Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 91 trang )

B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
(NGHỀ NÔNG)
N g h ề H u y ế t M ạ c h C ủ a N i n h H ò a
Hải Lộc

(Trong bài người soạn có lược bỏ một số đoạn)
Từ bao đời cho đến hôm nay Ninh Hòa có khoảng 70% dân số
sống về nghề "TRỒNG LÚA ", là một nghề huyết mạch của quê tôi.
Để có được những hạt gạo trắng ngần để nuôi sống vô số con
người, nhà nông trải qua rất nhiều công đoạn:
Khâu nặng nhọc nhất của nhà nông là phải cày ruộng lên trong
khi ruộng khô đất còn cứng
(hoặc đã có nước), sau đó
cho nước vào và bừa lại
cho phẳng mặt.
Ngày trước người nông
dân ngâm lúa giống khoảng
3 ngày cho nẩy mầm rồi
gieo mạ, chờ mạ lên cao
ngưòi ta sẽ nhổ và cấy vào
ruộng đã được cày bừa rồi.
Hiện tại bây giờ không còn gieo mạ và cấy mạ nữa mà nhà nông
gieo lúa đã nẩy mầm trực tiếp vào ruộng, theo phương cách mới này
người nhà nông gọi là "SẠ GIỐNG". Sau đó 2 ngày nhà nông xịt
thuốc cỏ, đến 3 ngày sau bơm nước vào cho cỏ chết.

1
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
ĐỢT I : Sau khi Xạ Giống khoảng nửa tháng nhà nông bón phân đợt
một
ĐỢT II : Sau một tháng bón phân đợt hai và làm cỏ lúa.


2
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung

ĐỢT III: Khoảng 45 ngày sau nhà nông lo chăm sóc xem ruộng có
sâu bọ không để kịp thời xử lý, thời gian này nhà nông gọi là "ĐÓN
3
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
ĐỒNG ”, đến 60 ngày thì lúa trổ bông, người ta vẫn tiếp tục chăm sóc
cho đến khi lúa chín. Khoảng 3 tháng rưỡi sau ngày gieo giống là đến
ngày thu hoạch.
Sau khi đã gặt xong, người nông dân phải gánh tất cả lúa tập trung
đến nơi đặt máy để suốt lúa và cho vào bao trước khi chở về nhà.
4
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Sau khi hạt lúa đã được suốt xong thì còn lại thân lúa gọi là rạ, khi ấy
người ta gánh tập trung đến một nơi và cho lên xe chở về nhà làm
lương thực cho bò, có nơi người ta còn dùng để trồng nắm rơm.
5
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Khi những đám ruộng đã gặt xong cũng có thể còn những nhánh
lúa rơi rớt nên sau đó có những người dân nghèo đi từng ruộng này
sang ruộng khác để mót lại những cọng lúa còn sót lại.
6
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Ninh Hòa quê tôi đã và đang có hơn hai phần ba dân số sống về
nghề vất vả lam lũ này, quanh năm tay lấm, chân bùn và bán mặt cho
Trời, bán lưng cho Đất, thế nhưng họ rất khỏe mạnh, rắn chắc vì cuộc
đời họ luôn gắn liền với với ruộng vườn, với đồng áng …Họ được
hưởng biết bao không khí trong lành của thiên nhiên và khắn khít keo
sơn trong " TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM ", họ rất an phận và vui sống

bởi đã góp phần rất lớn trong việc sinh tồn của nhân loại, lòng không
vướng bận những cám dỗ xa hoa của thị thành và cũng tránh xa được
những điều cần phải tránh … Riêng bản thân tôi lúc nào cũng luôn
nguyện cầu ơn Trời gia hộ cho cánh đồng luôn mãi tươi xanh, ruộng
nương lúc nào cũng được “ Bội Thu ” để người nhà nông quê tôi bớt
đi những nhọc nhằn trong cuộc sống …

Xin chân thành cám ơn Ông NGUYỄN ĐỨC PHONG
(Con trai của Thầy NGUYỄN HỮU TỶ - Là cựu Giáo sư THBC Ninh
Hòa) đã giúp cho chúng tôi kiến thức về việc "Trồng Lúa "

HẢI LỘC
Nha Trang, Việt Nam
cuối tháng 7/2006
Theo www.ninh-hoa.com
NGHỀ DỆT CHIẾU Ở NINH HÒA
Lê Thị Lộc
7
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung


Hiện nay ở hai thôn: Mỹ Trạch và Mỹ Thuận thuộc xã Ninh Hà,
Quận Ninh Hoà vẫn còn duy trì nghề truyền thống bao đời của cha
ông, đó là nghề:
"DỆT CHIẾU".
Chúng tôi tìm đến những
gia đình làm nghề này để xin
phép chụp hình và xin cho
biết quá trình làm nên chiếc
chiếu, họ rất vui vẻ, cởi mở

và sẵn sàng cho chúng tôi
biết:
Để có được một chiếc chiếu thành phẩm người thợ phải trải qua
rất nhiều công đoạn:
Công đoạn I:
Trồng lát: lát dệt chiếu được trồng trong đám ruộng giống như
ruộng lúa. Người ta cày đất lên và cho nước vào ruộng rồi cấy lát như
cấy mạ, chỉ có khác một điều là lúa thì gặt có một lần, còn lát thì thu
hoạch rất là dài hạn:
Đợt đầu tiên đến 6 tháng sau khi cấy mới cắt được, gốc lát còn
lại sẽ tiếp tục mọc lên và cứ 3 tháng lại cắt một lần, cho mãi đến
khoảng 10 năm sau ruộng lát mới cỗi, khi ấy người ta mới bắt đầu cấy
lại.
8
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Công đoạn II: Cắt lát: khi lát đã đúng tuổi người ta dùng "Cù liêm"
để cắt sát gốc lát, sau đó đem về nhà dùng dao chẻ cọng lát làm bốn
(Dao này người ta độ dành riêng chẻ lát chứ không phải dao thường).
9
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Sau khi chẻ xong người ta đem phơi nắng cho thật khô để dành làm
dần.
10
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Công đoạn III: Nhuộm lát: sau khi lát khô người thợ đem chia lát
thành nhiều bó rồi nhuộm nhiều màu khác nhau như: đỏ, xanh, vàng,
tím …
11
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Công đoạn IV: Dệt chiếu: khi đã chuẩn bị đâu vào đấy, lúc bấy giờ

người thợ mới bắt đầu đưa lát vào khung và dệt thành chiếu (Khung
dệt đã được đặt làm trước ).
12
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Công đoạn V: Giao hàng: sau bao nhiêu công sức của người thợ đã
bỏ ra, bây giờ là lúc họ vui vẻ đón nhận thành quả của gia đình, họ
thuê xe bò hay xe ngựa chở số chiếu dệt được đem giao cho ngưòi thu
mua.
Những người dệt chiếu cho biết: sản phẩm làm được họ ít khi
đem ra chợ bán thẳng. Ở địa phương có một số người thu mua tất cả
số chiếu mà người thợ đã dệt được rồi đem đi bán các chợ trong
Huyện và còn đi bán xa hơn nữa như: Nha Trang, Cam Ranh, Phan
Rang …
Trong số những gia đình làm nghề dệt chiếu, có một gia đình
khiến cho chúng tôi vô cùng xúc động ( Người chồng vì bị bệnh ung
thu xương đã bị cưa mất một chân và mấy ngón tay ). Người chủ gia
đình này không vì tàn tật mà làm gánh nặng cho gia đình, anh vẫn
phải phấn đấu cùng vợ để nuôi con ăn học.
13
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
14
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung


Chúng tôi vô cùng cảm kích trước nỗi vất vả, nhọc nhằn của những
người dân nghèo của quê hương chúng ta, họ đã phải cố gắng thật
nhiều để có cái ăn, cái mặc cho gia đình đã khó mà còn cái khó hơn
nữa là họ phải phấn đấu làm sao để cho con cái được học hành.
Có một cháu gái đã tâm sự với chúng tôi rằng: Gia đình cháu có
tất cả bốn anh chị em, hiện tại hai cháu còn đi học, đứa em gái sắp

vào lớp 12, còn cháu thì đang học: Cao Đẳng Sư Phạm ở Nha Trang,
cứ đến hè là cháu về phụ gia đình dệt chiếu.
15
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Cháu ước mong sao tương lai cháu sẽ được thành đạt để đền đáp
phần nào trong muôn một nỗi nhọc nhằn của cha mẹ. Cháu còn ước
mong sẽ cố gắng: "Trình luận án " về nghề truyền thống bao đời của
gia đình cháu, cháu sẽ nói rằng: dù khổ nghèo, lam lũ nhưng cha mẹ
cháu đã hy sinh thật nhiều cho cháu có được ngày hôm nay. Riêng bản
thân chúng tôi cũng luôn cầu mong cho cháu: “Ước mơ sẽ được trở
thành hiện thực "./.
Hải Lộc
Theo www.ninh-hoa.com
NGHỀ RÈN Ở NINH HÒA
Hải Lộc
THỢ RÈN: Tại Thôn 1 Thị trấn có một gia đình làm nghề Rèn -
Để có được những con Dao cho việc bếp núc gia đình, những Lưỡi
Hái, Cù Liêm cho nhà nông hay những cái Búa, cái Rìu… người thợ
phải đổ nhiều mồ hôi và nhiều công sức mới làm được. Thường
thường người thợ hay dùng những “ Cái Nhíp ” cũ của xe hơi phế thải
đem nung lên bếp than cho thật đỏ rồi đem đặt trên Cái Đe dùng búa
đập dẹp, sau đó nhúng vào nước lạnh rồi tiếp tục cắt xén và nung lại
rồi uốn nắn thành hình dạng những vật dụng cần rèn…
Tất cả những việc làm nặng nhọc trên là cả một nghệ thuật của
người thợ. Họ tâm sự với chúng tôi rằng: " Dù khổ cực đến đâu họ
cũng ráng hết sức mình bởi họ rất mát lòng, mát dạ vì có được một
cậu con trai đã tốt nghiệp Đại học Sài Gòn ".
16
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Thật cao quý thay ! Những tấm lòng của những bậc cha mẹ đã hy sinh

cả cuộc đời mình cho những đứa con thân yêu và cũng là mầm non sẽ
điểm tô cho cuộc đời thêm rạng rỡ.
17
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Hải Lộc
Theo www.ninh-hoa.com
NGHỀ LÀM BIA ĐÁ
LÀM BIA ĐÁ: Mặc dù hiện nay có nhiều nơi người ta đã dùng
đá hoa cương để làm bia mộ nhưng ở Thôn 1 Thị trấn Ninh Hòa vẫn
có gia đình còn duy trì nghề làm " BIA ĐÁ ".
Nghề này cũng nặng nhọc không kém nghề Rèn, trước tiên
người thợ chẻ mỏng tản đá rồi đẽo gọt thành hình dáng tấm bia, sau
đó dùng bàn chà bằng điện chà láng mặt đá để dành sẵn. Đến khi nào
có người đặt hàng thì người thợ mới dùng chiếc đục bằng sắt khắc
từng chữ vào tấm bia, khi đã khắc xong nội dung tấm bia, khâu cuối
18
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
cùng là người thợ dùng sơn màu: sơn lên dòng chữ đã khắc, thế là đã
hoàn tất.
19
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Hải Lộc
Theo www.ninh-hoa.com
NGHỀ ĐÚC CỐNG
Cơ sở này nằm trên địa bàn xã Ninh Đa, Ninh Hòa. Nghề này có
tính cách tập thể chứ không phải cá lẻ mà làm được, trước tiên người
thợ phải đặt sẵn một số khuôn bằng sắt hình bán nguyệt có chiều cao
khoảng 1 mét, độ rỗng của khuôn khoảng 10 phân. Trước nhất người
thợ phải trộn chung xi măng, cát và sạn, sau đó cho nước vào trộn đều
cho đến khi có độ sền sệt là xúc đổ vào khoảng trống của khuôn và ém

thật chặt chẽ, chờ khoảng vài ba tiếng đồng hồ cho kết chặt và xi
măng đã chết, cuối cùng tháo ống ra khỏi khuôn đem phơi nắng cho
khô là được. Họ làm việc giữa khí trời oi bức ! … Giữa nắng gió rát
da ! …
20
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Thương làm sao những người dân nghèo quê tôi !!! Một nắng, hai
sương, cả đời nghèo nàn, lam lũ. Họ đã vất vả thật nhiều, mồ hôi đổ ra
không ít để cho gia đình có cái ăn, cái mặc, rồi con cái học hành …
21
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Trong kiếp phù sinh - giữa dòng đời nghiệt ngã, biết bao con người cứ
mãi như " CON VỤ " lăn quay…
• Xin cám ơn tất cả những người thợ xứ Ninh đã cho tôi những
xúc cảm chân tình

Hải Lộc
Theo www.ninh-hoa.com
(NGHỀ LÀM MUỐI )
RUỘNG MUỐI NINH HÒA
Hải Lộc
Hòn Khói thuộc Xã Ninh Hải, một vùng ven biển cách Thị trấn
Ninh Hòa 10 cây số, nơi đây có khoảng 2/3 dân số sống về nghề canh
tác MUỐI. Muối rất cần cho tất cả sinh vật sống trên trái đất, kể cả
con người, là một gia vị không thể thiếu trong những thức ăn hàng
ngày, ngưòi ta kết hợp muối và cá để tạo nên các loại MẮM ăn như:
Mắm nước, Mắm nêm, Mắm ruột … Ngoài ra MUỐI còn có công
dụng nhiều trong Y Học và Công Nghiệp … Nói tóm lại MUỐI rất
cần cho sự sống muôn loài.
Nghề sản xuất Muối này cũng nhọc nhằn, lam lũ chẳng kém gì nghề

Trồng Lúa, những "Diêm dân" cũng phải một nắng hai sương, đầu tắt
- mặt tối và trải qua rất nhiều công đoạn:
22
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
* Trước tiên người ta phải chia bãi đất ven biển có diện tích
mênh mông ra nhiều khoảnh rồi đắp bờ chia ranh giới từng ruộng một,
nếu ruộng nào dùng làm ruộng lắng để chứa nước biển chờ bốc hơi thì
phải chia rộng hơn và đắp bờ cao hơn.
*Sau khi đã chia thành khoảnh ruộng, người ta phải đầm đất cho thật
dẻ dặt, sau đó bơm nước biển vào cho có độ mặn, đồng thời tẩy cho
sạch nền đất cũ rồi dang nắng mấy ngày cho thật khô nền trước khi
bắt đầu công việc....……
Khi ruộng đã thật khô người ta tiếp tục làm những việc sau đây:
RUỘNG LẮNG CẤP I : Người ta bơm nước biển vào các ruộng lớn
có đắp bờ cao, lúc nước biển mới bơm vào chỉ có độ mặn khoảng 2
hoặc 3 độ, dang nắng khoảng 10 ngày, khi ấy nước có độ mặn khoảng
7 hoặc 8 độ.
RUỘNG LẮNG CẤP II : Khi đã có độ mặn khoảng 7 hoặc 8 độ, tiếp
tục dang thêm khoảng 4 hoặc 5 ngày nữa.
23
B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
RUỘNG LẮNG CẤP III : Đến thời gian này thì nước có độ mặn
khoảng 10 độ, lúc bấy giờ người ta bơm nước đã lắng này vào những
ruộng nhỏ rồi tiếp tục dang nắng tiếp khoảng một tuần sau là thu
hoạch.
Sau khi nước biển đã hoàn toàn bốc hơi còn lại các tinh thể muối
được cấu tạo thành những viên to hay nhỏ một cách tự nhiên, không
gò bó theo khuôn khổ nào, khi ấy người ta cào dồn lại thành nhiều
đống.
24

B ộ sưu tập: Ninh Hòa trong tôi ------ Nghề TT Ninh Hòa-------- Đỗ Công Trung
Rồi sau đó họ gánh dồn lại một chỗ chờ xe chở về nhà hoặc đi giao
cho khách hàng các nơi.
25

×