Tải bản đầy đủ (.pdf) (319 trang)

Mối quan hệ văn hóa tày việt dưới góc độ thẩm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 319 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Thị Thu Hƣơng

MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA TÀY – VIỆT DƢỚI GÓC ĐỘ THẨM MỸ
QUA MỘT SỐ KIỂU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CƠ BẢN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Thị Thu Hƣơng

MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA TÀY – VIỆT DƢỚI GÓC ĐỘ THẨM MỸ
QUA MỘT SỐ KIỂU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CƠ BẢN

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62.22.36.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS VŨ ANH TUẤN
2. GS. TS KIỀU THU HOẠCH
HÀ NỘI - 2007



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU QUAN HỆ VĂN HÓA TÀY - VIỆT QUA TRUYỆN KỂ DÂN
GIAN
1.1. Tổng quan về lý thuyết văn hoá tộc người

22

1.2. Phác hoạ quá trình giao lưu và tiếp biến văn hố Tày – Việt trong lịch sử

28

1.3.Vai trị của truyện kể dân gian trong văn hóa tộc người

39

1.4.Tiếp cận truyện kể dân gian Tày, Việt theo tinh thần folklore học

45

Tiểu kết chương 1


54

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ VĂN HOÁ TÀY – VIỆT QUA KHẢO SÁT SO
SÁNH KIỂU TRUYỆN NGƯỜI ANH HÙNG KIẾN TẠO THẾ GIỚI, KIẾN
TẠO VŨ TRỤ
2.1.Tiếp cận hình thức cấu tạo cốt truyện

55

2.2. Tiếp cận theo motif

80

Tiểu kết chương 2

96

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ VĂN HOÁ TÀY- VIỆT QUA KHẢO SÁT SO
SÁNH KIỂU TRUYỆN NGƯỜI ANH HÙNG VĂN HỐ
3.1. Nhân vật anh hùng văn hố, sự tiếp nối có cơ sở lịch sử

98

3.2. Các dạng thức của nhân vật anh hùng văn hoá

99


3.3. Sự tương đồng và khác biệt trong cấu tạo cốt truyện và trong việc tái tạo motif

đặc trưng của kiểu truyện nhân vật anh hùng văn hoá Tày – Việt

102

3.4. Những nhân vật anh hùng văn hoá tiêu biểu mang dấu ấn văn hố tộc người
Tày



Việt,

từ

góc

nhìn

mối

quan

hệ

văn

hố

tộc

người


130
Tiểu kết chương 3

153

CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ VĂN HOÁ TÀY – VIỆT QUA KHẢO SÁT SO
SÁNH KIỂU TRUYỆN NGƯỜI ANH HÙNG CHIẾN TRẬN CHỐNG GIẶC
NGOẠI XÂM
4.1. Sự vận động mang tính quy luật tạo thành kiểu truyện

154

4.2. Kết cấu của kiểu truyện người anh hùng chiến trận trong truyện kể dân gian
TàyViệt

158

4.3.Những motif đặc trưng của kiểu truyện

178

Tiểu kết chương 4

192

KẾT LUẬN

195


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

201

TÀI LIỆU THAM KHẢO

202

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
DANH MỤC CÁC TẬP TRUYỆN DÂN GIAN CHÍNH ĐƯỢC KHẢO SÁT

226

DANH MỤC CÁC TRUYỆN ĐƯỢC DÙNG ĐỂ KHẢO SÁT

227

PHỤ LỤC 2:
ẢNH VÀ BẢN ĐỒ

298


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Giá trị thời sự của đề tài:
1.1.1. Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như
vũ bão đã làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn

hoá dân tộc và văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Coi trọng văn
hố truyền thống chính là coi trọng nền tảng sức mạnh tinh thần của dân tộc. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã nêu rõ: "Di sản văn hoá là
tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hoá truyền thống" [13, tr.63]. Xu thế trở về cội nguồn để
khẳng định những giá trị văn hố truyền thống là hướng đi mang tính tất yếu của
thời đại.
1.1.2. Trong bối cảnh tồn cầu hố của thời đại mới, việc khẳng định giá trị
văn hoá truyền thống từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau vừa là yêu cầu và vừa là
thách thức đối với nhiều nhà nghiên cứu. Nhà thơ Cù Huy Cận đã khẳng định trong
buổi toạ đàm về tun ngơn tồn cầu hố về đa dạng văn hoá của Unesco vào ngày
23/8/2002: "Việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống hiện nay là một vấn đề
cực kỳ quan trọng trước nguy cơ đồng dạng văn hoá, áp đặt các nền văn hoá của các
nước phát triển với những quốc gia nhỏ bé. Điều này sẽ làm cho bản sắc văn hoá bị
biến dạng và mất đi nét đặc trưng của nó…"[161]. Một trong những vấn đề mang
tính thời sự của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là ủng hộ đa dạng văn hoá và
chống lại nguy cơ đồng dạng văn hoá. Muốn làm được điều đó, trước tiên mỗi dân
tộc phải tự khẳng định được bản sắc văn hoá đặc thù của chính dân tộc mình trên
con đường tiếp xúc hội nhập. Với cái nhìn tổng thể, văn hố được hiểu là một phạm
trù rất năng động với đủ các khía cạnh về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm…
Với cách hiểu đó, văn hố đã khắc hoạ nên sắc thái diện mạo của mỗi vùng, miền,
mỗi quốc gia dân tộc. Đúng như nhận định của Trần Quốc Vượng, "Việt Nam là

1


một quốc gia nhưng là một quốc gia đa tộc… song nền văn hoá Việt Nam lại rất đa
dạng, theo thời gian diễn triển, theo khơng gian gia đình - làng xã, vùng miền - tộc
người… theo các mối giao lưu rồi giao thoa, hỗn chủng, đan xen, hỗn dung, tiếp

xúc biến đổi, biến dạng nhưng cuối cùng vẫn hội tụ - kết tinh và định hình một nền
văn hố Việt Nam" [305, tr.199]. Như vậy, hướng nghiên cứu mối quan hệ văn hoá
tộc người trong cộng đồng Việt Nam thống nhất cần được sự quan tâm đặc biệt của
nhiều ngành nghiên cứu.
1.1.3. Nói như Tơ Ngọc Thanh, nền văn hoá Việt Nam “là nền văn hoá kết
tinh những giá trị văn hoá các tộc người, đồng thời lại là cơ sở cho quá trình giao
lưu giữa các nền văn hoá tộc người để trở nên mạnh hơn, rộng hơn, nhanh hơn
khiến cho văn hố mỗi tộc người giàu có hơn và phát triển nhanh hơn" [196, tr.37].
Nghiên cứu quan hệ văn hoá giữa tộc người chủ thể Kinh (Việt) với các tộc người
khác sẽ làm sáng tỏ quy luật phát triển theo hướng trao đổi, tiếp thu văn hoá bằng
hồ hợp dân tộc để xây dựng nền văn hố thống nhất nhưng lại mang phong cách
độc đáo của mỗi tộc người. Cái độc đáo trong văn hoá của từng tộc người đã góp
phần tạo nên diện mạo chung của văn hố Việt Nam, có những yếu tố riêng mang
tính đặc thù bên cạnh những yếu tố chung mang tính phổ quát.
Trong đại gia đình các tộc người Việt Nam, tộc người Tày là tộc người có số
dân đơng thứ hai sau người Kinh (Việt), có quan hệ gắn bó với người Kinh theo
suốt chiều dài của lịch sử từ thời mở nước đến tận ngày nay. Mối quan hệ văn hoá
Tày - Việt là mối quan hệ đặc biệt, cần phải được bảo lưu và phát triển.
1.2. Giá trị lý luận của đề tài:
1.2.1. Kho tàng văn học dân gian cổ truyền, nhất là kho tàng truyện kể dân
gian của các tộc người Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hố truyền thống vơ
giá đã được truyền giao qua nhiều thời đại. Qua truyện kể dân gian chúng ta có thể
nhận diện được nguồn gốc các loại hình văn hoá với đặc trưng vùng, địa phương rõ
nét cùng với phong tục tập quán, tôn giáo của một tộc người hay của cả một dân
tộc. Vì thế, khai thác, giải mã truyện kể dân gian để tìm ra những giá trị văn hoá
truyền thống tiềm ẩn qua nhiều lớp nghĩa là lý do mang tính học thuật đầu tiên.

2



1.2.2. Văn học dân gian với ưu thế về chất liệu ngôn từ trong sự phản ánh
thực tại là sự tích hợp những giá trị ưu tú nhất của văn hoá dân gian và tiềm ẩn
nhiều mạch nguồn văn hoá, tư tưởng của dân tộc. Văn học dân gian mang sức nặng
của cả một gia tài văn hoá được trải nghiệm qua không gian và thời gian, được bảo
lưu và trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tìm hiểu, phân tích những giá trị
của các tác phẩm văn học dân gian có nghĩa là góp phần nghiên cứu, bảo tồn và
phát huy văn hoá dân tộc.
1.2.3. Văn hoá - văn học dân gian của tộc người Tày và Kinh (Việt) là một
bộ phận không thể tách rời trong kho tàng văn hoá - văn học dân gian Việt Nam. Để
hiểu sâu sắc hơn nền văn hoá Việt Nam, thì việc khám phá những giá trị thẩm mỹ
và giá trị tư tưởng của kho tàng văn hoá - văn học dân gian của người Tày cũng như
người Việt qua sự tiếp xúc ngôn ngữ, giao thoa, tiếp biến, dung hợp văn hoá theo cả
hai chiều Tày - Việt và Việt - Tày là hướng nghiên cứu có ý nghĩa nhiều mặt, cả về
lý luận lẫn thực tiễn trong việc sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian nói
chung và truyện kể dân gian nói riêng. Sự phát triển không ngừng của học thuật và
sự mở rộng hướng tiếp cận nhiều chiều trong nghiên cứu đã giúp các nhà nghiên
cứu văn hoá - văn học dân gian Việt Nam từng bước có được nhận thức chính xác
về mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học dân gian với văn hoá dân gian.
Đề tài đã được lựa chọn "Mối quan hệ văn hố Tày – Việt dƣới góc độ
thẩm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản" có cơ sở lý luận và thực
tiễn nằm ngay trong bản chất đặc trưng của văn học dân gian: đặc trưng văn học và
đặc trưng văn hoá. Hệ thống luận điểm của đề tài sẽ được giải quyết giữa hai góc độ
ngữ văn và dân tộc học, bởi lẽ văn học dân gian là một thành phần hữu cơ của văn
hố dân gian có tính ngun hợp và tính đa chức năng. Đặc biệt, đối với những di
sản văn hoá dân gian đã lùi sâu vào dĩ vãng, là sản phẩm có căn rễ từ thời kỳ thị tộc,
bộ lạc như thần thoại, truyền thuyết... thì tính ngun hợp về lao động xã hội, về đối
tượng phản ánh của nó rất nổi đậm. Đã từng có nhiều cơng trình thuộc những lĩnh
vực khoa học khác nhau tiếp cận nghiên cứu đó ở những góc độ khác nhau như:
dưới góc độ lịch sử, dưới góc độ xã hội học..., đến lượt mình, chúng tơi lựa chọn


3


cách tiếp cận dưới góc độ thẩm mỹ (chữ dùng của Đinh Gia Khánh). Nghiên cứu
mối quan hệ văn hoá dưới góc độ thẩm mỹ có nghĩa là chúng tơi phải khảo sát, kết
hợp với cảm nhận, phân tích, suy luận từ những hình tượng, hình ảnh cụ thể của
từng kiểu truyện, kiểu nhân vật để tìm ra quan hệ văn hố ẩn chứa bên trong. Trên
cơ sở đó, lý giải sự tương đồng và dị biệt của những motif, những kiểu truyện tiêu
biểu mang tính đặc thù của văn hố tộc người và tính phổ qt của văn hố dân tộc
thơng qua lăng kính nghệ thuật thẩm mỹ dân gian.
Sự giới hạn “qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản” cũng có lý do nằm
ngay trong thuộc tính của các kiểu truyện được chọn lựa. Đó là hầu hết các kiểu
truyện được sử dụng làm đối tượng khảo sát đều nằm trong thể loại thần thoại,
truyền thuyết hoặc thần thoại đã chuyển hoá thành truyền thuyết. Vấn đề cơ bản là
thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Tày, Việt có đặc điểm trội là chuyển
hố rất nhanh từ thần thoại theo cả ba phẩm chất anh hùng hố, lịch sử hố, dân tộc
hố, có khả năng tích hợp đặc biệt phong phú, tiêu biểu và độc đáo các giá trị văn
hoá Tày cũng như Việt, đồng thời biểu hiện rất đậm nét mối quan hệ văn hoá Tày –
Việt. Thần thoại và truyền thuyết Tày, Việt đã bám sát và phản ánh những vấn đề
quan trọng của lịch sử trong quá trình hình thành hai tộc người. Ở đó, từ ngơn ngữ
đến văn hố cổ truyền nói chung và ý thức tự giác của mỗi tộc người nói riêng đều
tiêu biểu hơn so với tất cả các thể loại khác. Chẳng hạn có ít nhiều trong cổ tích và
rất mờ nhạt trong truyện cười, truyện ngụ ngơn dân gian. Với cổ tích, do khn khổ
luận án, chúng tôi xin được tiếp tục trong một công trình mới. Ở đề tài luận án này,
xin được hiểu “cơ bản” đồng thời cũng có nghĩa là “ tiêu biểu”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
2.1.Vấn đề nghiên cứu so sánh văn hóa các dân tộc ở Việt Nam và nghiên
cứu so sánh văn hố Tày- Việt:
2.1.1. Đặt văn hóa các tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á:
Sự cần thiết của việc nghiên cứu so sánh văn hóa của các tộc người trên lãnh

thổ Việt Nam, nhất là giữa văn hóa của người Kinh (Việt) và văn hóa các tộc người
khác đã từ lâu được giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam đề cập đến. Theo nhiều nhà

4


nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nghiên cứu so sánh văn hóa người Kinh với văn hóa
các tộc người khác cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thực chất là đặt văn hóa Việt Nam
vào bối cảnh Đơng Nam Á để phân tích, nhận diện. Có đặt văn hóa Việt Nam vào
bối cảnh Đông Nam Á mới hiểu hết bản chất, đặc sắc của nền văn hóa này. Nghĩa
là, việc nghiên cứu so sánh nói trên là con đường tất yếu để nhận diện bản sắc văn
hóa Việt Nam.
Thực ra đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về “bối cảnh Đơng Nam Á” của
văn hóa Việt Nam, trong đó có các học giả Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Phạm
Đức Dương, Cao Xuân Phổ ... Chẳng hạn Trần Quốc Vượng cho biết từ năm 1972,
tại Hội nghị Đông Nam Á học Việt Nam lần thứ nhất, ông cùng Cao Xuân Phổ đã
đọc tham luận Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, hoặc Hà Văn Tấn năm 1976
đã viết về văn hóa Hịa Bình trong bối cảnh Việt Nam [305, tr.18]. Năm 1982,
Phạm Đức Dương với chuyên luận về Cội nguồn mơ hình văn hố - xã hội lúa nước
của người Việt qua cứ liệu ngôn ngữ [40, tr.180] đã nêu vấn đề tiếp cận giải mã
ngôn ngữ tiếng Việt trong bối cảnh Đông Nam Á, mà cụ thể ở đây là quan hệ giữa
nhóm tộc người Việt – Mường và nhóm Tày – Thái.
Ở đây, chúng tơi xin dừng lại nhiều hơn với Nguyễn Từ Chi, một trong
những nhà nghiên cứu Việt Nam có ý thức rất sớm về việc cần thiết phải đặt văn
hóa Việt Nam vào bối cảnh Đông Nam Á, người đã bước đầu triển khai chiến lược
nghiên cứu này qua việc tìm hiểu văn hóa người Mường để từ đó, so sánh với văn
hóa người Việt (Kinh). Theo ông, giữa “bộ mặt tộc người” và “cảnh quan” (tức
mơi trường tự nhiên) có mối quan hệ chặt chẽ. Ơng cho rằng để hình thành một bản
sắc văn hóa, có nhiều nhân tố khác nhau nhưng nhân tố mơi trường là quan trọng
nhất: “có nguồn gốc tộc người, có sự giao lưu văn hóa, nhưng điều kiện cho một

nền văn hóa ra đời - mơi trường mới là cái quan trọng nhất” [28, tr.628]. Khi giới
nghiên cứu Việt Nam cịn có những khó khăn trong việc nghiên cứu điền dã ở các
nước Đơng Nam Á, thì việc nghiên cứu bản thân “ba vùng môi trường lớn” của
Đông Nam Á tại Việt Nam có thể khắc phục được khó khăn đó. Bởi vì nếu như
Đơng Nam Á có ba môi trường: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển thì Việt

5


Nam dẫu có nhiều dị biệt, nhưng vẫn có đủ các loại mơi trường của Đơng Nam Á
nói trên. Như vậy, một chiến lược nghiên cứu “nhìn nhận Đơng Nam Á từ góc độ
Việt Nam ” như lời ơng nói, lại có tầm cỡ của một kế hoạch nghiên cứu lớn địi hỏi
cơng sức của nhiều thế hệ và có thể sẽ đưa kết quả “đặt lại vấn đề dân tộc học trên
bối cảnh Đơng Nam Á” [28, tr.629]. Ơng đã phác họa những nét đặc trưng chủ yếu
của văn hóa các tộc người Việt Nam trên bốn vùng cảnh quan: vùng đồng bằng
châu thổ và người Việt; vùng thung lũng chân núi với người Thái, người Mường ở
Tây Bắc, người Tày Nùng ở Việt Bắc; vùng duyên hải cho biết cách ứng xử của cư
dân Việt khi gặp biển; vùng hỏa canh: dọc Trường Sơn và cao nguyên Tây Nam Bộ.
Điều đáng chú ý là ông đã nêu lên một loạt những giả thuyết cho thấy cần suy nghĩ
về văn hóa Việt Nam trong quan hệ tương tác sống động trong lịch sử của các tộc
người. Chẳng hạn, ông nghĩ, “xu hướng chuyển dịch tộc người là từ phương Bắc
xuống” [28, tr.633], do đó, diễn ra một “sự hịa hợp” giữa các tộc người. “Chúng tôi
ngờ rằng, buổi đầu, nhiều tộc người ở gò cao bị sức ép từ phương Bắc đã cùng nhau
tràn xuống chiếm lĩnh toàn bộ đồng bằng sơng Hồng. Khi đã chiếm đóng đồng
bằng, các tộc người bắt đầu hòa hợp (...). Lúa nước (Thái) – giao lưu văn hóa- sức
ép của người Hán, tất cả làm cho các tộc người khác nhau hòa hợp lại, người Việt
được hình thành như vậy. Có thực thế hay khơng?”. Ơng dẫn luận điểm của Gorman
cho rằng cây lúa không phải được thuần dưỡng từ vùng trũng mà là ở chân núi, như
ở vùng của các cư dân Tày, Thái, Nùng ở Việt Nam. Ông lưu ý dấu ấn của người
Thái trong văn hóa nơng nghiệp của người Việt “nông nghiệp cổ truyền ở đồng

bằng Bắc Bộ lại là nông nghiệp kiểu Thái” [28, tr.634]. Hệ thống thủy lợi ở đồng
bằng Bắc Bộ là áp dụng “hệ thống thủy lợi Thái, Mường, Kinh”. Các luận điểm này
như là những quan sát ban đầu, có luận điểm cần được nghiên cứu kỹ hơn nhưng có
thể nói hướng đi như vậy là hết sức thú vị và mở ra những suy nghĩ về văn hóa Việt
Nam trên bối cảnh rộng, giao lưu giữa các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Cách
nhìn mang tính hệ thống này cho phép hình dung văn hóa Việt Nam một cách sống
động, cho thấy các tộc người có văn hóa mang bản sắc riêng đồng thời lại giao lưu,
tiếp biến, làm giàu cho văn hóa của cả cộng đồng dân tộc mà người Việt là chủ thể.

6


Cách nhìn đó là gợi ý quan trọng cho hướng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án
này.
Là nhà dân tộc học nên Nguyễn Từ Chi chưa quan tâm đến yếu tố văn học
dân gian của văn hóa tộc người, tuy vậy “chiến lược” nghiên cứu trên đây là khoa
học và hợp lý, có gợi mở quan trọng cho hướng nghiên cứu quan hệ giao lưu văn
hóa các tộc người trên dải đất Việt Nam. Bản thân Nguyễn Từ Chi đã chọn văn hóa
Mường làm đối tượng nghiên cứu để từ đó , hiểu kỹ thêm văn hóa Việt ( Kinh).
Như Trần Quốc Vượng nhận xét, ngay từ đầu thập kỷ 60, “ơng ( nói về Từ Chi) là
chun gia lớn nhất về nghiên cứu Mường”... “từ việc nghiên cứu Mường trở về soi
sáng việc nghiên cứu Việt” (305, tr. 959].
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu văn hoá tộc người và quan hệ văn hoá Tày – Việt:
Văn hoá và văn hoá tộc người cùng với mối quan hệ văn hoá giữa các tộc
người là một vấn đề rộng lớn thuộc phạm trù nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ chun mơn khác nhau. Trong bài viết về
Văn hoá tộc người - những bình diện nghiên cứu [96], chúng tơi đã khảo sát một số
cơng trình nghiên cứu văn hố tộc người tiêu biểu của Đặng Nghiêm Vạn, Phan
Hữu Dật, Ngô Đức Thịnh, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Đăng Duy, Hồng Nam,
Nơng Quốc Chấn, Nguyễn Chí Hun… Chúng tơi cũng đã tham khảo các cơng

trình có tính chun ngành về một vùng văn hố hoặc một nhóm ngơn ngữ tộc
người để tiếp cận văn hoá của tộc người Tày trong: Một số vấn đề lịch sử văn hoá
các dân tộc ở Việt Bắc [186]; Văn hoá dân gian Cao Bằng[194], Các dân tộc Tày –
Nùng ở Việt Nam[193], Giữ gìn, phát huy di sản các dân tộc Tây Bắc [202], Văn
hoá dân gian Tày [129], Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngơn ngữ Thái
Việt Nam [206], Mấy vấn đề văn hố và văn học dân gian Việt Nam [32], Đóng góp
của các dân tộc nhóm ngữ Tày – Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam [207]…
Trong đó, theo chúng tơi, Văn hố dân gian Tày [129] là cơng trình có giá trị
tổng kết theo hướng nghiên cứu truyền thống văn hố Tày dưới góc độ lịch sử để
khẳng định "Tiến trình văn hố Tày phát triển theo quy luật ngày càng hoà nhập văn

7


hoá khu vực, đồng thời giữ vững bản sắc…" [129, tr.259]. Cơng trình này đã cho
chúng tơi một cách nhìn khá tồn diện về văn hố tộc người Tày.
Tuy nhiên, các cơng trình đã lược điểm ở trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo tả
những đặc trưng văn hoá tộc người hoặc phác hoạ diện mạo văn hoá của từng tộc
người. Hầu như, mối quan hệ giữa tộc chủ thể – tộc người Kinh (Việt) với một tộc
người khác trong khối cộng đồng theo quan hệ giao lưu, tiếp biến về văn hoá mới
chỉ được điểm thoáng qua chứ chưa được khảo sát một cách cụ thể. Đấy là một
hướng mở còn chờ sự khai thác của các nhà nghiên cứu.
Theo sự khảo sát của Phan Hữu Dật, việc nghiên cứu văn hố truyền thống
đã sớm được tìm thấy trong tài liệu dân tộc học sớm nhất ở Việt Nam do chính
người Việt Nam ghi chép cịn lưu lại cho đến nay là tác phẩm Dư địa chí của
Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) trong đó đã đề cập đến sự phân bố dân cư và văn hoá tập
quán của người Việt. Cịn văn hố dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó có văn hố
của người Thổ (Tày), Thái, Nùng, Dao, Mèo (Mông) đã được mô tả lần đầu trong
Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quí Đơn thế kỷ XVIII [29, tr.63 – 64]. Như
vậy có hai hướng nghiên cứu cụ thể đã từng tồn tại: đó là hướng nghiên cứu lịch sử

văn hố của người Việt nói chung và lịch sử văn hố của các tộc người khác trong
đó có tộc người Tày nói riêng. Hàng loạt cơng trình của các nhà dân tộc học người
Pháp và người Việt ngay từ những năm đầu thế kỷ XX đã cung cấp một bức tranh
đa dạng về văn hoá các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Các tác giả người Pháp
như A. Bonifacy, E. Dignet đã viết về tộc người Tày, Nùng ở dạng miêu tả sinh
hoạt và phong tục tập quán, có ý nghĩa bước đầu trong việc tìm hiểu những giá trị
văn hố vật chất và văn hoá tinh thần của tộc người Tày ở Việt Nam. Các tác giả
Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám đã nghiên cứu về văn hoá, văn minh
Việt Nam có Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Hun, Đào Duy Anh…
Học giả Nguyễn Văn Huyên song song với việc nghiên cứu văn hóa người
Việt cũng đã tiến hành nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Tày với cảm hứng so
sánh, nhìn văn hóa Tày trong bối cảnh Đông Nam Á rõ rệt. Trong gần mười năm từ
1936 - 1945, Nguyễn Văn Huyên đã xuất bản gần 50 cơng trình về các lĩnh vực sử

8


học, dân tộc học và văn học dân gian…chủ yếu là nghiên cứu văn hố văn minh
Việt Nam. Ơng đã "đặt nền móng cho nhiều định hướng cho khoa học xã hội mà
cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị" [101, tr.7]. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về
dân tộc Tày - văn hoá - văn học dân gian Tày, ông đã có những đóng góp vô cùng
quan trọng mở ra một định hướng nghiên cứu trên tổng thể văn hoá học từ văn hoá
vật chất đến văn hoá tinh thần. Các vấn đề thuộc về văn hoá xã hội của người Tày
như nhà cửa, ăn mặc, lối sống đến tín ngưỡng, thờ cúng, nhất là việc nghiên cứu
ngữ - văn học Tày (ngôn ngữ, thi ca…) đã được ông khảo tả. Ông đã tiến hành
nghiên cứu điền dã dân tộc học ở vùng Lạng Sơn - Cao Bằng, nơi cư trú chủ yếu
của tộc người Tày Việt Nam. Từ nghiên cứu thực địa đó, Nguyễn Văn Huyên đã thu
thập được những tài liệu về lịch sử và nền văn minh [101, tr.783] của một vùng văn
hố tộc người nói riêng, phục vụ cho mục đích tìm hiểu giá trị văn hố của cả dân
tộc nói chung. Ơng là người đã rất sớm quan sát thấy mối quan hệ giữa người Tày

với người Việt, và người Tày với các tộc người khác thông qua giao tiếp ngôn ngữ,
thông qua hiện tượng song ngữ sống động của người Tày khi họ sử dụng cả hai thứ
tiếng: tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt [101, tr.781].
Quan hệ văn hoá Tày - Việt thời kỳ đầu cách mạng thực sự chưa được khảo
sát sâu và vẫn còn là một khoảng trống lớn, nhưng dần dần qua từng giai đoạn từ
cách mạng tháng Tám 1945 đến nay vấn đề đã được mở rộng trong quá trình nghiên
cứu thơng qua các cuộc hội thảo khoa học và các bài chuyên luận...Tại Hội thảo
khoa học về lịch sử văn hoá các dân tộc ở Việt Nam do Bảo tàng Việt Bắc tổ chức
vào ngày 19 và 20/10/1981 tại Thành phố Thái Nguyên, tác giả Phạm Văn Thành đã
đi tìm những căn cứ khoa học cho mối quan hệ văn hoá Tày - Việt tuy mới chỉ là
Vài nét về mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa người Tày và người Việt trong lịch sử
[252, tr.189 -195]. Những luận điểm có tính đột phá của tác giả thực sự có ý nghĩa
cho nghiên cứu của chúng tơi.
Năm 1993, tại Hội thảo khoa học về việc tìm hiểu tiềm năng sưu tầm, khai
thác nghiên cứu giá trị nền văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng,
Trần Quốc Vượng đã có bài tham luận với nhan đề Cao Bằng dưới cái nhìn dân

9


gian về sự giao thoa văn hoá Tày – Việt [304]. Ngoài việc lý giải một cách thuyết
phục hiện tượng giao thoa văn hoá Tày - Việt bằng nhiều cứ liệu xã hội và văn hoá
dân gian ở Cao Bằng, ông còn chứng minh Cao Bằng là mảnh đất điển hình của sự
giao thoa văn hố giữa các tộc người. Những luận điểm rõ ràng và khá cô đọng của
ông với nhiều cứ liệu đáng tin cậy cũng đã củng cố cho sự lựa chọn đề tài của chúng
tôi.
Việc nghiên cứu so sánh văn hoá Tày – Việt trong thời gian gần đây đã có
những bước tiến theo hướng chuyên sâu hơn. Năm 2003, Đặng Thanh Phương đã
hoàn thành luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành dân tộc học về đề tài Tiếp xúc ngôn
ngữ Tày - Việt (Kinh) ở vùng Đông Bắc Việt Nam [219]. Đây là một trong những đề

tài góp phần khẳng định vấn đề tiếp biến văn hóa và ngơn ngữ trong mối quan hệ
văn hoá Tày – Việt, một hướng nghiên cứu đang được quan tâm hiện nay của nhiều
ngành khoa học. Tác giả của luận án đã xem xét về mối quan hệ Tày - Việt dưới góc
độ lịch sử trên ba phương diện: “quan hệ lịch sử - văn hoá Tày – Việt; quan hệ Tày
- Việt trong công cuộc dựng nước, giữ nước và dựng nước; quan hệ Tày - Việt về
mặt lịch sử ngôn ngữ” [219, tr. 46 – 60]. Tác giả đã đi đến kết luận: trong quá trình
hình thành cộng đồng Việt Nam trên vùng đất phía Bắc sông Hồng (quê hương của
khối cư dân Phùng Nguyên - Đơng Sơn) có sự tiếp xúc giữa người Tày cổ (lớp cư
dân Tày - Thái cổ) với người Việt cổ (lớp cư dân Việt - Mường). Sự tiếp xúc này đã
diễn ra liên tục từ thời cổ đại, qua trung đại, càng mạnh mẽ trong thời cận đại và
phát triển ở đỉnh cao trong thời hiện đại. Kết quả trực tiếp của sự tiếp xúc đó đã để
lại nhiều dấu vết trên các lĩnh vực văn hoá vật chất, văn hố tinh thần, trong ngơn
ngữ, trong huyết thống và trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng
đất nước của cả hai tộc người Tày và Việt [219, tr.60]. Những vấn đề bản chất, cốt
lõi trong mối quan hệ Tày - Việt đã được tác giả luận án khảo cứu ở bước ban đầu.
Nói cách khác, những khái quát lý thuyết của các nhà nghiên cứu đi trước đã được
thế hệ nghiên cứu trẻ phát triển và kiểm định. Song nhìn chung vấn đề quan hệ văn
hố Tày - Việt trong luận án của Đặng Thanh Phương chủ yếu dừng ở góc độ

10


nghiên cứu dân tộc học và nặng về khảo tả đúng với tính chất chun ngành. Cơng
trình này được chúng tôi tiếp nhận như một tư liệu dân tộc học có giá trị gợi mở.
2.2. Nghiên cứu so sánh văn học dân gian Tày, Việt:
2.2.1. Nguyên lý lý luận chung:
Đặt văn học dân gian các thành phần dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam trong
bối cảnh các mối quan hệ văn hóa tộc người cũng là một định hướng chiến lược của
giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Giới nghiên cứu ngày càng thấy rõ ý nghĩa của
việc nghiên cứu quan hệ lịch sử – văn hóa tộc người đối với việc nhận diện văn hóa

Việt Nam nói chung. Về phương diện này, Chu Xuân Diên là nhà nghiên cứu nêu
vấn đề một cách hệ thống hơn cả. Ông viết:
Trong quá trình gia nhập cộng đồng quốc gia dân tộc, nếu như mỗi tộc
người một mặt vẫn còn giữ lại được cho mình một căn bản văn hóa
mang sắc thái tộc người riêng thì mặt khác do tác động của mối quan
hệ lịch sử - tộc người, giữa các tộc người đã hình thành một căn bản
văn hóa chung cho toàn thể cộng đồng quốc gia dân tộc. Căn bản văn
hóa chung này là sợi dây liên kết văn hóa nói chung và văn hóa dân
gian nói riêng của các tộc người thành một cấu trúc văn hóa, văn học
dân gian riêng của toàn thể cộng đồng quốc gia dân tộc; nó nhào nặn lại
văn hóa và văn học dân gian của mỗi tộc người, khiến cho văn hóa và
văn học dân gian của mỗi tộc người đều “mang dấu ấn Việt Nam”, do
đó có thể phân biệt được ngay cả với văn hóa và văn học dân gian của
người đồng tộc với chính tộc người ấy ở cộng đồng chính trị- xã hội
khác [32, tr.137 – 138].
Theo Chu Xuân Diên, cách tiếp cận theo hướng này có thể cho phép ta cắt
nghĩa nhiều hiện tượng văn học dân gian cụ thể mà nếu không được xem xét trong
bối cảnh mối quan hệ lịch sử- văn hóa tộc người thì ít có khả năng hiểu đúng [32,
tr.138]. Nói cách khác, nhà nghiên cứu văn học dân gian buộc phải “đặt các hiện
tượng văn hóa, văn học dân gian ấy vào trong mối quan hệ lịch sử văn hóa tộc
người khác nhau ở Việt Nam để xem xét”[32, tr.143]. Như để minh họa cho nguyên

11


tắc được xác lập trên, ơng cịn nêu một số hiện tượng văn hóa do các ngành khảo cổ
học, dân tộc học và ngôn ngữ học cung cấp như: nhà nghiên cứu Từ Chi đã đọc thấy
ở hoa văn trên cạp váy Mường một cấu trúc còn giữ được hoa văn trang trí trên
trống đồng loại I; hoặc giữa hai nhóm cư dân Việt - Mường và Tày - Thái có nhiều
điểm tương đồng về văn hóa sản xuất và đời sống vật chất, về văn hóa xã hội, địa

bàn cư trú, tổ chức đê - thành, tổ chức gia đình, cơ cấu làng nước. Về cứ liệu văn
học dân gian, Chu Xuân Diên cho biết, tuy thái độ có dè dặt hơn, nhưng giới nghiên
cứu cũng đã đối chiếu nhiều đề tài và motif văn học dân gian của nhóm tộc người
Việt - Mường và nhóm Tày - Thái. Chẳng hạn điều mà ông gọi là motif cấu trúc đôi
(binary structure) của các truyện kể bắt nguồn từ hệ thần thoại về nguồn gốc vũ trụ
và con người ở người Việt, Mường, Thái có nhiều nét tương đồng đáng để giới
nghiên cứu phải quan tâm [32, tr.150].
Đồng thời, Chu Xuân Diên cũng đã chỉ ra những tiền đề cho sự hình thành
tính thống nhất trong đa dạng của văn học dân gian các tộc người ở Việt Nam như:
các mối quan hệ nguồn gốc lịch sử – văn hóa tộc người (các tộc người đều có chung
một cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á tiền sử); quan hệ giao lưu tiếp xúc văn hóa tộc
người từ thời tiền sử đến nay (các q trình tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ); sự
hình thành và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc (chi phối đến sự tương
đồng về đề tài và motif chung ở văn học dân gian các tộc người). Mặt khác, Chu
Xuân Diên cũng khẳng định rằng cái chung và tính thống nhất “khơng xóa bỏ mà
được thể hiện thơng qua cái riêng và tính đa dạng của văn hóa, văn học dân gian
từng tộc người” [32, tr.166].
Như vậy, Chu Xuân Diên là nhà nghiên cứu chú ý hệ thống hóa về mặt lý
luận từ kết quả nghiên cứu của cả giới nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam nhiều
thập niên qua. Quả thật, những khái quát trên đây của những nhà khoa học như
Nguyễn Từ Chi, Chu Xuân Diên không chỉ dựa trên kết quả nghiên cứu riêng của
bản thân mà còn dựa trên nỗ lực nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn
học dân gian khác. Tuy vậy, ơng chưa có điều kiện tiến hành nghiên cứu của riêng
mình về quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa và văn học giữa các tộc người.

12


2.2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện kể dân gian Tày, Việt dưới góc nhìn mối
quan hệ văn hố tộc người :

Trong di sản văn học dân gian của các tộc người thì truyện kể dân gian giữ
một vai trị quan trọng, với hệ thống đề tài và motif vừa mang đặc trưng tộc người
qua các phương thức biểu hiện riêng vừa mang dấu ấn chung của cả cộng đồng
quốc gia dân tộc. Đánh giá về thành tựu nghiên cứu văn hóa - văn học dân gian, hội
văn nghệ dân gian Việt Nam đã có hai cơng trình mang tính tổng thuật: Năm mươi
năm, sưu tầm nghiên cứu phổ biến văn hoá - văn nghệ dân gian [198] và Một thế kỷ
sưu tầm nghiên cứu văn hoá văn nghệ dân gian [201]. Cả hai cơng trình đã chỉ rõ sự
vận động, biến đổi của các hướng tiếp cận một số thể loại văn học dân gian theo
quan điểm nghiên cứu thể loại qua lịch sử phát triển của ngành Folklore học. Trong
đó có hai bài nghiên cứu đáng chú ý của Nguyễn Xuân Kính [198] và Nguyễn Thị
Huế [201]. Đặc biệt là bài viết có tính tổng quan về q trình sưu tầm, nghiên cứu
truyện kể dân gian như một đơn vị thể loại nghiên cứu độc lập của Nguyễn Thị Huế
đã phân tích và chỉ ra bước phát triển của quá trình nghiên cứu sưu tầm truyện cổ
dân gian của người Kinh (Việt) cũng như của các tộc người khác qua từng mốc thời
gian quan trọng.
Nhìn lại thế kỷ XX, điều dễ thấy là ngày càng có nhiều cơng trình nghiên
cứu chuyên sâu về văn học dân gian Tày. Sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là sau
khi hồ bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, với chính sách dân tộc đúng đắn của
Đảng thì văn học dân gian của các tộc người thiểu số, đặc biệt là tộc người Tày đã
được chú ý khai thác. Con số thống kê của Vũ Anh Tuấn cho thấy: trước Cách
mạng Tháng Tám trong số 530 cơng trình, luận văn, bài viết nghiên cứu về văn học
dân gian thì chỉ có 10 cơng trình về văn học cổ truyền miền núi trong đó chỉ có hai
nghiên cứu về Tày. Từ Cách mạng Tháng Tám đến 1976 trong số 745 bài viết, cơng
trình nghiên cứu văn học dân gian đã có 115 bài viết về văn học dân gian miền núi,
trong đó có 9 cơng trình lấy văn học dân gian Tày làm đối tượng chính [287,
tr.473].

13



Việc nghiên cứu văn học dân gian miền núi theo các mối quan hệ loại hình
lịch sử tộc người và lấy tộc người Tày làm đối tượng, trên thực tế đã được mở đầu
bằng cơng trình của Vi Hồng nhà nghiên cứu người Tày, vào năm 1979 với Sli,
lượn dân ca trữ tình Tày – Nùng [74], một cơng trình khảo cứu loại hình trữ tình.
Tiếp tục hướng đi của Vi Hồng, Vũ Anh Tuấn triển khai nghiên cứu truyện
kể dân gian Tày, tức là đi vào lĩnh vực tự sự dân gian. Từ năm 1981 đến 1991,
những bài báo của Vũ Anh Tuấn đã được đăng tải trên các tạp chí chun ngành từ
nghiên cứu đầu tiên Thử tìm hiểu nét đặc sắc về thi pháp dân gian Tày qua việc
khảo sát một số truyện cổ Tày dạng Tấm Cám [277], đến các chuyên luận Suy nghĩ
về một số biểu tượng đặc thù trong truyện cổ miền núi [278], Vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy văn học dân gian miền núi [279], Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian
miền núi dưới góc độ loại hình [281]…Trong đó, tác giả luôn tuân theo một cơ sở lý
luận chung dựa trên các nguyên lý nhận thức luận duy vật lịch sử về mối quan hệ
lịch sử dân tộc và nghệ thuật dân gian để khẳng định một định hướng: loại hình học
folklore khơng tách rời loại hình học lịch sử văn hoá tộc người [282, tr.7]. Nhận
thức này đã kế thừa và góp phần phát triển kết quả những nghiên cứu về văn học
dân gian miền núi của các tác giả đi trước như Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn…
Năm 1987, Đặng Nghiêm Vạn bắt đầu cơng trình nghiên cứu Huyền thoại về
nạn hồng thuỷ và nguồn gốc tộc người [292, tr.795 – 849]. Đây là một cơng trình
được tiến hành trong hàng chục năm, có giá trị đích thực, có ý nghĩa sâu sắc trong
việc xác định nguồn gốc tộc người và lý giải mối quan hệ văn hoá tộc người trên cơ
sở dân tộc học và folklore. Chúng tôi coi những kiến giải khoa học cùng với những
chứng cứ dân tộc học của ơng trong cơng trình này như những luận đề cần thiết cho
nghiên cứu của mình.
Năm 1990, lần đầu tiên phương pháp loại hình học đã được Lê Chí Quế giới
thiệu và phân tích cụ thể thích ứng với đối tượng của khoa học văn học dân gian ở
Việt Nam [221]. Sau đó trong một bài viết khác ông đã nhấn mạnh "trong khoa học
văn học dân gian ở thời đại chúng ta cần phải nghiên cứu cả q trình lâu dài và
phức tạp, tính đa dạng của các biến thể tộc người, các giai đoạn lịch sử, các vùng


14


dân cư khác nhau" [192, tr. 224]. Quan diểm đó cũng chính là cơ sở cho thao tác
nghiên cứu của chúng tôi trong khi thực hiện so sánh đối chiếu để khảo sát, thẩm
định đánh giá những kiểu truyện dân gian Tày, Việt tiêu biểu với nhiều dị bản trong
các cấu trúc mẫu kể xét theo các lớp văn hoá từ tầng nền, tầng trên đến tầng thêm.
Năm 1991, sau hơn mười năm nghiên cứu văn học dân gian Tày, và sống ở
những vùng văn hoá đậm chất Tày như Thái Nguyên, Sơn La, Cao Bằng Bắc Cạn,
Lạng Sơn…Vũ Anh Tuấn đã khẳng định tính đặc sắc của văn học dân gian Tày, đặc
biệt là truyện kể dân gian Tày trong luận án tiến sĩ: Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa
một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam[282]. Chuyên luận đã
nêu bật ba vấn đề có tính ngun tắc là:
1. Nghiên cứu truyện kể dân gian Tày không tách rời việc xem xét nó
dưới góc độ loại hình các mối quan hệ văn hố tộc người.
2. Tính loại hình khu vực là một đặc điểm phổ quát trong các típ truyện
kể dân gian Tày, trong đó mối quan hệ Tày Việt có ý nghĩa điều hoà lớn.
3. Phương pháp khảo sát cụ thể văn học dân gian một tộc người xét đến
cùng vẫn là phải nhận diện cho được dấu hiệu thẩm mỹ đặc thù vì chức
năng tộc người của văn hố vẫn trực tiếp và bền bỉ tác động vào đời
sống văn hố một cộng đồng tộc người [282, tr.8].
Cơng trình của Vũ Anh Tuấn đã xây dựng được những luận điểm quan trọng
có tính gợi dẫn trong vấn đề nghiên cứu truyện kể dân gian dưới góc nhìn mối quan
hệ văn hố tộc người. Tuy nhiên, do khn khổ u cầu của đề tài, tác giả mới chỉ
tập trung vào khảo sát đối tượng truyện kể dân gian Tày, hoặc nếu có so sánh TàyViệt thì chỉ là một biện pháp để nhằm làm tăng tính chuyên biệt Tày.
Bên cạnh Vũ Anh Tuấn cịn có Hà Đình Thành, tác giả của loạt bài nghiên
cứu so sánh truyện kể dân gian Tày Nùng [245 - 250].
Cũng trong lĩnh vực nghiên cứu truyện kể dân gian theo hướng so sánh loại
hình văn hố tộc người, sau đó đã xuất hiện nhiều bài nghiên cứu đáng chú ý như
Thử xây dựng lại hệ thống huyền thoại Việt Mường [163] của Phan Ngọc, Tìm hiểu

quan hệ giữa truyện dân gian của người Tày và người Thái cổ với truyện dân gian

15


của người Việt của Đặng Việt Bích [18], Giải mã truyện cổ Lào theo phương pháp
tiếp cận văn hoá học của Phạm Đức Dương [39]; Cần và phải tìm hiểu mẫu kể An
Dương Vương trong mối quan hệ văn hoá Tày - Việt [283] của Vũ Anh Tuấn…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu kể trên đã khẳng định hướng nghiên
cứu truyện kể dân gian Tày theo hướng tiếp cận loại hình quan hệ lịch sử - văn hố
tộc người như là một hướng đi khoa học cần được tiếp tục triển khai sâu rộng hơn.
Điểm qua những cơng trình nghiên cứu truyện kể dân gian của người Kinh
(Việt) dưới góc độ so sánh quan hệ văn hố - văn học dân gian, chúng ta không thể
bỏ qua những mốc thời gian quan trọng sau:
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc trao đổi về truyện An Dương Vương
và Mỵ Châu- Trọng Thủy như là những truyện kể dân gian đã đặt ra vấn đề nghiên
cứu so sánh văn học dân gian.
Năm 1968, Đinh Gia Khánh công bố chuyên luận Sơ bộ tìm hiểu những vấn
đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám [106]. Trong chuyên luận này, ông đã
nhấn mạnh đến “tính đa dạng của kiểu truyện này biểu hiện ra trong các dị bản
thuộc các môi trường lịch sử- văn hóa khác nhau (ơng đặc biệt phân biệt một dạng
của truyện Tấm Cám ở khu vực Đông Nam Á và trong dạng này ông lại cố gắng
phân biệt những biến dạng khác nhau trong từng dân tộc hoặc tộc người)”[31,
tr.77]. Với cơng trình này, khoa nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam bước vào
quĩ đạo của truyền thống nghiên cứu so sánh trong ngành folklore học thế giới.
Đến những năm 70, Nguyễn Đổng Chi đã mô tả khá nhiều cốt truyện và các
motif truyện cổ tích trên thế giới trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam [27].
Phương pháp so sánh đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam làm chủ và vận dụng
khá thành thục.
Khối lượng các cơng trình nghiên cứu truyện kể dân gian người Việt khá

phong phú. Những năm 90 của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu
có tính chun sâu theo hướng tìm hiểu thi pháp thể loại, nghiên cứu bản chất cội
nguồn lịch sử và tiến trình phát triển của truyện kể dân gian trong mối tương quan
với nhiều lĩnh vực folklore ở cả bề rộng lẫn bề sâu, của các tác giả Tăng Kim Ngân

16


với Cổ tích thần kỳ người Việt đặc điểm cấu tạo cốt truyện [159], Nguyễn Thị Bích
Hà với Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam
Á [54], Nguyễn Thị Huế với Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt
Nam [84]. Đây là các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của ba tác giả nữ viết khá
nhiều về truyện kể dân gian người Việt (xin xem thư mục về các tác giả)… Những
cơng trình đó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về văn hoá của người Việt cổ qua sự phân
tích, giải mã các motif trong các kiểu truyện, kiểu nhân vật và đã cho chúng tôi
nhiều gợi ý khi tiếp cận so sánh văn hố giữa ngưịi Việt và người Tày.
Năm 2001, Nguyễn Tấn Đắc cho xuất bản cơng trình Truyện kể dân gian đọc
bằng type và motif [42]. Trong gần 300 trang, ông đã dành tới nửa số trang cho
chuyên luận Đọc lại truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á [42, tr.162 – 296]. Căn cứ vào
những bản kể ở dạng xa xưa nhất được sưu tầm từ cuối thế kỷ XIX, so sánh với
những bản kể vào thế kỷ XX ở Việt Nam, ơng đã tìm ra được sự khác biệt về cốt kể
và một số motif quan trọng. Đặc biệt luận đề "sử dụng biện pháp nghiên cứu so
sánh dựa trên type và motif của truyện để tìm hiểu sự giao lưu tương tác văn hoá
giữa các dân tộc trong khu vực qua một truyện kể cụ thể" [42, tr.211] của ông đã
làm cho hướng triển khai đề tài nghiên cứu của chúng tơi có thêm cơ sở lập luận.
Nhìn tổng qt, các cơng trình nghiên cứu truyện kể người Việt trong mấy
chục năm qua đã vượt khỏi phạm vi mô tả đơn giản để đạt đến trình độ nghiên cứu
có lý thuyết và phương pháp rõ ràng. Tác giả Nguyễn Tấn Đắc cho biết “ Mới bước
vào lĩnh vực truyện kể dân gian, tôi thử làm hai điều, một là tìm hiểu mối quan hệ
của truyện kể Việt Nam với khu vực Đông Nam Á, và hai là thử đọc truyện kể bằng

type và motif”[42, tr.5]. Có thể nói hướng đi và cách làm của ông tiêu biểu cho
hướng đi khoa học của cả giới nghiên cứu trong việc tiếp cận truyện kể dân gian và
thực sự có ý nghĩa cho luận án của chúng tôi.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu so sánh văn hóa Tày Việt từ góc độ văn hóa tộc
người, lịch sử nghiên cứu truyện kể dân gian Tày, Việt để lại những bài học sâu sắc
về nhiều phương diện cho những ai tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu này. Nhưng
phải nói ngay rằng, vẫn cịn thiếu những cơng trình chuyên sâu đặt vấn đề so sánh

17


truyện kể dân gian Tày, Việt từ góc nhìn văn hóa tộc người, trong bối cảnh Đơng
Nam Á, ứng dụng cách đọc bằng type và motif. Nhiệm vụ của luận án chúng tơi là
góp phần làm đầy mảng trống đó. Xét mối quan hệ văn hoá Tày - Việt trên toàn bộ
hệ thống tiếp cận như lịch sử nghiên cứu đã được tóm lược trên đây chính là mục
đích của luận án “Mối quan hệ văn hoá Tày Việt dƣới góc độ thẩm mỹ qua một
số kiểu truyện dân gian cơ bản”.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
3.1.1. Nghiên cứu văn hoá và mối quan hệ lịch sử văn hoá tộc người trong
văn học dân gian sẽ góp phần làm sáng tỏ nhận thức về sự tồn tại của văn hố trong
trạng thái ln vận động, có sự tiếp thu, chọn lọc, lưu giữ và ni dưỡng để vừa
đảm bảo phát triển vừa giữ vững bản sắc cội nguồn theo tiến trình phát triển của
lịch sử [63, tr.87]. Từ xác định đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng truyện kể dân gian như
một đối tượng thẩm mỹ để hướng vào mục đích nghiên cứu lý giải những vấn đề về
các quan hệ tương đồng, giao lưu, tiếp biến văn hoá tộc người Tày - Việt.
3.1.2. Trên cơ sở nắm rõ vấn đề bản chất của văn học dân gian nằm ngay
trong nội hàm của folklore và trên cơ sở kế thừa, tiếp thu thành tựu của các nhà
nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ giới thiệu những vấn đề bản chất nhất trong một
số hiện tượng văn học dân gian theo các mối quan hệ tương tác phức tạp và tinh tế

của văn học dân gian miền núi - một hình thái ý thức xã hội giàu tính văn hố
ngun sơ hơn là văn chương thuần t.
3.1.3. Từ góc nhìn mối quan hệ văn hố tộc người, luận án sẽ lý giải nguyên
nhân của việc xuất hiện các kiểu và các lớp ở một số kiểu truyện trong mơi trường
văn hố dân gian có sự giao thoa Tày - Việt. Từ đó chỉ ra những quy luật phát triển
của những yếu tố nội sinh và ngoại sinh qua quá trình tiếp xúc - hội tụ của mối quan
hệ qua lại ảnh hưởng tác động lẫn nhau để làm rõ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
“thống nhất trong đa dạng” trên cả hai trục thời gian và khơng gian văn hố.
3.1.4. Trên cơ sở khảo sát một số kiểu truyện kể dân gian Tày và Việt được
chọn lọc, chúng tôi sẽ phác hoạ những nét tương đồng và dị biệt giữa văn hoá - văn

18


học dân gian Tày, và văn hoá - văn học dân gian Việt, lý giải nguyên nhân của sự
tương đồng và dị biệt ấy bằng cứ liệu lịch sử, văn hóa, xã hội của hai tộc người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.2.1. Ngoài việc đánh giá và làm sáng tỏ cái hay cái đẹp của những hình
tượng thẩm mỹ trong truyện kể dân gian theo cách cảm thụ truyền thống, luận án
cịn có nhiệm vụ nghiên cứu truyện kể dân gian như một q trình văn hố để lý giải
mối quan hệ văn hố Tày - Việt. Là một cơng trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành
ngữ văn, luận án phải tuân thủ những đòi hỏi thể hiện đặc thù của chuyên ngành
khoa học đó. Chính vì vậy, một mặt chúng tơi thường xun phải tơn trọng tính tồn
vẹn, ngun hợp của đối tượng nghiên cứu, thể hiện qua mối quan tâm nhiều chiều
của văn hoá học, vận dụng đồng bộ tri thức và thành tựu của sử học, dân tộc học...,
mặt khác vẫn phải thường trực duy trì điểm nhìn chuyên biệt của mình, tức điểm
nhìn ngữ văn học đối với đối tượng được khảo sát.
3.2.2. Tiến hành nghiên cứu so sánh các mẫu kể tiêu biểu được xác định
trong hệ thống truyện kể Tày và Việt để làm nổi bật mối quan hệ văn hoá Tày - Việt
với những biểu tượng văn hố thẩm mỹ đặc trưng, thơng qua việc khảo sát và thẩm

định những giá trị tư tưởng thẩm mỹ ở các cấp độ : hệ thống đề tài, cấu trúc tác
phẩm, nhân vật và motif.
3.2.3. Phân tích, so sánh cụ thể dựa trên quá trình hình thành, chuyển hố của
những hình tượng nhân vật trung tâm đánh dấu bước đi của cả hai tộc người Tày Việt trong diễn trình lịch sử. Đó là:
*Kiểu truyện về người anh hùng kiến tạo thế giới, kiến tạo vũ trụ.
*Kiểu truyện về người anh hùng sáng tạo văn hoá
*Kiểu truyện về người anh hùng chiến trận chống giặc ngoại xâm.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu là truyện kể dân gian Tày và Việt với sự lựa chọn
những kiểu truyện tiêu biểu, trong đó có chứa những yếu tố văn hoá truyền thống
được chuyển hoá từ yếu tố cùng nguồn mang tính đồng hình đến giao lưu, tiếp biến

19


trong quá trình "cho" và "nhận" của hai tộc người thông qua sự tiếp xúc từ ngôn
ngữ đến văn học, từ văn học đến văn hoá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ văn hoá Tày - Việt qua một
số kiểu truyện kể dân gian cơ bản, trong tiến trình phát triển các thể loại của loại
hình tự sự dân gian. Do vậy, phạm vi khảo sát để tiến hành so sánh sẽ không thể bao
quát được tất cả mọi thể loại của truyện kể dân gian Tày và Việt, mà sẽ chỉ tập trung
vào những kiểu truyện như chúng tôi đã giới thuyết trong mục 1.2.3 ở phần Mở đầu
của luận án.
5. NGUỒN TƢ LIỆU:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
5.1. Các cơng trình sưu tầm biên soạn, chú giải truyện kể dân gian trong đó có
các truyện kể của người Kinh (Việt) và Tày.Về truyện kể dân gian Việt, chúng tôi
chọn lựa từ các tuyển tập: Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh - Kiều Phú [230],
Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi [24], Truyện hay nước
Việt của Đinh Gia Khánh [111], Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn

Đổng Chi [27], Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam của Viện Văn học [85] …
Về truyện kể dân gian Tày, chúng tôi chọn lựa từ các tuyển tập truyện kể dân
gian của các dân tộc ít người trong sự đối sánh chung với các tộc người khác. Đó là
các tuyển tập: Truyện cổ Tày Nùng [226], Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam
[291], Truyện cổ Bắc Cạn [285] và truyện cổ Bắc Thái (Nàng tiên thứ bảy)[189]…
Tổng số truyện khảo sát là 378 truyện của tộc người Kinh (Việt) và 201 truyện
của tộc người Tày trong 11 tuyển tập truyện chính (xin xem thêm phần phụ lục).
5.2. Các cơng trình nghiên cứu về văn hố tộc người của các nhà nghiên cứu
thuộc các lĩnh vực dân tộc học như: Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Phan Hữu
Dật, Đặng Nghiêm Vạn, Lã Văn Lơ, Hồng Nam, Nguyễn Chí Huyên…thuộc các
lĩnh vực văn hoá học như Nguyễn Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Nông Quốc Chấn,
Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đăng Duy.., và thuộc lĩnh vực văn hoá - văn học dân
gian như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xn Kính, Vi
Hồng, Triều Ân, Hồng Quyết, Vũ Anh Tuấn…

20


5.3. Những bài viết, những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước từ trước đến nay trên các sách, báo, tạp chí chun ngành và thơng báo khoa
học về văn hố, văn học dân gian có liên quan đến đề tài.
5.4. Sử dụng những tài liệu của cá nhân thu thập được trong các lần đi thực tế ở
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng…
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Truyện kể dân gian cũng như bất kỳ một thể loại văn học dân gian nào khác đều
là một hiện tượng mang tính nguyên hợp nên đã là đối tượng nghiên cứu được khai
thác từ nhiều góc độ như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học và một số
ngành nghệ thuật khác… đặc biệt là từ góc độ nghiên cứu của folklore, của văn hố
- văn học dân gian. Vì thế chúng tơi đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:

6.1. Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp so sánh loại hình - lịch sử
theo mối quan hệ văn hoá tộc người giữa hai góc độ ngữ văn - dân tộc học.
6.2. Trong q trình khảo sát, so sánh phân tích các tài liệu cụ thể chúng tôi áp
dụng hệ thống các phương pháp có tính phổ biến: phương pháp thống kê, phân loại,
phương pháp phân tích logic và phân tích lịch sử, phương pháp tổng hợp liên ngành.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Luận án sẽ có những đóng góp mới trên các phương diện về sưu tầm tư liệu, về
nội dung và hàm lượng khoa học, cũng như phương pháp. Cụ thể là:
7.1. Trong luận án, một vấn đề học thuật trong nghiên cứu văn học dân gian
được nhấn mạnh trên cả hai góc độ ngữ văn và dân tộc học. Trong đó, nhiều khía
cạnh khác nhau của cơ tầng văn hoá dân tộc được khai thác đồng thời với việc vận
dụng những thành tựu về lý thuyết và lịch sử văn hố nói chung, luận án đã làm nổi
rõ mối quan hệ văn hoá tộc người, quan hệ văn hoá Tày – Việt qua sự tiếp xúc, giao
lưu, tiếp biến theo cả hai chiều Tày – Việt và Việt – Tày. Như vậy, luận án này là
một cơng trình nghiên cứu tập trung chuyên sâu đầu tiên về mối quan hệ văn hố
Tày – Việt dưới góc độ thẩm mỹ, trên cơ sở khảo sát, so sánh các kiểu truyện kể
dân gian tiêu biểu.

21


×