Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Quan hệ thái lan trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGÔ TUẤN THẮNG

QUAN HỆ THÁI LAN-TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGÔ TUẤN THẮNG

QUAN HỆ THÁI LAN-TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016

Chuyên ngành:
Quan hệ quốc tế
Mã số:
62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



PGS.TS.Nguyễn Thu Mỹ
PGS.TS.Nguyễn Thị Thúy Hà

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

TM.Tập thể hƣớng dẫn

Chủ tịch Hội đồng
đánh giá luận án tiến sĩ

PGS.TS.Nguyễn Thu Mỹ
Hà Nội - 2018

GS.Vũ Dƣơng Ninh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc
từ năm 2001 đến năm 2016”, thuộc chuyên ngành Quan hệ Quốc tế là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Thu Mỹ và
PGS.TS.Nguyễn Thị Thúy Hà. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong
luận án này hoàn toàn trung thực và khách quan. Những số liệu, bảng biểu phục vụ
cho việc nhận xét, đánh giá, phân tích trong luận án cũng đƣợc chính tác giả thu
thập từ nhiều nguồn tài liệu và có trích dẫn đầy đủ, những nguồn tài liệu cũng đƣợc
ghi rõ trong Danh mục tài liệu tham khảo.

Nghiên cứu sinh


Ngô Tuấn Thắng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Đóng góp của luận án ........................................................................................... 5
6. Nguồn tài liệu tham khảo ..................................................................................... 6
7. Bố cục của luận án................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 9
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc với ASEAN.......................... 9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan và Trung Quốc trên các lĩnh vực .. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi ...................................................................... 13
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc với ASEAN........................ 13
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan và Trung Quốc trên các lĩnh vực .. 16
1.3. Một số nhận xét .................................................................................................. 24
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ THÁI LAN TRUNG QUỐC (2001-2016) ................................................................................... 26
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn................................................................................. 26
2.1.1. Lí luận chung về quan hệ nƣớc nhỏ - nƣớc lớn ......................................... 26
2.1.2. Lí luận chung về chiến lƣợc quốc gia của nƣớc nhỏ .......................................... 29
2.1.3. Cơ sở thực tiễn: Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trƣớc năm 2001 ..................... 32
2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ..................................... 47
2.2.1. Các nhân tố ngoại sinh...................................................................................... 47
2.2.1.1. Những chuyển động trong môi trƣờng an ninh và kinh tế thế giới.................... 47

2.2.1.2. Những biến đổi trong khu vực đầu thế kỉ XXI ............................................... 51
2.2.1.3. Sự phát triển của quan hệ ASEAN-Trung Quốc............................................. 54
2.2.1.4. Nhân tố Mỹ trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ........................................ 56

i


2.2.2. Các nhân tố nội sinh ..................................................................................... 60
2.2.2.1. Tình hình Thái Lan và nhu cầu hợp tác với Trung Quốc ........................ 60
2.2.2.2. Tình hình Trung Quốc và nhu cầu hợp tác với Thái Lan ................................. 68
CHƢƠNG 3: DIỄN TIẾN QUAN HỆ THÁI LAN - TRUNG QUỐC
(2001-2016) .............................................................................................................. 76
3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao ......................................................................... 76
3.2. Quan hệ quốc phòng - an ninh ........................................................................ 88
3.3. Quan hệ thƣơng mại - đầu tƣ ........................................................................... 96
3.3.1. Quan hệ thƣơng mại Thái Lan - Trung Quốc ............................................ 96
3.3.2. Quan hệ đầu tƣ Thái Lan - Trung Quốc ..................................................... 99
3.3.2.1. Đầu tƣ của Thái Lan vào Trung Quốc ..................................................... 99
3.3.2.2. Đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan .................................................. 102
3.4. Quan hệ trên các lĩnh vực văn hóa-xã hội ..................................................... 106
3.4.1. Về hợp tác du lịch .................................................................................... 106
3.4.2. Về hợp tác văn hóa-giáo dục .................................................................... 109
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ THÁI LAN - TRUNG
QUỐC (2001-2016) ................................................................................................ 114
4.1. Đặc điểm quan hệ Thái Lan - Trung Quốc.................................................... 114
4.2. Thành tựu và một số vấn đề trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ............. 126
4.2.1. Thành tựu trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc .................................... 126
4.2.2. Một số vấn đề trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ............................. 131
4.3. Tác động của quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ............................................. 134
4.3.1. Tác động tới Thái Lan và Trung Quốc..................................................... 134

4.3.2. Tác động tới khu vực Đông Nam Á ......................................................... 139
4.3.3. Tác động tới Mỹ ....................................................................................... 141
4.3.4. Tác động tới Việt Nam ............................................................................. 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 170

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Community
Cộng đồng ASEAN
Asia Cooperation Dialogue
ACD
Đối thoại hợp tác Châu Á
The ASEAN Economic Community
AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN
The ASEAN Political-Security Community
APSC
Cộng đồng an ninh chính trị ASEAN
The ASEAN Socio-Cultural Community
ASSC
Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
The Board of Investment of Thailand

BOI
Ủy ban đầu tƣ Thái Lan
China-ASEAN Free Trade Area
CAFTA
Khu vực Thƣơng mại tự do Trung Quốc-ASEAN
CHND Trung Hoa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Early Haverst Programme
EHP
Chƣơng trình thu hoạch sớm
The East Asia Summit
EAS
Hội nghị thƣợng đỉnh Đơng Á
ngồiForeign Direct Investment
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
Free Trade Agreement
FTA
Hiệp định thƣơng mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
GDP
Gross Domestic Product
Greater Mekong Subregion
GMS
Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng
The North Atlantic Treaty Organization
NATO
Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây dƣơng
National Economic and Social Development Board of Thailand
NESDB
Ủy ban phát triển xã hội và kinh tế quốc gia Thái Lan

The Southeast Asia Treaty Organization
SEATO
Tổ chức Hiệp ƣớc Đông Nam Á
USD
Đô la Mỹ (US Dollar)
AC

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Quan hệ thƣơng mại của Thái Lan và Trung Quốc giai đoạn 1974-1989

41

Bảng 2.2: Quan hệ thƣơng mại của Thái Lan và Trung Quốc giai đoạn 1990-2000

45

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1990-2015

68-69

Bảng 3.1: Quan hệ thƣơng mại Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 2001-2015

98

Bảng 3.2: Các sản phẩm chính của Thái Lan vào Trung Quốc giai đoạn 2001-2010


99

Bảng 3.3: Thái Lan đầu tƣ vào Trung Quốc giai đoạn 2000-2010

101

Bảng 3.4: Đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan giai đoạn 2003-2013

103

Bảng 3.5: Các dự án đầu tƣ của Trung Quốc đƣợc chấp nhận tại Thái Lan

104

Bảng 3.6: Lƣợng khách du lịch Trung Quốc tới Thái Lan giai đoạn 2006-2016

107

Bảng 4.1: So sánh một số tiêu chí giữa Thái Lan và Trung Quốc (2006-2015)

114

Bảng 4.2: Thâm hụt thƣơng mại Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 2001-2010

131

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thái Lan giai đoạn 2003-2016

63


Biểu đồ 2.2: Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giai đoạn 2000-2013

69

Biểu đồ 4.1: Giá trị xuất khẩu của Thái Lan và Trung Quốc

129

Biểu đồ 4.2: Giá trị nhập khẩu của Thái Lan và Trung Quốc

129

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong gần hai thập niên đầu thế kỉ XXI, cộng đồng quốc tế đã và đang đƣợc
chứng kiến sự phát triển liên tục và mạnh mẽ trong quan hệ giữa Vƣơng Quốc Thái
Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ năm 1999, Thái Lan và Trung Quốc đã
kí “Tuyên bố chung về chƣơng trình hợp tác trong thế kỉ XXI”. Đến năm 2005,
trong khi nhiều nƣớc Đơng Nam Á cịn dè dặt trong quan hệ với Trung Quốc, thì
Thủ tƣớng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung
Quốc về khả năng nâng cấp quan hệ giữa hai nƣớc lên tầm đối tác chiến lƣợc. Ý
định trên chƣa đƣợc thực hiện do Chính phủ của Thủ tƣớng Thaksin bị lật đổ sau
cuộc đảo chính hồi tháng 9/2006. Tháng 5/2007, Thủ tƣớng Thái Lan Surayud
Chulanont và Thủ tƣớng Trung Quốc Ơn Gia Bảo kí kết tun bố chung về việc
Thái Lan và Trung Quốc trở thành Đối tác chiến lƣợc của nhau. Dƣới thời cầm
quyền của nữ Thủ tƣớng Yingluck Shinawatra (2011-2014), quan hệ Thái Lan Trung Quốc đã đƣợc nâng cấp lên Quan hệ Đối tác chiến lƣợc toàn diện (tháng
4/2012), một cấp độ rất cao trong hệ thống quan hệ quốc tế đƣơng đại.

Nhờ sự phát triển trong quan hệ chính trị giữa hai nƣớc, các lĩnh vực hợp tác
khác trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng, gặt hái
đƣợc nhiều kết quả thiết thực. Không chỉ hợp tác chặt chẽ với nhau trong các cơ chế
song phƣơng, Thái Lan và Trung Quốc còn hợp tác chặt chẽ trong các cơ chế hợp
tác khu vực do ASEAN sáng lập và đóng vai trò trung tâm, cũng nhƣ trong các tổ
chức quốc tế mà hai nƣớc là thành viên.
Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trƣớc hết là quan hệ giữa một nƣớc nhỏ với
một nƣớc lớn. Ngoài ra, mối quan hệ này cịn có những chiều kích khác: đó là quan
hệ giữa hai quốc gia không chung biên giới, đi theo hai con đƣờng phát triển khác
nhau và từng thù địch, đối đầu nhau trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1950
tới đầu những năm 1970; đó là quan hệ của một nƣớc thành viên ASEAN với một
nƣớc đối thoại của ASEAN. Tuy nhiên, khi so sánh quan hệ của nhiều nƣớc
ASEAN khác với Trung Quốc thì thực tế phát triển của quan hệ Thái Lan - Trung
Quốc từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1/7/1975) và nhất là từ năm 2001 tới nay
đã cho thấy mối quan hệ này phát triển nhanh về tốc độ, rộng về phạm vi và sâu sắc

1


về mức độ hợp tác. Đây thật sự là một hiện tƣợng trong quan hệ quốc tế ở kỉ nguyên
toàn cầu hóa. Hiện tƣợng này rất đáng đƣợc quan tâm và nghiên cứu.
Cho tới nay, trong quan hệ với các nƣớc lớn, các nƣớc nhỏ thƣờng thực hiện
một trong ba chiến lƣợc: phù thịnh, cân bằng và nƣớc đôi. Vậy Thái Lan lựa chọn
chiến lƣợc nào để có thể phát triển quan hệ với Trung Quốc nhanh và sâu nhƣ vậy?
Để thực hiện chiến lƣợc đó, Thái Lan đã làm những gì? Chiến lƣợc mà Thái Lan lựa
chọn đã tác động nhƣ thế nào đối với an ninh và phát triển của Thái Lan, của Trung
Quốc nói riêng, quan hệ ASEAN - Trung Quốc và các quan hệ quốc tế khác ở Đơng
Nam Á nói chung?.
Các kết quả nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Trung Quốc rất có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn. Về phƣơng diện khoa học, các kết quả đó góp phần làm rõ chiến

lƣợc của một nƣớc nhỏ trong quan hệ với một nƣớc lớn đang trỗi dậy. Việc làm rõ
chiến lƣợc này, chỉ ra những đặc điểm của nó sẽ góp phần làm phong phú hơn lí
luận về quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ giữa nƣớc nhỏ và nƣớc lớn. Còn về phƣơng
diện thực tiễn, các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nƣớc nhỏ nói chung, các
nƣớc Đơng Nam Á nói riêng những bài học kinh nghiệm quý giá trong quan hệ với
các nƣớc lớn, nhất là quan hệ với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Trong quá trình phát triển, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc luôn tác động tới
an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam. Khi xảy ra vấn đề Campuchia (19781991), hai nƣớc Thái Lan, Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với nhau để chống Việt
Nam trong vấn đề này. Ở giai đoạn hiện nay, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc chƣa
tác động tiêu cực tới Việt Nam. Điều này có thể là do cả Trung Quốc và Thái Lan
đều là đối tác chiến lƣợc của Việt Nam và mối quan hệ Việt - Trung, nhìn tổng thể
vẫn là quan hệ hữu nghị và hợp tác. Nhƣng liệu quan hệ Thái Lan - Trung Quốc có
tiếp tục “vơ hại” đối với an ninh và phát triển của Việt Nam trong những năm sắp
tới, khi mà quan hệ Việt - Trung có thể phát triển theo chiều hƣớng khác hay
khơng? Hoặc khi vai trò, ảnh hƣởng của Trung Quốc chiếm ƣu thế lớn trong khu
vực, Thái Lan có khai thác mối quan hệ “anh em” với Trung Quốc để kiềm chế Việt
Nam, khiến quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển theo chiều hƣớng tiêu cực hay
khơng?. Để có đƣợc câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề nêu trên, rất cần có những
nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về quan hệ Thái Lan - Trung Quốc kể từ đầu thế
kỉ XXI, trong đó có phân tích về sự vận động, phát triển và tác động của mối quan
2


hệ này. Những kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp căn cứ khoa học để hoạch định chính
sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, đối với Thái Lan và đối với quan hệ Thái
Lan - Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tuy rằng ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về quan
hệ Thái Lan-Trung Quốc nhƣng việc nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về
quan hệ hai nƣớc giai đoạn 2001-2016 dƣới góc độ quan hệ quốc tế vẫn còn là một
khoảng trống. Đây là giai đoạn diễn ra nhiều biến cố lịch sử trên các phƣơng diện

kinh tế, chính trị và xã hội của Thái Lan và Trung Quốc. Thời kì này cũng diễn ra
nhiều sự kiện, chuyển biến quan trọng của tình hình thế giới và khu vực châu ÁThái Bình dƣơng có tác động đến quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Nghiên cứu
đƣợc sự vận động của quan hệ hai nƣớc trong thời kì này sẽ tạo nền tảng, cơ sở cho
việc nhận xét, nhìn nhận bản chất, đặc điểm của quan hệ Thái Lan - Trung Quốc.
Với những nhận thức nhƣ trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Quan hệ
Thái Lan - Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2016” làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm:
1) Phân tích, làm rõ thực chất sự tiến triển trong quan hệ song phƣơng giữa
Thái Lan và Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2016;
2) Chỉ ra những đặc điểm, tác động của mối quan hệ song phƣơng này đối với
sự phát triển của hai nƣớc cũng nhƣ đối với khu vực và Việt Nam nói riêng.
3) Đánh giá mối quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2016 và
chỉ ra những tác động của mối quan hệ này đối với mỗi bên, đối với hịa bình, an
ninh ở Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án sẽ tập trung nghiên cứu
và làm rõ các nội dung chính sau:
1) Nêu lên các cơ sở lí luận và những nhân tố cơ bản tác động tới quan hệ Thái
Lan - Trung Quốc giai đoạn 2001-2016.
2) Phân tích diễn tiến trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trên một số lĩnh
vực chủ yếu (chính trị, an ninh-quốc phịng, kinh tế và văn hóa-xã hội).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc.
3


Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa Thái
Lan và Trung Quốc trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh - quốc phịng, kinh tế và
văn hóa-xã hội, tập trung chủ yếu là quan hệ song phƣơng.

Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: giai đoạn 2001-2016.
Sở dĩ tác giả luận án lấy năm 2001 là mốc khởi đầu nghiên cứu vì hai lí do:
Thứ nhất, năm 2001, Thái Lan có sự chuyển giao quyền lực từ giới quan liêu truyền
thống sang giới doanh nhân mà Thaksin Shinawatra là đại diện tiêu biểu. Cùng với
sự thay đổi đó, chính sách đối ngoại của Thái Lan nói chung và chính sách đối với
Trung Quốc nói riêng cũng đƣợc điều chỉnh theo hƣớng can dự tích cực hơn; Thứ
hai, năm 2001 đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Trên cơ sở gia tăng
tồn diện sức mạnh quốc gia, chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở nên năng
động và quyết đoán hơn. Trung Quốc đã chủ động, tích cực tham gia vào việc định
hình trật tự thế giới, trƣớc hết là trật tự ở khu vực châu Á-Thái Bình dƣơng, nơi tập
trung các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc đối với Đơng
Nam Á nói chung, với Thái Lan nói riêng cũng có sự thay đổi đáng kể. Nhƣng để
đảm bảo tính logic, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn trƣớc năm 2001 cũng
đƣợc luận án này nghiên cứu một cách khái quát và hệ thống.
Năm 2016 đƣợc chọn làm thời gian kết thúc nghiên cứu vì đây là thời điểm kết
thúc bản thảo luận án. Hơn nữa, độ lùi về thời gian sẽ giúp cho Nghiên cứu sinh có
những nhận định, phân tích một cách chính xác các sự kiện trong quan hệ quốc tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc có một q trình vận động lâu dài, vì vậy luận án
sẽ sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong đó, thế giới quan
của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm về vận động, nguyên lí phát triển, nguyên lí về
mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện đƣợc áp dụng nhƣ là những phƣơng pháp
nghiên cứu trong luận án này.
Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc là một cặp quan hệ song phƣơng có liên quan đến
các vấn đề quốc tế và khu vực, diễn ra trong một giai đoạn nhất định nên các phƣơng
pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là phƣơng pháp chủ đạo đƣợc sử dụng trong luận án.
Các phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế mà luận án sử dụng nhƣ: phƣơng pháp
quan sát; phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu; phƣơng pháp so sánh; phƣơng pháp phân
tích, giải thích và phƣơng pháp thống kê. Bổ trợ cho những phƣơng pháp nghiên cứu
4



quan hệ quốc tế kể trên, luận án còn áp dụng những lí thuyết về quan hệ quốc tế nhƣ chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và lí thuyết về hợp tác và hội nhập, các quan điểm về hệ
thống quốc tế, chủ thể và lợi ích trong quan hệ quốc tế…
Quan hệ của Thái Lan với Trung Quốc là cặp quan hệ bất đối xứng giữa một nƣớc
nhỏ với một nƣớc lớn. Để nghiên cứu mối quan hệ này, tìm ra những đặc điểm cơ bản
trong mối quan hệ đó, tác giả luận án cịn sử dụng các lí thuyết phổ biến về loại hình
quan hệ này, đặc biệt là lí thuyết “phịng bị nƣớc đơi” (Hedging theory) mà hầu hết các
nƣớc Đơng Nam Á, trong đó có Thái Lan sử dụng nhƣ cơ sở lí luận để hoạch định chính
sách trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Ngoài ra, luận án cũng đƣợc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác
nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp so sánh lịch sử, phƣơng pháp
hệ thống...Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả lịch sử, phƣơng pháp lịch đại và đồng đại
nhằm giúp tái hiện bức tranh tồn cảnh và q trình phát triển của mối quan hệ Thái Lan
- Trung Quốc qua các thời kì. Phƣơng pháp logic, so sánh lịch sử đƣợc sử dụng để lí giải
các hiện tƣợng diễn ra, phân tích nguyên nhân chi phối sự vận động của tiến trình quan
hệ, so sánh sự thay đổi về quy mô, chất lƣợng trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc.
Phƣơng pháp hệ thống đƣợc sử dụng để đặt quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trong tƣơng
quan với bối cảnh thế giới, khu vực và trong quan hệ đối ngoại của mỗi nƣớc nói riêng.
Qua đó, những nhân tố chi phối tới chính sách, quan hệ đối ngoại của hai nƣớc cũng
đƣợc làm rõ.
Tóm lại, do tính chất liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nói chung và
nghiên cứu quan hệ quốc tế nói riêng nên những phƣơng pháp nghiên cứu kể trên sẽ
đƣợc kết hợp và vận dụng trong luận án một cách linh hoạt. Việc kết hợp những phƣơng
pháp nghiên cứu sẽ giúp tác giả xem xét quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trong một cấu
trúc hoàn chỉnh gồm nhiều nhân tố tác động qua lại, vận động theo trục thời gian với
nhiều biến động của bối cảnh toàn cầu, khu vực. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhận biết
đƣợc nguyên nhân của các sự kiện, tính chất và đặc điểm, tác động của quan hệ Thái Lan
- Trung Quốc.

5. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quả nghiên cứu từ nhiều cơng trình
khoa học tiêu biểu trong nƣớc và ngồi nƣớc, luận án có những đóng góp chủ yếu
nhƣ sau:
5


Trước hết, trên cơ sở khái quát toàn bộ tiến trình phát triển của quan hệ Thái Lan
- Trung Quốc, thơng qua việc phân tích và đánh giá các sự kiện diễn ra trong quan hệ
hai nƣớc một cách khách quan, luận án đã khắc họa nên một bức tranh toàn diện về
quan hệ hai nƣớc trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh-quốc phịng, kinh tế và
văn hóa-xã hội từ năm 2001 đến năm 2016.
Thứ hai, về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân tích
quan hệ song phƣơng, đặc biệt là quan hệ giữa nƣớc nhỏ với nƣớc lớn. Đồng thời, luận
án cũng cung cấp thêm cách tiếp cận quan hệ quốc tế, cách tiếp cận lịch sử và cách tiếp
cận đa ngành. Điều này đƣợc phản ánh trong việc trình bày quan hệ Thái Lan - Trung
Quốc theo chiều dài lịch sử trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thứ ba, luận án cũng đề cập phân tích những khía cạnh trong quan hệ Thái Lan Trung Quốc có tác động tới khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Điều này cũng góp
phần vào việc tạo ra cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam,
giúp các nhà hoạch định vận dụng vào lĩnh vực đối ngoại, nhất là trong quá trình mở
rộng và phát triển quan hệ hợp tác với Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á.
Cuối cùng, về mặt tƣ liệu, luận án tập hợp và xử lý đƣợc các tài liệu tham khảo
trong nƣớc và ngồi nƣớc, có liên quan tới nhiều vấn đề, lĩnh vực của mối quan hệ Thái
Lan - Trung Quốc kể từ đầu thế kỉ XXI để nghiên cứu phân tích. Nguồn tài liệu này
khơng chỉ phục vụ cho hồn thành luận án mà cịn là cơ sở để những ngƣời quan tâm
tiếp tục nghiên cứu. Không những vậy, luận án cịn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng dạy, học tập đối với những ngƣời quan tâm đến quan hệ Thái Lan Trung Quốc.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án bao gồm hai nhóm chính:
Nhóm thứ nhất gồm: Các văn kiện của Chính phủ hai nƣớc Thái Lan và Trung

Quốc: các Hiệp định, Hiệp ƣớc, Tuyên bố chung, phát biểu của lãnh đạo hai Nhà
nƣớc, hai Chính phủ…đƣợc đăng tải chính thức trên website của Bộ Ngoại giao hai
nƣớc. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, cung cấp những thông tin cơ bản, các sự
kiện lớn diễn ra giữa Thái Lan - Trung Quốc một cách chính thống.
Nhóm thứ hai gồm:
- Các báo cáo tổng hợp, tài liệu đánh giá của các Bộ ngành của Việt Nam,
Thái Lan, Trung Quốc.
6


- Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài liên quan tới Trung
Quốc-ASEAN, Thái Lan - Trung Quốc đƣợc viết hoặc dịch ra bằng tiếng Việt và
tiếng Anh.
- Các cơng trình chun khảo, sách, bài viết nghiên cứu, kỉ yếu hội thảo đã
đƣợc công bố của các học giả Việt Nam có liên quan tới đề tài.
Những nguồn tài liệu ở nhóm thứ hai cung cấp các số liệu thống kê giúp nhận
ra đƣợc sự vận động trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Những quan điểm, đánh
giá của các học giả nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Trung Quốc cung cấp thông
tin và luận điểm tham khảo quan trọng, giúp Nghiên cứu sinh có cơ hội tiếp thu các
phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề để bổ sung vào nội dung của luận án.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án đƣợc kết cấu thành
4 chƣơng với những nội dung chính nhƣ sau:
 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài
Trong chƣơng này, Nghiên cứu sinh đã điểm qua những cơng trình nghiên cứu
bằng tiếng Anh và tiếng Việt của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nƣớc
xoay quanh quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Trên cơ sở khái quát những nội dung
chính của các cơng trình nghiên cứu học thuật trong và ngồi nƣớc có giá trị, phù
hợp với đề tài nghiên cứu của luận án, Nghiên cứu sinh rút ra một số nhận xét, xác
định những vấn đề, lĩnh vực có giá trị cho nghiên cứu để bổ sung vào luận án; đồng

thời chỉ ra những “khoảng trống” trong nghiên cứu mà luận án có thể góp phần giải
quyết các vấn đề này.
 Chương 2: Cơ sở cho sự phát triển của quan hệ Thái Lan - Trung Quốc (2001-2016)

Trong chƣơng 2, Nghiên cứu sinh trình bày các cơ sở lí luận chung và những
cơ sở thực tiễn (chính là những nhân tố) tác động tới quan hệ Thái Lan - Trung
Quốc giai đoạn 2001-2016. Cơ sở lí luận chung sẽ đƣợc đề cập tới các lí thuyết về
quan hệ giữa nƣớc nhỏ với nƣớc lớn, các chiến lƣợc của nƣớc nhỏ đối với nƣớc lớn
trong đó tập trung làm rõ khái niệm chiến lƣợc cân bằng, chiến lƣợc phù thịnh và
chiến lƣợc phịng bị nƣớc đơi. Bên cạnh đó, các nhân tố khách quan và chủ quan tác
động tới quan hệ Thái Lan - Trung Quốc nhƣ bối cảnh thế giới, khu vực hoặc nhân
tố nội tại của mỗi nƣớc (Thái Lan, Trung Quốc) cũng đƣợc đề cập tới.

7


 Chương 3: Diễn tiến quan hệ Thái Lan - Trung Quốc (2001-2016)
Đây là một chƣơng trọng tâm của luận án khi đề cập tới sự vận động, diễn tiến
trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2016 trên các lĩnh vực
hợp tác song phƣơng chủ yếu nhƣ: chính trị, quốc phịng-an ninh, kinh tế và các
lĩnh vực văn hóa, khoa học giáo dục, du lịch...
 Chương 4: Một số nhận xét về mối quan hệ Thái Lan- Trung Quốc (2001-2016)
Trên cơ sở các nội dung đã đƣợc trình bày ở ba chƣơng trƣớc, chƣơng thứ tƣ
có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá quan hệ Thái Lan và Trung Quốc. Chƣơng này rút
ra những đặc điểm trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc, chỉ ra những thành tựu và
một số vấn đề vẫn còn tồn tại trong quan hệ của hai nƣớc. Trên cơ sở các đặc điểm
quan hệ Thái Lan-Trung Quốc, chƣơng này chỉ ra những tác động mà quan hệ hai
nƣớc đã mang lại đối với tình hình của Thái Lan, Trung Quốc và tác động tới khu
vực ASEAN, quan hệ Trung Quốc-ASEAN, quan hệ Mỹ-Thái Lan, đối với tình
hình Việt Nam.


8


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
Chủ đề nghiên cứu của luận án đã đƣợc phản ánh trực tiếp và gián tiếp trong nhiều
cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam và nƣớc ngoài, đƣợc thực hiện bởi các nhà nghiên cứu
nổi tiếng ở các Viện nghiên cứu về Quan hệ quốc tế. Trong khuôn khổ của đề tài luận án,
Nghiên cứu sinh tiếp cận các nguồn tài liệu theo hai hƣớng chính: tình hình nghiên cứu trong
nƣớc và tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi. Trong đó, các nguồn tài liệu đƣợc phân loại
thành hai nội dung: (1) các cơng trình nghiên cứu quan hệ Trung Quốc và ASEAN có đề cập
tới quan hệ Thái Lan - Trung Quốc; (2) các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Thái
Lan - Trung Quốc trên các lĩnh vực.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc với ASEAN
Trung Quốc là quốc gia láng giềng khổng lồ của các nƣớc ASEAN nên việc tập trung
nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN cũng đƣợc các nhà nghiên cứu rất quan tâm
trên tất cả các lĩnh vực: quan hệ đối ngoại, an ninh, hợp tác đầu tƣ thƣơng mại, văn hóa...Tác
giả Vũ Dƣơng Huân có bài viết “Quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Trung Quốc” đăng trên
tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5 năm 2007; Đỗ Tiến Sâm với bài “Hợp tác Trung
Quốc - ASEAN và tác động của nó tới tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN”
trên tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc số 6 năm 2007; Phạm Thái Quốc với bài: “Khu mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc: một số đánh giá bước đầu”trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
, số
10 năm 2010; Bài viết “Xu hướng hợp tác đầu tư ASEAN-Trung Quốc (1991-2011)” của tác
giả Đàm Huy Hồng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á số 8 năm 2011; Nhóm tác
giả Hồi Nam và Lan Anh có bài “Quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong bối cảnh Trung
Quốc trỗi dậy” trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 10 năm 2013; Đoàn Thị Thanh Nhàn
với bài viết “Những thách thức trong quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc hiện nay”

trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á số 11 năm 2014; Nguyễn Tiến Minh với bài “Hợp tác
kinh tế ASEAN-Trung Quốc” rên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 năm 2015…Với
những phân tích của mình, các tác giả đều khẳng định ASEAN là láng giềng của Trung
Quốc, Trung Quốc trong chính sách đối ngoại đều rất coi trọng quan hệ với ASEAN. Hai
bên là đối tác quan trọng của nhau và đã có những thành quả nhất định trong hợp tác về các
lĩnh vực nhƣ chính trị, an ninh, kinh tế. Những thành tựu đó khơng chỉ mang đến lợi ích cho
các nƣớc Đơng Nam Á, cho Trung Quốc mà cịn đóng góp vào hịa bình, ổn định và phát
triển của khu vực. Tuy thế, giữa hai bên khơng phải khơng cịn tồn tại những hạn chế nên
9


ASEAN và Trung Quốc cần phải khai thác nhiều hơn các kênh hợp tác, các diễn đàn hợp tác
truyền thống của nhau hoặc của từng quốc gia ASEAN với Trung Quốc để nắm bắt nhu cầu
của nhau, cùng nhau phát triển.
Trong hai năm 2007-2008, Trung tâm nghiên cứu ASEAN và Trung Quốc, trực thuộc
Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã công bố hai
cuốn sách bằng tiếng Anh về quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Cuốn thứ nhất là “ASEANChina: How to improve cooperation efectiveness” (ASEAN- Trung Quốc: Làm thế nào để
cải thiện hiệu quả hợp tác?). Sách do Nhà xuất bản Thế giới xuất bản tại Hà Nội năm 2007
với sự tài trợ của Quỹ ASEAN - Trung Quốc. Sách gồm 11 bài viết của các học giả Việt
Nam và hai học giả nƣớc ngồi (Trung Quốc và Philippines) về quan hệ ASEAN-Trung
Quốc nói chung, từng lĩnh vực hợp tác giữa hai bên nói riêng. Cuốn sách thứ hai do Trung
tâm nghiên cứu ASEAN- Trung Quốc tổ chức viết và xuất bản nhan đề “ASEAN-China
cooperation in the new context” (Hợp tác ASEAN- Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế mới).
Sách do GS.TS. Đỗ Tiến Sâm làm Chủ biên và Nhà xuất bản từ điển Bách khoa Việt Nam
ấn hành vào năm 2008. Sách gồm hai phần với 12 bài viết của các học giả Việt Nam, Trung
Quốc và Singapore. Hai cuốn sách nói trên đã tập hợp đƣợc rất nhiều bài viết của các tác giả
trong và ngoài nƣớc đề cập tới quan hệ Trung Quốc và ASEAN nói chung. Các tác giả đã
nhìn lại quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Từ thực tế phát
triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, hợp tác thƣơng mại,
đầu tƣ và hợp tác Tiểu vùng...để rồi các bài viết tiếp theo tập trung phân tích các cơ hội và

thách thức đang đặt ra cho quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Ngồi các bài nghiên cứu, trong
sách cịn có phần Biên niên các sự kiện trong Quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ 1990- 2006.
Phần Phụ lục này rất có ích cho các nhà nghiên cứu về mối quan hệ trên.
Tác giả Nguyễn Thu Mỹ với nhóm cơng trình: “Quan hệ ASEAN-Trung Quốc 15 năm
nhìn lại” (2006), “Hợp tác Trung Quốc-ASEAN trong quá trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN” (2010), “Quan hệ ASEAN-Trung Quốc ở thời kì hậu Chiến tranh Lạnh: Tiến triển
và triển vọng” (2010), “Hai mươi năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc: thành tựu và những
vấn đề” (2011)…Các cơng trình này đƣợc cơng bố trên các tạp chí nghiên cứu uy tín trong
nƣớc nhƣ Nghiên cứu Đơng Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc viện Hàn Lâm khoa
học Xã hội Việt Nam). Các cơng trình đã mang lại những kiến thức tổng quan về lịch sử,
kinh tế, văn hóa của Trung Quốc nói riêng với các nƣớc ASEAN. Tuy cung cấp nhiều thông
tin phong phú nhƣng tác giả cũng nhấn mạnh việc “do khn khổ của tạp chí, chƣa thể đề
10


cập nhiều tới quan hệ song phƣơng giữa các nƣớc ASEAN với Trung Quốc”, do đó quan hệ
Thái Lan - Trung Quốc trong những cơng trình trên chƣa thực sự là một phần nội dung
chính, hoặc chỉ đƣợc trình bày một cách khái quát mà chƣa đƣợc phân tích chuyên sâu.
Năm 2016, kỉ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc
(1991- 2016) nhóm tác giả: Nguyễn Thu Mỹ, Trần Xuân Hiệp và Đàm Huy Hồng thơng
qua Nhà xuất bản Thế giới đã xuất bản quyển sách “25 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc:
Quá trình, thành tựu và vấn đề”. Quyển sách đã khái quát những bƣớc “thăng trầm” trong
hai thập kỉ rƣỡi của mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN nhƣng nổi bật lên là những thành tựu
to lớn, đóng góp vào mơi trƣờng hịa bình, ổn định ở Đông Nam Á, đồng thời mang lại
nguồn lực phát triển cho cả các nƣớc Đông Nam Á và Trung Quốc.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan và Trung Quốc trên các lĩnh vực
Trong những năm gần đây, sự gia tăng trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ngày
một mạnh mẽ tuy nhiên những nghiên cứu trong nƣớc đối với mối quan hệ này còn tƣơng
đối khiêm tốn, mặc dù vậy giới học giả trong nƣớc cũng công bố một số nghiên cứu nhất
định. Nhóm tác giả Lê Thị Anh Đào, Dƣơng Thị Ánh Tuyết với bài viết “Siam trong mối

quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản thế kỉ XVI-XVII” trên tạp chí Khoa học, Đại học Huế,
số 3, năm 2012 (trang 79-86). Trên cơ sở phân tích quan hệ Siam-Trung Quốc, Siam-Nhật
Bản thế kỉ XVI, XVII, bài viết bƣớc đầu đƣa ra những đối sánh về hai cặp quan hệ này, làm
rõ hơn nữa chính sách ngoại giao của Siam trong quan hệ với các nƣớc lớn ở trong khu vực.
Từ đó, nhóm tác giả khẳng định “Chính sách ngoại giao của vƣơng quốc Siam thời kỳ cận
đại là chính sách khá đặc biệt. Sự năng động, khéo léo, linh hoạt và tinh tế của ngƣời Thái đã
đƣa đến khơng ít những thành công cho họ, đặc biệt là trong quan hệ với các nƣớc lớn”.
Tác giả Châu Thị Hải có bài viết “Nhìn lại chính sách của Thái Lan đối với người Hoa
trong lịch sử”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 năm 2011 (trang 10 đến
trang 21). Bài viết đã nêu ra đƣợc những nội dung chính về cơ sở hoạch định và chính sách
của Thái Lan đối với ngƣời Hoa qua các thời kì lịch sử: trƣớc, trong và sau chiến tranh thế
giới thứ hai, từ khi nƣớc CHND Trung Hoa ra đời hay giai đoạn những năm 60 đến năm 80
của thế kỉ XX. Tuy trải qua các thời kì khác nhau, nhƣng nhìn chung, theo tác giả thì “chính
sách đối với ngƣời Hoa của Xiêm trƣớc đây cũng nhƣ Thái Lan sau này diễn ra khá êm dịu”.
Nhóm tác giả Đặng Văn Chƣơng, Bùi Trúc Linh với bài “Đóng góp của người Hoa
trong nền kinh tế Xiêm nửa đầu thế kỉ XIX”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á số 4

11


năm 2012 đã đánh giá những đóng góp và cả những bất lợi mà cộng đồng ngƣời Hoa gây ra
cho Xiêm vào nửa đầu thế kỉ XIX.
Tác giả Trần Độ với bài viết “Mấy nét khái quát về quan hệ kinh tế Trung Quốc - Thái
Lan những năm gần đây”. Bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4, năm
2000 với độ dày khoảng 9 trang đã giới thiệu về tình hình trao đổi thƣơng mại giữa 2 nƣớc
Thái Lan và Trung Quốc từ năm 1975 đến 2000. Giới thiệu mấy nét khái quát về hoạt động
đầu tƣ trực tiếp của Thái Lan vào Trung Quốc và Trung Quốc vào Thái Lan từ năm 19791980 đến năm 2000. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra một số dự đoán triển vọng phát triển của
quan hệ trao đổi thƣơng mại và hợp tác kinh tế Trung Quốc-Thái Lan trong tƣơng lai.
Luận án phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Mỹ “Thái Lan trong chính sách Đơng
Dương của Trung Quốc (1978-1985)” và Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Đinh Hữu Thiện

với tựa đề “Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc từ năm 1991 đến 2006” là hai cơng trình đƣợc
coi là nghiên cứu trực tiếp và khá toàn diện vào quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Luận án
của tác giả Nguyễn Thu Mỹ là một cơng trình nghiên cứu về q trình xích lại gần nhau giữa
Thái Lan và Trung Quốc dù trƣớc đó hai nƣớc ln coi nhau nhƣ thù địch (giai đoạn 19581973). Luận án thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới của tác giả Đinh Hữu Thiện là một cơng
trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 1991-2006. Tác giả đã phác
họa đƣợc bức tranh khá đầy đủ, chỉ ra đƣợc những đặc điểm và sự tiến triển trong quan hệ
Thái Lan và Trung Quốc trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao và kinh tế, quân sự đến năm
2006, những tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nƣớc nói riêng và đối với khu vực
ASEAN nói chung. Tuy nhiên, luận án của Đinh Hữu Thiện cịn thiếu khung lí thuyết về
quan hệ giữa nƣớc lớn-nƣớc nhỏ hoặc các khái niệm về chiến lƣợc của các nƣớc nhỏ khi
quan hệ với nƣớc lớn, và rõ ràng khoảng thời gian từ 2006-2016 là một “khoảng trống” để
nghiên cứu sinh có thể tiếp cận, bổ sung thêm, làm dày thêm nghiên cứu về quan hệ Thái
Lan - Trung Quốc.
Đối với tác giả Nguyễn Thu Mỹ, tác giả cịn có bài viết “Nhìn lại quan hệ Thái Lan Trung Quốc sau 40 năm phát triển” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á số 7, năm
2015 (trang 21-29). Bài viết đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu: sau 40 năm phát triển (19752015), mối quan hệ Thái Lan-Trung Quốc đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Vậy những thành
tựu đó là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, tác giả đã khái quát những thành tựu của hai nƣớc
trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, hợp tác văn hóa-khoa học. Bên cạnh

12


đó, tác giả cũng đƣa ra những nhận xét của mình về nhu cầu, lợi ích của Thái Lan và Trung
Quốc khi thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau.
Đối với tác giả Đinh Hữu Thiện, tác giả này còn đăng một số bài viết liên quan tới chủ
đề quan hệ Thái Lan và Trung Quốc trên các tạp chí nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học
Xã hội Việt Nam. Bài viết “Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc dưới thời cầm quyền của Thủ
tướng Thaksin Shinawatra (2001-9/2006)”, tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 12, năm
2011 (trang 12-18). Bài viết đã nêu đƣợc những nhận thức của Thái Lan đối với sự trỗi dậy
của Trung Quốc, thực trạng quan hệ hai nƣớc trên các lĩnh vực chính nhƣ chính trị-ngoại
giao, an ninh-quân sự và hợp tác kinh tế. Cũng trong bài viết, tác giả khẳng định đƣợc quan

hệ Thái Lan - Trung Quốc dƣới thời Thủ tƣớng Thaksin “có bƣớc phát triển mới, là một
trong những quan hệ sôi động nhất của một nƣớc ASEAN với Trung Quốc”. Bài viết “Quan
hệ Thái Lan - Trung Quốc (1991-2000)” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11
năm 2011 (trang 80-88). Trong bài này, tác giả khẳng định “quan hệ Thái Lan - Trung Quốc
là sự kế thừa và tiếp tục phát triển của sự hợp tác giữa hai bên trong giai đoạn trƣớc” nhƣng
so với giai đoạn 1975-1991, quan hệ hai nƣớc cũng có sự thay đổi từ hợp tác chiến lƣợc sang
hợp tác kinh tế cùng có lợi. Có lẽ vì vậy mà tác giả đã dành 4/8 trang để phân tích về tình
hình hợp tác, đầu tƣ thƣơng mại giữa Trung Quốc và Thái Lan giai đoạn 1991-2000. Hoặc
bài viết “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Thái Lan cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX tới thập
niên đầu thế kỉ XXI” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2(126) năm 2012 (trang
68-76). Trong 9 trang bài viết, tác giả đã đề cập đƣợc khái quát tình hình đầu tƣ ra nƣớc
ngoài của Trung Quốc, mục tiêu và hiện trạng đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan giai
đoạn 1998-2004.
Số lƣợng các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ở Việt
Nam đã góp phần đáng kể vào luận án của tác giả. Thơng qua những cơng trình đó, tác giả
đã kế thừa và học tập đƣợc một số kết quả nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp tiếp cận với
đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, quá trình tham khảo, tổng hợp các tƣ liệu trong
nƣớc cũng cho thấy quan hệ Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 2001-2016 chƣa đƣợc đầu tƣ
nghiên cứu một cách tổng thể, chi tiết, chƣa nêu lên đƣợc những thành tựu và hạn chế, các
đặc điểm của mối quan hệ này.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc với ASEAN
Quyển sách “Contemporary China: The dynamics of change at the start of the new
millennium” (Trung Quốc đương đại: sự năng động của những thay đổi đầu thiên niên kỉ
13


mới) đƣợc biên tập bởi Jurgen Haacke và Peter Preston xuất bản năm 2003 gồm 348 trang.
Nội dung của quyển sách gồm tập hợp các bài viết của nhiều học giả Trung Quốc, đề cập tới
sự thay đổi của Trung Quốc hiện nay trên các lĩnh vực cụ thể nhƣ chính sách tiền tệ, những

cải cách về kinh tế, chiến lƣợc phát triển kinh tế trong khu vực của Trung Quốc và mối quan
hệ giữa Trung Quốc với các tổ chức khu vực trên thế giới nhƣ Liên minh châu Âu (EU),
ASEAN….Trong chƣơng quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN - khu vực mà Trung Quốc
có lợi ích chiến lƣợc lâu dài, để đánh giá mối quan hệ cũng nhƣ những tuyên bố mà hai bên
đƣa ra, tác giả đã phân tích khá chi tiết quan hệ của Trung Quốc với Thái Lan và Trung
Quốc với Indonesia - nhƣ nhận định của tác giả bài viết thì đây là hai nƣớc quan trọng ở khu
vực Đơng Nam Á và có quan hệ khá đặc biệt với Trung Quốc.
Cơng trình nghiên cứu với tựa đề “China's relations with Southeast Asia: political
security and economic interests” (Quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á: những lợi ích
kinh tế và an ninh chính trị) của tác giả Aileen S.P. Baviera, đƣợc tài trợ bởi mạng lƣới
nghiên cứu Philippine (PASCN-Philippine APEC Study Center Network), xuất bản trên ấn
phẩm số 99 cũng của mạng lƣới này. Cơng trình đã đề cập tới mối quan hệ an ninh-chính trị
giữa Trung Quốc với các nƣớc ASEAN, xu hƣớng trong hợp tác phát triển kinh tế Trung
Quốc-ASEAN và quan hệ song phƣơng với một số quốc gia trọng tâm của khu vực nhƣ
Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong bộ dự án
của mạng lƣới nghiên cứu ở Philippine và nội dung đề cập tới quan hệ giữa hai nƣớc cũng
rất sơ lƣợc trên các lĩnh vực và mang tính chất điểm qua các sự kiện ở giai đoạn cuối những
năm 1990.
Năm 2009, tác giả Jun Tsunekawa chủ biên quyển sách có tựa đề “The rise of China:
responses from Southeast Asia and Japan” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc: những phản ứng
từ Đông Nam Á và Nhật Bản) đƣợc xuất bản bởi Viện nghiên cứu quốc gia về quốc phòng
của Nhật Bản. Ngồi lời nói đầu và bài giới thiệu của tác giả, quyển sách dày 185 trang đƣợc
chia thành 6 chƣơng. Có thể nói, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thu hút đƣợc sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu hoặc các nhóm nghiên cứu mạnh. Mục tiêu của quyển sách nhƣ
trong lời giới thiệu của Carolina G. Hernandez nhằm “phân tích những phản ứng của khu
vực giữa các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc”. Các
tác giả sẽ xem xét theo từng trƣờng hợp và chỉ ra những bằng chứng cho thấy các nƣớc đều
nắm đƣợc các cơ hội khi Trung Quốc trỗi dậy, có thể cơ hội đó là về kinh tế, chính trị, ngoại
giao hay văn hóa. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á dƣới góc nhìn,
14



cách tiếp cận của Singapore (chƣơng 1), Malaysia (chƣơng 2), Thái Lan (chƣơng 3),
Philippines (chƣơng 4), Indonesia (chƣơng 5) và Nhật Bản (chƣơng 6) đều đƣợc các tác giả
trình bày rất chi tiết, cụ thể.
Đặc biệt là chƣơng 3 từ trang 81 đến 110, tác giả Chulacheeb Chinwanno lấy tựa đề
“Rising China and Thailand’s policy of strategic engagement” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc
và chính sách can dự chiến lược của Thái Lan) đã chia thành các vấn đề trong quan hệ Thái
Lan- Trung Quốc nhƣ : Nền tảng lịch sử cho quan hệ Thái Lan - Trung Quốc; Hợp tác chiến
lƣợc trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đối với vấn đề Campuchia; Quan hệ kinh tế giữa
Thái Lan và Trung Quốc; Hợp tác chiến lƣợc với Trung Quốc trong thế kỉ XXI; Triển vọng
cho tƣơng lai và những thách thức cho chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung
Quốc. Tác giả đã khái quát lại đƣợc sự cấu thành quan hệ Thái Lan - Trung Quốc qua các
thời kì lịch sử: từ quá khứ tới hiện tại, chỉ ra bối cảnh tác động và những lợi ích vì sao Trung
Quốc và Thái Lan cần phải bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao dù cũng khơng ít lần quan
hệ hai nƣớc bị gián đoạn trong lịch sử. Về hợp tác kinh tế, tác giả đã chỉ ra đƣợc quan hệ của
hai nƣớc dựa trên số liệu từ năm 1989 đến 2008. Trên cơ sở phân tích đó, đánh giá triển
vọng quan hệ hai nƣớc, Chulacheeb Chinwanno cho rằng “quan hệ giữa Thái Lan và Trung
Quốc sẽ trở nên nồng ấm và thân thiết cũng nhƣ sự hợp tác sẽ thay đổi từ an ninh tới kinh tế,
từ chính trị tới văn hóa - xã hội”. Tuy nhiên, với thời lƣợng một chƣơng trong quyển sách,
tác giả chƣa thể phân tích sâu và mở rộng nghiên cứu trên các lĩnh vực an ninh, quốc phịng
hay văn hóa, xã hội. Cũng vì giới hạn trong nghiên cứu chính sách của Thái Lan đối với sự
trỗi dậy của Trung Quốc, tác giả chƣa đề cập tới những đánh giá tác động của mối quan hệ
này với khu vực ASEAN.
Năm 2012, nhóm tác giả Keith E. Flick và Kalyan M. Kemburi đã chủ biên cùng 10
tác giả khác viết quyển sách “ASEAN-China free trade area: challenges, opportunities and
the road ahead” (Khu vực tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc: những thách thức, cơ hội
và triển vọng tương lai) đƣợc Đại học công nghệ Nanyang của Singapore xuất bản. Quyển
sách gồm 144 trang, trong đó chia thành ba phần chính gồm (1) giới thiệu tổng quan về việc
thực hiện Hiệp định FTA giữa ASEAN và Trung Quốc, (2) Nhận thức của các nƣớc thành

viên về Hiệp định FTA và (3) ACFTA trong bối cảnh quan hệ kinh tế ở khu vực châu ÁThái Bình dƣơng. Trong phần hai, có bài viết của tác giả Paisan Rupanichkij đã đƣa ra cách
tiếp cận cũng nhƣ kinh nghiệm của Thái Lan trong việc thực hiện FTA. Tuy nhiên, do giới
hạn độ dài của bài viết chỉ trong 7 trang nên tác giả chỉ khái quát đƣợc một số thông tin về
15


hợp tác kinh tế, đầu tƣ giữa Thái Lan và Trung Quốc đến năm 2010 trong khuôn khổ thực
hiện ACFTA.
Cũng trong nhóm chủ đề này, năm 2013, Nhà xuất bản Routledge đã xuất bản cuốn
sách “ASEAN and the Rise of China” (ASEAN và sự trỗi dậy của Trung Quốc) của tác giả
Ian Storey. Trƣớc các tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy, tác giả Ian Storey đã
nghiên cứu toàn diện sự phát triển của mối quan hệ các nƣớc Đơng Nam Á với Cộng hịa
Nhân dân Trung Hoa từ năm 1949 đến năm 2010. Với mong muốn “đóng góp một cách kịp
thời vào việc nghiên cứu những biến đổi nhanh chóng về mặt địa chính trị tại khu vực châu
Á-Thái Bình dƣơng”, quyển sách đƣợc chia thành ba phần rõ ràng. Phần thứ nhất, tác giả tìm
hiểu về những phản ứng của Đông Nam Á với Trung Quốc trong bối cảnh khác biệt về địa
chính trị và hệ tƣ tƣởng của thời kì Chiến tranh Lạnh: từ sự căm ghét, tới liên minh và điều
tiết trong chính sách đối ngoại; Chính sách của các nƣớc Đơng Nam Á với Trung Quốc
trong thập niên đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc: những cam kết, hứa hẹn và sự ngăn
cách; mối quan hệ sâu sắc giữa hai bên trong thập niên đầu của thế kỉ XXI (từ 2000 đến
2010). Phần thứ hai, tác giả phân tích sự phát triển trong quan hệ của các nƣớc Đông Nam Á
lục địa (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia) với Trung Quốc. Phần thứ ba, tác
giả xem xét mối quan hệ của Trung Quốc với các nƣớc Đông Nam Á hải đảo (Indonesia,
Malaysia, Singapore, Phillippines, Brunei và Đơng Timor). Quyển sách có nội dung chính
đề cập tới các khía cạnh an ninh trong quan hệ Trung Quốc và Đông Nam Á, tuy nhiên tác
giả Ian Storey cũng tƣờng thuật khá đầy đủ quan hệ chính trị và sự phát triển quan hệ kinh tế
giữa hai bên. Đặc biệt, từ trang 124-144 của phần 2 là bài viết “Thailand and China: A
special relationship” (Thái Lan và Trung Quốc: mối quan hệ đặc biệt). Bài viết đã nghiên
cứu về quan hệ Thái Lan và Trung Quốc trong các giai đoạn: trƣớc khi bình thƣờng hóa
quan hệ 1975, giai đoạn 1975-1989, giai đoạn 1990-1999 và giai đoạn 2001-2006 tập trung

chủ yếu ở lĩnh vực an ninh, chính trị và qn sự.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Thái Lan và Trung Quốc trên các lĩnh vực
Tác giả Kenneth Stanley Harbin với luận án mang tên “The expanding Sino-Thai
Military relationship: implications for US policy in Thailand”(Sự mở rộng quan hệ quân sự
Thái Lan - Trung Quốc: tác động tới chính sách của Mỹ với Thái Lan) viết vào tháng 12
năm 1990 và đến 22/1/2014 đƣợc nhà xuất bản Pennyhill Press in thành sách. Mục tiêu của
tác giả là nghiên cứu sự cải thiện và nâng cao mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Thái
Lan, phân tích những yếu tố chính làm thay đổi quan điểm chính trị và quân sự của Thái Lan
16


đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu sự sẵn sàng của
Thái Lan để tích cực theo đuổi chiến lƣợc đa dạng hóa các nhà cung cấp liên quan tới hợp
đồng mua bán vũ khí quân sự. Cuối cùng, tác giả đƣa ra những nhận định về tác động của
quan hệ quân sự Trung Quốc-Thái Lan đối với các chính sách hiện tại và ngắn hạn của Mỹ ở
Thái Lan.
Tác giả Chulacheeb Chinwanno thuộc trung tâm Nghiên cứu quốc tế của trƣờng
Rajaratnam (Singapore) có xuất bản cơng trình “Thai-Chinese relations: security and
strategic partnership” (Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc: đối tác chiến lược và an ninh)
ngày 24/3/2008. Với 30 trang viết, công trình đã tập trung nghiên cứu về quan hệ đối tác
chiến lƣợc và an ninh giữa Thái Lan với Trung Quốc theo các giai đoạn: 1975-1978, từ
1978-1992, và 1993-2007 tƣơng ứng với đó là q trình phát triển từ nhận thức chiến lƣợc
(Strategic Considerations) để bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao, đến hội tụ chiến lƣợc
(Strategic Convergence) trong hợp tác an ninh về vấn đề Campuchia và mở rộng đối tác
chiến lƣợc (Broadening Strategic Partnership) thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Với cách viết
logic, tác giả đã mang đến một bức tranh hợp tác toàn cảnh giữa Thái Lan và Trung Quốc,
những lí do để hai nƣớc xích lại gần nhau hơn và đƣa ra dự báo sự mở rộng và làm sâu sắc
hơn quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp “mở rộng hợp tác giữa hai nƣớc trong nhiều lĩnh vực
khác bên cạnh hợp tác an ninh và quân sự”.
Năm 2015, kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan và Trung Quốc, trên

báo điện tử “The Diplomat” - một tờ báo có những nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về các
sự kiện xảy ra trên thế giới và đặc biệt là các sự kiện ở châu Á - đã tập hợp các bài viết thành
một chuyên đề riêng để nói tới quan hệ Thái Lan và Trung Quốc. Một loạt bài nghiên cứu
của tác giả Prashanth Parameswaran - trợ lí biên tập của báo điện tử The Diplomat có trụ sở
ở Washington D.C - đƣợc đăng tải nhƣ “Did China just boost military ties with
Thailand?”(Có phải Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự chặt chẽ với Thái Lan
không?)(ngày 7/2/2015), “Thailand tells the Chinese tourists how to behave”(Thái Lan nói
về cách cư xử đối với khách du lịch Trung Quốc) (ngày 19/2/2015), “China, Thailand eye
deeper defense ties”(Trung Quốc, Thái Lan hướng tới quan hệ quốc phòng chặt chẽ)
(28/4/2015), “How did China just win Thailand’s new submarine bid”(Bằng cách nào Trung
Quốc giành được thỏa thuận mua tàu ngầm mới của Thái Lan?) (ngày 26/6/2015), “Is
China's new submarine deal with Thailand now in reril?”(Có phải thỏa thuận mua tàu
ngầm mới của Trung Quốc với Thái Lan hiện nay đang trong hoàn cảnh nguy hiểm?) (ngày
17


16/7/2015), “Why is China buying one million tons of rice from Thailand?”(Tại sao Trung
Quốc mua một triệu tấn gạo từ Thái Lan?) (ngày 11/8/2015), “Thailand not tilting towards
China, away from US: Expert” (Ý kiến chuyên gia: Thái Lan không nghiêng về Trung Quốc
và cách xa Mỹ) (ngày 13/8/2015), “China’s new rail project with Thailand hits snag”( Dự
án đường sắt mới của Trung Quốc với Thái Lan gặp khó khăn) (ngày 3/12/2015). Là một
chuyên gia phân tích các vấn đề an ninh ở khu vực châu Á và các vấn đề của khu vực Đông
Nam Á, những bài nghiên cứu của Prashanth Parameswaran tập trung chủ yếu về khía cạnh
an ninh trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Những bài viết này đã cung cấp khá chi tiết
các thông tin, diễn biến trong quan hệ hai nƣớc Thái Lan và Trung Quốc năm 2015.
Bài viết “The Chinese and the Thais are Brothers: the evolution of the Sino–Thai
friendship”(Trung Quốc và Thái Lan là anh em: sự tiến triển trong quan hệ hữu nghị Thái
Lan - Trung Quốc) xuất bản trên tạp chí Journal of Contemporary China năm 2005 của tác
giả Michael R. Chambers. Nội dung của bài viết nói về sự chuyển đổi mối quan hệ của
Trung Quốc và Thái Lan từ những năm 1970,1980 dựa trên sự hợp tác về an ninh, quân sự

sang thành quan hệ sâu rộng và hợp tác toàn diện hơn trên các lĩnh vực bắt đầu từ thập niên
1990. Bài viết giải thích mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Thái Lan nhờ các lí do
nhƣ sự năng động của cấu trúc chính trị quốc tế ở khu vực Đông Á hay sự nổi lên của cấu
trúc trong khu vực- đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Liệu Thái Lan có thể cân bằng
hoặc bị kéo theo sự trỗi dậy của Trung Quốc hay cố gắng để tránh không bị ràng buộc với
nƣớc này; hoặc sự nổi lên của cấu trúc khu vực đó trực tiếp tác động tới Trung Quốc phát
triển và ảnh hƣởng tới các quốc gia láng giềng. Bài viết cho rằng, vẫn còn nhiều tranh cãi
trƣớc sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhƣng Thái Lan vẫn phát triển quan hệ với Trung Quốc.
Hai nƣớc phát triển quan hệ cũng chính là nhằm mục đích duy trì lợi ích quốc gia, đặc biệt là
Trung Quốc cần Thái Lan làm cầu nối cho Trung Quốc với các thành viên của Hiệp hội các
quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN), cịn Thái Lan thì cũng nhận thức đƣợc vai trị quan trọng
đó của mình trƣớc Trung Quốc.
Tác giả Zhou Fangye có bài viết “The development of Sino-Thai relations: status,
impetus, and new strategic opportunities” (Sự phát triển của quan hệ Trung-Thái: hiện
trạng, động lực và những cơ hội chiến lược mới) đăng trên tạp chí quốc tế về Nghiên cứu
Đơng Á của Đại học Thammasat (Thái Lan), số 1 (18) năm 2013. Bài viết từ trang 64-75 với
nội dung chính là khái quát quan hệ Thái Lan - Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2013 và
các cơ hội chiến lƣợc của hai nƣớc khi Trung Quốc cho ra đời ý tƣởng “con đƣờng tơ lụa
18


×