Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Trịnh Minh Thái

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ DÂN TỘC
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Trịnh Minh Thái

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ DÂN TỘC
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số: 62 22 85 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Khôi
PGS.TS. Ngô Thị Phượng
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học



Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Phan Thanh Khôi

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Phan Thanh Khôi và PGS.TS. Ngô Thị Phượng.
Đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận án là trung thực và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Trịnh Minh Thái


LỜI CẢM ƠN
Bản luận án này được hoàn thành với sự nỗ lực học tập, nghiên cứu

khoa học của bản thân cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên từ các thầy
cơ, đồng nghiệp, gia đình và bè bạn.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS. Phan Thanh Khôi và PGS.TS. Ngô Thị Phượng, hai người thầy
hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, cung cấp thơng tin, tư liệu q
báu và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận án, cũng như trong quá trình
nghiên cứu khoa học nói chung.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những nhà nghiên cứu
trong và ngoài Trường, các thầy giáo cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp ở Trung
ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, những người đã chỉ bảo, góp ý, gợi mở cho tơi những ý
tưởng khoa học, động viên, khích lệ tơi hồn thành luận án.
Tơi cũng gửi lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những người ln bên cạnh,
động viên, khích lệ, chia sẻ, gánh vác công việc, tạo điều kiện để tơi hồn
thành nhiệm vụ khoa học của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Trịnh Minh Thái


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................................. 8
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án ....... 8
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án ..... 14
1.2. Đánh giá chung kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 17
1.2.1. Đánh giá chung kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án ............................................................................................................ 17
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 19
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH
TỒN CẦU HĨA ................................................................................................... 20
2.1. Quan niệm về dân tộc và quan hệ dân tộc trong di sản lý luận của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin ......................................................................................... 20
2.2. Quan niệm về dân tộc, quan hệ dân tộc và tồn cầu hóa trong tài liệu
nghiên cứu hiện đại ................................................................................................... 33
2.2.1. Dân tộc ....................................................................................................... 33
2.2.2. Quan hệ dân tộc .......................................................................................... 39
2.2.3. Tồn cầu hóa .............................................................................................. 43
2.3. Quan niệm chung về những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong
bối cảnh toàn cầu hóa ................................................................................................ 50
2.3.1. Quan niệm về nhân tố địa kinh tế trong bối cảnh tồn cầu hóa ................ 51
2.3.2. Quan niệm về nhân tố địa chính trị trong bối cảnh tồn cầu hóa ............. 55
2.3.3. Quan niệm về nhân tố địa văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa .............. 62
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 64
1


Chƣơng 3. THỰC TRẠNG NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY .... 66
3.1. Nhân tố địa kinh tế tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay ..................................................................................................................... 66
3.1.1. Tồn cầu hóa kinh tế .................................................................................. 66
3.1.2. Tác động của tồn cầu hóa kinh tế đến quan hệ dân tộc ........................... 71
3.2. Nhân tố địa chính trị tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa

hiện nay ..................................................................................................................... 80
3.2.1. Tồn cầu hóa chính trị ............................................................................... 80
3.2.2. Tác động của tồn cầu hóa chính trị đến quan hệ dân tộc ........................ 89
3.3. Nhân tố địa văn hóa tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay ..................................................................................................................... 96
3.3.1. Tồn cầu hóa văn hóa ................................................................................ 96
3.3.2. Tác động của tồn cầu hóa văn hóa đến quan hệ dân tộc ......................... 99
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 108
Chƣơng 4. TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TRONG
BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA ĐẾN QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI
CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
MANG TÍNH ĐỊNH HƢỚNG ............................................................................. 109
4.1. Tác động của những nhân tố cơ bản đến quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc
trên thế giới hiện nay .............................................................................................. 109
4.1.1. Tác động của nhân tố địa kinh tế đến quan hệ giữa Việt Nam với các
dân tộc trên thế giới hiện nay ................................................................................. 109
4.1.2. Tác động của nhân tố địa chính trị đến quan hệ giữa Việt Nam với các
dân tộc trên thế giới hiện nay ................................................................................. 113
4.1.3. Tác động của nhân tố địa văn hóa đến quan hệ giữa Việt Nam với các
dân tộc trên thế giới hiện nay ................................................................................. 115
4.2. Một số giải pháp mang tính định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam
với các dân tộc trên thế giới hiện nay ..................................................................... 119
2


4.2.1. Định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc thơng qua
chính sách kinh tế.................................................................................................... 119
4.2.2. Định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc thơng qua
chính sách đối ngoại ............................................................................................... 125
4.2.3. Định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc thơng qua

chính sách văn hóa.................................................................................................. 130
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 135
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 141

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bắt đầu từ Hiệp ước Westfalen (1648), hệ thống chính trị thế giới hiện đại cấu
thành bởi các đơn vị dân tộc (nation, khác với ethnie - tộc người, sắc tộc mà tổng
thể xác định cấu thành một dân tộc (thí dụ, dân tộc Việt Nam cấu thành từ 54 tộc
người anh em) do nhà nước tương ứng đại diện; như ngày nay nó là hệ thống bao
gồm khoảng 200 nhà nước dân tộc (nation state).
Tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội,
cố kết lồi người, làm cho khơng một nhà nước dân tộc nào có thể tồn tại biệt lập.
Do vậy, tương lai, triển vọng, con đường đạt tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của
mỗi dân tộc (hiểu theo nghĩa nhà nước dân tộc) có quan hệ mật thiết với sự vận
động chung của loài người, của hệ thống thế giới, của quan hệ qua lại giữa các
thành tố cấu thành hệ thống ấy (các nhà nước dân tộc khác). Vì vậy, lý luận về con
đường đi lên chủ nghĩa cộng sản phải xuất phát từ tính chất, nội dung và xu hướng
vận động của mỗi nhà nước dân tộc trong quan hệ qua lại mật thiết với tất cả các
nhà nước dân tộc khác dưới tác động sâu rộng của tồn cầu hóa trên các lĩnh vực cơ
bản của đời sống xã hội ở mỗi nhà nước dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rất rõ mối quan
hệ mật thiết giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giói trong điều
kiện tồn cầu hóa. Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (2014) về cơng tác lý

luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 khẳng định nhiệm vụ của giới lý
luận: “Làm rõ mối quan hệ, kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây
dựng nền quốc phịng tồn dân với xây dựng nền an ninh nhân dân; giữa độc lập
dân tộc với hội nhập quốc tế; các vấn đề về an ninh truyền thống, an ninh phi truyền
thống. Dự báo những xu thế lớn của khu vực và thế giới, thời cơ, thuận lợi cũng như
thách thức tác động tới công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [32, tr.4].
Thêm vào đó, ở đây cần nhận thấy phương diện chủ quan của toàn cầu hóa.
Đúng là tồn cầu hóa mang tính khách quan, tất yếu, bắt nguồn từ xu hướng vận
4


động chung của loài người, trước hết là từ những q trình kinh tế trong điều kiện
“cách mạng cơng nghiệp 4.0”, song các q trình tồn cầu hóa vẫn diễn ra thông
qua hoạt động của những con người cụ thể.
Từ cuối thế kỷ XX, bước nhảy vọt mới về chất trong sự phát triển của toàn thế
giới đã bắt đầu diễn ra, chúng được định danh là tồn cầu hóa theo đúng nghĩa của
từ này. Nội dung của toàn cầu hóa cho thấy hệ thống lợi ích tồn cầu có một bản
chất thống nhất, vượt lên trên các nhà nước dân tộc. Từ nay, nhận thức đời sống
kinh tế, chính trị và văn hóa của các dân tộc địi hỏi phải xuất phát từ sự phân tích ở
cấp độ tồn thế giới. Xét từ góc độ chủ quyền quốc gia, vấn đề căn bản hiện nay là
phương diện bản thể của tồn cầu hóa. Nó khơng đơn giản là thực tại kinh tế mới,
mà trước hết là hệ tư tưởng, mà là kết quả sinh ra từ chính sách có mục đích rõ ràng
của các chủ thể cụ thể.
Nói cách khác, tồn cầu hóa hồn tồn khơng chỉ mang tính tất yếu theo
nghĩa nó biểu thị những q trình liên kết tất cả các dân tộc thành một toàn thể
thống nhất và bắt buộc tất cả chúng phải tham gia vào dịng chảy chung của lịch
sử tồn nhân loại, mà cịn là chức năng của “chính sách tồn cầu hóa”. Tồn cầu
hóa trước hết là kết quả của hàng loạt quyết định và hoạt động chính trị đang diễn
ra từ cuối thế kỷ XX.

Như vậy, ngoài những nhân tố bên trong mỗi nhà nước dân tộc quyết định con
đường lịch sử của nó, cách tiếp cận tồn cầu với vận động lịch sử đi lên chủ nghĩa
cộng sản của mỗi nhà nước dân tộc cho phép biểu thị sự đặc thù lịch sử mới của con
đường đi lên chủ nghĩa cộng sản ở cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI. Cách tiếp cận
này đặc biệt cần thiết cho việc hoạch định chiến lược phát triển của nhà nước ta
trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay nhằm mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội”. Nghiên cứu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hiện nay địi
hỏi phải tính đến tác động của tồn cầu hóa trên các lĩnh vực hoạt động cơ bản của
nhà nước dân tộc. Phương diện nội dung mới về nguyên tắc này của lý luận về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh lịch sử ở đầu thế kỷ XXI đòi hỏi giới
lý luận cần quan tâm nghiên cứu.
5


Để có những giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập
dân tộc và phát triển thịnh vượng, đi lên chủ nghĩa xã hội thành công, thì cần phải
hiểu các hướng tác động cơ bản của tồn cầu hóa đến quan hệ giữa các nhà nước
dân tộc và xu hướng biểu hiện của chúng đến quan hệ giữa dân tộc Việt Nam với
các dân tộc khác.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề Những nhân tố
tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa làm đề tài luận án tiến
sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích của luận án:
Trên cơ sở phân tích tồn diện các nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ giữa
các dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa, luận án đề xuất một số giải pháp mang tính
định hướng nhằm phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nhà nước dân tộc trên
thế giới hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận án:
- Làm sáng tỏ các cơ sở lý luận để đạt tới mục đích của luận án nhờ đưa ra

định nghĩa về các khái niệm công cụ của luận án: dân tộc, quan hệ dân tộc, tồn
cầu hóa;
- Phân tích tác động của các nhân tố cơ bản đến quan hệ qua lại giữa các dân
tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa;
- Đề xuất một số giải pháp định hướng quan hệ cùng phát triển giữa Việt
Nam với các dân tộc trên thế giới góp phần giữ vững độc lập dân tộc, tồn vẹn lãnh
thổ và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta trong bối cảnh tồn cầu
hóa hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Sự tác động của các nhân tố cơ bản đến
quan hệ giữa các dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa.
* Phạm vi nghiên cứu của luận án: Tập trung vào tác động của các nhân tố
kinh tế, chính trị, văn hóa đến quan hệ giữa các nhà nước dân tộc trong bối cảnh
tồn cầu hóa và định hướng chiến lược quan hệ của Nhà nước ta với các nhà nước
dân tộc khác trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.
6


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của luận án
* Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được thực hiện dựa trên các luận điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân
tộc, quan hệ dân tộc và những vấn đề khác có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu của luận án: Cơ sở phương pháp luận của luận
án là phép biện chứng duy vật với các nguyên lý, quy luật và phạm trù của nó; luận
án sử dụng rộng rãi phương pháp phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát
hóa, thống nhất lịch sử - lơgíc, thống nhất lý luận - thực tiễn; một số phương pháp
cụ thể của xã hội học như thống kê, so sánh.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
* Đóng góp lý luận của luận án: Khảo cứu tác động của các nhân tố cơ bản
đến quan hệ dân tộc, luận án ít nhiều chỉ ra đặc thù của nó trong bối cảnh tồn cầu

hóa trên ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
* Đóng góp thực tiễn của luận án: Góp phần gợi mở các giải pháp mang tính
định hướng cho quan hệ giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới trong
bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận của luận án: Góp phần nhận định, đánh giá, tổng quát
những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cơng
tác hoạch định chính sách, quản lý liên quan đến dân tộc và quan hệ dân tộc trong
bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế; làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu,
giảng dạy những vấn đề lý luận chính trị liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương (10 tiết), Kết luận, Danh mục các cơng
trình nghiên cứu của tác giả và Tài liệu tham khảo.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
* Những cơng trình nghiên cứu về dân tộc và quan hệ dân tộc
Về khái niệm “dân tộc”, các tác giả nước ngồi trước hết đã khu biệt nó với
khái niệm “tộc người”. Chẳng hạn, M.Weber (nhà kinh tế chính trị học và xã hội
học người Đức) là một trong những người đầu tiên đã đưa ra khái niệm “tộc người”.
Theo ông, “tộc người là nhóm người mà các thành viên có niềm tin chủ quan vào
nguồn gốc chung của họ do giống nhau về hình dạng hay các tập quán, hay do cả
hai, hay do có ký ức chung về định cư và di cư”.

Tác giả L.N.Gumilev (nhà dân tộc học người Nga) khu biệt hai thuật ngữ „tộc
người” và “dân tộc” trên bốn phương diện cơ bản. Theo ông, thứ nhất, “dân tộc” có ý
thức hệ chung dưới dạng “chủ nghĩa dân tộc” và sau đó nó được sử dụng làm cương
lĩnh chính trị, với mong muốn đạt tới nền tự trị hay chế độ nhà nước riêng của mình.
Đối với “tộc người” thì khơng có cương lĩnh chính trị như vậy. Thứ hai, khi sử dụng
“chủ nghĩa dân tộc” với tư cách hệ tư tưởng, “dân tộc” phác họa ra lợi ích chung cho
tất cả thành viên và dùng chúng để gắn kết cộng đồng. Trong khi “tộc người” lại đưa
ra văn hóa như chất keo kết dính các thành viên, nhưng không thủ tiêu sự khác biệt về
lợi ích giữa các cá nhân cũng như giữa các nhóm. Thứ ba, “dân tộc” dựa trên ý thức
hệ của mình (chủ nghĩa dân tộc) để định ra đường biên giới chính trị, khu biệt nó với
những cộng đồng khác tương tự. Thứ tư, bản sắc của “dân tộc” chủ yếu được xây
dựng dưới sự hậu thuẫn của các thể chế chính trị - pháp lý (nhà nước, pháp luật).
Trong khi, các “tộc người” lại khẳng định bản sắc của mình dựa trên các thể chế
truyền thống (luật tục, tập quán) hơn là các các định chế pháp lý.
Dân tộc và quan hệ dân tộc là một vấn đề lý luận được rất nhiều học giả nước
ngoài quan tâm nghiên cứu. Trong hàng loạt cơng trình nghiên cứu căn bản, như
“Nationalism Reframed. Nationhood and the National Question in the New Europe”
[133] của tác giả R.Brubaker (1996), “Ethnicity and Nationalism. Anthropological
8


Perspectives” [138] của Th.H.Eriksen (1993), “Ethnicity, Nationalism and Conflict
in and after the Soviet Union. The Mind Aflame” [140] của V.Tishkov (1997), “The
Revenge of the Past. Nationalism, Revolution and the Collapse of the Soviet Union,
Stanford” [135] của R.G.Suny (1993), “Rethniking Nationalism and Ethnicity. The
Struggle for Meaning and Order in Europ” [121] của H.R.Wicker (1997), v.v..
Các tác giả đã đi đến kết luận rằng, dân tộc là một cộng đồng người ổn định,
đã hình thành trong lịch sử dựa trên cơ sở thống nhất về nguồn gốc (thống nhất về
“dòng máu”), về văn hóa, về nơi cư trú và giao tiếp cùng nhau. Cơ cấu của chủ
nghĩa dân tộc hợp nhất các thành tố sắc tộc (cội nguồn, ngơn ngữ, văn hóa) và xã

hội (đời sống kinh tế chung, giao tiếp phát triển và tính nhất thể nhóm). Thêm vào
đó, dân tộc hình thành chỉ từ tộc người khi hiện diện các thành tố xã hội của nó mà
ý nghĩa quan trọng nhất trong số đó là quan hệ thống nhất - quan hệ kinh tế, quan hệ
chính trị, quan hệ văn hóa, quan hệ giữa cá nhân với nhau, là sự giao tiếp. Dân tộc
được quan niệm là đại diện chính của chế độ nhà nước và của chủ quyền, việc thành
lập nhà nước dân tộc là giai đoạn tối cao trong quá trình phát triển của dân tộc và
khát vọng tự nhiên của dân tộc là nhận được chủ quyền quốc gia. Điều này cụ thể
được phản ánh trong khái niệm đặc biệt "nhà nước dân tộc" là khái niệm nhấn mạnh
sự thống nhất của các cơ cấu như vậy. Trên thực tế, đa số nhà nước trên thế giới đã
hình thành trên cơ sở dân tộc. Sự thống nhất về ngơn ngữ, truyền thống và văn hóa
của dân tộc thúc đẩy sự phát triển giao tiếp, sự tạo ra một thị trường và nhà nước
thống nhất. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng, dân tộc và nhà nước là các
hiện tượng hồn tồn độc lập, thường khơng trùng hợp với nhau. Tại một số quốc
gia, chẳng hạn như Thụy Sĩ (kể cả Mỹ), cư dân có sự nhất thể dân tộc khác nhau và
nhà nước khác nhau, tự coi mình là đại diện của tộc người Đức, Pháp, Ý và đồng
thời là đại diện của dân tộc Thụy Sĩ với tư cách một cộng đồng công dân, chứ
không phải là đại diện của một cộng đồng sắc tộc và của nhà nước Thụy Sĩ.
Khi có tính đến sự khơng nhất thiết phải hợp thức hóa dân tộc về mặt nhà
nước, một số tác giả như R.Brubaker, H.R.Wicker (nhà xã hội học người Mỹ) phân
biệt dân tộc văn hóa khơng có nhà nước độc lập và khơng cố gắng thành lập nó và
dân tộc do một nhà nước riêng biệt đại diện (nhà nước dân tộc). Xét về mặt lịch sử,
9


ý định của dân tộc thành lập nhà nước độc lập hoặc có nguyên nhân là nguyện vọng
của các đại diện của nó được giải phóng khỏi sự thống trị và sự áp bức của dân tộc
khác, hoặc có nguyên nhân là khát vọng của một tộc người thiết lập sự thống trị đối
với đại diện của các tộc người khác. Trong điều kiện chế độ nhà nước dân chủ hiện
đại, lợi ích dân tộc đặc thù của các nhóm tộc người và khu vực riêng biệt hồn tồn
có thể được đảm bảo nhờ sự tự trị nhà nước hay chế độ liên bang. Kết thúc ở việc

thành lập một nhà nước độc lập, các ý định phân lập chủ nghĩa thường mang lại
thiệt hại kinh tế và các thiệt hại khác cho công dân của nhà nước mới được thành
lập. Kinh nghiệm thành lập một liên minh nhà nước mới chứng tỏ rằng nhiều tộc
người tự nguyện khước từ các yếu tố quan trọng về chủ quyền của mình một cách
có lợi cho việc thành lập một liên minh nhà nước rộng lớn hơn, đáp ứng được nhiều
hơn nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội và của những công dân riêng biệt.
Các lý thuyết hiện đại khác nhau về quan hệ dân tộc được các tác giả nước
ngồi phân tích đặc biệt sâu sắc. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh bản chất của chủ
nghĩa dân tộc là học thuyết và thực tiễn chính trị căn cứ trên việc đối lập giữa các
dân tộc, trên việc thừa nhận địa vị đặc biệt và ưu thế của dân tộc mình đối với các
dân tộc khác và trên khát vọng đảm bảo cho dân tộc mình những đặc quyền nhờ dựa
vào các nhóm dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc là một biến thể của thói ích kỷ
nhóm, khơng thừa nhận quyền bình đẳng của các dân tộc và đại diện của chúng.
Điểm này phân biệt chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa yêu nước như chủ nghĩa kết
hợp tình yêu dân tộc mình với việc thừa nhận quyền bình đẳng của tất cả các dân
tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc hình thành trên cơ sở các cộng đồng dân tộc hiện thực,
tuy nhiên nó thổi phồng vai trị của những sự khác biệt dân tộc và những ưu thế của
dân tộc mình. Sử dụng tự ý thức dân tộc, tình cảm u tổ quốc, sự giống nhau về
ngơn ngữ, sắc tộc, v.v., nó chuyển hóa chúng thành một lập trường thù địch, hiếu
chiến đối với các dân tộc khác.
Một số tác giả phân biệt giữa chủ nghĩa dân tộc sắc tộc và chủ nghĩa dân tộc
công dân (hay nhà nước). Chủ nghĩa dân tộc sắc tộc căn cứ trên sự thống nhất về
nguồn gốc, ngơn ngữ và văn hóa, còn chủ nghĩa dân tộc nhà nước căn cứ trên sự
thuộc về một nhà nước nào đó.
10


Theo một số tác giả, vấn đề về chủ nghĩa dân tộc trở nên đặc biệt gay gắt
trong hoàn cảnh tồn tại của cái gọi là “dân tộc phi nhà nước”. Dân tộc phi nhà nước
là dân tộc khơng có nhà nước dân tộc của riêng mình. Nhà nước xuất hiện sớm hơn

dân tộc rất nhiều. Nhưng chỉ ở thế kỷ XX, toàn bộ bề mặt của trái đất mới hoàn toàn
được phân định bởi những nhà nước. Đơn vị của chế độ nhà nước được gọi là dân
tộc, đã xuất hiện ở Anh vào thế kỷ XVI theo con đường tiến hóa. Mơ hình này hàm
ý chỉ việc biến cư dân của một nhà nước thành dân tộc. Nhờ đó nhà nước dân tộc đã
xuất hiện. Việc củng cố kết cấu dân tộc và nhà nước dân tộc đã diễn ra trong quá
trình cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp. Kết quả của chúng là sự xuất hiện các nhà
nước dân tộc dân sự. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, những người theo chủ
nghĩa dân tộc đã chuẩn bị luận chứng cho việc thừa nhận về mặt chính trị “các dân
tộc khơng có lịch sử”. Họ đã tổ chức các phong trào phổ biến một chuẩn mực sắc
tộc thơng qua báo chí và giáo dục cho những thành viên tiềm tàng của các sắc tộc
ấy. Đồng thời những người theo chủ nghĩa dân tộc cũng đạt được một sự thừa nhận
quốc tế và chính trị lớn hơn đối với các sắc tộc phi nhà nước. Các sắc tộc phi nhà
nước được nhắc tới trong các văn bản ghi nhớ nhiều hơn tại hàng loạt quốc gia như:
Nga, Đức, Hungary, v.v.. Ngoài ra, việc thừa nhận tính hợp thức của các sắc tộc phi
nhà nước cũng được xúc tiến nhờ có sự xuất hiện của nhà nước dân tộc của các sắc
tộc tại vùng Balcan như: Séc bi, Rumani, Bungari, Albani, Na Uy, v.v...
Việc thừa nhận dứt khoát các sắc tộc phi nhà nước diễn ra sau thế chiến thứ
nhất. Các cường quốc phương Tây do Mỹ cầm đầu đã thừa nhận quyền dân tộc tự
quyết với tư cách nguyên tắc xây dựng và duy trì trật tự quốc tế. Sau sự tan rã của
Liên Xô và Nam Tư, các sắc tộc phi nhà nước một lần nữa lại có được nhà nước dân
tộc riêng của mình. Sau sự tan rã của hệ thống thuộc địa, các nhà nước hậu thuộc
địa vấp phải vấn đề xây dựng dân tộc riêng của mình dựa trên cơ sở dân sự. Trong
thế giới hiện đại được phân định rõ ràng giữa các nhà nước dân tộc, có một xu
hướng nổi bật là phủ định tính hợp thức của các sắc tộc phi nhà nước. Việc thành
lập nhà nước mới đối với sắc tộc như vậy có nghĩa là làm bớt quy mơ lãnh thổ và
tính hợp thức của nhà nước dân tộc đã từng tồn tại. Điều này có nghĩa là phá vỡ hệ
thống nhà nước toàn cầu hậu chiến tranh, hệ thống chỉ định hướng vào các nhà nước
11



dân tộc và căn cứ trên nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới từ một phía. Mỗi một
trong vài nghìn nhóm sắc tộc lớn đều có thể địi hỏi phải được thừa nhận là một dân
tộc. Dân tộc như vậy tất nhiên sẽ là một dân tộc mang sắc thái sắc tộc. Các sắc tộc
phi nhà nước dân sự là khơng thể vì dân tộc dân sự được chế độ nhà nước quy định
và bảo vệ. Những trường hợp dân tộc dân sự đánh mất chế độ nhà nước là do có sự
xâm lược của người nước ngồi. Nhưng sau năm 1945, việc một nhà nước này xâm
lược lãnh thổ của nhà nước khác bị coi là bất hợp pháp, do vậy nó ít khi xảy ra và
khơng được luật quốc tế thừa nhận.
Do vậy, để trở thành dân tộc, nhóm sắc tộc cần phải tự tun bố mình là dân
tộc, cịn đa số thành viên của nó cần phải nhất trí với điều đó. Sự khác nhau giữa dân
tộc và nhóm sắc tộc được quy về sự hiện diện hay sự vắng mặt tự ý thức chính trị của
nhóm. Tại các khu vực mà chủ nghĩa dân tộc mang sắc thái sắc tộc chiếm ưu thế, có
nhiều khả năng hơn để các sắc tộc phi nhà nước xuất hiện. Trong các nhà nước dân
tộc của sắc tộc, nơi mà tính sắc tộc là điều kiện để nhận được quyền công dân (quốc
tịch) của nhà nước ấy hay tất cả các quyền công dân, những cá nhân thuộc sắc tộc
khác hoặc là bị loại ra khỏi danh sách công dân, hoặc là bị xem là công dân loại hai.
Trong các nhà nước dân tộc dân sự, tư cách công dân trùng hợp với tính sắc tộc và
khơng có cơ sở để loại bỏ một bộ phận dân cư ra khỏi đời sống chính trị. Cịn chính
sách thanh lọc sắc tộc tất yếu dẫn tới việc sử dụng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc với
tư cách cơng cụ của chính sách kỳ thị chính thức hay khơng chính thức.
* Những cơng trình nghiên cứu về tồn cầu hóa
Có thể nói rằng, hiện nay có một số lượng khổng lồ những tài liệu nghiên cứu
về tồn cầu hóa, các phương diện khác nhau của nó. Khó có thể tổng quan tất cả các
tài liệu này trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, do vậy ở đây chủ yếu giới thiệu
những tài liệu về tồn cầu hóa có liên quan đến quan hệ giữa các dân tộc hiện nay.
Trước hết cần phải kế đến cơng trình Khu vực hóa và tồn cầu hóa - Hai mặt
của tiến trình hội nhập quốc tế [113] của Viện Thông tin Khoa học xã hội (2000).
Cuốn sách giới thiệu các bài viết của các chuyên gia quốc tế về khu vực hóa và tồn
cầu hóa, trong đó có một số bài đáng chú ý như phân tích quan hệ giữa chủ nghĩa dân
tộc và tồn cầu hóa hay phân tích quan hệ giữa tồn cầu hóa với bản sắc dân tộc.

12


Tiếp theo có thể kể đến cơng trình Sự tương tác giữa các nền văn minh khu
vực trong bối cảnh tồn cầu hóa [125] do Viện quốc tế mang tên P.Sorokin và
N.Kondratiev ấn hành (2001). Trong cuốn sách này, tác giả K.Jakovets đã đưa ra
những nhận định sâu sắc về bản chất của tồn cầu hóa hiện nay (“tồn cầu hóa hậu
cơng nghiệp”) là “Nhân loại ngày càng cảm thấy mình là một chỉnh thể thống nhất,
cho dù cịn bị phân chia ra thành các nhóm, các nước, các cộng đồng mâu thuẫn, đôi
khi đối kháng với nhau. Tiếp theo, tác giả đã chỉ ra tác động của toàn cầu hóa đến
quan hệ giữa các nhà nước dân tộc, các nền văn minh khu vực trên tất cả những
phương diện sinh hoạt cơ bản của con người.
Tác phẩm Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển của H.R.Hemmer,
K.Bubl, R.Kruege, H.Marienburrg [46] do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
biên dịch (2002) có nội dung cơ bản thể hiện những căn cứ lý luận sâu sắc và kinh
nghiệm quốc tế nóng hổi hết sức phong phú, đặc biệt là tình hình và các vấn đề đặt
ra tại các nước đang phát triển và các giải pháp thực tiễn cho sự hội nhập kinh tế
của các nước đó vào kinh tế tồn cầu.
Cuốn sách Vận hành tồn cầu hóa của Joseph E. Stiglitz [91] do Nhà xuất
bản Trẻ biên dịch và phát hành (2008) gồm 504 trang giới thiệu một góc nhìn về
tồn cầu hóa từ các nước đang phát triển. Do đó, tác phẩm đã phần nào giúp chúng
ta nhìn nhận về thế giới và tồn cầu hóa một cách khoa học và khách quan. Tính
khoa học và tính khách quan cũng là điểm nổi bật của tác phẩm này so với các tác
phẩm khác về đề tài tồn cầu hóa và những thể chế kinh tế tồn cầu

Theo đó,

Stiglitz khảo sát những thay đổi đã và đang diễn ra tại các quốc gia trong tồn cầu
hóa trong vài năm gần đây, đề xuất các giải pháp và hướng về tương lai. Ông cũng
đề ra những hướng cơ bản và mới mẻ để đối phó với nạn nợ nần của các nước đang

phát triển và đưa ra những khuyến cáo một hệ thống dự trữ toàn cầu nhằm khắc
phục tình trạng bất ổn tài chính quốc tế. Trong cuốn sách này, Stiglitz còn đưa ra
những đề xuất để giải quyết những tình huống khó khăn có liên quan đến sự nóng
lên của Trái Đất, một vấn đề vốn là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với môi
trương thế giới.
13


Tác phẩm Nhìn về tồn cầu hóa của George Soros [92] do Nhà xuất bản
Trẻ và DT Books xuất bản (2009) gồm 168 trang với những phân tích sắc sảo
cũng như những trăn trở của George Soros với những ảnh hưởng về chính trị và xã
hội của tồn cầu hóa Khi nền kinh tế thế giới chuyển đổi trong thập niên 1990 và
những năm đầu của thế kỷ XXI. Soros đã tìm cách vận động cho những “xã hội
mở” như là phần bổ sung cho sự mở rộng và bành trướng của thị trường. Phân tích
kỹ lưỡng các định chế tài chính - thương mại quốc tế hiện thời, ơng nhận thấy các
tổ chức này tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng lại thất bại trong việc cung cấp
các hàng hóa cơng khác cho xã hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ trích một “liên
minh vơ tình” giữa những người cực hữu ủng hộ thị trường chính thống và những
người cực tả đang nỗ lực lên án tồn cầu hóa, bởi cả hai nhóm đều hướng tới phá
hủy những định chế quốc tế hiện tại mà chúng ta đang có. Thay vào đó, tác giả
kêu gọi một liên minh khác, với mục tiêu cải tổ và làm những định chế quốc tế đó
trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Cuốn sách đi sâu phân tích những ưu nhược
điểm của hệ thống chủ nghĩa tư bản toàn cầu và đưa ra một cái nhìn bao quát về
tình thế khó khăn của chúng ta ngày nay, và một tầm nhìn mới về vai trị mà nước
Mỹ cần phải có trên thế giới.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
* Những cơng trình nghiên cứu về dân tộc và quan hệ dân tộc
Cuốn sách Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở
Việt Nam [81] của Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn (1990) đã tập trung trình
bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà nước ta. Đồng thời, các tác giả còn đề cập đến một số nội dung như: quản lý xã
hội, nội dung công tác cán bộ, đào tạo cán bộ trong chính sách dân tộc hiện nay ở
nước ta.
Nghiên cứu Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay [78] của
PGS.TS Trần Quang Nhiếp (1997) đã phân tích thực trạng và đặc điểm quan hệ dân
tộc ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra các yếu tố tác động tới quan hệ dân tộc và các
biện pháp phát triển quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay.
14


Các bài viết tại Kỷ yếu Hội thảo Thực hiện chính sách dân tộc, vấn đề và
giải pháp [98] của Tạp chí Cộng sản - Uỷ ban Dân tộc (2004) đều tập trung vào
việc làm rõ những vấn đề như: quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; thực trạng vấn đề dân tộc
và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong những năm gần đây; đề xuất những
giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc ở nước ta trong thời gian tới.
Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay [3] của GS.TS Hồng Chí Bảo (2009) đã tập
trung phân tích vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia đa dân tộc, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đảm bào
cơng bằng, bình đẳng và tăng cường giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã
hội tại các vùng đa dân tộc miền núi ở nước ta hiện nay.
Ngồi các tác phẩm tiêu biểu kể trên, cịn có rất nhiều bài trong các tạp chí lý
luận nghiên cứu về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, quan hệ dân tộc ở nước ta.
* Những cơng trình nghiên cứu về tồn cầu hóa
Cuốn sách Tồn cầu hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn [77] của GS.TS
Lê Hữu Nghĩa, TS Lê Ngọc Tòng (2004) đã tập hợp bài viết của nhiều chuyên gia
phân tích về nội dung, bản chất, đặc điểm và xu thế của toàn cầu hóa cũng như sự
tác động của tồn cầu hóa kinh tế đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội; thời cơ và thách thức đối với Việt Nam.

Cuốn sách Tồn cầu hóa dưới những góc nhìn khác nhau [100] của Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia (2005) gồm những bài viết của các tác giả trong và ngồi
nước đánh giá và thể hiện quan điểm tích cực cũng như tiêu cực đối với tồn cầu
hóa xét từ góc độ ảnh hưởng của nó đến các phương diện khác nhau của đời sống xã
hội và con người, cũng như quan hệ giữa các cộng đồng người, trong đó có các dân
tộc do nhà nước tương ứng đại diện.
Cuốn sách Tồn cầu hóa - những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc
tế và văn hóa [114] của Phạm Thái Việt (2006) đã phân tích khái niệm tồn cầu hóa
và các cách tiếp cận chính đối với tồn cầu hóa, từ đó chỉ ra những biến đổi của
tồn cầu hóa trong đời sống quốc tế và những biến đổi trong đời sống văn hóa
15


Cuốn sách Tồn cầu hóa trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương, một số
vấn đề triết học [38] của Phạm Văn Đức chủ biên (2007) bao gồm bài viết và nhận
định của các học giả về toàn cầu hóa ở Châu Á - Thái Bình Dương, triển vọng của
chủ nghĩ xã hội trong bối cảnh tồn cầu hóa và vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa
trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Trong cuốn sách Tồn cầu hóa bắt đầu một chu kỳ mới [21] tác giả La Cơn
(2008) tập trung phân tích những khó khăn, thách thức khi có sự xuất hiện của tồn
cầu hóa. Đồng thời, tác giả cũng phân tích về sự đổi mới của Việt Nam gắn với thay
đổi, tác động của toàn cầu hóa.
Phong trào chống mặt trái của tồn cầu hóa và những vấn đề đặt ra với Việt
Nam [89] của TS. Nguyễn Thị Quyết, PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp, Ths. Mai Hoài
Anh (2008) từ việc phân tích tác động của tồn cầu hóa đối với các quốc gia dân tộc
cũng như triển vọng của nó trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả đi đến phân
tích phong trào chống mặt trái của tồn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt
Nam trước xu thế tồn cầu hóa.
Tồn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay [88] của TS. Mai Thị Quý (2009). Trên cơ sở

phân tích thực chất và tính hai mặt của tồn cầu hóa hiện nay, tác giả đi đến phân
tích sự biến động của các giá trị truyền thống trong tồn cầu hóa, từ đó chỉ ra việc
giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới nhũng giá trị truyền thống đó, biến những giá
trị đó thành sức mạnh và đưa đất nước lên một tầm cao mới, đủ sức nắm bắt những
cơ hội mới do chính q trình tồn cầu hóa đem lại.
Cuốn sách Tồn cầu hóa văn hóa địa phương và phát triển [99] của Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2014) gồm 242 trang gồm
tuyển tập các bài viết để bạn đọc có một cái nhìn rõ hơn về tiến trình tồn cầu hóa,
nhất là ở một số nước Châu Á, cũng như về đóng góp của ngành nhân học trong
việc soi sáng tiến trình này, trong những lĩnh vực du lịch, quảng cáo sản phẩm, tiêu
thụ thức ăn nhanh, quy hoạch công viên quốc gia, tri thức bản địa và diễn ngơn tồn
cầu về bảo vệ mơi trường, sức khỏe và bệnh tật.
16


Cuốn sách Việt Nam và Đông Nam Á trong bối cảnh tồn cầu hóa [112] của
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2017) gồm 920 trang gồm
các bài viết của các tác giả thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, đề cập đến
hầu hết các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó, những phân tích tập
trung về bước khởi đầu kể từ khí Cộng đồng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á) được chính thức ra đời, mở ra một tương lai tươi sáng cho cộng đồng các
quốc gia Đơng Nam Á nhưng cũng dự báo khơng ít những khó khăn, thách thức trên
con đường phát triển. Bên cạnh đó, có những phân tích của các tác giả đối với
những kỳ vọng và sự trăn trở về con đường phát triển không chỉ ở những người lãnh
đạo, những cộng đồng cư dân mà còn nơi các nhà khoa học từ các trường đại học,
các viện nghiên cứu ở Đông Nam Á và các nước khác.
1.2. Đánh giá chung kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Đánh giá chung kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án

Về khái niệm “dân tộc” và quan hệ dân tộc, các tác giả đều xuất phát từ chỗ,
thuật ngữ “dân tộc” có từ gốc tiếng La tinh là nation, có nghĩa là một cộng đồng
người ổn định, đã hình thành trong lịch sử dựa trên cơ sở thống nhất về nguồn gốc
(“dịng máu”), về kinh tế, chính trị, văn hóa, liên cá nhân và giao tiếp. Một ý kiến
rất phổ biến là ý kiến về dân tộc như đại diện chính của chế độ nhà nước và chủ
quyền, về việc thành lập nhà nước dân tộc như giai đoạn tối cao trong quá trình phát
triển của dân tộc và về khát vọng tự nhiên của dân tộc là nhận được chủ quyền quốc
gia. Điều này được phản ánh trong khái niệm “nhà nước dân tộc” là khái niệm nhấn
mạnh sự thống nhất của các cơ cấu như vậy. Khi tính đến sự khơng nhất thiết phải
hợp thức hóa dân tộc về mặt nhà nước, một số tác giả phân biệt dân tộc về mặt văn
hóa nhưng khơng có nhà nước độc lập và khơng cố gắng thành lập nó và dân tộc có
nhà nước, tức là do một nhà nước riêng biệt đại diện.
Đề cập tới quan hệ dân tộc, các tác giả nêu bật chủ nghĩa dân tộc là học
thuyết và thực tiễn chính trị căn cứ trên việc đối lập giữa các dân tộc, trên việc thừa
17


nhận địa vị đặc biệt và ưu thế của dân tộc mình đối với các dân tộc khác và trên
khát vọng đảm bảo cho dân tộc mình những đặc quyền nhờ dựa lạm dụng, áp bức,
bóc lột các dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc là một biến thể của thói ích kỷ nhóm,
khơng thừa nhận quyền bình đẳng của các dân tộc và đại diện của chúng.
Một nội dung khác được đề cập đến ở đây là vấn đề dân tộc trong thế giới
hiện đại. Các tác giả nhấn mạnh các dân tộc hiện đại thường bảo vệ các quyền và lợi
ích của mình thơng qua việc hợp nhất các dân tộc thành một nhà nước như đại diện
hợp pháp và chính thức của họ trên trường quốc tế. Những trường hợp dân tộc đánh
mất chế độ nhà nước là do có sự xâm lược của người nước ngồi. Như đã nhận
mạnh và khẳng định ở trên thì sau năm 1945, việc một nhà nước này xâm lược lãnh
thổ của nhà nước khác bị coi là bất hợp pháp, do vậy nó khơng được cộng đồng
quốc tế thừa nhân và gần như khơng có khả năng xảy ra.
Tổng quan những tài liệu về tồn cầu hóa và những nhân tố cơ bản của tồn

cầu hóa tác động đến quan hệ giữa các dân tộc, chúng ta có thể rút ra một số kết
luận cơ bản sau đây. Toàn cầu hóa là q trình liên kết lồi người, các dân tộc thông
qua việc phổ biến những chuẩn tắc hoạt động kinh tế, khoa học - cơng nghệ, có tác
động đến tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội và của con người ở tất cả các quốc
gia trên thế giới, đến quan hệ giữa các dân tộc do nhà nước tương ứng đại diện.
Song, tồn cầu hóa cịn bao hàm cả phương diện chủ quan, tức là nó mang cả sắc
thái chính trị, vì xét đến cùng, nó là hoạt động của con người có động cơ của riêng
mình, đang theo đuổi các mục đích của riêng mình. Chính nhìn từ góc độ này,
chúng ta nhận thấy vấn đề về các nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ giữa các dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa có một ý nghĩa rất quan trọng và cấp bách đối với
việc hoạch định chiến lược nhằm “bảo vệ độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã
hội”. Song, cũng chính cách tiếp cận này cho thấy chưa có các cơng trình nghiên
cứu khoa học làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra và giải quyết trong Luận án.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, chưa thấy xuất hiện các cơng trình nghiên cứu
chun sâu về quan hệ dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa trên các phương diện
kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học - cơng nghệ từ góc độ nhà nước dân tộc.
18


1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Luận án cần tiếp tục nghiên cứu góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ khái niệm “dân tộc” (nation) và khái niệm “tồn cầu
hóa” theo nội dung được sử dụng trong luận án như tiền đề để nêu bật sự thay đổi
tính chất quan hệ giữa các dân tộc trong bối cảnh hiện nay;
Thứ hai, phân tích tác động của tồn cầu hóa đến quan hệ giữa các dân tộc
thơng qua các nhân tố cơ bản của nó;
Thứ ba, chỉ ra những giải pháp mang tính định hướng để bảo đảm “độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong bối cảnh tác động của các nhân tố cơ bản của
toàn cầu hóa đến quan hệ giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác.


19


Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA
2.1. Quan niệm về dân tộc và quan hệ dân tộc trong di sản lý luận của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
2.1.1. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về dân tộc và quan hệ dân tộc
Như đã rõ, trọng tâm nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen là vấn đề giai
cấp và đấu tranh giai cấp, vì vào thời đại của Mác, vấn đề ách áp bức dân tộc chưa
bộc lộ rõ, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp đang được đặt lên hàng đầu. Vấn đề
giai cấp là vấn đề hiện thực cấp bách, đồng thời cũng đã có tiền đề lý luận. Cịn vấn
đề dân tộc, C.Mác, Ph.Ăngghen và sau này là V.I.Lênin, tuy đã có những quan niệm
khoa học chung nhất, đặc biệt là về bình đẳng dân tộc, nhưng các ơng chưa đưa ra
được một định nghĩa cụ thể và hệ thống về dân tộc.
Một trong các xu hướng cơ bản của phát triển lịch sử biểu thị định hướng tiến
bộ của nó, là vận động của lồi người từ các hình thức phát triển lịch sử khu vực đến
các hình thức phát triển lịch sử toàn cầu của xã hội, từ sự hợp nhất hạn chế đến sự
hợp nhất toàn cầu về văn hóa, xã hội, lao động và giao tiếp của con người. Các cộng
đồng lịch sử xã hội, như bộ lạc, tộc người và dân tộc, hình thành trên con đường phân
hóa và cố kết ấy của phát triển xã hội, biểu thị trạng thái cụ thể của tiến trình lịch sử
và các hình thức hoạt động lịch sử xã hội, các tiền đề tham gia của cá nhân vào hệ
thống sinh hoạt xã hội, các quan hệ giữa con người với nhau và giữa các cộng đồng
người với nhau. Sự hình thành và phát triển của bộ lạc, tộc người và dân tộc gắn liền
với các thời đại nối tiếp nhau của lịch sử lồi người. Vì vậy, để hiểu bản chất của dân
tộc và quan hệ dân tộc, cần phải áp dụng cách tiếp cận lịch sử, như các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin đã triển khai trong sáng tạo lý luận của mình.
Vốn là tế bào đầu tiên và cơ bản của xã hội nguyên thủy, từ đó hình thành tồn
bộ hệ thống quan hệ thị tộc giữa người với người một cách tự nhiên, cộng đồng thị

tộc ra đời một cách khách quan cấu thành phương thức cá nhân làm chủ ngôn ngữ
và các hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể, tham gia vào đời sống xã hội, quan hệ
20


với nhau trong khuôn khổ thị tộc và ở bên ngồi nó. Bộ lạc chính là giới hạn nội
hơn của các cộng đồng thị tộc quan hệ qua lại với nhau, “cộng đồng quan hệ hôn
nhân giữa hai giới thống trị ở bên trong nó” [14, tr.51]. Từ đó suy ra rằng, với tính
cách tế bào xã hội của xã hội nguyên thủy, thị tộc luôn đi liền với tổ chức bộ lạc
[14, tr.97], các điều tiết nhóm đối với đời sống kinh tế.
Mỗi bộ lạc đều có lịch sử của riêng bản thân mình, để lại dấu ấn trong truyền
thống văn hóa bất thành văn độc đáo. Truyền thống này bao hàm “bí ẩn” về nguồn
gốc của các thị tộc thuộc bộ lạc, gia phả tộc người của chúng, bắt nguồn ít nhất từ hai
thị tộc có ngơn ngữ, lãnh thổ và nếp sống chung. Sự liên can của các thị tộc với một
bộ lạc cụ thể được quy định bởi nguồn gốc của chúng từ một “tộc người khởi thủy”
[16, tr.286], tức là bởi nguồn gốc quan hệ đã được trải nghiệm qua các dấu hiệu tộc
người. Nói cách khác, ở giai đoạn bộ lạc, lịch sử hiện thực của quan hệ thị tộc thể
hiện dưới hình thức quan hệ tộc người. Chính điều này cho phép C.Mác áp dụng khái
niệm “các giai đoạn phát triển tộc người của loài người”, “các quan hệ tộc người bẩm
sinh”, v.v. vào thời đại bộ lạc nguyên thủy [16, tr.257, 286] & [46, tr.428].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin vạch rõ cơ sở khách quan để
đánh giá các cộng đồng lịch sử xã hội này và quan hệ giữa chúng. Theo các ông,
một trong các cơ sở như vậy của bản chất tộc người là ngôn ngữ tự nhiên (mẹ đẻ)
được cá nhân sở hữu như ngôn ngữ giao tiếp thường nhật, như phương tiện nắm bắt
những thành tựu văn hóa. Do vậy, giới hạn tự nhiên của ngôn ngữ mẹ đẻ quyết định
giới hạn tự nhiên của bản chất tộc người. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.Lênin hiểu bản
chất tộc người trước hết là cộng đồng về ngôn ngữ trên một lãnh thổ dân cư - tộc
người nói bằng một ngôn ngữ. Các ông cũng tách biệt một dấu hiệu khác của bản
chất tộc người là một số đặc thù về văn hóa phân biệt chúng “về tinh thần, tính cách
và tập tục” với đại diện các tộc người khác [11, tr.181].

Việc bộ lạc sở hữu sự đặc thù tộc người thể hiện rõ nhất qua phương ngữ bộ
lạc, lãnh thổ định cư hữu hạn, cho thấy cộng đồng bộ lạc cấu thành điều kiện cần
thiết để tái hiện các cộng đồng thị tộc, bảo đảm sự tự hoạt động, sức sống, phát triển
lực lượng sản xuất, ngôn ngữ, văn hóa của chúng. Điều kiện xã hội này luôn là tiền
đề cho đời sống xã hội của các thị tộc, vì bộ lạc là hình thức cố kết của chúng trong
21


×