Tải bản đầy đủ (.pdf) (397 trang)

Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống pháp ở thái bình cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 397 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

TRẦN THIỆN THANH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
ĐỐI VỚI NHẬT BẢN TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

TRẦN THIỆN THANH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NHẬT BẢN
TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Cận đại và Hiện đại
Mã số: 62 22 50 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. NGUYỄN QUỐC HÙNG


Hà Nội - 2008


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1

PHẦN MỞ ĐẦU

4

CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TRƯỚC SỰ VƯƠN

23

LÊN THÀNH MỘT CƯỜNG QUỐC CỦA NHẬT BẢN (1905 - 1930)
1.1. Nhìn lại chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản trước năm 1905
1.1.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ từ chủ trương ngoại giao biệt lập

23
23

đến Học thuyết Monroe
1.1.2. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ
1.2. Sự cạnh tranh Mỹ - Nhật Bản 1905 - 1930

1.2.1. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa đế quốc ở Mỹ và Nhật Bản

25
39
39

- nguồn gốc sâu xa của những xung đột lợi ích Mỹ-Nhật Bản
1.2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực

53

1.2.3. Sự bành trướng của Nhật Bản ở Viễn Đông - mối lo ngại lớn của Mỹ

57

1.2.4. Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản

60

CHƢƠNG I1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI

76

NHẬT BẢN: TỪ CẠNH TRANH ĐẾN CHIẾN TRANH (1931 - 1945)
2.1. Con đường dẫn tới chiến tranh Mỹ - Nhật Bản 1931-1941

76

2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực


76

2.1.2. Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản

82


2.1.2.1. “Học thuyết Hoover-Stimson” - sự từ chối công nhận hiện

82

trạng mới do Nhật Bản thiết lập ở châu Á 1931-1933
2.1.2.2. Nƣớc Mỹ và “chủ nghĩa trung lập” của Mỹ 1933-1937

85

2.1.2.3. Những bƣớc đi nhằm xóa bỏ Đạo luật trung lập và khả

89

năng chiến tranh Mỹ-Nhật Bản 1937-1941
2.2. Mỹ với cuộc chiến tranh chống Nhật Bản 1941-1945

102

2.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

102

2.2.2. Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản


106

2.2.2.1. Chiến lƣợc tác chiến của Mỹ

106

2.2.2.2. Cuộc chiến tranh khơng khoan nhƣợng chống Nhật Bản

113

CHƢƠNG II1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ: TỪ CHIẾM ĐÓNG

135

ĐẾN DẪN DẮT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN (1945 - 1952)
3.1. Mỹ với q trình “phi qn sự hóa” và “dân chủ hố”

135

Nhật Bản 1945-1947
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

135

3.1.2. Tiềm lực và tham vọng thống trị thế giới của Mỹ

139

3.1.3. Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản


142

3.1.3.1. Cơ sở pháp lý của chính sách chiếm đóng Nhật Bản

142

3.1.3.2. Q trình “phi qn sự hóa “và “dân chủ hố” Nhật Bản

147

3.2. Mỹ với việc thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế Nhật Bản 1947-1952

160

3.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

160

3.2.2. Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản

163

3.2.2.1. Chiến tranh lạnh và sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối

163

với Nhật Bản
3.2.2.2. Quá trình thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế Nhật Bản


174

3.2.2.3. Các hiệp ƣớc hoà bình, an ninh năm 1951 và sự xác lập

180

quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản
PHẦN KẾT LUẬN

190


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

199

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

200

PHỤ LỤC

218

Phụ lục 1: Bản đồ, tranh ảnh

218

Phụ lục 2: Danh sách Bộ trưởng ngoại giao Mỹ và Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XX


224

Phụ lục 3: Hiệp định Mỹ-Nhật về bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa tại Trung

230

Quốc 19-5-1908
Phụ lục 4: Trao đổi công hàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Elihu Root và Đại

233

sứ Nhật Bản Takahira 30-11-1908
Phụ lục 5: Trích Đạo luật trung lập tháng 8-1935

236

Phụ lục 6: Trích Đạo luật trung lập tháng 2-1936

242

Phụ lục 7: Thông điệp của Tổng thống F.Roosevelt yêu cầu Quốc hội

244

tuyên bố chiến tranh ngày 8-12-1941
Phụ lục 8: Tuyên bố đầu hàng của Thiên hoàng Hirohito

246


Phụ lục 9: SWNCC 150

248

Phụ lục 10: SWNCC 150/3

257

Phụ lục 11: SWNCC 150/4

274

Phụ lục 12: SWNCC 150/4/A

287

Phụ lục 13: JSC 1380/15

295

Phụ lục 14: Hiến pháp Nhật Bản 1946

340

Phụ lục 15: Hiệp định hịa bình với Nhật Bản 8-9-1951

361

Phụ lục 16: Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản 8-9-1951


381


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACJ

Hội đồng các lực lượng đồng minh

Allied Council for Japan

về vấn đề Nhật Bản
Australia-New Zealand-United

Hiệp ước an ninh tay ba Mỹ -

States Security Treaty

Australia - New Zealand

CIA

Central Intelligent Agency

Cục Tình báo trung ương, Mỹ

CAD

Civil Affairs Division

Ban Công tác dân sự, thuộc Bộ


ANZUS

Chiến tranh Mỹ
CCS

Ủy ban tham mưu trưởng hỗn hợp

Combined Chiefs of Staff

Anh, Mỹ
DRB

Deconcentration Review Board

Ủy ban xem xét chính sách chống
tập trung, thuộc Bộ Tổng tư lệnh
các lực lượng đồng minh (SCAP)

EAC

European Advisory Commission

Ủy ban Cố vấn Châu Âu

ECA

Economic Cooperation

Cơ quan quản lý hợp tác hỗ trợ


Administration

kinh tế, do Quốc hội Mỹ thành lập

Economic Recovery in Occupied

Chương trình Phục hồi kinh tế ở

Areas

những khu vực bị chiếm đóng

ERP

European Recovery Program

Chương trình phục hồi châu Âu

ESS

Economic and Scientific Section

Ban Kinh tế - Khoa học, thuộc

EROA

SCAP
FEA
FEAC


Foreign Economic

Ban Kinh tế đối ngoại, trực thuộc

Administration

Chính phủ Mỹ

Far Eastern Advisory

Ủy ban Tư vấn Viễn Đông

Commission
FEC

Far Eastern Commission

Ủy ban Viễn Đơng

GARIOA

Government Aid and Relief in

Chương trình Viện trợ chính phủ và

Occupied Areas

cứu tế ở những khu vực bị chiếm
đóng


1


HCLC

Holding Company Liquidation

Ủy ban thanh lý các công ty cổ

Commission

phần mẹ, trực thuộc Chính phủ
Nhật Bản

Interdivisional Area Committee

Ủy ban Liên đơn vị vùng Viễn

on the Far East

Đông

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

IMTFE


International Military Tribunal

Toà án quân sự quốc tế ở Viễn

for the Far East

Đông

Joint Chiefs of Staff

Hội đồng Tham mưu trưởng liên

IDACFE

JCS

quân Mỹ
JDB

Japanese Development Bank

Ngân hàng Phát triển Nhật Bản

MDAP

Mutual Defense Assistance

Chương trình trợ giúp quốc phịng


Program

song phương

Ministry of International Trade

Bộ Mậu dịch quốc tế và Công

and Industry

nghiệp Nhật Bản

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây

Organization

Dương

Natinonal Police Reserve

Lực lượng cảnh sát dự phòng quốc

MITI
NATO
NPR

gia Nhật Bản
NSC


National Security Council

Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ

OAS

Occupied Areas Section

Ban Các khu vực bị chiếm đóng,
thuộc Bộ Hải quân Mỹ

Overseas Consultants

Liên hiệp cơng ty tư vấn nước

Incorporation

ngồi

Occupied Japan Export-Import

Quỹ Xuất-Nhập khẩu tuần hồn

Revolving Fund

Nhật Bản

OWI


Office of War Information

Văn phịng Thơng tin chiến tranh

OSS

Office of Strategic Service

Cục Công tác chiến lược

PPC

Postwar Programs Committee

Ban Kế hoạch thời hậu chiến

PPS

Policy Planning Staff

Ban Tham mưu hoạch định chính

OIC
OJEIRF

2


sách
Ủy ban Quốc gia Điều phối Lục


SANACC State-Army-Navy-Air
SCAP

Cordinating Committee

quân- Hải quân - Không quân

Supreme Commander for the

Chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng

Allied Powers

minh
Hội đồng tương trợ kinh tế

SEV
SFE

Subcommittee on the Far East

Tiểu ban về Viễn Đông, thuộc
SWNCC

SSS

Selective Service System

Hệ thống làm công tác tuyển quân


SWIC

Senate War Investigating

Ủy ban điều tra chiến tranh của

Committee

Quốc hội

States-War-Navy Coordinating

Ủy ban Quốc gia Điều phối chiến

Committee

tranh - hải quân

WAC

Women’s Army Corp

Đoàn quân nữ của quân đội

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


WMC

War Manpower Commision

Ban Nhân lực thời chiến

WPB

War Production Board

Ủy ban sản xuất quân sự

SWNCC

MỞ ĐẦU

1. Mục đích và lý do chọn đề tài

3


Đối ngoại là một trong hai chức năng cơ bản của bất kỳ nhà nước nào trong
lịch sử. Quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngọai thể hiện rõ nét vai trò
của nhà nước trong việc thực hiện những mục tiêu cơ bản của quốc gia đó cũng như
trong các mối quan hệ với các quốc gia hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế.
Đối với Mỹ - một quốc gia đã và đang đóng vai trò quan trọng trong các vấn
đề quốc tế, mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của nước này là bảo vệ
những lợi ích sống cịn của Mỹ. Tuy nhiên, dưới tác động của những nhu cầu trong
nước và các điều kiện, tác nhân bên ngồi, chính sách đối ngoại của Mỹ đã có

những điều chỉnh nhất định đối với từng đối tượng cụ thể và trong mỗi giai đoạn
lịch sử nhất định.
Nhật Bản, với vị trí địa lýýý đối diện với nước Mỹ qua đại dương rộng nhất
thế giới và là cửa ngõ hết sức quan trọng để thâm nhập vào Trung Quốc cũng như
khu vực Bắc Thái Bình Dương, đồng thời là một thị trường hứa hẹn những đầu tư
có lợi, ngay từ cuối thế kỷ XVIII, dưới danh nghĩa của Công ty Đông Ấn Hà Lan,
một số tàu Mỹ đã thâm nhập vào hải phận Nhật Bản đồng thời yêu cầu Chính quyền
Tokugawa từ bỏ chính sách tỏa quốc. Đến giữa thế kỷ XIX, dưới chiêu bài “vì lợi ích
chung của nhân loại”, Mỹ đã buộc Nhật Bản phải ký Hiệp ước Kanagawa năm 1854 và
Hiệp ước Yedo năm 1858. Hai hiệp ước này đã trở thành nguyên cớ để các nước khác
buộc Nhật Bản phải kýý các hiệp ước tương tự chấm dứt chính sách cô lập kéo dài hơn
200 năm của đất nước này. Một thế cuộc mới được mở ra trong quan hệ quốc tế của
Nhật Bản, trong đó “Mỹ đã trở thành trọng tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển
quân sự và ngoại giao của Nhật Bản” [31, tr.56].
Đến đầu thế kỷ XX, trong khi ở châu Á có nhiều dân tộc yếu đi thì Nhật Bản
lại là một trong số rất ít quốc gia mạnh lên. Với sức mạnh của một đất nước cơng
nghiệp hóa đầu tiên ở châu Á, Nhật Bản đã tích cực tham gia vào “những cơn kịch
phát thực dân hóa” với các cường quốc châu Âu và nhanh chóng bước lên vị trí “hội
viên chính thức” của câu lạc bộ các cường quốc đế quốc sau chiến thắng vang dội
đánh bại nước Nga Sa hoàng “da trắng” trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 1905). Sự kiện này không những củng cố tham vọng thay đổi địa vị của Nhật Bản
trong đời sống chính trị quốc tế của giới cầm quyền Tokyo mà còn khiến cho các

4


cường quốc phương Tây trong đó có Mỹ “cảnh giác” hơn và có những đối sách cụ
thể trước tham vọng dần bộc lộ rõ của Nhật Bản: bá chủ Đông Á và thế giới. Không
coi Nhật Bản là một thành viêný ngang hàng trên bàn cờ quốc tế, giới cầm quyền
Mỹ đã chuyển sang thực hiện chính sách kiềm chế, chèn ép và bắt Nhật Bản phải
chấp nhận những nhượng bộ thua thiệt. Từ thời điểm đó cho đến giữa thế kỷ XX,

dưới tác động của nhiều yếu tố, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản tiếp
tục có những điều chỉnh khác nhau qua từng thời kỳ. Quá trình hoạch định và kết
quả của việc thực hiện những điều chỉnh này khơng những có tác động trở lại to lớn
đối với chính sách đối nội của Mỹ mà còn là một trong những tác nhân quan trọng
trong tiến trình phát triển và xác định quyết sách ngoại giao, kinh tế... của Nhật Bản
cũng như có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các xu thế quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Vậy, đâu là nhân tố chủ yếu quyết định chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản?
Phải chăng là do sự thay đổi địa vị quốc tế của Nhật Bản trên bàn cờ quốc tế? Chính
sách đó có tác động như thế nào đối với bản thân hai chủ thể của mối quan hệ này?
Vị trí của quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản trong tổng thể mối quan hệ với một số
quốc gia châu Âu, châu Á khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung? ...
Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề phức tạp nêu trên, chúng
tơi mạnh dạn chọn vấn đề “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong
nửa đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình.
Đây là đề tài vừa có ý ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Thơng qua
việc tái hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX, luận án sẽ giúp vạch ra những cơ sở cũng như
đặc điểm của chính sách này. Đồng thời, từ việc tìm hiểu tiến trình vận động của
nền ngoại giao Mỹ và quan hệ Mỹ - Nhật Bản trong lịch sử, luận án cũng cố gắng
làm sáng tỏ thêm những yếu tố tác động đến mối quan hệ này. Những nội dung trên
tuy là những vấn đề của quá khứ, nhưng như Paul Kennedy nói “Cách tốt nhất để
nhận thức được tương lai sắp đến là nhìn lại một chút về quá khứ”[29, tr.118]. Quá
khứ của mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản thật đa dạng với bao thăng trầm. Hiện tại của
mối quan hệ này cũng không hề đơn giản, nhất là trong bối cảnh quan hệ Mỹ -

5


Nhật Bản vẫn tiếp tục có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước và có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới các xu thế phát triển của quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình

Dương.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới đất nước và thiết
lập quan hệ đa dạng hóa, đa phương hóa với tất cả các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới, việc nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản
trong nửa đầu thế kỷ XX sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của yếu tố Đơng
Nam Á (trong đó có Việt Nam) đối với việc hoạch định chính sách Nhật Bản của
Mỹ trong lịch sử. Từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm tham khảo trong việc đánh
giá tình hình quốc tế và diễn trình của một trong những mối quan hệ quan trọng nhất
trong quan hệ quốc tế hiện nay nhất là đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2. 1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Trong phạm vi những cơng trình và tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tơi xin
nêu một số nét chính về vấn đề này như sau:
Ở nước ngồi, chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách đối ngoại
của Mỹ đối với Nhật Bản nói riêng là mảng đề tài rất được quan tâm nghiên cứu.
Tại Mỹ, các trung tâm, viện nghiên cứu và nhiều trường đại học đã thực hiện
nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến mảng đề tài này. Những cơng trình đó
được triển khai theo hai hướng chính. Một là nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau
của lịch sử nước Mỹ. Hai là nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Nhật Bản.
Trong nhóm thứ nhất, đáng chú ý là các cơng trình nghiên cứu tổng quan như
“Outline political history of the Americas” (Đại cương lịch sử chính trị châu Mỹ
từ Chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1951) (1951) của William Z.Foster, xuất bản
bằng tiếng Việt năm 1960); “The American pageant - A History of the Republic”
(Hoạt cảnh nước Mỹ - Lịch sử nước Cộng hòa Mỹ) (1998) của Thomas A.Bailey,
David M.Kennedy và Elizabeth Cohen; “An outline of American History” (Khái
quát về lịch sử nước Mỹ) (1994, xuất bản bằng tiếng Việt năm 2000) của Howard
Cincotta; “America” (Nước Mỹ) (2000) của George Brown Tindall và David Emory

6



Shi... Trong những cơng trình này, do phạm vi nghiên cứu rộng cả về không gian và
thời gian, phần viết về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản chỉ được đề
cập ở những chừng mực nhất định. Tuy nhiên, những nội dung khái quát về lịch sử,
đất nước, con người và đời sống được phản ánh trong đó đã cung cấp những cơ sở
quan trọng để nghiên cứu q trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại
Mỹ.
Với nhóm nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ, có thể nêu
một số cơng trình tiêu biểu như “The growth of American foreign policy - A history”
(Lịch sử hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của Mỹ” (1962) của Richard
W. Leopold; “Major problems in American foreign policy” (Những vấn đề chính
trong chính sách đối ngoại của Mỹ) (1978) do Thomas G.Paterson biên
soạn;“America in the twentieth century” (Nước Mỹ trong thế kỷ XX) (1982) của
Frank Freidel và Alan Brinkley. Ngồi ra cịn có nhiều tác giả khác nghiên cứu về
vấn đề này như Walter Lafeber với “The American age - US foreign policy at home
and abroad” (Thời đại Mỹ - Chính sách đối ngoại của Mỹ ở trong và ngoài nước)
(1994); Wesley M.Bagby với “American’s International Relations since World War
I” (Quan hệ quốc tế của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ I) (1999)...Những cơng
trình trên đây hàm chứa nhiều tư liệu giá trị cùng những đánh giá của giới nghiên
cứu Mỹ về cơ sở và đặc điểm của chính sách đối ngoại Mỹ, đặc biệt là với vùng
Viễn Đơng1. Trong đó, có người từng đóng vai trị quan trọng trong q trình hoạch
định chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản với tư cách người đứng đầu Bộ Ngoại
giao hoặc các chức vụ khác trong bộ máy chính quyền Mỹ. Tiêu biểu là Henry
L.Stimson - Bộ trưởng Chiến tranh từ 1911-1913, Ngoại trưởng từ 1923-1929 và
Bộ trưởng Chiến tranh nhiệm kỳ 1940-1945 - với cơng trình “The Far Eastern
Crisic - Recollections and Observations” (Hồi ức và những ghi chép về cuộc khủng
hoảng ở Viễn Đơng) dày gần 300 trang, trong đó tập hợp nhiều đoạn nhật kýý của
ông cùng nhiều bức điện trao đổi, các hiệp định, hiệp ước...liên quan đến các vấn đề
diễn ra ở Viễn Đông từ 1931 đến 1935.


1

Khái niệm “Viễn Đông” trong luận án này được nhận thức là bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

7


Vốn là một mảng đề tài quan trọng trong nghiên cứu chính sách đối ngoại của
Mỹ, chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế giữa Mỹ với Nhật Bản cũng được giới
nghiên cứu ở Mỹ rất quan tâm.
Một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu quan hệ Mỹ - Nhật Bản một cách
hệ thống là Payson J.Treat với cơng trình “Japan and the United States 1853-1921”
(Quan hệ Nhật Bản - Mỹ 1853-1921) (1921). Đứng từ góc độ nghiên cứu lịch sử
quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ, Payson J.Treat đề cập những nét khái quát nhất của
mối quan hệ này trong nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, có thể kể
đến các tác giả khác như Lawrence H.Battistini, William Newmann, Edwin
O.Reischauer, Raymond A.Esthus, Howard B.Schonberger... Các tác phẩm của họ
như “Japan and America from earliest times to the present” (Nhật Bản và Mỹ từ
những tiếp xúc đầu tiên tới nay” (1953); “American encounters Japan from Perry to
MacArthur” (Sự tiếp xúc giữa Mỹ và Nhật Bản từ Perry tới MacArthur( (1963);
“The United States and Japan” ( Mỹ và Nhật Bản) (1965); “Theodore Roosevelt
and Japan” (Theodore Roosevelt và Nhật Bản) (1967); “Aftermath of war Americans and the Remaking of Japan, 1945-1952” ( Mỹ và sự tái thiết Nhật Bản
sau chiến tranh, 1945-1952) ((1989)... là chỗ dựa quan trọng trong việc nhìn nhận,
đối chiếu và so sánh các quan điểm đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Nhật Bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đáng chú ýý nhất trong đó là các
cơng trình của Edwin O.Reischauer. Là một học giả rất có uy tín về lịch sử Nhật
Bản và Đơng Á, đồng thời cũng là chuyên gia về Nhật Bản của Cục tình báo quân
đội trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chuyên viên Bộ Ngoại giao về soạn thảo
chính sách đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, một trong những đại diện của Bộ Ngoại

giao trong Ủy ban Quốc gia Điều phối chiến tranh - hải quân - cơ quan đứng đầu về
hoạch định chính sách đối ngoại của nước Mỹ từ 1945 đến 1946, sau đó là Đại sứ
Mỹ tại Nhật Bản từ 1961-1966, Edwin O.Reischauer đã viết nhiều cơng trình có giá
trị về Nhật Bản và quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Một trong số đó là “The United States
and Japan” (Mỹ và Nhật Bản) (1965) - thuộc Thư viện sách về chính sách đối ngoại
của Mỹ của trường Đại học Harvard. Với trình độ và khả năng bao qt của một
học giả có uy tín trong nghiên cứu Nhật Bản, của một nhà ngoại giao đã nhiều năm

8


sống, làm việc tại Nhật và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách đối ngoại
của Mỹ với quốc gia này, cơng trình nghiên cứu của Edwin O.Reischauer đã đề cập
tương đối toàn diện về một trong những giai đoạn rất quan trọng trong mối quan hệ
Mỹ - Nhật Bản - thời kỳ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản từ năm 1945 - 1952. Cơng trình
cũng phân tích các nhân tố tác động đến mối quan hệ này như hoàn cảnh tự nhiên,
đặc tính dân tộc Nhật Bản, đồng thời đưa ra một số nhận định về khuynh hướng
phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu ở dạng sách về đề tài này là các bài viết về
những vấn đề chung hay một lĩnh vực nào đó trong quan hệ Mỹ - Nhật Bản được
đăng chủ yếu trên các tạp chí như Annals of the American Academy of Political and
Social Science, The American Journal of International Law, Foreign Policy, Pacific
Affairs, Political Science Quarterly, Political Sciences and Politics, Journal of
American Oriental, Far Eastern Survey... Có thể kể đến một số bài đáng chú ý như
“Our relations with Japan” (Về mối quan hệ giữa nước ta với Nhật Bản) (1914) của
John Holladay Latane đề cập quan hệ và chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản từ
cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX. Bài viết “American’s Pacific
Policy: The Role and the Record” (Chính sách Thái Bình Dương của Mỹ: Vị trí và
thành tựu) (1941) của George E.Taylor tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ với
khu vực Thái Bình Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Bài viết “American

policy and Japan’s entrance in to World War I” (Chính sách của Mỹ và sự tham gia
Chiến tranh thế giới thứ nhất của Nhật Bản) (1953) của Ernest R.May phân tích tác
động của các hoạt động của Nhật Bản ở Viễn Đông trước và sau khi Nhật tham gia
Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với việc hoạch định chính sách Viễn Đơng của
Mỹ. Bài viết “Robert A.Taft, The Constitution and American foreign policy, 19391953” (Robert A.Taft, Hiến pháp và chính sách đối ngoại Mỹ 1939-1953) (1982)
của Geoffrey Matthews đề cập vai trò của Robert A.Taft đối với q trình hoạch
định chính sách đối ngoại của Mỹ.
Đi vào từng khía cạnh cụ thể trong chính sách của Mỹ và quan hệ Mỹ - Nhật
Bản, chẳng hạn khía cạnh qn sự có các bài viết “Air power versus sea power in
the South China sea” (Sự đối đầu không quân - hải quân trên biển Nam Trung Hoa)

9


(1941) của Kurt Bloch nghiên cứu các chiến lược quân sự của Mỹ, Hà Lan, Nhật
Bản ở vùng biển Nam Trung Hoa. Cũng với chủ đề này, nhưng tập trung vào hoạt
động của lực lượng hải quân Mỹ là nội dung bài viết “The US Navy and the
Japanese enemy 1919-1931” (Hải quân Mỹ và kẻ thù Nhật Bản 1919-1931) (1957)
của Geral E.Wheeler...
Về khía cạnh kinh tế, có các bài viết như “American-Japanese direct foreign
investment relationships, 1930-1952” (Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài MỹNhật Bản, 1930-1952) (1982) của Mira Wilkins tập trung nghiên cứu quan hệ đầu
tư trực tiếp của Mỹ ở Nhật Bản và ngược lại trong hơn hai thập kỷ đầy biến động
trong quan hệ hai nước từ 1930-1952... Bài viết “International Economic Structures
and American foreign economic policy, 1887 - 1934” (Cấu trúc kinh tế thế giới và
chính sách đối ngoại của Mỹ 1887-1934) (1983) của David A.Lake đề cập chính
sách kinh tế đối ngoại của Mỹ từ lý thuyết đến thực tiễn qua các thời kỳ 1887-1897,
1897-1912, 1912-1929, 1930-1934. Bên cạnh đó là một số bài đáng chú ý khác như
“Sectoral conflict and foreign economic policy, 1914-1940” (Chính sách kinh tế đối
ngoại và xung đột cục bộ, 1914-1940) (1988) của Jeff Frieden đề cập chính sách
kinh tế đối ngoại của Mỹ dưới tác động của các cuộc khủng hoảng khu vực...

Khơng đề cập các khía cạnh trong chính sách đối ngoại hay trong quan hệ Mỹ
- Nhật Bản như trên mà tập trung nghiên cứu từng sự kiện cụ thể diễn ra trong quan
hệ giữa hai nước là nội dung của nhóm bài viết về Mãn Châu, Trân Châu Cảng...
Trong đó, đáng chú ý là các bài “Japan and Manchuria. Ambassador Forbes’
Appraisal of American policy toward Japan in the years 1931-1932” (Nhật Bản và
Mãn Châu: Đánh giá của đại sứ Forbes về chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản
trong những năm 1931-1932) (1968) của G.A.Lessen. Thông qua việc tiếp cận
những ghi chép không được công bố của W.Cameron Forbes, đại sứ Mỹ tại Nhật từ
1930-1932, Lessen nghiên cứu tác động của sự kiện Nhật Bản chiếm Mãn Châu
năm 1931 và những sự kiện khác diễn ra ở Thượng Hải cùng thời gian này đến sự
chuyển hướng chính sách của Mỹ đối với Nhật. Bài viết “The Road to Pearl
Harbor: A reexamination of American Far Eastern Policy, July 1937-December
1938” (Đường đến Trân Châu Cảng: xem xét lại chính sách Viễn Đơng của Mỹ từ

10


7-1937 đến 12-1938) (1971) của Frederick C.Adam. Trên cơ sở phân tích thực trạng
quan hệ Mỹ - Nhật Bản trong giai đoạn nêu trên, Frederick cho rằng chính sách của
Mỹ đối với Nhật Bản được định hình sau năm 1938 và thơng qua Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Washington, chính phủ Mỹ đã tự cam kết tăng cường sức mạnh cho
Trung Quốc để đối phó với những hoạt động xâm lược ngày càng tăng của Nhật
Bản. Cũng bàn về cuộc chiến tranh nổi tiếng ở Thái Bình Dương, trong bài viết
“The Origins of the Pacific War” (Nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Thái Bình
Dương) (1988), Scott D.Sagan cho rằng cần phải nhìn nhận nguyên nhân của cuộc
chiến tranh này như một sự thất bại của các hoạt động răn đe từ cả hai phía Mỹ và
Nhật Bản. Cịn Nathaniel B.Thayer với bài viết “Japanese attitudes toward the US”
(Thái độ của người Nhật đối với Mỹ) (1988) thì xem xét nguyên nhân của cuộc
chiến tranh này trên một bình diện khác - chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản...
Thuộc về các tác giả nước ngồi, cùng với cơng trình của các học giả Mỹ là

những cơng trình của giới nghiên cứu Nhật Bản, Anh, Australia, Pháp, Nga...
Tiêu biểu trong số các cơng trình ở dạng sách là “Japan’s foreign relations
1542-1936- A short history” (Khái lược về quan hệ ngoại giao của Nhật Bản từ
1542-1936) của Roy Hedemichi Akagi (1936), “Japan among the great powers”
(Nhật Bản giữa các cường quốc) (1940) của Seiji Hishida; “L’énigme Mac Arthur Japon - Corée - Extrème Orient” (1951) (Mac Arthur - Nhật Bản - Triều Tiên -Viễn
Đông) của John Gunthur; “Chính sách đối ngoại của Mỹ ” (1961) của N.
Inozemsev, “Lịch sử ngoại giao từ 1919 đến ngày nay” (1994) của Jean-Baptiste
Duroselle (Học viện quan hệ quốc tế dịch và xuất bản), “Hồi ký Winston
S.Churchill về Chiến tranh thế giới thứ hai” (2002) của Winston S.Churchill (sách
dịch)...
Trong nhóm cơng trình ở dạng bài viết, có thể nêu một số bài tiêu biểu như
“Miscalculations in Deterrent policy: Japanese - US relations, 1938-1941” (Quan
hệ Nhật Bản - Mỹ: Những tính tốn sai lầm trong chính sách răn đe, 1938-1941)
(1968) của Chihiro Hosoya. Bài viết này phân tích những sai lầm trong việc thực
hiện chính sách răn đe của các phe phái có đường lối cứng rắn trong chính phủ Mỹ
và khảo sát tác động của việc thực thi chính sách này đối với mối quan hệ Mỹ -

11


Nhật trước khi diễn ra sự kiện Trân Châu Cảng. Bài viết “German Welpolitik and
the American two-front dilemma: The “Japanese Peril” in German-American
relations, 194-1917” (Chính sách tồn cầu của Đức và tình trạng lưỡng nan của Mỹ:
mối “hiểm họa Nhật Bản” trong quan hệ Đức - Mỹ 1904 -1917) (1996) của Ute
Mehnert bàn về tác động của “yếu tố Nhật Bản” đối với việc hoạch định chính sách
đối ngoại của Đế chế Đức và tình trạng lưỡng nan của Mỹ khi phải chọn lựa giải
pháp tập trung lực lượng ở Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương. Bài viết “We
have opened the door to Tokyo: US plans to seize the Kurile Islands, 1943-1945”
(Kế hoạch đánh chiếm quần đảo Kurile của Mỹ 1943-1945) (1997) của Galen Roger
Perras nghiên cứu kế hoạch đánh chiếm quần đảo Kurile của Mỹ...

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trước năm 1975, để phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việc
nghiên cứu về Mỹ, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Mỹ đã bước đầu được chú ý.
Các tác phẩm viết về Mỹ thời kỳ này chủ yếu là các bài nghiên cứu đăng trên các
tạp chí, thơng báo khoa học đề cập chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ
nói chung hoặc khai thác một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với khu vực Đơng Nam Á, Đông Á, Mỹ La tinh hay châu Phi. Có thể kể ra các bài
viết “Nhìn lại con đường xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong thời kỳ lịch sử
cận đại” (1966), “Bước đầu xâm nhập của Mỹ vào Đông Nam Á” (1969) của Vũ
Dương Ninh; “Vài nét về chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Đông
Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai” (1969), của Nguyễn Quốc Hùng; “Vài
suy nghĩ về đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”
(1971) của Vũ Dương Ninh; “Chính sách của Mỹ ở Đơng Nam Á trong thời kỳ
chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945” (1975) của Nguyễn Quốc Hùng; “Mâu
thuẫn Nhật - Mỹ quanh vấn đề Nhật chiếm Đơng Dương” (1975) của Nguyễn Huy
Qý... Bên cạnh đó, cũng có một số cuốn sách ít nhiều đề cập chính sách đối ngoại
của Mỹ thơng qua việc phân tích một số sự kiện và hội nghị quan trọng trong quan
hệ quốc tế như “Hội nghị Tê hê ran (28-11-1943 - 1-12-1943” (1962) của Nhà xuất
bản Sự thật, “Lịch sử chính trị và bang giao quốc tế (từ năm 1890 đến năm
1914)”(1972) của Ban Sử học - Đại học Văn khoa Sài Gòn, “Trận Trân Châu

12


Cảng” (1974) của Lê Văn Dương, “Lịch sử quan hệ quốc tế” (1975) của Bộ Ngoại
giao...
Sau năm 1976, việc nghiên cứu về Mỹ nói chung và chính sách đối ngoại của
Mỹ nói riêng được quan tâm nhiều hơn và phạm vi nghiên cứu cũng mở rộng hơn.
Đặc biệt, từ cuối những năm 1980, dưới tác động của công cuộc đổi mới, mở cửa
hội nhập quốc tế của Việt Nam và những bước cải thiện trong quan hệ Việt - Mỹ,

một thời kỳ mới trong nghiên cứu về Mỹ thực sự bắt đầu và ngày càng được coi
trọng, đẩy mạnh cả về nghiên cứu khoa học và phương diện tổ chức. Các trung tâm,
viện nghiên cứu cùng các khoa, bộ môn chuyên nghiên cứu, giảng dạy về Mỹ được
thành lập như Viện Nghiên cứu châu Mỹ (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), Ban
Mỹ (Học viện Quan hệ quốc tế), ngành học Hoa Kỳ học (Khoa Quốc tế học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhiều cơng trình
nghiên cứu của các học giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt... Những nhân tố
thuận lợi đó cùng với sự chuyên tâm của đội ngũ các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã
thúc đẩy việc nghiên cứu Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ phát triển cả bề rộng
lẫn bề sâu. Trong khoảng hai thập kỷ, hàng chục cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học Việt Nam đã được xuất bản. Về đại thể, có thể chia các cơng trình này
thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các tác phẩm nghiên cứu về các mặt của nước
Mỹ. Nhóm thứ hai là các tác phẩm nghiên cứu trực tiếp về chính sách của Mỹ đối
với Nhật Bản.
Trong nhóm thứ nhất, có các tác phẩm mang tính tổng quan như “Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ” (1994) của Học viện Quan hệ Quốc tế. Bên cạnh đó là các tác phẩm
nghiên cứu về từng mặt khác nhau của nước Mỹ như “Kinh tế Mỹ - vấn đề và triển
vọng” (1994) của Nguyễn Thiết Sơn, “Hồ sơ văn hóa Mỹ ” (1995) của Hữu Ngọc,
“Đặc điểm hệ thống chính trị Mỹ ” (2001) do Vũ Đăng Hinh chủ biên, “ Mỹ - Âu Nhật: Văn hóa và phát triển” (2002) do Đỗ Lộc Diệp chủ biên, “Quá trình hình
thành Liên bang Mỹ và các đặc điểm xã hội - văn hóa Mỹ” (2003) của Nguyễn Thái
Yên Hương; “Hoa Kỳ - kinh tế và quan hệ quốc tế” (2004) của Nguyễn Thiết Sơn...
Tuy chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản chỉ được đề cập khái quát và chiếm một tỉ
lệ rất nhỏ nhưng những tác phẩm này đã cung cấp những kiến thức phong phú về

13


nhiều mặt của nước Mỹ, qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn
về vấn đề mà đề tài đặt ra.
Trong nhóm này, cũng có một số cơng trình nghiên cứu về chính sách đối

ngoại của Mỹ. Nhưng đặc điểm chung của những cơng trình này là khơng đề cập
hoặc đề cập rất ít về chính sách đối ngoại của Mỹ nửa đầu thế kỷ XX, mà tập trung
vào một thời kỳ lịch sử khác - thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Trong nhóm tác phẩm thứ hai, việc nghiên cứu được triển khai theo hai hướng
chính. Hướng thứ nhất là nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật
Bản như một phần trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thế
giới. Đó là “Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai” (1985) của Nguyễn Huy Quý,
“Quan hệ quốc tế thế kỷ XX” (2000) của Nguyễn Quốc Hùng, “Lịch sử quan hệ
quốc tế từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến chiến tranh Triều Tiên (giai đoạn 19391952)” (2005) của Phạm Giảng, “Sự thất bại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản”
(2005) của Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Huy Quý, “Lịch sử quan hệ quốc tế:
Tập I” (tái bản lần thứ nhất năm 2006) do Vũ Dương Ninh chủ biên... Hướng thứ
hai là nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại và lịch sử quan hệ Mỹ - Nhật
Bản. Nhìn chung, những tác phẩm này đều tập trung nghiên cứu về một hoặc một số
mối quan hệ cơ bản giữa Mỹ và Nhật Bản (thông qua chính sách của từng nước thời
kỳ sau chiến tranh lạnh), từ đó rút ra những đặc điểm của mối quan hệ này và đưa ra
những nhận định về ảnh hưởng của mối quan hệ đó đối với sự phát triển của khu
vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai.
Như vậy, có thể nói, trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu ở dạng sách về Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Nhật Bản được xuất bản ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu tồn diện về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế
kỷ XX. Các công trình đã có hoặc nghiên cứu tổng thể các mặt của nước Mỹ hoặc
tập trung vào một lĩnh vực cụ thể nào đó. Cịn trong những cơng trình đề cập trực
tiếp quan hệ Mỹ - Nhật Bản thì chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật chỉ
chiếm một phần khơng lớn và được trình bày tương đối khái qt hoặc trong
khoảng thời gian hẹp hơn hoặc giới hạn trong một phạm vi thời gian khác.

14



Tình hình tương tự cũng lặp lại với mảng cơng trình nghiên cứu dưới dạng bài
viết đăng chủ yếu trên các tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Quốc tế, Lịch sử Quân sự...
Năm 1985 và 1995, nhân kỷ niệm 40 và 50 năm chiến thắng chủ nghĩa phát
xít, tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã có một loạt bài về cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn
khốc nhất trong lịch sử lồi người. Phần lớn trong số đó nhấn mạnh vai trị của Liên
Xơ trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Những bài viết này đã góp phần đáng kể
trong việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử cũng như những yếu tố bên ngoài tác động tới
việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn diễn ra sự kiện toàn
cầu to lớn này. Đề cập trực tiếp nhất đến chính sách của Mỹ là bài viết “Chủ nghĩa
đế quốc Mỹ và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” (1985) của Nguyễn Huy Quýý.
Bài viết tập trung vào hai nội dung chính: một là, thực chất của việc Mỹ liên minh
với Liên Xô trong Khối đồng minh chống phát xít. Hai là, vai trị của qn đội Mỹ
trong chiến tranh chống phát xít. Năm 1995, trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay có bài
viết “Roosevelt và Chiến tranh thế giới thứ hai” của Nguyễn Quốc Hùng. Bài viết
tập trung đề cập chính sách của Mỹ dưới thời tổng thống F.Roosevelt trong Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, những bài viết về các trào lưu tư
tưởng, học thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến q trình hoạch định chính sách đối
ngoại của Mỹ xuất hiện nhiều hơn trên các tạp chí, đặc biệt là tạp chí Châu Mỹ ngày
nay. Có thể nêu một số bài tiêu biểu như “Thử bàn về văn hóa Mỹ và chính sách đối
ngoại của Mỹ” (2003) của Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thái Yên Hương nhấn
mạnh yếu tố con người và xã hội Mỹ - yếu tố mà các tác giả cho là khá quan trọng
và góp phần khơng nhỏ đến q trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ. Cũng
nghiên cứu các yếu tố chi phối chính sách đối ngoại Mỹ, bài viết “Chủ nghĩa biệt lệ
trong chính sách đối ngoại của Mỹ ” (2004) của Nguyễn Thị Nga lại đề cập đến yếu
tố khác. Đó là nguồn gốc, nội dung cơ bản và sự thay đổi ý nghĩa của chủ nghĩa biệt
lệ - một trong bốn tư tưởng chủ đạo chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ qua các
đời tổng thống.


15


Khơng đi vào trình bày những vấn đề chung như các cơng trình nêu trên, một
số nhà nghiên cứu khác trực tiếp viết về nhiều khía cạnh khác nhau trong chính sách
đối ngoại của Mỹ nói chung, chính sách của Mỹ với Nhật Bản nói riêng. Có thể kể đến
một số bài đáng chú ý như “Sự hình thành tam giác quyền lực Đức - Mỹ - Nhật trong
những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả của nó” (2001) của Nguyễn Văn
Tận; “Mỹ và Đơng Á: nhìn từ lịch sử và hiện tại” (2006) của Nguyễn Quốc Hùng.
Ngoài ra, Nguyễn Kim Thoa cũng đề cập chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật
Bản những năm 1945-1952 trong luận văn thạc sĩ “Chính sách đối ngoại Mỹ trong thời
kỳ cầm quyền của Harry Truman (1945-1952)”. Tuy nhiên, nội dung này chỉ chiếm tỉ
lệ rất nhỏ (6 trên tổng số 112 trang chính văn).
Từ những cơng trình nghiên cứu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, tại Mỹ và một số nước khác, chính sách đối ngoại của Mỹ và quan hệ
quốc tế giữa Mỹ với Nhật Bản được giới nghiên cứu rất quan tâm và đã đạt được
những kết quả nghiên cứu đáng kể. Tuy nhiên, những cơng trình này thiên về việc
nghiên cứu những nét khái quát của chính sách đối ngoại Mỹ nói chung hoặc về
từng khía cạnh, sự kiện cụ thể trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản. Hơn nữa, do đây là những cơng trình nghiên cứu
của giới học giả nước ngoài nên dĩ nhiên phản ánh quan điểm và cách nhìn nhận của
giới nghiên cứu ở những nước đó.
Hai là, ở trong nước, đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản
nửa đầu thế kỷ XX” hầu như chưa được khai thác. Mặc dù cho đến nay, việc nghiên
cứu về Mỹ, chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ đối với
Nhật Bản nói riêng đã được chú ý nhiều hơn. Số lượng và nội dung đề cập của các
công trình cũng nhiều hơn và tồn diện hơn. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình
chun khảo nào nghiên cứu đầy đủ về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật
Bản trong nửa đầu thế kỷ XX. Những cơng trình có liên quan chủ yếu là đề cập một
cách rất khái quát hoặc tập trung nghiên cứu một sự kiện hay lĩnh vực cụ thể trong

quan hệ Mỹ - Nhật Bản.

16


Kế thừa những thành tựu nghiên cứu như trên, đó thực sự là thuận lợi lớn
nhưng cũng là thách thức mà chúng tôi phải rất cố gắng để khảo sát, lýý giải theo
nội dung khoa học mà đề tài đòi hỏi, đồng thời đóng góp vào việc nghiên cứu đề tài
này ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật
Bản trong nửa đầu thế kỷ XX. Để có thể hiểu được chính sách đối ngoại ấy, luận án
sẽ tìm hiểu các yếu tố liên quan đến quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản, cụ thể là :
- Động lực và những yếu tố chính tác động tới chính sách này, như bối cảnh quốc
tế và khu vực, thực lực của nước Mỹ, những nét khái quát cơ bản về chính sách đối
nội..
- Nội dung và những điều chỉnh của chính sách đối ngoại Mỹ từ 1905 đến 1952.
- Quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản và những
vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước nửa đầu thế kỷ XX.
- Những thành công và hạn chế của việc thực hiện những chính sách này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên một số phương diện sau:
Về khơng gian: Chính sách đối với Nhật Bản cũng đồng thời nằm trong chính
sách Viễn Đơng của Mỹ và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có những vấn
đề xảy ra ở Viễn Đông tác động trực tiếp tới Mỹ như vấn đề người tị nạn và tác
động gián tiếp đến Mỹ như cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Vì vậy, chúng tơi cũng sẽ
đề cập thái độ và chính sách của Mỹ đối với những vấn đề ở Viễn Đơng vào những
thời điểm có liên quan.

Về thời gian:Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nửa đầu thế kỷ XX. Mốc mở
đầu cụ thể là từ chiến thắng của Nhật Bản đối với nước Nga Sa hoàng trong cuộc
chiến tranh 1904-1905. Tuy đây là sự kiện diễn ra ngoài nước Mỹ và chỉ liên quan
trực tiếp tới Nhật Bản, nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình hoạch
định chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản. Việc nước Nhật vươn lên vị trí một

17


cường quốc trên Thái Bình Dương và trở thành thành viên “câu lạc bộ” các cường
quốc thế giới cùng với Anh, Đức, Mỹ... đã khiến Nhật Bản trở thành một đối thủ,
một mối “hiểm họa‟ thực sự đối với Mỹ, đặc biệt là ở Thái Bình Dương.
Trải qua gần 50 năm với những thăng trầm, đến ngày 8-9-1951, Hiệp ước hịa
bình với Nhật Bản và Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được ký kết. Tiếp đó, ngày 19-11952, Hiệp ước hồ bình và Hiệp ước an ninh được Thượng viện Mỹ thông qua với
số phiếu thuận lần lượt là 66/10 và 58/9. Những hiệp ước này đã biến Nhật Bản
thành một “đồng minh phụ thuộc của Mỹ”, đặt nước Nhật dưới “ô bảo vệ hạt nhân”
của Mỹ, một khâu trọng yếu trong vành đai chống phá chủ nghĩa xã hội và phong
trào giải phóng dân tộc ở châu Á. Từ đây, quan hệ giữa hai nước bước sang một
trang mới. Tuy có những thăng trầm nhưng Mỹ ln coi sự hợp tác Mỹ - Nhật là
nền tảng trong quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì những lý do
trên, chúng tơi giới hạn mốc cuối của luận án vào năm 1952.
Về vấn đề nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quá trình hoạch định, thực thi và kết
quả của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XX. Việc tái
hiện này được thực hiện chủ yếu dựa trên những chính sách do Mỹ đề ra, những yếu
tố tác động đến việc đưa ra những chính sách cụ thể của Mỹ trong quan hệ với Nhật
Bản. Nhưng, trong trường hợp cần thiết, để làm sáng tỏ cơ chế vận hành của quá
trình này cũng như tác động qua lại trong quan hệ hai nước, luận án cũng khái quát
những nét cơ bản về chính sách đối ngoại của Nhật Bản qua từng giai đoạn lịch sử.
Tuy nhiên, do hoạt động đối ngoại của Mỹ bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau và
rất phức tạp, trong khn khổ có hạn của luận án và chưa có điều kiện nghiên cứu

tất cả các lĩnh vực, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực chủ yếu là chính
trị - an ninh đối ngoại.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm:
1. Các tư liệu gốc cung cấp những thơng tin chính thức và tin cậy, tạo cơ sở chắc
chắn cho nội dung luận án như những hiệp ước ký kết giữa Mỹ và Nhật Bản; các sắc
lệnh, nghị định liên quan đến quan hệ hai nước; các thông điệp hàng năm của tổng thống

18


Mỹ gửi Quốc hội; công hàm trao đổi của Ngoại trưởng Mỹ gửi Bộ trưởng Ngoại giao
Nhật Bản và ngược lại; thư từ, công điện của Ngoại trưởng Mỹ gửi đại sứ, đại diện lâm
thời Mỹ tại Nhật Bản; báo cáo của các bộ, ngành gửi Ngoại trưởng Mỹ... mà chúng tôi
khai thác được trong các tập tư liệu gốc do Bộ Ngoại giao Mỹ cơng bố, trong các cơng
trình tuyển chọn tư liệu về lịch sử nước Mỹ, trên trang Web của Thư viện Quốc hội Nhật
Bản, trang web của một số trường đại học như Đại học Yale, Winsconsin.
2. Hồi ký, sách chuyên khảo của một số chính khách hay các nhân vật trực tiếp
tham gia vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại Mỹ như Đô đốc
M.C.Perry, Ngoại trưởng Mỹ Henry L.Stimson, Ngoại trưởng Hull, đại sứ Mỹ tại
Nhật Bản Edwin O.Reischauer, Thủ tướng Nhật Bản Yoshida...
3. Những cơng trình nghiên cứu có giá trị tham khảo về thông tin, về quan
điểm, phương pháp nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến chủ đề
luận án của các học giả trong và ngoài nước.
Các nguồn tài liệu này chủ yếu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Những cơng
trình nghiên cứu ở dạng sách hay bài viết của các học giả Nhật Bản, Đức, Nga...
được khai thác qua bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:


ý

Để giải quyết các vấn đề do đề tài luận án đặt ra, về mặt phương pháp luận,
trước hết chúng tôi dựa trên các phương pháp nghiên cứu cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những
quan điểm về sự vận động của lịch sử loài người, phép biện chứng của sự phát triển,
các quy luật vận động, nguyên lý phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
phát triển là nền tảng để chúng tôi xử lý các nguồn tài liệu và phân tích, đánh giá
các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản. Theo đó, mọi vấn đề liên quan đến chính sách của
Mỹ đối với Nhật Bản đều được xem xét, đánh giá trong xu thế phát triển của lịch
sử, trong tổng hòa các mối liên hệ và dưới tác động của các yếu tố trong và ngoài
nước ở từng thời điểm lịch sử cụ thể.
“Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX” là
một đề tài lịch sử, nên các phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic

19


luôn được sử dụng chủ yếu trong luận án. Với phương pháp lịch sử, quá trình hoạch
định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản được tái hiện theo
trình tự thời gian với những chi tiết, những thành tố cụ thể cũng như vai trò của
những chi tiết, thành tố ấy. Với phương pháp logic, dựa trên các tư liệu về chính
sách đối ngoại của Mỹ, lịch sử phát triển của chính sách này sẽ được phản ánh một
cách khái quát trên những giai đoạn chủ yếu nhằm lý giải các hiện tượng, tìm hiểu
nguyên nhân chi phối q trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ và bản chất
của chính sách này.
Bên cạnh việc sử dụng những phương pháp chủ yếu nêu trên, với đối tượng
nghiên cứu “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ
XX” - cũng là một hiện tượng quan hệ quốc tế, chúng tôi kết hợp vận dụng những

phương pháp riêng của môn khoa học này như phương pháp nghiên cứu quan hệ
quốc tế, phương pháp khảo sát kinh tế, phương pháp phân tích tổng thể và tồn cục,
phương pháp phân tích so sánh, lý thuyết về nguyên nhân xung đột quốc tế, các
quan điểm về chủ thể và lợi ích trong quan hệ quốc tế... Theo đó, chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản được đặt trong bối cảnh quan hệ quốc tế; được xem
xét, phân tích từ góc độ kinh tế kết hợp với một số góc độ khác để rút ra căn nguyên
của sự biểu hiện về mặt chính trị. Ngồi ra, do cũng mang đặc điểm chung của quan
hệ quốc tế là mối liên hệ với quy mơ rộng mở, nên q trình hoạch định và thực thi
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản có rất nhiều mối quan hệ giao thoa
và tác động lẫn nhau. Trong các mối quan hệ phức tạp đó, chúng tôi cố gắng nắm
lấy những đặc điểm cơ bản, những mặt chủ đạo để hình thành nhận thức có tính hệ
thống, đồng thời đi tìm bản chất của hiện tượng từ nhiều phương diện khác nhau.
Bên cạnh đó, để tìm hiểu động lực của sự biến đổi các loại mâu thuẫn trên trường
quốc tế nói chung, giữa hai chủ thể nghiên cứu nói riêng, chính sách đối ngoại của
Mỹ đối với Nhật Bản cũng được xem xét và nghiên cứu theo sự biến đổi so sánh lực
lượng giữa hai chủ thể này với nhau và giữa từng chủ thể với một số quốc gia chủ
yếu khác trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Ngồi ra, q trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ trong nửa đầu thế
kỷ XX luôn chịu sự chi phối không nhỏ của hệ luận Chủ nghĩa hiện thực (Realism)

20


×