PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Vài thập kỷ cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam như có phần chững
lại, ít gặt hái được những thành công rực rỡ. Người ta thường nhắc đến
những thành công ở thể loại truyện ngắn của nhiều cây bút có thương hiệu
như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư,
Còn ở thể loại tiểu thuyết, trong vài thập kỷ này, dường như đang vắng bóng
những tên tuổi nổi trội.
Trước thực tế đó, những người quan tâm đến sự phát triển của tiểu
thuyết đã phải lên tiếng hoặc giống những hồi chuông
về tiểu thuyết. Chuyên luận của nhiều tác
giả cùng các bài viết nghiên cứu phê bình của những cây bút tiểu thuyết có
nghề đang hâm nóng bầu không khí tiểu thuyết. Kết quả, có khá nhiều ý kiến
trái ngược nhau khi đánh giá thực trạng tiểu thuyết đương đại. Nhà văn Ma
Văn Kháng trong bài viết !" trên báo
Văn nghệ số 46 năm 2002 đã khái quát về tình hình tiểu thuyết Việt Nam như sau:
#$%&% '() #**
+,+#-./)01#23%
"%45%46(7#8
Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời cuốn tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa đã làm xôn xao văn đàn Việt Nam. Là một trong những cuốn tiểu
thuyết có mặt trong danh sách đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và đã
được công chúng đoán nhận như một món ăn tinh thần vì qua đó họ tìm thấy
những giá trị nhân văn và chiều sâu văn hóa dân tộc. Đây thực sự là một kết quả
đáng trân trọng của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Cuốn tiểu thuyết đã gặt hái thành công trên nhiều phương diện, có nhiều
giá trị, nhưng ấn tượng nổi bật là thế giới nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh rất
phong phú, đa dạng, sinh động và hấp dẫn tàn đầy tình yêu và dục tính.
Hiện nay đã có không ít ý kiến, bài nghiên cứu phê bình về cuốn tiểu thuyết
này, chủ yếu là nói đến vấn đề Phật giáo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có
công trình khoa học nào viết chuyên về nghệ thuật xây dựng nhân vật cho tác
phẩm một cách hệ thống sâu sắc.
Vì thế, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu đề tài nghệ thuật xây dựng nhân
vật, tìm hiểu khám phá những nét độc đáo của nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh.
2.Lịch sử vấn đề
Cuốn tiểu thuyết viết về giai đoan đầy biến động của lịch sử xã hội Việt Nam
trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã hứng chịu cuộc xâm lược và “khai hóa” của thực
dân Pháp, trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ và những ngày đầu thống nhất đất nước.
Đây là cuốn tiểu thuyết có sưc hút đối với người đọc cộng nhiều giới nghiên
cứu, lý luận phê bình văn học. Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa thành công nghệ
thuật xây dưng nhân vật. Mỗi nhân vật đều có sức sống, có cá tính riêng của bản
thân mình. Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu :
Tại buổi tọa đàm Nguyễn Xuân Khánh đội gạo lên chùa do Nhà xuất bản
Phụ nữ và Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 20 – 6 – 2011 đã cho thấy sức gây
chú ý của nhà văn cao niên này với tác phẩm mang chủ đề văn hóa – lịch sử thứ ba
của ông. Hầu như các bài viết và ý kiến thảo luận chủ yếu tại diễn đàn đều tập
trung vào việc tiểu thuyết 9#:; nêu lên và xử lí vấn đề Phật giáo đóng
góp như thế nào vào bản sắc và lịch sử tinh thần dân tộc. Tiêu biểu là các tham
luận của Văn Chinh đề cập đến một 3$<=>; Tiến sĩ Nguyễn
Thị Minh Thái nhận xét nét đặc sắc tư tưởng ;$: mà tiểu thuyết này ứng
dụng, gợi vấn đề đạo Phật Việt Nam đặc thù; Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng từ góc
nhìn truyền thống của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói đến ?,=>
đối với đề tài lịch sử cách mạng; Dường như, dễ có một sự nhất trí về sự kiện
đạo Phật đã trở thành một yếu tố căn bản của tâm hồn dân Việt xưa nay, hơn là đạt
được một đồng thuận về các vấn đề tầm vóc tinh thần của Phật giáo trong những
tiến trình lịch sử - văn hóa hiện đại của dân tộc, là điều mà cuốn tiểu thuyết này
xem xét. Đồng quan điểm với cách tiếp cận trên, Mai Anh Tuấn (Tạp chí )(0
tháng 8 – 2011) cũng hiểu tác phẩm này “như một tham khảo Phật giáo” : “9
#:;của Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết, ngay từ tiêu đề, đã tiết
lộ một dấu chỉ Phật giáo và bởi thế, liền sau đó, vẫy gọi những cảm xúc cũng như
tri thức tiếp nhận thuộc chốn cửa thiền, một không gian văn hóa riêng biệt, đòi hỏi
thái độ tìm biết vừa trang nghiêm, vừa có phần e dè”.
Một trong những bài viết quan trọng mà báo 0 đăng tải (số 27, ngày
2 – 7 – 2011) như một cái nhìn gợi ý và tham chiếu cho thảo luận về 9#:
; là của nhà nghiên cứu trẻ Đoàn Ánh Dương có tên: @?(A$
Đội gạo lên chùa <BC@. So sánh với hai tiểu thuyết trước
đó của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả viết: “9#:; không kiến giải về
dân tộc qua người đại diện chính đáng của nó như DEFGH, cũng không kiến
giải về dân tộc qua thời đoạn thử lửa khốc liệt của nó (ý nói IJ%4) –
tôi thêm), ở đấy (tức 9#:; – tôi thêm), kiến giải về dân tộc xuất phát
từ chính lịch sử của sự xây dựng dân tộc ấy, một dân tộc theo quan niệm hiện đại,
trải dài suốt thời hiện đại”.
Nhiều tờ báo ở ta, kể cả những tờ không chuyên về văn học cũng rất quan
tâm đến 9#:;. Trên báo D)7 (28 – 6 – 2011), Châu Diên ghi
nhận sự đổi mới thi pháp của tác giả, Hoàng Quốc Hải xác định tư tưởng tác phẩm
là sự bày tỏ lối sống Phật giáo, người Việt “tùy duyên” mà tiếp nhận đạo Phật như
thế nào. Giáo sư Phong Lê khen “vốn sống cũng như tri thức dày dặn lắm, mà
những gì thành ra con chữ đều đã được trải nghiệm cả, cho nên nó tự nhiên, an
nhiên, không bị nống lên. Viết thế này khó lắm”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
(phunuonline.com.vn, 18 – 6 – 2011) đưa ra một so sánh: K5L++Đội
gạo lên chùa (7Hồ Quý Ly ()Mẫu Thượng Ngàn 1%4M
! !<BC@-NLA$B5)Đội gạo lên chùa$A
)()O:?3P'(7#8":)(0L%
%%4Q%RS %7%TĐội gạo lên
chùa #4A(5A+J'()LA ?+U/
8#. Phạm Xuân Nguyên (Báo =*V TP.HCM số Tết Nhâm Thìn 2012)
tìm thấy trong văn Nguyễn Xuân Khánh “một thứ hương mê hoặc người đọc là
trộn lẫn mùi hương đàn bà và mùi hương Phật”, từ đó ông trân trọng gọi Nguyễn
Xuân Khánh là “Ông Phật văn”.
3.Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
trong tác phẩm qua quá trình hệ thống, phân tích, đánh giá, chọn lọc dữ liệu, khái
quát lên những đặc điểm chung của thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này,
đồng thời phải có cách nhìn nhận tinh tế từng chi tiết miêu tả nhân vật ( hành
động, lời nói, tính cách ) và đặc biệt là mối quan hệ giữa nhân vật tìm hiểu nghiên
cứu với các nhân vật khác, đây quả thật không phải là một việc làm dễ dàng,
nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đào sâu những kiến thức để thấy được tư tưởng của
nhà văn gửi gắm trong nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn
học hiện đại thế kỷ XX.
4.Phạm vi nghiên cứu
Vì đây là đề tài thuộc về niên luận nên chúng tôi xin phép chỉ nghiên cứu ở
phạm vi hẹp , chủ yếu là các vấn đề nhỏ, khái quát chung về nghệ thuật xây dựng
nhân vật, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa để từ đó tìm hiểu về
quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Quan niệm về cái đẹp, về cuộc
sống; đồng thời tìm hiểu sâu sắc hơn những kiến thức lý luận về đặc điểm nhân
vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật của thể loại tiểu thuyết.
Qua đó chúng tôi sẽ tiến hành so sánh và đối chiếu một số tiểu thuyết khác
cũng khai thác vấn đề này trong cùng thời điểm đó và những tài liệu liên quan cần
thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
5.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng các phương pháp hệ thống
phân tích, so sánh, đối chiếu tổng hợp trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại, sự
kết hợp các phương pháp.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết
Nhân vật tiểu thuyết là những con người được khắc họa đầy đặn, rõ nét,
nhiều mặt rất sinh động và đa dạng. Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của
quá trình sáng tạo mang tính cá nhân của nhà văn. Nhân vật tiểu thuyết có thể hư
cấu hoàn toàn, có thể bắt nguồn rõ nét nguyên mẫu trong cuộc đời nhưng đó đều là
những “nhân vật sống”. Nhân vật không chỉ có các yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ,
hành động…mà còn có đời sống nội tâm phong phú và bản thân nhân vật luôn có
sự phát triển nội tại. Nhân vật tiểu thuyết bao gồm nhiều kiểu loại nhân vật khác
nhau. Nhân vật tiểu thuyết có thể chứa đựng nhân vật kịch nhân vật trữ tình ở
những phần nhất định. Thế giới nhân vật tiểu thuyết thường rất đồ sộ. Các nhân
vật trong tiểu thuyết tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều
quan hệ hành động, ý nghĩa, tư tưởng, giọng điệu…Nhân vật phong phú như chính
cuộc sống. Đó chỉ là lý thuyết khái niệm về nhân vật tiểu thuyết, còn theo quan
niệm trong cách sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh những nhân vật của ông từ
người tri thức, lưu lạc, đau khổ, ít nhiều mang bóng dáng tự thuật qua lời kể của
nhân vật An có thể hiểu rõ hơn đời sống nội tâm của nhân vật này. Những nhân
vật đó không hư cấu hoàn toàn mà lấy ra từ đời sống hằng ngày để đưa vào tác
phẩm.
1.2.Đặc điểm tiểu thuyết
Trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, tư tưởng Phật giáo giữ vị trí
trung tâm, bởi nó là phần âm của tính cách dân tộc, là tư tưởng mang bản sắc văn
hóa Việt rõ nét nhất bởi sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong ba cuốn
tiểu thuyết của mình, Nguyễn Xuân Khánh tỏ ra tâm huyết với định đề lớn mà ông
theo đuổi kiên trì trong nghệ thuật thiên tính nữ của Phật giáo và vai trò âm nhu
trong cơ cấu tinh thần tư tưởng văn hóa Việt của Tôn giáo này. Và được thể hiện
qua tác phẩm: “Người nam sinh hoạt ở đình. Người phụ nữ sinh hoạt ở chùa. Vì
vậy tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ. Mà người
phụ nữ nào chẳng có gia đình và con cái. Người đàn bà ứng xử trong gia đình xã
hội và dạy con cái ít nhiều theo tinh thần Phật giáo. Vậy nên mới nói, bất cứ người
Việt nào cũng đều có chữ Phật giáo trong người” ( Đội gạo lên chùa, tr.225 ). Như
vậy, Phật giáo đã vượt lên vai trò và vị trí là một Tôn giáo, một hệ tư tưởng, mà nó
trở thành nét văn hóa có tính phổ quát ăn sâu vào tính cách dân tộc. Phật giáo là
một lối sống, lối hành xử mang tính triết học nhân bản.
Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh được cấu trúc trên nền tư duy tiểu thuyết
hiện đại, mang tinh thần từ bỏ sự mặc nhiên của tư duy công thức, sơ đồ hóa một
thời, ngộ ra sự song hành tồn tại của nhiều chân lý cuộc đời, không có cái tuyệt
đối, tối thượng, không đúng, sai, phải, trái, tốt, xấu… Tinh thần đó đã chi phối nhà
văn trong sáng tạo. Viết 9#:;IJ%4)DEFGHWchỉ
thực chất là kể lại một câu chuyện, tại đó, lịch sử chỉ là “cái đinh treo”, bản chất
hư cấu của văn chương phát lộ và người viết không có ý đồ thuyết phục độc giả
rằng đó là lịch sử, là thật hay hư cấu… Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết và ý thức
sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến cho độc giả những trải nghiệm mới
mẻ về lịch sử trong sự gắn kết với những thông điệp văn hóa, tư tưởng, sự lấp lánh
các yếu tố huyền thoại, tâm thức dân tộc. Đặc biệt, hành trình từDEFGHđến
IJ%4)và tỏa sáng ở 9#:;là minh chứng thuyết phục cho
sự hồi sinh của truyền thống văn hóa dân tộc, giã từ lối viết mô phỏng, sao chép
hiện thực cứng nhắc, mở ra những nghiệm suy mới về bản chất cuộc đời, con
người. Những năng lượng tinh thần từ ngàn đời của nhân loại, của dân tộc ẩn hiện
trong các biểu tượng mang tâm thức Mẫu, những mảnh đất thiêng, hang núi, đêm
tối, nước, lửa… tạo ra những ẩn dụ và kiến giải mới về văn chương và cuộc đời.
Hằn sâu trong ký ức dân tộc là huyền thoại về mẹ Âu Cơ, Mỵ Nương trong .'
<, Mỵ Châu trong IXN 8< và Mỵ Nương trong
%'N- Thiên tính nữ trong văn hóa Việt còn được quảng diễn trong các lễ
hội Nõn Nường, rước Ông Đùng – Bà Đà đầy ắp sinh khí phồn thực. Tâm thức
Mẫu vừa là sự biểu hiện NQJ Mẹ “tất cả những gì làm nên cõi ẩn náu vĩ đại
của loài người” (6), vừa bao hàm trong đó sự ngơi nghỉ, an toàn, sự trở về, tái sinh
hay mãnh lực vượt qua những nghiệt ngã vươn tới chốn bình yên. Sự hòa quyện
giữa biểu tượng và tâm thức Mẫu đã chi phối cách kết cấu, xây dựng hệ thống
nhân vật, hình ảnh, ngôn ngữ, chi tiết nghệ thuật…trong 9#:;của
Nguyễn Xuân Khánh
Nhìn chung từ góc nhìn văn hóa học, nhân học văn hóa trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh có những đặc điểm và giá trị nổi bật. Một là, những mô tả về
lễ hội, những tạo tác thói quen tín ngưỡng và thăm dò tâm thức tôn giáo của
Nguyễn Xuân Khánh cho thấy chúng là tạo phẩm văn hóa và do đó, các trạng thái
nhân sinh sẽ thâu nhận chúng như một hạt nhân trội cấu thành bản sắc dân tộc. Hai
là, bằng cách tri thức đa nguồn, nhà văn đã “sáng chế ra” dân tộc như một nỗ lực
kiểm thảo, bổ khuyết những giá trị mới theo tinh thần tự chủ, khoan dung, hòa
hợp. Ba là, dựa trên các sự thật lịch sử, nhà văn đã xây dựng những hình tượng
nghệ thuật đặc sắc nhờ cơ chế hư cấu triệt để.
1.3.Tác giả Nguyễn Xuân Khánh
1.3.1.Cuộc đời và sự nghiệp sấng tác
1.3.1.1.Cuộc đời
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê gốc ở làng Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà
Nội, là nhà văn lão thành rất được kính trọng trong nền văn học Việt Nam, đồng
thời ông cũng được nhắc tới như một tấm gương về lao động nghệ thuật không
biết mệt mỏi, không ngừng sáng tạo dù đã bước gần sang tuổi 80. Ông mất cha từ
năm lên 6 tuổi sau đó ông theo mẹ về quê ở phố Nhuế, Tây làm cháy phố Nhuế cả
nhà ông phải kéo lên làng Thanh Nhàn khoang đất dựng nhà và ông sống ở đây
được 70 năm.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thời trẻ từng đi bộ đội, ông đi qua rất nhiều
làng quê, nhưng ở làng Sọ, ông mô tả mùa rơm vàng, một mùa hoa dẻ luôn vướng
vào trong tâm khảm người đọc như đó là quê hương bản quán của ta. Đọc văn của
ông đâm mê đường quê vào mùa gặt, ông như một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh thiên
nhiên, có cả âm nhạc của gió và nắng hanh. Có những trang sách vừa khơi gợi vừa
để người đọc nghĩ ngợi thêm về phận người đau khổ trên thế gian dù hướng tới
bạn đọc và cuộc sống trong tương lai sáng sủa hơn, hy vọng hơn.
Cuộc đời ông bao gồm nhiều giai đoạn: Từ năm 1951-1952 ông học Đại
hoc y Hà Nội. Năm 1953 Nguyễn Xuân Khánh ra khu 4 đi bộ đội. Đến 1959 ông
làm phóng viên tạp chí văn nghệ quân đội. Năm 1965 làm phóng viên báo Thiếu
niên tiền phong và bắt đầu viết văn từ 1957.
1.3.1.2.Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ những năm năm mươi. H)Y viết
năm 1958, nhưng không được in, là tác phẩm đầu tay của ông. Ông vắng bóng trên
văn đàn suốt 20 năm (1969 – 1989). Năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh in IA
%, sách vừa ra, tác giả liền bị phê phán kịch liệt. Ông viết %E,
đổ vào đấy bao nhiêu tâm huyết, nhưng không thể xuất bản, đến nay, tác phẩm vẫn
nổi trôi trên mạng internet. May mà “bĩ cực”, rồi “thái lai”, DEFGHIJ
%4)9#:; được chào đón nồng nhiệt; các nhà văn, nhà báo,
nhà phê bình, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, khen nức nở; Hội Nhà văn Việt
Nam, Hội Nhà văn Hà Nội lần lượt tổ chức trao giải thưởng. DEFGH (2000)
giành được 4 giải: – Z?%N[\]]^_`aaab của Hội Nhà
văn Việt Nam, – Z?%<D)(0D), 2001, – Z?%I
() của báo %&, 2001, – Z?%0H của Uỷ ban nhân
dân thành phố Hà Nội, 2002. IJ%4) (2005): có 2 giải: – Z?%
D)(0D), 2006, – Z?%(0c, 2007. 9#
:; xuất bản đầu năm 2011, đầu năm 2012 đã được trao ngayZ?%
D)(0.
1.3.2.Phong cách nghệ thuật sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh vẫn viết theo lối cổ điển, mạch chuyện chủ yếu theo
trình tự thời gian: sau cải cách là sửa sai, rồi hợp tác hóa, tòng quân vào Nam, rồi
thống nhất đất nước Làng xóm, họ tộc, gia đình tan rồi hợp với không ít tình tiết
có thể gọi là ly kỳ Những năm vừa qua, không ít tiểu thuyết đã viết về đề tài
tương tự, nhưng khác với các nhà văn khác, Nguyễn Xuân Khánh đặt ngôi chùa và
những nhà sư trong bối cảnh đó, lấy Phật giáo làm điểm nhìn để soi rọi, suy ngẫm
về các sự kiện đó, các nhân vật không chỉ đối đầu theo kiểu "địch-ta" mà mỗi
người còn có cuộc đấu tranh gay go với lẽ sống, đạo lý của mình, nhờ đó, Đội gạo
lên chùa có ý nghĩa sâu rộng hơn, chạm đến những vấn đề muôn thuở của kiếp
người.
1.3.3.Tác phẩm “Đội gạo lên chùa”
1.3.3.1.Đăc điểm và cấu trúc tác phẩm
Đội gạo lên chùa là một cuốn tiểu thuyết mới nhất và có lẽ là cuối cùng của
nhà văn lão thành Nguyễn Xuân Khánh ở tuổi 78, quyển sách dày gần 900 trang
và được nhà văn viết tay hoàn toàn. Tác phẩm lấy ý tưởng từ cuốn tiểu thuyết đầu
tay “Làng nghèo” của ông, viết vào năm 1958.
Kết cấu của 9#:;chia làm 3 phần lớn: "+"d1Q
eAf, mỗi phần chia thành nhiều chương nhỏ, tên các chương và
các hành động kể đều xoanh quanh trục chính - ngôi ;).8, cuộc đời cậu bé
An (sư Khoan hòa, anh bộ đội An và sau thành người thầy thuốc An). Mọi biến
cố, các tầng không gian truyện kể, các lớp truyện kể, các tuyến nhân vật đều gắn
kết trực tiếp hoặc gián tiếp đến mái chùa làng Sọ - tồn tại như một biến thể của
biểu tượng Mẹ trong nguyên lý sự ấm áp, che chở, nuôi dưỡng, cưu mang.
9#:;là một minh chứng mặc nhiên cho sức sống của các biểu
tượng mang tâm thức Mẫu trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, ở sự xuất hiện
dày đặc của không khí huyền thoại, cổ tích, sự tổ hợp các khía cạnh không gian
phi thực, biểu tượng, mô-típ, hình ảnh, các phức cảm, mặc cảm… Tác phẩm là
mảnh đất màu mỡ cho sự tham dự, song chiếu của huyền thoại – lịch sử và sự nảy
mầm của NQJ nương mình trong vô thức người nghệ sĩ. Nhan đề 9#:
;lấy dữ liệu trực tiếp từ câu ca dao: “d"#:;gI"
hi;+%g.%(A+%/%'%W”. Nhan đề là một ẩn dụ trùng phức,
nối cây cầu đến những hiện hữu ở tầng sâu mạch ngầm của văn bản, tiết lộ bản
chất, tư tưởng, triết lý chiều sâu của tác phẩm. Đồng thời cũng là một mã (code)
gợi dẫn người đọc khám phá các vỉa tầng văn hóa tồn tại trong tác phẩm như một
thực thể tự trị nằm ngoài sự kiểm soát của người nghệ sĩ. Những tụ kết của một
quá trình truyền thừa ký ức văn hóa tồn tại ở tầng sâu vô thức kết hợp với trải
nghiệm xung đột hiện hữu của nhà văn tạo nên biểu tượng phổ quát như một cách
phóng chiếu nội cảm lên ngoại giới, làm nên sự sinh động và sức sống lâu bền của
tác phẩm
Người đọc sống với nhân vật Đội gạo lên chùa, với những người phụ nữ mà
Nguyễn Xuân Khánh miêu tả thật kỹ, thật trân trọng và yêu quý như nhân vật
Nguyệt, em Rêu, vãi Thầm, cái Huệ. Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì
người phụ nữ trong Đội gạo lên chùa thật sự là người phụ nữ điển hình của chịu
thương chịu khó, sống vì gia đình, quê hương. Trong đó còn có cả những số phận
trôi dạt được sư cụ trong chùa cứu độ và giác ngộ làm người.
1.3.3.2.Tóm tắt tác phẩm
Mượn từ của câu ca dao nổi tiếng vào hàng bậc nhất trong văn học dân gian
Việt Nam:”Ba cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư ”, Nguyễn
Xuân Khánh đã dẫn dắt người đọc vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ, vượt quãng thời gian
thăm thẳm của hai cuộc bể dâu: kháng chiến chống Pháp và cải cách ruộng đất.
Đội gạo lên chùa là một câu chuyện cảm động của chú bé An và chị gái Nguyệt.
Sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều chết, họ đã phải rời bỏ quê
hương và trôi dạt đến một ngôi chùa, được sư cụ dang tay cứu vớt. Từ đó số phận
An được gắn với chùa Sọ và làng Cọ. Câu chuyện đã chạm vào những số phận của
người dân làng Sọ và cuộc sống vừa lạ lùng, bí hiểm, vừa thanh khiết, thân thuộc
trong ngôi chùa Sọ. Tưởng đây là chốn bình yên, nhưng rồi giặc Pháp xây đồn, lập
làng tề, chùa Sọ lại có hầm bí mật, còn sư thúc Vô Trần hoàn tục đã thành cán bộ
Việt Minh, rồi cô Nguyệt - chị của An, có người yêu là thầy Hải làm nội ứng cho
Việt Minh với vai trò thông dịch viên - phải trốn khỏi chùa cùng với sư bác Khoan
Độ khi giặc ập đến bắt sư cụ Vô Úy và An Vì giặc, chùa hoang phế, làng xóm họ
tộc chia rẽ, kẻ theo giặc, sư cụ bị đánh gãy chân, thầy Hải bị lộ và bị hành hình vô
cùng dã man ; nhưng khi dân chúng vừa mới vui hưởng hòa bình sau Hiệp định
Genève thì làng Sọ lại phải chứng kiến những cái chết thảm thương, những cảnh
oan trái trong "cải cách ruộng đất”…Tác phẩm mang đậm Phật giáo trong lịch sử
dân tộc Việt ậm tính triết lý, đặc biệt là đã miêu tả sống động vai trò của Việt Nam
thế kỷ 20.
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
2.1.Vài nét về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh mang đậm
dấu chỉ Phật giáo qua hình ảnh chùa Sọ, làng Sọ… “Người nam sinh hoạt ở đình.
Người phụ nữ sinh hoạt ở chùa. Vì vậy tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội thong
qua người mẹ, người vợ. Mà người phụ nữ nào chẳng có gia đình và con cái.
Người đàn bà ứng xử trong gia đình xã hội và dạy con ít nhiều theo tinh thần Phật
giáo. Vậy mới nói bất cứ người Việt nào cũng đều có chữ Phật giáo trong người” (
Đội gạo lên chùa, tr.255 ). Như vậy Phật giáo đã vượt lên vai trò vị trí là một Tôn
giáo, một hệ tư tưởng, mà nó trở thành nét văn hóa có tính phổ quát ăn sâu vào
tính cách dân tộc. Phật giáo là một lối sống, lối hành xử mang tính triết học nhân
bản. Và thế giới nhân vật mang tính Phật giáo đã được thể hiện rõ nét hơn khi nói
về hai chi em nhân vật An mồ côi cha mẹ sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp,
phải rời bỏ quê hương trốn chạy. Họ trôi dạt đến một ngôi chùa, được sư cụ Vô Úy
cưu mang. Số phận An được gắn với chùa Sọ và làng Sọ. Ngôi làng nhỏ bé, êm
đềm trong gần một thế kỷ đã phải chịu đựng chiến tranh và những biến động long
trời lỡ đất. Cuộc đời sư cụ Vô Úy được tác giả lấy làm minh chứng về sự chân tu,
về người tu hành đắc đạo.
Nguyễn Xuân Khánh quan niệm Phật giáo, mà cụ thể là từ bi hỷ xả là một
lối sống. Con người sống với nhau phải có tình thương yêu, bao dung và tha thứ.
Về một phương diện nào đó, có một thời, có người cho rằng triết lý này thủ tiêu
đấu tranh giai cấp, mơ hồ thù - bạn, địch - ta, hoặc cho rằng triết lý này không kích
thích được nhiệt hứng của con người trong nhịp sống hiện đại. Nguyễn Xuân
Khánh khai thác triết lý này ở mặt tích cực, mặt mạnh của nó. Cuộc sống cho thấy
tình yêu thương đã kéo con người xích lại gần nhau, xóa bỏ bớt hận thù, định kiến
và thuốc thang cho những tâm hồn bị thương tổn. Tình yêu thương ấy, xét ở góc
độ mỹ học, là cái đẹp, mà “cái đẹp cứu rỗi thế giới”. Trong9#:; tác
giả đã gắn lòng thương yêu con người như một bản tính Việt vào tinh thần từ bi hỷ
xả ở đạo Phật và coi đây như một tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong tác phẩm.
Ông đã thể hiện mối quan hệ giữa các nhà sư với những người dân bình thường
luôn gần gũi, thân thiện. Họ truyền đạo không chỉ bằng lời mà còn bằng những
việc làm cụ thể. Là những công dân nên khi được tham gia vào đời sống xã hội,
tâm trạng, suy nghĩ cũng như cách ứng xử của họ đã cho thấy dưới vỏ áo cà sa là
tâm hồn Việt, cốt cách Việt, cụ thể hơn, là một thứ Phật giáo đã được thuần Việt.
Các nhà sư như Vô Chấp, Vô Úy coi từ bi hỷ xả như một phương châm sống, như
một cách hành xử trong đời sống hàng ngày: thâu nạp nhân tâm, giúp đỡ người
nghèo khổ, lấy nghĩa tình và đạo lý làm trọng. Cũng do vậy mà họ trở thành cái
gai trong mắt của những người trong bộ máy chính quyền thực dân đã đành mà cả
thời cải cách ruộng đất, những anh đội cũng không thể lý giải được tại sao khi về
bắt rễ không một ai nói điều xấu về nhà chùa. Cho nên mới có chuyện P.C. huyện
ép cung, mớm cung, mới có chuyện thầy trò bị nhốt, bị đánh đập, bị đưa đến khu
biệt giam,… Nhưng trước sau vẫn chỉ nhận được ở sư Vô Úy câu j$)=> và
sự nhẫn nhịn can trường. Tấm lòng nhân từ của những con người đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến một lớp người thuộc nhiều thế hệ như như An, Huệ, Nguyệt, Rêu,
Trắm, như Chánh Long, như cha con Xuân Hạ,… Giữa cuộc sống đầy bất trắc, họ
luôn biết đùm bọc, an ủi nhau. Cái ác không có cơ nảy mầm. Tâm thức Việt, tâm
thức Phật giáo hòa chung dòng chảy trong tâm hồn những con người hướng thiện
và đạo lý, tình người đã mở ra hướng giải quyết hợp người hợp đạo trong những
hoàn cảnh cụ thể. Trong cuộc chiến đấu giữ nước, Phật giáo luôn đồng hành cùng
cách mạng: nhiều chùa chiền là những cơ sở cách mạng, nhiều nhà sư đã nuôi
nấng các cán bộ, du kích. Sự gặp gỡ của cách mạng và Phật giáo mà cụ thể là các
nhà sư đã được Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ nét chung là lòng yêu thương và
đồng cảm với nỗi đau của những người nghèo khổ, từ lòng thiết tha với cuộc sống
no ấm, yên bình.
Bản thân nhà văn xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn với cuộc sống bương trãi,
lao động bằng chính sức lực, bằng đôi tay xương máu của mình, ông đã trãi qua
những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, những khó khăn thời bao cấp về kinh
tế và tư tưởng, đã ít nhiều bị “tai nạn” nghề nghiệp nên ông càng thấu hiểu nỗi cơ
cực của người lao động khi phải sống trong hoàn cảnh bị áp bức của bọn thực dân.
Cho nên Nguyễn Xuân Khánh muốn dùng giáo lý của tư tưởng Phật giáo để tác
động, cảm hóa con người hãy nên tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp, đừng nên bi
quan trước cuộc sống, mọi thứ đều có qui luật của nó chỉ cần có sự cố gắng vươn
lên sống đúng với chính mình thì sẽ có được sự chân tu với mục đích cuối cùng là
hướng đến sự an lành, hạnh phúc.
Ngoài ra, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo dựng cho các nhân vật trong tiểu
thuyết một bầu không khí riêng, đó là không khí mang đâm màu sắc lịch sử - văn
hóa dân tộc. Ở thế giới ấy, nhân vật dù là những con người bình thường bước ra từ
đời sống như cô Mùi, cô Nguyệt, Sư cụ Vô Úy, chú tiểu An đều có một không
gian riêng, nhân vật được sống là chính mình với đầy đủ cảm xúc chân thành nhất.
2.2.Đặc điểm chung của các nhân vật
Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật mang tính truyền thống, bằng cuộc sống
hiện thực hằng ngày mà ông đã chứng kiến trong nhiều mối quan hệ như về văn
hóa, phong tục, tình yêu, hôn nhân…những mối quan hệ nam, nữ già, trẻ…
Nguyễn Xuân Khánh đã đưa thế giới nhân vật của mình đi vào trong tiểu thuyết
qua những hiện thực đời sống lịch sử, cụ thể là qua tác phẩm Đội gạo lên chùa ta
thấy được cuộc sống khốn khổ của người dân khi bị bọn thực dân áp bức, bốc lột
hay trong những phong tục đời thường…
Những nhân vật của ông mỗi người đều có những cá tính riêng biệt không ai
giống ai, đều thể hiện điểm riêng của mình chính điểm này làm cho thế giới nhân
vật của Nguyễn Xuân Khánh ngày càng phong phú, đa dạng và hấp dẫn nhưng có
phần phức tạp, đa diện nhìn bề ngoài thì họ có vẻ tầm thường nhưng khi tìm hiểu
sâu sắc bên trong thì họ không hề đơn giản. Họ hôm nay có thể là đứa con gái
đang trong cơn hoảng loạn vì cha mẹ bị giặc giết, nhưng hôm sau là thiếu nữ xinh
đẹp, nết na, dịu dàng, cổ trắng như ngó cần ai thấy muốn đặt một nụ hôn lên đấy,
mái tóc dài đen mượt mà để che mắt thiên hạ trong thời loạn lạc bằng cách ăn mặc
rách rưới, áo bạc thếch, mặt mũi phai bôi cho thành lọ lem ( Nguyệt ). Hay Rêu là
một đứa con gái gầy gò, bé nhỏ nhưng da trắng, môi hồng, tóc đen như mun, mắt
đen láy long lanh ấm áp, “đôi mắt ấy nhìn vào ai, dù đang lúc tức giận, cũng bỗng
nhiên như được xoa dịu”, một vẻ đẹp tinh khôi…Những nhân vật trong Đội gạo
lên chùa đều là những con người của làng quê mà ra nên vẻ đẹp của họ lúc nào
cũng chân thành, mộc mạc, giản dị…Họ đều sống trong bầu không khí và một triết
lý sống khoan hòa, tùy duyên, đậm Phật tính, hướng về mái chùa làng Sọ như
hướng về mẹ.
2.3.Sức hấp dẫn của các nhân vật
2.3.1.Nhân vật nữ - tượng trưng cho sự sinh sản và hiện thực hóa những ước
vọng của con người
Như một năng lượng mãnh liệt vượt thoát khỏi sự kiềm tỏa của lý trí, những
trang đẹp và say mê của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dành riêng cho RV-
Mang trong mình vẻ đẹp và phẩm tính đàn bà. Đó là bà cụ Thầm suốt ngày lửng
lửng lơ lơ như người cõi khác lạc vào trần gian, sống cuộc đời nửa thực nửa hư
trong những cuộc trò chuyện bất tận với những người cõi âm qua hình bóng con
đom đóm. Nhiều huyền thoại trên thế giới cho rằng người phụ nữ có sự liên thông
với bản nguyên của thế giới, điều mà ở đàn ông ít thấy hoặc không có. Sức mạnh
tự nhiên nguyên sơ của vũ trụ cộng hưởng trong người phụ nữ khiến đàn ông
mạnh mẽ hơn, bóng con đom đóm lập lòe từ trang đầu kết nối và xuyên suốt tác
phẩm trong những đêm không ngủ của An ở trại giam số 2, nhấp nháy ma mị
trong không gian huyễn hoặc đêm trước ngày giỗ sư tổ Vô Chấp, bóng đóm chấp
chới trong đêm và con chim vành khuyên nhập hồn cô Rêu… như một sự thừa
nhận mặc nhiên sự cộng thông với một thế giới khác của những nhân vật nữ: bà
Thầm, bà Thêu, Huệ… và cả những linh thông thấu thị của An với người bạn xinh
đẹp như thiên thần của mình là cô Rêu và vẻ đẹp của trí tuệ, của con người có văn
hóa, cho dù họ là kẻ ở bên kia chiến tuyến “những linh hồn của các nhân vật bất tử
cũng hiện hình dưới dạng con đom đ đẹp cả khi phải chết - như trường hợp cô Rêu
đã chọn "giếng thơm" bên ngôi chùa để tự tử) và vẻ đẹp của trí tuệ, của con người
có văn hóa, cho dù họ là kẻ ở bên kia chiến tuyến óm” (13). Bà cụ Thầm và những
linh hồn đom đóm tạo ra một tầng hiện thực khác không được khải thị nhưng quấn
luyến chặt chẽ với chủ đề trong sự tuần hoàn khởi nguyên – "+"_d1Q
e-Af - trở về, hồi sinh và bóng đom đóm lập lòe như kiếp
người nhỏ nhoi, yếu đuối nhưng tự phát sáng trong vòng tròn đời người ngắn ngủi.
Biểu tượng mang nguyên lý tính Mẫu còn được tụng ca trong 6)kRU
tràn đầy sức sống của các (>V - những người mang quyền lực của cái đẹp.
với vẻ đẹp thanh khiết, nguyên sơ ở chiếc cổ cao trắng ngần, mái tóc đẹp
đến mê hoặc và làn da trắng hồng. Trong thời buổi tao loạn, vẻ đẹp đó ngầm ẩn
những hiểm nguy cho chính Nguyệt và cả những người xung quanh nên phải đến
30 tuổi Nguyệt mới tạm yên ổn trong cuộc nhân duyên với Hạ, một người đàn ông
“vượt khổ” tốt tính. Đó còn là vẻ đẹp như thiên thần lạc giới, tinh khiết như pha lê
của Rêu - cái đẹp cứu chuộc cho những đảo điên của con người. Vì không tìm
được câu trả lời cho những tồn sinh của cuộc đời, vì tuyệt vọng và bẽ bàng cô đã
trầm mình xuống giếng – một ánh xạ của tính nữ - bỏ đi gánh nặng của kiếp người
trên vai để hóa giải làm thân vành khuyên líu lo ríu rít với nắng mai. Hay vẻ đẹp
phồn thực của Xim, bà Nấm, của Mai, của Thì, bà Thêu… Ở họ vừa tồn tại tính nữ
là sự mềm yếu nhưng đồng thời cũng mạnh mẽ ào ạt như gió, như bão giông, dịu
dàng, mềm mại, đầy yêu thương, hy sinh nhưng không cam chịu số phận. Vòng
tay ấm mềm nhưng buộc ràng của cô Nấm đã kéo sư Vô Trần về với cõi đời trần
tục. Bà Thêu đẹp nghiêng nước nghiêng thành, thông minh sắc sảo không cam tâm
làm vợ một ông già địa chủ 70 tuổi, đã chủ động hoán cải cuộc đời mình với anh
đội Khoát. Xim yêu hết mình sống hết mình và rành mạch tường minh khi ban
tặng cho chồng cũ – Hạ - một lần yêu thương trọn vẹn để rồi sau đó vun vén kết
nối cho Nguyệt – Hạ một mái ấm gia đình. Mai và khát vọng làm mẹ cháy bỏng,
Huệ tràn ngập yêu thương và nhân hậu… Tất cả họ đều là hiện thân của vẻ đẹp
đậm thiên tính nữ và sự huyền bí diệu kỳ của tạo hóa. Ai cũng nhân hậu, vị tha,
giàu lòng hy sinh và khả năng tái sinh, chở che, bao bọc, đằm thắm và quyết liệt –
đó cũng là sợi dây tính nữ neo lại từ ngàn đời Mẹ Âu Cơ, Mỵ Nương, Bà Trưng,
Bà Triệu trong ký ức dân tộc. Quấn luyến, buộc ràng với số phận những người phụ
nữ ấy là cuộc đời, những con người và những vấn đề về lẽ sinh tồn, sự ra đi, trở
về, những dò tìm bản nguyên của hạnh phúc, khổ đau, tình yêu, sự sống và cái
chết… Tuy nhiên, chính sự dẫn dắt của thiên tính nữ, sự bao dung, nhân hậu,
hướng mẫu… đã dẫn lối cho nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh neo đậu bến bờ
bình yên. Những điều này đã giúp cho những trang văn và nhân vật trong Đội Gạo
Lên Chùa mềm mại, sinh động và hấp dẫn hơn.
2.3.2.Nhân vật nam – những con người của Phật giáo và cách mạng.
Những nhân vật này hầu như có sức sống mãnh liệt, mỗi người có bản sắc riêng
nhưng đều hướng đến đạo phật và cách mạng. Tiêu biểu là một số nhân vật sau
đây:
2.3.2.1.Nhân vật An và sư đệ Vô Trần
Quan sát tiểu An và sư đệ Vô Trần, những nhân vật chính của tiểu thuyết,
chúng ta có thể thấy tư tưởng chủ đạo của nhà văn được gửi gắm ở đây khá rõ: từ
khi An vào chùa với chị Nguyệt rồi cậu trở thành một đệ tử trung thành của các vị
sư Vô Úy, Vô Trần. Khi An bị bọn người xấu bắt nạt, cậu lại nhanh chóng trở
thành môn đệ võ lâm của sư Khoan Độ và để hành đạo cứu người, An là học trò
cưng của thầy giáo Hải. Ngay cả khi An trở thành Việt Minh cũng chỉ chuyên bắn
súng chỉ thiên. Còn sư đệ Vô Trần một cá tính mạnh sau những lần đi chùa, đâm
mê, đã bỏ gia đình, bỏ học để lên chùa. Tính cách đó sau hơn mười năm đắc đạo
một ngày nọ bỗng xin thoát tục đi theo tiếng gọi của tình yêu cũng là hợp lẽ. Vô
Trần đã hòa nhập trở lại với đời thường rồi ít lâu sau trở thành người hoạt động
cách mạng giữ đến chức chính ủy, tham gia giết giặc như là cách để cứu hộ chúng
sinh lại càng thể hiện rõ đây là một tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Và sự lựa
chọn con đường cách mạng của sư Vô Trần như một tất yếu của con người hiểu
đời, hiểu đạo. Có thể nói cuộc đời tiểu An và sư đệ Vô Trần là một chuỗi những sự
“;$:” cả về phía đạo lẫn phía đời, thấm đẫm một tinh thần Phật giáo Việt
Nam theo tinh thần nhập thế. Không chỉ thế mà còn một số nhân vật khác như sư
cụ Vô Úy, sư bác Khoan Độ…
2.3.2.2.Nhân vật sư cụ Vô Úy
Ông chính là con người của Phật, con người của sự chân tu. Và được thể hiện
rõ khi ngày mới vào chùa, sư thầy Vô Úy đã tập cho An khả năng tự độc hành trên
đường đời, “tự chữa lành cho vết thương của mình” vì bản thân sư thầy từ ngày
bé, với tư chất thông minh và bản lĩnh, đã tự mình tìm lấy đường đi. Lòng từ tâm
của sư thầy đã từng cứu sống và thuần hóa được một con hổ - sư Khoan Hòa, một
vị sư đặc biệt có thể cảm nhận chính xác tâm địa của người đứng trước mặt, như
một biểu tượng đẹp của lối sống dung hòa nhân ái. Bởi sư thầy cho rằng: “đạo
Phật đang sống ở thời mới, nên người tu hành cũng phải hiểu cái thời mới nó như
thế nào.” Điều đã khiến cho sư thầy trở thành một nhà sư đắc đạo lại vẫn rất đời là
bởi tri thức uyên bác mà ông thâu lượm được từ sách vở đã được tiêu hóa dần qua
những trải nghiệm. “Phải biết tùy duyên” như ngày xưa Trần Nhân Tông từng
hành xử để vẫn giữ được đạo mà không mất nhân tâm. Cho nên rất mong ngày An
trở lại chùa để rồi đây thay ông trụ trì, Vô Úy vẫn vui lòng để An về với Huệ -
người bạn gái từ thuở thiếu thời, sau chiến tranh trở về từ chiến trường chỉ còn lại
một chân, không còn người ruột thịt để nương tựa.
3.2.3.Nhân vật sư bác Khoan Độ
Đây là nhân vật đã được cải tạo từ tính triết lý nhân bản của Phật giáo. Đạo
Phật không chủ trương bạo lực và triết lý từ bi hỷ xả có thể coi như một phương
thuốc giảm đau để cứu rỗi con người, hướng con người đến với cái thiện, làm điều
thiện. Và cái thiện đã cảm hóa con người. Đường đời của nhân vật sư Khoan Độ là
lộ trình từ vô thức đến ý thức dầu có lúc ý thức đó có phần nghiêng về bản năng.
Dưới vẻ ngoài có phần dị tướng, “giọng nói thô kệch và “đôi mắt trắng dã”, con
người này có “những tia mắt dịu dàng” “biết ôm ấp, biết tạo ra một luồng từ khí
ấm áp” đã đưa lại sự an tâm cho cậu bé An côi cút. Từ nhỏ, sư Khoan Độ đã nổi
tiếng ngỗ ngược và không ít lần đã phải trả giả rất đắt cho những việc mình làm.
Không biết cuộc đời của con người này sẽ đi đến đâu nếu như không gặp được sư
Vô Úy khi bị trọng thương trong lần tổ chức đồng đảng đi ăn cướp nhà giàu. Khi
vết thương thể xác đã lên da non thì Khoan Độ cũng trở thành một con người
khác. Có thể ví ông như một con ngựa bất kham đã được thuần hóa. Con người ấy
được phép xuống tóc, được trở lại làm người lương thiện bình thường. Phần đời
còn lại của sư Khoan Độ được Phật tính - cũng là nhân tính soi đường. Phân tích
các trạng thái tâm lý của sư Khoan Độ đối với Nguyệt thì ta thấy chính đạo đức
chứ không phải là đạo giới đã giúp cho vị sư này dừng lại ở giới hạn cần thiết để
có được sự trong sạch trong một hoàn cảnh đặc biệt khi ông dẫn Nguyệt đi trốn sự
truy đuổi của kẻ thù và cư xử với cô như với một người em gái.
CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
3.1.Ngoại hình
Ngoại hình là cách nhìn nhận đánh giá về một con người. Các nhân vật
trong Đội gạo lên chùa mỗi người có những nét ngoại hình riêng biệt để nói lên
bản chất của mình, nhưng cũng có những nhân vật tuy nhìn bề ngoài tưởng chừng
hiền hậu nhưng bên trong thì lại là con người gian xảo, mưu mô. Trái lại có những
nhân vật có tướng mạo, hình dáng dữ tợn nhưng bên trong lại chất chứa sự nhân
từ, hậu hĩ. Bởi vậy thế giới nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh có phần phức tạp.
Chẳng hạn đại diện cho nhân vật chính diện như Nguyệt, An, sư cụ Vô Úy, sư
thầy Khoan Độ…Các nhân vật này hầu như có tướng mạo của những con người
Phật. Cô gái Nguyệt “Trạc mười bảy, mười tám, gương mặt thanh tú, rầu rĩ, cái áo
nâu vá, cái quần đen bạc màu, vấn áo nâu rách toạc vai cái quần nâu thủng đầu
gối. Rách rưới nhưng không giấu được khuôn mặt sáng ngời”. Qua ngoại hình của
nhân vật này tác giả đã xây dựng một hình tượng nhân vật đại diện cho người phụ
nữ Việt là những con người thật giản dị nhưng có sức mạnh phi thường dù sống
trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào họ cũng cố gắng vươn lên vì gia đình, họ
luôn hi sinh cuộc đời mình vì những người thân.“Chị tôi là người mẹ thứ hai của
tôi. Tôi nghe nói thủa tôi mới sinh, u tôi ốm nặng, chị đã bế tôi đi ăn mày sữa khắp
làng. Nhờ có chị tôi mới sống, mới thành người như hôm nay”. Thậm chí họ hi
sinh cả nhan sắc, thời thanh xuân để cho những người xung quanh hạnh phúc, yên
bình. “Chị tôi ăn mặc rách rưới. Cái quần thì bạc phếch vá chằng vá đụp. Cái áo
thì thùng thình”. Còn đối với sư bác Khoan Độ nhìn ngoại hình bên ngoài “có cái
đầu nhẵn thín, nhưng bộ râu quai nón đã mấy ngày chưa cạo nên đâm tua tủa như
lông nhím,…tướng mạo dữ dằn, có đôi mắt lồi trắng dã. Thân hình ông cao lớn,
nhìn chỉ thấy xương là xương. Chân tay như khúc tre đực lắp vào cơ thể” nhưng
bên trong lại là con người có tấm lòng từ bi hỷ xả nhờ sự cảm hóa của sư cụ Vô
Úy
Các nhân vật phản diện như Viên trung úy “có tầm vóc trung bình của người
Việt, chỉ có khác là bề ngang hơi to bè và đứng cạnh Tây thì hắn lùn …có bộ tóc
rậm, đen nhánh …da trắng, mũi lõ, mắt xanh. Nhất là đôi mắt xanh khá đẹp lại hơi
nữ tính một chút. Đôi mắt mơ màng xanh lơ, đôi mắt hơi dài với hàng mi dài.
Trông đôi mắt ấy ai cũng nghĩ anh ta là người hiền dịu” nhưng thật ra đó là cái
màn để che mắt sự gian manh, bẩn thỉu của mình.
Bởi vậy, các nhân vật trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
không thể nhìn bề ngoài mà có thể đánh giá bản chất thật sự của họ. Cách xây
dựng nghệ thuật độc đáo này là thành công đáng kể trong tác phẩm cua ông.
3.2.Tính cách
Cũng như nghệ thuật xây dựng về ngoại hình, về tính cách mỗi người có bản
chất khác nhau nhưng có sự thống nhất chung là đa số các nhân vật đều hướng về
cái thiện, về đạo phật, về tâm thức Việt . Họ là những con người nhỏ bé sống trong
hoàn cảnh bị gò bó, ép buộc của chế độ thực dân, họ đã phải chịu nhiều mất mát,
đau thương nên họ có cá tính rất mạnh mẽ, luôn vượt lên số phận mình, họ không
bao giờ đầu hàng trước cuộc sống, luôn dùng tấm lòng, tình yêu thương giữa
những con người để ứng xử với nhau do sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo với
mục đích cuối cùng là có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc cũng như khát vọng
của tinh thần người Việt. Đây là bước đột phá trong việc xây dựng tính cách nhân
vật. Trong đó có một số nhân vật điển hình, đầu tiên là chú tiểu An, một nhân vật
thể hiện tính cách nhất cho tư tưởng đạo. Tuy An còn nhỏ tuổi nhưng tính cách rất
là quyết đoán, biết suy nghĩ nhờ sự dạy đạo của sư Vô Úy, dạy đời của thầy giáo
Hải và dạy võ của sư thầy Khoan Độ đã giúp An có thể hiểu được trên đường đời
mình “phải tự biết đi bằng đôi chân của mình, phải biết độc hành,… không ai có
thể tìm hộ mình”. Cậu bé non nớt này rất chững chạc và thấu hiểu sự đời nhờ sự
ảnh hưởng giáo dục của ba người thầy đã nhập tâm vào mình. Nhân vật An có sự
thức nhận chín dần theo thời gian và sự trải nghiệm, đặc biệt là sự nhận thức về kẻ
địch từ cảm tính sang lý tính. “Thầy tôi vẫn bảo sống ở cuộc đời chính là đang làm
một cuộc hành hương. Hành hương không chỉ là tìm đến một nơi chốn, mà là qua
cuộc du hành ấy tìm thấy được cái sức mạnh linh thiêng ngay chính trong tâm hồn
mình. Rốt cuộc, đó là cuộc truy tìm cái bản lai diện mục của ta” (tr 715).An vào
chùa được sư Vô Úy dạy đạo, thầy giáo Hải dạy đời và sư Khoan Độ dạy võ. Ba
bài học đó đã được nhập tâm và trở nên đắc dụng với An khi An bị sự ức hiếp của
bạn bè lúc còn nhỏ, khi chịu đựng tù tội thời kỳ cải cách ruộng đất và đặc biệt là
khi vào chiến trường. An đã bắn lên trời chứ không dám bắn vào “thằng mặc áo
rằn ri” vì vẫn ý thức về phật pháp. Công việc làm anh nuôi tưởng đã cho An sự
yên vị “giã từ vũ khí”. Nhưng rồi trận đánh ở đồi 303 “khi những chiếc trực thăng
xuất hiện thì lúc ấy tôi không phải hiểu bằng lý trí mà là bằng bản năng. Bản năng
sống. Muốn sống”. An đã cầm khẩu tiểu liên nhằm vào chiếc trực thăng, trên đó
“tôi trông thấy cả tên lính Mỹ mặt đỏ gay trong buồng lái”, nổ súng. Trực thăng
bốc cháy. Cuộc tấn công từ hướng trên trời của kẻ địch bị chặn lại. Rồi khi trận
B52 xóa sổ cả điểm cao, còn lại một mình, chạm trán với đối phương cũng chỉ còn
một tên sống sót, hai bên đang tìm cách tiêu diệt nhau. Phút mà hình bóng tên địch
lọt vào khe ngắm cũng là khi linh hồn người đồng đội hiện về mách bảo, mũi súng
của An hạ thấp. An bắn bị thương để đủ bắt sống kẻ địch - một cư sĩ, sinh viên
khoa Triết chuyên ngành triết học phương Đông của Đại học Vạn Hạnh bị bắt
đăng lính. An đã cho người lính này sự sống để rồi sau đó anh ta cũng lại tha chết
cho An khi An mất cảnh giác. Chuyện này An mới được biết sau chiến tranh khi
người tù binh bỏ đi trên đường An áp giải, lúc này đã là một giáo sư của một
trường đại học ở Mỹ, về nước, tìm mọi cách để gặp anh và kể lại. Phải chăng là
triết lý từ bi của hai con người cùng đạo giới đã cứu họ thoát khỏi cái chết. Cuộc
sống ở chiến trường đã cho An những nhận thức mới mẻ trên con đường hành đạo
của một người tu hành chân chính. Diễn biến của cuộc chạm trán trong chiến tranh
đó cũng cho thấy một hướng khác nhằm giải quyết bất đồng về tư tưởng một khi
từ bi hỷ xả đã trở thành một cách ứng xử. Nguyễn Xuân Khánh đã để những va
vấp, những hạnh ngộ trong cuộc đời An, và xung quanh An là Huệ, là Nguyệt, là
Rêu, là Trắm,… những hạnh phúc muộn mằn hoặc những éo le, trắc trở mang tính
đời thường, trong vòng quay của số phận và chịu ảnh hưởng của từ trường những
sự kiện xã hội. Tuy không ai biết trước số phận nhưng con người vẫn có thể chủ
động kiểm soát các hành vi, suy nghĩ của mình. Việc An quay trở lại chùa xin ý
kiến sư thầy chỉ như giọt nước làm tràn ly. Tự đáy lòng An biết rõ tình cảm của
mình dành cho Huệ cũng như anh cần thiết cho cuộc đời của Huệ biết ngần nào.
Sâu xa hơn thì đấy cũng là một cách đưa lại hạnh phúc, sự an bình cho người khác
như tâm nguyện mà anh có từ ngày bước chân vào chùa được học những bài vỡ
lòng về từ bi hỷ xả của sư thầy Vô Úy.
Trắm là một tính cách hồn nhiên được sư thầy cắt nghĩa là “mang phật tính
trong người”. Trắm đã thuộc lòng bốn bước cải cách ruộng đất, từng vui như tết
khi biết gia đình mình thể nào cũng được Đội đến thăm, nhưng đã mở cùm cho bà
Nấm trốn thoát để rồi Trắm phải trả giá ngồi tù. Trong tù Trắm đã cứu sư thầy kiệt
sức vì suy dinh dưỡng bằng… nước ninh thịt. Con người ấy đã xung phong nhập
ngũ và khi ở cương vị trung đội trưởng, anh đã ghé vai gánh chịu cùng đồng đội
những qui chụp khi bị buộc tôi thiếu lập trường, chia sẻ với đồng đội những khó
khăn trong cuộc sống riêng. Trước khi hy sinh, anh còn kịp giao súng và cũng
truyền lửa vào nhà sư bộ đội An. Đây là một tính cách năng động, thức thời mà
không vụ lợi, một nhân vật tiêu biểu cho lớp thanh niên mới, sẵn sàng làm mọi
công việc tùy theo tiếng gọi của lương tâm mà biểu hiện cao nhất của lương tâm
vào thời điểm khi có giặc ngoại xâm là cầm súng bảo vệ tổ quốc.
Cả sư Vô Trần, An, Tiến, Cường đều là những con người lương thiện đến
với cách mạng, đi vào cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc tùy theo hoàn cảnh
và nhận thức của mình và ai cũng cố gắng làm tốt công việc được phân công.
Chân dung và tính cách của các nhân vật người lính được Nguyễn Xuân Khánh thể
hiện dưới góc nhìn đời thường với các mảng màu đen trắng khác nhau. Họ không
được đốt lửa nhiệt tình bằng những bài giảng chính trị. Họ nhập ngũ vì chấp hành
mệnh lệnh của cấp chính quyền, vì tạo sự yên ổn cho gia đình, mở hướng tương lai
cho các em khi thành phần giai cấp đang trở thành sức ép. Vậy nhưng khi sống
cùng trong một đơn vị họ lại hết sức yêu thương và đồng cảm, giúp đỡ nhau để
hoàn thành nhiệm vụ. Họ đã cầm súng với danh dự và trách nhiệm của một công
dân yêu nước. Đây là một cách nhìn riêng, đặc sắc về người lính của Nguyễn
Xuân Khánh, góp vào sự đa dạng của dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh từ sau
1986.
3.3.Ngôn ngữ
Tác giả sử dụng những ngôn ngữ đời thường, những ngôn ngữ mang đậm
tính Phật giáo, giáo lí. Tùy theo những con người thiện hay ác mà sử dụng những
kiểu loại ngôn ngữ khác nhau. Và cũng qua ngôn ngữ mà có thể đánh giá tính cách
của các nhân vật. Do vậy mà tác phẩm này dễ đi vào lòng người. Những nhà sư sử
dụng ngôn ngữ đạo phật để giáo hóa, răn dạy con người phải biết hướng đến luân
lý, “tiếng mõ là tiếng của đức phật. Tiếng mõ đánh thức sự tốt lành, đánh thức cái
tâm phật trong mỗi con người. Tiếng mõ đem khua vang lên trong làng xóm nói
với thế gian rằng Phật luôn ở trong cuộc đời này…”(Đội gạo lên chùa, tr.28 - lời
của sư bác Khoan Độ), hoặc “người chân tu phải lúc nào cũng tu. Đi cũng thiền.
Ăn cũng thiền. Uống cũng thiền. Nói cũng thiền. Từng giây từng phút đều
thiền…”.
Những ngôn ngữ dân dã đời thường, mang tính làng quê văn hóa Việt cũng
được nhà văn vận dụng vào trong tác phẩm như “cái đầu chú tròn xoe như quả
bưởi”, “tiếng dế, ếch nhái ngoài cánh đồng chùa rỉ rả cất lên đều đều…”, “tiếng
chuông chùa”, “chùa Sọ”, “làng Sọ”… Bên cạnh đó vẫn có những từ rất thông tục
“vú”, “vú quả mướp”, “vú sữa”, “đồ ngu”,…để nói lên tố chất, bản năng xấu xa
của bọn thực dân áp bức.
3.4.Nghệ thuật miêu tả nội tâm
Đặc sắc nhất của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả nội tâm. Nó có phần diễn ra
phức tạp, đa diện, nói lên tâm trạng, tâm lí của một con người trong một hoàn cảnh
nào đó họ đã có những diễn biến trong hành động và suy nghĩ như thế nào khi phải
đối phó với những vấn đề trong cuộc sống. Đây chính là thế giới tâm thức trong
nội tâm con người mà chúng ta không thể nào nhìn thấy được phải nhờ sự diễn đạt
qua phương tiện ngôn ngữ tinh tế của tác giả mới giúp ta có thể hiểu rõ hơn tâm
trạng của họ. Đó là những trang đặc tả về cảm xúc của nhân vật An, vào từng thời
điểm khác nhau. Khi thì trong đêm ngủ một mình trong ngôi chùa lạ với nỗi sợ hãi
của một đứa trẻ côi cút khi nhớ lại cái chết của cha mẹ “Tôi nằm đấy nghe tiếng
chim đêm, nghe giun dế nỉ non và tắm ánh trăng giàn giụa chảy từ mái chùa
xuống. Ánh trăng cứ chảy, chảy mãi đến mức đầy ắp cái tâm hồn nức nở của tôi”,
khi thì lang thang ngoài đồi muốn khóc mà không thể vì nỗi đau đã cô đặc không
thể chảy thành nước mắt, khi thì linh cảm trong đêm Rêu tự tử ở giếng chùa và sau
chiến tranh trở lại nơi đây. Hay Nguyệt là một cô gái xinh đẹp, đang độ tuổi thanh
xuân đáng lẽ phải sống trong niềm vui sức sống của lứa tuổi yêu đương nhưng
chiến tranh, sự tàn ác của bọn thực dân đã cướp đi hai sinh mệnh của hai người mà
cô yêu quý nhất, cha và mẹ đã bị giặc giết chết. Trong lòng Nguyệt lúc nào cũng u
buồn chất chứa những đau khổ và cứ muốn giấu kín đi không muốn khơi nguồn lại
sự đau đớn tột cùng, nhưng rồi Nguyệt cũng phải kể cho sư thầy nghe hoàn cảnh
của mình để được xin vào chùa ẩn náo, Nguyệt đã cố kìm nén sự yếu đuối của
mình “nhưng đằng sau đôi mắt u buồn kia còn bao nhiêu hình ảnh ghê rợn mà
thông thường con người chỉ muốn chôn vùi đi, không bao giờ muốn nhắc lại”, đôi
lúc cô gái này cũng rất mạnh mẽ “Nguyệt không khóc nữa” nhưng sau đó “những
giọt lệ vẫn dâng đầy trong mắt. Nó lã chả rơi xuống bát cơm”. Tâm trạng của
Nguyệt diễn biến bất thường có lúc thì cô rất cứng rắn, dồn nén cảm xúc không
muốn cho người khác thấy sự đáng thương của mình; nhưng con người có mạnh
mẽ đến mấy thì cũng đến lúc cũng phải bộc phát sự yếu mềm của mình nhất là một
người con gái như Nguyệt. Đây là diễn biến tâm trạng của một con người mà trong
cuộc sống hằng ngày cũng có những trường hợp tương tự, có thể nói thành công
trong tác phẩm của ông là những trang miêu tả tinh tế, sâu sắc trong nghệ thuât
miêu tả nội tâm con người.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ đề tài niên luận này việc đầu tiên chúng tôi thấy được giá trị nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh.
Qua đó tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử vấn đề cũng như quan niệm về nhân vật
trong tiểu thuyết, đặc điểm tiểu thuyết. Đồng thời hiểu thêm về thế giới nhân vật,
đặc điểm và sức hấp dẫn của các nhân vật. Đặc biệt là có được cái nhìn về tư
tưởng Phật giáo chủ đạo trong tác phẩm này, triết lý từ bi hỷ xã có thể vận dụng
vào đời sống tinh thần của con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1). Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, 2011, Giải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam
(2). Một số kiến giải khác về lịch sử dân tộc, Đỗ Ngọc Yên
(3). Một số biểu tượng mang tâm thức mẫu trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh, TS. Hoàng Thị Huế
(4). Tâm thức Việt trong Đội gạo lên chùa, Tôn Phương Lan, Viện văn học
(5) Báo Hà Nội mới, Nguyễn Khắc Phê
( 6).Đặc sắc tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa, Mai Anh
Tuấn
(7).Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, 2005, Giải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn hóa Doanh nhân