Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử khu vực đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ CHÍ DIỆN

TỔ CHỨC SẢN XUẤT NỘI DUNG
ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CÀ MAU - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ CHÍ DIỆN

TỔ CHỨC SẢN XUẤT NỘI DUNG
ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS Nguyễn Thị Trƣờng Giang



Chủ tịch Hội đồng

PGS. TS Đinh Văn Hƣờng

CÀ MAU - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn đáng tin cậy, khơng trùng lặp với
những cơng trình đã được cơng bố trước đây.
Cà Mau, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

LÊ CHÍ DIỆN


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu: Tổ chức sản
xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị
Trường Giang, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều
kiện để tơi tiếp cận tài liệu, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Báo chí - Học
viện Báo chí và Tun truyền; các thầy cơ giáo đã tận tình dạy dỗ, chia sẻ,
cung cấp kiến thức cho em trong suốt những năm học vừa qua và tạo điều
kiện để tôi hồn thiện luận văn này.
Trong q trình làm luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi sơ suất, bởi

bản thân cảm thấy lượng kiến thức, cũng như sự hiểu biết vẫn cịn hạn hẹp.
Rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng, thầy cô và bạn bè, đồng
nghiệp để cơng trình nghiên cứu hồn thiện hơn.
Cà Mau, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

LÊ CHÍ DIỆN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:................................................... 6
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ......................................................... 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 14
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 14
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ................................... 15
7. Cấu trúc luận văn: ....................................................................................... 16
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC NỘI DUNG
ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ................................ 17
1.1. Các khái niệm có liên quan và vai trị của tổ chức sản xuất nội dung
đa phƣơng tiện trên báo mạng điện tử ........................................................ 17
1.1.1. Khái niệm tổ chức sản xuất ................................................................... 17
1.1.2. Khái niệm nội dung đa phương tiện...................................................... 19
1.1.3. Khái niệm báo mạng điện tử ................................................................. 23
1.1.4. Vai trò của tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng
điện tử .............................................................................................................. 25
1.2. Các yếu tố đa phƣơng tiện và quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa
phƣơng tiện trên báo mạng điện tử ............................................................. 31
1.2.1. Các yếu tố đa phương tiện thường sử dụng trong tác phẩm báo mạng

điện tử .............................................................................................................. 31
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 47
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC NỘI DUNG ĐA PHƢƠNG
TIỆN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG ................................................................................................... 48
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về tờ báo thuộc diện khảo sát ................................ 48
2.1.1. Báo Cà Mau online ............................................................................... 48
1


2.1.2. Báo Cần Thơ online .............................................................................. 50
2.1.3. Báo Vĩnh Long online............................................................................ 51
2.2. Khảo sát tổ chức sản xuất nội dung đa phƣơng tiện trên Báo Cà Mau
online, Cần Thơ online và Vĩnh Long online (từ 01/2019 – 12/2019) ....... 52
2.2.1 Số lượng và tần suất sử dụng nội dung đa phương tiện ........................ 52
2.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử .. 67
2.3. Đánh giá những thành công và hạn chế của việc tổ chức sản xuất nội
dung đa phƣơng tiện trên báo mạng điện tử đƣợc khảo sát ..................... 79
2.3.1. Thành công và nguyên nhân thành công .............................................. 79
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế ......................................................... 84
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 89
Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT NỘI DUNG ĐA PHƢƠNG
TIỆN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG THỜI GIAN TỚI........................................ 90
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với xu hƣớng tổ chức sản xuất nội dung đa
phƣơng tiện trên báo mạng điện tử ............................................................. 90
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tổ chức sản xuất nội dung đa phƣơng
tiện trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ............. 95
3.2.1. Những giải pháp chung ......................................................................... 95

3.2.2. Những giải pháp cụ thể ......................................................................... 97
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMĐT

Báo mạng điện tử

BBT

Ban biên tập

BTV

Biên tập viên

NXB

Nhà xuất bản

PGS, TS

Phó giáo sư, tiến sĩ


PTV

Phát thanh viên

PV

Phóng viên

TBT

Tổng biên tập

2


DANH MỤC BẢNG
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên tờ báo
mạng điện tử .................................................................................................... 44
Bảng 2.1: Thống kê tin, bài sử dụng văn bản (text) của Báo Cà Mau online 53
Bảng 2.4: Thống kê sử dụng ảnh tĩnh trong tin, bài, phóng sự ảnh trên Báo Cà
Mau online....................................................................................................... 56
Bảng 2.6: Thống kê sử dụng ảnh tĩnh trong tin, bài, phóng sự ảnh trên Báo
Cần Thơ online từ ngày 02/12/2019 đến ngày 08/12/2019 ............................ 58
Bảng 2.7: Sử dụng hình ảnh động trên Báo Vĩnh Long online năm 2019...... 60
Bảng 2.8: Số liệu tin, bài video trên Báo Cà Mau online ............................... 63
Bảng 2.9: Số liệu video khảo sát năm 2019 của Báo Vĩnh Long online ........ 64
Bảng 2.10: Số liệu thống kê video trên Báo Cần Thơ online ......................... 65
Bảng 2.11: Thống kê ý kiến phản hồi của trang Báo Vĩnh Long online ........ 66
Bảng 2.12: Thống kê tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện có tính thời sự

trên Báo Cà Mau online trong tháng 11/2019 ................................................. 70
Bảng2.14: Thống kê nguồn sản xuất nội dung đa phương tiện mang tính thời
sự trên Báo Cần Thơ online trong tháng 11/2019 ........................................... 77
Bảng 2.15: Thống kê khai thác nguồn khác nội dung đa phương tiện mang
tính thời sự trên Báo Cần Thơ online trong tháng 11/2019 ............................ 78
Bảng 2.16: Khảo sát 100 người xem Báo Cà Mau online .............................. 80
Bảng 2.17: Khảo sát 100 người xem Báo Cà Mau online. ............................. 80
Bảng 2.18: Khảo sát 100 người xem Báo Vĩnh Long online.......................... 84
Bảng 2.19: Thống kê số lượng nguồn khác tin, bài trên Báo Cà Mau online
trong năm 2019................................................................................................ 87

3


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Giao diện trang chủ Báo Cà Mau.................................................... 49
Hình 2.2: Giao diện của chuyên mục truyền hình trên Báo Cà Mau online ... 50
Hình 2.3: Giao diện trang chủ của Báo Cần Thơ online ................................. 51
Hình 2.4: Giao diện Báo Vĩnh Long online .................................................... 52
Hình 2.5: Hình thức trình diễn ảnh (slideshow) nội dung điểm báo trên
chuyên mục Cà Mau TV của Báo Cà Mau online .......................................... 59
Hình 2.6: Chuyên mục xem báo giấy trên Báo Cần Thơ online ..................... 61
Hình 3.1: Mơ hình tịa soạn hội tụ ................................................................ 100
Biểu đồ 2.1: So sánh tin, bài sử dụng văn bản (text) của 3 tờ báo.................. 55
Biểu đồ 2.2: Tin, bài kinh tế trên 3 tờ báo khảo sát ........................................ 62
Biểu đồ 2.3: Sử dụng video trên Báo Vĩnh Long online ................................ 64
Biểu đồ 2.4: So sánh sử dụng video của 3 tờ báo ........................................... 65
Biểu đồ 2.5: So sánh sử dụng chương trình tương tác trên 3 trang báo khảo sát .... 67
Sơ đồ 2.1: Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện của Báo Cà
Mau online....................................................................................................... 68

Sơ đồ 2.2: Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện của Báo Vĩnh
Long online ..................................................................................................... 72
Sơ đồ 2.3: Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện của Báo Cần
Thơ online ....................................................................................................... 75

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự
thay đổi từng ngày của đường truyền Internet, với băng thông ngày càng được
nâng cấp rộng và nhanh. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy
báo mạng điện tử (BMĐT) phát triển và BMĐT đang dần trở thành xu hướng
dịch chuyển, chuyển đổi tất yếu của các tờ báo trong giai đoạn hiện nay. Bởi
nếu các tờ báo khơng thay đổi để tự làm mới mình, từng bước thích ứng với
sự phát triển chung của xu thế thời đại, có nghĩa là các tờ báo tự đào thải,
đánh mất cơ hội phát triển của mình. Đây cũng là quy luật phát triển tất yếu
của các mơ hình báo chí hiện đại nói chung và của nền báo chí Việt Nam nói
riêng trong giai đoạn hiện nay.
Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ, của Internet đã tác động mạnh
mẽ đến đời sống xã hội, làm thay đổi bộ mặt của nền báo chí hiện đại, ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của nền báo chí thế giới nói chung. Trong đó, sự
ra đời của BMĐT đã làm thay đổi lớn trong cách thể hiện của báo chí trong
giai đoạn hiện nay, thông tin được cung cấp cho cơng chúng theo hình thức đa
phương tiện sinh động và hấp dẫn hơn. Truyền thông đa phương tiện là sự
truyền tải một thông điệp bằng sự kết hợp nhiều loại ngơn ngữ như: văn bản
(text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa
(graphic), âm thanh (audio), video và cùng các phương thức khác. Qua đó, đã
tạo nên một bức tranh toàn cảnh trong cách thể hiện, đầy đủ thơng tin, có sức

hấp dẫn và thu hút đối với cơng chúng.
Sự phát triển của BMĐT nói riêng, của Internet nói chung đã mang đến
những hình thức mới của báo chí. Có thể nói BMĐT đã đem đến cuộc cách
mạng đối với các loại hình báo chí, trong đó, minh chứng cu thể nhất chính là

3


xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ của các tòa soạn báo in tại địa phương. Để tự
làm mới mình nhiều tòa soạn báo in tại địa phương đã chủ động đầu tư tích
hợp các tờ BMĐT song song với tờ báo in.
Tính đến 11/2019, cả nước có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 79 cơ
quan báo, 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập, 72 cơ quan có giấy
phép hoạt động phát thanh truyền hình, với 2 đài Quốc gia. Nhìn chung, các
cơ quan báo chí, tạp chí, đài phát thanh truyền hình đều có trang thơng tin
điện tử hoặc tờ BMĐT song hành. Điều này cho thấy các cơ quan báo chí
hiện nay đã và đang rất chú trọng đến khả năng phát triển của tờ BMĐT.
Trong đó, các yếu tố đa phương tiện luôn được các tờ báo chú trọng khai thác,
nhằm làm tăng sự hấp dẫn, sinh động, tính khách quan, chân thực cho tác
phẩm báo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiếp nhận thông tin của công
chúng trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại, các thiết
bị di động thông minh, những ưu thế của các trang báo điện tử đã được các
tòa soạn tận dụng 1 cách hiệu quả, nhất là đối với ưu thế đa phương tiện, nó
có thể làm thay các chức năng, nhiệm vụ của loại hình báo in, báo phát thanh,
cũng như báo truyền hình. Có thể nói các loại hình tổ chức báo sản xuất đa
phương tiện trong các trang BMĐT gần như chiếm ưu thế vượt trội, với chức
năng truyền tải thông tin nhanh nhạy, tạo được sự sinh động hấp dẫn trong
từng trang báo, bài báo, đáp ứng nhu cầu xem và lướt báo mạng, cũng như thu
hút được thị hiếu của cơng chúng đối với tờ báo của mình. Tuy nhiên, thực tế

cho thấy nhiều tờ BMĐT tại địa phương vẫn chưa khai thác 1 cách hiệu quả
loại hình đa phương tiện như 1 yếu tố truyền tải thông tin hữu ích. Vì vậy,
việc nhận thức đúng vai trị và tính chất, tầm quan trọng của việc sử dụng loại
hình đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí của BMĐT là hết sức cần
thiết. Làm thế nào thông tin trở nên sinh động, hấp dẫn phát huy hết vai trò đa
4


phương tiện trong tờ BMĐT, qua đó, từng bước thu hút lượng độc giả, tạo
nguồn thu cho tờ báo của mình. Đó mới chính là vấn đề mà các tịa soạn báo
tại địa phương có tích hợp các tờ BMĐT đang quan tâm, nghiên cứu tìm ra
giải pháp thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Nếu như trước đây, các tờ BMĐT, nhất là các tờ BMĐT tại địa phương
đa phần chỉ truyền tải thông tin là chữ viết kèm theo là 1 vài hình ảnh tĩnh
hoặc chỉ là cách chuyển tồn bộ tin bài của loại hình báo in sang các trang
BMĐT thì ngày nay câu chuyện đó gần như đã gần như khơng cịn tồn tại.
Bởi sự xuất hiện của công nghệ truyền tải băng thông rộng, dung lượng lưu
trữ của máy chủ lớn, do đó việc tích hợp cách truyền tải các loại hình đa
phương tiện: video, audio, đồ họa… của các BMĐT đã và đang phát huy hiệu
quả, mang đến cho độc giả cái nhìn chân thật nhất về diễn tiến của thơng tin
từ hình ảnh động, đến âm thanh tạo nên sự hấp dẫn, sinh động vốn dĩ chỉ có ở
loại hình báo truyền hình.
Cùng với đó, là nhờ vào khả năng nhanh vốn có của mình, việc truyền
tải thơng tin thơng qua trực tiếp bằng hình ảnh đang diễn ra tại hiện trường,
BMĐT đã tạo được sự chân thực của thông tin truyền tải, thu hút được sự
quan tâm của công chúng, đây cũng là một trong những ưu thế đã và đang
được nhiều tờ BMĐT tận dụng triệt để đem lại nhiều hiệu quả ngồi mong
đợi. Truyền tải thơng tin bằng loại hình đa phương tiện gần như tạo được dấu
ấn riêng đối với các tờ BMĐT, nó vừa đảm bảo thể hiện tính khách quan,
chân thực của thơng tin đem lại cái nhìn thật sự chân thật về cuộc sống, về sự

kiện đến với cơng chúng, tạo sự tin tưởng, tín nhiệm trong q trình tiếp nhận
thơng tin của độc giả đối với tờ BMĐT tại địa phương.
Chính nhờ vào sự độc đáo, hấp dẫn trong cách truyền tải thông tin bằng
các loại hình đa phương tiện trên các tờ BMĐT đã và đang tạo được sức hút
đối với độc giả thông qua các lượt xem, lượt tương tác. Đây cũng chính là
5


thước đo cho giá trị, sự hiệu quả của tờ báo, từ đó đem về nguồn thu cho các
tờ báo trong tương lai và nó cũng là một trong những yếu tố cần thiết để tờ
báo có thể tồn tại, phát triển hay tự giết chết mình, khi mà các yếu tố về hình
ảnh, video, audio, đồ họa… trên các trang báo điện tử không được khai thác
một cách hiệu quả, nhằm đem lại sự cuốn hút, đón nhận nhận từ công chúng.
Và đây cũng là câu trả lời của tác giả Luận văn này, vì sao cần phải
nghiên cứu việc “Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng
điện tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, nhằm có cái nhìn tồn diện
thấu đáo của các tờ BMĐT tại khu vực được cho là “sinh sau đẻ muộn” so với
mặt bằng BMĐT của cả nước, từ đó phần nào tạo được dấu ấn, cũng như tìm
ra câu trả lời cho việc đưa ra lối mở cùng tồn tại song hành với nền báo chí
hiện đại trong giai đoạn hiện nay của tờ điện tử tại địa phương. Hiện tại bản
thân tác giả đang là người trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất nội dung
đa phương tiện trên tờ BMĐT của Báo Cà Mau, vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
cũng sẽ là 1 cách học tập hữu ích, giúp rất nhiều cho cơng việc của tác giả
trong tương lai, cũng như việc tham mưu tìm ra phương thức vận hành hiệu
quả đưa tờ BMĐT của Báo Cà Mau ngày một mới, hấp dẫn với cơng chúng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên các tờ BMĐT khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, cũng
như thách thức đối với tòa soạn báo điện tử tại địa phương. Bởi báo điện tử là
một loại hình báo chí mới, các điều kiện để phát triển một tờ báo điện tử song

hành đã làm cho một số tòa soạn báo địa phương khá lúng túng, nếu như không có
những bước đi, những lộ trình cụ thể thì việc đầu tư chuyển dịch này gần như là
lãng phí và mất dần vai trò, vị thế của một tờ báo điện tử mang lại.

6


Trên thực tế cho thấy, nhiều tờ BMĐT tại khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long vẫn chưa đủ tự tin, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào các tờ BMĐT
do những bỡ ngỡ, lúng túng ban đầu và câu chuyện đầu tư hiệu quả vẫn đang
là câu hỏi đặt ra đối với những tòa soạn BMĐT tại địa phương. Muốn làm
được điều đó thì việc chú trọng khai thác, quản lý tổ chức sản xuất các nội
dung đa phương tiện trên các tờ báo mạng vẫn đang là điều kiện tiên quyết,
cũng như là một trong những thế mạnh cần khai thác hiệu quả. Tạo nên những
điểm nhấn, những đặc trưng riêng, nhằm đưa thương hiệu của tờ báo đến với
cơng chúng trong và ngồi khu vực
Dường như lợi thế này đang bị nhiều tòa soạn báo tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long bỏ ngỏ, cũng như chưa thật sự chú trọng nhiều đến điểm
mạnh của loại hình đa phương tiện trên BMĐT. Như chúng ta đã thấy, việc sử
dụng nội dung đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí sẽ làm tăng hiệu
quả thơng tin của sản phẩm. Từ khi có sự xuất hiện của loại hình đa phương
tiện trên BMĐT ở Việt Nam thì đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách báo… nghiên cứu, viết liên quan đến loại hình
đa phương tiện. Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu sâu về Tổ chức sản xuất
nội dung đa phương tiện trên BMĐT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong giai đoạn hiện tại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
4.0, của tốc độ truyền tải dữ liệu băng thông rộng, nhanh, mạnh như công
nghệ 4G và sắp tới đây sẽ là sự phổ biến của cơng nghệ 5G. Do đó, việc phát
triển nội dung đa phương tiện trên môi trường Internet là hết sức cần thiết.
Việc sở hữu 1 thiết bị cầm tay, di động hiện đại như: Smart phone, Ipad,

laptop… đã gần như quá dễ dàng đối với một bộ phận công chúng, thế nên
vấn đề chất lượng hình ảnh, âm thanh, cần phải có độ chuẩn, sắc nét đang là
nhu cầu địi hỏi tất yếu của một bộ phận cơng chúng. Song song đó, các tịa
soạn BMĐT cũng cần phải trang bị cho mình đội ngũ biên tập viên (BTV),
7


phóng viên (PV), hậu kỳ… những người làm việc trực tiếp trong tòa soạn
BMĐT mạnh về chất, vững về nghề nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao
của công chúng, mà ở đây chính là những tịa soạn báo điện tử tại khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long nơi mà loại hình báo điện tử cịn khá non trẻ. Để
có thể nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này, tác giả thiết nghĩ cần thiết cần phải có
một cuộc khảo sát nghiên cứu, nhằm để thấy rõ hơn những mặt được và chưa
được trọng việc sử dụng loại hình đa phương tiện trong các tờ BMĐT ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra một số cơng
trình nghiên cứu, các tài liệu, các vấn đề có liên quan đến đề tài với những
tổng hợp cụ thể như sau:
Trong khn khổ luận văn này tác giả cũng có tham khảo một số đề tài
luận văn, khóa luận có liên quan đến nội dung của luận văn đang thực hiện,
qua đó có thể tìm hiểu kỹ hơn, cũng như đúc kết những bài học kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Như đề tài luận văn “Ứng dụng
truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí”, luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên ngành Báo chí Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. Luận văn
đã nêu ra được những hiệu quả của ứng dụng loại hình đa phương tiện trong
xu thế phát triển mạnh của công nghệ thông tin, của Internet trong giai đoạn
hiện nay. Đây cũng là xu thế tất yếu của truyền thông đa phương tiện, nhằm
để nâng cao được hiệu quả trong truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng trong tiếp nhận thông tin của công chúng.

Đề tài “Sử dụng video trong tác phẩm báo chí đa phương tiện” luận văn
Thạc sĩ của tác giả Dương Thị Hải Anh, chuyên ngành Báo chí Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016. Tác
giả luận văn đã đưa ra tổng quan về truyền thông đa phương tiện trong thời
8


đại bùng nổ của báo chí điện tử Internet. Tìm hiểu truyền thông đa phương
tiện trên BMĐT; đánh giá những ưu thế và những thách thức mới của truyền
thông đa phương tiện trên môi trường Internet.
Đồng thời luận văn này cũng đã nêu ra được những ưu thế của tác
phẩm báo chí đa phương tiện. Khảo sát thực trạng sử dụng loại hình đa
phương tiện tại các tịa soạn báo mạng hàng đầu như: Vnexpress,
VietNamnet, VietNamPlus tác giả đã đưa ra được thực trạng thực trạng việc
sử dụng video tại các tòa soạn này, đây cũng là một trong những loại hình đa
phương tiện của BMĐT, những thành cơng, hạn chế của nó. Từ đó đưa ra
những giải pháp, kỹ năng đê nâng cao chất lượng video trong tác phẩm đa
phương tiện.
Đề tài “Khai thác yếu tố đa phương tiện ở báo điện tử Chính phủ hiện
nay”, luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Tiên Dung, chuyên ngành Báo
chí học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, năm 2016. Đề tài luận văn của tác giả đã đưa ra một cái nhìn
khái qt về vai trị của các yếu tố đa phương tiện trên BMĐT. Thông qua số
liệu khảo sát phân tích báo điện tử Chính phủ, tác giả đã có những nhận định,
cũng như đánh giá cụ thể về những mặt ưu, khuyết của tờ báo này, từ đó đề
xuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đối với tờ
báo trong thời gian tới.
Để đánh giá, phân tích sâu về các vấn đề được đề cập trong khuôn khổ
của luận văn, tác giả đã tập trung tìm hiểu một số sách chuyên khảo như:
Trong cuốn “Báo chí Thế giới và xu hướng phát triển” của TS. Đinh

Thị Thúy Hằng (NXB Thông tấn, Hà Nội, xuất bản năm 2008). Cuốn sách đã
phân tích một số vấn đề mới mẻ về lý luận, khái niệm, phạm trù, hoạt động

9


báo chí thế giới. Đặc biệt, là những nghiên cứu, phân tích các xu thế hội tụ
truyền thơng, xu thế phát triển của báo chí hiện đại.
Bên cạnh đó, cuốn sách đã khái quát được hoạt động của báo chí, cũng
như BMĐT. Đồng thời, cũng đã khẳng định truyền thông hội tụ là 1 xu thế
vận động tất yếu của báo chí. Nhờ có cơng nghệ thơng tin mà cơng chúng có
thể hưởng thụ, thơng tin, trí thức và nhiều hình thức giải trí của nền truyền
thơng đa phương tiện [17, tr.120-131].
Để nắm rõ chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của Internet;
lịch sử ra đời của BMĐT; cách viết và trình bày nội dung của BMĐT; các yếu
tố đa phương tiện trên BMĐT, tác giả đã tham khảo cuốn “Báo mạng điện tử Những vấn đề cơ bản” của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính
trị - Hành chính, Hà Nội, xuất bản năm 2011). Đây là nguồn tài liệu khá quan
trọng đối với luận văn với luận văn lần này của tác giả, đồng thời nó cũng
đem đến cho người đọc những nghiên cứu, những kiến thức và tài liệu tham
khảo hữu ích đối với học viên chuyên ngành báo.
Còn đối với cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS.TS Nguyễn Văn Dững
(NXB Lao động, Hà Nội, xuất bản năm 2012) đã nêu bật thế mạnh của truyền
hình, của BMĐT, tác giả đã xem truyền thơng đa phương tiện là xu thế và sức
mạnh có một không hai, tác giả nhấn mạnh: “Báo mạng điện tử với thế mạnh
là sử dụng tổng hợp các loại ký hiệu và phương tiện truyền thông hiện đại
nhất để thiết kế và chuyển tải thơng điệp. Đó là truyền thông đa phương tiện
(multimedia). Truyền thông online – đa phương tiện là xe thế và sức mạnh có
một khơng hai, đang trở thành mạng kết nối ưu việt nhất hiện nay, trên nhiều
bình diện”. [ 7, tr.83]. Đây cũng là một trong những điểm lợi thế mà các loại
hình báo chí khác khơng thể có được so với BMĐT.


10


Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”
của TS. Nguyễn Trí Nhiệm và PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang đồng tác
giả (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2014). Đây là cuốn sách
cung cấp rất nhiều nguồn tư liệu liên quan trong quá trình đi sâu khai thác,
nghiên cứu của luận văn này. Trong đó, nội dung cuốn sách này nêu rõ những
kiến thức và kỹ năng về quy trình sản xuất, viết, tổ chức diễn đàn, âm thanh,
video trên BMĐT.
Còn đối với cuốn “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử” của PGS.TS.
Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm
2014), tác giả đã hệ thống những vấn đề lý thuyết và thực tiễn những nguyên
tắc và nội dung cơ bản về 8 thể loại thường gặp ở BMĐT, cũng như tổng kết
các phương pháp, kỹ năng sáng tạo tác phẩm BMĐT.
Trong thời điểm hiện tại, một khi nói đến đến BMĐT sẽ nảy sinh nhiều
vấn đề đáng quan tâm, trong đó có vai trị diễn đàn của BMĐT là một trong
những số đó. Trong cuốn “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử” của PGS.
TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
xuất bản năm 2014) đã nêu bật vai trò của diễn đàn trên BMĐT, cũng như
những đánh giá về hiệu quả tác động của diễn đàn trên BMĐT ở Việt Nam
hiện nay. Có thể nói những tương tác, những bình luận cũng có nhiều điểm,
có nhiều vấn đề gần như khá đồng quan điểm với diễn đàn trên báo chí, do đó,
việc quản lý các thơng tin, tương tác, bình luận nhằm nâng cao tính hiệu quả
của một tờ báo mạng luôn là một thách thức đối với nhiều tờ báo trong giai
đoạn hiện nay.
Riêng đối với cuốn “Giáo trình lý thuyết và kỹ năng của báo mạng điện
tử” cũng do PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia sự
thật, Hà Nội, xuất bản năm 2016). Đây là một trong những cuốn giáo trình

khơng thể thiếu đối với các vấn đề mà tác giả luận văn đang nghiên cứu.
11


Nhiều vấn đề của BMĐT đã được chỉ ra trong nội dung cuốn sách. Trong đó,
nổi bật nhất như các vấn đề về lịch sử ra đời và phát triển của BMĐT; những
đặc trưng cơ bản của BMĐT; giới thiệu sơ lược mơ hình tịa soạn và quy trình
chung về sản xuất thông tin của BMĐT, cũng như cách viết và trình bày nội
dung của BMĐT.
Các tập của bộ “Báo chí – truyền thơng, những điểm nhìn từ thực tiễn”
do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
xuất bản năm 2017). Những vấn đề về lý luận chung về báo chí - truyền
thơng, những kinh nghiệm và thực tiễn đã được các tác giả nêu bật thơng qua
nhiều cơng trình nghiên cứu và bài viết có giá trị. Thơng qua những nguồn tư
liệu này tác giả cũng đã phần nào đưa ra được cái nhìn thực sự khái quát về
các vấn đề của báo chí truyền thơng trong giai đoạn hiện nay.
Cịn đối với các cuốn sách chuyên khảo như: Cuốn “Tác nghiệp báo chí
trong mơi trường truyền thơng hiện đại” của PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi
(NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, tái bản năm 2019). Cuốn sách đã
giới thiệu với độc giả những nét khái quát nhất về những vấn đề khá mới mẻ
đang được nghiên cứu rọng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập kỷ qua như
truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thơng, hội tụ truyền thơng, tịa soạn
hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà
báo đa năng” trong môi trường truyền thông hội tụ. Tác giả đã giới thiệu
những kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, thông qua cách viết
ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyền
thơng nổi tiếng trên thế giới, tác giả đã làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch
truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện,
thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại.
Thơng qua một số cơng trình nghiên cứu, nguồn tài liệu giá trị mà tác

giả tham khảo váo viên,

Câu 2: Ơng (bà) có thường xuyên xem tin tức thời sự đăng trên Báo Cần Thơ
online không?


Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Thường xun

47

47%

Đơi khi

45

45%

Khơng xem

8

8%


Câu 3: Ơng (bà) xem các tin tức thời sự của Báo Cần Thơ online ở mức độ nào?
Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Xem hết các tin tức mới cập
nhật

36

36%

Thỉnh thoảng mới xem

64

64%

Câu 4: Vì sao ông (bà) thường xuyên xem các loại hình nào trên Báo Cần
Thơ online? (Được nhiều lựa chọn)
Nội dung

Số phiếu

Quan tâm đến vấn đề tin tức thời sự

41


Quan tâm đến video clip ANTT, trải nghiệm

58

Quan tâm đến phóng sự ảnh

22

Câu 5: Xin ơng (bà) có đánh giá chung về các tin, bài tại các chuyên mục trên
Báo Cần Thơ online?
Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Tốt

39

39%

Khá

57

57%

Trung bình


4

4%

Yếu

Khơng có


Câu 6: Nếu ông (bà) cho rằng các tin, bài tại các chuyên mục của Báo Cần
Thơ online là Tốt hoặc Khá thì nhờ yếu tố nào? Xin ơng (bà) cho biết. (Được
nhiều lựa chọn)
Nội dung

Số phiếu

Thông tin phong phú

43

Đưa tin kịp thời

48

Nội dung thiết thực, gần gũi

51

Có nhiều phóng sự đề cập đến bức xúc của địa phương


19

Các lý do khác (nếu có, xin ghi cụ thể)

Khơng có

Câu 7: Nếu ông (bà) cho rằng các tin, bài tại các chuyên mục của Báo Cần
Thơ online là trung bình hoặc yếu thì do yếu tố nào? Xin ơng (bà) cho biết.
(Được nhiều lựa chọn)
Nội dung

Số phiếu

Thông tin không phong phú

4

Đưa tin chậm

3

Nội dung khơng thiết thực, khơng gần gũi

3

Ít có phóng sự đề cập đến bức xúc ở địa phương

2

Các lý do khác (nếu có, xin ghi cụ thể)


Khơng có

Câu 8: Theo ông (bà), số lượng các ảnh trên các chuyên mục Báo Cần Thơ
online là vừa, hay nhiều, hay ít?
Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Ít

75

75%

Vừa

18

18%

Nhiều

7

7%



Câu 9: Theo ông (bà), số lượng các video clip trên các chuyên mục Báo Cần
Thơ online là vừa, hay nhiều, hay ít?
Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Ít

83

83%

Vừa

15

15%

Nhiều

02

2%

Câu 10: Thưa ơng (bà), khi xem các loại hình đa phương tiện trên Báo Cần
Thơ online, loại hình nào hấp dẫn ơng (bà)? (Được nhiều lựa chọn)
Nội dung


Số phiếu

Lời bình kết hợp hình ảnh tĩnh

49

Video clip

74

Hình ảnh động

11

Yếu tố khác như bảng biểu, mơ hình, đồ họa?

0 ý kiến


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
Tháng 7 Năm 2020
(PHIẾU 3)

TỔNG HỢP PHIẾU XIN Ý KIẾN KHÁN GIẢ
(BÁO VĨNH LONG ONLINE)
Tổng số phiếu phát ra:

100 phiếu


Tổng số phiếu thu về:

100 phiếu

Tổng số người tham gia trả lời: 100 người.
Thời gian khảo sát: tháng 5 và tháng 6/2020
Địa bàn khảo sát: Tỉnh Vĩnh Long
Câu 1: Thơng tin bản thân người được khảo sát
Nội dung
Giới tính

Độ tuổi

Nơi ở hiện tại

Trình độ

Nghề nghiệp

Số phiếu

Tỉ lệ

Nam

48

48%

Nữ


52

52%

Dưới 25

13

13%

Từ 25 - 45

63

63%

Trên 45

5

5%

Thành thị

72

72%

Nông thôn


28

28%

THPT

20

20%

Đại học

70

70%

Trên đại học

10

10%

Viên chức, sinh viên, tiểu thương, nơng dân, cán bộ hưu trí,
giáo viên,

Câu 2: Ơng (bà) có thường xun xem tin tức thời sự đăng trên Báo Vĩnh
Long online không?



Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Thường xun

49

49%

Đơi khi

42

42%

Khơng xem

9

9%

Câu 3: Ơng (bà) xem các tin tức thời sự của Báo Vĩnh Long online ở mức độ
nào?
Nội dung

Số phiếu


Tỉ lệ

Xem hết các tin tức mới cập
nhật

27

27%

Thỉnh thoảng mới xem

73

73%

Câu 4: Vì sao ơng (bà) thường xuyên xem các loại hình nào trên Báo Vĩnh
Long online? (Được nhiều lựa chọn)
Nội dung

Số phiếu

Quan tâm đến vấn đề tin tức thời sự

54

Quan tâm đến video clip ANTT, trải nghiệm

71

Quan tâm đến phóng sự ảnh


23

Câu 5: Xin ông (bà) có đánh giá chung về các tin, bài tại các chuyên mục trên
Báo Vĩnh Long online?
Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Tốt

37

37%

Khá

59

59%

Trung bình

4

4%

Yếu


Khơng có


Câu 6: Nếu ông (bà) cho rằng các tin, bài tại các chuyên mục của Báo Vĩnh
Long online là Tốt hoặc Khá thì nhờ yếu tố nào? Xin ơng (bà) cho biết. (Được
nhiều lựa chọn)
Nội dung

Số phiếu

Thông tin phong phú

67

Đưa tin kịp thời

63

Nội dung thiết thực, gần gũi

52

Có nhiều phóng sự đề cập đến bức xúc của địa phương

40

Các lý do khác (nếu có, xin ghi cụ thể)

Khơng có


Câu 7: Nếu ông (bà) cho rằng các tin, bài tại các chuyên mục của Báo Vĩnh
Long online là trung bình hoặc yếu thì do yếu tố nào? Xin ơng (bà) cho biết.
(Được nhiều lựa chọn)
Nội dung

Số phiếu

Thông tin không phong phú

4

Đưa tin chậm

4

Nội dung khơng thiết thực, khơng gần gũi

3

Ít có phóng sự đề cập đến bức xúc ở địa phương

4

Các lý do khác (nếu có, xin ghi cụ thể)

Khơng có

Câu 8: Theo ông (bà), số lượng các ảnh trên các chuyên mục Báo Vĩnh Long
online là vừa, hay nhiều, hay ít?

Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Ít

78

78%

Vừa

18

18%

Nhiều

04

4%


×