Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện (2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.62 KB, 91 trang )

Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tiến hành chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải thay đổi cung cách làm việc. Cơ
chế thị trường mở khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế. Tuy
nhiên, khi chuyển sang cơ chế thị trường với tính năng động đã tạo ra môi
trường cạnh tranh khốc liệt giữa các Doanh nghiệp đặc biệt là Doanh nghiệp
sản xuất. Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tìm ra con đường đi cho
riêng mình, phải vươn lên từ chính nội lực của bản thân. Doanh nghiệp cần
tạo ra lợi nhuận cao nhất bằng cách giảm chi phí sản xuất. Doanh nghiệp nào
làm được điều đó mới có thể hoạt động ổn định, phát triển, có tích luỹ để tái
mở rộng sản xuất, đồng thời khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành cần có 3 yếu tố sau: Tư
liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Nguyên vật liệu chính là đối
tượng lao động, là cơ sở chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên
vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm, tổ chức tốt công tác kế
toán nguyên vật liệu sẽ giúp Doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Kế toán nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng trong toàn
bộ công tác kế toán của Doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
có hiệu quả cần phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu một cách khoa
học, hạch toán đầy đủ, kịp thời tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu, sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm. Vì vậy, đòi hỏi kế toán hạch toán cho phù hợp với điều kiện sản xuất
của từng Doanh nghiệp, đảm bảo được yêu cầu quản lý.
Xuất phát từ nhận thức trên, sau khi tiếp xúc với thực tế trong thời gian
thực tập tại công ty, với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Phương,
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
1
Sinh viờn thc tp: Phm Thu H


Lp: KT1 K37
cựng lónh o v cỏc cỏn b phũng k toỏn ca cụng ty C phn Dch v vin
thụng & In Bu in, em ó chn ti: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật
liệu ở Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông & In Bu điện.
Kt cu ca lun vn gm 3 phn nh sau:
Phn 1: Khỏi quỏt v Cụng ty C phn dch v vin thụng v in
Bu in
Phn 2: Thc trng k toỏn nguyờn vt liu ti Cụng ty C phn
Dch v vin thụng & In Bu in.
Phn 3: ỏnh giỏ thc trng v phng hng hon thin k toỏn
vt liu ti Cụng ty C phn Dch v vin thụng & In Bu in.
Mc dự rt c gng nhng do cũn cú nhng hn ch nht nh v thi
gian, trỡnh v kh nng tip cn thc t nờn chc chn chuyờn ny s
khụng trỏnh khi nhng thiu sút.
Em rt mong c s giỳp , gúp ý, ch bo ca cụ giỏo hng dn v
cỏc cỏn b lónh o, cỏn b nghip v ca cụng ty C phn Dch v vin
thụng & In Bu in.
Chuyờn thc tp ti cụng ty c phn dch v vin thụng v in Bu in
2
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ IN
BƯU ĐIỆN
I. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức công tác kế toán ở công
ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông và In Bưu điện có tiền khởi là nhà
In “Chính Nghĩa” trực thuộc phòng cung ứng vật tư Tổng cục Bưu điện, địa
điểm đóng tại số 100 - Phố Hàng Trống – Hà Nội. Nhiệm vụ lúc đó của

xưởng In là đảm nhiệm in ấn toàn bộ ấn phẩm khai thác cho khu, sở, Ty Bưu
điện và giấy tờ, sách báo lưu hành nội bộ, tập san chuyên ngành cho các sở,
Ty dưới sự lãnh đạo của Tổng cục Bưu điện.
Đến tháng 10 năm 1959, phòng cung ứng vật tư Bưu điện chuyến sang
kho Bưu điện Trung ương quản lý và chuyển cơ sở sản xuất về 64 - Trần Phú
– Hà Nội.
Tháng 3 năm 1962 xưởng In tách khỏi Cục Bưu điện Trung ương để trở
thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Cục vật tư Bưu điện và đơn vị
chuyển về 14 - Trần Hưng Đạo – Hà Nội.
Năm 1965 xưởng chuyển sang Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội làm việc.
Cục vật tư quyết định sát nhập xưởng In với Bưu điện Trung ương, sau đổi
tên thành “Xí nghiệp cung tiêu Bưu điện”.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
3
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Tháng 12 năm 1966, xưởng in Bưu điện được tách khỏi kho Bưu điên
Trung ương thành một đơn vị trực thuộc Công ty vật tư Bưu điện.
Năm 1980 xưởng chuyển về Đặng Xá – Gia Lâm và được đổi tên thành
“Xưởng In và may”.
Tháng 8 năm 1985 lãnh đạo Tổng cục quyết định tách Xưởng In ra khỏi
Công ty vật tư với tên gọi “Xí nghiệp In Bưu điện”.
Ngày 24/12/2002 theo quyết định số 527/QĐ – TCCB/HĐQT của Hội
đồng quản trị Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, xí nghiệp In
Bưu điện được đổi tên thành “Công ty In Bưu điện”, địa điểm đóng tại 564 -
Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội và Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
Công ty In Bưu điện có tên giao dịch quốc tế là Post and
Telecomunication Printing Company (viết tắt là: PTPRINT), là doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại, là đơn
vị thành viên thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, hạch

toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân
hàng Công Thương Hà Nội.
Ngày 24/08/2004, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Bưu chính viễn
thông họp quyết định và chuyển lên Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông đề
nghị phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển Công ty Bưu
điện thành Công ty Cổ phần In Bưu điện với tên giao dịch tiếng Anh của công
ty là: Post and Telecommunication Printing Joint Stock Company (viết tắt là:
PTP). Theo phương án này, Công ty cổ phần In Bưu điện có số vốn điều lệ 25
tỷ đồng, được chia thành 250.000 cổ phần, mỗi cổ phần có giá trị 100.000
đồng.
Theo quyết định số 199/QĐ – HĐQT, ngày 10 tháng 08 năm 2007 của
Hội đồng quản trị, Công ty CP In Bưu điện chuyển thành Công ty Cổ phần
Dịch vụ Viễn Thông & In Bưu Điện có số vốn điều lệ 68 tỷ đồng.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
4
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Mặc dù có rất nhiều lần tách ra, nhập vào và có những thời kỳ Công ty
gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo
Tổng Cục Bưu Điện và Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam,
cộng với sự nỗ lực, phấn đấu của Lãnh đạo Công ty và tập thể Cán bộ công
nhân viên trong Công ty, Công ty đã ngày càng phát triển, các chỉ tiêu thực
hiện năm sau luôn cao hơn năm trước. Sau 50 năm xây dựng, phát triển và
trưởng thành, đến nay Công ty In Bưu Điện đã sản xuất được hơn 300 loại ấn
phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ngày càng đổi mới nhiều hơn trong
quản lý tổ chức sản xuất để giữ vững và ngày càng phát triển không ngừng,
đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Để đáp ứng tốt được yêu cầu quản lý, kế toán vật tư trong doanh
nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện phân loại, đánh giá vật tư phù hợp nguyên tắc,
chuẩn mực kế toán đã quy định và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương
pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong Doanh nghiệp để ghi chép,
phân loại tổng hợp số liệu đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình
biến động tăng, giảm của vật tư trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm cung cấp thông tin để tập hợp chi phí sản xuất
kinh doanh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, kế
hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất và tình hình thanh toán.
- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho các đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
5
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
- Tính toán, phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu
tồn kho. Phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém
phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế
mức tối đa thiệt hại xảy ra.
1.3.Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
In các loại ấn phẩm, sách, báo, tạp chí và các loại ấn phẩm tem nhãn,
bao bì phục vụ chuyên ngành Bưu chính - viễn thông và xã hội.
Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu, bao bì phục vụ khai thác bưu
chính viễn thông.
In danh bạ điện thoại, danh bạ bưu cục cho các tỉnh, thành phố.
Tạo mẫu, chế bản và tách màu điện tử thuộc ngành in.
Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư chuyên
ngành Bưu chính viễn thông, điện, điện tử tin học, in ấn.
Cho thuê văn phòng, kinh doanh đại lý khai thác các dịch vụ Bưu chính

viễn thông, dịch vụ du lịch.
Đầu tư trong các lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghiệp, nhà ở, cơ
sở hạ tầng, các khu vực công nghiệp, đô thị và các lĩnh vực đầu tư khác theo
quy định của pháp luật.
Liên doanh liên kết các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù
hợp với các quy định của pháp luật
1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh
1.4.1.Tình hình sản xuất kinh doanh
Bằng những nỗ lực đầu tư và phong trào thi đua lao động sản xuất đã
đưa lại cho Công ty những thành quả tốt đẹp.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
6
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
GTTSL Tỷ đồng 142 201 141,5 178 197
Doanh thu - 140 199 139 176 195
Lợi nhuận - 3,5 4,9 5,62 13,4 23
Cổ tức % 15 15 15
Nộp NSNN Tỷ đồng 5 8,8 6,5 3,2 3,5
Lương bình

quân
Triệu
đồng
1,8 1,85 1,95 2,5 2,7
1.4.2. Sơ đồ và quy trình công nghệ sản xuất
Công ty đang áp dụng quy trình công nghệ với sản phẩm là các loại sản
phẩm in. Quy trình công nghệ của công ty là một quy trình đơn giản, sản xuất
sản phẩm diễn ra một cách liên tục và khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu
cuối cùng
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm in
- Chế bản: Khi nhận được tài liệu gốc, bộ phận kỹ thuật sản xuất trên
cơ sở nội dung in sẽ thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu in.
- Bình bản: Trên cơ sở các tài liệu, phim ảnh, bình bản làm nhiệm vụ
bố trí tất cả các loại (chữ, hình ảnh…) có cùng một màu vào các tấm
mica theo từng trang in.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
7
Chế bản

Bình bản Phơi bản
Dỗ có cắt
In
Hoàn chỉnh
Đếm bó
Tở giấy
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
- Phơi bản: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển
sang, bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn nhôm hoặc
kẽm.

- Tở giấy và Dỗ có cắt là quá trình song song với các khâu trên nhằm
chuẩn bị NVL sẵn sàng cho sản xuất.
- In: Khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm hoặc kẽm (đã được
phơi), lúc này bộ phận in offset sẽ tiến hành in hàng loạt theo các
chế bản khuôn in đó.
- Hoàn chỉnh sản phẩm: Khi nhận được các bản in từ bộ phận in đã
hoàn thành, bộ phận hoàn chỉnh sản phẩm sẽ tiến hành phân loại và
hoàn thiện sản phẩm trước khi xuất bán như: Pha, xén, đóng quyển,
đóng gói, nhập kho và chuyển cho khách hàng.
- Đối với sản phẩm thẻ viễn thông, quy trình công nghệ gồm các công
đoạn sau:
In phôi – Cá thể hóa ( phủ số bí mật ) – Kiểm tra số - Hoàn chỉnh
Có thể khái quát quy trình công nghệ chung của sản xuất sản phẩm thẻ
viễn thông như sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thẻ viễn thông
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
8
In phôi
Cá thể hóa
(phủ số bí
Kiểm tra
số
Hoàn chỉnh
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Ban Giám đốc do Tổng Giám đốc đứng đầu sẽ đưa ra quyết định kinh
doanh cùng với sự tham mưu của các phòng ban chức năng. Giám đốc là
người trực tiếp điều hành các phòng ban thông qua các Trưởng phòng. Các

Trưởng phòng đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, có đặc trưng riêng, có
quan hệ mật thiết với nhau, đều tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh
của Doanh nghiệp.
- Chức năng quản lý một số phòng, ban.
+ Đại hội cổ đông: kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Bản
kiểm soát.
+ Hội đồng quản trị: Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ
đông.
+ Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tính trung thực, hợp lý, hợp pháp
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh...
+ Ban Giám đốc điều hành:
Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Phó Tổng Giám đốc thường trực: Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong
công tác điều hành sản xuất của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong
việc điều hành hoạt động kinh doanh.
Phòng sản xuất: Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm của
Công ty thông qua Lệnh sản xuất.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
9
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Phòng Kế toán Tài chính - Thống kê: Phòng kế toán có trách nhiệm ghi
chép, thu nhận, kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tổng hợp và lập báo
cáo kế toán của toàn Công ty.
Phòng Tổng hợp: Tổng hợp, đánh giá, tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty.

Ban bảo vệ, kiểm soát: Kiểm soát về mặt an ninh, trật tự của Công ty.
Nhà máy In Bưu điện: Tổ chức sản xuất ấn phẩm theo lệnh sản xuất,
theo chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ Công ty giao.
Các trung tâm Kinh doanh Bưu điện: Tiêu thụ các loại sản phẩm do
Công ty sản xuất ra, kinh doanh các loại hàng hoá theo giấy phép của Công
ty.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
10
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
11
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Ban Giám đốc
điều hành
Ban kiểm
soát
Phòng sản
xuất
P.Kế toán
TC-TK
Phòng tổng
hợp
Ban bảo vệ,
kiểm soát
Nhà máy In
Bưu điện

Các trung
tâm KD-BĐ
Chi nhánh
miền Nam
Chi nhánh
miền Trung
Chi nhánh
Hà Nội
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của những năm qua
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và
in Bưu điện trong 2 năm 2007,2008
Bảng 1-4:Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2008
Đơn vị tính:VND
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
12
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
So sánh
% +/-
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
176.686.743.078 191.088.498.707 92,46 14.401.755.629
2. Các khoản
giảm trừ

- -
3. Doanh thu
thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
176.686.743.078 191.088.498.707 92,46 14.401.755.629
4. Giá vốn hàng
bán
134.469.762.057 135.098.530.388 99,53 628.768.331
5. Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
42.216.981.021 55.989.968.319 75,4 13.772.987.298
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
196.397.896 3.966.830.641 4,95 3.770.432.745
7. Chi phí tài
chính
3.451.519.674 3.840.448.419 89,87 388.928.745
8. Chi phí bán
hàng
13.215.552.931 17.692.526.875 74,7 4.476.973.944
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
14.649.013.040 13.224.333.835
110.7
8
(1.424.679.205)
10. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh doanh

11.097.293.272 25.199.489.831 44,04 14.102.196.559
11. Thu nhập
khác
596.457.332 1.025.135.274 58,18 428.677.942
12. Chi phí khác
161.826.673 5.312.900
3045,
92
(156.513.773)
13. Lợi nhuận
khác
434.630.659 1.019.822.374 42,62 585.191.715
14. Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế
11.531.923.931 26.219.312.205 43,98 14.687.388.274
15. Thuế thu nhập
doanh nghiệp
- 3.672.743.379 - 3.672.743.379
16. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
11.531.923.931 22.546.568.826 51,15
11.014.644.895
13
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008)
Qua bảng 1-4 ta thấy:
Doanh thu bán hàng của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là

4.401.755.629 đồng (tức là 92,46%). Chỉ tiêu này cho ta thấy doanh nghiệp
hoạt động rất có hiệu quả. Chi phí vốn tăng 628.768.331 đồng là do công ty
mở rộng thị trường cũng như cung cấp thêm một số sản phẩm mới có chất
lượng và đảm bảo tính cạnh tranh.
Lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng
kể,trong năm 2007,lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là:11.531.923.931
đồng,nhưng sang năm 2008, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đã lên tới:
26.219.312.205 đồng ,có nghĩa là tăng 14.687.388.274 đồng.Như vậy lợi
nhuận năm 2008 so với năm 2007 tăng lên đáng kể do doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ tăng lên trong khi giăm bớt được một số chi phí đáng kể như
chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 giảm so với năm 2007 là
1.424.679.205 đồng,chi phí khác giảm 156.513.773 đồng
Bảng 1-5:Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
1. Bố trí cơ cấu tài sản (%)
+ TSDH/Tổng tài sản 25,81% 21,36% (4,51%)
+ TSNH/Tổng tài sản 74,19% 78,65% 4,46%
2. Bố trí cơ cấu vốn(%)
+ Nợ PT/Tổng NV 83,09% 81,25% (1,84%)
+ Vốn CSH/Tổng NV 16,91% 18,74% 1,83%
3. Tỷ suất sinh lời
+ tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu
6,53% 11,8% 5,27%
+ Lợi nhuận/Tổng TSBQ 6,94% 7,8% 0,86%
+ Lợi nhuận/Vốn CSH 12,71% 15,61% 2,9%
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
14
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37

4. Thu nhập bình quân (đồng/
người/tháng)
2.500.000 2.700.000 200.000
Qua bảng 1-5 ta thấy :
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu năm 2008 là 11,8%, năm 2007 là
6,53%, tức là tăng 5,27% cho thấy công tác quản lý của công ty khá tốt nhất
là các khoản mục về chi phí bán hàng và quản lý.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản năm 2007 là 6,94%, năm 2008 là
7,3%, năm sau tăng so với năm trước là 0,86%. Doanh nghiệp cần chú trọng
thúc đẩy tỷ suất này để một đồng vốn đầu tư cho tài sản sẽ tạo được nhiều
đồng lợi nhuận hơn. Đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng
suất cũng như chất lượng sản phẩm thu hút nhiều khách hàng làm tăng lợi
nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận / vốn CSH năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2,9%.
Thu nhập bình quân một người một htangs năm 2008 cũng tăng lên so
với năm 2007 là 200.000 đồng
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.1.1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo mô hình tập trung – phân tán,
có sự thống nhất từ trên xuống dưới.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
15
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Sơ đồ 1.6: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú:
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ
- Kế toán trưởng
+ Tham mưu giúp Ban giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính

kế toán của công ty.
+ Tổ chức bộ máy kế toán của công ty phù hợp với khả năng thực tế
của từng người nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kế toán, đáp ứng
kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
+ Tổ chức việc lập kế hoạch về tài chính tín dụng, kế hoạch về vốn, chỉ
tiêu tiền mặt nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phối hợp cùng
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
16
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ báo sổ
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
NVL
Kế toán
chuyên
quản
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
thuế
Thủ quỹ
Kế toán ở các Nhà
máy, Trung tâm, Chi
nhánh
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà

Lớp: KT1 – K37
các phòng ban liên quan lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, mua sắm
TSCĐ, kế hoạch đầu tư, kế hoạch quý, năm.
+ Kế toán trưởng còn có liên quan đến công tác tài chính của công ty và
kết hợp các phòng ban trong công ty xây dựng các định mức về chi phí tiền
lương, kế hoạch sản xuất, sử dụng vật tư, kế hoạch thu vốn và xác định giá
thành sản phẩm.
+ Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo công
ty. Cuối kỳ báo cáo kết hợp phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
của đơn vị và lập kế hoạch sản xuất kỳ sau.
+ Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc công ty về công tác kế toán tài
chính của công ty cũng như số liệu trên các Báo cáo tài chính.
- Kế toán tổng hợp
+ Tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, khoá sổ để lập báo cáo
quyết toán.
+ Báo cáo kế toán trưởng kịp thời về xử lý các số liệu kế toán hàng
tháng trước khi khoá sổ lên Báo cáo tài chính.
+ Cuối kỳ lập một số báo cáo như sau:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính…
+ Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về thời gian nộp báo cáo,
chất lượng báo cáo. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ trước khi trình ký.
- Kế toán tài sản cố định
+ Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị
TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ trong công ty
cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
17
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà

Lớp: KT1 – K37
kiểm tra, giám sát việc thường xuyên giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và
kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ của công ty.
+Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản
xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.
+ Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ,
giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
+ Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị
thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng (giảm) nguyên giá TSCĐ
cũng như tình hình nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
- Kế toán nguyên vật liệu
+ Theo dõi tình hình vật liệu của công ty.
+ Hàng ngày cập nhật phiếu xuất kho, nhập kho vào máy.
+ Lên báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn vật tư cho kế toán trưởng.
+ Đối chiếu số liệu với các bộ phận khác.
+ Các báo cáo phải lập như:
Báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu.
Bảng giá nguyên vật liệu xuất kho.
- Kế toán chuyên quản
+ Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, công tác nhập hàng,
xuất kho hàng hoá thành phẩm và hàng hoá tồn kho của công ty.
+ Cập nhật hoá đơn bán hàng; chứng từ phát sinh tại đơn vị và chuyển
cho kế toán tổng hợp.
+ Theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình
quản lý.
- Kế toán thanh toán
+ Đảm nhiệm công tác liên quan đến tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
18
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà

Lớp: KT1 – K37
+ Kết hợp cùng các bộ phận kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng
từ được sử dụng.
+ Các báo cáo phải nộp:
Báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
Báo cáo tiền gửi Ngân hàng (có xác nhận số dư của Ngân hàng)
và chốt số liệu báo cáo.
+ Theo dõi tình hình công nợ của công ty và báo cáo công nợ cho kế
toán trưởng.
+ Lập bảng phân tích tình công nợ.
- Kế toán thuế
+ Lập các báo cáo tổng hợp kê khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu
quy định.
+ Lập bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu quy định.
+ Thực hiện lập các báo cáo liên quan các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà
nước.
- Thủ quỹ
+ Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi được Ban giám đốc, kế toán trưởng
ký duyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt cho khách hàng.
+ Ký các thủ tục vay và nhận tiền mặt vào công ty.
+ Phát tiền lương hàng tháng đến từng người lao động.
+ Cuối kỳ nhận chứng từ kế toán để đóng và lưu trữ chứng từ theo quy
định của Nhà nước.
+ Cuối kỳ cùng với kế toán thanh toán tiến hành kiểm kê quỹ.
Như vậy, cùng với bộ máy quản lý của công ty, bộ máy kế toán cũng có
mô hình tổ chức tập trung, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống. Vượt qua
thử thách chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước XHCN,
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
19

Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
công ty đã có sự phát triển vượt bậc. Phòng kế toán tài chính cũng có bước
phát triển, hoàn thành tốt vai trò, chức năng quan trọng của mình. Sự phát
triển của phòng kế toán đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung
của công ty.
2.2.Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán của từng bộ phận kế
toán.
2.2.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 dương lịch hàng năm và kết thúc vào
ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
Đơn vị tiền tệ: VNĐ (viết tắt là đồng).
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường
thẳng.
Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất: Phương pháp bình
quân gia quyền cuối tháng.
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Chứng từ ghi sổ
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
20
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Sơ đồ 1.7: Quy trình ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
- Hệ thống chứng từ kế toán
Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo
quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính.

2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại công ty
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
21
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cái tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được ban hành theo
quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính và một số văn bản mới ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung hệ thống tài
khoản cần thiết cho một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
2.2.3. Hệ thống sổ kế toán
Hệ thống sổ Công ty áp dụng là:
Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, Sổ cái tài khoản.
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết NVL, Sổ chi tiết thanh toán với
người mua, người bán…
Hiện nay, Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông & In bưu điện áp dụng
kế toán máy ở tất cả các phần hành kế toán. Phần mềm mà công ty áp dụng là
phần mềm kế toán MISA.
- Hệ thống báo cáo tài chính

Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện áp dụng hệ thống
báo cáo theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính. Các báo cáo tài chính mà Công ty phải lập gồm: Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo
tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra để phục vụ nhu cầu quản lý, Công ty còn lập các báo cáo quản
trị như: Báo cáo tăng (giảm TSCĐ), Báo cáo quỹ, Bảng tổng hợp số dư công
nợ cuối kỳ.
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
22
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG VÀ IN BƯU ĐIỆN
I. Đặc điểm chung về NVL sử dụng tại công ty CP Dịch vụ viễn thông &
In Bưu điện.
1.1 Phân loại nguyên vật liệu
Các Doanh nghiệp khác nhau thì có những đặc điểm kinh doanh khác
nhau, sản phẩm tạo ra cũng khác nhau. Do vậy, nguyên vật liệu sản xuất rất
phong phú, để tiện cho việc quản lý thì cần phải phân loại nguyên vật liệu. Có
thể nói, phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp nguyên vật liệu cùng loại với
nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để theo dõi, quản
lý và hạch toán chính xác.
Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, tuỳ theo yêu cầu và trình độ
quản lý có thể phân loại nguyên vật liệu theo các tiêu thức khác nhau. Phân
loại theo nguồn hình thành, phân loại theo quyền sở hữu, phân loại theo
nguồn tài trợ, phân loại theo tính năng lý hoá, theo quy cách phẩm chất, theo
mục đích sử dụng. Theo các cách phân loại này mà Doanh nghiệp đặt ra yêu
cầu quản lý cho từng thứ vật tư. Có nhiều phương pháp để mã hoá tuỳ thuộc

vào từng doanh nghiệp. Trong quá trình mã hoá phải tiến hành tổ chức khai
báo, cài đặt… cho phần mềm kế toán đó. Thông thường việc tổ chức khai
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
23
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
báo, cài đặt được thực hiện một lần ban đầu khi áp dụng phần mềm kế toán.
Nếu Doanh nghiệp có bổ sung thêm thì vẫn có thể tổ chức khai báo thêm khi
phát sinh. Do đó, tuỳ theo yêu cầu quản trị vật liệu mà từng Doanh nghiệp
thực hiện việc phân loại và mã hoá cho phù hợp. Có các cách phân loại sau:
- Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị Doanh nghiệp thì
nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu, vật
liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên
thực thể sản phẩm; toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị
sản phẩm mới.
+ Vật liêu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm
tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc
quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm… Các loại vật liệu này không cấu thành
nên thực thể sản phẩm.
+ Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất kinh doanh, phục vụ công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải,
công tác quản lý… Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí.
+ Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ…
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật tư được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả
thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng
để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.
+ Vật liệu khác: Là loại vật liệu không được xếp vào các loại trên. Các

loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu
thu hồi do thanh lý TSCĐ…
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
24
Sinh viên thực tập: Phạm Thu Hà
Lớp: KT1 – K37
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của
Doanh nghiệp mà trong từng loại nguyên vật liệu trên được chia thành từng
nhóm, từng thứ. Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao,
định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, là cơ sở để hạch
toán chi tiết nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp.
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nguyên vật liệu được chia thành:
+ Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài: Là loại vật liệu mà Doanh nghiệp
không tự sản xuất mà do mua ngoài để phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, gia công: Là loại vật liệu Doanh
nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế
hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên
vật liệu nhập kho.
- Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên liệu, vật liêu được chia
thành:
+ Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh.
+ Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lý.
+ Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác.
1.2. Tổ chức tính giá tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện.
1.2.1 Tính giá thành thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu dùng sản xuất trong Công ty chủ yếu được thu mua từ
bên ngoài, Công ty không tự sản xuất.
NVL mua ngoài: NVL mua ngoài được mua từ 2 nguồn là trong nước
và nhập khẩu.

- NVL thu mua trong nước:
Chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
25

×