Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

Bùi Phương Thanh

SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ
TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------Bùi Phương Thanh

SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ
TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hoàng Thu Hương
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân

Chủ tịch HĐ chấm LATS cấp ĐHQG


T/M Tập thể hướng dẫn

GS.TS. Trịnh Duy Luân

PGS.TS. Hoàng Thu Hương

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Xã hội học với đề tài: Sự tham gia hoạt
động từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay là cơng trình do
chính tơi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong
luận án là trung thực, chính xác và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Bùi Phương Thanh


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận án này, tác giả luận án đã nhận được sự giúp
đỡ, động viên, chia sẻ của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân
trọng, yêu quý và biết ơn đối với thầy PGS.TS. Nguyễn Thanh Xn và cơ
PGS.TS Hồng Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ rõ hướng đi đúng đắn,

tạo động lực, tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và hồn thiện
luận án.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận án.
Tơi xin cảm ơn các Tăng sĩ, phật tử trên các địa bàn khảo sát ở Hà Nội
đã dành thời gian hỗ trợ tơi trong q trình thu thập thơng tin nghiên cứu cho
luận án.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã ln khuyến khích, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và hồn thiện luận án.

Tác giả luận án

Bùi Phương Thanh


MỤC LỤC
Trang
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ...................................................... 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 21
1.1. Những nghiên cứu về các cấp độ đóng góp cho hoạt động từ thiện nói
chung .............................................................................................................. 22
1.1.1. Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ quốc gia ....... 22
1.1.2. Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ tổ chức ......... 23
1.1.3. Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ cá nhân ........ 24
1.2. Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng góp từ thiện ... 25

1.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ hoạt động từ thiện của tôn giáo và
phúc lợi, dịch vụ xã hội ................................................................................. 30
1.4. Những nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam ........................................... 34
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 39
2.1. Khái niệm công cụ .................................................................................. 39
2.1.1. Phật tử ................................................................................................ 39
2.1.2. Hoạt động từ thiện xã hội của phật tử ............................................... 41
2.1.3. Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử............................ 43
2.2. Lý thuyết áp dụng .................................................................................. 48
2.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý về tôn giáo của Stark và Bainbridge ... 48
2.2.2. Lý thuyết hành động xã hội ................................................................ 50
2.2.3. Lý thuyết về từ thiện xã hội ................................................................ 53
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 56
2.3.1. Phương pháp luận ............................................................................ 56

1


2.3.2. Các phương pháp thu thập thông tin ............................................... 58
2.3.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................... 58
2.3.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân ......................................... 58
2.3.2.3. Phương pháp quan sát tham dự ................................................... 59
2.3.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................... 59
Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TỪ
THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO ........................................................... 64
3.1. Một số nội dung hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam 64
3.1.1. Các lĩnh vực hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam ...... 64
3.1.2. Một số giới hạn trong hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt Nam .. 68
3.2. Phật giáo ở Hà Nội: đặc điểm và các lĩnh vực hoạt động từ thiện xã hội
......................................................................................................................... 69

3.3. Đặc điểm của phật tử Tp. Hà Nội tham gia hoạt động từ thiện xã hội
trong mẫu khảo sát........................................................................................ 73
3.3.1. Các đặc trưng nhân khẩu xã hội ........................................................ 73
3.3.2. Mức độ quy thuộc đạo Phật ............................................................... 79
3.3.3. Đặc trưng về niềm tin của phật tử đối với đạo Phật ......................... 81
3.3.4. Sự thực hành nghi lễ và tham gia các hoạt động Phật giáo của phật tử
...................................................................................................................... 86
Chương 4: ĐỘNG CƠ VÀ TÂM THẾ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỪ
THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ Ở NỘI THÀNH HÀ NỘI ................... 92
4.1. Quan niệm và sự hiểu biết của phật tử về hoạt động từ thiện xã hội 92
4.1.1. Quan niệm chung của phật tử về từ thiện xã hội ............................... 92
4.1.2. Sự hiểu biết quan niệm của Phật giáo về từ thiện xã hội của phật tử95
4.2. Động cơ tham gia từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành Hà Nội102
4.2.1. Tự đánh giá về động cơ tham gia từ thiện của phật tử .................... 103

2


4.2.2. Đánh giá về động cơ của phật tử qua biểu hiện hành vi khi tham gia từ
thiện ............................................................................................................ 114
4.3. Tâm thế tham gia từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành Hà Nội118
Chương 5: HÀNH ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN
XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ Ở NỘI THÀNH HÀ NỘI ............................... 124
5.1. Hành động lựa chọn đối tượng trợ giúp hoạt động từ thiện xã hội của
phật tử .......................................................................................................... 124
5.2. Hành động lựa chọn kênh đóng góp từ thiện xã hội của phật tử tại nội
thành Hà Nội ................................................................................................ 130
5.2.1. Các kênh đóng góp chủ yếu cho hoạt động từ thiện của phật tử .... 130
5.2.2. Lý do lựa chọn kênh từ thiện để đóng góp khoản từ thiện lớn nhất 141
5.3. Hình thức đóng góp cho các hoạt động từ thiện xã hội của phật tử 144

5.4. Vai trò của phật tử trong hoạt động từ thiện xã hội ......................... 155
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 162
1. Kết luận .................................................................................................... 162
2. Khuyến nghị ............................................................................................. 166
2.1. Khuyến nghị về mặt khoa học ............................................................. 166
2.2. Khuyến nghị về mặt thực tiễn.............................................................. 167
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 170
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 184

3


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GHPGVN

Từ thiện xã hội

TTXH

Phỏng vấn sâu

PVS

Nhà xuất bản

NXB


Công tác xã hội

CTXH

Câu lạc bộ

CLB

Thành phố

Tp

Đại hội

ĐH

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu của cuộc khảo sát………………………………...…62
Bảng 3.1: Số lượng phật tử của cả nước và Hà Nội năm 2009 theo cơ cấu giới
tính (đơn vị người)………………………………………………………....70
Bảng 3.2: Đặc trưng nhân khẩu xã hội của phật tử tham gia từ thiện xã hội ở
nội thành Hà Nội…………………………………………………………...73
Bảng 3.3: Bảng mô tả về phân bố biến số tuổi của phật tử tham gia TTXH ở
nội thành Hà Nội...........................................................................................75
Bảng 3.4: Phân bố nghề nghiệp của phật tử tham gia TTXH ở nội thành Hà
Nội................................................................................................................77

Bảng 3.5: Mức độ quy thuộc đạo Phật của phật tử tham gia TTXH ở nội thành
Hà Nội…………………………………………………………...………...80
Bảng 3.6: Niềm tin vào giáo lý đạo Phật của phật tử tham gia TTXH ở nội
thành Hà Nội.................................................................................................84
Bảng 3.7: Thói quen tụng Kinh, niệm Phật tại gia của phật tử tham gia TTXH ở
nội thành Hà Nội.........................................................................................................88
Bảng 3.8: Thống kê số lượng các nghi lễ lớn của Phật giáo mà phật tử ở nội
thành Hà Nội tham gia trong năm 2016.........................................................89
Bảng 4.1: Quan niệm chung của phật tử ở nội thành Hà Nội về
TTXH………………………………………………………..…………….92
Bảng 4.2: Quan niệm chung của phật tử ở nội thành Hà Nội về TTXH theo
một số tiêu chí………………………………………………………...……94
Bảng 4.3: Sự hiểu biết về TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội theo một số
tiêu chí…………………………………………………………………..…98
Bảng 4.4: Dự định phân chia khoản tiền còn dư của phật tử ở nội thành Hà
Nội..............................................................................................................119

5


Bảng 5.1: Đặc điểm kênh đóng góp cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội
thành Hà Nội trong năm 2016………………………………………….....133
Bảng 5.2: Mối liên hệ giữa một số yếu tố với hành động lựa chọn kênh đóng
góp

cho

hoạt

động


TTXH

của

phật

tử



nội

thành



Nội………………………………………………………………………..136
Bảng 5.3: Kết quả các mơ hình hồi quy logistics về các yếu tố ảnh hưởng
đến lựa chọn kênh đóng góp TTXH của phật tử ở nội thành Hà
Nội..............................................................................................................138
Bảng 5.4: Kết quả các mô hình hồi quy logistics về các yếu tố ảnh hưởng đến
lựa chọn kênh đóng góp TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội sau khi loại
biến tuổi......................................................................................................139
Bảng 5.5: Kết quả các mơ hình hồi quy logistics về yếu tố mức độ quy thuộc
đạo Phật và yếu tố động cơ tơn giáo ảnh hưởng đến lựa chọn kênh đóng góp
TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội.........................................................140
Bảng 5.6: Khoản tiền đóng góp lớn nhất của phật tử ở nội thành Hà Nội trong
năm 2016 cho hoạt động TTXH..................................................................141
Bảng 5.7: Yếu tố tuổi và mức độ niềm tin ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức

đóng góp vơ cực thí của phật tử ở nội thành Hà Nội....................................154
Bảng 5.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức đóng góp vơ cực thí
của phật tử ở nội thành Hà Nội....................................................................154

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Danh mục hình
Hình 1.1: Sơ đồ khung phân tích của luận án……………………………….16
Hình 2.1: Sơ đồ khái niệm “Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật
tử”………………………………………………………………………….44
Hình 2.2: Sơ đồ các yếu tố cấu thành hành động theo quan điểm của
Parson……………………………………………………………………...51
Danh mục biểu đồ
Biểu 4.1: Sự hiểu biết của phật tử ở nội thành Hà Nội về các hình thức bố thí
theo quan điểm của Phật giáo………………………………………………99
Biểu 4.2: Tự đánh giá động cơ tham gia các hoạt động TTXH của phật tử ở
nội thành Hà Nội……………………………………...…………………..103
Biểu 4.3: Đánh giá về các loại động cơ tham gia TTXH theo quan niệm của
phật tử ở nội thành Hà Nội………………………………………………..106
Biểu 4.4: Hành vi của phật tử ở nội thành Hà Nội khi tham gia
TTXH.........................................................................................................115
Biểu 5.1: Các nhóm đối tượng được phật tử ở nội thành Hà Nội trợ giúp trong
năm 2016....................................................................................................125
Biểu 5.2: Kênh đóng góp cụ thể cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội thành
Hà Nội trong năm 2016…………………………………………………...130
Biểu 5.3: Phật tử ở nội thành Hà Nội dành khoản tiền lớn nhất đóng góp qua
các kênh huy động......................................................................................142
Biểu 5.4: Lý do phật tử ở nội thành Hà Nội dành khoản đóng góp lớn nhất

cho hoạt động TTXH thông qua chùa chiền và câu lạc bộ phật tử.............143
Biểu 5.5: Các hình thức đóng góp cụ thể cho hoạt động TTXH của phật tử ở
nội thành Hà Nội trong năm 2016………………………………………..145

7


Biểu 5.6: Các hình thức đóng góp cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội
thành Hà Nội theo quan điểm đạo Phật…………………………………..147
Biểu 5.7: Vai trò của phật tử ở nội thành Hà Nội trong hoạt động từ thiện xã
hội………………………………………………………………………...156
Biểu 5.8: Tính chất vai trị tham gia của phật tử ở nội thành Hà Nội trong các
hoạt động TTXH………………………………………………………….157

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể thấy, hoạt động từ thiện xã hội hiện nay có nhiều hình thức, loại
hình khác nhau và nhận được sự quan tâm từ phía Nhà nước, cá nhân đến các
tổ chức xã hội và tổ chức tôn giáo.
Hoạt động từ thiện xã hội của phật tử nói riêng và của các tổ chức tơn
giáo nói chung (trong đó có Phật giáo) là một hiện tượng xã hội cần được nghiên
cứu thuộc lĩnh vực xã hội học tôn giáo. Bởi xung quanh hiện tượng xã hội này
đã và đang có những tranh luận xoay quanh khái niệm từ thiện và phật tử tham
gia hoạt động từ thiện cũng như đã xuất hiện các quan điểm và trường phái lý
thuyết khác nhau giải thích hiện tượng tham gia hoạt động từ thiện của phật tử.
Có quan điểm cho rằng, hoạt động từ thiện của phật tử gắn với đạo đức, nhân
sinh và lòng từ bi của đạo Phật nhưng cũng có những tranh luận hoạt động từ

thiện là sự phân phối lại tài sản trong xã hội của những người thu nhập cao cho
những người có thu nhập thấp. Bản thân hoạt động từ thiện của các tôn giáo và
của phật tử chứa đựng nhiều ý nghĩa xã hội khác nhau. Liệu hoạt động từ thiện
xã hội của các tôn giáo và của phật tử có phải chỉ xuất phát từ lịng từ bi của
đạo Phật gắn liền với tư tưởng nhân văn, lòng thương người, đạo đức xã hội
hay còn lý do xã hội nào khác khơng? Đó là một vài khía cạnh về học thuật
được giới nghiên cứu tranh luận mà đề tài quan tâm, làm rõ nhằm góp phần
nâng cao nhận thức lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu và cũng là mục tiêu lý luận
của đề tài.
Về mặt thực tiễn: Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo là một hoạt
động thường xuyên có từ lâu đời tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cũng đặt ra
nhiều câu chuyện xung quanh vấn đề này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực.
Phật giáo đã thể hiện được khả năng đóng góp và nguồn lực trong tương lai rất
khả quan cho xã hội. Theo văn kiện Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt

9


Nam toàn quốc lần thứ VIII (2017-2022) tổng kết nhiệm kỳ VII (20012-2017)
vừa qua Giáo hội có 165 Tuệ Tĩnh đường, hàng trăm phòng chẩn trị y học dân
tộc, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, khám và phát thuốc nam, thuốc bắc,
có trên 10 phịng khám Tây y- Đông y kết hợp đã khám và phát thuốc từ thiện
cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng
[Ban Trị sự GHPGVN, 2017, tr. 43]. Ngồi ra, là những đóng góp chi phí cho
các hoạt động cứu trợ khác như ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, xây nhà tình
nghĩa, xây dựng đường xá, cấp học bổng cho học sinh nghèo, ni cơ nhi, trẻ
khuyết tật,…..Bên cạnh những kết quả tích cực còn đặt ra những điểm hạn chế
khi mà nhu cầu làm từ thiện của người dân là rất lớn song sự hồi nghi về tính
hiệu quả, minh bạch của các tổ chức chính thức khiến cho vai trị của các tổ
chức tôn giáo ngày càng được khẳng định, “niềm tin tôn giáo là động lực để

cho người dân làm việc thiện … những người có đạo đóng góp từ thiện cao hơn
hẳn những người khơng tín đạo” [Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi
trường, 2015, tr.36]. Từ thiện của Phật giáo chưa có sự quản lý về những hoạt
động này, sự tham gia hoạt động từ thiện mới dừng lại do thói quen và những
hoạt động tự phát. Hịa thượng Thích Như Niệm (2011) đã có những phân tích
về hạn chế của hoạt động từ thiện Phật giáo trong thời gian qua và đặt ra vấn
đề cần thay đổi tư duy trong công tác từ thiện.
Nghiên cứu về từ thiện xã hội của Phật giáo nói chung và phật tử nói
riêng chưa được quan tâm nhiều. Một số nghiên cứu về hoạt động từ thiện củ
Phật giáo tập trung vào các khía cạnh sau: trong những cách thức thực hiện
trách nhiệm xã hội [Nguyễn Tài Đông, 2013], thực hiện chức năng liên kết xã
hội [Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2013] và có thể tiến tới phát triển mơ hình cơng
tác xã hội gắn với Phật giáo [Hồng Thu Hương, 2012; Nguyễn Ngọc Hường,
2012; Nguyễn Thị Kim Hoa và các cộng sự, 2012; Nguyễn Hồi Loan, 2015].

10


Trước thực trạng như vậy một số câu hỏi được đặt ra như: Phật tử tham gia hoạt
động TTXH có những đặc điểm như thế nào? Quan niệm, động cơ, tâm thế và
hành động tham gia từ thiện xã hội của phật tử hiện nay ra sao? Yếu tố nào tác
động đến quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia hoạt động từ
thiện xã hội của phật tử? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời xác đáng.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu: “Sự tham gia hoạt động từ thiện
xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay” là việc làm cần thiết nhằm
chỉ ra quan niệm, động cơ, tâm thế, hành động tham gia hoạt động từ thiện xã
hội của phật tử và những yếu tố tác động đến sự tham gia này. Đề tài lựa chọn
địa bàn Hà Nội để nghiên cứu bởi đây là địa bàn đáp ứng được những yêu cầu
nghiên cứu trong giới hạn nguồn lực cho phép của một nghiên cứu thực nghiệm.
Hà Nội là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước có tới gần 2000 ngôi tự viện và

đây là một trong những địa bàn có nhiều tín đồ Phật giáo sẽ giúp cho việc lựa
chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục tiêu nghiên cứu khi có sự đa
dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Với những đáp ứng
như vậy sẽ giúp cho đề tài trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng
các giả thuyết nghiên cứu cũng như tính đúng đắn của các lý thuyết nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hồn thiện thêm về khái
niệm từ thiện xã hội, khái niệm phật tử và sự tham gia. Về mặt khoa học luận
án còn giúp cho việc kiểm định các giả thuyết và lý thuyết nghiên cứu, bổ sung
các chiều cạnh thực tiễn cho lý thuyết thêm phong phú và kiểm chứng sự phù
hợp của các lý thuyết trong thực tế. Lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết từ
thiện xã hội được làm sáng tỏ qua phân tích các động cơ tham gia hoạt động từ
thiện xã hội của phật tử. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý sẽ giúp cho việc giải thích
sự tham gia hoạt động từ thiện của phật tử. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của

11


luận án góp phần làm giàu có thêm nguồn tri thức khi nghiên cứu về từ thiện
xã hội của phật tử đã có trước đây.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đóng góp cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết về sự
tham gia các hoạt động từ thiện của phật tử. Luận án giúp cho việc mô tả bức
tranh khái quát về thực trạng tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội của
phật tử hiện nay từ nhận thức, động cơ, tâm thế, hành động tham gia từ thiện
xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phật tử. Kết quả nghiên
cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ
chức quan tâm khi nghiên cứu về Phật giáo và từ thiện xã hội của phật tử.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các khái niệm, lý thuyết hành động xã
hội, lý thuyết về từ thiện xã hội và lý thuyết sự lựa chọn duy lý về tôn giáo để
mô tả thực trạng tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử, luận án hướng
tới làm sáng tỏ logic tham gia hoạt động từ thiện cũng như các nhân tố ảnh
hưởng đến động cơ, tâm thế và hành động tham gia từ thiện xã hội của phật tử
tại nội thành Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số khái niệm về từ thiện xã hội, phật tử, sự tham gia
từ thiện xã hội của phật tử và một số lý thuyết nghiên cứu xã hội học về tôn
giáo và sự tham gia từ thiện xã hội để thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương
pháp nghiên cứu về sự tham gia từ thiện xã hội của phật tử.
- Mô tả các đặc điểm hoạt động từ thiện của Phật giáo ở Việt Nam hiện
nay.
- Tìm hiểu đặc điểm nhóm phật tử tham gia hoạt động từ thiện xã hội ở
Hà Nội về đặc điểm nhân khẩu xã hội (giới tính, học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp)

12


và đặc trưng tôn giáo (mức độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin, sự thực hành nghi
lễ Phật giáo của phật tử).
- Phân tích quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia các hoạt
động từ thiện xã hội của phật tử cũng như các yếu tố tác động đến động cơ, tâm
thế và hành động tham gia hoạt động từ thiện của họ.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hành động tham gia hoạt động từ thiện xã hội
của phật tử tại nội thành Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu: Phật tử tại nội thành Hà Nội
Đối tượng khảo sát: Phật tử tham gia hoạt động từ thiện xã hội tại nội

thành Hà Nội và một số tăng sĩ Phật giáo.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Sau nhiều lần mở rộng địa giới hành chính, Hà
Nội hiện nay bao gồm 12 quận nội thành, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.
Khu vực nội thành Hà Nội hiện nay gồm các quận: Hồn Kiếm, Hai Bà Trưng,
Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xn, Hà Đơng, Long Biên, Hồng Mai,
Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Do hạn chế về nguồn lực cá nhân, cũng
như với tính chất của nghiên cứu khám phá và đối tượng khảo sát là phật tử, có
tính chất phân tán, khơng xác định được tổng thể, nên không gian nghiên cứu
được giới hạn phạm vi ở 07 chùa và 03 câu lạc bộ ở khu vực nội thành Hà Nội.
Đây là những ngôi chùa lớn của Hà Nội, có vị trí phân bố đều ở các quận nội
thành để đảm bảo có thể tiếp cận được với các nhóm phật tử ở các khu vực khác
nhau trong nội thành Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Thời gian quan sát, thu thập thông tin, khảo sát đối
tượng nghiên cứu từ 2014 – 2017.
- Phạm vi nội dung:

13


+ Hoạt động từ thiện bao gồm nhiều chiều cạnh khác nhau về: nhận thức,
thái độ và hành vi đóng góp cho hoạt động từ thiện (bao gồm: hình thức đóng
góp, mức độ, kênh đóng góp, đối tượng trợ giúp, hiệu quả của hoạt động từ
thiện, tần suất đóng góp,…). Trong giới hạn luận án tập trung làm sáng rõ một
số nội dung sau: Quan niệm của phật tử về từ thiện xã hội; Động cơ tham gia
hoạt động từ thiện xã hội của phật tử; Tâm thế tham gia hoạt động từ thiện của
phật tử; Hình thức; Đối tượng; Kênh đóng góp cho hoạt động từ thiện xã hội
của phật tử; Vai trò của phật tử khi tham gia vào các hoạt động từ thiện.
+ Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát chính của đề tài là phật tử
tham gia hoạt động từ thiện xã hội ở nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh

nhóm đối tượng khảo sát chính này, một số nhóm đối tượng khác có liên quan
đến hoạt động từ thiện của phật tử như Tăng sĩ Phật giáo, Đại diện quản lý tôn
giáo về mặt Nhà nước và Giáo hội Phật giáo, các đối tượng được thụ hưởng
của hoạt động từ thiện. Tuy vậy, với mục tiêu làm sáng tỏ logic của hành động
tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử, nên nghiên cứu này tập trung
chính vào nhóm đối tượng khảo sát chính là phật tử tham gia hoạt động từ thiện
xã hội ở nội thành Hà Nội. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng khảo sát thêm
nhóm tăng sĩ Phật giáo và quan sát một số đối tượng thụ hưởng hoạt động từ
thiện xã hội để góp phần làm sáng tỏ cơ sở các quan điểm về từ thiện xã hội
của Phật tử, song chưa có điều kiện để khảo sát nhóm quản lý Nhà nước về tơn
giáo, đại diện GHPGVN và đối tượng thụ hưởng của hoạt động từ thiện xã hội.
+ Để có thể hiểu đầy đủ về hoạt động TTXH của phật tử, cần xem xét
hành động tham gia hoạt động TTXH của phật tử trong bối cảnh kinh tế - xã
hội và thể chế tôn giáo. Tuy nhiên, với mục tiêu tập trung vào hành động tham
gia hoạt động TTXH và hướng đến trả lời câu hỏi tơn giáo có ảnh hưởng như
thế nào tới hành động tham gia hoạt động TTXH, nghiên cứu này giới hạn việc
xem xét sự tác động của các yếu tố chủ quan của các phật tử (đặc trưng nhân

14


khẩu xã hội và đặc trưng tơn giáo) có ảnh hưởng như thế nào tới hành động
tham gia TTXH, chưa xem xét sự tác động của các yếu tố khách quan.
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Phật tử tham gia hoạt động TTXH có những đặc điểm như thế nào?
Quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia từ thiện xã hội của
phật tử hiện nay ra sao?
Yếu tố nào tác động đến quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham
gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Phật tử tham gia TTXH có sự đa dạng về đặc điểm nhân khẩu xã hội
(giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, ngành nghề) và đặc trưng tôn giáo (mức
độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin và sự thực hành).
Phật tử có những quan niệm khác nhau về từ thiện xã hội, đa số phật tử
sẵn sàng tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội theo nhiều hình thức, kênh
đóng góp, đối tượng trợ giúp và vai trò khác nhau.
Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử có sự thúc đẩy của cả
yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, ngành
nghề và yếu tố đặc trưng tôn giáo gồm mức độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin và
sự thực hành nghi lễ của phật tử.
6. Khung phân tích và mối quan hệ giữa các biến số
Khung phân tích bao gồm biến độc lập và biến phụ thuộc, được biểu hiện
dưới sơ đồ sau:

15


Lựa chọn
đối tượng
trợ giúp

- Đặc điểm nhân
khẩu xã hội
- Đặc trưng tơn
giáo

Bối cảnh
kinh tế,


Hành

văn hóa,

động

xã hội và

Phật tử ở

tham gia

đặc điểm

Hà Nội

hoạt động
từ thiện

Phật giáo

Lựa chọn
kênh
đóng góp

Hình thức
đóng góp

xã hội


Việt Nam

Quan niệm, động
cơ, tâm thế tham
gia hoạt động từ
thiện xã hội

Vai trị
tham gia

Hình 1.1: Sơ đồ khung phân tích của luận án
Mơ tả các biến số trong khung phân tích
- Biến độc lập là đặc điểm nhân khẩu xã hội (giới, tuổi, nghề nghiệp, học
vấn) và đặc trưng tôn giáo của phật tử (mức độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin,
sự thực hành nghi lễ).
- Biến phụ thuộc: Hành động gia hoạt động từ thiện của phật tử bao gồm
các chiều cạnh đo lường: Đối tượng trợ giúp; Kênh đóng góp; Hình thức đóng
góp; Vai trị tham gia của phật tử.
- Trong phân tích sự tham gia hoạt động TTXH thì động cơ, tâm thế tham
gia hoạt động TTXH cũng là một thành tố của sự tham gia này, bên cạnh hành
động tham gia hoạt động TTXH. Tuy nhiên, quan niệm, động cơ, tâm thế tham

16


gia hoạt động từ thiện đóng vai trị là biến độc lập khi xét trong mối quan hệ
với hành động tham gia hoạt động TTXH.
- Trong khung phân tích cịn có yếu tố về bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã
hội và đặc điểm Phật giáo Việt Nam: đây là bối cảnh của nghiên cứu sự tham
gia hoạt động TTXH của Phật tử. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, với tính

chất nghiên cứu khám phá, nên nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ
giữa các biến số nhân khẩu xã hội của Phật tử và biến số tôn giáo cũng như
động cơ, tâm thế tham gia hoạt động TTXH với hành động tham gia hoạt động
TTXH.
Mối quan hệ giữa các biến số
- Biến

độc lập có vai trị là yếu tố tác động đến biến phụ thuộc mà cụ thể

là các yếu tố về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức độ quy
thuộc đạo Phật, niềm tin với đạo Phật và sự thực hành nghi lễ sẽ có ảnh hưởng
đến quan niệm về TTXH của phật tử, động cơ, tâm thế và hành động lựa chọn
đối tượng trợ giúp, hành động lựa chọn kênh đóng góp TTXH, hình thức đóng
góp TTXH và vai trị của phật tử tham gia TTXH. Bên cạnh đó biến quan niệm,
tâm thế, động cơ cũng đóng vai trị là yếu tố có thể tác động đến hành động
TTXH của phật tử.
- Yếu tố về bối cảnh kinh tế, xã hội và đặc điểm Phật giáo Việt Nam
đóng vai trị là cơ sở thực tiễn và là yếu tố hỗ trợ giải thích các vấn đề nghiên
cứu.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận
án được kết cấu trong 5 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Đây là chương tập trung phân
tích những luận điểm chính mà những nghiên cứu trong nước và nước ngồi đã
bàn đến từ thiện và phật tử ở Việt Nam. Những nghiên cứu về từ thiện xã hội

17


trên thế giới và trong nước được tìm hiểu trong luận án liên quan đến các vấn

đề: Đóng góp chung cho các hoạt động từ thiện; Nghiên cứu về một số yếu tố
ảnh hưởng đến sự đóng góp cho các hoạt động từ thiện; Hoạt động từ thiện của
tôn giáo. Nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam cho thấy những chiều cạnh như
hoạt động tín ngưỡng, tu tập, giáo dục thanh thiếu niên của phật tử, gia đình
phật tử, câu lạc bộ phật tử, niềm tin của phật tử, quan điểm của phật tử về các
vấn đề đạo đức, khởi nghiệp, tham gia từ thiện,…Qua việc phân tích những
nghiên cứu đi trước giúp cho luận án xác định được hướng nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và kế thừa được phương pháp nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trong chương
này sẽ phân tích các khái niệm về từ thiện xã hội, phật tử, sự tham gia hoạt
động từ thiện của phật tử và quan niệm của Phật giáo về TTXH. Một số lý
thuyết được áp dụng trong luận án bao gồm: lý thuyết hành động xã hội của
M.Weber và lý thuyết sự lựa chọn duy lý về tôn giáo, lý thuyết về từ thiện xã
hội để lý giải hành động cũng như sự lựa chọn cân nhắc khi tham gia vào các
hoạt động từ thiện của phật tử. Những phân tích này đóng vai trò là cơ sở lý
luận và thực tiễn giúp cho việc xây dựng, thiết kế nội dung liên quan đến hoạt
động từ thiện của phật tử ở các chương sau. Bên cạnh đó, phần phương pháp
nghiên cứu cũng sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 bao gồm: phương
pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu,
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Chương 3: Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu hoạt động từ thiện xã hội của
Phật giáo. Trong chương này, sẽ tập trung làm rõ một số nội dung như sau:
Thứ nhất, một số hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam; Thứ hai,
hoạt động từ thiện xã hội của phật tử tại Tp Hà Nội; Thứ ba, mô tả chân dung
xã hội của phật tử tham gia hoạt động từ thiện trong mẫu khảo sát: Các đặc
trưng nhân khẩu xã hội của phật tử (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề

18



nghiệp, tình trạng hơn nhân) và đặc trưng tơn giáo gồm mức độ quy thuộc của
đạo Phật, niềm tin và sự thực hành nghi lễ của phật tử. Những phân tích này
giúp cho việc phân tích sâu hơn các chương sau và là cơ sở để phân tích các
yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động từ thiện của phật tử.
- Chương 4: Động cơ và tâm thế tham gia hoạt động từ thiện xã hội của
phật tử ở nội thành Hà Nội. Chương này, sẽ bàn luận đến quan niệm của phật
tử về từ thiện xã hội, động cơ tham gia từ thiện xã hội của phật tử và tâm thế
tham gia hoạt động từ thiện của họ ra sao? Bên cạnh đó cịn chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến quan niệm, tâm thế và động cơ tham gia các hoạt động từ thiện
của phật tử.
- Chương 5: Hành động tham gia từ thiện xã hội của phật tử. Chương
cuối cùng của luận án tập trung làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến việc tham
gia vào các hoạt động từ thiện của phật tử trên các chiều cạnh hành động lựa
chọn đối tượng trợ giúp, hành động lựa chọn kênh đóng góp, hình thức đóng
góp cho các hoạt động từ thiện, vai trị trong các hoạt động từ thiện.
8. Những đóng góp mới của luận án
Mặc dù chỉ đây chỉ là một nghiên cứu có tính chất khám phá song luận
án cũng có những đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như nội dung. Những
đóng góp mới của luận án được thể hiện ở những điểm sau:
Trước tiên luận án có những đóng góp mới cho chun ngành xã hội học
tơn giáo. Nghiên cứu về xã hội học tôn giáo thời gian qua đã nhận được sự quan
tâm nhất định của các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, nếu so sánh với các lĩnh
vực nghiên cứu chuyên biệt khác của xã hội học như: giới, gia đình, nơng thơn,
đơ thị,...những nghiên cứu xã hội học tơn giáo cịn chưa nhiều. Vì vậy, đây là
cơng trình góp phần bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu xã hội học tôn giáo thêm
phong phú và đa dạng hơn cũng như cung cấp những tri thức mới cho chuyên
ngành xã hội học tôn giáo.

19



Thứ hai, luận án đã có đóng góp về mặt lý thuyết qua việc kiểm chứng
và khẳng định lý thuyết thơng qua kết quả nghiên cứu. Việc nỗ lực tìm tòi về
mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cũng là đóng góp mới của
luận án. Phương pháp luận nghiên cứu cá nhân được sử dụng trong luận án
nhằm tìm hiểu động cơ tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử. Phương
pháp nghiên cứu liên ngành về xã hội học và tâm lý học là một trong những cố
gắng để tìm hiểu về động cơ và sự tham gia hoạt động từ thiện của phật tử.
Thứ ba, tính mới của luận án cịn được thể hiện ở khách thể nghiên cứu.
Chưa có một nghiên cứu chuyên biệt ở Việt Nam bàn về hoạt động từ thiện của
nhóm phật tử.

20


Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Dẫn nhập
Từ thiện xã hội là một hoạt động được thực hiện rộng rãi ở tất cả các
quốc gia trên thế giới. Các tổ chức từ thiện trên thế giới luôn hướng đến việc
mang lại cơ hội học hành, đào tạo và hỗ trợ việc làm cho những người thụ
hưởng. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tổ chức từ thiện khác nhau với những
hoạt động hỗ trợ đối với những quốc gia trên thế giới. Trong đó, 10 tổ chức từ
thiện tiêu biểu được xếp hạng bao gồm: Quỹ The Church Commissioners for
England ở Anh với ngân quỹ là 8,1 tỷ USD; Quỹ Li Ka Shing Foundation ở
Hồng Kông với ngân quỹ 8,3 tỷ USD; Quỹ Robert Wood Johnson Foundation
ở Mỹ với ngân quỹ 9,2 tỷ USD; Quỹ Mohammed bin Rashid Al Maktoum
Foundation ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có 10 tỷ USD trong ngân
quỹ; Quỹ J. Paul Getty Trust tại Mỹ với ngân quỹ 10,5 tỷ USD; Quỹ Ford
Foundation của Mỹ với ngân sách 11 tỷ USD; Viện nghiên cứu Howard Hughes
Medical Institute với 16,1 tỷ USD trong ngân quỹ; Quỹ Wellcome Trust ở Anh

với ngân sách 22,1 tỷ USD; Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation với ngân
sách 34,6 tỷ USD; Quỹ Stichting INGKA Foundation ở Thụy Điển với ngân
sách 36 tỷ USD [Diệp Vũ, 2014]. Điều đó cho thấy, hoạt động từ thiện diễn ra
rất phổ biến ở các nước trên thế giới.
Được hình thành khá sớm, vì vậy từ thiện là một chủ đề được quan tâm
nghiên cứu của các học giả trong thời gian qua. Trong quá trình tìm hiểu tài
liệu về vấn đề này, có thể thấy, nghiên cứu về hoạt động từ thiện thường tập
trung vào một số nhóm vấn đề như sau: Những nghiên cứu về đóng góp từ thiện
nói chung; Nghiên cứu về một số yếu tố tác động đến sự đóng góp từ thiện;
Hoạt động từ thiện của tơn giáo. Bên cạnh đó là những nghiên cứu về phật tử
tại Việt Nam.

21


×