Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đề cương ôn tập hk 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.89 KB, 2 trang )

BÀI 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
CÂU 1: *Đất trồng là gì?
- Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
*Vẽ sơ đồ thành phần đất trồng? Vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?
Đất Trồng
Phần Khí Phần rắn Phần lỏng
(ô-xi, ni- tơ,…) (nước (H2o))

Chất vô cơ Chất hữu cơ
(đạm, phốt pho,…) (các sinh vật sống trong đất, xác động vật, thực vật, vi sinh vật bị phân huỷ,…)
Vai trò của từng phần:
Phần khí: cho cây khí ô-xi, giúp rễ cây có sự hô hấp
Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển, giúp cây đứng vững
Phần lỏng: cho cây nước, giúp cây không bị khô, hoà tan chất dinh dưỡng
CÂU 8: *Vai trò của đất trồng? - Cung cấp ô-xi, nước, chất dinh dưỡng và giúp cho cây đứng vững.
BÀI 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
CÂU 5: *Phân bón là gì ? Gồm mấy nhóm chính ? Cho ví dụ ?
- Phân bón là thức ăn của cây, gồm 3 nhóm chính:
1) Phân hữu cơ: phân chuồng, phân xanh, phân rác,…
2) Phân hoá học: phân đạm, phân lân, phân kali,…
3) Phân vi sinh: phân bón có chứa các vi sinh vật chuyển hoá đạm, chuyển hoá lân.
CÂU 4: * Tác dụng của phân bón ?
- Làm tăng độ phì nhiêu cho đất, làm tăng năng suất cây trồng và làm tăng chất lượng nông sản.
BÀI 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng
CÂU 6: *Giống cây trồng có vai trò gì? Tiêu chí của giống cây trồng tốt? Các phương pháp chọn?
- Vai trò: làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, tăng vụ mùa trong năm và làm thay đổi cơ cấu cây
trồng.
- Tiêu chí: cần đạt 4 tiêu chí:
1) Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương
2) Có chất lượng tốt
3) Có năng suất cao và ổn định


4) Chống, chịu được sâu, bệnh
- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng:
1) Phương pháp chọn lọc
2) Phương pháp lai
3) Phương pháp gây đột biến
4) Phương pháp nuôi cấy mô
BÀI 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại
CÂU 2: *Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại? Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
- Nguyên tắc:
1) Phòng là chính
2) Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
3) Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
- Biện pháp:
1) Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
2) Biện pháp thủ công
3) Biện pháp hoá học
4) Biện pháp sinh học
5) Biện pháp kiểm dịch thực vật
BÀI 15: Làm đất và bón phân lót
CÂU 3: *Làm đất nhằm mục đích gì? Trình bày các công việc làm đất?
- Mục đích: làm cho đất tơi xốp, cho đất bằng phẳng, diệt cỏ dại, diệt mầm mống sâu, bệnh và cải tạo đất để cây sinh
trưởng và phát triển tốt.
- Công việc:
1) Cày đất:
- Làm xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu 20 -> 30 cm, để đất tơi xốp, thoáng khí và lấp cỏ dại.
2) Bừa và đập đất:
- Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
* Để cày và bừa đất dùng dụng cụ thủ công và cớ giới.
3) Lên luống:
- Chống ngập úng, tạo tần đất dày để dễ chăm sóc, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Kích thước luống, hướng luống, bề dày luống tuỳ theo loại cây và địa hình.
- Kĩ thuật lên luống:
+ xác định hướng luống
+ xác định kích thước luống
+ đánh rãnh, kéo đất tạo luống
+ làm phẳng mặt luống
CÂU 7: * Nêu quy trình bón phân lót? Loại phân nào sử dụng để bón lót?
- Quy trình:
+ Rải phân lên mặt ruộng theo hàng hoặc theo hốc
+ Cày bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới
- Loại phân:
+ phân hữu cơ
+ phân lân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×