ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TẠ THỊ THANH HÀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG
LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
(QUA THỰC TẾ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội - Năm 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TẠ THỊ THANH HÀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG
LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
(QUA THỰC TẾ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI)
Chuyên ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số
: 62 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Thế Kiệt
2. TS Ngô Thị Thu Ngà
Hà Nội- Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Tạ Thị Thanh Hà
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 3
5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................................ 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................................... 4
7. Bố cục của luận án ......................................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........ 5
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về đạo đức, giáo dục đạo
đức, lối sống, lối sống sinh viên ....................................................................................... 5
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về đạo đức ................... 5
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về giáo dục đạo đức ........... 10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về lối sống, lối sống sinh
viên ....................................................................................................................... 13
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng xây dựng lối sống, giáo
dục đạo đức trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam và sinh viên Hà Nội 16
1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm và giải pháp giáo dục
đạo đức trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam và sinh viên Hà Nội ..... 19
1.4. Khái qt kết quả các cơng trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp tục
nghiên cứu .......................................................................................................................... 24
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan đến đề tài ............. 24
1.4.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ................................ 25
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 26
Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNGCHO
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ............... 27
2.1. Lối sống và nội dung của việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện
nay hiện nay ....................................................................................................................... 27
2.1.1. Khái niệm lối sống, tính quy luật của sự hình thành và phát triển lối sống 27
2.1.2. Sinh viên và xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam .............................. 35
2.1.3. Nội dung lối sống cần xây dựng cho sinh viên Việt Nam hiện nay.............. 40
2.2. Giáo dục đạo đức cho sinh viên và vai trị của nó trong việc xây dựng lối sống
cho sinh viên Việt Nam hiện nay ................................................................................... 47
2.2.1. Đạo đức, giáo dục đạo đức cho sinh viên ................................................... 47
2.2.2. Các yếu tố biểu hiện bản chất giáo dục đạo đức trong việc xây dựng lối sống cho
sinh viên Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 51
2.2.3. Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên
Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 65
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 71
Chương 3. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNGCHO
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
(QUA THỰC TẾ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI)............... 73
3.1. Đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Hà Nội ảnh hưởng đến giáo dục đạo
đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên và đặc điểm sinh viên Hà Nội ............ 73
3.2.Thựctrạng giáo dục đạo đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam
hiện nay (qua thực tế các trường cao đẳng, đại học Hà Nội)......................................... 77
3.2.1. Thành tựu và hạn chế của chủ thể trong hoạt động giáo dục đạo đức nhằm
xây dựng lối sống cho sinh viên ............................................................................ 77
3.2.2. Thành tựu và hạn chế trong việc đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục
đạo đức nhằm xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay .................... 100
3.2.3. Thành tựu và hạn chế của bản thân sinh viên Việt Nam trong việc tự giáo
dục đạo đức nhằm xây dựng lối sống ................................................................. 106
3.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế ............................................ 112
3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu ........................................................... 112
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 118
Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................................122
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUNHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆCXÂY DỰNG LỐI
SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................. 124
4.1. Những quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong việc xây
dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay ........................................................124
4.1.1. Giáo dục đạo đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên gắn liền với
việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, người trí thức mới ........................ 124
4.1.2. Giáo dục đạo đức nhằm xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay
bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới ............. 127
4.1.3. Giáo dục đạo đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên phải đặt trong
mối quan hệ với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo....................... 130
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong
việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay ........................................131
4.2.1. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trong giáo dục đạo đức
nhằm xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay .................................. 131
4.2.2. Tạo môi trường xã hội, trực tiếp là xây dựng môi trường học đường lành
mạnh, để tác động tích cực đến việc giáo dục đạo đức trong xây dựng lối sống cho
sinh viên Việt Nam hiện nay ............................................................................... 138
4.2.3. Chủ động từng bước chuẩn hóa nội dung các chuẩn mực đạo đức và đa
dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức nhằm xây dựng lối sống
cho sinh viên Việt Nam hiện nay ......................................................................... 146
4.2.4. Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống trong xây dựng
lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay ........................................................... 151
Tiểu kết chương 4 ...........................................................................................................156
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNHKHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt
Giải thích
BCHTƯ
Ban chấp hành trung ương
CNH
Cơng nghiệp hóa
CSCN
Cộng sản chủ nghĩa
CNCS
Chủ nghĩa cộng sản
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CTQG
Chính trị Quốc gia
ĐCSVN
Đảng Cộng sản Việt nam
GDĐĐ
Giáo dục đạo đức
HĐH
Hiện đại hóa
KT-XH
Kinh tế - xã hội
KTTT
Kinh tế thị trường
NCS
Nghiên cứu sinh
LSM
Lối sống mới
Nxb
Nhà xuất bản
SVVN
Sinh viên Việt Nam
TNCS
Thanh niên Cộng sản
TCH
Toàn cầu hóa
PTSX
Phương thức sản xuất
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XDLS
Xây dựng lối sống
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
SVVN là lực lượng quan trọng trong việckế tục, phát huy nguồn trí tuệ
nước nhà, họ sẽ là lực lượng tiên phong trong thời đại kinh tế tri thức và khoa học
công nghệ. Sinh viên hơm nay, được sống trong thời bình ở một chế độ xã hội ưu
việt, được giáo dục, rèn luyện tốt, họ trưởng thành và trở thành lực lượng kế cận,
xứng đáng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,tạo cho thế và lực của nước ta ngày
càng lớn mạnh, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đời sống
của người dân được cải thiện đáng kể.Tuy nhiên, trước những tác động mặt trái của
nền KTTT, cơ chế mở cửa và hội nhập, cùng nhiều nguyên nhân khác, đã làm xuất
hiện sự lệch lạc về lối sống, đạo đức xã hội xuống cấp, tình trạng suy thối đạo đức,
lối sống ngày càng nghiêm trọng ở nhiều đối tượng, trong đó có một bộ phận không
nhỏ sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tình trạng sinh viên sống
thiếu lý tưởng, thiếu ý thức rèn luyện, sống thực dụng, ích kỷ, đua địi, khơng có trách
trách nhiệm với xã hội, thậm chí thiếu trách nhiệm với chính bản thân… có chiều
hướng gia tăng, trở thành nỗi lo chung của gia đình, nhà trường và tồn xã hội.
Bên cạnh đó, đại đa số sinh viên tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, rất
nhạy cảm, dễ bị cuốn hút bởi cái khác lạ, dễ rơi vào cạm bẫy của cái xấu, cái phản
giá trị từ những tác động bên ngoài. Sinh viên chưa có đủ bản lĩnh để phân biệt
giữa cái tốt và cái xấu, cũng như đấu tranh chống lại cái xấu. Để giúp sinh viên có
bản lĩnh vững vàng, giúp họ có “sức đề kháng” trước những tác động tiêu cực của
nền KTTT và xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay, ngày càng trưởng thành, vững
vàng hơn trong cuộc sống, để xứng đáng trở thành những trí thức tương lai của đất
nước, chúng ta cần tăng cườngGDĐĐ trong việc XDLS cho họ. Bởi GDĐĐ trong
việc XDLS cho sinh viên là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, là nền
móng, tạo cơ sở xuất phát và định hướng để góp phần xây dựng và phát triển lối
sống cho SVVN hiện nay; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ trí thức và
nguồn nhân lực chất lượng cao tương lai của đất nước.
1
Việc GDĐĐ trong việc XDLS cho sinh viên trong những năm qua đã đạt
được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, do những nhân tố khách quan và chủ
quan đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến GDĐĐ trong việc XDLS của sinh viên ở cả hai
mặt tích cực và tiêu cực. Mặt khác, bản thân công tác GDĐĐ cũng đặt ra nhiều
vấn đề cần phải khắc phục cả về nội dung và hình thức giáo dục để khơng ngừng
nâng cao hiệu quả GDĐĐ trong việc XDLS cho sinh viên. Đây là vấn đề vừa cơ
bản, vừa có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tương lai
cho sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ
trong việc XDLS cho SVVN hiện nay và làm thế nào phát huy được tính tự giác
học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống của chính bản thân sinh viên, làm thế nào
để sinh viên có đủ “đức”, “đủ tài” đứng vững được trước những tác động của mặt
trái KTTT, hội nhập quốc tế, cũng như sự chống phá của các thế lực thù địch.
Hà Nội là một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội và là cái nôi lớn
đào tạo đội ngũ trí thức tương lai của cả nước, sinh viên ở Hà Nội vừa có những
đặc điểm chung của SVVN, vừa có những nét đặc thù. Có rất nhiều những thuận
lợi và thách thức đặt ra trong công tác GDĐĐ trong việc XDLS cho sinh viên ở
đây. Từ đó, đặt ra yêu cầu trong công tác lý luận, những nội dung cơ bản cần tiếp
tục nghiên cứu một cách có hệ thống, nhằm mang đến cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc
hơn cho các cấp lãnh đạo, các bộ ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã
hội, các nhà trường, gia đình và chính bản thân mỗi sinh viên về tầm quan trọng
của công tác này, để từ đó có chiến lược, hành động cụ thể, thiết thực tạo ra những
chuyển biến tích cực hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức cho SVVN hiện nay.
Việc nghiên cứu GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN, qua thực tế các trường CĐ,
ĐH ở Hà Nội sẽ cho chúng ta cơ sở nền tảng để đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Giáo dục đạo
đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế các
trường CĐ, ĐH ở Hà Nội”làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích vai trị, nội dung, thực trạng GDĐĐ trong XDLS cho
SVVN hiện nay (qua thực tế các trường CĐ, ĐH ở Hà Nội), luận án đề xuấtquan
điểmvà giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảGDĐĐ trong việc XDLS cho
SVVN hiện nay.
2.1. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Làm rõ khái niệm lối sống, lối sống sinh viên và nội dung của việc XDLS
cho SVVN
- Phân tích vai trị, nội dung, phương thứcGDĐĐ trong việc XDLS cho
SVVN hiện nay.
-Phân tích thực trạng GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay (qua
thực tế các trường CĐ, ĐH ở Hà Nội).
-Nêu quan điểm và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
XDLS cho sinh viên có nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau. Trong đó,
GDĐĐ là một phương thức quan trọng nhất, chủ lực nhất để XDLS cho sinh viên.
Trong khuôn khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò củaGDĐĐ
trong việc XDLS cho SVVN hiện nay.
3.2. Phạm vi khảo sát
- Trong khuôn khổ luận án này, NCS chỉ khảo sátGDĐĐ trong việc XDLS
cho SVVN ở một số trường CĐ, ĐH ở Hà Nội hiện nay.
-Thời gian khảo sát chủ yếu từ năm 2008 trở lại đây
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
3
Luận án được thực hiện trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc trong lối sống. Đồng thời,
luận án tham khảo, sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả đã được cơng bố có
liên quan trực tiếp đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp phương pháp lôgic
và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, cấu trúc hệ thống...
- Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu từ các
nguồn, bao gồm các tài liệu có liên quan của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành ở
trung ương và trường CĐ, ĐH các dự án, các cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa
họccó liên quan.
5. Đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu về đạo đức, về lối sống, mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống,
cụ thể làm rõ vai trò của GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay,phân tích
thực trạng GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN qua thực tế các trường CĐ, ĐH ở
Hà Nội. Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ
trong việc XDLS cho SVVN hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hóa về mặt lý
luận vấn đề GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ là tài liệu tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các trường CĐ, ĐH, học
viện, mà cịn là tài liệu tham khảo bổ ích trong lãnh đạo, chỉ đạo, các cơ quan tham
mưu trong công tác sinh viên hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết:
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng về vấn đề GDĐĐ trong việc XDLS
cho SVVN, tác giả tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong
nước và thế giới có đề cập về lối sống, đạo đức, GDĐĐ, lối sống sinh viên
và XDLS cho sinh viên.
Vấn đề GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay đã có nhiều tác
giả nghiên cứu ở những góc độ, cách tiếp cận khác nhau, căn cứ vào nội
dung và logic triển khai trong luận án, tác giả khái quát tổng quan tài liệu
liên quan đến đề tài theo các lát cắt sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về đạo đức,
giáo dục đạo đức, lối sống, lối sống sinh viên
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về đạo đức
Quán triệt sâu sắc quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, A.Siskin
(1961) trong tác phẩm “Nguyên lý đạo đức cộng sản”[135]đã khẳng định đạo đức
là một hình thái ý thức xã hội và chỉ ra nguồn gốc của đạo đức: “Đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu
hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao dịch với nhau hàng
ngày” [131, tr.4]. Cũng trong tác phẩm này, A.Siskin cho rằng: “Thế giới quan của
chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở khoa học của đạo đức cộng sản” [135, tr.66].
G.Bandzeladze (1985) trong cuốn sách “Đạo đức học” tập 1[12], đã làm rõ
nhiều hiện tượng đạo đức và vai trò của đạo đức. Học giả này khẳng định, đạo đức
có nguồn gốc từ việc con người quan hệ với người khác cũng như quan hệ với
chính mình, bên cạnh đó, ơng cũng đi sâu phân tích mối quan hệ giữa đạo đức với
tính cách của con người. Con người sở dĩ là người bởi nhờ có đạo đức,
G.Bandzeladze viết: “Đạo đức là phẩm giá cơ bản của con người, là bản chất của
tính người, của nhân phẩm” [12, tr. 197]. Tác giả chỉ ra đặc trưng cơ bản, bản chất
nhất của đạo đức là “chí cơng vơ tư”, là “sự quan tâm tự giác của những con người
5
đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội. Khác với hành động bản năng của loài
vật, hành vi đạo đức là ở chỗ: sự quan tâm tự giác đến hạnh phúc của những người
khác có tính chất tự nguyện” [12, tr. 104].
Trong tập 2 cuốn “Đạo đức học”[13], G.Bandzeladze (1985) đã hệ thống
những vấn đề lý luận chung nhất của đạo đức như: trong chương 1 tác giả làm rõ
khái niệm đạo đức học là gì; chương 2 làm rõ quá trình phát sinh, phát triển của
đạo đức; ở chương 3 chỉ ra mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái ý thức xã
hội khác; trong chương 4, tác giả trình bày lý thuyết đạo đức CSCN. Trong tác
phẩm này, Bandzeladze tiến hành phân tích một số phạm trù cơ bản của đạo đức
học như: lương tâm, hạnh phúc, nghĩa vụ, trách nhiệm...Trong phần cuối của cuốn
sách, tác giả trình bày và phân tích rõ một số nguyên tắc của đạo đức mới là: chủ
nghĩa tập thể, tinh thần quốc tế, lòng yêu nước và tinh thần yêu lao động.
A.G.Xpirkin (1989) trong cuốn sách: “Triết học xã hội, tập 2”[170],đã chỉ ra
đạo đức là: “Hệ thống những chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếp giữa các cá
nhân và hành vi con người nhằm bảo đảm sự thống nhất lợi ích của cá nhân và tập
thể” [170, tr.84]. Như vậy, theo tác giả này, đạo đức chính là “cơng cụ” để điều
chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người, nhằm tránh khỏi những mâu
thuẫn, xung đột về lợi ích giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội.
Cuốn sách: “Thị trường và đạo đức”[122],Tom G.Palmer (2012) đã tập hợp
nhiều bài viết, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ…
Xuất phát từ những quan điểm của mình, mỗi tác giả đề cập đến một khía cạnh
khác nhau về thị trường tự do và đạo đức, cũng như sự biến đổi của đạo đức.
Các cơng trình khoa học nêu trên, đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về
đạo đức: từ khái niệm đạo đức, nguồn gốc ra đời, quá trình phát sinh, phát triển
của đạo đức, cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái ý thức xã hội
khác. Bên cạnh đó, đề cập đến vai trò của đạo đức trong việc điều chỉnh mối quan
hệ giữa con người với con người, con người với xã hội. Đây là nguồn tư liệu quý
báu, là cơ sở lý luận quan trọng giúp NCS tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về
đạo đức, cũng như vai trò của các giá trị đạo đức trong việc XDLS cho sinh viên.
6
Đạo đức và các phạm trù cơ bản của đạo đức học mác xít là một nội dung
được các học giả Việt Nam quan tâm, nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn đời sống, để làm sáng tỏ quan niệm của các nhà mác xít về đạo đức. Tiêu
biểu như sau:
Tác giả Vũ Khiêu (1993) với bài viết: “Giá trị đạo đức trong xã hội ta ngày
nay”[86] đã chỉ rõ giá trị quan trọng nhất của đạo đức trong xã hội ta hiện nay là
lòng trung thành với Tổ quốc: “Giá trị đạo đức của chúng ta phải là sự thống nhất
chặt chẽ giữa động cơ và hiệu quả, phải là sản phẩm cao nhất của lòng trung thành
vô hạn với Tổ quốc, với CNXH và của tinh thần quyết tâm hồn thành nhiệm vụ,
đó là: Giá trị đạo đức của những hành vi được con người lựa chọn và đánh giá như
việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội…Giá trị đạo đức vì thế có
tính chất thiết yếu đối với đời sống xã hội[86, tr.23].
Trong tác phẩm “Các dạng đạo đức xã hội”[75], tác giả Trần Hậu Kiêm
(1993)đã đưa ra và phân tích các dạng đạo đức trong xã hội nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và XHCN. Từ đó, ơng đi đến kết luận:
“Đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội, quy định, điều chỉnh sự giao tiếp
và hành vi xử sự của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất
lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng” [77, tr.112].
Trong cuốn sách “Đạo đức học”[78]của Trần Hậu Kiêm và Bùi Công Trang
(1997) chủ biên đã nêu rõ: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội,
hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá
nhân và tập thể hay toàn xã hội…Đạo đức học Mác – Lênin là khoa học nghiên
cứu đạo đức” [78, tr.7]. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả cịn phân tích một
số phạm trù của đạo đức học, đồng thời phân tích một số nguyên tắc của đạo đức
học XHCN và đưa ra yêu cầu của đạo đức trong một số lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Bài viết: “Quan niệm mác xít về thiện và ác” [148] của tác giả Vũ Văn
Thuấn (1997), đã phát triển quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về phạm trù cái
thiện, cái ác. Tác giả viết: “Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, thiện và ác là khái niệm
7
đối lập nhau, hoàn toàn thuộc về lĩnh vực đạo đức, do hình thái ý thức xã hội và
tồn tại xã hội quyết định. Cho nên, muốn tìm hiểu và đánh giá đúng đắn về thiện
và ác, không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung của khái niệm, mà phải đi
sâu tìm hiểu ngun nhân đích thực của nó là tồn tại xã hội, nghĩa là ở trong PTSX
của xã hội chứ khơng phải ở bên ngồi xã hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần
túy của xã hội” [148, tr.36-39].
Trong cuốn sách “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện
nay”[25], các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (2003) đã nghiên
cứu những tác động của KTTT đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có đạo đức.
Cuốn sách là tập hợp các bài viết trình bày trong hội thảo khoa học tổ chức vào
tháng 8/2001. Kết cấu của cuốn sách gồm 3 phần, phần 1 là các bài viết liên quan
đến Những tác động của KTTT đối với đạo đức; các bài viết về Vai trò của đạo
đức trong điều kiện KTTT là nội dung của phần 2; trong phần 3 là các bài viết liên
quan đến vấn đề Xây dựng đạo đức trong kiều kiện KTTT ở nước ta hiện nay. Nhìn
chung, nội dung cơ bản trong cuốn sách này là lý giải những vấn đề đạo đức nảy
sinh trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam; đồng thời chỉ rõ vai trò của đạo
đức đối với sự phát triển KT-XH của đất nước; từ đó chỉ ra yêu cầu phải xây dựng
đạo đức phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN.
Trong cuốn “Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin”[99] do Nguyễn Ngọc
Long, Nguyễn Thế Kiệt (2004) (đồng chủ biên) đã coi đạo đức là một trong những
hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội.
Hai tác giả chỉ ra đặc trưng cơ bản của đạo đức là ý thức, hành vi tự nguyện của
con người đối với con người và với xã hội. Đạo đức có vai trị hết sức quan trọng
trong việc điều chỉnh hành vi của con người, thông qua các chuẩn mực, nguyên tắc
đạo đức giúp cho cá nhân và xã hội cùng tồn tại, phát triển, đảm bảo hài hịa quan
hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, hướng con người vươn tới Chân - Thiện, Mỹ:
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong
quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá
nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [99, tr.8].
8
Bài viết “V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng”[98] của Trần Ngọc Linh
(2005), đã tập trung làm rõ quan niệm của V.I.Lênin về đạo đức cách mạng. Với
những biểu hiện của đạo đức cách mạng mà Lênin đề cập tới như: tinh thần giác
ngộ, lòng trung thành cao độ với lý tưởng cách mạng, sự phấn đấu hết mình cho lý
tưởng cách mạng, hy sinh lợi ích bản thân, thậm chí sẵn sàng hy sinh cả tính mạng
vì sự nghiệp cao cả của cách mạng để biến lý tưởng cách mạng thành hiện thực…
Tác giả tiếp tục đề cập đến quan niệm của Lênin về xây dựng đạo đức cách mạng,
nhưng tác giả lưu ý rằng, “phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện, học
tập trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản và toàn bộ sự nghiệp này không
tách rời cuộc sống sôi nổi” [98, tr. 5-7].
Trong cuốn sách “Mấy vấn đề về đạo đức học mác xít và xây dựng đạo đức
trong điều kiện KTTT ở Việt Nam hiện nay”[83] tác giả Nguyễn Thế Kiệt (2012)
đã khẳng định: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đặc biệt tác giả chỉ ra quy
luật vận động và phát triển của đạo đức. Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát
những vấn đề lý luận của đạo đức học mác xít, đề cập đến đạo đức mới, chỉ ra vai
trò và các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới – đạo đức XHCN; bên cạnh đó, tác
giả cịn đề cập đến vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện KTTT ở Việt
Nam hiện nay.
Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài và trong nước kể
trên, đã mang đến một cái nhìn tương đối đa dạng, tồn diện về đạo đức. Các tác
giả không chỉ bàn về khái niệm đạo đức, nguồn gốc ra đời và phát triển của đạo
đức, mà còn đi sâu nghiên cứu đạo đức trong thời đại mới, chỉ ra các nguyên tắc,
các chuẩn mực đạo đức chi phối, điều chỉnh hành vi của con người cũng như mối
quan hệ giữa con người và con người, con người với xã hội. Đặc biệt, các tác giả
đã chỉ ra tác động của KTTT đến các giá trị đạo đức truyền thống, cũng như vấn
đề xây dựng đạo đức trong điều kiện KTTT. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý báu
đối với NCS trong q trình thực hiện luận án, NCS có cái nhìn lịch sử về vấn đề
đang nghiên cứu, cũng như dễ dàng khái quát sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
dân tộc trong bối cảnh mới của dân tộc, từ đó thuận lợi hơn khi lựa chọn nội dung
các giá trị đạo đức cần giáo dục cho sinh viên để XDLS cho họ.
9
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về giáo dục đạo đức
Trong
tác
phẩm
“Giáo
dục
con
người
chân
chính
như
thế
nào”[169],V.A.Xukhơmlinxki (1981) đã trình bày một cách sinh động, hấp dẫn
các phạm trù, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức. Qua những lời khuyên của các
nhà giáo dục với trẻ em, thanh thiếu niên và câu chuyện tác giả trao đổi với các
nhà giáo dục,A.Xukhômlinxki đã nêu phương pháp hình thành đạo đức cho đối
tượng học sinh. Theo ông, phải giáo dục cho học sinh biết thế nào là sống đúng,
hành động đúng, giúp cho sinh viên có thái độ đúng đối với bản thân và đối với
người khác: “Muốn cho lý tưởng đạo đức trở thành hiện thực, cần dạy cho con
người biết sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và người
khác” [169, tr.17].
V.A.Xukhômlinxki coi giáo dục đạo lý làm người như một điều hệ trọng
bậc nhất, đối với thế hệ trẻ, từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
ĐH. Điều quan trọng ấy chính là làm cho mỗi con người, từ khi sinh ra đến khi
trưởng thành, bước vào đời, trong lý trí và tâm hồn của họ ln xuất hiện những
tình cảm cao đẹp và ln hướng tới những gì tốt đẹp nhất, giúp cho “khát vọng
nhìn thấy vẻ đẹp của con người và của tâm hồn con người, củng cố cái đẹp trong
bản thân mình, khinh ghét sự hèn nhát, sự yếu đuối và sự nhu nhược” [169,
tr.470]. Học giả này cho rằng, chức năng cơ bản nhất của GDĐĐ chính là phát
triển và hoàn thiện nhân cách của con người.
Tháng 8 năm 2001, Viện Triết học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn quốc gia tổ chức hội thảo “Những vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT
ở nước ta hiện nay” các bài viết trong hội thảo được tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nguyễn Văn Phúc (2003) tập hợp trong cuốn “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”[26]. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm
của đông đảo các nhà khoa học, đã có nhiều bài viết đề cập tới việc GDĐĐ trong
điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong đó có tác giả khẳng định:
“GDĐĐ trong cơ chế mới của chúng ta không phải là xây dựng đạo đức trong
KTTT bất kỳ, mà là KTTT định hướng XHCN, tức là KTTT dưới sự tác động của
kiến trúc thượng tầng XHCN. Trong xã hội đó, ý thức đạo đức XHCN giữ vai trò
10
chủ đạo trong đời sống đạo đức. Đây là một đặc thù cơ bản của GDĐĐ trong
KTTT ở nước ta hiện nay”[26, tr.278-279].
Trong cuốn “Giáo trình đạo đức học”[134]của Trần Đăng Sinh, Nguyễn
Thị Thọ(2008)đã khẳng định: GDĐĐ là vấn đề được nêu ra từ rất sớm trong lịch
sử và luôn được quan tâm ở mọi thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, hai tác giả này cũng
nêu lên tầm quan trọng của việc GDĐĐ, lối sống có lý tưởng, yêu lao động, sống
có trách nhiệm với cộng đồng trong điều kiện đổi mới đất nước ta hiện nay.
Hội thảo “GDĐĐ cho học sinh, sinh viên ở nước ta: thực trạng và giải
pháp”[76]do Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam tổ chức năm 2008. Phần
lớn các tham luận của các chuyên gia, các nhà tâm lý học, các nhà giáo dục học đều
cho rằng: sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận học sinh, sinh viên, thanh niên Việt
Nam hiện nay, xuất phát từ nguyên nhân do sự buông lỏng trong công tác quản lý
giáo dục con cái của các gia đình và do mặt trái của KTTT tác động đến học sinh,
sinh viên. Từ đó, các nhà khoa học đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả của hoạt động GDĐĐ cho học sinh, sinh viên ở nước ta trong điều
kiện mới.
Bài viết “Đạo đức học sinh – sinh viên ở nước ta: thực trạng và giải pháp
giáo dục[2], của tác giả Phạm Kim Anh (2008) đã chỉ ra: đạo đức và GDĐĐ cho
học sinh, sinh viên là vấn đề cấp bách, đáng báo động đối với không chỉ ngành
giáo dục mà đối với tồn xã hội.
Tác giả Phạm Thái Bình (2009) với bài viết “Tăng cường công tác GDĐĐ
trong các trường Công an nhân dân trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh” [15],
đưa ra u cầu phải có sự đổi mới trong nhận thức và từng bước tăng cường công
tác GDĐĐ truyền thống dân tộc cho sinh viên, thanh niên, kết hợp hài hịa giữa
gia đình - nhà trường - xã hội trong GDĐĐ cho học viên Công an nhân dân, để
khắc phục thực trạng suy thoái về đạo đức nghiêm trọng, đáng báo động hiện nay.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong
định hướng lối sống” [136] (2009), trên cơ sở khảo sát 874 sinh viên, tác giả
Huỳnh Văn Sơn đã đánh giá sự chọn lựa các giá trị đạo đức, nhân văn của hầu hết
các sinh viên chưa rõ ràng, một bộ phận khơng nhỏ sinh viên cịn dao động, nghi
11
ngờ, chưa nhận thức đúng về giá trị của các giá trị đạo đức truyền thống; ở họ cịn
có mâu thuẫn giữa nhận thức với thái độ, hành vi. Từ thực trạng đó, đề tài đã đưa
ra kiến nghị phải chú trọng giáo dục những giá trị đạo đức và nhân văn, thực hiện
GDĐĐ bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi
của đối tượng được giáo dục.
Vấn đề GDĐĐ cũng được bàn đến trong cuốn sách“Giáo dục với việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên”[1]của tác giả Hoàng Anh (2012)và trong
bài báo “GDĐĐ cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay”[17] của Phan Văn Bính
(2012). Trong cuốn sách của mình, tác giả Hoàng Anh đã chỉ ra tầm quan trọng, nội
dung và yêu cầu của việc GDĐĐ cho sinh viên sau khi phân tích thực trạng đạo đức
SVVN [1]. Tác giả Phan Văn Bính thì nêu rõ: để đảm bảo sự phù hợp của ý thức
đạo đức với sự phát triển của xã hội trong điều kiện mới; xuất phát từ mục tiêu, định
hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta; cũng như do yêu cầu khắc
phục những hạn chế trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên hiện nay,
nên GDĐĐ cho sinh viên trở thành một yêu cầu tất yếu. Từ cơ sở đó, Phan Văn
Bính cho rằng cần giáo dục cho sinh viên những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần độc lập tự
chủ, văn hóa giao tiếp...Theo tác giả, để GDĐĐ một cách hiệu quả cần: thực hiện
thơng qua các mơn học lý luận chính trị Mác - Lênin, nêu gương “người tốt việc
tốt”; thông qua các hoạt động chính trị - xã hội…
Trong cuốn sách “GDĐĐmới cho sinh viên trong điều kiện KTTT ở Việt Nam
hiện nay”[9] của Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (đồng chủ biên), (2013)gồm 3
chương: chương 1 nêu lên tầm quan trọng và nội dung GDĐĐ mới cho sinh viên
trong điều kiện KTTT ở Việt Nam hiện nay; chương 2 các tác giả tập trung phân tích
thực trạng GDĐĐ mới cho sinh viên; các tác giả đưa ra giải pháp tăng cườngGDĐĐ
mới cho sinh viên hiện nay trong chương 3. Có thể nói, trong cuốn sách này, các tác
giả đã đưa ra những luận giải khá thuyết phục về các vấn đề liên quan đến GDĐĐ nói
chung và GDĐĐ mới nói riêng trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay.
Trong cuốn sách: “GDĐĐ với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [125]của Trần Sỹ Phán (2016), tác giả đã
12
tập trung làm rõ các khái niệm đạo đức, nhân cách, giáo dục… Sau khi bàn đến
khái niệm giáo dục, tác giả lý giải làm rõ thực chất, vai trò, tầm quan trọng của
GDĐĐ đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của con người nói chung và
của SVVN nói riêng trong điều kiện KTTT, hợp tác quốc tế sâu rộng hiện nay.
Tác giả nêu rõ: “…cần tăng cường hơn nữa cơng tác GDĐĐ cho sinh viên để hình
thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách trong họ,
mà sự phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách là nội dung cơ
bản và là mục tiêu trực tiếp của GDĐĐ”[125, tr.39]. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu
phân tích đặc điểm SVVN và một số nội dung đạo đức cần giáo dục cho SVVN
hiện nay, cũng như giải pháp nâng cao, phát huy vai trò GDĐĐ đối với sự phát
triển nhân cách SVVN.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã phân tích tương đối tồn diện và sâu sắc
về vai trị của GDĐĐ đối với việc hình thành nhân cách, lối sống cho con người nói
chung, sinh viên nói riêng. Các hình thức, phương pháp GDĐĐ cho sinh viên trong
điều kiện KTTT được các nhà khoa học đưa ra, là những tri thức quý báu cho NCS
thuận lợi hơn khi lựa chọn định hướng nội dung, cách thức giáo dục phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên cũng như đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về lối sống, lối
sống sinh viên
Lối sống nói chung và lối sống sinh viên nói riêng là những vấn đề thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, tiêu biểu như:
Trong cuốn “Lối sống XHCN”[137]của tập thể tác giả thuộc viện Hàn Lâm
khoa học Liên Xô (cũ) (1982)và tác phẩm trùng tên “Lối sống XHCN”[166], của
X.Visnhiốpxki (1982), tác giả của cuốn sách này đã nêu ra các đặc trưng về chất
và lượng của lối sống, luận giải về đực trưng của lối sống. Cơ sở chính trị, kinh tế,
quan điểm đạo đức của lối sống XHCN, lối sống và văn hóa tinh thần dưới chế độ
XHCN. Đồng thời đưa ra phương hướng nhằm tiếp tục hoàn thiện lối sống XHCN.
Đây là những tư liệu quý để NCS kế thừa trong việc thực hiện luận án của mình
khi bàn về khái niệm lối sống, quan điểm đạo đức về lối sống, cơ sở chính trị, kinh
tế của lối sống.
13
Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương
hướng, biện pháp giáo dục”[151] do Mạc Văn Trang (1995) làm chủ nhiệm, đã
đưa ra khái niệm lối sống sinh viên và chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong lối sống
của sinh viên biểu hiện thơng qua q trình lựa chọn giá trị, qua các hoạt động,
thông qua hành vi trong giao tiếp ứng xử và biểu hiện trong sinh hoạt cá nhân.
Đề tài “XDLS và đạo đức mới cho sinh viên Đại học sư phạm phục vụ CNH,
HĐH đất nước”[159], do Nguyển Quang Uẩn (1998) làm chủ nhiệm đã trình bày
những biểu hiện của đạo đức và lối sống của sinh viên sư phạm, thơng qua điều
tra, phân tích thực trạng, cơng trình đã làm nổi bật những mặt tích cực và tiêu cực
trong lối sống của sinh viên sư phạm trong hoạt động học tập, hoạt động đoàn thể,
sinh hoạt cá nhân và biểu hiện của lối sống trong cả việc sử dụng thời gian rảnh
rỗi của sinh viên.
Cuốn sách “Lối sống XHCN và xu thế TCH”[90] do Thanh Lê (2001) (chủ
biên), tác giả nghiên cứu khái niệm “lối sống” với tư cách là một hình thái ý thức
xã hội, coi lối sống như một “chỉnh thể sinh động cụ thể”. Bên cạnh đó, họ chỉ ra
lối sống là một đề tài có tính thời sự trong bối cảnh TCH, và trong nghiên cứu cần
chỉ ra được những điểm nổi bật trong “lối sống XHCN”.
Cuốn “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”[165]do
Huỳnh Khái Vinh (2001) (chủ biên) đã chỉ ra lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã
hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống của con người, mỗi nền văn hóa, nó gắn
với điều kiện kinh tế, chính trị, tư tưởng cũng như mọi mặt trong đời sống vật chất
và tinh thần của cả xã hội. Trong đó các tác giả nêu rõ: đạo đức đóng vai trị là lẽ
sống, cịn lối sống mang biểu trưng văn hóa điển hình và có vai trị định hình văn
hóa của con người. Một nội dung được đề cập trong cuốn sách này là xu thế biến
đổi của đạo đức, lối sống và các chuẩn giá trị xã hội do tác động của TCH và sự
nghiệp CNH, HĐH. Sau khi phân tích thực trạng đạo đức, lối sống và các chuẩn
giá trị trong điều kiện mới.
Cuốn sách “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay:
một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [61], do Nguyễn Ngọc Hà (2001) (chủ biên)
chỉ ra tư duy và lối sống là các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con
14
người, và cùng với đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nền KT-XH nói chung. Từ
đó, đề ra yêu cầu phải nghiên cứu để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về
đặc điểm trong tư duy và lối sống của con người Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra
sự bất cập, những hạn chế của tư duy, lối sống đối với yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới đất nước trong bối cảnh TCH. Nghiên cứu này, góp phần khơng nhỏ trong
việc nâng cao nhận thức của người dân Việt và cung cấp căn cứ lý luận và thực
tiễn đáng kể cho quá trình hoạch định các chính sách phát triển đất nước trong bối
cảnh mới.
Tác giả Đỗ Huy (2008) trong cuốn sách “Lối sống dân tộc – hiện đại, mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn”[70], lại nghiên cứu lối sống như là tổng hòa những
dạng hoạt động sống tiêu biểu của con người, nó thống nhất với các điều kiện,
hồn cảnh nhất định. Dưới góc độ triết học, tác giả đã nhìn nhận lối sống là sự
phản ánh của PTSX, do điều kiện KT-XH quy định, vì thế lối sống mang bản chất
xã hội và phản ánh tồn tại xã hội. Đỗ Huy chỉ ra bản chất xã hội của lối sống thể
hiện qua mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nó khơng chỉ bị quy định bởi PTSX
mà còn chịu sự quy định của tính dân tộc, truyền thống văn hóa và đặc điểm tâm
lý xã hội.
Tác giả Phạm Hồng Tung (2011) trong cuốn sách “Thanh niên và lối sống
thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [149]đã nghiên
cứu lối sống trong mối quan hệ với văn hóa và khơng gian, thời gian của hoạt
động sống. Theo ông, lối sống bao gồm mọi hoạt động sống được một bộ phận lớn
hoặc toàn thể cộng đồng chấp nhận và thực hiện trong một khoảng thời gian, lối
sống được đặt trong mối quan hệ biện chứng của các điều kiện sống và cịn có sự
liên hệ lịch sử.
Luận án Tiến sĩ triết học “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc
XDLS mới cho SVVN trong bối cảnh TCH hiện nay”[62]của Nguyễn Thị Thanh
Hà (2013) tác giả nêu ramột số khái niệm về lối sống của một số nhà khoa học, từ
đó, đưa ra một khái niệm tương đối toàn diện về lối sống tương đối toàn diện. Bên
cạnh đó, tác giả chỉ ra tầm quan trọng, nội dung của việc XDLS mới cho SVVN
hiện nay.
15
Các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên chính là sự tổng
hợp và luận giải ở nhiều quan điểm, góc độ khác nhau về lối sống, về nội dung và
phạm vi của khái niệm lối sống cũng như đã phân tích, đề cập đến các khái niệm
gần với lối sống. Đây chính là cơ sở lý luận giúp NCS có cơ sở tiếp tục đi sâu
nghiên cứu vấn đề lối sống sinh viên cũng như XDLS cho SVVN nhìn từ góc độ
triết học. Ngồi ra, sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội cũng như
sự biến đổi đạo đức, lối sống trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; sự kế thừa và
phát huy các giá trị đạo đức dân tộc mà các tác giả tập trung nghiên cứu, đã cung
cấp cho NCS nguồn tư liệu quý báu, giúp NCS có cái nhìn đa chiều, biện chứng
hơn về lối sống.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng xây dựng
lối sống, giáo dục đạo đức trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam và
sinh viên Hà Nội
Nghiên cứu về XDLS, GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN, sinh viên ở Hà
Nội cũng thu hút sự quan tâm của không ít các nhà khoa học, dưới nhiều phương
diện khác nhau. Các học giả đã đề cập đến nhiều vấn đề, như:
Các tác giả cuốn sách “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống
văn hóa ở thủ đơ Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đất nước” [26], do
Nguyễn Viết Chức (2001) (chủ biên) đề cập đến tầm quan trọng và sự cần thiết
của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đơ Hà
Nội. Tác giả Đỗ Huy (2001) trong cuốn “Xây dựng mơi trường văn hóa ở nước ta
dưới góc nhìn giá trị học”[71] lại đem đến một cách trình bày khá chi tiết về vấn
đề XDLS dân tộc - hiện đại trong mơi trường văn hóa chung của CNXH ở nước ta
hiện nay. Có thể thấy, các tác giả trong các cơng trình nghiên cứu kể trên, đã đem
đến những nội dung và cái nhìn đa dạng về lối sống, đặc biệt từ góc nhìn văn hóa.
Họ cũng đã chỉ ra được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc XDLS nói chung,
cũng như XDLS XHCN nói riêng, trong điều kiện mới của đất nước.
Luận án Tiến sĩ Triết học “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc trong việc XDLS ở Việt Nam hiện nay”[144] của Võ Văn Thắng
(2005) luận giải khoa học việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền
16
thống dân tộc là tất yếu trong XDLS ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến việc XDLS của con người Việt Nam, đánh giá thực trạng của việc kế
thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong thời gian qua, từ đó
đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm XDLS ở nước ta.
Cuốn sách “XDLS ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hố truyền thống
dân tộc)” [145] của tác giả Võ Văn Thắng (2006) tập trung làm rõ những ảnh
hưởng cả tích cực và tiêu cực của nền KTTT đến đời sống xã hội nói chung và đến
việc XDLS ở nước ta nói riêng, từ đó tác giả đặt ra vấn đề phải xây dựng, hình
thành lối sống mới phù hợp với nhu cầu của quá trình phát triển KT-XH của đất
nước nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.
Cũng trong cuốn sách “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”[149], tác giả Phạm Hồng Tung (2011)
đã nêu ra những đặc điểm cơ bản nhất của thanh niên Việt Nam trong thời đại mới
và chỉ ra những vấn đề có liên quan đến q trình hình thành, hồn thiện nhân cách
và định hướng lối sống của thanh niên Việt Nam. Theo tác giả, vấn đề giáo dục,
nhất là giáo dục nghề nghiệp và bảo đảm công việc là hai vấn đề quan trọng và bức
xúc nhất hiện nay đối với thanh niên. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung phân tích
thực trạng và xu hướng phát triển của lối sống trong thanh niên, sự ảnh hưởng của
lối sống tích cực và lối sống tiêu cực đến thanh niên Việt Nam, đặc biệt là trong
công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Tác giả cũng làm
sáng tỏ vai trò cũng như mức độ tác động của các nhân tố có tính chất định hướng
trong sự biến đổi lối sống và công tác XDLS của thanh niên hiện nay.
Luận án “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong XDLS cho
thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay” [28] của tác giả Mai Thị Dung (2014) đã chỉ ra
vai trò, nội dung của việc XDLSM cho thế hệ trẻ Việt Nam, phân tích rõ nội
dung và yêu cầu của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong XDLSM
cho thế hệ trẻ; đồng thời phân tích các nhân tố tác động và thực trạng của việc
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong XDLSM cho thế hệ trẻ ở Việt
Nam hiện nay.
17
Luận án “Giá trị văn hóa truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh
niên Việt Nam hiện nay” [29] của tác giả Đặng Thị Phương Duyên (2015) đã phân
tích vai trị của giá trị văn hóa truyền thống và phát huy các giá trị ấy đối với sự
phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam; đồng thời tác giả cũng chỉ ra thực
trạng của việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc phát triển lối
sống của thanh niên Việt Nam.
Luận án “Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển
nhân cách SVVN hiện nay(qua thực tế các trường CĐ, ĐH ở Hà Nội)”[66] của tác
giả Phùng Thu Hiền (2015)đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên, chỉ rõ tầm quan trọng và nội dung của việc phát huy các giá
trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách SVVN hiện
nay (qua thực tế các trường CĐ, ĐH ở Hà Nội). Tuy cơng trình nghiên cứu này
khơng trực tiếp bàn về XDLS, GDĐĐ trong việc XDLS cho sinh viên nhưng trên
cơ sở khảo sát thực tế các trường CĐ, ĐH ở Hà Nội, tác giả đã chỉ ra đặc điểm của
sinh viên Hà Nội, cũng như thực trạng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống
đối với việc xây dựng nhân cách sinh viên, chính là nguồn tư liệu quý báu giúp
NCS thuận lợi hơn khi tiến hành khảo sát, phân tích thực tiễn GDĐĐ trong XDLS
cho SVVN hiện nay qua thực tiễn ở Hà Nội.
Cuốn sách “Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống
mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [11] do Lương Gia Ban và Nguyễn Thế Kiệt
(2017) (đồng chủ biên), các tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề lối sống mới của
sinh viên, phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong GDĐĐ nhằm XDLS cho
sinh viên. Các tác giả đã đi sâu phân tích tầm quan trọng và nội dung giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc trong XDLS mới cho sinh viên trong điều kiện
KTTT và hội nhập quốc tế hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu nói trên của các tác giả đã giúp NCS nhìn nhận,
phân tích dịng chảy của các giá trị đạo đức, lối sống của dân tộc theo chiều dài
lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, thấy được các nhân tố tác động đến lối sống trong
18