Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.6 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM </b>


<b>NGÔ ĐÌNH QUA </b>


<b>Giáo trình </b>



<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>KHOA HỌC GIÁO DỤC </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>


<i>Trong chương trình đào tạo bậc đại học của Khoa Tâm lý Giáo dục, Đại học Sư phạm thành phố Hồ </i>
<i>Chí Minh, học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục được thiết kế nhằm trang bị kiến thức, </i>
<i>hình thành kỹ năng, thái độ cho sinh viên để họ có thể thực hiện một cơng trình nghiên cứu khoa học giáo </i>
<i>dục, một khóa luận tốt nghiệp đại học. Học phần này gồm 4 đơn vị học trình, trong đó số tiết lý thuyết: 40, </i>
<i>số tiết thực hành: 20. </i>


<i>Trong giới hạn thời gian đó, tập tài liệu này được biên soạn nhằm giúp giảng viên và sinh viên thực </i>
<i>hiện mục tiêu học tập của học phần. Nội dung tài liệu được sắp xếp thành 8 chương với tên chương và mục </i>
<i>tiêu cụ thể của mỗi chương như sau: </i>


<i><b>Chương 1: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học </b></i>


<i>+ Về kiến thức, sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: </i>


− Giải thích được các khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên
<i>cứu khoa học giáo dục (KHGD) </i>


− Phân biệt được hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp
− Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học giáo dục



− Hiểu được cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục.


<i>+ Về kỹ năng, sinh viên vận dụng được các quan điểm phương pháp luận trong suốt q trình nghiên </i>
<i>cứu một cơng trình. </i>


<i><b>Chương 2: Khái niệm và phân loại trong nghiên cứu khoa học </b></i>


<i>+ Về kiến thức, sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: </i>
− Giải thích được khái niệm nghiên cứu khoa học


− Mô tả cách phân loại trong nghiên cứu khoa học
− Kể tên các phương pháp nghiên cứu.


<i>+ Về kỹ năng, sinh viên xác định được loại nghiên cứu khi biết tên đề tài. </i>


<i><b>Chương 3: Trình tự tiến hành một cơng trình nghiên cứu khoa học giáo dục </b></i>


<i>+ Về kiến thức, sinh viên cần đạt được những lĩnh vực sau: </i>


− Biết các giai đoạn của một cơng trình nghiên cứu khoa học giáo dục
− Biết các công việc cần làm trong từng giai đoạn


<i>+ Về kỹ năng, sinh viên có theå: </i>


−<i> Vận dụng các quan điểm phương pháp luận để chọn, xác định và giới hạn một đề tài nghiên cứu </i>
<i>khoa học giáo dục. </i>


−<i> Soạn được một đề cương nghiên cứu cho đề tài mình đã giới hạn. </i>


<i>+ Về thái độ, sinh viên cần có thái độ tích cực làm các bài tập thực hành trong chương để bước đầu có </i>


<i>được một số kỹ năng nghiên cứu khoa học. </i>


<i><b>Chương 4: Phương pháp và phương tiện nghiên cứu </b></i>


<i>+ Về kiến thức, sinh viên biết những nội dung cần làm khi xây dựng, sử dụng những phương tiện, </i>
<i>phương pháp nghiên cứu cụ thể. </i>


<i>+ Về kỹ năng, sinh viên hình thành được kỹ năng soạn bảng bút vấn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

−<i> Phân biệt được đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục với các loại đề tài khác. </i>


−<i> Phân biệt được tài liệu hạng nhất (tài liệu gốc) với tài liệu hạng nhì. </i>


−<i> Biết cách thu thập tài liệu và chứng tích lịch sử. </i>


−<i> Trả lời được như thế nào là phê khảo hình thức và phê khảo nội dung một tài liệu lịch sử giáo dục. </i>
<i>+ Về kỹ năng, sinh viên: </i>


−<i> Chọn, xác định và giới hạn được một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục. </i>


−<i> Xây dựng được giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục của mình. </i>


<i><b>Chương 6: Nghiên cứu mơ tả </b></i>


<i>+ Về kiến thức, sinh viên: </i>


−<i> Biết được ba loại nghiên cứu mô tả thông dụng: Khảo sát hiện trạng, nghiên cứu tương quan và </i>
<i>nghiên cứu phát triển. </i>


−<i> Biết được các loại khảo sát thông dụng trong khảo sát hiện trạng giáo dục: Khảo sát học đường, </i>


<i>phân tích cơng tác, phân tích tài liệu, thăm dị dư luận, khảo sát địa phương; và nội dung công việc cần </i>
<i>làm trong từng loại khảo sát nói trên. </i>


−<i> Hiểu được nội dung của ba loại nghiên cứu tương quan thông dụng là nghiên cứu trường hợp đặc </i>
<i>thù, nghiên cứu đối chiếu tương quan nhân quả và nghiên cứu liên hệ. </i>


−<i> Hiểu nội dung của các loại nghiên cứu phát triển gồm nghiên cứu tăng trưởng và nghiên cứu </i>
<i>khuynh hướng phát triển (nghiên cứu dự báo) </i>


<i>+ Về kỹ năng, sinh viên vận dụng một số nghiên cứu mơ tả vào bài tập nghiên cứu của mình. </i>


<i><b>Chương 7: Nghiên cứu thực nghiệm </b></i>


<i>+ Về kiến thức, sinh viên: </i>


−<i> Kể tên được các giai đoạn của một cơng trình nghiên cứu thực nghiệm giáo dục. </i>


−<i> Phân tích được những điểm căn bản của một thực nghiệm giáo dục. </i>
<i>+ Về kỹ năng, sinh viên: </i>


−<i> Chọn, xác định, giới hạn được một đề tài nghiên cứu thực nghiệm giáo dục. </i>


−<i> Nêu và phân tích được giả thuyết thực nghiệm. </i>


<i><b>Chương 8: Cách trình bày một cơng trình nghiên cứu </b></i>


<i>Chương này có mục tiêu là giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng trình bày một cơng trình nghiên </i>
<i>cứu, một khóa luận tốt nghiệp đại học. </i>


<i>Phần phụ lục giới thiệu thang điểm đánh giá khóa luận tốt nghiệp đại học do Khoa Tâm lý Giáo dục </i>


<i>biên soạn năm 2003 nhằm giúp các bạn sinh viên biết được những tiêu chuẩn đánh giá, từ đó có những </i>
<i>chuẩn bị cần thiết trong việc thực hiện khóa luận. </i>


<i>Trong khuôn khổ số trang bị hạn chế của tài liệu phục vụ việc giảng dạy và học tập một học phần 4 </i>
<i>đơn vị học trình, soạn giả khơng thể trình bày tài liệu phục vụ việc tự học khơng có sự hướng dẫn. Vì vậy, </i>
<i>khi theo học học phần này, sinh viên có thể đọc trước tài liệu, trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành ở </i>
<i>nhà, nhưng cũng cần phải đến lớp để nghe giảng viên giảng giải những chỗ khó hiểu và sửa những bài </i>
<i>tập thực hành. </i>


<i>Với mục tiêu học để biết, để hiểu và để làm, soạn giả nghĩ rằng nếu sinh viên chịu khó lĩnh hội kiến </i>
<i>thức bằng con đường tự học, nghe giảng và hợp tác với bạn; hình thành kỹ năng theo cách thực hiện </i>
<i>những bài tập thực hành trong tập tài liệu này thì khả năng thực hiện tốt một khóa luận tốt nghiệp dễ trở </i>
<i>thành hiện thực. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Soạn giả


<b>Ngô Đình Qua </b>


<i><b>Chương 1: </b></i>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>


<b>MỤC TIÊU HỌC TẬP </b>


Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được:
<b>1. Về kiến thức: </b>


<i>− Giải thích được khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp luận </i>


<i>nghiên cứu KHGD. </i>



<i>− Phân biệt được hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp. </i>
<i>− Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu KHGD. </i>


<b>− Hiểu được cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHGD. </b>
<b>2. Về kỹ năng: </b>


Vận dụng các quan điểm phương pháp luận trong suốt q trình nghiên cứu một cơng trình.
<b>NỘI DUNG </b>


<b>I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>


Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một lý thuyết bao gồm các bộ phận sau:


<b>1. Hệ thống các luận điểm chung nhất </b>với tư cách là những quan điểm, những cách tiếp
cận, chỉ đạo quá trình tổ chức và nghiên cứu khoa học.


<b>2. Hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học </b>


Phương pháp nhận thức là quá trình phản ánh cái khách quan vào ý thức chủ quan của
con người. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đề cập tới:


− Cơ chế sáng tạo khoa học
− Logic và kỹ thuật nghiên cứu


− Kỹ năng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học


<b>3. Lý thuyết về quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện và đánh giá một cơng trình khoa học </b>
<b>II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHGD </b>



Phương pháp luận nghiên cứu KHGD là lý thuyết về phương pháp nghiên cứu các
hiện tượng giáo dục để tìm ra các quy luật giáo dục, từ đó vận dụng vào việc giải quyết
các vấn đề của thực tiễn giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Với chức năng này, phương pháp luận nghiên cứu KHGD phân tích các quan điểm và
cách tiếp cận hiện tượng giáo dục nhằm hướng dẫn quá trình sáng tạo của các nhà giáo
dục.


<b>2. Chức năng nhận thức các hiện tượng giáo dục </b>


Với chức năng này, phương pháp luận nghiên cứu KHGD đề cập tới các phương pháp
nghiên cứu hiện tượng giáo dục bao gồm cả lý thuyết về cấu trúc logic của một cơng
trình khoa học và các giai đoạn tiến hành một cơng trình khoa học cụ thể.


<b>Ý nghĩa của phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học </b>


Quan điểm của V.I. Lê-nin chỉ cho ta ý nghĩa của phương pháp luận trong nghiên cứu
khoa học: “Người nào bắt tay vào việc giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết
những vấn đề chung thì người đó trong mỗi bước đi sẽ không tránh khỏi những vấp váp
một cách khơng tự giác” [10]


<b>III. HỆ THỐNG BA BẬC CỦA LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP </b>


Trong hệ thống thứ bậc của lý luận về phương pháp, bậc thấp nhất có tên gọi là


<i>phương pháp hay phương pháp nghiên cứu cụ thể. </i>


<b>1. Phương pháp </b>


Phương pháp nghiên cứu là tổ hợp các cách thức mà nhà khoa học sử dụng để tác


động, khám phá đối tượng.


Phương pháp nghiên cứu được nhìn nhận ở hai mặt: Khách quan và chủ quan vì
phương pháp nghiên cứu khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy
với tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan, là những quy luật khách
quan được chuyển dịch vào ý thức con người và được sử dụng một cách có ý thức và có
hệ thống như một phương tiện để giải thích và cải tạo thế giới.


Ý thức của chủ thể cũng là mặt chủ quan của phương pháp. Nhà nghiên cứu lựa chọn
phương pháp này hay phương pháp kia, điều đó phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và
khả năng thực hành của họ. Mặt khách quan còn thể hiện ở chỗ: Việc lựa chọn phương
pháp phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng mà ta cần
khám phá.


Bậc cao hơn phương pháp là phương pháp hệ.


<b>2. Phương pháp hệ </b>


Phương pháp hệ là nhóm các phương pháp được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học
hay đề tài cụ thể. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn nhau trong quá
trình nghiên cứu để khẳng định tính chân thực của các luận điểm khoa học.


<b>3. Phương pháp luận </b>


Theo nghĩa hẹp, phương pháp luận là lý luận tổng quát, là những quan điểm chung, là
cách tiếp cận khoa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nếu trong khoa học tự nhiên, việc nghiên cứu có thể đi từ phương pháp cụ thể sau đó
mới xuất hiện nhu cầu về phương pháp luận, thì trong khoa học xã hội bao giờ cũng có
quan điểm dẫn đường, cho nên vai trị của phương pháp luận là vơ cùng to lớn.



<b>IV. ÝÙ NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHGD </b>
<b>1. Ở cấp vĩ mô </b>


Ở cấp này, các nghiên cứu KHGD nhằm tìm ra:


− Mối quan hệ chi phối giữa xã hội với giáo dục để xây dựng một chiến lược giáo dục
quốc gia


− Một mô hình giáo dục


− Một hệ thống giáo dục quốc dân


− Một chính sách giáo dục và cơ chế quản lý phù hợp
− Mục tiêu giáo dục hợp lý.


<b>2. Ở cấp vi mô </b>


Ở cấp này, nghiên cứu KHGD hướng tới việc:


- Xác định lại nội dung giáo dục cho phù hợp với mục đích


- Tìm ra các phương pháp giáo dục tích cực, phát huy mọi tiềm năng sẵn có của học
sinh.


- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh.


Kết quả nghiên cứu KHGD sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của các nhà sư phạm và
kết quả đó sẽ được phổ biến rộng rãi trong xã hội, sẽ đem lại lợi ích chung cho sự nghiệp
giáo dục của chúng ta.



<b>V. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHGD </b>


Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHGD là những luận điểm chung có tính chất
phương hướng, chỉ đạo q trình nghiên cứu KHGD. Những luận điểm này còn gọi là
phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng. Quan điểm phương pháp luận có
ý nghĩa to lớn đối với q trình nghiên cứu: sự thành cơng hay thất bại, chất lượng cao
hay thấp của công trình khoa học phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Quan
điểm phương pháp luận là một hệ thống có thứ bậc. Quan điểm chung nhất cho mọi lĩnh
vực khoa học là quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Có những quan điểm
chung cho nhiều ngành và cũng có những quan điểm nghiên cứu riêng cho một ngành cụ
thể. Đối với KHGD, người nghiên cứu cần quán triệt những quan điểm dưới đây trong
quá trình nghiên cứu của mình.


<b>1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc trong nghiên cứu KHGD </b>


Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống – cấu trúc, ta cần chú ý:
a. Nghiên cứu hiện tượng đó một cách tồn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân
tích đối tượng thành các bộ phận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

c. Nghieđn cứu hin tượng giáo dúc trong moẫi tương tác với các hin tượng xã hi
khác, với toàn b neăn vn hóa xã hi.


d. Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có
tính logic cao.


<b>2. Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KHGD </b>


<b>Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KHGD chính là việc thực hiện q trình nghiên </b>



cứu đoẫi tượng baỉng phương pháp lịch sử, tức là tìm hieơu, phát hin sự nạy sinh, phát trieơn
cụa giáo dúc trong những khoạng thời gian và khođng gian cú theơ, với những đieău kin,
hoàn cạnh cú theơ đeơ phát hin cho được quy lut tât yêu cụa quá trình giáo dúc.


<b>3. Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu KHGD </b>


Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu KHGD phải bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự
nghiệp giáo dục của đất nước.


Những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục và đào
tạo là động lực thúc đẩy q trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, thực tiễn giáo dục còn là
tiêu chuẩn để đánh giá các kết quả nghiên cứu giáo dục. Các kết quả nghiên cứu sẽ được
ứng dụng nhằm cải tạo thực tiễn giáo dục. Vì vậy thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, động
<b>lực, tiêu chuẩn và mục đích của tồn bộ quá trình nghiên cứu khoa học. </b>


Để vận dụng quan điểm thực tiễn, khi nghiên cứu KHGD cần lưu ý những điểm sau
đây:


a. Phát hiện những mâu thuẫn, những khó khăn, cản trở trong thực tiễn giáo dục và
lựa chọn trong số đó những vấn đề nổi cợm, cấp thiết để làm đề tài nghiên cứu. Như vậy,
đối tượng nghiên cứu sẽ là một trong những vấn đề của thực tế khách quan có nhu cầu
cấp thiết phải nghiên cứu và giải quyết.


Những vấn đề của thực tiễn giáo dục hiện nay thường là:
- Tổ chức cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân


- Cải tiến, tìm tịi những phương pháp dạy học mới


- Tìm ra các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với hứng thú của lứa tuổi HS
- Vấn đề tổ chức, quản lý giáo dục



b. Làm cho lý luận và thực tiễn gắn bó với nhau


………
………...


<b>Câu hỏi: </b>


1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì? Nội dung của phương pháp luận nghiên cứu khoa học
giáo dục gồm những gì?


2. Trình bày hệ thống ba bậc của phương pháp nghiên cứu khoa học.


3. Trình bày nội dung các quan điểm phương pháp luận cơ bản trong nghiên cứu KHGD.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Chương 2: </b></i>


<b>KHÁI NIỆM VAØ PHÂN LOẠI </b>
<b> TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>
<b>MỤC TIÊU HỌC TẬP </b>


<b>Sau khi học xong chương này, SV có thể đạt được: </b>
<b>1. Về kiến thức: </b>


<i>− Giải thích được khái niệm nghiên cứu khoa học </i>
<i>− Mô tả cách phân loại trong nghiên cứu khoa học </i>
<i>− Kể tên các phương pháp nghiên cứu </i>


<b>2. Về kỹ năng: </b>



− Xác định được loại nghiên cứu khi biết tên đề tài
<b>3. Về thái độ: </b>


− Tích cực tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng để có thể thực hiện một cơng trình nghiên
<i><b>cứu cá nhân. </b></i>


<b>NOÄI DUNG </b>


<b>I. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>


Thế nào là nghiên cứu khoa học? Cho đến nay, các tác giả đều chưa có câu trả lời
thống nhất cho câu hỏi này. Bởi vì nghiên cứu có thể là hoạt động nhận thức hay tư duy
của con người trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất, hoạt động xã hội,
nhưng nó cũng có thể là cơng việc của các nhà khoa học trong phịng thí nghiệm với các
trang thiết bị tinh vi.


Trong cuộc sống đời thường, trong học tập, bạn có bao giờ có những thắc mắc, những
băn khoăn chưa giải đáp được khơng? Nếu có, bạn hãy viết ra dưới dạng câu hỏi:


...
...


Những câu hỏi mà bạn vừa nêu có thể thuộc những dạng sau: Ai? Ở đâu? Khi nào?
Tại sao? Làm cách nào? Như thế nào?... Chẳng hạn như những câu hỏi: Tại sao học sinh
ngày nay đi học thêm nhiều hơn trước đây? Những tác hại của áp lực học tập quá căng
thẳng là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan?


Tiếp theo, bạn hãy nêu cách thức mà bạn dự định sẽ dùng để tìm câu trả lời cho
những câu hỏi ấy. (Lưu ý: nêu cách thức dùng để tìm câu trả lời chứ khơng cần trả lời;
mỗi cách được diễn tả ngắn gọn bằng một dòng với gạch đầu dòng)



...
...


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

− Tri giác sự vật hiện tượng


− Nêu giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết


Với vấn đề dạy thêm, học thêm nêu trên, trong cuộc sống đời thường, người ta có thể
sử dụng vốn hiểu biết hiện có của mình để tự trả lời những thắc mắc đã đặt ra. Với câu
<i>hỏi” Tại sao học sinh ngày nay đi học thêm nhiều hơn trước đây?”, bằng vốn hiểu biết cá </i>
nhân, người ta có thể tự giải đáp: Vì học sinh muốn thi đỗ vào các trường chuyên, lớp
<i>chọn, muốn có một chỗ học trong nhà trường đại học, cao đẳng. Với câu hỏi “Những tác </i>


<i>hại của áp lực học tập quá căng thẳng là gì?”, câu trả lời có thể là: Sức khoẻ giảm sút, </i>


<i>nhân cách phiến diện, giảm khả năng tự lực trong học tập... Và “Làm thế nào để khắc </i>


<i>phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan?”, thì câu trả lời có thể là: Cải tổ hệ thống </i>


giáo dục, chương trình học, chế độ tiền lương...


Trong cuộc sống đời thường, người ta có thể thơi khơng suy nghĩ nữa sau khi đã tìm
được câu trả lời. Nhưng trong khoa học, sau khi xuất hiện những thắc mắc, người nghiên
cứu phải chính xác hóa đề tài, xây dựng đề cương, soạn thảo công cụ và triển khai
<i>nghiên cứu. Có nghĩa là họ phải tiến hành một hoạt động có hệ thống nhằm tìm kiếm câu </i>
trả lời cho đề tài nghiên cứu. Câu trả lời của nhà khoa học khác với câu trả lời trong cuộc
sống đời thường ở chỗ câu trả lời ấy phải được kiểm chứng thì cơng trình khoa học mới
có giá trị. Những câu trả lời cho vấn đề dạy thêm, học thêm trên đây trong cuộc sống đời
thường sẽ trở thành giả thuyết nghiên cứu đối với người nghiên cứu và chúng sẽ phải


được kiểm chứng bằng hiện thực khách quan.


<i>Đến đây bạn có thể tự mình trả lời câu hỏi “Nghiên cứu khoa học là gì?” vào những </i>
<i>dịng chừa trống dưới đây, trước khi xem định nghĩa nghiên cứu khoa học. </i>


...
...


<i><b>Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết được </b></i>


<i>kiểm chứng.[9] </i>


Cần lưu ý rằng, sự hiểu biết được kiểm chứng ấy chính là chân lý, là quy luật. Cho
<i>nên, có tác giả cho rằng: ”Nghiên cứu khoa học là phát hiện những hiện tượng, sự việc </i>


<i>mới có tính chân lý trong hiện thực hoặc khám phá những quy luật, nguyên lý mới trong </i>
<i>hiện thực đó”.[7] Quy luật, nguyên lý mới hay tri thức mới là một yếu tố khơng thể thiếu </i>


<i>trong một công trình khoa học. Vì vậy, tác giả Dương Thiệu Tống định nghóa: “Nghiên </i>


<i>cứu khoa học là một phương thức hoạt động trí tuệ nhằm khám phá, phát triển và kiểm </i>
<i>chứng những kiến thức mới mẻ”[8] Một cơng trình nghiên cứu dù hoàn hảo đến đâu cũng </i>


chỉ đạt đến chân lý tương đối mà thơi. Bởi vì người nghiên cứu bao giờ cũng bị giới hạn
bởi hoàn cảnh lịch sử, kinh nghiệm, hiểu biết kỹ thuật. Trong thực tiễn, con người luôn
phát triển chân lý tương đối cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và tích lũy những chân lý
tương đối để đi dần đến chân lý tuyệt đối.


<i>Tóm lại, ta có thể định nghĩa: Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có hệ thống </i>



<i>nhằm khám phá, phát triển và kiểm chứng những kiến thức mới mẻ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>II. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>


Hiện nay, các tác giả đều chưa thống nhất về cách phân loại các loại hình nghiên cứu
khoa học, nhất là trong lĩnh vực KHGD. Vì vậy, tài liệu này giới thiệu với các bạn hai
cách phân loại của tác giả Vũ Cao Đàm và tác giả Dương Thiệu Tống.


Theo tác giả Vũ Cao Đàm, trong các lĩnh vực khoa học (tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và
<i>công nghệ) hiện đang tồn tại ba loại hình nghiên cứu khoa học. Đó là: nghiên cứu cơ bản, </i>


<i>nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai. Mỗi loại hình đều cho ta một loại sản </i>


phẩm đặc trưng.


<b>1. Nghiên cứu cơ bản </b>


<i>Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên cứu nhằm phát hiện bản </i>


<i>chất và quy luật của các sự vật hoặc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người. </i>


<i>Nghiên cứu cơ bản có thể được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết hay </i>
<i>còn được gọi là nghiên cứu tham khảo. Trong đó, người nghiên cứu dựa trên những tiên </i>
đề hoặc hệ tiên đề, xây dựng những khái niệm, thực hiện các phán đốn, suy luận mà
hình thành những lý thuyết về một sự vật hoặc hiện tượng.


<i>Nghiên cứu cơ bản cũng có thể được thực hiện bằng các phương pháp như thí nghiệm, </i>


<i>quan sát, đo đạc những biểu hiện, ảnh hưởng và tác động của một quy luật chưa biết nào </i>



đó. Sau đó người nghiên cứu tính tốn, phân tích, xây dựng giả thuyết vừa mang tính định
tính vừa mang tính định lượng về quy luật rồi tiến hành thí nghiệm nhiều lần trong những
điều kiện và tham số khác nhau cho đến khi tính đúng đắn của giả thuyết được khẳng
định hoặc phủ định.


Kết quả của nghiên cứu cơ bản ln là những phân tích lý luận, những kết luận về
quy luật, những định luật, định lý, v.v... Cuối cùng, trên cơ sở những nghiên cứu này,
người nghiên cứu đưa ra những phát hiện, phát kiến, phát minh, xây dựng nên những cơ
sở lý thuyết có một giá trị tổng quát cho nhiều lĩnh vực hoạt động.


<i>Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy hoặc nghiên </i>


<i>cứu cơ bản tự do và nghiên cứu cơ bản định hướng. </i>


<i>Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản có thể là các phát kiến, công thức, phát minh và </i>


thường dẫn đến một hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa
học khác nhau, chẳng hạn Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ, Marie và Pierre
Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium.


<i><b>Phaùt minh: </b></i>


<i>Phát minh là sự phát hiện ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng </i>
<i>của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm </i>
<i>thay đổi cơ bản nhận thức con người. </i>


Ví dụ: Định luật về sức nâng của nước do Archimède khám phá.


Đối tượng của phát minh là những hiện tượng, quy luật, tính chất của thế giới vật chất
đang tồn tại một cách khách quan, nhưng theo quy ước, thì những trường hợp sau khơng


được xem là phát minh, mà chỉ xem là các phát hiện, hoặc phát kiến:


</div>

<!--links-->

×