Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán vật liệu tại Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.3 KB, 13 trang )

PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG & IN BƯU
ĐIỆN
I. Đánh giá thực trạng kế toán vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ viễn thông & In
Bưu điện.
1. Ưu điểm
1.1 Về điều kiện làm việc.
Đầu tiên phải nói đến sự đóng góp tích cực và hiệu quả của hệ thống máy vi
tính đối với công tác kế toán NVL. Từ khi Công ty ứng dụng công nghệ mới này
vào hạch toán kế toán, phần mềm kế toán MISA đã tạo ra điều kiện rất thuận lợi
cho kế toán. Hiện nay, hệ thống máy vi tính đã rộng khắp trong Công ty, góp phần
làm cho công tác kế toán và các công tác quản lý khác trở nên tốt hơn. Số lượng
máy vi tính được trang bị khá đầy đủ cho cán bộ công nhân viên, việc cung cấp
thông tin và các số liệu kế toán được nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời. Do hệ thống
sổ của Công ty được thực hiện trên máy vi tính nên thông tin được lưu trữ chặt chẽ,
việc cộng số phát sinh trong tháng ít bị nhầm lẫn như làm kế toán thủ công, có thể
dễ dàng kiểm tra số liệu khi cần thiết, thống nhất từ khâu nhập đến khâu xuất.
1.2 Về bộ máy kế toán.
Công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện đã trải qua 50 năm thành lập
và phát triển cùng với đặc điểm tổ chức quản lý theo hình thức kế toán tập trung -
phân tán, vì vậy gắn liền với cơ cấu bộ máy kế toán gồm các cán bộ kế toán lâu
năm có trình độ nghiệp vụ cao, dày dạn kinh nghiệm cũng như đội ngũ kế toán kế
cận nhiều tiềm năng với nghiệp vụ vững vàng và nhanh nhạy trong việc tiếp cận,
làm chủ với những tiến bộ kỹ thuật.
1.3 Về hệ thống chứng từ và công tác kế toán.
Quá trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ giữa các bộ phân kế toán được
diễn ra nhịp nhàng, đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Sự phân công nhiệm vụ một
cách rõ ràng dựa trên năng lực, khả năng cụ thể của từng người. Không chồng chéo
giữa các khâu công việc đã giúp cho công tác kế toán của Công ty được thực hiện
đảm bảo, hợp lý. Kế toán NVL đảm bảo việc nhập xuất NVL một cách đầy đủ, kịp


thời, chính xác.
Công tác kế toán NVL ở Công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện
được tổ chức khá chặt chẽ, khoa học, tương đối toàn diện, phù hợp với yêu cầu
quản lý tập trung phân tán. Hiện nay, Công ty đang hạch toán NVL theo phương
pháp kê khai thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình
biến động của vật tư.
Về khâu thu mua NVL, hàng tháng, quý, năm, các kế hoạch thu mua được
lên đều đặn và thực hiện tốt trên cơ sở các chỉ tiêu Công ty đề ra, các đơn đặt hàng
và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Do đó, với khối lượng vật tư sử dụng
lớn, nhiều loại mà Công ty vẫn cung cấp cho sản xuất cũng như các nhu cầu khác
đầy đủ, không làm gián đoạn sản xuất.
1.4 Về hệ thống tổ chức kho
Các kho được sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với việc nhập kho, bảo
quản NVL, nâng cao chất lượng sản phẩm và thuận tiện cho quá trình hạch toán.
Các kho NVL chính, Kho NVL phụ... được tổ chức đảm bảo dễ dàng kiểm tra quá
trình thu mua, dữ trữ, bảo quản, sử dụng. Từ đó có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời
tinh hình vật tư cho lãnh đạo Công ty, giúp quản lý tốt NVL cũng như tình hình sản
xuất của Công ty.
1.5. Về công tác kế toán NVL
Công ty hiện đang sử dụng 13 loại NVL với tính chất và công dụng khác
nhau, Công ty đã chia vật liệu theo kho, nhóm, loại và mã hoá từng loại vật tư, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vật liệu được chặt chẽ và hạch toán vật
liệu được chính xác. Kế toán vật liệu đã thực hiện việc đối chiếu chặt chẽ giữa sổ
kế toán với kho nguyên vật liệu để đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và
chỉ tiêu giá trị. Giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cũng thường xuyên đối
chiếu đảm bảo các thông tin về tình hình biến động nguyên vật liệu.
Một trong những ưu điểm lớn nhất trong công tác quản lý và kế toán NVl là
đã xây dựng được hệ thống định mức vật tư của Công ty một cách cụ thể, chi tiết
cho từng loại vật tư, tạo điều kiện cho công tác thu mua được chủ động, các phân
xưởng sản xuất tiết kiệm được vật tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc sử dụng NVL nhìn chung được tổ chức một cách quy mô và thống nhất.
Kế toán NVL đã theo dõi, phản ánh một cách đầy đủ tình hình nhập - xuất - tồn vât
liệu và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Hệ
thống sổ sách rõ ràng, được tổ chức khoa học, hợp lý, vận dụng linh hoạt chế độ kế
toán hiện hành cho phù hợp với đặc điểm cũng như trình độ nghiệp vụ của các cán
bộ kế toán trong Công ty giúp cho kế toán NVL của Công ty theo dõi chặt chẽ, chi
tiết từng kho, nhóm, loại.
Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đã đạt được ở trên thì công tác kế
toán NVL tại Công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện còn một số hạn chế
nhỏ:
2. Nhược điểm
2.1. Về việc quản lý NVL
Công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện là một Doanh nghiệp sản xuất ấn
phẩm phục vụ chủ yếu cho ngành Bưu chính viễn thông, sản phẩm của Công ty
chủ yếu thể hiện dưới dạng tờ hoặc quyển là chủ yếu nên nguồn cung cấp NVL chủ
yếu là sản phẩm giấy trong và ngoài nước. Có thể nói, giấy là NVL chính chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm mà không một loại NVL nào khác có thể thay
thế được, trong khi đó thị trường lại luôn biến động, vì vậy đôi lúc tìm nguồn nhập
NVL còn gặp nhiều khó khăn. Do đặc tính của giấy là nếu để lâu thì thường bị hút
ẩm, ố...nên Công ty chỉ để dự trữ lượng không lớn, khi thị trường cung cấp biến
động sẽ dẫn tới việc cung cấp giấy bị hạn chế, không chủ động trong sản xuất, giá
cả biến động làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, cho dù là hiện tượng rất ít
khi xảy ra nhưng cũng làm ảnh hưởng tới Công ty.
2.2. Về kho và cơ sở sản xuất
Do Công ty có kho và cơ sở sản xuất không cùng 1 khu, điều này dẫn tới việc
vận chuyển, bảo quản, sử dụng cũng như quản lý NVL gặp khó khăn, tốn kém.
2.3. Về mặt hạch toán NVL
Công ty không sử dụng TK 151 – Hàng mua đang đi đường nên chỉ theo dõi số
hàng mua đã thực nhập kho (có phiếu nhập kho) chứ không theo dõi số hàng đã
mua chưa về nhập kho. Khi Công ty mua hàng đã nhận được hoá đơn của bên bán,

Công ty đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, lúc này số hàng mua trên đã thuộc
quyền sở hữu của Công ty, nhưng vì lý do nào đó mà cuối tháng, cuối quý hàng
vẫn chưa về hoặc hàng về đến kho nhưng phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
chưa kiểm nhận kịp số hàng trên nên chưa được nhập kho. Số vật liệu này không
được phản ánh, theo dõi trên tài khoản nào là không hợp lý, cho thấy tính chính
xác, đầy đủ của công tác vật liệu chưa chặt chẽ.
II. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty CP Dịch vụ
viễn thông & In Bưu điện.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, qua quá trình tìm hiểu và tham khảo
ý kiến của các bộ phòng kế toán, em đã một phần nắm bắt được những ưu điểm nổi
bật cũng như những vướng mắc trong tổ chức công tác kế toán NVL. Sau đây em
xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhỏ hy vọng đóng góp một phần nào đó vào
việc nâng cao chất lượng công tác kế toán hiện nay.
Để cho công tác kế toán NVL được hoàn thiện, khoa học và đúng hướng thì
cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Yêu cầu tuân thủ chế độ kế toán của Nhà nước và áp dụng chế độ kế toán
Doanh nghiệp một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của đơn vị, khả năng trình
độ của đội ngũ cán bộ kế toán. Yêu cầu này đòi hỏi các Doanh nghiệp trong công
tác hoàn thiện phải biết vận dụng chế độ kế toán hiện hành, không tuỳ tiện áp dụng
một số kỹ thuật của các nước khác vào đơn vị khi Nhà nước chưa cho phép. Đây là
một yêu cầu rất quan trọng giúp cho Nhà nước có thể quản lý được tình hình sản
xuất kinh doanh của tất cả các ngành, các đơn vị, các thành phần kinh tế. Yêu cầu
này đòi hỏi trong công tác kế toán phải thống nhất trong nhiều mặt ví dụ như: mẫu
sổ, trình tự ghi sổ và cách hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu…
Yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và yêu cầu tiết kiệm,
hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản đối với công tác kế toán bởi khi
được cung cấp thông tin kịp thời thì công tác kế toán mới giúp cho bộ máy lãnh
đạo đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Từ đó đem lại lợi
nhuận cao hơn cho Doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý cũng
như trong sản xuất.

×