Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 25 trang )

SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của
giáo dục mầm non. Ngôn ngữ gắn liền với tư duy nó là phương tiện để trẻ giao
tiếp, học tập, vui chơi, khơng có ngơn ngữ thì khơng giao tiếp được và nếu khơng
có ngơn ngữ thì q trình tư duy của con người khơng thể diễn ra. Vì vậy ngơn ngữ
giữ vai trị quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngơn ngữ cịn là
phương tiện để giáo dục trẻ một cách tồn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức,
tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Do đó, việc dạy tiếng mẹ đẻ
cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngơn ngữ của trẻ phát
triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là 1 trong 5 mục tiêu phát triển của trẻ mẫu giáo,
nhằm phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ. Phát triển ngơn ngữ cho
trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng sữ dụng từ ngữ, trình tự,
chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Vì thế, sự phát
triển ngơn ngữ của lời nói rất cần thiết, nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu
học nói.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng sẽ có những thay đổi
nhất định về tâm sinh lý trẻ, ảnh hưỡng lớn đến qua trình phát triển ngơn ngữ của
trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hiện tượng xảy ra trước mắt.
Thông qua ngôn ngữ trẻ biết sử dụng từ để miêu tả, biết hát, đọc thơ đúng lời, đúng
giai điệu, khả năng trình bày thể hiện sự hiểu biết, ý muốn, nguyện vọng của mình
cho người khác biết một cách rõ ràng, rành mạch. Trẻ biết kể lại những việc xảy ra
trong ngày của bản thân mình một cách mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Song việc giao
tiếp của trẻ với bạn, với người lớn ở lứa tuổi này chưa có trình tự, chưa thể hiện sự
hiểu biết của mình, cách diễn đạt ngơn ngữ còn hạn chế. Trong giao tiếp vẫn còn
một số trẻ vẫn cịn ngại ngần, nói ấp ứ, trẻ thì nói nhỏ, rụt rè, trẻ nói ngọng, nói
lăm, thậm chí có trẻ đứng lên cịn khơng nói gì.
Vì vậy, ln muốn tìm ra nhưng biện pháp tích cực nhằm phát triển cho trẻ 1


cách tồn diện hơn nên tơi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 4-5 tuổi” tại lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi B3 làm đề tại nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận

1


Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu, là cơng cụ để giao tiếp, để phát triển tư duy,
nhận thức và là phương tiện giáo dục trẻ một cách toàn diện.
`
Marx từng nói “Bản chất con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội”.
Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng
quan trọng của con người nhờ cón ngơn ngữ mà con người trao đổi được các thơng
tin, tình cảm...với nhau. Vì vậy Lênin đã khẳng định “Ngơn ngữ là công cụ giao
tiếp quan trọng nhất của con người” nhất là trẻ em khơng có ngơn ngữ thì khơng
thể giao tiếp, thậm chí khơng tồn tại. Vì vậy trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ
bằng cách thơng qua các hoạt động ngôn ngữ, trẻ được bảo vệ được phát triển.
Ngồi giao tiếp ngơn ngữ cịn chính là hiện thực của tư duy. Bởi tư duy và ngơn
ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu khơng có ngơn ngữ thì q trình tư
duy của con người khơng thể diễn ra được.
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập vui chơi, những hoạt động này
nhận thức tư duy của trẻ về thế giới xung quanh được phát triển. Chính vì vậy ngơn
ngữ cần cho tất cả hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ
trẻ phát triển.
2. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục phát triển ngôn ngữ là hoạt động giúp ngơn ngữ của trẻ phát triển
tồn diện. Tạo ra những điều kiện, cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử
- xã hội, nền văn hóa. Giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển tư duy, phát triển nhận

thức, trí tuệ, nhân cách trẻ. Nhờ có ngơn ngữ mà con người có thể giao tiếp, trao
đổi kinh nghiệm sống, gần gủi với nhau hơn, cùng nhau lao động, đấu tranh, xây
dựng và phát triển xã hội.
Việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ cịn có một số bất cập trong tổ chức các hoạt
động giáo dục nói chung và ngơn ngữ nói riêng: Giáo viên chưa dành nhiều thời
gian để trẻ truyền đạt ngơn ngữ, thời gian trị chuyện, giao tiếp với trẻ còn hạn chế
và phương pháp giảng dạy giáo viên cịn rập khn cứng nhắc, đơi lúc cịn chưa
nghiên cứu kỹ các mục tiêu phát triển ngơn ngữ cho trẻ theo Chương trình giáo dục
mầm non. Phát triển ngơn ngữ tồn diện cho trẻ là phải biết giao tiếp, biết biểu cảm
ngôn ngữ qua ánh mắt, điệu bộ, nét mặt nhưng phụ huynh lại không chú ý chỉ cần
trẻ biết đọc, biết viết không quan tâm đến phát triển ngơn ngữ của con em mình.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Khảo sát tình hình thực tế:
Để xác định rỏ các thuận lợi và khó khăn nhằm từ đó đưa được các giải
pháp phù hợp, tôi đã áp dụng các mục tiêu của kết quả mong đợi để khảo sát tình
hình thực tế tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3 như sau:

2


Số
lượng
trẻ

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ

1


1 Nói rỏ để người nghe
có thể hiểu được

33

23/33

66,7% 10/33

2

2 Kể lại sự vệc theo
trình tự

33

21/33

63,6%

3

Cầm sách đúng chiều
3 và giở từng tranh để
33
xem tranh ảnh

4


4 Mô tả hành động
nhân vật trong tranh

T

Nội dung đánh giá

TT

23/33

33

20/33

66,7%

60,6%

Số trẻ
chưa
đạt

12/33
10/33

13/33

Tỷ lệ


30,3%
36,4%
30,3%

39,3%

2. Thuận lợi :
- Bản thân luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường và đồng
nghiệp, gia đình và phụ huynh học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi làm tốt
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nhất là đối với việc giáo dục phát triển ngơn ngữ.
- Bản thân là giáo viên trẻ nhiệt tình, khơng ngừng tìm tịi, học hỏi để nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Ngồi ra bản thân có khả năng đọc diễn cảm
cho trẻ nghe và tạo môi trường trong lớp, làm đồ dùng đồ chơi như các con rối,
tranh truyện tương đối phong phú và đa dạng.
- Bản thân là giáo viên nắm được chương trình, biết xây dựng kế hoạch giáo
dục, tổ chức các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Cán bộ quản lý nhà trường quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất đàn, ti vi và
bổ sung tài liệu tranh ảnh về thơ, câu chuyện phục vụ đầy đủ cho các chủ đề.
- Trẻ khỏe, ngoan ngoãn đi học chuyên cần, phần lớn trẻ mạnh dạn tự tin nên
thuận lợi trong các hoạt động.
- Một số phụ huynh có tích cực phối kết hợp với nhà trường, giáo viên chủ
nhiệm để thực hiện tốt cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngơn
ngữ trẻ nói riêng.
3. Khó khăn:
- Trang trí tạo mơi trường cho trẻ hoạt động cịn hời hợt, chưa có chiều sâu,
bố trí chưa phù hợp, chưa hấp dẫn trẻ. Các tranh ảnh, sách chuyên, đồ dùng đồ
chơi chưa phong phú
- Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ mới lần đầu tiên đến
3



lớp, nên việc hình thành các thói quen, nề nếp rất vất vả, một số cháu nói chưa rõ
cịn nói ngọng nên trong các hoạt động cịn gặp nhiều khó khăn.
- Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
- Một số phụ huynh bận cơng việc ít quan tâm chăm lo, trò chuyện với trẻ và
nghe trẻ nói, phó mặc cho cơ giáo.
- Giáo viên đơi lúc cịn rập khn, máy móc, nên giờ dạy chưa sinh động,
chưa gây được hứng thú cho trẻ, giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp các mơn
học khác nên chưa phát huy hết khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Chưa gây được hứng thú đối với trẻ trong các hoạt động học nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra số giải pháp cụ thể như sau:
III. CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp 1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ tham
quan, dạo chơi, thực hành, trải nghiệm
Có thể nói rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp”. Nhờ có ngơn ngữ làm
phong phú đời sống tinh thần của trẻ. Chính vì vậy giáo dục ngơn ngữ phải làm sao
để trở thành hoạt động quan trọng để trẻ được khám phá, trải nghiệm. Để làm được
như vậy chúng ta phải lựa chọn những nội dung, hình thức khác. Thơng qua việc
cho trẻ tham quan, dạo chơi, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, với nhiều người, nhiều
sự vật hiện tượng, được tiếp xúc với tranh ảnh, sách báo, các phương tiện nghe
nhìn phù hợp: xem ti vi, video, nghe băng… và linh hoạt tận dụng các môi trường
vật chất (cây, cỏ, nhà, con vật , cái xe, cát sỏi, đồ chơi, …) và môi trường ngôn ngữ
(sách, truyện, giáo viên, bạn bè trẻ…) có sẵn xung quanh trẻ làm phong phú đời
sống tinh thần của trẻ. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện các giác quan,
phát triển trí tưởng tượng, gây hứng thú cho trẻ. Khi trẻ được nhìn, được sờ, được
trải nghiệm thực tế thì việc phát triển vốn từ sẻ được phát huy một cách tốt nhất
Ví dụ 1: Trong giờ trẻ dạo chơi ngồi trời chúng ta có thể cho trẻ vừa đi vừa
hát, đọc thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề đó vừa tạo khơng khí thoải mái cho trẻ,
trẻ vừa ơn lại các bài trong chủ đề. Trong chủ đề “Trường mầm non” Dạo chơi sân

trường cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”;
Chủ đề “Thực vật” khi cho trẻ quan sát “Cây hoa cúc” cho trẻ đọc thơ “Hoa cúc
vàng” hoặc khi thực hiện chủ đề “Giao thông”, giáo viên tổ chức quan sát “Xe
đạp” thì cho trẻ đọc bài thơ “Chiếc xe đạp”…
Ví dụ 2: Khi cho trẻ quan sát 1 đối tượng nào đó, giáo viên đưa ra hệ thống
câu hỏi đàm thoại và khuyến khích trẻ trả lời theo hiểu biết của mình (Ví dụ: Quan
sát cây rau cải)
- Các con đang đứng ở đâu?
- Các con thấy trong vườn rau có loại rau gì?

4


- Các bạn nhận xét gì về cây rau cải?
- Rau cải được dùng để làm gì?
- Rau cải nấu được những món gì?
- Rau cải cung cấp nhiều chất gì?
- Ngồi rau cải ra trong vườn rau của chúng ta cịn có những loại rau gì nữa?
- Các bạn phải làm gì cho luống rau xanh tốt
Như vậy, thơng qua hoạt động tham quan, dạo chơi trẻ phấn khởi, tâm lý thoải
mái hứng thú với môi trường tự nhiên từ đó trẻ sẻ quan tâm đến những gì xảy ra
muốn được biết, được hỏi, được trả lời. Qua giao tiếp của giáo viên với trẻ đã giúp
kích thích hoạt động nhận thức của trẻ, giúp trẻ phát hiện ra những điều mới lạ và
có những suy luận đơn giản. Từ đó trẻ mạnh dạn khi sử dụng ngơn ngữ để trị
chun, giao tiếp.
Bên cạnh đó, tơi cịn chú trọng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua hoạt động trải nghiệm trẻ được tích lũy, kiểm
chứng, được phản hồi qua những kiến thức và hiểu biết mới tiếp thu được. Nhờ
vậy mà trẻ được mỡ rộng vốn từ, tích cực hóa vốn từ. Tùy thuộc vào từng chủ đề
tôi chọn nội dung, hình thức và đồ dùng trực quan để trẻ được trải nghiệm, tạo sự

mới lạ, phong phú, khơi gợi nhiều tình huống cho trẻ.
Ví dụ 3: Khi thực hiện chủ đề “Nước hiện tượng tự nhiên” tôi tổ chức hoạt
động “Đong nước vào chai”. Ở hoạt động này trẻ được tiếp xúc với nước, được rèn
sự khéo léo của đôi bàn tay. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đàm thoại từ dễ đến khó
để trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ. Mục đích của trị chơi này đó là: Rèn cho trẻ
sự khéo léo của đơi bàn tay; Phát triển tư duy, ngôn ngữ qua đàm thoại và thực
hành. Để đạt được các mục đích yêu cầu đó, khi tổ chức hoạt động tơi đưa các câu
hỏi như sau:
- Các bạn nhìn xem cơ có những vật dụng gì đây nào?
- Với những vật dụng này các con sẽ làm gì?
- Với những vật dụng này cô tổ chức cho các con hoạt động “Đong nước vào
chai”
- Để đong được nhiều nước vào chai chúng ta phải làm gì?
- Cách làm như thế nào?
- Trong khi chơi các con phải làm sao?
- Các con đã sẵn sàng chưa?
- Các con vừa thực hành hoạt động gì?
- Cô cùng các con kiểm tra thành quả của các đội xem nhé?
- Các con kiểm tra xem đội nào đong được nhiều nước nhất?
5


Ví dụ 4: Chủ đề “Nghề nghiệp” tổ chức trải nghiệm “Làm vườn” ở hoạt động
này trước khi cho trẻ hoạt động tạo khơng khí thoải mái cho trẻ bằng bài “Vè lao
động” và trò chuyện với trẻ:
- Các con được đọc bài vè nói về điều gì?
- Khi lao động chúng mình cần chuẩn bị những gì?
- Hơm nay cô và các con cùng lao động làm vườn các con thích khơng?
- Trong vườn có những loại rau gì?
- Để vườn rau tươi tốt chúng mình phải làm gì?

- Hôm nay cô và các sẽ thực hành làm đất và chăm sóc một số lọai rau các con
có thích khơng?
- Thực hành làm vườn có những cơng đoạn nào?
- Và chúng ta cần sữ dụng cơng cụ gì?
- Các con đã biết cách sữ dụng cơng cụ đó chưa?
- Các con đã sẵn sàng chưa nào?

Nhờ được tham gia dạo chơi thường xuyên trẻ được thỏa mãn nhu cầu tò mò,
ham hiểu biết của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, giúp trẻ gần gủi
quan tâm đến môi trường xung quanh. Đặc biệt là khi được tiếp xúc, được thực
hành khả năng phát hiện ra các vấn đề về nhận thức ngày rỏ ràng hơn.
Như vậy, thông qua việc tham quan, dạo chơi và thực hành trải nghiệm giúp trẻ
hứng thú hơn với các hoạt động. Không những vậy việc tham quan trải nghiệm trẻ
được tiếp xúc với nhiều người và nhiều đồ vật, đồ chơi và các hoạt động nên vốn
từ, biểu cảm trên khuôn mặt cũng như kỹ năng giao tiếp của trẻ càng ngày càng
phát triển hơn.Vì vậy ngơn ngữ của trẻ phát triển hơn.

6


Giải pháp 2: Tạo góc thư viện cho trẻ xem tranh, đọc thơ, kể chuyện
Như chúng ta đã biết góc thư viện trong trường học nói chung và mầm non
nói riêng có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Đến với
góc thư viện trẻ được khám phá, trải nghiệm và kích thích sự tìm tịi kiến thức
thơng qua tranh ảnh, sách báo và đặc biệt là qua các câu chuyện. Từ đó phát triển
khả năng sáng tạo ở trẻ. Ở đây, các con được hóa trang, đóng vai, được đặt mình
vào các nhân vật. Từ đó học được cách giải quyết các vấn đề khi gặp tình huống,
giống như các nhân vật trong truyện để các con có thể áp dụng ở ngồi đời
thực.song song với việc học được cách giải quyết các vấn đề thì trẻ cịn học được
nhiều từ vựng khi giao tiếp đóng vai với bạn diễn, nhờ vậy ngơn ngữ và vốn từ của

trẻ sẽ trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Ngồi ra trẻ cịn được lựa chọn
các hoạt động với nhiều đồ vật, đồ chơi mà cô đã chuẩn bị sẵn như: rối vải, rối que,
rối dẹt, tranh, ảnh… đó là tiền đề để tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động.
a. Tạo góc thư viên trong lớp học
Chúng ta biết thư viện trong lớp học rất quan trọng với sự phát triển ngơn
ngữ cho trẻ. Chính vì điều đó mà góc thư viện của lớp là môi trường quan trọng
trong việc ôn lại các kiến thức nội dung của các bài thơ, câu chuyện trong chủ đề
và nó là q trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là phát triển ngơn ngữ. Vì
vậy tơi rất chú trọng quan tâm đến việc trang trí, cũng như các hình thức để thu hút
được trẻ. Ở góc này, cần sự yên tĩnh và cần nhiều ánh sáng để trẻ có thể xem tranh
thơ truyện. Vậy nên tơi bố trí cạnh cửa sổ để cung cấp đầy đủ ánh sáng cho trẻ.
Như sắp xếp các loại tranh truyện lớn, các tập san của các chủ đề, tơi bỏ ở phía
dưới tiện cho việc cất, lấy của trẻ. Còn các loại sách truyện, tranh cỡ bé và các bộ
rối tay, tôi để vào hộp và treo ở các cửa sổ để thấy không gian gọn gàng đẹp mắt.
Đến với góc thư viện trẻ có thể tham gia chơi theo cá nhân, chơi theo nhóm
hoặc chơi cùng với bạn. Khi chơi cùng các bạn trẻ được thỏa thuận, trao đổi, được
giao tiếp cùng nhau được tưởng tượng ra cách chơi, cách kể chuyện sáng tạo đặt
biệt là tạo mối quan hệ tốt với bạn bè.
Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến việc tạo góc thư viện hấp dẫn theo các chủ
đề, ở mỗi chủ đề tôi ln thay đổi một cách linh hoạt theo nhiều hình thức trang trí
khác nhau tạo sự mới lạ thu hút, sự hứng thú của trẻ. Nhờ vậy mà trẻ lớp tôi thuộc
được nhiều chuyện và kể chuyện nhiều sáng tạo hơn.
Việc trẻ được tham gia làm quen với các tác phẩm văn học ở nhiều hình thức
khác nhau đã giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức có hiệu quả, phát huy tính sáng
tạo và nhờ vậy, trẻ hình thành được thói quen thích đọc sách và xem tranh.
Ví dụ 1: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” tơi lựa chon câu chuyện “Ai đáng
khen nhiều hơn” Từ nguyên liệu là giấy dạ, tôi cắt và vẽ để tạo thành cây, ngôi nhà
và các nhân vật trong truyện và lựa chọn khung cảnh phù hợp, tận dụng những
mảng tường vừa đủ để tơi trang trí, tạo sự sinh động cho góc. Vì thế khi nhìn vào
đó trẻ biết ngay chúng ta đang học chủ đề gì và đó là câu chuyện nào? Và từ những

7


nhân vật cơ chuẩn bị sẵn, sẽ kích thích trẻ kể lại câu chuyện, hoặc có thể trẻ sẽ kể
lại câu chuyện bằng cách riêng của mình.

Ví dụ 2: Chủ đề “Động vật” tôi thay đổi môi trường bằng cách lựa chọn câu
chuyện “Bác gấu đen và 2 chú thỏ” để gây hứng thú cho để khi tham gia chơi ở
góc thư viện. Tơi cách dùng những tấm mẹt nan, dựa vào nội dung câu chuyện tơi
tơ màu trang trí khung cảnh câu chuyện và cắt dán các nhân vật bác gấu đen, 2 chú
thỏ trắng, thỏ nâu vào các khung cảnh đã vẽ sẵn phù hợp với nội dung câu chuyện
để khi nhìn vào trẻ sẽ biết ngay khung mẹt này là đoạn nào, đoạn đầu hay cuối.
Trên mảng tường tơi sẽ làm những cái móc để trẻ khi chơi có thể treo lên, hạ xuống
hay khi đọc đến nội dung nào trẻ sẽ treo nội dung đó lên. Như vậy trẻ sẽ nhớ nội
dung cốt chuyện hơn.
Ngoài ra, để góc thư viện phong phú đa dạng, kích thích trẻ thì tơi đã tạo ra
các đồ dùng trực quan sáng tạo là các đồ chơi như rối tay, rối mơ hình, rối que, rối
dẹt, các dụng cụ hóa trang, các con vật ngộ nghĩnh, sân khấu rối. Nhờ đó khi tham
gia vào góc thư viện trẻ sẽ có nhiều đồ dùng để lựa chọn như đọc sách, đọc thơ, có
trẻ thì thích kể lại chuyện bằng các nhân vật trên mảng tường, trẻ lựa chọn các
nhân vật ngộ nghĩnh để kể chuyện sáng tạo, trẻ thì kể bằng rối tay tùy vào lựa chọn
của trẻ.

8


b. Sử dụng góc thư viện ngồi sân trường để tổ chức các hoạt động nhằm
phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên từ
năm học 2018 – 2019 trường chúng tôi đã chú trọng tới việc xây dựng góc thư viện

ở sân trường để trẻ có thể vừa hoạt động xem sách vừa hịa mình với thiên nhiên và
mơi trường xung quanh ngồi lớp học, kích thích tính tò mò, sự say sưa của trẻ với
các hoạt động ở góc thư viện lớn.
Với góc thư viện ngồi sân trường thì khơng gian thống mát, mơi trường
thân thiện đó là điểm tích cực để trẻ như được hịa mình vào một thế giới mới, tạo
nên sự hứng thú lớn hơn ở trẻ. Và ở đó, mơi trường rộng rãi các hoạt động cũng
nhiều và đa dạng. Nhờ vậy trẻ có thể lựa chọn được nhiều hình thức cũng như tự
mình phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo khi tham gia và lựa chọn
hoạt động như: đọc sách, xem tranh truyện, đóng kịch, kể chuyện với rối tay, rối
dẹt, rối que, hay kể chuyện với sân khấu rối…
Ví dụ: ở dưới các góc chơi có thể chuẩn bị các quyển tạp chí, tập san có
nhiều tranh ảnh, hay những quyển ca dao đồng giao, câu đố, sách truyện, các tranh
thơ, câu chuyện trong các chủ đề, sân khấu rối, rối mơ hình, rối tay bằng vải, các
con vật ngộ nghĩnh làm bằng bơng, xốp.trên tường thì treo những khung tranh ngộ
nghĩnh kích thích giác quan của trẻ. Đến với thư viện ngồi sân trường trẻ có
khơng gian rộng rãi với nhiều đồ dùng đa dạng nhiều thể lồi, trẻ được tự do lựa
chọn hoạt động mình thích như: có nhiều trẻ đọc sách , trẻ thì xem tranh, trẻ chơi,
kể chuyện rối, trẻ chơi kể chuyện với mẹt…..bằng nhiều hình thức khác nhau cá
nhân, theo nhóm nhỏ

Ngồi ra chúng tơi cịn tận dụng trang trí ở những khoảng không gian hẹp
hơn ở sân trường như gầm cầu thang, hành lang chung của các nhóm lớp. Ở đây thì
bố trí những hoạt động đơn giản hơn nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao cho trẻ trong
việc phát triển ngơn ngữ. Như vẽ tranh, trang trí trên mảng tường là những hộp
đựng với nhiều hình dáng ngộ nghĩnh, dễ thương để bỏ các quyển tranh truyện, tập
san và chúng tơi cịn tận dụng những tờ bìa catton, mẹt tre, các mành vải để gắn
9


vào đó là các nhân vật trong câu chuyện mà trẻ muốn kể, trên cao thì trang trí thêm

nhiều dãy hoa dây rất đẹp tạo hiệu ứng sắc màu sinh động. Khi nhìn vào đó trẻ sẽ
cảm thấy hứng thú, tị mị và muốn đến ngay góc thư viện để chơi và trải nghiệm.

Sau nhưng hoạt động ngoài trời thư viện gầm cầu thang là nơi thư giãn của
trẻ .Ở đây không gian hẹp hơn nhưng lại rất lôi cuốn trẻ. Bởi trẻ như được đi vào
vườn cổ tích trong các câu chuyện và trẻ được hoạt động đơn giãn hơn như: đọc
sách, chơi, kể chuyện bằng con vật, kể chuyện trên mẹt….Và việc bố trí, Sắp xếp
góc thư viện để trẻ làm sao khi nhìn vào trẻ biết khu vực nào thì dành cho xem
tranh và đọc sách, khu vực nào là kể chuyện theo tranh và ở đâu là kể chuyện với
các con rối… Để làm được điều đó chúng tơi phải sắp xếp gọn gàng và phân chia
khu vực rỏ ràng có ký hiệu cho trẻ dể phân biệt.
Giải pháp 3: Sử dụng các phương pháp khác nhau để trẻ phát triển ngôn
ngữ
Phương pháp dạy học là những cách thức giảng dạy giữa giáo viên và học
sinh, nhờ đó mà học sinh dễ dàng nắm được các kiến thức, kỹ năng, năng lực cho
trẻ. Đối với hoạt động ngơn ngữ cũng có nhiều phương pháp giúp trẻ phát triển. Và
tôi đã vận dụng một số phương pháp vào các hoạt động để phát triển ngữ như:
phương pháp trò chuyện, phương pháp đàm thoại, sử dụng trò chơi…
a. Sử dụng phương pháp trị chuyện
Trị chuyện có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể
thơng qua trị chuyện với trẻ, khi trị chuyện với trẻ, trẻ được học từ mới bằng cách
lắng nghe người thân, bố mẹ và ông bà và mọi người xung quanh. Thường xuyên
trò chuyên thể hiện sự quan tâm, gần gủi từ đó trẻ thích được nói chuyện, và muốn
đặt ra nhiều câu hỏi hơn. Như chúng ta đả biết việc trị chuyện với trẻ thì bố mẹ là
người quan trong nhưng do công việc bận bịu và thời gian phần lớn của trẻ là ở
trường vì vậy cơ giáo được ví như người mẹ thứ hai bên cạnh và gần gủi với trẻ.Vì
10


vậy đối với giáo viên trị chuyện với trẻ góp phần quan trọng trong việc cung cấp

từ mới, làm phong phú vốn từ của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
* Trị chuyện với trẻ thơng qua các hoạt động trong ngày:
Việc giao tiếp của cô và trẻ được sắp xếp có mục đích có kế hoạch, hình
thành nề nếp cho trẻ, trẻ biết tập trung, biết trả lời câu hỏi. Khi đã thu hút được sự
quan tâm, chú ý, tạo ra được sự hứng thú của trẻ thì giáo viên lần lượt đặt câu hỏi,
đưa ra những vấn đề mà trẻ chưa biết, hay chưa trả lời được từ đó kích thích nhu
cầu muốn tìm hiểu của trẻ. Trong q trình thực hiện tơi ln chú ý đến từng trẻ
khi trả lời nhằm thăm dò mức độ hiểu biết của trẻ để biết những trẻ nói to, rỏ ràng
đồng thời phát hiện ra những trẻ nói ngọng nói đớt để có biện pháp riêng cho trẻ.
Đối với trẻ mầm non hoạt động một ngày của trẻ là rất nhiều nhưng những
hoạt động này đều đan xen giữa hoạt động học và các hoạt động chơi như: Đón, trả
trẻ, thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động chơi ngoài trời….Với mỗi hoạt động
thì giáo viên lại đóng một vai trị khác nhau.
Trong lúc đón, trả trẻ tơi ln có những hành động, cử chỉ thân thiện tạo cho
trẻ cảm giác gần gủi, tin tưởng để phụ huynh yên tâm gửi con, trẻ vui vẻ tới lớp.
Trong hoạt động học thì giáo viên phải truyền tải cho trẻ những kiến thức và những
hoạt động mà trẻ cần thực hiện. Khi trò chuyện với trẻ khơng chỉ là nói rỏ cho trẻ
nghe mà tơi cịn thể hiện qua nét mặt, cử chỉ. Trong lúc trẻ chơi tôi luôn nhắc nhỡ
trẻ chơi ngoan, không la hét, không tranh dành đồ chơi với ban nên khi chơi trẻ rất
ngoan. Nhờ trò chuyện mà trẻ lớp tôi phát triển được các kỷ năng nghe hiểu, sử
dụng ngơn ngữ trong giao tiếp tốt hơn.
Ví dụ 1: Trong giờ đón trẻ tơi ln đặt ra những câu hỏi gần gủi với trẻ hỏi
về câu chuyện liên quan đến trẻ, gia đình như: Hơm nay đi học con đã ăn gì, ai
mua váy cho con đẹp vậy, hơm qua gia đình con đi chơi ở đâu …….Khơng chỉ
dừng ở đó tơi thường xun nói chuyện với trẻ khi có cơ hội, đặt ra những câu hỏi
để trẻ nói lên ý muốn của mình, khơi gơi để trẻ nói chuyện.
Ví dụ 2: Trước khi xuống sân hoạt động ngoài trời tơi chú ý có một trẻ cứ
loay hoay tơi liên đặt ra các câu hỏi: Con có chuyện gì vậy, dép của con màu gì, cơ
tìm dép giúp con nhé, ai mua dép cho con mà đẹp quá….
Ví dụ 3: Trong giờ vệ sinh ngoài việc để cho trẻ thực hiện thì tơi thường đặt

ra những câu hỏi: Thì tơi sẽ trò chuyện với trẻ về các bước rửa tay và lau mặt qua
đó trẻ vừa phát triển được ngơn ngữ và ghi nhớ lâu hơn về các bước của vệ sinh
rửa tay, lau mặt.
* Trò chuyện qua tranh ảnh:
Đối với trẻ mầm non tư duy chủ đạo của trẻ là tư duy trực quan hình tượng
chính vì vậy mà trò chuyện với trẻ qua tranh ảnh là rất quan trọng. Bởi vì thơng
qua tranh ảnh thì trẻ sẽ nhớ được lâu và trẻ sẽ thích thú chú ý theo dõi và lắng

11


nghe. Qua tranh ảnh ở các chủ đề không những giúp trẻ phát triển ngơn ngữ mà
cịn giúp trẻ phát triển kỷ năng quan sát, phát triển tư duy logic.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” Cho trẻ quan sát tranh “Người thân trong gia
đình” Cơ đặt câu hỏi:
-Đây là bức tranh gì?
-Trong gia đình trên có những ai?
-Thế gia đình con có những ai?
- Những người trong gia đình con làm nghề gì?
- Gia đình con là gia đình có bao nhiêu thế hệ?
Để trò chuyên với trẻ đạt hiệu quả cao ttôi luôn tạo cho trẻ tự do thoải mái,
khơng gị ép trẻ để trẻ tự nói lên hiểu biết, suy nghĩ của mình, ủng hộ, khuyến
khích trẻ đặc biệt là tơn trọng trẻ. Khi trị chuyện với trẻ giáo viên phải quan sát,
chú ý đến trẻ xem tinh thần của trẻ hơm nay như thế nào? Có hứng thú, vui vẽ khi
được trị chuyện hay khơng? để từ đó có biện pháp trị chuyện để hiểu được trẻ
hơn.
* Trị chuyện thơng qua trị chơi “Đóng vai theo chủ đề”:
Chơi đóng vai theo chủ đề là trị chơi mà các bé được hóa thân vào các nhân
vật để các bé có một khơng gian thỏa sức sáng tạo và vui chơi. Trẻ được tự do,
thoải mái nói chuyện với các bạn bè cùng trang lứa cũng không kém phần quan

trọng đặc biệt là thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề. Khi trẻ đóng vai trẻ được
tập làm người lớn, được bắt chước những gì trơng thấy, hay muốn được làm ông,
bà, bố, mẹ, bác sỹ, cô giáo hay những chú cơng an. Vì vậy khi được đóng vai vào
các nhân vật sẽ kích thích tính tị mị, tính ham học hỏi ở trẻ đồng thời làm cho
ngơn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng. Trong khi chơi tôi luôn
quan sát, chú ý đến trẻ để có biện pháp kịp thời, động viên trẻ, khuyến khích trẻ
thường xuyên trao đổi với nhau
Ví dụ 1 : Trị chơi ở chủ đề “Gia đình” khơng chỉ lúc nào cũng có mẹ với
con, hay khơng phải lúc nào cũng đóng vai mẹ cho con ăn, mà cịn có thêm những
người khác như ơng, bà và những vai khác nhau… trong khi trẻ chơi cô chơi cùng
trẻ và tạo tình huống cho trẻ
- Thục khuê (Con): Con đau bụng quá mẹ ơi
- Thảo Nguyên (Mẹ): Con đau bụng ở đâu? Để mẹ lai con đi bác sỹ nhé
Khi đến bác sỹ thì người mẹ sẽ trao đổi về bệnh tình của con mình
- Khánh (Bác sỹ): Chào chị con chị bị gì vậy
- Thảo ngun (Mẹ): Con tơi bị đau bụng thưa bác sỹ
- Thảo Nguyên (Mẹ): nhờ bác sỹ khám cho con tôi được không ạ

12


- Khánh (Bác sỹ): Cháu cho bác sỹ biết chau đau ở đâu nào?
- Thục khuê (Con): Con bị đau bụng
- Khánh (Bác sỹ): Bây giờ cháu để bác sỹ khám xem cháu bị đau gì nhé?
Khánh (Bác sỹ): Cháu chỉ bị đau bụng do giun thôi. Để bác kê đơn thuốc cho cháu
uống nhé và cháu nhớ là phải ln giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhé.
Khi thực hiện biện pháp trị chuyện, tơi thấy lớp tơi có một số cháu đầu năm
học tơi chú ý thấy cháu rất ít nói chuyện với các bạn, ít trả lời khi cô hỏi, mọi hoạt
động thường nhút nhát. Biết được tâm lý của trẻ như vậy nên tôi thường xuyên gần
gủi, nói chuyện cùng trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái dần trẻ trở nên tự tin hơn

không cịn sợ hải, và đến hơm nay thì những bạn đó đã rất tự tin, cười đùa, trị
chuyện với các bạn, khi được cơ hỏi, trị chuyện thì trẻ đã cởi mở, tự tin hơn khi trị
chuyện cùng cơ.
b. Sử dụng phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với trẻ là một trong những biện pháp phát huy được tính chủ
động sáng tạo của trẻ. Đàm thoại là phương pháp sử dụng các câu hỏi để yêu cầu
trẻ trả lời. Thông qua quá trình đặt câu hỏi của giáo viên, trẻ phải tìm ra câu trả lời
nhằm đạt được mục đính nhất định
Việc giáo viên đưa ra câu hỏi đàm thoại là rất quan trọng đối với trẻ .Vì vậy,
bản thân tơi ln tìm tịi đổi mới, các dạng câu hỏi đàm thoại cho trẻ bằng những
câu hỏi mở như: câu hỏi để trẻ lời trọn câu, trả lời với từ, so sánh, phán đốn, thăm
dị, hay hình thành biểu tượng cho trẻ…Nhờ vậy mà trẻ được phát triển từ, phát
triển câu rỏ ràng hơn.
* Dạng câu hỏi trả lời bằng từ (Đây là dạng câu hỏi cung cấp vốn từ cho trẻ
là những từ chỉ: đồ vật, con vật, hoạt động, tính chất, trạng thái…..) Là dạng câu
hỏi giúp trẻ hiểu nghĩa của từ hơn
Ví dụ: - Con gì có cái mào đỏ? (Con gà)
- Con mèo đã bắt được con gì? (Con chuột)
-Gà mái đẻ ra cái gì? (Qủa trứng)
- Bạn hoa đang làm gì? (Đang hát)
-Trời mưa hay nắng? (Trời nắng)
* Dạng câu hỏi trả lời trọn câu (Là dạng câu hỏi để trẻ biết trả lời trọn câu,
đây đủ, Có đầy đủ cấu trúc chủ-vị) Vì vậy khi trẻ hoạt động tôi luôn đưa ra những
câu hỏi để trẻ được trả lời trọn câu nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ
Ví dụ: - Bơng hoa này như thế nào? (Bơng hoa này rất đẹp)
- Ơ tơ thuộc phương tiện giao thơng đường gì? (Ơ tơ là giao thông
đường bộ)

13



-Gổ được lấy từ đâu? (Gổ được lấy từ cây)
- Con voi sống ở đâu? (Con voi sống ở trong rừng)
-Bố con làm nghề gì? (Bố con làm nghề nơng)
* Dạng câu hỏi yêu cầu trẻ so sánh (Là dạng câu hỏi đối chiếu các sự vật, sự
việc làm nổi bật đặc điêm, hay một khía cạnh của sự vật và sự việc đó để trẻ nhớ
hơn)
Ví dụ: - Cái cặp này to hay nhỏ?
- Cái thước này dài hay ngắn?
-Bạn sơn chạy nhanh hay chậm?
* Dạng câu hỏi phán đốn, dự báo (là câu hỏi có thể đưa ra nhiều cách trả
lời cho trẻ) Từ đó trẻ phải nghĩ ra nhiều câu trả lời phát huy trí tưỡng tượng cho
trẻ.
Ví dụ: - Bầu trời hơm nay sẽ như thế nào?
- Các con nhìn xem con cá sẽ làm gì?
- Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi trời mưa?
* Dạng câu hỏi kích thích mong muốn của trẻ (Ở dạng câu hỏi này thông
qua việc trả lời giúp trẻ bày tỏ được nhu cầu, mong muốn của trẻ)
Ví dụ: - Con sẽ làm gì khi đóng vai bác sỹ?
- Muốn cho bức tranh xinh đẹp hơn con sẽ làm gì?
* Dạng câu hỏi hình thành biểu tượng cho trẻ
Ví dụ: Khi quan sát con gà trống cơ hỏi
- Gà có bộ lơng như thế nào? Có màu gì?
-Đơi chân của nó như thế nào? Có gì?
* Dạng câu hỏi thăm dò (là dạng câu hỏi để trẻ làm rỏ và hồn thiện thơng
tin)
Ví dụ: Trong câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
-Nếu con là thỏ em, khi gặp sóc khóc thì con sẽ làm gì?
-Nếu là con, khi gặp nhím xin hoa thì con có cho khơng?
* Dạng câu hỏi cũng cố, chính xác hóa, hệ thống hóa (Là dạng câu hỏi củng

cơ, hệ thống và chính xác những gì trẻ thu được tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí
nhớ, phát triển tư duy và ngơn ngữ,giáo dục thái độ ứng xử cho trẻ)
Ví dụ: - Các con vừa nghe câu chuyện gi?
- Qua câu chuyện này chúng ta cần học tập ai?

14


Sau khi cho trẻ khám phá tìm hiểu chủ đề thế giớ động vật củng cố sự hiểu biết của
trẻ bằng câu hỏi:
-Các con vừa được tìm hiểu về chủ đề gì?
-Động vật ni trong gia đình có những con vật nào?
-Những con vật nào thì sống được ở dưới nước?
-Động vật nào thì sống trong rừng?
* Dạng câu hỏi rèn cho trẻ sử dụng câu gép (Bởi vì..nên)
Ví dụ: Sau khi kể chuyện “Cậu bé mũi dài”
-Tại sao mọi người gọi cậu là cậu bé mũi dài
Nhờ đưa ra nhiều dạng câu hỏi để đàm thoại giữa cô và trẻ mà sự hiểu biết của
trẻ về sự vật, hiện tượng và môi trường xung quanh được cũng cố, mở rộng chính
xác, ghi nhớ lâu hơn. Vì thế mà, ngơn ngữ lời nói của trẻ cũng phát triển một bước
cao hơn.
c. Sử dụng các trị chơi để phát triển ngơn ngữ cho trẻ
Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học là chủ đạo chính vì vậy trị chơi có
vai trị rất quan trọng trong phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Thơng qua trị chơi trẻ vừa
chơi, vừa phát triển được ngơn ngữ, để từ đó ngơn ngữ của trẻ phát triển hơn giúp
trẻ ghi nhớ hơn các bài học. Cũng thơng qua các trị chơi giúp trẻ hứng thú hơn với
các bài học phát triển ngơn ngữ cho trẻ.
Ví dụ 1: Trị chơi “Cần cái gì” để phát triển ngôn ngữ và củng cố nhận thức
mà trẻ đã được học được thực hiện trong chủ đề “Gia đình”
+ Mục đích của trị chơi: Phát triển ngơn ngữ và củng cố nhận thức về các

đồ dùng trong gia đình.
+ Chuẩn bị: Lơ tơ đồ dùng gia đình.
+ Cách chơi: Cơ phát cho mỗi nhóm trẻ lơ tơ đồ dùng trong gia đình. Khi cơ
hỏi đến đồ dùng gia đình gì trẻ giơ lơ tơ có hình ảnh đồ dùng đó lên và nói tên đồ
dùng đó: Cơ nói: Cơ nói: “Tơi ần cái cố”; Trẻ giơ cốc lên và nói
“Cốc đây, cốc đây” …
Ví dụ 2: Trị chơi “Dệt vải” để phát triển ngôn ngữ và phát triển nhịp điệu
cho trẻ.
+ Mục đích: Phát triển ngơn ngữ nhịp điệu cho trẻ
+ Chuẩn bị: Trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Dệt vải”
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng hoặc ngồi thành từng đôi một, quay mặt vào
nhau, hai bàn tay và bàn chân úp vào nhau, một tay co một tay duổi, một chân co,
một chân duỗi theo nhịp kéo cưa lừa xẻ vừa đẩy vừa đọc lời ca (Mỗi tiếng một
nhịp đẩy)
15


Dích dắc dích dắc

Mặt vải mịm màng

Khung cửi mắc vơ

Gánh ỳ gánh nặng

Xâu go từng sợi

Đến mai trời sáng

Chân mẹ đạp vội


Đem ra mà phơi

Chân mẹ đạp vàng

Đến mốt đẹp trời

Đem ra may áo
Giải pháp 4: Tăng cường các hình thức để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không thể tách rời ở các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non. Nó hịa quyện với nhau chặt chẽ và cùng tồn tại trong các hình
thức giáo dục với rất nhiều hình thức như hình hức đọc thơ, dạy trẻ kể lại chuyện,
dạy trẻ chơi đóng kịch, hoạt động âm nhạc... Mỗi thình thức có tác dụng khác nhau
trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
a. Sử dụng hình thức đọc thơ
Thơ là thứ ngơn ngữ đặc biệt, giản dị, trong sáng, là mấu chốt quan trọng
trong quá trình tư duy và tiếp nhận của trẻ. Vì thế, ngay từ khi trong bụng mẹ, trẻ
đã rất nhạy cảm với nhịp điệu, âm thanh qua bước đi, lời nói, hay những bài thơ,
lời ru. Lâu dần sẽ trở nên quen thuộc, gần gũi với trẻ. Được tiếp xúc sớm với thơ
ca, sẽ tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ muốn lắng nghe, muốn bắt chước, dễ nhớ và
muốn được thể hiện. Từ đó, trẻ sẽ hình dung về một thế giới đầy thú vị. Ở trường
trẻ sẽ được nghe cô giáo đọc thơ qua các hoạt động trong ngày với nhiều hình thức
phong phú, đa dạng. Nhờ đó, gây được sự tập trung và chú ý ở trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề “Động vật” khi dạy bài thơ “Chim chích bơng” để lơi
cuốn được sự chú ý của trẻ vào bài tôi cho trẻ nghe tiếng chim hót và hỏi trẻ:
- Các con vừa nghe tiếng kêu của con gì?
- Các con xem cơ có con gì đây?
- Chim này là chim sâu và còn một tên gọi khác nữa đó là chim chích bơng
- Bạn nào biết có bài thơ gì nói về lồi chim này.
Đến phần đọc thơ tôi đọc to rõ ràng kết hợp cử chỉ điệu bộ, diễn cảm, thể

hiện sắc thái phù hợp với nội dung bài thơ tạo sự chú ý cho trẻ. Vào phần trích dẫn,
đàm thoại tơi dắt trẻ vào nội dung của bài bằng các câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hiểu
được nội dung bài thơ.
Phân quan trọng của hoạt động này đó là cho trẻ đọc thơ. Để kích thích sự
hứng thú tham hoạt động vào hoạt động đọc thơ, tơi thường động viên, khuyến
khích trẻ bằng câu nói: Các con hãy đọc thơ cùng cơ nào. Trong trẻ đọc thơ, tôi
luôn chú trọng việc thay đổi hình thức từ cá nhân, đến tập thể, tổ chức cho từng tổ
thi đua nhau giúp trẻ có tinh thần đồng đội, đội nào cũng muốn dành chiến thắng
nên trẻ rất hào hứng, tích cực tham gia hoạt động. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần
16


giúp trẻ đọc diễn cảm hơn. Trong quá trình đọc của trẻ, giáo viên luôn quat sát trẻ
để nhận ra trẻ đạt và chưa đạt để có biện pháp kịp thời để sữa sai cho trẻ bằng việc
cho trẻ cùng đọc với nhóm bạn khác, nhưng lời động viên, khuyến khích của cơ là
phương pháp hữu hiệu nhất là động lực lớn giúp trẻ cố gắng để đọc to, đọc rỏ lời.
Và cuối cùng là phần kết thúc việc mà tơi quan tâm nhất đó là để tinh thần
trẻ sau một tiết học được sảng khối thì tơi đã lồng ghép âm nhạc để kết thúc bài
lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề. Kết thúc bài thơ “Chim chích bơng” tơi cho
trẻ hát bài hát “Con chim non”. Với cách làm như vây tôi thấy trẻ lớp tôi kỷ năng
phát âm, kỷ năng đọc ngày càng tốt hơn.
Ngoài giờ học ra vào những giờ đón trả trẻ hay hoạt động chiều, hoạt động
ngoai trời tôi thường áp dụng thơ ca, đồng dao để chơi với trẻ vừa phát triển ngôn
ngữ vừa gây cảm hứng, tạo cảm xúc cho trẻ, giúp cơ và trị dễ dàng giao lưu với
nhau, trẻ thuộc nhiều bài thơ hơn làm phong phú đời sống của trẻ.
Qua đọc thơ ngôn ngữ của trẻ phát triển từ việc cảm nhận được vần điệu,
nhịp điệu, trẻ được làm quen với nhiều từ khó, từ xa lạ đối với trẻ. Do đó ngơn ngữ
của trẻ ngày một phát triển hoàn thiện hơn.
b. Dạy trẻ kể lại truyện:
Kể lại chuyện là một hình thức trên tiết học tổ chức cho trẻ tự hoạt động văn

học nghệ thuật, và để trẻ tự hoạt động thì mới phát triển được tính tích cực của cá
nhân, giúp trẻ cảm thụ văn học đặc biệt là những câu chuyện, một cách rõ nét và có
cảm xúc, để trẻ tái hiện lại một câu chuyện hoặc tác phẩm văn học mà trẻ được
nghe. Trẻ có thể sử dụng ngơn ngữ đã có sẵn của các tác phẩm kết hợp với ngơn
ngữ của chính trẻ dựa trên sự cảm thụ tác phẩm của trẻ. Dạy trẻ kể lại chuyện bằng
cách khơng học thuộc lịng câu chuyện, mà trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính
mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm
bảo nội dung cốt truyện qua việc hướng dẫn của cơ. Kể lại chuyện có rất nhiều
hình thức khác nhau như: Dạy trẻ kể chuyện theo tranh, dạy trẻ kể chuyện theo đồ
chơi, dạy trẻ kể lại chuyện văn học, dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiêm và dạy trẻ
kể chuyện sáng tạo.
Để trẻ kể lại chuyện đạt hiệu quả thì tơi phải chuẩn bị đầy đủ tranh, ảnh, rối,
mơ hình và khung cảnh gần gủi phù hợp với câu chuyện đặc biệt là trẻ phải được
đàm thoại để làm quen và hiểu tác phẩm hơn
Ví dụ: Câu chuyện “Dê con nhanh trí” Câu hỏi đàm thoại:
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Trước khi ra đồng dê mẹ dặn dê con điều gì?
- Dê con đã hỏi mẹ thêm điều gì nữa?
- Sau khi dê mẹ đí sói đã gỏ cửa đóng giả làm dê mẹ là bao nhiêu lần?
- Sói đã nói như thế nào?

17


- Lần thứ nhất dê con đã nói gì với sói?
- Lần thứ 2 dê con đã nói gì?
Trong câu chuyện “Dê con nhanh trí” thì bản thân tơi ln xác định giọng kể,
biểu cảm của từng nhân vật và giọng của từng nhân vật theo từng tình huống khác
nhau trong câu chuyện:
+ Giọng của Dê mẹ (Giọng điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào)

+ Giọng của Dê con (Giọng điệu nhí nhảnh và dứt khốt)
+ Giọng của Chó sói (Giọng ồm ồm và gian xảo)
Và khi kể, đọc cho trẻ nghe hay khi hướng dẫn trẻ đọc, kể tôi cố gắng giúp trẻ
nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời
nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường.
Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể lại nội
dung tác phẩm, tôi luôn thay đổi lời kể mới nhưng vẫn giữ nguyên được cốt truyện.
Trước khi cho trẻ kể tôi thường kể mẫu cho trẻ nghe để trẻ biết kết quả trẻ cần đạt
được khi kể lại chuyện: về nội dung, độ dài, trình tự câu chuyện.
Trong khi trẻ kể nếu trẻ qn, cơ có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ. Trẻ
kể xong, cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ
quên mất những ưu nhược điểm của từng trẻ. Cơ cần nhận xét đúng, chính xác để
có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ, nhận xét cả về nội dung, ngôn ngữ tác
phong.
Qua việc kể lại chuyện trẻ được thuật lại một cách diễn cảm đối thoại của các
nhân vật, được nghe, được nhận xét lời kể của các bạn, giúp trẻ phát triển trí nhớ,
tư duy, ngơn ngữ cho trẻ. Thường xuyên được kể chuyện nên ngôn ngữ của trẻ
ngày một phát triển hơn qua cử chỉ, điệu bộ, sắc thái, lời nói,
c. Dạy trẻ chơi đóng kịch:
Chơi đóng kịch là trị chơi đóng vai theo tác phẩm văn học. Nhờ trí tưởng
tượng và sáng tạo của mình mà trẻ tái tạo lại được tính cách nhân vật. trẻ được trải
nghiệm, được hóa thân vào nhân vật. Qua đó trẻ cảm nhận một cách sâu sắc về tác
phẩm.
Vì vậy, trước khi cho trẻ đóng kịch tơi phải lựa chọn những câu chuyện có lời đối
thoại rỏ ràng, nội dung kịch phải được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ được
làm quen và trẻ đã thuộc. Để trẻ dễ nhớ và dễ thuộc, dù chuyển thể nhưng nội dung
của các tác phẩm văn học đó khơng được thay đổi. Chơi đóng kịch giúp trẻ hiểu
tác phẩm bằng cách kể nhiều lần, kể diễn cảm thể hiện sắc thái ngôn ngữ đối thoại
của các nhân vật. Không chỉ vậy tôi thường quan tâm đến đàm thoại nội dung chi
tiết để trẻ nhớ, giải thích cho trẻ hiểu tính cách nhân vật, cho trẻ xem tranh cũng là

cách trang trí tưởng tượng cho trẻ. Để từ đó trẻ biết thể hiện những tính cách tâm

18


trạng của các nhân vật trong chuyện, nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu lời
nói của các nhân vật.
Để trị chơi đóng kịch đạt hiệụ quả. Khi chơi trẻ phải nhập vai và bằng những
cử chỉ, điệu bộ phù hợp với từng tính cách của nhân vật, tơi phân vai các nhân vật
trong truyện và cho trẻ nhắc lại lời thoại cùng giọng điệu phù hợp nhân vật trong
truyện mà trẻ sẽ đóng kịch . Qua đó ngơn ngữ của trẻ được phát triển, góp phần làm
phong phú đời sống tinh thần của trẻ
Ví dụ: Chơi đóng kịch chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”
Ở câu chuyện này tôi chuyển thể thành kich bản ngắn gọn. Chuẩn bị trang phục,
hóa trang cho nhân vật bằng các mũ gấu đen, thỏ nâu, thỏ trắng, và khung cảnh phù hợp
câu chuyện
*Tơi phân biệt sắc thái, giọng điệu, lời nói các nhân vật cho trẻ
- Đóng vai bác gấu đen (kể với giọng nhẹ nhàng, ân cần)
- Đóng vai thỏ trắng (kể với giọng ân cần, vui vẽ)
- Đóng vai thỏ nâu (kể với dọng gắt gỏng và hốt hoảng)
- Cô là người dẫn chuyện
* Tôi phân vai, đổi vai chơi cho trẻ
Trong khi trẻ chơi cô sẽ là người dẫn chuyện vừa theo dõi quá trình chơi của trẻ
để kịp thời sửa sai, hoặc khen ngợi, giúp trẻ biết cách chơi hơn. Khi trẻ diễn xong nên
cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ của
trẻ đối với nhân vật trong truyện.
Trị chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách
sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu cho trẻ rất quan trọng.Tôi
chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho vỡ kịch, trang trí sân khấu dựa vào nội
dung lời dẫn và trình tự hành động của nhân vật phù hợp. Để một vỡ kịch đạt hiệu

quả tốt nhất thì việc hố trang cho trẻ đóng kịch cũng rất cần thiết. Tùy thuộc vào
từng chuyện, tôi hóa trang nhân vật phù hợp bằng mũ múa
d. Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động âm nhạc
Như chúng ta đã biết âm nhạc được ví như là món ăn tinh thần của cuộc
sống. Đối với trẻ những nốt nhạc, những giai điệu vui tươi, trong trẻo là bậc thang
ni dưỡng tâm hồn trẻ nhờ đó mà trẻ phát triển ngơn ngữ và nhân cách một cách
tồn diện. Việc đổi mới hình thức để tiết dạy khơng bị nhàm chán là việc mà một
người giáo viên như tôi ln băn khoăn suy nghĩ phải làm gì? Làm như thế nào,
hình thức ra sao để lơi cuốn trẻ. Bởi tiếp cận sớm với âm nhạc giúp trẻ miêu tả
ngôn ngữ và phát âm, là điều kiện tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc
lắng nghe và hát Theo giáo sư Michaelschulte-Markwort người đứng đầu viện tâm
lý trẻ em ở bệnh viện đại học Hamburg, Đức: “Âm nhạc giúp trung tâm xử lý ngôn
ngữ của nảo phát triển tốt, khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc sớm nhất,
19


phục vụ cho việc học và nói sớm hơn những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình
khơng có cơ hội tiếp cận với âm nhạc”.
Ví dụ: Để cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc lắng nghe và hát đạt
kết quả cao thì tơi sữ dụng nhiều các thức khác nhau để cuốn hút trẻ vào bài như:
trong chủ đề: “Giao thông” Khi dạy trẻ bài hát “Em đi chơi thuyền” tôi gây hứng
thú bằng việc cho trẻ đọc bài thơ “Thuyền giấy” để mở đầu cho tiết dạy hát. Và
đến với chủ đề “Thực vật – tết và mùa xuân” khi dạy trẻ vận động bài hát “Sắp đến
tết rồi” trước khi giới thiệu tên bài hát tơi cho trẻ đọc bài thơ “Tết đang vào nhà”.
Ngồi ra tơi cịn tạo khơng khí thoải mái cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi một
trò chơ cùng đọc một bài đồng dao ở chủ đề: “Bản thân” với bài hát “Tay thơm, tay
ngoan” mở đầu tôi cho trẻ vừa chơi trò chơi và đọc bài đồng dao “Tay đẹp” Hay
chỉ đơn giãn trò chuyện với trẻ để hướng vào nội dung của bài hát cũng làm cho trẻ
rất tò mò như chủ đề: “Động vật” Dạy hát “Gà trống mèo con và cún con” mở đầu
cơ cùng trẻ trị chuyện về các con vật ni trong gia đình.

Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố khơng thể tách rời nhau. Bởi vì giáo
dục nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục của ngồi xã hội và trong
gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Chính vì vậy
ngơn ngữ của trẻ khơng chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn
luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình
và nhà trường để cùng nâng cao chất lượng phát triễn ngôn ngữ cho trẻ.
Để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ngồi khả năng cố gắng của cơ và sự giúp đỡ
của ban lãnh đạo nhà trường tơi cịn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ
huynh. Để có sự giúp đỡ nhiệt tình đó bản thân tơi là một giáo viên đứng lớp, luôn
tuyên truyền với các bậc phụ huynh thấy rỏ tầm quan trọng trong việc phát triễn
ngôn ngữ cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ
huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp
phụ huynh tôi thông báo cho các bậc phụ huynh biết về ưu, nhược điêm của từng
trẻ những trẻ hay nói, ít nói, trẻ nói to, đọc to hay những trẻ nói nhỏ, nói ngọng đã
được phụ huynh quan tâm , thảo luận một cách sơi nổi và giải thích cho phụ huynh
hiểu mục đích, tầm quan trọng của các bộ môn, Đặc biệt là môn học nhằm phát
triển ngôn ngữ, uốn nắn những trẻ nói lắp, nói ngọng, nói chưa rõ...để đưa ra
những phương pháp co hiệu qủa phối hợp nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình
học tập của trẻ ở trường để phụ huynh hiểu ró hơn q trình học tập và hoạt động
tại lớp của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về thẩm mỹ, thể chất… để cùng
nhau phối hợp chăm sóc trẻ được tốt hơn. Ở bảng tuyên truyền tôi thường xuyên

20


quan tâm bổ sung các bài hát, bài thơ, câu chuyện theo từng chủ đề phụ huynh nắm

bắt được các bài trẻ được học
Ví dụ: Trong lớp, khi dạy trẻ câu chuyện: “Giot nước tý xíu” tơi in nội dung
câu chuyện và dán lên bảng tuyên truyền cho tất cả phụ huynh cùng xem và yêu
cầu phụ huynh phối hợp kể thêm cho trẻ nghe ở nhà hoặc lắng nghe trẻ kể lại khi
trẻ đã được nghe cô kể ở lớp. Sau đó, phụ huynh cùng trị chuyện với trẻ về nội
dung câu chuyện và có thể sửa cho trẻ cách nói sai, Như vậy, so với những năm
trước, do đã đặt yêu cầu từ trước, qua các buổi họp phụ huynh tơi nhấn mạnh sự
cần thiết của việc trị chuyện, kể chuyện thêm cho trẻ ở nhà nên ngôn ngữ của trẻ
trong lớp cũng có sự thay đổi đáng kể…
Không chỉ ở buổi họp phụ huynh, hay những giờ đón trả trẻ để thuận lợi cho
cơng tác tun truyền, tơi tận dụng cơng nghệ thơng tin lập nhóm trên facebook với
tên gọi “Lớp B3 trường mầm non” và các bậc phụ huynh là thành viên của nhóm.
Cách làm như vậy giúp cho tôi dễ dàng hơn trong việc trao đổi với phụ huynh ngay
cả khi không gặp ở trường, hay những giờ đón trả trẻ. Được giáo viên trao đổi về
việc học, từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày để có biện pháp kịp thời vì vậy tơi đã
tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ hunh rất tin tưởng khi đưa con đến lớp.
Đối với những trẻ nói ngọng, nói chưa rõ được uốn nắn trong giờ học, mọi
lúc mọi nơi, được kết hợp với phụ huynh kèm thêm ở nhà bằng phương pháp phù
hợp cho trẻ nên sự phát âm của trẻ đã tiến triển rõ rệt.
Ngoài ra tơi cịn vận động phụ huynh cùng cơ tìm tòi, sưu tầm những bức
tranh, những quyển sách, bài thơ, câu chuyện đa dạng và phong phú nhiều thể loại
phù hợp với từng chủ đề. Để trẻ được làm quen với cách đọc, cách dở sách, hay
nhìn vào tranh để nhớ cốt truyện
Ví dụ: Trong chủ đề bản thân tơi vận động phụ huynh sưu tầm những cuốn
sách, câu chuyện, bài thơ nói về chủ đề bản thân như (Tranh chuyện cậu bé mũi
dài, Gấu con bị sâu răng, các hình ảnh về bé trai, bé gái…); Chủ đề động vật sưu
tầm (Chuyện Cáo thỏ gà trống, bác gấu đen và hai chú thỏ, hình anh các con vật
chó, mèo, voi….)
Nhờ vậy mà phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, quyên góp tranh, thơ, truyên,
và các nguyên vật liệu, các đồ dùng dạy học đúng theo chủ điểm trưng bày vào các

góc phù hợp, hấp dẫn. Động viên phụ huynh mua sắm báo họa mi, tranh truyện có
nội dung phong phú, gần gũi trẻ. Hằng ngày đọc cho trẻ nghe kết hợp luyện cho
trẻ đọc thơ và kể chuyện để trẻ phát triển ngơn ngữ một cách hồn hảo, chính xác
và có hiệu quả cao.
IV. TÍNH KHOA HỌC THỰC TIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG Q TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.Tính khoa học và thực tiễn:

21


Đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
Trong q trình triển khai, thực hiện tơi ln ln đảm bảo tính khoa học, tính
chính xác, tính sư phạm được áp dụng thực tiễn đem lại hiệu quả cao.Tất cả các
giải pháp mà tôi đưa ra dựa trên đặc điểm tâm sinh lý trẻ, mục tiêu phát triển ngôn
ngữ, kết quả mong đợi của trẻ 4-5 tuổi và tình hình của lớp. Các giải pháp tôi đưa
ra nghiên cứu đạt được kết quả cao trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thể hiện
ở kết quả thực hiện của giáo viên, sự thay đổi của phụ huynh và kết quả trên trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm:
Trong qúa trình thực hiện “Một số biện pháp phát triễn ngôn ngữ cho trẻ 45 tuổi” tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
- Tạo mơi trường trong và ngồi lớp cho trẻ phát triễn ngôn ngữ thu hút
hứng thú, hấp dẫn trẻ qua việc trang trí góc thư viện, các mãng tường trong và
ngoài lớp học bằng những đồ dùng trực quan đa dạng , phong phú.
- Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, vận dụng các phương pháp một
cách linh hoạt, sáng tạo, khơng rập khn máy móc.
- Phải thường xuyên trò chuyện , đàm thoại, cho trẻ hát, đọc thơ, kể lại
chuyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ hấp dẫn trẻ, phù hợp với nội dung bài
học, sắp xếp môi trường phong phú, thuận lợi tạo cảm xúc, kích thích trẻ đến với
mơi trường đó.

- Biết lựa chọn các nội dung phù hợp với đề tài, hình thức, đối tượng, chủ
đề để lồng ghép tích hợp giáo dục phát triễn ngôn ngữ thông qua các môn học và
các hoạt động khác đem đến cho trẻ sự thích thú khơng nhàm chán.
- Kết hợp với phụ huynh để thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
ngày một tốt hơn, tuyên truyền với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, các nguyên vật
liệu, đồ dùng phục vụ cho sự phát triễn ngôn ngữ trẻ.
V. KẾT QUẢ
1. Đối với cô giáo:
- Bản thân tôi, các giáo viên trong trường đã nắm vững phương pháp dạy trẻ
phát triển ngôn ngữ, biết tự lên kế hoạch, lựa chọn nội dung kết hợp phù hợp với
từng đề tài, tạo nên một giờ học lôgic hơn, mang lại hiểu quả cao hơn.
- Qua việc phối hợp với phụ huuynh phần nào đã giúp tôi mạnh dạn, tự tin,
chủ động hơn khi lên lớp hay khi đứng trước tập thể, tơi đã có những kỹ năng
trao đổi, phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với cha mẹ trẻ một cách có hiệu quả.
- Bản thân tơi có nhiều sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng đồ chơi phong
phú cho trẻ hoạt động : 6 bộ rối tay, 3 bộ rối mơ hình, một sân khấu rối que, 2 bộ
truyện tranh, 4 bộ mẹt minh họa câu chuyên, 10 con vật ngồ nghễnh….tôi đầu tư
nhiều công sức hơn vào trang trí lớp phù hợp với chủ đề, tạo được môi trường
phong phú cho trẻ khám phá, thu hút sự chú ý của trẻ, biết lựa chọn và sử dụng trò
22


chơi trong giờ học một cách có hiệu quả, tạo hứng thú thoải mái, củng cố khắc sâu
kiến thức cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh một cách nhịp nhàng hơn
- Nhờ nắm được các phương pháp dạy học, và cách thức tổ chức khi hoạt
động cho trẻ, lôi cuốn, thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt động đem lại kết quả
cao trên trẻ cũng như trong giờ dạy.
- Thành cơng mà tơi đạt được có thể nói là qua đợt thi chấm tạo môi trường
đạt tốp một vào đầu năm học 2019-2020.
2. Đối với trẻ:

Trẻ khơng cịn là đứa trẻ rụt rè, nhút nhát mà trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn
trong giao tiếp, gần gũi với cô giáo, với bạn, trẻ tham gia vào các hoạt động một
cách tích cực và sáng tạo, hứng thú hơn với giờ học, thích được đến trường, đến
lớp. Đặc biệt là tật nói ngọng, nói lắp của trẻ đã giảm xuống, khơng ngờ trẻ nói rõ
ràng, hay nói và hiếu học hơn.
Thông qua các biện pháp đã giúp cho trẻ biết giao tiếp thuần thục, biết đưa ra
các câu hỏi thích hợp, biết sử dụng các ngơn ngữ phù hợp, mạch lạc, vốn từ được
phát triển mạnh mẽ, phong phú. Thể hiện là trẻ nói được câu trọn vẹn qua đó góp
phần phát triển tồn diện cho trẻ như tình cảm đạo đức, lịng nhân ái, tính thẩm mĩ,
đặc biệt là trí tưởng tượng và nhận thức của trẻ về thế giới thiên nhiên và xã hội
không ngừng được phát triển và mở rộng. Trẻ biết yêu cái đẹp và thích sáng tạo ra
cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày.
Kết quả khảo sát thực trạng của tôi tại lớp B3 trường mầm non như sau:
T
TT

1
1

Nội dung
đánh giá

Nói rỏ để
người nghe có
thể hiểu được

2 Kể lại sự vệc
theo trình tự
2
Cầm

sách
đúng chiều và
3
giở từng tranh
3
để xem tranh
ảnh

Số
lượn
g trẻ

33

33

33

4 Mô tả hành
4
động các nhân 33
vật
trong

TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
Đạt

23/33 (66,7%)

21/33 (63,6%)


23/33 (66,7%)

Chưa đạt

SAU KHI ÁP DỤNG
Đạt

Chưa đạt

10/33 (30,3%) 32/33 (96,9%) 1/33 (3,03%)

12/33 (36,4%)

31/33 (93,9%) 2/33 (6,06%)

10/33 (30,3%)

33/33 (100%)

0/33 (0%)

20/33 (60,6%)

23


tranh

13/33 (39,3%) 31/33 (93,9%) 2/33 (6,06%)


3. Đối với phụ huynh:
-Thấy con ngày một khôn lớn đặc biệt trong giao tiếp, ứng xữ nên phụ
huynh có cách nhìn khác đó là quan tâm nhiều hơn đến việc học của trẻ.
-Thường xuyên gặp gỡ trò chuyện, trao đổi với giáo viên về tình hình học
tập của con mình đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phụ huynh tích cực, tự nguyện thu gom phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có
như vải, rơm rạ, ống nhựa, vỏ hộp cho cô giáo để làm rối, làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ học.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. QÚA TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Để đề tài trên được áp dụng một cách có hiệu quả tôi đã sử dụng kết hợp
linh hoạt và đồng bộ các biện pháp sau: Phương pháp quan sát, điều tra; Phương
pháp khảo sát đánh giá trẻ; Phương pháp thực hành; Phương pháp dùng lời nói;
Phương pháp trực quan; Phương pháp phối kết hợp.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 4 – 5 tuổi” được nhà trường huy động thêm nguồn lực, được sự giúp đỡ của
cán bộ quản lý, tổ trưởng chun mơn, giáo viên chủ nhiệm. Ngồi ra tơi còn vận
dụng nghiên cứu một số tài liệu như: Module MN 3 đặc điểm phát triển ngôn ngữ
của trẻ mầm non; giáo trình văn học trẻ em (NXB đại học sư phạm ); giáo trình
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (NXB đại học quốc gia hà nội năm 2005);
Chương trình giáo dục mầm non (NXB giáo dục Việt Nam năm 2017); Tài liệu
chuyên đề 2009; giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em ( NXB đại học sư
phạm năm 2010).
II. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
Đối với trẻ mẫu giáo lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một trong những lĩnh
vực quan trọng trong việc phát triển tồn diện của trẻ. Nhận thức tầm quan trọng
của ngơn ngữ đối với sự phát triển của trẻ sau khi nghiên cứu và đưa vào áp dụng
đề tài, bản thân luôn giành nhiều giờ giảng dạy chất lượng để phát triển ngôn ngữ
cho trẻ như: các kỹ năng nghe – nói – đọc – trả lời câu hỏi. Bản thân được nâng

cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ nói chung và nhất là chuyên môn về phát
triển ngôn ngữ.
Bằng những giải pháp tôi đưa vào áp dụng dạy cho trẻ đạt kết quả cao nên
được nhà trương, tổ chuyên môn, đồng nghiệp đưa vào thực hiện trong các giờ
hoạt động học ở lớp, các buổi sinh hoạt chuyên môn, được tích hợp vào một số
hoạt động khác và mọi lúc, mọi nơi trong ngày.
Phụ huynh quan tâm đến việc học của con mình hay trị chuyện, tâm sự với
con mình hơn, phối kết hợp với cơ để về nhà đọc các câu chuyện, bài thơ cho con
24


nghe. Từ những giải pháp tích cực đó đã góp một phần nhỏ vào lĩnh vực giúp phát
triễn ngôn ngữ cho trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy ấy, tơi đã áp dụng và có
hiệu quả ở lớp góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển tồn
diện.
III. ĐỀ XUẤT.
1. Đối với phịng giáo dục:
- Phòng giáo dục hàng năm triển khai, tổ chức chuyên đề và tổ chức nhiều
cuộc thi năng khiếu cho trẻ với nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. Đối với nhà trường:
- Cần tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
như: máy tính, máy chiếu, tranh truyện dạy trẻ để giao vên thực hiện tốt phương
pháp đổi mới trong công tác giảng dạy, để đạt hiệu quả cao.
3. Đối với cán bộ quản lý:
- Hằng năm, tiếp tục phát động hội thi “tạo mơi trường” nhất là góc thư viện
cấp trường, cấp huyện
- Tổ chức các buổi hội nghị chuyên môn thảo luận những kinh nghiệm trong
thực hiện các hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ mà cụ thể đó là các hoạt động
làm quen với văn học.
4. Đối với tổ chuyên môn:

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ vào các buổi
sinh hoạt chuyên môn, về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc thực hiện một số biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi. Rất mong được Hội đồng xét duyệt các cấp,
các đồng nghiệp góp ý kiến để những biện pháp nêu trên tiếp tục được nghiên cứu
và áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngơn ngữ cho trẻ nói riêng./.
Xin chân thành cảm ơn!
Diễn Mỹ, ngày 18 tháng 3 năm 2020
Người viết

Hoàng Thị Hiền

25


×