Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 12 trang )

CẢM QUAN TỔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN XUÂN KHÁNH
P fi

V

m

i



T

1!

Tran Thị Thư

*

Tóm tắt
Xuất hiện trên văn đàn từ rất sớm nhưng phải trải qua rất nhiều
thăng trầm trong nghiệp văn, Nguyễn Xn Khánh mới thực sự đạt
được thành cơng vói bộ ba tiểu thuyết H ồ Quý Ly, Mẩu Thượng Ngàn
và Đội gạo lên chùa. Đọc tiểu thuyết của ông, chúng ta như được cảm
nhận một bức tranh lịch sử - phong tục - văn hóa đa màu sắc của đâ't
nước, con người Việt Nam. Và một trong nhũng yếu tơ' có tầm ảnh
hưởng lơn nhất đơi vói ngịi bút của ông, giúp ông kiến tạo nên bức
tranh đa dạng phong phú chính là cảm quan tơn giáo.
Cảm quan tơn giáo có vai trị quan trọng trong việc tạo dụng tư
tưởng, nghệ thuật tiểu thuyê't Nguyễn Xuân Khánh. Cảm quan tơn giáo


đã lan tịa, ảnh hưởng đến ngịi bút của tác giả, những hình ảnh biểu
tượng, nhân vật và ngơn ngử nhân vật cũng như không gian trong cả
ba cuốn tiểu thuyết hầu như đều bị chi phôi bởi cảm quan tôn giáo.
Trước hết, cảm quan tôn giáo đã lan tỏa, ảnh hưởng đến ngòi bút
của tác giả trong quá trình xây dựng nhân vật và ngơn ngữ nhân vật.
Thơng qua các nhân vật này, nhà văn muôn gửi gắm những thông điệp
về tôn giáo về những suy nghĩ và triết lý về tơn giáo. Bên cạnh đó, u
tơ' này củng ảnh hưởng đến q trình xâv dựng bơi cảnh không gian
của nhà văn trong cả ba cuôn tiểu thuyết. Cảnh thiên nhiên, những ngôi
chùa, ngôi đền.... đều được miêu tả mang đậm màu sắc tôn giáo.
Khoa Tiêng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQGHN.


Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết N guyễn X uăn Khánh

Điểm nổi bật trong ngòi bút của nhà văn là nhà văn đã tìm đéh vói
tất cả những tơn giáo, tín ngưỡng lớn của Việt Nam và tiếp cận những
u tơ' đó bằng một hướng rất riêng. Ơng đã thể hiện rõ tính chằt hai
mặt của tất cả tơn giáo, tín ngưõng đổng thời đi tìm sự đổng điệu mà
chúng cùng mang lại cho đời sông tinh thần của người Việt. Ơng nói
đến cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo Mẩu và cả Thiên Chúa giáo trong mối
quan hệ vừa thống nhâ't, vừa xung đột. Ở mỗi tôn giáo, Nguyễn Xn
Khánh đều có cách nhìn râ't đầy đủ về cả hai mặt ưu điểm và nhược
điểm. Ơng đã giải thích nguồn gốc cũng như những tư tưởng và rai trò
của nó trong đời sơng tinh thần của Việt Nam. Theo nhà văn, tâ't cả
những hệ hình tư tưởng, tơn giáo, chính trị, tộc người nói trên., dẫu có
nhiều sai lầm, đau thương, mất mát nhưng cũng không thể không ghi
nhận những công lao và công hiên của họ trong cơ câu nền tảng tư
tưởng/ văn hóa, chính trị kinh tế của đất nưóc trong lịch sử.

Nói tóm lại, cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết là một phần quan
trọng để nhà văn thể hiện được tư tưởng nội dung của mình trong tác
phẩm. Ơng đã có một cuộc hành trình tìm kiêm đời sơng của người Việt
khơng chỉ qua sinh hoạt thường ngày, qua những thăng trầm của lịch
sử mà cịn sâu sắc hơn là qua chính đời sơng tâm linh của họ. Đó là một
đặc điếm làm nên giá trị tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, giúp tác
phẩm của ông vượt xa hơn cả đời sông văn học để đến với đời sơng văn
hóa Việt nói chung.
*

*

*

Xuất hiện từ năm 1959 vói truyện ngắn M ột đêm và tiếp theo đó là
những tác phẩm gây nhiều sóng gió cho sự nghiệp cầm bút nhung chi
đến H ổ Quý Ly (2000) sau đó là Mấu Thượng Ngàn (2006) và mói đây là
Đội gạo lên chùa (2011), tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh mới thực
sự gây được tiếng vang và giành được thiện cảm lón trong lịng bạn đọc
cũ ng n h ư trong giói n g h iên cứu p h ê bin h . T iếp cận tiểu th u y ết N gu yễn
X u ân K hánh thông qu a tư duy n g h ệ th u ật của n h à văn, ch ú n g tôi m u ô n
đưa đến nhữ ng cái nh ìn m an g tính khái qu át và m ới m ẻ h ơ n v ề tư
tư ởn g và ngh ệ th u ật tiểu th u yết củ a ông. Bài viết nằm tro n g cơ n g trìn h

526


Trần Thị T h ư

nghiên cứu vể tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh. Đây

là một cơng trình mang tính khái quát nhằm lí giải những đặc điểm
riêng của ngòi bút của nhà văn trong việc khám phá bức tranh lịch sử —
phong tục - văn hóa Việt. Trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi
đã thực hiện phương pháp phân tích tống hợp và thơng kê so sánh
cũng như nhũng lí thuyết tiếp nhận trong văn học để đưa ra những đặc
điểm trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Chúng tôi đã tiếp cận bộ ba
tiểu thuyết của nhà văn ở các dạng thức và phương thức tư duy nghệ
thuật. Trong đó, các dạng thức tư duy của nhà văn đã được chúng tơi
tìm hiểu qua hưóng tiếp cận lịch sử, văn hóa, qua tư duy về nhân vật,
qua những hình ảnh biểu tượng và qua cảm quan tơn giáo. Trong đó,
cảm quan tơn giáo là một trong những dạng thức tư duy râ't độc đáo để
nhà văn tìm hiếu đời sống của người Việt. Điều này đã làm nên những
nét rât riêng của bộ ba tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh bởi nhà văn
khơng chỉ tìm đến khám phá con người qua sinh hoạt thương ngày, qua
những thăng trầm của lịch sử mà sâu sắc hơn là qua chính đời sơng tâm
linh của họ.
Tiếp cận vấn đề này như một khía cạnh của dạng thức tư duy nghệ
thuật, chúng tôi không nhằm kiến giải nguồn gôc cũng như q trình
phát triến của hệ tư tường, tơn giáo, tín ngưỡng đơì vói đời sơng văn
hóa Việt Nam mà chỉ dừng lại ở những chi tiết được chi phơi bởi cảm
quan tơn giáo cũng như cách nhìn nhận của nhà văn về vân đề này
thông qua bộ ba tiểu thuyết của mình.
Những hệ tư tường tơn giáo, tín ngưỡng trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh rất đa dạng: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Mau,
Thiên Chúa giáo. Tâ't cả đều đổng hành cùng nhau trong mỗi tác phẩm
tạo nên không gian tôn giáo đa dạng như: Nho, Phật, Đạo trong Ho
Quý Ly, đạo Ki tô và đạo Mẩu trong Mẩu Thượng Ngàn, Đạo Phật trong
Đ ội gạo lên chùa. Nhưng sự đổng hành đó khơng phải lúc nào cũng
được thông nhâ't mà chúng ta củng dễ dàng nhận thây trong Ho Quý Ly
là xung đột giửa một thứ Khống giáo mang tinh thần canh tân của

nhírng người muốn đi tìm sự đổi mới cho đâ't nước và một thứ Phật
giáo mang màu sắc quý tộc được thể hiện tập trung nhất trong hình
tượng cuối cùng của vương triều Trần Thuận Tơng. Cịn trong Đội g ạo
527


Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết N guyễn X uăn Khánh

lên chùa, Mẩu Thượng Ngàn, đó là sự xung đột giữa tính duy lý của
phương Tây và sự thần bí của phương Đơng, giữa Thiên Chúa giáo và
Phật giáo.
Cảm quan tơn giáo có vai trị quan trọng trong việc tạo dựng tư
tưởng, nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Trong tác phẩm
của mình, nhà văn đã thể hiện rõ tính chất hai mặt của tâ't cả tơn giáo,
tín ngưỡng đồng thời đi tìm sự đổng điệu mà chúng cùng mang lại cho
đời sông tinh thân của người Việt. Cảm quan tơn giáo đã lan tỏa, ảnh
hưởng đến ngịi bút của tác giả, những hình ảnh biểu tượng, nhân vật
và ngôn ngữ nhân vật cũng như không gian bối cảnh trong cả ba cuôn
tiểu thuyết hầu như đều bị chi phối bởi cảm quan tôn giáo.
Sự ảnh hưởng của cảm quan tôn giáo đến các yếu tố khác toong tác phẩm
Nhà văn đã xây dựng nên hình ảnh các nhân vật làm công việc tu
đạo và truyền đạo. Ở H ổ Q Ly, đó là hình ảnh của Trần Thuận Tơng,
ở Mẩu Thượng Ngàn là hình ảnh của Bà Tổ cơ, cha đạo Colombert, ở
Đội gạo lên chùa là hình ảnh của sư Vô Chấp, Vô úy, Khoan Độ....
Thông qua các nhân vật này, nhà văn muốn gửi gắm những thông điệp
về tôn giáo, về những suy nghĩ và triết lý về tôn giáo. Những nhân vật
tôn giáo của nhà văn có đặc điểm chưng ở chỗ, họ đều là những người
có Thiện tính và muốn ínang cái cao cả của tôn giáo để cứu người. "Cha
Colombert là người rất thánh thiện. Cả đời cha chi lo việc đạo" (MTN,
tr. 324). Bà Tổ cô nhân hậu và hiền lành, bà như một biểu tượng sông

của Mau trong tâm thức người dân Cổ Đình. Sư Vơ Chấp, Vơ úy đều là
những người cả đời hướng thiện và luôn ra tay cứu người hoạn nạn mà
không phân biệt tô't xâu, sang hèn. Những con người trong tiểu thuyết
của ơng cịn được soi chiếu bởi cảm quan tôn giáo để khiến họ trở nên
khác người, khác thường. Philippe Messmer không thê’ hiểu nổi vì sao
phép phù thủy của hộ Hiếu lại chữa được căn bệnh điên cho người em
trai Pierre của ông cũng như vì 'sao cơ Mùi lại mê ngồi đổng đến thế.
Khi Mùi hầu đồng, cô trở thành một con người khác hẳn. Cũng thông
qua các nhân vật tôn giáo, Nguyễn Xuân Khánh tạo ra những xung đột
và cả sự hòa hợp giữa các tơn giáo tín ngưỡng khác nhau trong cùng
một thực thể văn hóa dân tộc. Bởi trong một phạm vi làng xã tưỏng
528


Trần Thị T h ư

chừng như rộng lón nhưng lại mang tính khép kín đó, những tư tưởng
của những tơn giáo và tín ngưỡng lớn vốh có mâu thuẫn từ xa xưa
tưởng chừng như khơng thể hịa hợp lại tổn tại cùng nhau và cùng tạo
nên những tính cách cho chính con người nơi đây. Họ đã được đời sơng
tâm linh nuôi dưỡng, dù khác nhau nhưng lại cùng gặp gõ tại một điểm
đó là sự hướng thiện và lịng tín. Dù là con người của tơn giáo nào, họ
cũng đều trớ thành những con người luôn đặt niềm tin tơn giáo lên trên
hết và chính điều này đã làm cho hạ tránh xa cái ác và hướng đến sự
phục thiện.
Cảm quan tơn giáo cịn chi phơi cả bơi cảnh khơng gian, thời gian
của tác phẩm. Những hình ảnh quen thuộc trong Nho giáo được khắc
họa rõ nét trong kiến trúc nơi ở của Hổ Quý Ly cũng như các nhân vật
khác trong tác phẩm. Đó là những ngơi nhà dựa theo kiến trúc Trung
Hoa, có lầu thường nguyệt ngâm thơ, xung quanh được trang trí bởi

những hình ảnh của những loại thảo mộc như tùng, cúc, trúc, mai hay
rồng phượng thể hiện cho cốt cách và chí nam nhi trong đạo Khổng:
"Thềm cao. Nhà chín gian. Ba gian chính giữa có lầu son bên trên, lầu
son nhìn thẳng ra đường lớn. Thượng tướng gọi tên là Phượng lâu vì
trên nóc đắp hình đơi phượng múa. Thềm cao, lầu cao, nhà lại nằm ở
dơc chân núi, nên từ đó có thể nhìn bao qt khắp cảnh Đơn Sơn"
(HQL, tr.787). Trong Mấu Thượng Ngàn, khơng gian sơng của làng Cổ
Đình với hổ Huyền, sơng Son, núi Đùng và bên trên đó là điện thờ Mau
như một bức tranh sơn thủy hữu tình để dễ dàng nâng bưóc cho những
tâm hồn lam lũ tìm 101 thốt ở Mầu. Nhưng trong Mầu Thượng Ngàn,
yếu tố tôn giáo đã bao trùm lên cảnh quan thiên nhiên để rồi khơng
gian đó được bao trùm bởi màu sắc tâm linh và đầy huyễn hoặc. Ngôi
chùa đố và phép trừ tà lạ lẫm của ông hộ Hiếu gợi cảm giác bí ẩn về
một thế giói thần linh. Nhũng bóng cây đa cổ thụ trước đình làng,
những cây ngọc lan trên đền Mau và những loại hoa cỏ đơn sơ cũng
mang đậm màu sắc huyền ảo để những tâm hổn Pháp như Rénee,
Pierre trờ nên bị thu hút và những ké đi cai trị trở nên e dè, sợ sệt. Hình
ảnh những cơ gái váy xanh váy đị là cô hầu của Mầu trên cây đa cổ thụ
những đêm vắng mà Điều đã nhìn thấy là hình ánh mang màu sắc linh
thiêng khó lí giải. Những chiếc bình vơi trắng tốt treo ở những rễ đa
529


Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết N guyễn X uân Khánh

tựa như những chiếc đầu lâu như ẩn chứa một thế giới của các âm hổn
trên gô'c đa cổ thụ ba trăm tuổi kỳ lạ và ma mị đến mức khiến cho
những nhà thuộc địa xâm lược vốn không tin vào thần thánh cũng phải
lo lắng và sợ hãi. Thế giới tâm linh còn được thể hiện qua những phong
tục tập quán nơi làng quê nghèo như: cách thức tiến hành đám ma

trùng tang, cảnh đám ma vùng đồng Chiêm đã góp phần biểu hiện đậm
nét tính chất bí ẩn trong thế giới tâm linh, tín ngưỡng văn hóa con
người.,.. Bên cạnh điện thờ Mẩu là kiên trúc nhà thờ trong Cổ Đình niềm tự hào của người dân xóm Vườn "Cha Colombert thật khéo. Ơng
đã thiết kế ngơi nhà thờ giống hệt cái nhà thờ nhỏ quê ông" (MTN,
tr. 507). Ước nguyện của ông là sau này qua đời được chơn đằng sau
nhà thờ để từ đó, "ơng vẫn nhìn thây ngơi nhà thờ thân u, hình ảnh
của quê cũ và tâ't nhiên cả hình ảnh của quê hương thứ hai, tức Cổ
Đình, tức hồ Huyền, tức con sông Son và những núi đổi bao la của
vùng đất mà ơng u chẳng kém gì nước Pháp" (MTN, tr. 508). Tới Đội
g ạo lên chùa, cảm quan Phật giáo được mở ra giữa không gian của ngôi
chùa Sọ nằm khiêm nhường giữa vùng trung du. Ngôi chùa nhỏ giản dị
có ao sen, có rừng cị, có giêíng thơm. Khơng gian ngôi chùa cũng là nơi
chứng kiên cuộc đời của biết bao con người đã sống, đã gắn bó vằ ra đi,
và trở về.
Như vậy, cảm quan tôn giáo luôn hiện hữu trong từng nhân vật,
cảm quan tơn giáo cịn được gợi lên ở những hình ảnh thiên nhiên, ở
kiến trúc trong không gian sông của những nhân vật để rồi ở nơi đâu,
tư tưởng ây cũng có thể ảnh hưởng chi phối tư tưởng tình cảm, hành
động cả lời ăn tiếng nói hàng ngày trong mỗi người. Những yếu tố này
giúp nhà văn khám phá chiều sâu vô tận trong đời sông con người. Đời
sông tâm linh với giấc mơ, mộng tưởng hay gắn liền với những phong
tục tập quán truyền thống không phải là những hành động mê tín dị
đoan hay chủ nghĩa duy tâm. Đặc biệt, yếu tô' tâm linh và tôn giáo đã
tạo nên hiệu quả thẩm mỹ riêng cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Mặc dù tái hiện những cuộc đô'i đầu tư tưởng giữa những tơn giáo
nhưng nhà văn vẫn nỗ lực đi tìm những giá trị chung của các tơ>n giáo
trên. Đó là sự bổ sung của hai phẩn âm - dương trong tinh thẩn văn
hóa Việt, giữa Nho và Phật giáo. Cả hai đều là nền tảng và đóng vai trị
530



Trần Thị T h ư

quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, giữa Ki tô và
Phật giáo cũng có điểm chung trong giáo lý, đó là đểu dựa trên tình
thương, lịng từ bi bác ái: "Tơn giáo nào, đạo nào ờ trên đời cũng đều tô't
đẹp cả. Chi có cá nhân con người làm cho nó xấu đi thôi" (MTN, tr. 304).
Giữa Đạo Mẩu và đạo Thiên Chúa củng như thế, "Đạo nào cũng thế cả
thôi. Đạo Giê su cũng như Đạo Mầu. Tât cả đểu chỉ khuyến thiện.
Người theo đạo Gia tô chăm chú sửa mình sao cho ngày càng gần Chúa
hơn. Cịn chúng ta cốt làm sao làm cho mình hịa với Mẩu" (MTN, tr. 696).
Giữa Đạo Mau, đạo Phật và Nho giáo cũng có mịi liên hệ chặt chẽ bời
trong văn hóa làng xã rất nhiều đền thờ Mầu kết họp vói đình làng và
chùa làng và đến nay điện thò Mau thường được đặt trong các điện nhỏ
trong các chùa của các ngơi làng.
Tính hai mặt của mỗi tơn giáo trong đời sống tinh thần của người Việt
Cảm quan tôn giáo là một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật của nhà
văn. Nhìn nhận đánh giá triết lý tơn giáo, nhà văn muôn khẳng định, mỗi
tôn giáo là một thực thể vừa mâu thuẫn vừa thông nhất. Ở mỗi tôn giáo,
Nguyễn Xuân Khánh đều có cách nhìn rất đầy đủ về cả hai mặt ưu điểm
và nhược điểm. Ong đã giải thích nguồn gơc cũng như những tư tưởng và
vai trị của nó trong đời sống tình thần của Việt Nam.
Nho giáo là một yêu tô' của hệ tư tưởng và cùng những tôn giáo
khác, Nho giáo đã tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta và ảnh hưởng
khơng nhị đến đời sông tinh thần của người Việt. Tuy nhiên, nhà văn
luôn mn nói đêh Nho giáo cũng như những tơn giáo khác đó là tính
chât hai mặt của nó. Trước hết, ơnguihìn Nho giáo như một yếu tơ' tích
cực và vơ cùng quan trọng: "Còn Nho giáo, phần Dương của núi sơng
đó là phép tắc, lễ giáo, đó là cương thưịng xơng pha, đó là mở núi lâp
biên, đó là vàng son và vinh quang" (HQL, tr. 495) nhưng đồng thời

nhà văn củng không ngẩn ngại động chạm đến những hạn chế mà Nho
giáo đã đem lại cho nhân dân ta. Trong thời thế hỗn loạn cúa giai đoạn
lịch sử cuối Trần đầu Hồ này, những nhà Nho dường như quên đi vai
trị của mình và trở nên hèn u hơn bao giờ hết "kẻ sĩ mà như thế sao,
chăng nhẽ lại chỉ như thứ cuôc kêu ra rả, cúi đấu cầm chương trích cú
người xưa? Bước ra khỏi nhà là sợ, bước ra khỏi sách là run rẩy" (HQL,
531


Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết N guyễn X uân Khánh

tr. 472). Nhà văn còn thể hiện sự đổng cảm vói tư tưởng của Hổ Quỷ Ly
qua cn Minh Đạo và mạnh mẽ hơn, ông đã thẳng thắn trừng trị
những kẻ học đạo Khổng mà bất trung, bán nước cầu vinh như: Đố Tử
Bình, Trần Nguyên Diệu, Trần Húc, Ngun Un, Ngun Dận*.,
trong H ồ Q Ly. Ơng cịn phản ánh sự bâ't lực của nhà Nho trưóc thời
cuộc qua nhân vật Cụ Tú Cao trong Mẩu Thượng Ngàn "Cánh nhà Nho
chúng ta hết thời rồi. Bây giờ là thời của các ông làm cho Tây và các ông
Chánh, ông Lý" (MTN, tr. 71). Giờ đây nhà Nho không còn là chủ thể
đứng ra gánh vác trách nhiệm nặng nề đánh giặc cứu nưóc như trước
đây mà thời thế đã tác động không nhỏ trong việc định vị của các tôn
giáo và học thuyết Nho giáo trong xã hội. Vì thê' trong thời cuộc loạn
lạc và đang trên quá ưình Ầu hóa này, Nho giáo đang dần đánh mâ't vị
thế của mình, Trần Trọng Kim, tác giả của cn Nho giáo đã nhận định
"Nước Việt Nam ta xưa kia tơn sùng Nho giáo, cho là chính đạo độc
tơn. Ln lý, phong tục, chính trị, bất cứ việc gì cũng lây Nho giáo
làm cơ't. Nhưng vì những người theo Nho học xưa nay thường hay
trọng cái hình thức bề ngồi thái quá, để đến nỗi cái tinh thần sai lẩm
đi mất nhiều. Cách học tập của người mình lại chi vụ lấy từ chương,
chuyên về khoa cừ để làm cái thang lợi danh. Vậy nên học thuyết

của Khổng Mạnh càng ngày càng hư hỏng, thành ra chỉ có danh mà
khơng có thực" (Trần Trọng Kim. 2003. Nho giáo (trọn bộ), NXB Văn
học. Hà Nội. tr.7). Có thể nói, Nguyễn Xuân Khánh đã có sự gặp gỡ về
tư tưởng vói Trần Trọng Kim trong cách nhìn nhận về Nho giáo và điều
này đã được thể hiện trong các tác phẩm của ông một cách rõ nét.
Ở Đạo Mau, nhà văn đã tìm thây những ưu điểm của tín ngưỡng
dân gian thuần Việt mà từ trưóc đến nay ln bị xem là mê tín và ru ngủ.
Nhưng vói Nguyễn Xn Khánh, ơng đã chia sẻ với đạo Mau cũng như
vơi những con người cực khổ. Họ không lánh đời mà vẫn đổi diện với
cuộc sống nghèo khổ bâ't hạnh, nhưng trong một phút giây nào đó trong
cuộc đời, họ bỗng quên tâ't cả đề nhập vào cuộc sông khác, thê'giới khác,
"đến để nhập cuộc, mê đắm, sẵn sàng rũ bỏ tục lụy thường nhật để dấn
thân vào nhũng cõi trời siêu nghiệm xa lạ" (MTN, tr. 705) và từ đó, họ
tìm kiêm được chính mình trong những khao khát mà đời thực họ không
bao giờ đạt được. Theo Nguyễn Xuân Khánh, "Ở nưóc ta, đạo Mau thờ
532


Trần Thị T h ư

tứ phủ, tức là bôn Mẹ: Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Ngưòi. Mẹ Trời là
Mấu Thượng Thiên, Mẹ Người là Mau Liễu, Mẹ Nước là Mau Thoải. Mẹ
Đât rừng là Mau Thượng Ngàn. Đền thờ Mầu nhiều lắm, ở khắp mọi nơi.
Đạo Mấu là đạo dân gian" (MTN, tr. 421). Như vậy, thò Mấu là thờ sự
cao quý, thiêng liêng mang hổn thiên nhiên, đâ't trời, sông núi, con người.
Thờ Mấu như thờ vị thần sinh ra con người, vũ trụ. "Mau là hồn của đất.
Mau là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bôn mùa tươi tô't. Những bài hát văn
đều ca tụng cơng ơn: Mấu dạy chim hót, dạy cơng múa quạt....." (MTN,
tr. 421). Tín ngưõng thờ đạo Mau là nền văn hóa Việt, nó nảy sinh và
thâm sâu từ thuở mói hình thành của dân tộc. Mẩu mang sức sơng lâu

bền, niềm tin vào sự sông vô cùng mãnh liệt của người dân Việt Mẩu
sông trong những lời ca, những câu hát đậm châ't dân gian: "Cơ Chín
ngự đổng dệt gấm thêu hoa/ Thêu non, thêu nưóc cơ thêu ra đơi rồng
chầu" (MTN, tr. 65). Như vậy, đạo Mau mang hổn văn hóa Việt, bầ't tử
như Đất, như Trời, như Mau... Một đất nước, một dân tộc tiềm ẩn trong
mình sức mãnh liệt của hồn núi, hổn sông sẽ tổn tại mãi mãi, khơng bao
giơ lụi tàn... Và sức sống đó ln bền chặt ngay cả khi xung đột vói nền
văn hóa phương Tây, trưóc sự lâh lướt của đạo Thiên Chúa, đạo Phật,
Nho giáo...Trưóc sự áp đặt của ngoại bang, tín ngưỡng dân gian Việt
Nam có sức phản kháng, sức cảm hóa mãnh liệt, sâu sắc. Chính vì vậy,
Nguyễn Xn Khánh đã xây dựng một cuộc tranh luận giữa các nhà thực
dân mà phần thắng nghiêng về sự đề cao tín ngưỡng bản địa. Ơng đế cho
một nhà thực dân bênh vực, đánh giá cao tín ngưỡng dân gian bản địa,
đặt nó ngang hàng vói các tơn giáo lớn: "Tơi nghĩ bất cứ tơn giáo nào
cũng đều có trạng thái lên đổng. Cơ Đơc giáo có sự thiên khải, Phật giáo
có trạng thái ngộ đạo. Khi đã lí thuyết hóa, ta mói coi đó là tơn giáo. Cịn
nhửng sự thiên khải vơ ngơn thì sao? Có những người bình thường bằng
trực giác bỗng nhiên thấy được những điều đẹp đẽ bí ẩn thì sao?" (MTN,
tr. 715)... Sức sơng của văn hóa Việt nằm trong những lễ hội dân gian ở
làng Cổ Đình như lễ hội ơng Đùng, Bà Đà - lễ hội tôn vinh sự phồn
thực... Tuy nhiên, ông cũng không quên đặt ra những hạn chế của Đạo
Mầu hằng cách mượn lời những nhà Nho và những trí thức phương Tây
để nói về Đạo Mẩu: "Họ cho là đồng bóng, qng xiên, mượn sự tín
ngưỡng để bịt thiên hạ, bịt những người dân ngu dô't" (MTN, tr. 695).
Trong Đội gạo lên chùa, nhà văn cùng nhận định: "đó là đạo của nhũng
533


Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết N guyễn X n Khánh


ngưịi đàn bà thơn q khổ cực chẳng biết than thân cùng ai, nên đến đó
để làm ơng hồng/bà chúa trong chốc lát, cơ't giải tịa những sầu khổ, uất
ức, tủi nhục" (ĐGLC, tr.559). Tóm lại, trong mắt của đa sơ' người dân, đỏ
vẫn là tơn giáo khơng có tư tưởng và khơng có địa vị văn hóa. Tuy nhiên,
cảm quan tôn giáo của nhà văn đã không đưa tơn giáo hay tín ngưỡng
trở thành một thực thể một chiều. Qua ngịi bút của ơng, chúng ta có thể
hiểu được tâ't cả những mặt tốt, xấu của mọi tôn giáo. Trong một cuộc nói
chuyện trực tiếp, nhà văn đã từng bộc bạch, ông dành râ't nhiều thiện
cảm cho đạo Mau cũng như tác phẩm Mau Thượng Ngàn. Đó là một tác
phẩm khiến ông thỏa được ước nguyện viết về tín ngưỡng thuần Việt, về
những con người mang Mấu tính mà ông rất trân trọng và cảm mến.
Nhưng sự cảm mến đó khơng làm mất đi cách nhìn nhận đạo Mấu theo
tư duy đa chiều của nhà văn về thế giói tâm linh đầy màu sắc ây.
Phật giáo là tơn giáo tồn tại lâu dài nhâ't tại Việt Nam. Trải qua rất
nhiều thăng trầm của lịch sử, dù trong giai đoạn nào Phật giáo vẫn có
một vị trí quan trọng trong đời sơng văn hóa xã hội Việt Nam bên cạnh
những tơri giáo khác. Nó được đề cao và được xem như một phần làm
nên bản châ't giá trị tinh thần của người Việt. Tư tưởng Phật giáo giữ vị
trí trung tâm, là phần âm của tính cách dân tộc 'Thật giáo là phần âm của
hồn dân Việt. Đạo Phật giữ phần linh thiêng, phần chìm, phần lặng lẽ và
thâm thúy của núi sông" (HQL, tr. 495). Tác giả cũng dành rất nhiều tâm
huyết đế nói về Phật giáo trong tác phẩm của mình. Ơng đã dùng cảm
quan Phật giáo để chỉ ra những góc khuất của hiện thực và con người.
Trong Đội gạo lên chùa, nhà văn một lần nữa lại khẳng định "Người
nam sinh hoạt ở đình. Người phụ nữ sinh hoạt ở chùa. Vì vậy, tinh thẩn
Phật giáo thâm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ [...]. Vậy nên
mói nói, bâ't cứ người Việt nào cũng đều có chút Phật giáo trong người"
(ĐGLC, tr. 255). Nhà văn nhận định, lịch sử dân tộc cũng chính là lịch sử
Phật giáo, và ngược lại lịch sử Phật giáo cũng chính là lịch sử của dâni tộc.
Phật giáo đã tham dự một cách sâu rộng vào quá trình dựng nưóc và giữ

nưóc mà điều đó đã được chính thực tiễn lịch sừ chứng minh. Bên cạnh
đó, Phật giáo vẫn là nơi để nhiều ké lánh đời dựa dẫm và trôn tránh trách
nhiệm, "ai ai củng chỉ lo xuất thê'gian đi tìm cực lạc. Dịng khí âm ào ạt
chảy... Dòng từ bi miên trường sẽ làm lòng dân mềm yếu hết sức đôi
534


Trần Thị T hư

kháng. Kẻ ngoại bang lăm le nhòm ngó, ta biết lấy gì chơng đỡ non sơng"
(HQL, tr. 122). Nhà văn cũng một lần nữa đề cập đêh sự phi thực tê'và
bất lực của nhửng ý tưởng cao đẹp tro n g Đội g ạo lên chùa. Con hổ
Khoan Hòa dù đã được giác ngộ tinh thần Phật giáo và mang trong mình
Phật tính nhưng vẫn phải chịu cái chết khi chính Phật tính đã khiến nó
khơng thế kháng cự trước cái ác. Chú tiếu An dù đã cạo đầu, cắt tóc
nhưng vẫn khốc trên mình chiếc áo bộ đội để giết giặc cứu nước. Sư Vô
Úy cả đời ăn chay niệm Phật nhưng vẫn phải thoát khỏi bàn tay tử thân
nhờ bát nưóc luộc thịt. Tât cả nhũng chi tiết đó đã được tác giả viết nên
bằng chính sự nhìn nhận cá nhân về Phật giáo và nó như những bằng
chứng rõ ràng và cụ thể vê' tư duy của nhà văn khi tiếp cận Phật giáo
trong đời sông tinh thần của người Việt.
Như vậy, cảm quan tôn giáo đã chi phôi một cách mạnh mẽ tư
tưởng nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong tác phẩm vói vai trị
là yếu tơ' quan trọng trong việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật,
biểu tượng văn hóa, lý giải hiện thực và con người trong mối quan hệ
xã hội hiện đại. Xuâ't phát từ thực tiễn đời sống tằm linh phong phú của
người Việt, nhà văn đã đi sâu và nắm bắt những yếu tô' đặc sắc được
biểu hiện qua cuộc sơng của con người nơi đây. Điều đó đã được thể
hiện qua tính chất hai mặt của mỗi hệ tư tưởng và tơn giáo đối vói đời
sơng tình thần của người Việt. Trải qua những thăng trầm của lịch sừ,

các tơn giáo và hệ tư tưởng đó vẫn tổn tại song song trong xã hội Việt
Nam cho đến nay. Qua cảm quan tôn giáo trong bộ ba tiểu thuyết của
Nguyền Xuân Khánh, chúng ta một lần nữa có thể khẳng định "tất cả
những hệ hình tư tưởng, tơn giáo, chính trị, tộc người nói trên, dẫu có
nhiều sai lẩm, đau thương, mất mát, hay nặng nề hơn, là nhửng "tội
đồ" (người Pháp, những người theo Pháp), nhưng cũng không thể
không ghi nhận nhũng công lao và công hiến của họ trong cơ câu nền
tảng tư tư ớn g, văn hóa, ch ín h trị kinh tế củ a đất n ư ớ c tro n g lịch s ử "
(Phan Tuân Anh. 2012. Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm vói vảy
ngược trên ngực con rồng. Trong sách Lịch sử và vàn hóa - cái nhìn nghệ
thuật Nguyễn Xuân Khánh. NXB Phụ nữ. Hà Nội, tr. 116).

535


TÀI LIỆU TRÍCH DẨN

1. Phan Tuâh Anh. 2012. Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm vói vảy
ngược trên ngực con rồng. Trong sách Lịch sử và văn hóa - cái nhìn nghệ
thuật Nguyễn Xuân Khảnh. NXB Phụ nữ, Hà Nội, tr. 116.
2. Nguyễn Xuân Khánh (2000). Ho Quý Ly (HQL). NXB Phụ nữ, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Khánh (2006). Mầu Thượng Ngàn (MTN). NXB Phụ nữ,
Ha Nội.
4.

Nguyễn Xuân Khánh (2011). Đội gạo lên chùa (ĐGLC). NXB Phụ nữ, Hà Nội.

5. Trần Trọng Kim (2003). Nho giáo (trọn bộ), NXB Văn học, Hà Nội, tr. 7.

536




×