Hiện trạng và những vấn đề
của nghiên cứu văn học đương đại
Trung Quốc trong thế kỉ mới
Hai là, tham gia việc lựa chọn kinh điển văn học đương đại, xác lập giá trị văn học.
"Sự tồn tại của phê bình, giá trị và ý nghĩa của phê bình phải nhờ ở việc xây dựng kinh điển
của nó. Nếu công năng xây dựng kinh điển mất đi, sức mạnh và tính khả năng của việc tồn
tại phê bình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu phê bình vẫn có sức mạnh xây dựng kinh điển văn
học, duy trì được giá trị của văn học thì dù trong thời kỳ truyền thông văn hóa ra sức
khuếch trương, phê bình vẫn có đường của mình để đi"
(6)
.
Ba là, tiến hành xây dựng văn học sử. Đối với văn học một thời đại mà nói, nghiên
cứu văn học sử thực ra không thể tách rời phê bình văn học. Cuốn Lý luận văn học của
René Wellek và Austin Warren có ảnh hưởng sâu rộng đã đặt phê bình lên địa vị rất cao,
cho rằng phê bình văn học là cơ sở của văn học sử vì phê bình văn học là môi giới cho tác
phẩm văn học bước vào văn học sử; tách rời phê bình văn học, văn học sử không thể hình
thành.
Nhưng đối với phê bình văn học mà nói, việc thực hiện toàn bộ những công năng ấy
thực ra chỉ là một trạng thái lý tưởng. Tại thời đại khác nhau, phê bình đều gặp phải hoàn
cảnh khốn cùng và vấn đề khác nhau. Ngay phê bình văn học hiện nay của Trung Quốc mà
nói, những trở ngại ngăn cản việc thực hiện công năng của phê bình vừa đến từ hoàn cảnh
xấu của phê bình cùng bản thân phê bình không được tín nhiệm một cách phổ biến, lại vừa
đến từ năng lực tự thân của phê bình bị thoái hóa.
Việc thực hiện công năng của phê bình trước hết phải dựa vào năng lực chủ thể của
nhà phê bình. Đánh giá một nhà phê bình có ưu tú hay không, chúng ta thường xem xét
năng lực về hai mặt của người đó: một là năng lực sáng tạo mới về mặt lý luận, hai là năng
lực lĩnh hội và giải thích, phân tích tác phẩm. Về năng lực thứ nhất, nhà phê bình cố nhiên
cần phải thông thuộc và nắm vững các loại lý luận văn học cổ kim, đông tây, nhưng sự nắm
vững này không phải chỉ nhằm có được một loại "vũ khí" mà còn phải nhằm nâng cao tố
chất lý luận, bồi dưỡng tư duy lý luận và đổi mới phương pháp phê bình, giúp nhà phê bình
nâng cao năng lực giải thích văn học và sức phán đoán thẩm mỹ chứ không phải lấy sự hy
sinh năng lực đọc hiểu văn bản của nhà phê bình làm cái giá phải trả. Dùng lý luận có
sẵn lắp vào tác phẩm văn học chẳng những không thể hiện năng lực lý luận của nhà phê
bình mà còn chứng tỏ tính lười nhác của người đó. Nhà phê bình giỏi cần có năng lực tư
duy phản hướng vượt khỏi mô thức "lý luận → văn bản", tức là cần hình thành mô thức tư
duy "văn bản → lý luận", xuất phát từ nghiên cứu văn bản rồi phát hiện, tổng kết, thăng hoa
thành phẩm chất lý luận, nội hàm lý luận. Về năng lực thứ hai, năng lực lĩnh hội, lý giải và
giải thích tác phẩm văn học của nhà phê bình bao giờ cũng quan trọng nhất, cốt lõi nhất.
Điều này thực ra do tính quan trọng của nghiên cứu văn bản quyết định. Văn bản là chủ thể
của văn học sử, nhưng văn bản trong văn học sử lại là văn bản được lựa chọn. Quá trình lựa
chọn văn bản thực ra là quá trình phát sinh và triển khai phê bình văn học. Một mặt, ý nghĩa
của văn bản không mở toang, trong suốt, hiện ra trong chỉ một lần mà thường là ẩn tàng,
tiềm ẩn, hiển hiện dần dần. Như thế cũng là ý nghĩa của văn bản cần không ngừng được
phát hiện, được giải thích, được ban cho; quá trình nghiên cứu văn bản thực tế là quá trình
khai thác và quá trình sinh sôi ý nghĩa của văn bản. Mặt khác, bản thân văn bản ở trạng thái
động, ở thể chưa hoàn thành và không ngừng phong phú lên. Tác phẩm văn học một thời
đại bao giờ cũng ở trong trạng thái "sinh sản", nó cần được nghiên cứu văn bản, truy cho
đến tận ngọn nguồn để 'kinh điển hóa" nó. Có thể nói, trước những văn bản mới ùn ùn kéo
tới, nhà phê bình phải chăng có đủ sức mẫn cảm, sức nhẫn nại và nghị lực, đó chính là hòn
đá thử vàng kiểm nghiệm năng lực của nhà phê bình. Từ ý nghĩa này mà nói, nghiên cứu
văn bản nên là cái vốn cho nhà phê bình lập thân; tất cả xuất phát từ văn bản nên là nguyên
tắc cơ bản của nhà phê bình văn học. Nhưng điều đáng tiếc là ngày nay nguyên tắc này bị
giới phê bình vứt bỏ một cách phổ biến, nghiên cứu văn bản trở thành điểm yếu lớn nhất
của giới phê bình ngày nay. Do không có lượng đọc văn bản làm cơ sở, nhiều nhà phê bình
đã mất đi quyền chủ động trước đối tượng phê bình, họ không cách gì tự giác và chủ động
lựa chọn đối tượng phê bình, chỉ có thể nghe lời phương tiện truyền thông hoặc tiếng nói
quyền uy nào đó. Về một ý nghĩa nào đó, phương tiện truyền thông thời đại chúng ta
thường dùng phương thức "khen vống", "bốc thơm" khi phán đoán văn học và phương thức
này đã ảnh hưởng đến phán đoán của nhà phê bình. Trên tọa độ so sánh, họ không sao
cưỡng lại và kháng cự tiếng nói của phương tiện truyền thông bởi sách mà họ đọc không
nhiều hơn phương tiện truyền thông. Ngay tác phẩm họ đọc để phê bình, họ thường cũng
không đọc kỹ, không đọc theo lối "học thuật hóa" mà phê bình chủ quan hóa theo lối chuồn
chuồn chấm nước. Rất nhiều nhà phê bình chẳng những không đọc đi đọc lại, đi sâu thăm
dò một văn bản, hơn nữa dường như họ đã mất lòng kiên nhẫn để đọc hoàn chỉnh một tác
phẩm. Họ có khi chỉ đọc trích yếu nội dung, tóm tắt cốt truyện là đã có thể viết bài phê bình
hoặc cao đàm khoát luận trong hội nghị nghiên cứu, thậm chí có một số nhà phê bình sức
tưởng tượng đã phát đạt đến độ không đọc tác phẩm mà có thể viết một bài đại luận rất dài
về tác phẩm ấy. Việc nhà phê bình "vô vi" về nghiên cứu tác phẩm, ở một ý nghĩa nào đó
chẳng những không thể giúp đỡ gì cho văn học sử mà ngược lại còn tạo nên sự che lấp văn
bản văn học, khiến cho rất nhiều văn bản quan trọng bị tiếng nói phù hoa của thời đại nhấn
chìm, khó lòng nổi lên đuợc.
Hoàn cảnh khốn đốn của phê bình văn học ngày nay còn biểu hiện ở phê bình văn
học và bản thân nhà phê bình bị bóp méo và dị hóa. Thông thường, sự phát hiện, tìm tòi,
giải thích giá trị chính diện của văn học nên là công năng và "phương thức hiện trường" của
phê bình, nhà phê bình nên có năng lực chỉ ra thành tựu văn học và giá trị văn học của thời
đại chúng ta, nên có năng lực báo cho bạn đọc biết nhà văn giỏi, tác phẩm hay của thời đại
chúng ta là những ai và những gì ở thời gian sớm nhất, họ giỏi, hay và giá trị của họ thể
hiện ở những chỗ nào. Nhưng ngày nay, "phủ định", "phê phán", "khốc bình"
(6)
đang trở
thành một cái mốt, trở thành một thủ đoạn để chứng minh giá trị của nhà phê bình. "Khốc
bình" được thịnh hành, một mặt liên quan với sự dụ dỗ sa bẫy của phương tiện truyền thông
và thương nghiệp vì điều mà phương tiện truyền thông mặn mà cần đến chính là những "lời
phán" võ đoán, khoa trương đủ loại. Họ không cần anh đưa ra lý do, không cần anh phân
tích chứng minh mà chỉ cần "giọng điệu kỳ quái" để thu hút ánh mắt. Một khi không cẩn
thận, phán đoán về văn học của anh sẽ bị phương tiện truyền thông viết lại, bóp méo, dị hóa
và anh sẽ không giữ được mình sa vào dòng xoáy thương nghiệp để trở thành tù binh của
nó; mặt khác, "khốc bình" cũng liên quan với tâm lý thời đại, tâm lý "phá hoại", méo mó
nào đó của khách bàng quan trong nội bộ giới văn học. Không khí thời đại có đầy rẫy sự
mong đợi đối với phủ định và phê phán, bất kỳ tiếng nói phủ định cực đoan nào cũng được
nhiệt liệt hoan nghênh. Đối với một nhà văn, một tác phẩm, nói "không" bao giờ cũng dễ
hơn nói "đúng", bởi vì trên thế giới này vốn không có cái gì là thập toàn thập mỹ, nhà văn
cũng thế mà tác phẩm cũng vậy, thế nào cũng có hạn chế này khác, thế nào cũng có vấn đề
này khác, mà muốn phát hiện những hạn chế và vấn đề ấy cũng chẳng có gì khó đặc biệt.
Ngược lại, phải chăng có thể phát hiện giá trị chính diện khác ở một nhà văn, một tác phẩm
với mọi người khiến ai cũng tin phục thì đấy là sự thử thách thực sự đối với nhà phê bình.
Chúng ta không thể giả định một tiêu chuẩn không tưởng, chí cao vô thượng mà không thấy
tính khả năng, tính phong phú của bản thân văn học. Nếu lập trường giá trị, tiêu chuẩn giá
trị nào đó được duy nhất hóa, cực đoan hóa, thậm chí trở thành cái cớ để lật đổ và phủ định
khả năng tồn tại của tác gia, tác phẩm khác thì ắt sẽ dẫn đến chủ nghĩa hư vô về văn học.
Điều chúng ta nhìn thấy sẽ không phải là sự phồn vinh của văn học mà là sự điêu linh, thậm
chí cái chết của văn học. Theo tôi, nhà phê bình văn học nên là người yêu văn học nhất
trong cả xã hội, nếu nhà phê bình của chúng ta không đắm đuối với văn học, không tin
tưởng ở văn học, không bảo vệ và coi giá trị văn học như tín ngưỡng, không có lòng khoan
dung tối thiểu thì bi kịch thực sự của văn học và phê bình văn học sẽ xảy ra.
Tại thời đại mà phương tiện truyền thông đang huyên náo, giới phê bình đã trở thành
"quần thể kém thế" tên đúng với thực, họ đang gặp phải nguy cơ mất tín nhiệm xưa nay
chưa từng có. Nhà phê bình dù có cố gắng phát ra tiếng nói của mình thì tiếng nói ấy cũng ở
thế đơn lực bạc, lực bất tòng tâm trong cuộc đối kháng với phương tiện truyền thông.
Nhưng chúng ta dường như chưa đến nỗi vì thế mà tuyệt vọng đối với nhà phê bình và bản
thân phê bình văn học. Rất nhiều nhà phê bình nghiêm túc đã luôn kiên trì giữ vững tuyến
đầu của phê bình văn học. Trên con đường phê bình văn học, bước chân của họ kiên định
và ung dung, sự suy ngẫm lại của họ nghiêm khắc và sâu sắc. Chúng ta nên tin tưởng bất kể
phải đối mặt với hoàn cảnh khốn đốn như thế nào, văn học cũng không chết, bước chân tiến
tới của phê bình văn học cũng không ngưng nghỉ, văn học đương đại và phê bình văn học
đương đại nhất định sẽ đột phá hoàn cảnh khó khăn, giành lại cuộc sống mới