Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.58 KB, 5 trang )


Hiện trạng và những vấn đề của
nghiên cứu văn học đương đại
Trung Quốc trong thế kỉ mới





Đầu thế kỷ mới, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và truyền thông đại chúng cùng hợp
mưu khiến cho bối cảnh văn học Trung Quốc trở nên ngày một phức tạp. Tuy hàng năm có
hàng ngàn bộ truyện dài, hàng vạn truyện vừa và truyện ngắn đủ để chống đỡ cho biểu
tượng phồn vinh, phát triển, nhưng niềm mong chờ ở văn học đại chúng sa sút, phương
thức tiếp thu, truyền bá văn học cùng nhân thân và hình tượng nhà văn có thay đổi, sự trì trệ
của văn học sử đương đại, sự hỗn loạn về tiêu chuẩn và đánh giá văn học đương đại, v.v
đã khiến cho bộ mặt của văn học đương đại Trung Quốc bị "viết lại", địa vị của văn học
đương đại suy vi không cách gì chống đỡ nổi.
Hô ứng với tình trạng này là nghiên cứu văn học đương đại cũng phải đối mặt với đủ
mọi vấn đề và khốn đốn, biểu hiện ở ba khía cạnh sau đây: một là, văn học đương đại Trung
Quốc thiếu một hệ thống đánh giá khiến người ta tin phục; hai là, phê bình văn học và văn
học sử không theo kịp tiết tấu phát triển của văn học đương đại, khiến hàng ngàn hàng vạn
tác phẩm văn học bị coi như không có hoặc bị coi là "rác rưởi"; ba là, hoàn cảnh phê bình
văn học hỗn loạn đã dẫn đến sinh thái văn học thiếu lành mạnh, tâm lý xã hội méo mó và
phương thức lời thoại văn học "bạo lực hóa" khá phổ biến đã khiến cho phê bình văn học
thông thường không thể triển khai. Những vấn đề và khốn đốn hoặc ẩn hoặc hiện nói trên
cuối cùng đã bộc lộ ngày một sâu sắc vào năm 2007, sau khi nhà Hán học người Đức Kubin
nêu nhận xét: "văn học đương đại Trung Quốc là rác rưởi".
I. Văn học đương đại Trung Quốc rốt cuộc có hay không tác phẩm kinh điển và
nên hay không nên "kinh điển hóa"?
Ở phần này, tác giả phân tích và phê phán thái độ thâm căn cố đế coi thường văn
học đương đại của chính giới văn học Trung Quốc. Theo ông, văn học đương đại Trung


Quốc, nhất là văn học thời kỳ đổi mới là những trang huy hoàng nhất trong lịch sử văn học
Trung Quốc thế kỷ XX. Bất kể mức độ thuần thục của bản thân Hán ngữ, mức độ thực hiện
tính văn học hay sức sáng tạo của nhà văn thì thành tựu của văn học đương đại đều vượt xa
văn học hiện đại. Ông khẳng định không ít tác phẩm đương đại đã đạt tới tầm kinh điển, vì
vậy tuyển chọn, nghiên cứu và nhận định chúng với đầy đủ lý lẽ là nhiệm vụ cấp bách của
giới văn học Trung Quốc hiện nay. Người dịch lược bỏ vì khuôn khổ tạp chí có hạn.
II. Sau khi thần thoại "văn học thuần" tan rã, phải chăng "tính văn học" là chỗ
dựa để phán đoán giá trị hạt nhân và là thước đo cơ bản của văn học đương đại
Trung Quốc?
Một thời gian rất dài, quan điểm giá trị của văn học Trung Quốc thực ra đều do
những nhân tố ở ngoài văn học liên hệ lại với nhau, "tính văn học” xưa nay chưa từng trở
thành một loại giá trị cốt lõi. Từ Ngũ Tứ đến nay, tranh luận giữa "khai sáng" và "cứu
vong", giữa "chủ nghĩa hiện thực" và "chủ nghĩa duy mĩ", giữa "nghệ thuật vị nhân sinh"
và "nghệ thuật vị nghệ thuật" trong văn học Trung Quốc đều thể hiện mâu thuẫn, xung
đột giữa yêu cầu lịch sử và yêu cầu thẩm mĩ hoặc giữa tính hiện đại xã hội và tính hiện
đại thẩm mĩ. Sự lựa chọn của văn học Trung Quốc và nhà văn Trung Quốc khi đối mặt
với những mâu thuẫn và xung đột đó thường là nhấn căng thêm chứ không phải là hòa
hợp những đối chọi và chia rẽ về quan niệm giá trị. Nếu nói ba mươi năm về trước, văn
học đương đại Trung Quốc vẫn trượt trên quỹ đạo của quan niệm giá trị ấy thì ở thời kỳ
mới, sự dấy lên của "văn học thuần" dường như là nhằm tìm một quan niệm giá trị văn
học mới, nhằm cố gắng hoàn thành việc trở về với "tính văn học" mặc dù bản thân lịch
trình trở về với "tính văn học" ấy còn quanh co, đầy rẫy do dự, nghi ngại và biến đổi. Về
một ý nghĩa nào đó mà nói, sự tưởng tượng và tìm tòi nhiệt liệt về "văn học thuần" thập
kỷ 80 cùng sự suy ngẫm lại và phê phán "văn học thuần" thập kỷ 90 đã tạo nên đường dây
lôgích nội tại đầy rẫy những lý thuyết trái ngược nhau trong văn học thời kỳ mới của
Trung Quốc.
Thực ra, khảo sát số mệnh của "văn học thuần" và "tính văn học" là một góc nhìn
cực kỳ quan trọng để nhận thức văn học đương đại Trung Quốc. Cuộc lữ hành của "văn
học thuần" trong văn học đương đại Trung Quốc phải nói là do tiểu thuyết tiên phong
(trào lưu mới) đương đại mở màn. Nhà văn tiên phong mà Mã Nguyên là đại biểu nhờ văn

học hiện đại chủ nghĩa phương Tây bồi bổ đã bắt đầu xây dựng nên "văn học thuần", đưa
văn học đương đại Trung Quốc đi từ "viết gì" đến "viết thế nào". Việc tiểu thuyết tiên
phong du nhập với quy mô lớn phương pháp tự sự "tiên tiến" của phương Tây rồi dung
hòa thông suốt, nhuần nhuyễn đã thực sự vừa hoàn thành hiện đại hóa văn học Trung
Quốc hô ứng với yêu cầu hiện đại hóa ở những lĩnh vực khác, vừa nâng cao với mức độ
rất lớn trình độ tự sự của tiểu thuyết Hán ngữ. Sau khi nhà văn tiên phong nâng tự sự lên
địa vị "thần thánh", họ đã dốc hết nhiệt tình cho vấn đề viết thế nào, tự sự ra sao. Đủ loại
thực nghiệm về hình thức như phái "tiểu thuyết mới", dòng ý thức, chủ nghĩa hậu hiện đại
của phương Tây, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của châu Mỹ latinh, v.v đều được tái
hiện không có ngoại lệ trong văn bản của họ. Điều đáng quí hơn nữa là khi du nhập những
phương pháp tự sự "tiên tiến" khá xa lạ với truyền thống văn học Trung Quốc, các nhà
văn tiên phong tỏ ra khá tự tin và có tính sáng tạo chủ thể. Đối với họ, những phương
pháp tự sự ấy tuy được "đem về"song họ hoàn toàn có thể tự do chế ngự, vì thế cuộc cách
mạng về phương thức tự sự trong văn bản tiểu thuyết tiên phong bao giờ cũng cho người
đọc cảm giác được vận dụng thuần thục. Nhà văn tiên phong dường như không phải là
người mô phỏng mà là người sáng tạo, biết biểu diễn rất ngoạn mục trong tiểu thuyết của
mình. Trong quá trình đó, bằng cách sùng bái sức tưởng tượng và ngôn ngữ, tiểu thuyết
tiên phong đã hình thành nên ý niệm"văn học thuần" có cốt lõi là chủ nghĩa hình thức và
viết lại ở mức độ rất lớn hình tượng của văn học đương đại Trung Quốc. Điều quan trọng
hơn nữa là những thực nghiệm hình thức chủ nghĩa của tiểu thuyết tiên phong chẳng
những khiến cho "tính văn học" của văn học Trung Quốc từ tưởng tượng trống rỗng trở
thành hình thái cụ thể cảm nhận được, từ quan niệm trở thành thực tiễn, hơn nữa còn thực
sự thực hiện sự bóc tách lời thoại văn học ra khỏi lời thoại hình thái ý thức, từ đó sáng tạo
điều kiện cho văn học đương đại Trung Quốc triển khai "tính văn học". Song thần thoại
không tưởng "văn học thuần" mà tiểu thuyết tiên phong xây dựng nên không duy trì được
lâu, chẳng mấy chốc đã tiêu tan vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Tiểu thuyết tiên phong xây dựng "văn học thuần" để đáp lại trí tưởng tưọng và lời
kêu gọi của xã hội Trung Quốc về văn học mang tính hiện đại ở thập kỷ 80. Thực ra,
ngay từ lúc bắt đầu, tiểu thuyết tiên phong đã xây dựng nên một loạt thần thoại về văn
học, bao gồm thần thoại hình thức, thần thoại ngôn ngữ, thần thoại sáng tạo, thần thoại

tự ngã, thần thoại bạn đọc thế kỷ sau, v.v Nhưng cùng lúc với tiểu thuyết tiên phong
được triển khai, những thần thoại ấy lại lần lượt tan vỡ. Lợi dụng lòng kính nể và khoan
dung đối với "hình thức" thần bí và xa lạ của mọi người, tiểu thuyết tiên phong xây dựng
một tòa nhà hình thức mang tính phỏng chế. Tòa nhà ấy là mẫu mực có tính thị phạm
cho "văn học thuần" và quả thực trong một thời gian đã phát huy tác dụng rất lớn, thúc
đẩy văn học Trung Quốc chuyển đổi mô hình. Nhưng theo sau hình thức được tự ngã
hoặc người khác phục chế trở đi trở lại, tiểu thuyết tiên phong đã không còn là sự sáng
tạo nữa mà trở thành sự "sản xuất" theo kiểu phường hội. Tính sáng tạo và cá tính bao
hàm trong "hình thức" bị phung phí gần hết, "hình thức” ngày càng biến thành một loại
tư thái hoặc phù hiệu, trở thành nơi che chở cho văn học tầm thường, phóng túng,
không biết nói những gì, bạn đọc ngày càng mất lòng nhẫn nại đối với "văn học thuần"
như thế.


×