Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xử lý nước trong ao nuôi cá tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.52 KB, 12 trang )

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cục Nuôi trồng thủy sản
Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản Pha II
Hợp phần Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền vững
(SUDA)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10-12 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội , Việt Nam
Điện thoại: +84 04 771 0148, 04 771 0147 Fax : +84 04 771 0143
E-mail: ;
___________________________________________________________________
Điều khoản Tham chiếu
(Hoạt động số 3.2.2.1 - 2008)
Tư vấn trong nước
Về
Xác định, đánh giá và soạn thảo sổ tay hướng dẫn về các phương pháp
xử lý nước thải cho ao nuôi cá tra
1. CƠ SỞ
Giai đoạn I của dự án Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản (FSPS I) do Danida
và Bộ Thủy sản đồng tài trợ gồm có 5 hợp phần, bắt đầu triển khai từ tháng 1 năm
2000 và kết thúc vào tháng 12 năm 2005.
Dự án Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản pha 2 dự kiến được triển khai từ
tháng 1 năm 2006 cho đến tháng 12 năm 2010, có mục tiêu phát triển như sau :
Các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được
hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản.
Dự án Hỗ trợ chương trình ngành thủy sản pha 2 sẽ bao gồm 4 hợp phần:
1. Tăng cường Quản lý hành chính thủy sản
2. Tăng cường Quản lý Khai thác thủy sản
3. Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền vững
4. Tăng cường Năng lực sau thu hoạch và Marketing
Mục tiêu trước mắt của SUDA là:
Một ngành nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, năng suất và bền vững đem lại tăng trưởng
kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua thu nhập và việc làm.


1
Công tác tư vấn này đóng góp cho đầu ra số 3, đó là :
Một hệ thống nuôi thuỷ sản đa dạng, hiệu quả, bền vững, và mang tính xã hội
hoá được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan, với các chiến lược sản xuất chủ
chốt được phổ biến ở cấp quốc gia.
Chất thải từ các ao nuôi cá tra thâm canh khi thải ra sẽ có hại tới môi trường.
Nước thải chứa dinh dưỡng và các chất rắn lơ lửng trong nước có thể tác động tới hệ
sinh thái. Những mầm chứa trong nước thải có thể ảnh hưởng làm giảm sản lượng cá
Để giảm rủi ro ở những khu vực bị ảnh hưởng, thì sự sản xuất trong vùng cần
được quy hoạch, bố trí tốt hơn- giảm quy mô sản xuất với cả chất lượng nước thải phải
được cải thiện khi lượng nước thải phải giảm xuống.
Mặc dù các quy định về chất lượng nước thải của các ao nuôi đã được ban hành,
những quy định này khó thực thi do những nguyên nhân khác nhau như khó khăn trong
giám sát chất lượng nước thải và thiếu các phương pháp xử lý nước thải đã được công
nhận, chính thức hoá. Hiện nay, các nhà quản lý đang tìm kiếm phương pháp xử lý
nước thải khả thi mang tính kinh tế và đạt hiệu quả cao nhất để giảm lượng lước thải
nhằm giảm lượng chất hữu cơ và mầm bệnh trong nước thải.
Lợi nhuận thu được từ nuôi trồng cá tra khá thấp, do vậy cần xem xét tính kinh
tế của phương pháp xử lý nước thải. Do giá đất trong vùng sản xuất cao nên bất cứ
phương pháp xử lý nào ở bên ngoài ao cũng cần phải hạn chế diện tích đất sử dụng
trong khu vực sản xuất tới mức tối thiểu. Có thể bằng cách bơm các nước thải ra xa
nguồn nước, xa khỏi con sông thì có thể giảm bớt ô nhiễm nguồn nước và sử dụng
được đất ở xa con sông vốn có chi phí thấp hơn.
Các chất dinh dưỡng được lấy ra khỏi nước thải cần được trữ lại, hoặc tái sử
dụng, nếu không chúng sẽ tiếp tục xâm nhập vào môi trường. Nếu như các chất dinh
dưỡng được tái sử dụng để tạo ra sản phẩm khác thì đó sẽ là cách lý tưởng nhất. Lợi
nhuận từ việc bán sản phẩm này có thể bù đắp một phần chi phí xử lý nước thải.
Có thể loại bỏ chất dinh dưỡng bằng một số phương pháp a) như phương pháp
cơ học với việc sử dụng máy lọc, b) biệp pháp sinh học khi cây cỏ mọc trong nước ở
mật độ cao, c) như nuôi thuỷ sinh thực vật, d) cho nước thải chảy qua khu vực đầm

được xây bao quanh, e) cho nước thải chảy qua ao/hồ nuôi cá, f) sử dụng nhiều máy
sục khí và g) sử dụng các chế phẩm sinh học, hoặc k) kết hợp tất cả các biện pháp trên.
Với mật độ sục khí thích hợp, tỉ lệ khí các-bon và khí ni-tơ tối ưu, các vi khuẩn
trong ao có thể giúp phân huỷ một cách hiệu quả các chất thải mà không gây độc, giảm
lượng chất dinh dưỡng thải ra, đồng thời giúp các loài tảo và sinh vật phù du trong ao
phát triển nhanh. Việc cải thiện hiệu quả của quần xã vi sinh vật trong ao có thể giúp
tăng tốc độ tăng trưởng và nâng cao mức độ tái sử dụng nước thải trong ao (xem tài
liệu tham khảo số 4 ở dưới). Các chế phẩm sinh học có thể giúp cho quá trình phân huỷ
này. Tuy nhiên, trong ao cá tra, lượng chất dinh dưỡng cao nên khó có thể đo lường
được hiệu quả của các chế phẩm sinh học.
2
Khi sử dụng thuỷ sinh thực vật, ta phải chọn các loài có khả năng hấp thu chất
dinh dưỡng ở mức độ cao và có giá trị kinh tế như rau xanh cho con người, như thức ăn
cho cá trắm cỏ, chế biến thành phân trộn để bón cho cây trồng, phục vụ việc tách hợp
chất dùng trong y học, hoặc làm cơ chất trong nuôi côn trùng hoặc giun.
Các phương án sử dụng chất hữu cơ trong nước thải có thể giúp tận dụng nhiều
hơn những mảnh đất có ít giá trị sản xuất hơn ở vùng đồng bằng sông Củu Long và tạo
ra nhiều việc làm mới cho người nghèo.
Nếu chất lượng nước của nước thải có thể được cải thiện thoả đáng thì thực tế là
nước có thể được tái sử dụng để nuôi cá tra và sản lượng sản xuất sẽ tăng lên.
Đầu ra của hoạt động tư vấn này nhằm vào hoạt động của SUDA số 3.2.2.1 đầu
ra 3, sẽ là: Một cuốn sổ tay hướng dẫn về các phương pháp xử lý nước thải khả thi
mang tính kinh tế và tính ứng dụng cho ao/ hồ nuôi cá tra ở miền nam Việt Nam.
2. MỤC TIÊU
Mục tiêu của hoạt động tư vấn này là tư vấn trong nước sẽ:
Xác định và đánh giá các phương pháp xử lý nước thải và soạn thảo một cuốn
sổ tay hướng dẫn về quản lý chất lượng nước và các phương pháp xử lý nước thải khả
thi mang tính kinh tế và tính ứng dụng cho ao/ hồ nuôi cá tra ở miền namViệt Nam.
3. ĐẦU RA/SẢN PHẨM
• Đánh giá các phương pháp cải thiện chất lượng nước để giảm lượng nước phải

thay thông qua sử dụng chế phẩm sinh học, máy sục khí và sử dụng loại thức ăn
cải tiến
• Đánh giá ít nhất ba phương pháp xử lý nước thải khác nhau trên lý thuyết
• Phân tích mặt kinh tế, chi phí và lợi ích của các phương pháp cải thiện chất lượng
nước và xử lý nước thải đã được đánh giá
• Báo cáo về các chuyến đi thực địa, trong đó các cuộc phỏng vấn nông dân và cán
bộ chính quyền địa phương.
• Tiến hành thử nghiệm tại ao nuôi ít nhất một phương pháp xử nước thải đã đề
xuất và báo cáo về phương pháp tiến hành và kết quả thử nghiệm.
• Tổ chức và điều hành hội thảo hai ngày ở An Giang để trình bày những kết quả
nghiên cứu.
• Báo cáo tư vấn hoàn thiện Tiếng Việt và Tiếng Anh trong đó có các kết luận và
kiến nghị tóm tắt.
4. PHƯƠNG PHÁP
• Phỏng vấn các nông dân và cán bộ chính quyền địa phương để đánh giá vấn đề
khó khăn và tính khả thi, báo cáo về các buổi làm việc đó.
3
• Xác định và đánh giá các phương pháp cải thiện chất lượng nước để giảm thiểu
lượng nước cần thay thông qua sử dụng chế phẩm sinh học, máy sục khí và sử
dụng loại thức ăn cải tiến
• Đánh giá ít nhất ba phương pháp xử lý nước thải khác nhau trên lý thuyết .
• Phân tích tính kinh tế, chi phí và lợi ích của những phương pháp cải thiện chất
lượng nước và xử lý nước thải đã được đánh giá
• Tiến hành thử nghiệm tại cơ sở nuôi ít nhất một phương pháp xử nước thải đã đề
xuất và viết một báo cáo về kết quả thử nghiệm
• Tổ chức và điều hành hội thảo hai ngày ở An Giang trình bày về các kết qủa
nghiên cứu.
• Báo cáo tư vấn hoàn thiện bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.
5. CÁC HOẠT ĐỘNG
• Phỏng vấn nông dân và cán bộ chính quyền địa phương để đánh giá vấn đề khó

khăn và khả năng, báo cáo về các buổi làm việc đó.
• Xác định và đánh giá các phương pháp cải thiện chất lượng nước để giảm thiểu
lượng nước cần thay thông qua sử dụng chế phẩm sinh học, máy sục khí và sử
dụng loại thức ăn tốt hơn
• Đánh giá ít nhất ba phương pháp xử lý nước thải khác nhau trên lý thuyết
• Phân tích tính kinh tế, chi phí và lợi ích của những phương pháp cải thiện chất
lượng nước và xử lý nước thải đã được đánh giá
• Báo cáo về các chuyến đi thực địa trong đó có các cuộc phỏng vấn nông dân và
cán bộ chính quyền địa phương
• Tiến hành thử nghiệm tại cơ sở nuôi ít nhất một phương pháp xử nước thải đã đề
xuất. Lập báo cáo về phương pháp tiến hành và các kết quả
• Tổ chức và điều hành hội thảo hai ngày ở An Giang trình bày về các kết qủa
nghiên cứu
• Lập báo cáo tư vấn hoàn thiện bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh,
• Lập dự trù kinh phí, thu xếp việc dịch thuật bản báo cáo kết quả tư vấn hoàn thiện
sang tiếng Anh. Nhà tư vấn sẽ đưa chi phí dịch thuật vào mục các chi phí có thể
được hoàn trả được ghi rõ trong hợp đồng.
6. BỐ TRÍ NHÂN LỰC/CÁC THÀNH VIÊN
Nhà tư vấn phải là có bằng cấp về nuôi trồng thuỷ sản hoặc khoa học tự nhiên,
có nhiều kinh nghiệm về quản lý chất lượng nước và xử lý nước thải, nhất là nước thải
từ cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cũng như có kiến thức sâu rộng về nuôi cá tra ở miền nam
Vịêt Nam.
7. THỜI GIAN
Công tác tư vấn này, tối đa không quá 44 ngày làm việc của nhà tư vấn và sẽ bắt
đầu càng sớm càng tốt trong năm 2008.
8. BÁO CÁO HOẶC MẪU SẢN PHẨM
4
Vào giai đoạn cuối đợt công tác, tại văn phòng của SUDA sẽ có một buổi họp
báo cáo nhanh. Tại đó,nhà tư vấn sẽ trình bày các công việc đã tiến hành, những kết
quả đạt được, những khó khăn, đồng thời đưa ra những kiến nghị và lịch trình kết thúc

công việc
Sau khi nhận bản thảo báo cáo kết quả công tác của nhà tư vấn, cán bộ có trách
nhiệm của hợp phần SUDA trong vòng 7 ngày sẽ có ý kiến phản hồi. Sau đó, nhà tư
vấn phải hoàn chỉnh và nộp bản báo cáo chi tiết, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, dưới
dạng văn bản điện tử (Microsoft Word, Excel và các phần mềm khác theo yêu cầu của
Ban Quản lý Hợp phần) và bản in tới ban quản lý hợp phần SUDA trong vòng 7 ngày.
Các bên có lợi ích liên quan của nước ta và các đối tác của Hợp phần SUDA
phải đồng ý với nội dung các tài liệu và kết quả công tác của tư vấn trước khi nhà tư
vấn nộp bản báo cáo kết quả hoạt động tư vấn. Tất cả các tài liệu và dữ liệu được thu
thập và xây dựng lên trong quá trình tư vấn đều là tài sản chung của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn và Danida và chỉ được phép sao chép, sử dụng khi đã có sự
đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Danida.Trong trường hợp tài
liệu được xuất bản thì tên của nhà tư vấn sẽ được đề trong tài liệu.
9. ĐẦU VÀO
Cán bộ có trách nhiệm của hợp phần SUDA sẽ chính thức giới thiệu nhà tư vấn
với các đơn vị nếu thấy cần thiết, nhằm đạt được sự hợp tác cao của các đơn vị liên
quan và cán bộ trong các đơn vị đó. Nhà tư vấn sẽ phải tự thu xếp sử dụng máy tính
xách tay của mình trong suốt quá trình tư vấn và tự chịu trách nhiệm sao lưu, phòng
chống virus và bảo đảm sự toàn vẹn cho các dữ liệu thu thập được
10. TRÁCH NHIỆM
Trong suốt thời gian hợp đồng tư vấn, Nhà tư vấn:
1. Chịu trách nhiệm dân sự nghề nghiệp và tự mua bảo hiểm y tế, đi lại, tai nạn cho
toàn bộ thời gian tư vấn.
2. Phải đóng thuế thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các khoản thu nhập theo quy
định của Nhà nước.
3. Chịu trách nhiệm về phương tiện đi lại và chi phí đi lại phải được tính toán
chính xác và đưa vào Phụ lục số 1 tại thời điểm ký kết hợp đồng
4. Chiu trách nhiệm tự thu xếp sử dụng máy tính xách tay của mình trong suốt quá
trình tư vấn và tự chịu trách nhiệm sao lưu, phòng chống virus và bảo đảm sự
toàn vẹn cho các dữ liệu thu thập được;

5. Chịu trách nhiệm dự trù kinh phí và thu xếp việc dịch thuật sang tiếng Anh tất
cả các tài liệu được xây dựng trong suốt quá trình tư vấn.
Hợp phần sẽ:
5

×