Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Quan niệm về giải thoát trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 264 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ H Ộ I VÀ NHÂN VÃN

NGUYỄN T H Ị TOAN

QUAN NIỆM VỂ GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Đ ố i VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY

C huyên ngành: CN D V BC& CN D V LS
M ã so
:62 22 80 05

LUẬN ÁN T IẾ N S ĩ T R IẾ T H Ọ C

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. NGUYỄN HÙNG HẬU
2.
TS. NGUYỄN HÀM GIÁ

H à Nội - 2006


M ỤC LỤC

Trang

M Ở Đ Ầ U ............................................................................................................

1


C h ư ơ n g 1. Q uan n iệ m về giải thoát trong P hật giảo...........................

10

1.1. N hữ ng tiền đề, điều kiện hình thành quan niệm về giải thốt trong
Phật g iáo ............................................................................................

12

1.2. Phạm trù giải thoát- hạt nhân của tôn giáo- triết học Án Độ cổ đại
và Phật g iáo ..........................................................................................................

18

l .3. Q uan niệm về giải thoát trong Phật giáo nguyên thuỷ.......................

23

1.4. Sự phát triển của quan niệm về giải thoát trong Phật giáo Tiểu
thừa và Đ ại th ừ a..................................................................................................
K ết lu ậ n c h ư ơ n g 1

57
74

C h ư ơ n g 2. Q uan n iệm về giải thoát trong P hật giáo Việt N a m và
ảnh h ư ở n g của n ó đối với đời sống n g u ờ i Việt N a m trong lịch s ử
2.1 . Tổng quan về Phật giáo Việt N am .....................................................
2.2. Q uan niệm về giải thoát của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử


75
75
85

2.3. Ả nh hưởng của quan niệm về giải thoát đối với đời sống người
Việt N am trong lịch sử....................................................................................

108

Kết lu ậ n c h ư ơ n g 2

122

C h ư o n g 3. A n h h ư ở n g của quan niệm về giải thoát đối với đời sống
n g ư ờ i Việt N a m hiện n a y ..............................................................................

124

3.1. Xu hướng phát triển của Phật giáo ở V iệt N am hiện nay và những
biến đổi trong tinh thần giải thoát...................................................................

124

3.2. Ả nh hưởng hai m ặt của quan niệm về giải thốt tới những bình
diện căn bản của đời sống người Việt Nam hiện n a y ................................

142

3.3. M ột số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực trong quan niệm về giải thoát...............................................


179

K ết lu ậ n c h ư ơ n g 3

195

KẾT LU Ậ N

197

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân loại luôn bền bỉ đấu tranh cho một khát
vọng mang tính nhân văn cao cả- khát vọng tự do. Khát vọng đó được phản ánh
trong các học thuyết xã hội thành tư tưởng về sự giải phóng con người. Phương
Tây duy lý, hướng ngoại đi tìm con đường giải phóng bằng cuộc đấu tranh chinh
phục tự nhicn và chống áp bức xã hội mà tiêu biểu là học thuyết về sự giải phóng
con người của chủ nghĩa Mác- Lênin. Phương Đơng duy cảm, hướng nội đi tìm
giải thốt từ sự khai phóng những năng lực tâm linh ngay trong chiều sâu tâm
thức mỗi con người mà tiêu biểu là quan niệm về giải thoát của Phật giáo. Trong
thời kỳ cận- hiện đại, lịch sử có xu hướng thiên về con đường thứ nhất. Tuy
nhiên, thực tế cũng cho thấy, khơng thể có sự giải phóng triệt để nếu con người
khơng quyết tâm vươn lên cởi trói cho mình khỏi sự lệ thuộc vào chính giới hạn
của bản thân mình bằng nỗ lực tự thân. Trong lịch sử triết học nhân loại, có một
tơn giáo- triết học đã khai thác khá sâu sắc khía cạnh này và coi đó là cứu cánh

trong tồn bộ giáo lý của mình, đó là Phật giáo. Cách đây 2500 năm, Phật Thích
Ca Mâu Ni đã chọn giải thốt làm mục đích tối hậu của toàn bộ giáo lý Phật
giáo, như “nước ngoài biển khơi chỉ cổ một vị mặn”. Quan niệm về giải thoát
xuyên suốt giáo lý của đạo Phật, tạo thành nét đặc sắc của tôn giáo- triết học này.
Quan niệm đó đã giúp cho Phật giáo trở thành một “tơn giáo phi tơn giáo”,
khơng hẳn là sự tha hố, vong thân của con người mà trái lại, trong chừng mực
nhất định nó cịn giải thốt cho con người khỏi sự tha hoá, vong thân bởi sự kết
tinh và thăng hoa những giá trị tâm linh cao cả của con người. Nghiên cứu quan
niệm về giải thoát trong Phật giáo sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn sự đa dạng của
các cách thức, các

COI1

đường giải phóng con người trong các học thuyết xã hội.

Sự kết hợp của giải thoát bằng hướng nội và giải phóng bằng hướng ngoại sẽ
hồn thiện hơn con đường đạt tới khát vọng tự do của nhân loại.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ
hiện đại, nhân loại đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong việc tạo ra một nền
văn minh vật chất đồ sộ song lại rơi vào những nghịch lý khó khắc phục: con
người vừa là chủ thể vừa là nô lệ của nền văn minh vật chất mà họ đã tạo dựng;




sự bế tắc, cô đơn ngày càng tăng song hành cùng những tăng trưởng kinh tế;
khoảng cách giữa người với người ngày càng giãn rộng trong khi khoảng cách
giữa con người và vũ trụ ngày càng rút ngắn lại... Sự cô đơn trong hiện hữu,
khoảng trống tâm linh khiến con người quay về, đối diện với chính mình. Khát
vọng giải thoát trong hiện thực gặp gỡ khát vọng giải thoát trong Phật giáo- “khát

vọng khắc phục sự tha hoá trên phương diện ý niệm”. Trong bối cảnh đó, quan
niệm về giải thoát của Phật giáo đã trở thành “phần bù” của thế giới thực tại, góp
một phần giải toả nỗi đau khổ tinh thần, bù đắp phần nào sự cô đơn, trống trải,
lập lại trạng thái cân bằng nhất định cho đời sống con người. Việc nghiên cứu
quan niệm này cùng thực trạng xã hội hiện đại giúp chúng ta có thêm cơ sở để
giải thích về sự hồi sinh của Phật giáo nói riêng và tơn giáo nói chung trong giai
đoạn hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới với những ảnh hưởng có tính
chất hai mặt của cơ chế thị trường và cơn bão toàn cầu hoá, với những nguy cơ và
nghịch lý của giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sự hồi sinh của Phật giáo
nói riêng, tơn giáo nói chung là một tất yếu khách quan, là một sự phản kháng
"định mệnh" của tiến trình tồn cầu hố với nguy cơ diệt vong nền văn hoá của
các quốc gia chậm phát triển. Mặt khác, những khó khăn về đời sống vật chất,
những thiếu hụt trong đời sống tâm linh khiến cho người Việt Nam có xu hướng
tìm về với Phật giáo- một tơn giáo truyền thống có khả năng bù đắp tinh thần cho
con người trong chừng mực nhất định. Với phương châm "Đạo pháp- dân tộc và
chủ nghĩa xã hội", Phật giáo vẫn đổng hành cùng dân tộc trong tiến trình bảo vệ
và dựng xây Tổ quốc. Tuy nhiên, những "điểm nóng" tơn giáo hiện nay vẫn là lời
cảnh tỉnh chúng ta trên con đường hội nhập và phát triển. Những mặt trái của tơn
giáo nói chung, Phật giáo nói riêng vẫn cần được khắc phục bằng một sự "bù đắp
hiện thực" cho con người. Vì vậy, việc nghiên cứu Phật giáo với tâm điểm là
quan niệm về giải thoát sẽ giúp chúng ta có hiểu biết sâu sắc hơn về một giá trị
văn hoá của dân tộc và nhân loại để có thái độ đối xử, kế thừa đúng đắn, góp
phần xây dựng thành cơng xã hội mới.
Việc nghiên cứu Phật giáo cùng quan niệm về giải thoát trong Phật giáo
cũng sẽ góp phần nàng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu và giảng dạy triết

2



học. Những kết quả nghiên cứu này vận dụng vào quá trinh giảng dạy sẽ giúp
người học có một cái nhìn tồn diện, hệ thống hơn về lịch sử triết học đổng thời
hiểu sâu sắc hơn về triết học Mác- Lênin trong dòng chảy chung của nền văn
minh nhân loại. Đối với công tác nghiên cứu, việc chắt lọc những hạt nhân hợp lý
trong quan niệm về giải thoát của Phật giáo để làm giàu thêm cho tư tưởng giải
phóng con người trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thiết nghĩ đó cũng là điều hữu
ích để đáp ứng tốt hơn cho thực tiễn cách mạng hiện nay.
Với nhũng ý nghĩa thiết thực như trên, tôi đã chọn đề tài “Quan niệm về giải
thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện
nay ” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. V ề Phật giáo nói chung, đây là một tôn giáo- triết học lớn, thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngồi nước. Có một khối lượng
khá đồ sộ các cóng trình nghiên cứu tổng quan về Phật giáo hay các khía cạnh
khác nhau trong Phật giáo, ở nước ngồi, có các chuyên gia nghiên cứu về Phật
giáo như bác sĩ Kimura Taiken với tác phẩm bộ ba: “Nguyên thuỷ Phật giáo tư
tưởng luận ”, “Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận", “Đại thừa Phật giáo tư tưởng
lu ậ n ”; D.T.Suzuki với ba tập “Thiền luận” (quyển thượng, quyển trung, quyển
hạ), “Cốt íuỷ đạo P hật”, “Huyền học đạo Phật và Thiên C húa”; F.I. Scherbatsky
với ‘Tuyển tập về Phật giáo”; K.S.Dhamananda với “Nhìn Phật giáo qua khoa
học”, “Đạo Phật và cuộc sống hiện đại ”, “Đạo Phật dưới mắt các nhà trí thức
Tưởng Duy Kiều với “Đại cương triết học Phật giáo”... Trong nước có các cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo của các nhà Phật học như Nguyễn Văn
Chế với “Những vấn đề cơ bân trong Phật giáo Việt Nam ”, Trí Khơng với “Phật
pháp căn bản”, Thích Thiện Hoa với “Phật học phổ thơng”, Thích Quảng Liên
với “Tư tưởng Phật giáo”, Thích Thiện Siêu với “C/ỉi? nghiệp trong đạo Pliật”,
‘V ô ngã là Niết Bàn”, Thu Giang Nguyễn Duy Cần với “Phật học tinh hoa”,
Minh Chi với “Các vấn đê Phật học”, Nguyễn Đăng Thục với “Lịch sử triết học
phương Đông” (một phần của tập 3 viết về Phật giáo Ấn Độ và tập 4 viết về Phật
giáo Trung Quốc), Đồn Trung Cịn với “Các tông phái đạo P hật”...


3


2.2.

Về quan niệm giải thốt trong Phật giáo, vì đây là hạt nhân trong Phật

giáo nên tất cả các tác phẩm viết về Phật giáo đều đề cập tới vấn đề này ở những
mức độ khác nhau.
Ở nước ngoài, nổi bật có tác phẩm bộ ba của Kimura Taiken. Trong tác
phẩm “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận” (Ban Tu thư, Đại học Vạn Hạnh, Sài
Gịn, 1969), ơng đã dành toàn bộ chương 2 để viết về vấn đề giải thoát. Tác giả
đã chỉ ra nguồn gốc của quan niệm giải thoát, phân chia thành bốn loại quan
niệm về giải thoát:“ Thứ nhất, giải thoát do nhờ nơi nhân cách thần; thứ hai, giải
thoát do nơi tinh thần độc lập cá nhân; thứ ba, giải thoát do sự phủ định ý chí
sinh tồn; và thứ tư, giải thốt do tự kỷ thể hiện thực tại vũ trụ” [210, tr. 149]. Rải
rác trong tác phẩm bộ ba này, Kimura Taiken đã phân tích sự phát triển của quan
niệm về giải thốt trong lịch sử triết học An Độ mà Phật giáo là sự kế thừa và
phát triển quan niệm đó tới đỉnh cao. Tác giả cũng điểm qua sự kế thừa và phát
triển quan niệm về giải thoát trong Phật giáo qua các giai đoạn Phật giáo nguyên
thuỷ, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa. Walpola Rahula với tác phẩm
“Tư tưởng Plìật học” (Ban Tu thư, Đại học Vạn Hạnh, Gài Gịn, 1974) đã tập
trung phân tích nội dung “Tứ diệu đế” của Phật giáo nguyên thuỷ để làm rõ quan
niệm về con đường thoát khổ trong Phật giáo. Pabongka Rinpoche với tác phẩm
“Giải thốt trong lịng tay" (Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1995) đã phân tích khá tỉ mỉ
các phương pháp hành Thiền để giải thoát. Nhà nghiên cứu Tưởng Duy Kiều
(Trung Quốc) trong tác phẩm “Đại cương triết học Phật giáo” (Nxb. Thuận Hoá,
Huế, 1996) đã dành 9 trang (từ trang 83 đến trang 91) để trình bày khái quát về
thực chất, xuất phát điểm, nội dung, hình thức của giải thốt...

Ở Việt Nam, Nghiêm Xn Hồng có tác phẩm “ Biện chứng giải thốt
trong tư tưởng Ấn Đ ộ ” (Nxb. Quan điểm, Sài Gòn, 1966), trong đó đã trình bày
q trình phát triển tư tưởng giải thoát của triết học Ấn Độ từ kinh Veda đến Phật
giáo. Thiện cẩm với “Quan niệm giải tlioút trong Phật giáo cũ” (Nxb. Đa Minh,
Sài Gòn, 1970) đã đi từ góc độ tơn giáo để phân tích quan niệm giải thốt trong
Phật giáo ngun thuỷ. Dỗn Chính với tác phẩm “Tư tưởng giải thoát trong triết
học Ân Đ ộ ” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) đã phân tích, so sánh, làm

4


rõ sự phát triển tư tưởng giải thoát trong kinh Veda, kinh Upanishad, trong sáu hệ
thống triết học chính thống và ba hệ thống triết học khơng chính thống thời kỳ
Phật giáo, Bàlamôn giáo. Trong tác phẩm này, tác giả dành riêng một phần (từ
trang 162 đến trang 177) để phân tích tư tưởng giải thốt trong Phật giáo- đỉnh
cao của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại. Hoàng Thị Thơ trong tác
phẩm “Lịch sử tư tưởng Thiền từ Veda Ân Độ đến Thiền tông Trung Q uốc”
(Nxb. Khoa học xã hội, 2005) đã trình bày điểm xuyết vai trị của Thiền- một
hình thức giải thốt bằng tự chứng của Phật giáo Trung Quốc với đánh giá:
“Đóng góp thật sự của Thiền học Phật giáo... là khai thác triệt để hơn tư tưởng
thâm sâu của giáo lý gốc và thể hiện sáng tạo triết lý giải thốt, hướng nội- bình
đẳng- giải thần quyền- trung đạo độc đáo của Phật học vào trong tư duy, trong
nghệ thuật, phong tục, tập quán...” [232, tr.228].
Tựu trung lại, các công trình nghiên cứu của các học giả nêu trên có thể
tạm xếp thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất, nghiên cứu quan niệm về giải thốt của Phật giáo đặt
trong tiến trình hình thành, phát triển của tơn giáo- triết học Ấn Độ cổ đại.
Nhóm thứ hai, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo trong hệ thống kinh điển
Phật giáo mà quan niệm về giải thoát nằm đan xen, rải rác trong các tư tưởng đó.
Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chun biệt nào

nghiên cứu quan niệm về giải thốt của Phật giáo một cách tồn diện và có hệ
thống (căn ngun, mục đích, con đường giải thốt), đặt trong tiến trình phát
triển qua các giai đoạn Phật giáo nguyên thuỷ, Tiểu thừa và Đại thừa.
Mặt khác, do phương pháp tiếp cận và góc độ tiếp cận khác nhau nên việc
luận giải vấn đề khá phong phú và còn nhiều điểm chưa thống nhất. Chẳng hạn,
phần lớn các nhà nghiên cứu mácxít cho rằng quan niệm giải thốt của Phật giáo
là bi quan, yếm thế, như nhận định của nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu: “Thuyết
giải thoát của Phật giáo bằng diệt dục là một điều ngược lại với nhân tính và cả
nhân sinh nữa, cho nên việc đi tìm cái bất sinh tuy khơng ai gọi nó là yếm thế
nhưng nó lại mở đường cho yếm thế'’ [77, tr. 486]. Trái lại, các nhà nghiên cứu là
những bậc cao tăng lại đưa ra một quan niệm ngược lại. Walpola Rahula sau khi
phân tích về "Khổ đ ể ' đã kết luận: “Phật giáo hoàn toàn đối lập với thái độ, tư

5


tưởng buồn sầu, phiền muộn, u ám và xem đấy là một trở ngại cho sự thực hiện
chân lý” [188, tr.43].
2.3.

Về

quan niệm giải thoát của Phật giáo Việt Nam, các nhà Phật học ở

Việt Nam trong cơng trình của mình đều cũng đã đề cập tới vấn đề này ở những
mức độ khác nhau. Có thể phân chia các cơng trình này thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam dưới gốc độ lịch sử, có
các tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thế (Tổng hội tăng ni
Bắc Việt, Hà Nội, 1942), hai tập “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang
(Nxb. Văn học, Hà Nội, 1992), “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của Thích Minh

Tuệ (Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, 1993), “Lịch sử Phật giáo Việt
N a m ” của Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (Nxb. Khoa học xã hội, 1988), “Lịch sử
Phật giáo Việt Nam ” của Lê Mạnh Thát (Nxb. Thuận Hố, Huế, 1999)... Các
cơng trình này chủ yếu nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Phật
giáo Việt Nam.
Nhóm thứ hai nghiên cứu về Phật giáo dưới góc độ tơn giáo học, nổi bật
có “Tư tưởng Pliât giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh (Nxb. Khoa học xã
hội, 1999).
Nhóm thứ ba nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam dưới góc độ triết học có
“Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của PGS. TS. Nguyễn Hùng Hậu
(Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002)... Bên cạnh đó, cịn một số luận án tiến sĩ
và bài báo khoa học về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam đăng trên các tạp chí
Triết học, Tôn giáo, Phật học... của GS. TS. Nguyễn Hữu Vui, GS. Hà Vãn Tấn,
TS. Hoàng Thị Thơ, TS. Lê Hữu Tuấn, TS. Phạm Văn Sinh...
Ranh giới giữa các nhóm là tương đối, bởi vì trong các cơng trình này đều
đề cập tới cả ba góc độ: Lịch sử, tơn giáo và triết học.
Trong các cơng trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đề cập tới vấn đề
giải thoát trong sự đan xen với các quan điểm của Phật giáo Việt Nam. Tác giả
Nguyễn Hùng Hậu vói tác phẩm “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam ” đã đi
từ việc phân tích thế giới quan, nhân sinh quan của Phật giáo Việt Nam đã rút ra
kết luận: “Đóng góp của Phật giáo Việt Nam là đã tìm ra một con đường mới vừa

6


tương đối cụ thể, thiết thực, rõ ràng, vừa tương đối ngắn, để đi tới giác ngộ” [95,
tr.397].
2.4.

Về ảnh hưởng của quan niệm giải thốt đối vói đời sống người Việt


Sam hiện nay, trong một số chuyên đề, bài viết đãng trong các tạp chí, sách báo
và một số luận án tiến sĩ ít nhiều có đề cập tới vấn đề này như chuyên đề “Phật
ịiúo ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra hiện nay ” của GS. Nguyễn Tài Thư, bài
viết "Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư duy và phong cách ứng xử của người
Việt Nam hiện n a y” của PGS. TS. Nguyễn Hùng Hậu..., luận án “Ảnh hưởng của
những tư tưởng triết học Plìật giáo trong đời sống tinh thẩn ở Việt Nam ” (1999)
của Lê Hữu Tuấn, luận án “Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức
con người Việt Nam ” (2004) của Đặng Thị Lan, “Ảnh hưởng của đạo đức Phật
ịiáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay” (2004) của Tạ Chí
Hồng... Tuy nhiên, những luận án này chủ yếu nói về ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo tới đạo đức con người Việt Nam, trong đó có đề cập tới tinh thần từ bi
áỷ xả của giải thoát. Nhiều tăng ni, phật tử cũng có bài viết đứng trên lập trường
lơn giáo, nghiêng về góc độ bênh vực, ngợi ca ảnh hưởng tích cực của Phật giáo
(trong đó có tinh thần giải thoát) đối với đời sống người Việt Nam. Các nhà duy
vật trên lập trường mácxít lại khách quan hơn trong việc chỉ ra những ảnh hưởng
tiêu cực bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đó.
Nhìn chung, trong tất cả các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo, chưa có
nột cơng trình nào nghiên cứu chuyên biệt về quan niệm giải thoát trong Phật
páo qua các giai đoạn và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam,
cặc biệt là trong thời đại ngày nay. Mặt khác, các ý kiến luận giải khá đa dạng và
còn nhiều mâu thuẫn. Mặc dầu vậy, các cơng trình này vẫn là những tài liệu quý
ịiẳ cho sự chuyên khảo quan niệm giải thốt của Phật giáo. Từ bình diện triết
học, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả các cơng trình nghiên cứu trước đó,
cồng thời khảo cứu trực tiếp kinh điển Phật giáo, chúng tơi san lấp một phần
ì hoảng trống này bằng đề tài "Quan niệm về giải thốt trong Pliật qiáo và ảnh
tưởng của I1Ĩ đối với đời sống người Việt Nam hiện nay

7



3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- M ục đích: Nghiên cứu sự phát triển của quan niệm về giải thoát trong
Phật giáo qua các giai đoạn lịch sử, thấy được sự khúc xạ của quan niệm về giải
thoát trong Phật giáo Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt
Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng để phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm này.
- N hiệm vụ:
+ Nghiên cứu sự phát triển quan niệm về giải thoát của Phật giáo qua các
giai đoạn: Phật giáo nguyên thuỷ, Tiểu thừa, Đại thừa và sự khúc xạ của quan
niệm này trong Phật giáo Việt Nam.
+ Làm rõ ảnh hưởng của quan niệm về giải thoát đối với đời sống người
Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm này.
- Phạm vi nghiên cứu:
Hai nhiệm vụ trên được giải quyết trong ba chương: Chương 1 tập trung
phân tích quan niệm về giải thoát trong Phật giáo Ấn Độ mà trọng tâm là Phật
giáo nguyên thuỷ. Từ quan niệm gốc này mới có thể bàn tiếp tới sự khúc xạ của
nó ở Việt Nam. Chương 2, bàn vé sự khúc xạ của quan niệm về giải thoát ở Phật
giáo Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam trong lịch
sử. Đây là cầu nối, bước đệm giữa chương [ và chương 3. Chương 3 tập trung
làm rõ ảnh hưởng của quan niệm về giải thoát đối với đời sống người Việt Nam
hiện nay (tính từ năm 1986 ).
Có thể tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên ở nhiều góc độ khác nhau: Góc độ
lịch sử triết học, tôn giáo học, triết học. Trong luận án này, tác giả dừng ở việc
tiếp cận vấn đề dưới góc độ triết học.
4. Cơ sử lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề tôn giáo.

- Co' sở thực tiễn: Luận án dựa trên những tư liệu về sự du nhập và phát
triển của Phật giáo ở Việt Nam, những biến đổi trong đời sống người Việt Nam

8


đưưng đại để thấy được sự khúc xạ của tinh thần giải thoát trong Phật giáo Việt
Nam và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác- Lênin, luận án sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phương pháp phân tích- tổng hợp,
logic- lịch sử, khái quát hoá- trừu tượng hoá... đồng thời kết hợp với phương pháp
điều tra, thống kê, so sánh...
6. Đóng góp của luận án
- Luận án góp phần hệ thống hoá sự phát triển của quan niệm về giải thoát
trong Phật giáo và sự khúc xạ của nó ở Việt Nam.
- Bước đầu phân tích ảnh hưởng của quan niệm giải thoát đối với đời sống
người Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng cho sự kế thừa có chọn
lọc quan niệm này ở Việt Nam hiện nay.
Với những đóng góp trên, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy triết học, tôn giáo học. Luận án cũng có thể làm cơ
sở tham khảo để hồn thiện hơn chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên
quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 10 tiết.

9



Chương 1
QUAN NIỆM VỂ GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
Quê hương của Phật giáo là An Độ- một đất nước nằm ở phía nam châu A.
Bắc Ấn Độ là dãy Hymalaya quanh năm tuyết phủ, phía Đơng Nam và Tây Nam
giáp An Độ Dương nên đất nước này còn được gọi là một “tiểu lục địa”.
Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ VI tr.CN. ở miền Đông Bắc Ấn Độ. Đây là
thời kỳ của chế độ nô lệ kiểu phương Đông với sự phân biệt đẳng cấp khất khe
cùng sự thống trị của những tư tưởng duy tâm, tôn giáo trong thánh kinh Veda và
đạo Bàlamôn. Phật giáo là tiếng nói phản kháng sự bất cơng trong xã hội, là khát
vọng về tự do tư tưởng của nhân dân Ấn Độ. Người sáng lập ra Phật giáo là thái
tử Siddhartha (Tất Đạt Đa), con vua Suddhodama (Tịnh Phạn) trị vì Sakya- một
bộ tộc nhỏ ven sông Ganga (sông Hằng), thuộc Nepal ngày nay. Ông sinh ngày 8
tháng 4, khoảng năm 563 tr.CN. Năm 19 tuổi, Siddhartha cưới vợ và có một con
trai. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với cảnh đờí với sự biến thiên vô thường của sinh,
lão, bệnh, tử, năm 29 tuổi ông quyết định từ bỏ cuộc sống trần tục để ra đi tìm
phương thuốc chữa khổ đau cho nhân thế. Sau 6 năm đi tìm chân lý, năm 35 tuổi
ống thành đạo với pháp hiệu Budhi (Phật, Bụt)- bậc giác ngộ. Ơng cịn được gọi
là Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni)- nhà hiẻn triết xứ Sakya hay “người ưa thích sự
vắng lặng” (Chúng tơi sử dụng thuật ngữ “Phật” chủ yếu là để chỉ Thích Ca Mâu
Ni). Sau 45 năm truyền đạo không biết mệt mỏi, cuộc đời của một nhân vật có
ảnh hưởng to lớn tói nhân dân Ấn Độ và nhân dân thế giới đã kết thúc năm ơng
80 tuổi. Thích Ca đã kế thừa các tư tưởng truyền thống của Ấn Độ cổ đại (kinh
Veda, kinh Upanishad, đạo Bàlamôn...) để sáng lập ra một trường phái tôn giáotriết học mới, trường phái vô thần, vô ngã, nhìn thẳng vào nỗi khổ đau nhân thế
và tìm con đường giải thoát từ sự nỗ lực của bản thân con người. Tư tưởng của
ông mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nhân văn và phương pháp tư duy biện chứng
ở trình độ sâu sắc đáng kinh ngạc. Cốt lõi tư tưởng của Thích Ca là bàn về nỗi
khổ, giải thích ngun nhân nỗi khổ và tìm con đường thốt khổ. Những nội
dung đó tập trung trong thuyết “Tứ diệu đế” (Cattari ariyasaccani):
1- Khổ đế (Dukkha ariyasacca): Chân lý về nỗi khổ của nhân sinh.


10


2- Tập đế (Samudaya ariyasacca): Chân lý về nguyên nhân nỗi khổ.
3- Diệt đế (Nirodha ariyasacca): Chân lý về sự diệt trừ nỗi khổ.
4- Đ ạ o đ ế (Magga ariyasacca): Chân lý về con đường diệt trừ nỗi khổ.
Những nội dung căn bản của Phật giáo nguyên thuỷ (gồm những lời Thích
Ca thuyết pháp lúc cịn sống) được học trị của ơng tập hợp lại trong cuộc kết tập
lần thứ nhất, sau này được ghi lại trong các bộ kinh A hàm bằng tiếng Sankrit:
1- Trường A hàm (Dighagama)
2- Trung A hàm (Madhyamagama)
3- Tăng nhất A hàm (Ekottaragama)
4- Tạp A hàm (Samyuktagama)
Những bộ kinh này tương đương với Ngũ bộ kinh ghi bằng tiếng Pali:
1- Trường bộ kinh (Digha Nikaya)
2- Trung bộ kinh (Majhima Nikaya)
3- Tăng chi bộ kinh (Angttara Nikaya)
4- Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikaya)
5- Tiểu bộ kinh (Khuđdaka Nikaya)
Khoảng 100 năm sau khi Thích Ca mất, cuộc kết tập lần thứ hai diễn ra ở
Vaisali với nhiều mâu thuẫn. Một số người đòi hỏi phải tuyệt đối trung thành với
kinh điển Phật giáo, số đông lại đòi hỏi phải sửa chữa, bổ sung, biên soạn lại.
Mâu thuẫn này đã dẫn tới sự phân hố giáo đồn Phật giáo thành hai phái:
Thượng tọa bộ (Sthaviravada) và Đại chúng bộ (Mahasanghika). Nhìn chung,
Thượng toạ bộ có khuynh hướng bảo thủ, trung thành tuyệt đối với Phật giáo
nguyên thuỷ, lấy đó làm phương chàm luận cứu tất cả. Trái lại, Đại chúng bộ có
khuynh hướng cấp tiến với cách hiểu sáng tạo và sự vận dụng linh hoạt Phật giáo
nguyên thuỷ. Vào đầu công nguyên, Phật giáo Đại thừa (Mahayana) ra đời mà
mầm mông là từ Đại chúng bộ. Đại biểu xuất sắc của trường phái này là Long

Thọ và sau này là Vô Trước, Thế Thân. Chủ trương của Đại thừa là “tự giác giác
tha, tự độ độ tha” (giác ngộ cho chính mình đồng thời giác ngộ cho người khác,
độ cho mình đồng thời độ cho người). Họ gọi những người còn lại trong các bộ
phái là Tiểu thừa (Hinayana- cỗ xe nhỏ chí chở được một người tới Niết Bàn).

11


Một số kinh điển tiêu biểu của Đại thừa là kinh Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp
Hoa, Duy Ma, Lăng Già...
Vào thế kỷ XII- XIII, Phật giáo suy tàn trên đất Ân song lại lan truyền mạnh
mẽ ở các nước châu Á theo hai dòng: dòng Phật giáo Đại thừa, hay cịn gọi là
Phật giáo Bắc tơng, truyền tới các nước phía Bắc như Việt Nam, Trung quốc, Tây
Tạng, Triều Tiên... với trung tâm là Trung Quốc, dòng Phật giáo Tiểu thừa, hay
cịn gọi là Phật giáo Nam tơng, truyền tới các nước phía Nam như Srilanka,
Mianmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Inđônêxia... với trung tâm là Srilanka.
Kinh điển Phật giáo rất đồ sộ, gồm ba bộ phận (Tripitaka- Tam tạng hay ba
cái giỏ): 1, Kinh (Sutra pitaka): Ghi lời Phật Thích Ca thuyết pháp; 2, Luật
(Vinaya pitaka): Các giới luật mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo; 3, Luận
(Abhidhamma pitaka): Các tác phẩm luận giải về Phật giáo của các cao tăng, học
giả. Việc phân chia kinh điển Phật giáo ở từng giai đoạn khá phức tạp nên chỉ
mang tính chất tương đối. Cho tới nay cũng khó xác định đâu là ý Phật Thích Ca
thuyết pháp (Phật giáo nguyên thuỷ), đâu là ý mà các thế hệ sau thêm vào (Phật
giáo Tiểu thừa và Đại thừa), bởi vì Thích Ca chỉ khẩu truyền giáo lý, sau khi ông
mất, học trò mới tập hợp để ghi lại trong các bộ kinh.
Mặc dù có sự phân chia thành các tơng phái khác nhau song Phật giáo vẫn
dựa trên một nền tảng chung mà tâm điểm là quan niệm về giải thoát.
1.1. NHŨNG TIỀN ĐỂ, ĐIỂU KIỆN HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỂ GIẢI
THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
Lịch sử tư tưởng mỗi dân tộc bao giờ cũng là tấm gương phản chiếu đời

sống xã hội. Tư tưởng không phải là một sự định sẵn huyền bí hay xuất phát từ
hư vơ mà được hình thành trên nền tảng tồn tại xã hội và trong dòng chảy của sự
kế thừa những tinh hoa tư tưởng truyền thống. Vì vậy, muốn hiểu thấu đáo quan
niệm về giải thốt của Phật giáo, khơng thể khơng tính đến những ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên, xã hội cũng như những yếu tố tư tưởng, vãn hoá mà trên đó
Phật giáo được hình thành và phát triển.
1.1.1. Mơi trường tự nhiên
1.1.2. Ân Độ là một đất nước phức tạp về địa hình và khí hậu. Đó là một
tiểu lục địa vừa cách biệt với bên ngoài vừa chia cắt ở bên trong. Bán đảo hình tam

12


giác này mặc dù nằm ở châu Á nhưng lại bị ngăn cách với châu lục này bởi dãy
Hymalaya- dãy núi cao nhất thế giới. Hai mặt đông- tây giáp Ấn Độ Dương.
Những chướng ngại do tự nhiên mang lại đã khiến cho Ấn Độ trở thành một khu
vực tương đối riêng biệt, ít quan tàm tới thế giới bên ngồi. Tuy nhiên, đây lại là
một yếu tơ' giúp cho đất nước này bảo tồn được bản sắc vãn hoá của mình. Nơi đây
bảo lưu nhiều yếu tố văn hố truyền thống cổ xưa nhất trên thế giới.
Lãnh thổ rộng lớn của Ấn Độ (tương đương với diện tích châu Âu) bị cắt đơi
bởi dãy núi Vindhya. Nửa phía bắc là hai đồng bằng rộng lớn do sông Ganga
(sông Hằng) chảy về phía đơng bắc và sơng Indus (sơng Ấn) chảy về phía tây bắc
tạo nên. Nửa phía nam là dãy núi Vindhya kéo dài thành cao nguyên Dekkan.
Thiên nhiên Ân Độ đa dạng và phức tạp với miền bắc lắm sơng ngịi, đồng ruộng,
miền nam lắm rừng, nhiều núi. Núi cao, biển rộng, sơng dài đã tạo thành tính đa
dạng, phức tạp của văn hoá Ân đồng thời in dấu ấn khá đậm nét trong nền văn
hoá, đặc biệt là tơn giáo- triết học Ấn Độ. Hình ảnh những dịng sơng chảy ra
biển cả có nét tương đồng với tư tưởng hoà nhập của linh hồn cá nhân vào linh
hồn vũ trụ, của tiểu ngã vào đại ngã trong kinh Ưpanishad. Thời Ấn Độ cổ, các
lớp học nằm ở trong rừng núi tĩnh mịch- “một nền văn minh nảy nở giữa rừng

xanh” (Tagor). Đây là một cơ sở để giải thích tại sao tư duy Ấn Độ có xu hướng
trầm tư, mặc tưởng và hướng nội, khác với những nền văn minh xuất phát từ
thành thị của phương Tây.
Vị trí địa lý cũng tạo nên tính chất khắc nghiệt của khí hậu An Độ. Khí
hậu của đất nước này khác nhau như ngày và đêm. Hàng năm, Ấn Độ có những
tháng hè nóng bỏng có khi lên tới trên 40° c . Bão cát từ sa mạc Thar thổi về hun
nóng và vùi lấp cả một vùng rộng lớn. Sau một thời gian dài khơ nóng là những
cơn mưa như trút nước. Những cơn mưa đem lại sự hổi sinh cho cây cỏ, đất trời
và con người nhưng cũng mang theo cả thiên tai, lụt lội, tàn phá mùa màng, cuốn
trôi nhà cửa, giết hại sinh mạng của con người và súc vật. Ta thấy, thấp thống
bóng dáng của tự nhiên bất định trong triết lý “vô thường vô ngã” của Phật giáo
với hình ảnh “dịng thác đổ mau và trôi xa”. Sự vận hành của cuộc sống canh
nông qua bốn mùa xn hạ thu đơng trong một vịng tuần hồn khép kín gợi ý
13


cho tư tưởng về kiếp luân hồi và khát khao bứt phá khỏi “cái viễn cảnh buồn chán
của sự lặp đi lặp lại không cùng của lịch sử, phản ánh sự ngưng đọng nhàm chán
của cuộc sống khác ở làng xã Ấn Độ” [54, tr.243]. Đó cũng là cơ sở để giải thích
sự ngưng đọng về thời gian trong tư duy người Ân. Mặt khác, thiên nhiên bao la
cũng là cái nôi nuôi dưỡng, đùm bọc con người. Bởi thế, quan niệm về giải thốt
trong Phật giáo nói riêng và triết học Ấn Độ nói chung cũng là tư tưởng hồ đồng
với th ế giới tự nhiên, ni dưỡng mối thâm tình với mn lồi (“bất sát”). Tư
tưởng bất bạo động của Phật giáo một phần là sự phản kháng tục lệ tế sinh tàn
khốc ở Ân Độ thời cổ đại, một phần do sự quy định bởi điều kiện tự nhiên. Tài
liệu của D.D.Kosambi cho thấy: Trước kia, thực phẩm chủ yếu ở châu Âu chỉ có
khoảng sáu, bảy loại rau quả, trong khi ở một miền trung bình của Ấn Độ cũng
có tới trên bốn mươi loại rau quả. Với gạo, sữa, lúa, vừng, rau quả, mật ong,
nấm... người ta có thể làm các thức ăn đủ chất mà khơng cần giết thú vật [54].
Có thể khẳng định, ở một đất nước mà “dân chúng khn theo hình sông

núi” (Sivaramamurti), môi trường tự nhiên đã in dấu ấn khá sâu sắc trong quan
niệm vổ giải thoát của Phật giáo.
1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
V ê mặt kinh tế: Môi trường tự nhiên quy định nền sản xuất của Ân Độ cổ
đại là nền sản xuất nông nghiệp. Đặc trưng của nền kinh tế thời kỳ này là kinh tế
tiểu nông kết hợp với tiểu thủ công nghiệp gia đình, cơng cụ lao động thơ sơ,
năng suất thấp, sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu, quan hệ trao đổi giữa các công
xã rất hạn chế (một phần do địa hình hiểm trở). Quan hệ sản xuất của thời kỳ này
có hai đặc điểm lớn, đó là sự tổn tại dai dẳng của ch ế độ công xã nông thôn và
chế độ quốc hữu về ruộng đất (ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua).
C.Mác gọi đó là “phương thức sản xuất châu Á”. Hình thức kinh tế này cộng với
tính chất phức tạp của mơi trường tự nhiên đã khiến cho sản xuất phát triển rất
chậm chạp. Mặt khác, việc khơng có quan hệ ngoại giao với nước khác do vị trí
địa lý khơng thuận lợi đã khiến cho nền kinh tế Ấn Độ rơi vào trạng thái ngừng
trệ của một xã hội “phương Đông vĩnh cửu”. Hình ảnh bánh xe- cơng cụ lao

14


động và công cụ chiến tranh chủ yến của người Ấn Độ cổ đại đã trở thành tư
tưởng chính về kiếp luân hồi và lý tưởng “chuyển pháp luân” trong Phật giáo.
v é mật chính trị- xã hội: Phật giáo ra đời trong thời kỳ xã hội đô thị đã
phát triển, sự phân biệt đẳng cấp trở nên khá rõ nét. Chế độ phân biệt đẳng cấp
(varna= sắc đẳng, chủng tính) góp phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng
nhiều tới các hình thái ý thức xã hội, bởi vì “thơng thường thì mỗi tư tưởng đều
liên quan tới cơ cấu đời sống đang thay đổi” [151, tr.277]. Đó là chế độ xã hội
tổn tại trên sự phân biệt màu da, dịng dõi, nghề nghiệp, tơn giáo..., hình thành
trong quá trình người Aryan xâm lược, thống trị người Dravidian và q trình
phân hố xã hội giữa q tộc và thường dân Aryan. Xét tới cội nguồn thì “cơ sở
phân chia các đẳng cấp trong xã hội là sự phân cơng lao động có tính ngun

thuỷ trong một xã hội phát triển chậm chạp” (C.Mác). Đó chính là chế độ giai
cấp nguyên thuỷ. Theo thánh điển Bàlamôn và bộ luật Manu, xã hội Ấn Độ cổ
đại có bốn đẳng cấp lớn (Chatưr- Varna): 1. Đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn
(Brahmana) chuyên lo việc tôn giáo, truyền bá kinh Veda; 2. Đẳng cấp vương
công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩ (K’shatriya) chuyên sử dụng vũ khí để bảo vệ
chính quyền; 3. Đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Aryan hay những
người bình dân tự do (Vaishya) chuyên buôn bán, lao động sản xuất, tạo ra của
cải vật chất nuôi sống xã hội; 4. Đẳng cấp tiện dân, nơ lệ (Shudra) có bổn phận
phục dịch ba đẳng cấp trên.
Ngồi bốn đẳng cấp trên, cịn có những người bị coi là ngồi lề đẳng cấp
xã hội (pariah, outcastes). Đó là những người làm các nghề bị coi là bẩn thỉu
(giặt quần áo, đồ tể, thuộc da...) và những người do đàn bà của đẳng cấp
Brahmana lấy đàn ông của đẳng cấp Shudra sinh ra. Trong thực tế, bốn đẳng cấp
trên còn được chia nhỏ hơn rất nhiều. Cho tới năm 1901, Ân Độ có tới 2378 đẳng
cấp nhỏ [58].
Chế độ đẳng cấp có những luật lệ rất khắt khe: không được ăn cùng và
nhận thức ăn từ người khác đẳng cấp. Hôn nhân giữa những người khác đẳng cấp
bị cấm đốn. Người thuộc đẳng cấp dưới phải tơn kính và phục tùng vô điều kiện
đối với người thuộc đẳng cấp trên, đặc biệt là người Bàlamôn. Người Bàlamôn
phải được tơn trọng như một vị thần bởi vì họ được Thượng đế ban cho “tinh thần

15


thiêng”, có the làm chủ cả thế giới. Vì vậy, người 100 tuổi của đẳng cấp khác
phải coi người 10 tuổi của đẳng cấp Bàlamôn như bố. Họ sẽ bị chặt tay nếu nắm
tóc người Bàlamơn. Một cái nhìn của người hạ đẳng vào thức ăn của người thuộc
đẳng cấp trên cũng đủ làm ơ uế chỗ thức ăn đó và phải đổ bỏ nó đi... Mặc dù
đẳng cấp nơ lệ ở Ấn Độ không giống với đẳng cấp nô lệ ở phương Tây (nô lệ
không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu mà chỉ là tôi tớ trong các gia đình

quyền quý) song họ cũng chỉ là hạng người lệ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Bởi thế, họ cũng chỉ được coi là một tài sản, một công cụ biết nói bên cạnh
những tài sản khác của chủ nơ, phải lao động cực nhọc, chịu hình phạt nhục nhã,
có thể bị đuổi hoặc bị giết bất kỳ lúc nào. Nhận xét về chế độ phân biệt đẳng cấp,
thủ tướng J. Nehru viết:
Cứ như là theo đà đi không thể tránh khỏi của số phận, đảng cấp vẫn cứ
nảy sinh lan tràn và chiếm nắm lấy hết mọi mặt của đời sống Ấn trong sự
kìm chặt ngột ngạt của nó [161, tr.312].
Những đặc trưng trên của xã hội Ấn Độ là một trong những căn nguyên để
giải thích tại sao tư tưởng giải thoát trở thành vấn đề trung tâm của các môn phái
tôn giáo- triết học Ấn Độ cổ đại. Đặc biệt, sự xuất hiện của Phật giáo với khát
vọng giải thốt chính là một kiểu phản kháng mạnh mẽ đối với chế độ xã hội bất
công. Việc đề xướng con đường giải thoát bằng diệt dục, bằng việc chống đối
mọi ham muốn về danh lợi đã phản ánh khá sâu sắc những mâu thuẫn xã hội
trong thời kỳ lịch sử này. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khi khẳng định tư
tưởng giải thốt trong tơn giáo- triết học Ấn Độ cổ là thái độ phủ định thế giới lại
cũng đổng thời nói rằng tư tưởng này không bắt nguồn từ một thế giới quan nào
cả mà do một số thầy phù thuỷ tự cho mình có tài năng siêu việt nên có khả năng
đứng cao trên thế giới để phủ định thế giới [54, tr.19]. Ý kiến này có giá trị tham
khảo song xét cho đến cùng thì phương pháp khoa học vẫn là dựa trên cơ sở tồn
tại xã hội để giải thích về ý thức xã hội.
1.1.3. Đặc điểm tư duy Ân Độ
1-

Tư duy Ần Độ là tư duy hướng nội: Như trên đã đề cập, mơi trường tự

nhiên góp một phần trong việc quy định nét cá tính của người dân Ấn Độ. Mặc

16



dầu hồn cánh tự nhiên khơng mấy thuận lợi song nhìn chung người Ấn vẫn tìm
cách hồ đồng với tự nhiên hơn là chinh phục để làm chủ tự nhiên như ở phương
Tây. Nếu như vấn đề cơ bản trong triết học phương Tây là mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy thì vấn đề cơ bản trong triết học Ân Độ lại là
vấn đề tâm thức. Đối tượng của triết học Ấn Độ là cuộc sống tinh thần bên trong
mỗi ccn n Siười và nhiệm vụ của nó là phải khai phá được mảnh đất tâm hồn để
phát hiện ra giá trị đích thực của con người. Và cũng chính vì vậy, cái đích trong
tinh thần giải thốt của triết học Ấn Độ phải là chinh phục được tự ngã, nói như
Phật giáo, “làm chủ được tâm là làm chủ được thế giới”. Điều này cũng là cơ sở
để giải thích tại sao ở Ấn Độ cổ đại, khoa học tự nhiên không phát triển mạnh mẽ
như khoa học xã hội nhân văn với sự phân tích sâu sắc, tinh tế về đời sống nội
tâm của con người.
Mặt khác, vì tư duy hướng nội nên triết học An gắn rất chặt, thậm chí hồ
quyện làm một với tơn giáo. Thơng thường, một hệ thống triết học cũng đồng
thời là một hệ thống tôn giáo (như đạo Jaina, đạo Phật...) nên phải gọi chính xác
là tơn giáo- triết học Ân Độ. Cũng vì thế mà yếu tố duy tâm, thần bí có khuynh
hướng trội hơn trong triết học Ấn Độ. Tinh thần duy tâm chủ quan của Phật giáo
Đại thừa thể hiện đặc sắc khía cạnh này. Đây cũna; là cơ sở để lý giải điểm khác
biệt trong tinh thần giải thoát bằng hướng nội của Phật giáo Ấn Độ và giải thoát
bằng hướng ngoại, trông chờ vào tha lực (thánh thần, Thượng đế) của các tôn
giáo phương Tây.
2-

Tư duy An Độ là tư duy hướng tới cái phổ quát mà coi nhẹ cái cá nhân,

cái riêng biệt: Đối với người An, cái cá nhân không quan trọng, tên tuối cá nhân
hay anh hùng dàn tộc khơng có ý nghĩa trọng yếu mà “chí là sự thể hiện có giới
hạn của cái tồn tại phổ quát” [58, tr.233]. Bởi thế, triết học Ấn Độ coi giải thốt
là sự hợp nhất giữa cái tơi cá biệt (Atman- Tiểu ngã) với cái tôi phổ quát

(Brahman- Đại ngã), cao hơn là thủ tiêu hoàn toàn cái tôi cá nhân (thuyết vô ngã
trong Phật giáo). Cái phổ qt là cái vơ hình ở đằng sau những sự vật, hiện tượng
cụ thể. Sự vật thường biến chỉ là ảo ảnh cịn cái vơ hình tĩnh tại ấy mới đích thực
Đ A ! H O C Q U Ố C G IA HA NỌ i
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIÊN


là chân ban của thế giới. Trong Phật giáo, đó là Chân như, Phật tính của con
người. Vì coi nhẹ cái cá biệt nên người An không đo sự vận động của cái cá biệt
trong dòng chảy thời gian từ quá khứ đến tương lai bằng niên đại chính xác. Sử
sách Ân thường khơng có khái niệm thời gian chính xác mà chỉ là sự áng chừng.
Quan niệm về thời gian tuyến tính đã bị phá vỡ bởi quan niệm về kiếp luân hồi
bất tận và sự vĩnh cửu của Niết Bàn. Giải thoát trong Phật giáo là đạt tới trạng
thái Niết Bàn với sự ngưng đọng vĩnh hằng của khơng- thời gian trong tâm thức
con ngưịi. Đặc điểm tư duy này cũng là một trong những cơ sở để giải thích tại
sao Phật giáo đề cao con người tột độ nhưng lại phủ định con người và cuộc
sống. Khi hướng vào tâm tìm giải thốt, Phật giáo đã phát hiện ra sức mạnh nội
tâm vơ hình, khó kiểm sốt trong con người nhưng khi nhìn thế giới trong dịng
chảy vơ thường, thấy sự vơ tự tính của sự vật nên đã đi tới triết lý vơ ngã, từ đó
cho rằng muốn giải thoát khỏi khổ đau phải phủ định cái ngã bằng diệt dục và
diệt sinh.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn chỉ ra những đặc điểm khác của tư
duy Ân Đò như: thái độ phủ định cuộc sống, xa lánh th ế giới khách quan, hạ thấp
vai [rị của nhận thức trí tuệ, đề cao trực ẹiác... Vấn đề này sẽ được đề cập tới ở
những phần có liên quan, ở đây, chúng tơi chỉ bàn tới những đặc điểm có tính
quy định sâu sắc nhất tới quan niệm về giải thoát trong Phật giáo.
Quan niệm về giải thốt trong Phật giáo cịn là sự kế thừa có chắt lọc và
phát triển những tinh hoa của tư tưởng tôn giáo- triết học Ấn Độ truyền thống.
Phần tiếp iheo sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
1.2.


PHẠM TRÙ GIẢI THỐT- HẠT NHÂN CỦA TƠN GIÁO- TRIẾT HỌC

ÂN ĐỘ CĨ ĐẠI VÀ PHẬT GIÁO
Giai thoát là phạm trù trung tâm của phần lớn các tôn giáo trên thế giới.
Kitô giáo được gọi là dạo Cứu rối (Salvation religion), Phật giáo được gọi là đạo
Giác ngộ (Religion of Enlightenment). Dù cứu rỗi hay giác ngộ thì cũng đều
hướng tới cái đích là giải thoát cho con người khỏi những khổ đau trần thế. Tuy
nhiên. Kiiơ giáo tìm con đường giải thốt bằng hướng ngoại qua Đấng Cứu rỗi,
cịn Phật giáo tìm giải thoát bằng hướng nội qua con đường giác ngộ của cá nhân.

18


Đây cũng là vấn đề cơ bản của hầu hết các trường phái tôn giáo- triết học Ấn Độ
cổ đại.
“Giải thốt”, tiếng Sanscrit là moksha. Giải thích theo lối triết tự: “Giải”
nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia tách. “T hoát” là vượt lên trên mọi sự ràng buộc. “Giải
thoát” là cởi bỏ, vượt lên trên mọi sự ràng buộc. “Từ điển Phật học Hán- V iệt”
giải thích:
Giải thốt có nghĩa là lìa bỏ mọi trói buộc mà được tự tại. Cởi bỏ sự trói
buộc của hoặc nghiệp, thốt ra khỏi khổ quả của tam giới. Còn là tên
khác của Niết Bàn, bởi vì dùng thể Niết Bàn để Ha bỏ sự trói buộc. Cịn chỉ
tên gọi khác của Thiền định như tam giải thoát, bất tư nghị giải thoát.
Thoát ràng buộc và được tự tại là đức tính của Thiền định [269, tr.495].
Về sau, các trường phái Phật giáo chia thành các loại giải thoát như: Hữu
vi giải thoát và Vơ vi giải thốt {“Câu xá luận”, q.2), Tính tịnh giải thốt và
Chướng tận giải thốt (“Thực tính luận”, q.5), Tuệ giải thoát và Câu giải thoát
(“Thành thực luận”, phẩm Phân biệt hiền thánh), Thời giải thoát và Bất thời giải
thoát ( “Đại thừa nghĩa chương”, q.18)... [269, tr.495- 496].

Trong “Phật học từ điển”, Đồn Trung Cịn giải thích:
Giai là lìa khỏi sự trói buộc, được lự tại, mở những dây trói buộc của
nghiệp lầm (hoặc nghiệp). Thốt là ra ngồi quả khổ tam giới (dục giới,
sắc giới, vơ sắc giới)... Giải thốt tức là Niết Bàn, nó là thể Niết Bàn, vì lìa
tất cả sự trói buộc. Như sự giải thoát khỏi ngũ uẩn, từ sắc giải thoát tới
thức giải thoát, kêu là năm thứ Niết Bàn [35, tr.597].
Phật giáo Trung Quốc chia làm hai loại giải thoát: giải thốt về sự là giải
thốt khỏi vịng khổ não, tai nạn trói buộc cái thân; giải thốt về lý là giải thoát
khỏi những mối phiền não, những dây luyến ái trói buộc cái tâm [35, tr.598].
Tóm lại, phạm trù giải thốt trong Phật giáo được giải thích là sự cởi bỏ những
ràng buộc của nghiệp báo luân hồi, những nỗi khổ của th ế gian đ ể được tự do tự
tại trong tâm thức.
Thực tế, không phải tới Phật giáo mới đề cập tới vấn đề giải thốt. Chính
Thích Ca cũng thừa nhận mình chỉ đi trên “con đường cũ của người xưa đã đi”,
con đường mà trước đó hàng ngàn năm và mãi cho tới sau này nhân loại vẫn đi

19


để kiếm tìm giải thốt. Có thể khẳng định, íỊÌải thốt là »lột phạm trù trung tâm,
hạt nhân của tơn giáo- triết học Ản Độ. Hầu hết các môn phái tôn giáo- triết học
Án Độ đều tập trung vào vấn đề mấu chốt- vấn đề nhân sinh với mục đích tìm lối
thốt cho nhân sinh, nói như Kimura Taiken là “tìm ra chỗ quy hướng của kiếp
người, tìm lấy một phương châm quyết định cho lẽ sống” [208]. “Chỗ quy hướng
của kiếp người” ấy chính là đích giải thốt trong đời sống tâm hồn con người.
Mặc dù khác nhau về con đường, phương pháp song các trường phái đó đều
hướng tới đích chung là giải thốt cho con người khỏi những khổ đau trần thế.
Tư tưởng giải thốt có mầm mống từ kinh Veda, hoàn thiện dần trong
Upanishacỉ, trong các trường phái triết học chính thống cũng như khơng chính
thống và đạt tới đỉnh cao trong Phật giáo.

Trong kinh Veda (khoảng 1500 năm tr.CN)- một cuốn bách khoa toàn thư
về vãn hoá xã hội của người Ấn, tư tưởng giải thoát chưa bộc lộ rõ rệt. Ở thời kỳ
này, do trình độ nhận thức cịn thấp kém, con người cịn phải lệ thuộc vào tự
nhiên để sinh tồn. Khi đó xã hội chưa phân chia thành đẳng cấp, mối đe doạ chủ
yếu đối với con người là những tai ương rình rập trong tự nhiên. Tuy vậy, họ vẫn
chưa coi cuộc đời là bể khổ. Những khúc ca trong thánh kinh Veda vẫn tràn ngập
tinh thần lạc quan, yêu đời chứ khơng hề có một chút gì yếm thế, lánh đời, diệt
dục. Trước sự đe doạ của tự nhiên, con người gửi gắm ước vọng của mình vào sự
giúp đỡ của các vị thần linh bằng cầu xin, tế lễ. Đó là manh nha của khát vọng
giải thối bằng tlìa lực. Những ước vọng cũng mang nặng màu sắc thế tục: mong
đông con nhiều cháu, mong gia súc đầy đàn, mưa gió thuận hồ, xa hơn là mong
ước một đời sống trường tồn vĩnh cửu. Tuy nhiên, theo giáo sư Ấn Độ
Vidhusekharsastri, vào cuối giai đoạn này nhiều người đã nhận thấy rằng lễ nghi
cúng tế chí làm tăng thêm dục vọng và do đó khơng thể chấm dứt được đau khổ,
đem lại sự yên tĩnh trong tinh thần: “Nhiều kẻ cảm thấy rằng cũng như người ta
không thể vượt qua bể khơi bằng cái bè được thì người ta cũng không thể vượt bể
khổ thế gian bằng việc làm trịn cơng việc cúng tế lễ nghi” [235, tr.93].
Vào giai đoạn cuối của thời kỳ Veda, mâu thuẫn giữa con người với tự
nhiên bị dẩy xuống hàng thứ hai, nhường chỗ cho mâu thuẫn gay gắt về quyền
lợi, địa vị của các giai cấp trong xã hội. Từ chỗ chỉ biết “quỳ gối trước con khỉ

20


Hanuman và con bò Sabba”, con người đã biết ngẩng đầu lên nhìn vào chính bản
thân mình bằng “sự phản tư thông minh” với câu hỏi về cái ngã, với khát vọng
sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc trong thế giới loài người. Sự ra đời của kinh
Ưpanishađ dựa trên tiền đề của Veda nhưng ở tầm vóc mới- tầm vóc của trí tuệ
triết học. rư duy trừu tượng của người Ấn đã dần dần phát triển để đi tìm một
ngun lý đồng nhất vơ hình vượt lên những đa dạng hữu hình của thế giới hiện

tượng, cái động lực chi phối sự vận hành của thế giới. Với hai con đường, con
đường hướng ngoại để tìm một thế lực tinh thần điều khiển sự vận hành của vạn
vật và con đường hướng nội để tìm ra yếu tố căn bản làm cội nguồn cho sự vận
hành tâm- sinh lý của con người, Upanishad đã tìm cái chân bản của con người
cũng là cái đồng nhất với bản thể vũ trụ, cái bất diệt trường tồn đằng sau những
huỷ diệt khơng cùng của đời sống. Đó là Brahman- linh hồn vũ trụ tối cao, là
thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh viễn, là cái mà từ đó cả thế giới sinh
ra và nhập về nó sau khi chết. Atman là linh hồn cá nhân tồn tại trong mỗi con
người, đồng nhất với Brahman về bản chất, ví như sóng đối với biển, như đồ
trang sức bằng vàng với vàng, như muối trong nước biển. Nhưng vì Atman tổn tại
trong thổ xác mỗi con người nên con người khơng thấy được sự đồng nhất đó.
Mặt khác. Atman tồn tại trong vỏ bọc thể xác mà thể xác lại chứa đựng những
ham muốn, dục vọng tầm thường. Những ham muốn, dục vọng đó đã gây đau
khổ cho Atman, khiến Atman bị giam hãm vào các kiếp sống khác nhau và gánh
chịu hậu quả của kiếp sống trước (nghiệp báo luân hồi). Bị ràng buộc bởi thế giới
hiện tượng ảo ảnh, Atman không nhận ra và không trở về được với chân bản của
minh là Brahman. Giải thốt chính là đưa linh hồn bất tử Atmcm vượt qua th ế
giới ảo ár.h, bứt phá khỏi vòng nghiệp báo luân hồi đ ể nhập vào bản thể tuyệt đối
Brahman. Nếu Veda tìm giải thốt bằng hướng ngoại, tha lực, quỳ gối trước một
thế giới đa thần cầu trợ giúp thì tới Upanishad, giải thoát đã là sự vươn lên hợp
nhất với Brahman, tự mình hố thành cùng hiện hữu. Con đường đạt tới giải thốt
khơng phai băng cầu xin, tế lễ mà bằng nỗ lực tự thân, kiên trì tu luyện hành
động (kanna yoga) và tu luyện tri thức (jana yoga). Tuy nhiên, sự giải thoát ở
upanishad chưa phải là sự phủ định ngoại giới để hướng nội triệt để. Đó vẫn là sự
đan xen giữa yếu tố duy tâm khách quan và yếu tố duy tâm chủ quan (thừa nhận

21


có linh hổn vũ trụ tối cao- Brahman chi phối thế giới đồng thời lại cho rằng

Atman là 1hực thể tế vi trong tâm đã tạo ra toàn thể vũ trụ, thế giới chí là ảo ảnh).
Trẽn cơ sở kế thừa có chọn lọc tư tưởng giải thốt của Upanishad, Phật
g.áo đẩy tư tưởng này lên một nấc thang mới. Toàn bộ hệ thống triết lý phong
pnú của Phật giáo xoay quanh hạt nhân giải thốt với tun ngơn độc đáo:
Ví như này, Pahàràda, nước biển lớn chí có một vị là vị mặn. Cũng vậy,
này Pahàràda, Pháp và Luật này cũng chỉ có một vị là vị giải thốt [65,
tr.563].
Nêu nghiên cứu triết học Phật giáo trên hai phương diện, bản thể luận và
mân sinh quan, ta sẽ thấy sức nặng nghiêng về nhân sinh quan mà trọng tâm là
vấn đề giai thoát. Ngay cả vấn đề bản thể luận với phạm trù “vô thường vô ngã”
cũng hướng tới phục vụ cho nhân sinh quan giải thoát. Trong cái nhìn của Phật,
cả nhân loại đang chìm trong đám cháy của ngọn lửa dục vọng, đam mê nên
khơng nhìn rõ thực tướng của thế giới. Thái độ của Phật là thái độ của người
đứng trước đám cháy, khơng cịn thời gian phân tích nguyên nhân tự đâu xảy ra
cháy mà chí lo tìm nước dập tắt ngọn lửa đang cháy, cũng như đối với một người
bị trúng tên độc, vấn đề cấp thiết là phải rút mũi tên tẩm độc, giải phẫu giải độc
ngay chứ khơng phải đi tìm ngun nhân tại sao có mũi tên, ai bắn, người ấy béo
hóy gầy, lỏn là gì, q qn ở đâu... Bởi vậy, Phật cho rằng, vấn đề cấp thiết là
dịp tắt đám cháy của đam mê dục vọng, nhổ mũi tên tẩm độc, giải thoát cho con
n^ười khỏi khổ đau nhân thế chứ khơng phải là đi tìm câu trả lời cho các vấn đề
siếu hình khơng thiết thực.
Phủ nhận Atman và Brahman, tiếp thu tư tưởng nghiệp báo luân hồi của
Upanishad, Phật giáo cho rằng thế giới nằm trong dòng trôi chảy không ngừng
nên vô thường vô ngã. Song do mê lầm, khơng thấu hiểu điều đó mà con người
mic vào một cái ngã cá nhân biệt lập để rồi suốt cuộc đời lao đao khốn khổ chiều
thỉO dục vọng của thân tâm, tạo thành những hậu quả và phải gánh chịu những
hậi quả dó ở kiếp sau trong vịng nghiệp báo ln hồi. Vì vậy, phải giải thốt
khỏi những u mê lầm lẫn đó bằng tu luyện tâm linh, trí tuệ và đạo đức. Trong
Píật giáo, íỊÌiii thốt là xoú bỏ vô minh, dập tắt dục vọng, vượt lên khỏi sự ràng
buộc của ihế giới hiện tượng, chấm dứt sinh tử luân hồi, nhập Niết Bàn- một


22


trạng tliái lâm linh thanh tịnh, an lạc, bất sình bất diệt, tự do tự tại (thường, lạc,
ngã, tịnh). Tới Phật giáo, con đường giải thoát bằng hướng nội với sự nỗ lực tự
thân đã thổ hiện rõ rệt. Không còn Brahman ở ngoại giới nữa. Brahman đã tồn tại
ngay trong mỗi con người khi đã giải thốt. Đích giải thốt là mỗi người trở
thành Phật, thành Brahman của chính mình. Cũng khơng có một cái ngã cá nhân
Atman biệt lập trong chủ trương vô ngã triệt để của Phật giáo. Phật giáo đã tiến
một bước lừ lập trường duy tâm của Veda và Ưpanishad đến lập trường duy vật
vô thần khi phủ nhận linh hồn vũ trụ tối cao, tuy nhiên vẫn khơng thốt khỏi thế
giới quan duy tâm khi chỉ tìm con đường giải thốt bằng hướng nội.
Mặc dù quan điểm về giải thốt trong các tơn giáo- triết học Ấn Độ khơng
hồn tồn đồng nhất song do tính chất kế thừa, chắt lọc, dung hợp và hồn thiện
nên giữa các quan điểm đó vẫn có những nét tương đồng. Phạm trù giải thốt
trong tơn giáo- triết học Ấn Độ về cơ bản là cởi bỏ những rànq buộc của th ế giới
hiện tượng tliường biến, cắt đứt vòng sinh từ luân hồi bảng con dường tu luyện
tâm linh, i/iực hành dạo đức, mài giũa trí tuệ đ ế dạt tới trạng thái tinh thần tự do
tuyệt đối, vĩnh cửu. Triết học Samkhya đề cập tới nỗi đau vĩnh cửu của các cá thể
sinh ra từ sự phối kết hợp giữa prakriti (tự nhiên) và purusha (linh hồn). Giải
thốt là xố bỏ vịng ln hồi, đưa cái tơi tâm sinh lý, cái tơi xã hội thốt khỏi thế
giới sinh tử. Và khi đó cái tơi cũng biến mất. Triết học Yoga dạy cho con người
tìm lại bán chất của mình để trở thành chính mình bằng con đường thực hành
yoga (một nguồn gốc của Thiền), hưỷ bỏ đam mê và sự quan tâm tới thế giới bên
ngoài mà đi sâu vào thực thể bên trong để đạt tới trạng thái tinh thần trong sáng,
bất động. Phái Mimansa cho rằng giải thoát là phải thực hiện nghiêm mọi luật lệ,
quy tắc, imhi thức của thánh kinh Veda và luật lệ của xã hội đẳng cấp. Phái
Vedanta ciậc biệt chú trọng tới việc phát triển trí tuệ để giác ngộ, giải thoát. Đạo
Jaina lại imhiêng về phép tu khổ hạnh v.v. Trong đó, giải thốt luận Phật giáo

được coi là đỉnh cao trong tư tưởng giải thoát của Ấn Độ cổ đại.
1.3. QUAN NIỆM VỀ GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ

Tu iưởng của Phật giáo nguyên thuỷ được hiểu là những lời Thích Ca
thuyết pháp trong 45 năm kể từ khi thành đạo cho đến khi ông mất. v ề sau này,
có một số dị biệt trong quan niệm của hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa song

23


×