để phân loại học sinh
trong trường học. Trắc nghiệm kiểm tra trí thơng minh của các ơng được xây
dựng theo kiểu hiện đại. Công dụng của những trắc nghiệm này là nhằm
phân biệt giữa các trẻ có trí thơng minh bình thường và các trẻ cần được


giúp đỡ đặc biệt để cho mọi trẻ đều có thể được dạy dỗ phù hợp với khả
năng và nhu cầu của chúng.


Sở dĩ những trắc nghiệm của hai ơng được xem là mang tính chất
“chẩn đốn” trước hết là vì nhiệm vụ của nó khơng chỉ đơn giản là đo mức
độ phát triển trí tuệ của những học sinh học kém mà còn để phân biệt những
học sinh này theo các kiểu tâm lý – giáo dục nhất định như: những trẻ học
kém có sự phát triển trí tuệ bình thường được tách khỏi những học sinh học
kém do sự không bình thường về tâm lý gây nên. Nhóm sau lại được chia
thành những trẻ chậm phát triển trí tuệ và những trẻ có các dạng rối nhiễu
khác.


Khi xác định đối tượng của khoa học chẩn đoán tâm lý người ta đã
xuất phát từ quan điểm là: Khoa chẩn đốn tâm lý địi hỏi phải tổ chức việc
chẩn đoán tâm lý, và việc chẩn đoán tâm lý dù được đặt ở đâu – trong y tế,
trong kỹ thuật, trong quản lí, trong tâm lý học ứng dụng, trong giáo dục thì
<i><b>nó ln ln phải là sự tìm kiếm, sự vạch ra những nguyên nhân sâu kín </b></i>
<i><b>của vấn đề đã được phát hiện, luôn nằm trong những điều kiện của một tập </b></i>
hợp các mối quan hệ nhân quả. Nếu trong việc khảo sát một cá thể nào đó
mà khơng tiến hành tìm kiếm và khơng đặt ra các vấn đề khắc phục nguồn
gốc của vấn đề đã bị phát hiện thì tự bản thân việc sử dụng trắc nghiệm và
các thủ tục đo lường tâm lý khác dù là nó đa dạng, mạnh mẽ đến đâu cũng
vẫn khơng có ý nghĩa là việc tiến hành chẩn đoán tâm lý.


Như vậy, khái niệm “chẩn đoán tâm lý” sẽ có một số các dấu hiệu đặc
trưng sau:


- Việc nghiên cứu có tính chất chẩn đốn tâm lý bao giờ cũng có đối
tượng là một nhân cách riêng lẻ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

dục và phát triển của đứa trẻ. Nhưng dù khái niệm “lệch lạc” được giải thích
rộng như thế nào, thì việc tìm kiếm những nguyên nhân của vấn đề được
phát hiện nhằm mục đích khắc phục chúng là điều bắt buộc đối với việc
“chẩn đoán tâm lý”


- Việc chẩn đoán tâm lý bao giờ cũng nhằm giúp đỡ cho người được
nghiên cứu khắc phục những thiếu sót nhất định, giúp họ phát triển mạnh
hơn và hài hòa hơn các năng lực và kỹ năng, nâng cao thành tích của họ. Ở
đây, cá thể được nghiên cứu đóng vai trị như một bệnh nhân. Điều này làm
cho chẩn đoán tâm lý khác với nghiên cứu giám định, đo lường tâm lý có
tính chất xác định, xác nhận (được sử dụng trong tâm lý học lứa tuổi, trong
tuyển chọn nghề nghiệp, trong hướng nghiệp…). Những nghiên cứu dạng
này khơng nhằm mục đích thực hiện những tác động tâm lý giáo dục nào đó
đối với những người được nghiên cứu.


Như vậy có thể nói:


Chẩn đoán tâm lý là sự xác định những nguyên nhân nhiều mức độ
của sự lệch lạc hoặc thiếu sót đã phát hiện được trong hành vi của cá thể với
mục đích khắc phục chúng bằng những tác động điều trị tương ứng, mang
tính chất tâm lý giáo dục. Việc chẩn đoán tâm lý cần phải khách quan, đáng
tin cậy, phải đưa ra được những tiền đề khoa học cho việc dự đoán những
biến đổi trong tương lai của các thông số tâm lý và tâm sinh lý của người
được nghiên cứu.


Việc chẩn đoán tâm lý phải được dựa trên các nguyên tắc sau đây:
1 Nguyên tắc về khả năng nhận thức được của các hiện tượng trong đời
sống tâm lý và những mối quan hệ nhân quả của chúng. Việc chẩn đoán tâm
lý phải dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Các hiện tượng của hoạt động tinh thần mặc dù mang tính độc đáo và tính


chủ thể, cũng đều liên quan trực tiếp với thế giới vật chất, và do đó đều có
thể nhận thức được. Muốn nhận thức được chúng địi hỏi có phương pháp
riêng.


2 Nguyên tắc về sự phân loại nhất quán các trạng thái và thuộc tính tâm lý.
Muốn vận dụng được nguyên tắc này cần phải sử dụng việc đo lường tâm lý.
Một bộ phận của công tác chẩn đoán tâm lý. Đo lường là một bộ môn hỗ trợ
của tâm lý học sai biệt và chẩn đốn tâm lý và nó dựa trên việc sử dụng các
biện pháp toán thống kê


3 Nguyên tắc về sự phát triển của tâm lý. Tất cả mọi thuộc tính của nhân
cách đang tồn tại đều phát triển khơng ngừng, nhưng những thuộc tính đó có
sự ổn định tương đối của chúng, vì vậy mới có thể đo lường được chúng.
Điều này cần phải tính đến để phân biệt hai khái niệm “chẩn đốn” và “dự
đốn”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

định xem hình thức hành vi nào được xem là khởi phát. Đối với tất cả các
thực nghiệm trắc nghiệm đều có một đặc trưng là, các phản ứng ổn định
khác nhau trong hành vi của con người có thể được gây nên bởi những kích
thích bên ngoài giống nhau.


5 Nguyên tắc về quan điểm chẩn đoán đối với việc ghi nhận các sự kiện khi
vận dụng các phương pháp chẩn đoán tâm lý. Nói cách khác, các phương
pháp chẩn đốn chỉ là một trong những công cụ của nhà tâm lý học mà thôi.
Phải đối chiếu với các nguồn tài liệu khác.


<b>2.2. Phương pháp chẩn đốn. </b>


Có ít nhất 3 phương pháp thu thập thông tin về trẻ



1 Kiểm tra trực tiếp: là việc sử dụng các thủ tục hay kỹ thuật nhằm
lượng hóa một cấu trúc, một thuộc tính hay phẩm chất. Trong kiểm tra trực
tiếp người ta thường sử dụng các trắc nghiệm tâm lý (test), các thang đo, các
bảng liệt kê, các bảng hỏi.


2 Quan sát tự nhiên là quá trình ghi lại một cách có hệ thống và có kế
hoạch các hành vi khi nó xuất hiện trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.


3 Phỏng vấn / đặt câu hỏi là q trình thu thập thơng tin thông qua
việc đưa ra các câu hỏi cho cha mẹ và các thành viên khác.


<i><b>Quy trình chẩn đoán </b></i>


Sự quan tâm của cha mẹ, các thầy cơ giáo trong việc chăm sóc dạy dỗ
hàng ngày cho chúng ta nhiều thông tin về đứa trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các
trường hợp khi được giới thiệu đến hệ thống giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết
tật (chậm phát triển trí tuệ) thì đã có rất nhiều triệu chứng được biểu hiện ở
trẻ.


Cha mẹ hay các bác sĩ nhận thấy trẻ không đạt được các mốc phát
triển phù hợp với độ tuổi.


Giáo viên ở lớp mẫu giáo phát hiện thấy trẻ không tiếp thu được bằng
các bạn cùng lứa, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và khái quát kĩ năng đã
học và có nhiều hạn chế về hành vi thích ứng.


Giáo viên tiểu học nhận thấy trẻ gặp khó khăn trong q trình học tập
như đọc kém, viết kém, làm toán chậm và sai nhiều, khi ở trên lớp thường
hay có những hành vi bất thường.



Cũng có khi trẻ được giới thiệu đến hệ thống giáo dục đặc biệt cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ bằng những kết quả đánh giá và chẩn đốn chính xác.
Trong trường hợp này chỉ cần kiểm tra lại các thông tin để đưa ra những
quyết định về việc lựa chọn các dịch vụ giáo dục đặc biệt hay môi trường
đánh giá hịa nhập. Tuy nhiên cũng có thể gặp tình huống là các thông tin rõ
ràng và cụ thể mà mình cần lại khơng có, vì vậy nhà trường lại là nơi phải
đưa ra quyết định chẩn đoán thích hợp.


</div>

<!--links-->

×