Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Khái quát về Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.44 KB, 22 trang )

Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
1
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ IN
BƯU ĐIỆN
I. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức công tác kế toán ở công
ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông và In Bưu điện có tiền khởi là nhà In
“Chính Nghĩa” trực thuộc phòng cung ứng vật tư Tổng cục Bưu điện, địa
điểm đóng tại số 100 - Phố Hàng Trống – Hà Nội. Nhiệm vụ lúc đó của
xưởng In là đảm nhiệm in ấn toàn bộ ấn phẩm khai thác cho khu, sở, Ty
Bưu điện và giấy tờ, sách báo lưu hành nội bộ, tập san chuyên ngành cho
các sở, Ty dưới sự lãnh đạo của Tổng cục Bưu điện.
Đến tháng 10 năm 1959, phòng cung ứng vật tư Bưu điện chuyến sang
kho Bưu điện Trung ương quản lý và chuyển cơ sở sản xuất về 64 - Trần Phú
– Hà Nội.
Tháng 3 năm 1962 xưởng In tách khỏi Cục Bưu điện Trung ương để trở
thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Cục vật tư Bưu điện và đơn vị
chuyển về 14 - Trần Hưng Đạo – Hà Nội.
Năm 1965 xưởng chuyển sang Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội làm việc.
Cục vật tư quyết định sát nhập xưởng In với Bưu điện Trung ương, sau đổi
tên thành “Xí nghiệp cung tiêu Bưu điện”.
Tháng 12 năm 1966, xưởng in Bưu điện được tách khỏi kho Bưu điên
Trung ương thành một đơn vị trực thuộc Công ty vật tư Bưu điện.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
2


Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Năm 1980 xưởng chuyển về Đặng Xá – Gia Lâm và được đổi tên thành
“Xưởng In và may”.
Tháng 8 năm 1985 lãnh đạo Tổng cục quyết định tách Xưởng In ra khỏi
Công ty vật tư với tên gọi “Xí nghiệp In Bưu điện”.
Ngày 24/12/2002 theo quyết định số 527/QĐ – TCCB/HĐQT của Hội
đồng quản trị Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, xí nghiệp In
Bưu điện được đổi tên thành “Công ty In Bưu điện”, địa điểm đóng tại 564 -
Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội và Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
Công ty In Bưu điện có tên giao dịch quốc tế là Post and
Telecomunication Printing Company (viết tắt là: PTPRINT), là doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại, là đơn
vị thành viên thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, hạch
toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân
hàng Công Thương Hà Nội.
Ngày 24/08/2004, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Bưu chính viễn
thông họp quyết định và chuyển lên Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông đề
nghị phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển Công ty Bưu
điện thành Công ty Cổ phần In Bưu điện với tên giao dịch tiếng Anh của công
ty là: Post and Telecommunication Printing Joint Stock Company (viết tắt là:
PTP). Theo phương án này, Công ty cổ phần In Bưu điện có số vốn điều lệ 25
tỷ đồng, được chia thành 250.000 cổ phần, mỗi cổ phần có giá trị 100.000
đồng.
Theo quyết định số 199/QĐ – HĐQT, ngày 10 tháng 08 năm 2007 của
Hội đồng quản trị, Công ty CP In Bưu điện chuyển thành Công ty Cổ phần
Dịch vụ Viễn Thông & In Bưu Điện có số vốn điều lệ 68 tỷ đồng.
Mặc dù có rất nhiều lần tách ra, nhập vào và có những thời kỳ Công ty
gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện

3
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Tổng Cục Bưu Điện và Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam,
cộng với sự nỗ lực, phấn đấu của Lãnh đạo Công ty và tập thể Cán bộ công
nhân viên trong Công ty, Công ty đã ngày càng phát triển, các chỉ tiêu thực
hiện năm sau luôn cao hơn năm trước. Sau 50 năm xây dựng, phát triển và
trưởng thành, đến nay Công ty In Bưu Điện đã sản xuất được hơn 300 loại ấn
phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ngày càng đổi mới nhiều hơn trong
quản lý tổ chức sản xuất để giữ vững và ngày càng phát triển không ngừng,
đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Để đáp ứng tốt được yêu cầu quản lý, kế toán vật tư trong doanh
nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện phân loại, đánh giá vật tư phù hợp nguyên tắc,
chuẩn mực kế toán đã quy định và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương
pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong Doanh nghiệp để ghi chép, phân loại
tổng hợp số liệu đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
của vật tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp
thông tin để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, kế
hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất và tình hình thanh toán.
- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho các đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tính toán, phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn
kho. Phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để
doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế mức tối đa thiệt hại xảy ra.
1.3.Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện

4
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
In các loại ấn phẩm, sách, báo, tạp chí và các loại ấn phẩm tem nhãn,
bao bì phục vụ chuyên ngành Bưu chính - viễn thông và xã hội.
Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu, bao bì phục vụ khai thác bưu
chính viễn thông.
In danh bạ điện thoại, danh bạ bưu cục cho các tỉnh, thành phố.
Tạo mẫu, chế bản và tách màu điện tử thuộc ngành in.
Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư chuyên
ngành Bưu chính viễn thông, điện, điện tử tin học, in ấn.
Cho thuê văn phòng, kinh doanh đại lý khai thác các dịch vụ Bưu chính
viễn thông, dịch vụ du lịch.
Đầu tư trong các lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghiệp, nhà ở, cơ
sở hạ tầng, các khu vực công nghiệp, đô thị và các lĩnh vực đầu tư khác theo
quy định của pháp luật.
Liên doanh liên kết các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù
hợp với các quy định của pháp luật
1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh
1.4.1.Tình hình sản xuất kinh doanh
Bằng những nỗ lực đầu tư và phong trào thi đua lao động sản xuất đã
đưa lại cho Công ty những thành quả tốt đẹp.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007

Năm
2008
GTTSL Tỷ đồng 142 201 141,5 178 197
Doanh thu - 140 199 139 176 195
Lợi nhuận - 3,5 4,9 5,62 13,4 23
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
5
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Cổ tức % 15 15 15
Nộp NSNN Tỷ đồng 5 8,8 6,5 3,2 3,5
Lương bình
quân
Triệu
đồng
1,8 1,85 1,95 2,5 2,7
1.4.2. Sơ đồ và quy trình công nghệ sản xuất
Công ty đang áp dụng quy trình công nghệ với sản phẩm là các loại sản
phẩm in. Quy trình công nghệ của công ty là một quy trình đơn giản, sản xuất
sản phẩm diễn ra một cách liên tục và khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu
cuối cùng
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm in
- Chế bản: Khi nhận được tài liệu gốc, bộ phận kỹ thuật sản xuất trên
cơ sở nội dung in sẽ thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu in.
- Bình bản: Trên cơ sở các tài liệu, phim ảnh, bình bản làm nhiệm vụ
bố trí tất cả các loại (chữ, hình ảnh…) có cùng một màu vào các tấm mica
theo từng trang in.
- Phơi bản: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển
sang, bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn nhôm hoặc kẽm.
- Tở giấy và Dỗ có cắt là quá trình song song với các khâu trên nhằm

chuẩn bị NVL sẵn sàng cho sản xuất.
- In: Khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm hoặc kẽm (đã được
phơi), lúc này bộ phận in offset sẽ tiến hành in hàng loạt theo các chế bản
khuôn in đó.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
6
Chế bản











Bình bản Phơi bản
Dỗ có cắt
In Hoàn chỉnh Đếm bó
Tở giấy
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
- Hoàn chỉnh sản phẩm: Khi nhận được các bản in từ bộ phận in đã
hoàn thành, bộ phận hoàn chỉnh sản phẩm sẽ tiến hành phân loại và hoàn
thiện sản phẩm trước khi xuất bán như: Pha, xén, đóng quyển, đóng gói, nhập
kho và chuyển cho khách hàng.
- Đối với sản phẩm thẻ viễn thông, quy trình công nghệ gồm các công
đoạn sau:

In phôi – Cá thể hóa ( phủ số bí mật ) – Kiểm tra số - Hoàn chỉnh
Có thể khái quát quy trình công nghệ chung của sản xuất sản phẩm thẻ
viễn thông như sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thẻ viễn thông
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Ban Giám đốc do Tổng Giám đốc đứng đầu sẽ đưa ra quyết định kinh
doanh cùng với sự tham mưu của các phòng ban chức năng. Giám đốc là
người trực tiếp điều hành các phòng ban thông qua các Trưởng phòng. Các
Trưởng phòng đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, có đặc trưng riêng, có
quan hệ mật thiết với nhau, đều tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh
của Doanh nghiệp.
- Chức năng quản lý một số phòng, ban.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
7
In phôi Cá thể hóa
(phủ số bí
mật)
Kiểm tra
số
Hoàn chỉnh
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
+ Đại hội cổ đông: kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Bản
kiểm soát.
+ Hội đồng quản trị: Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ
đông.
+ Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tính trung thực, hợp lý, hợp pháp
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh...

+ Ban Giám đốc điều hành:
Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Phó Tổng Giám đốc thường trực: Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong
công tác điều hành sản xuất của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong
việc điều hành hoạt động kinh doanh.
Phòng sản xuất: Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm của
Công ty thông qua Lệnh sản xuất.
Phòng Kế toán Tài chính - Thống kê: Phòng kế toán có trách nhiệm ghi
chép, thu nhận, kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tổng hợp và lập báo
cáo kế toán của toàn Công ty.
Phòng Tổng hợp: Tổng hợp, đánh giá, tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Ban bảo vệ, kiểm soát: Kiểm soát về mặt an ninh, trật tự của Công ty.
Nhà máy In Bưu điện: Tổ chức sản xuất ấn phẩm theo lệnh sản xuất,
theo chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ Công ty giao.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
8

×