Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

sự tham gia hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian rảnh rỗi của người dân phường cao xanh – thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.36 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN HÀ NỘI
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:
SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRONG
THỜI GIAN RẢNH RỖI CỦA NGƯỜI DÂN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Khảo sát tại Phường Cao Xanh – Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh)
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trương An Quốc
Sinh viên : Cầm Thị Thu
Lớp : K52 – PN1 – Xã hội học
Hà Nội, năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập là tổng hợp kết quả thu được của em sau khi đi thực tế
tại Phường Cao Xanh – Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh tháng 3 năm
2011 của tập thể lớp K52 – PN1 Xã hội học. Tôi xin chân thành cảm ơn chính
quyền, đoàn thể và nhân dân Phường Cao Xanh đã tạo mọi điều kiện và cung
cấp những thông tin, tư liệu giúp đỡ cho tôi, để tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xã hội học và các
thầy cô giáo trong khoa khác, những người đã trang bị cho em những kiến thức
và những kỹ năng chuyên nghành trong suốt những năm học vừa qua để hôm
nay em có thể áp dụng được vào thực tế nghiên cứu của đề tài. Đồng thời tôi
cũng xin cảm ơn các bạn trong tập thể lớp K52 Xã hội học đã cung cấp số liệu
và hợp tác giúp đỡ tôi.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn chân thành tới cô giáo chủ nhiệm cùng
thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Trương An Quốc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo,
hướng dẫn em thực hiện báo cáo này.
Do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên bài báo cáo này khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô giáo, các bạn và những người quan tâm để báo cáo của tôi được hoàn thiện


hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2011
Sinh viên
Cầm Thị Thu
MỤC LỤC
3
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giải trí là một nhu cầu thực tế của con người. Xã hội càng phát triển hiện
đại thì nhu cầu giải trí càng trở nên phong phú, sinh động hơn, càng trở thành
một nhu cầu to lớn và cấp thiết của mọi người. Thực chất giải trí là một hình
thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải toả những mệt mỏi ức
chế và phục hồi sức khỏe đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ mạnh toàn diện cả
về thể chất và tinh thần. Giải trí là một hình thức nghỉ ngơi tích cực tác động
chủ yếu vào tinh thần của con người, giúp con người xoá đi những căng thẳng
mệt mỏi, khắc phục những ức chế tâm lý do công việc gây ra. Giải trí cũng là
yêu cầu, điều kiện để con người hiện đại sử dụng thời gian rỗi một cách có lợi.
Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hoá cơ bản của con người. Nó giúp
con người giải toả những căng thẳng do lao động trí óc và chân tay đưa lại, tạo
điều kiện để con người phát triển và hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tình cản và
nhân cách. Do đó con người không thể thiếu các hoạt động vui chơi giải trí để
được nghỉ ngơi, tìm lại thế cân bằng mới để tiếp tục lao động, học tập, sáng tạo
với chất lượng tốt hơn. Vui chơi giải trí rèn luyện cho con người những phẩm
chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất theo quy luật của cái đẹp.
Nhu cầu giải trí là các hoạt động vui chơi, thư giãn về thể chất và cân
bằng về tinh thần trong lúc nghỉ ngơi. Nhu cầu giải trí được thể hiện bằng cách
chuyển trạng thái từ lao động sản xuất, các hoạt dộng sinh tồn có tính chất sinh
vật sang hoạt động vui chơi giải trí về tinh thần như: đọc sách báo, thưởng thức
nghệ thuật, xem ti vi, giả trí về thể lực như thể dục, thể thao, du lịch…Các hoạt

động giải trí có vai trò to lớn kích thích trí tuệ sáng tạo của con người phát triển
đến vô cùng.Trong khi vui chơi giải trí người lớn tái nhận thưc hiện thực, còn
trẻ em từng bước nhận thức thế giới xung quanh để tự rút ra cảm nhận được cái
4
đẹp, cái tốt, cái xấu, trật tự kỷ cương…Góp phần hình thành nhân cách con
người.
Bên cạnh đó các hoạt động giải trí ( với tư cách là những hoạt động tự do
theo nhu cầu, sở thích của cá nhân) là một bộ phận cơ bản trong cơ cấu hoạt
động sống của cá nhân góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân là một trong
những thước đo lối sống của con người.
Xã hội càng phát triển thời gian lao động càng rút ngắn lại và thời gian
rỗi ngày càng nhiều hơn.Với xu hướng đó mối quan tâm xã hội không còn là: “
Làm sao để làm việc được nhiều hơn” mà sẽ là “ Làm thế nào để giải trí được
nhiều hơn”.
Tuy nhiên đối với người nông dân hiện nay nền kinh tế đã cuốn hút họ
vào những công việc sản xuất kinh doanh tăng thu nhập. Vì vậy thời gian rỗi
dành cho người nông dân còn hạn chế, hơn nữa họ thường phải lo toan nhiều
cho cuộc sống hằng ngày của gia đình nên phần nào họ thường không quan tâm
đến nhu cầu tinh thần của cá nhân mình cũng như gia đình. Bên cạnh đó họ còn
phải chi nhiều cho cuộc sống hằng ngày nên sự đầu tư, chi phí cho giải trí còn
nhiều hạn chế.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, cần có sự quan tâm nghiên cứu hoạt
động giải trí của người dân đang được các cấp, các nghành, các địa phương
quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề trên, qua đợt đi thực tế nghiên cứu tìm
hiểu sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân là một vấn đề cấp bách cả
về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Sự tham
gia hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian rảnh rỗi của người dân
phường Cao Xanh – thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1. Ý nghĩa khoa học

5
Với kết quả nghiên cứu của mình đề tài góp phần bổ xung thêm lý luận
nghiên cứu xã hội học về giải trí. Bằng những phân tích sâu sắc về giải trí sẽ
góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết về giải trí, khắc phục quan niệm sai lầm
đang phổ biến trong xã hội coi giải trí là rong chơi vô bổ, đối lập với lao động.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn của đề tài sẽ giúp cho chúng ta thấy được những
hoạt động giải trí mà người dân thường tham gia. Giúp cho người dân nhận thức
phân biệt được hoạt động giải trí với một số hoạt động tuy cùng diễn ra trong
thời gian rỗi và giống với hoạt động giải trí về mặt hình thức nhưng có nội
dung và mục đích khác nhau.
Đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho chính quyền địa phương và
những người làm quản lý văn hoá trong việc hoạch định chính sách phát triển
văn hoá tinh thần cho người dân. Cũng như có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải
trí của người dân.
3.Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục đích
Tìm hiểu thực trạng sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân
phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Những khả
năng đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với hoạt động giải trí của người dân và
đưa ra khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động giải trí cho
người dân.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua thực trạng nghiên cứu sự tham gia các hoạt động giải trí, tìm
hiểu những nhân tố cơ bản tác động đến sự tham gia các hoạt động giải trí của
người dân. Đưa ra những khuyến nghị nhằm định hướng và thảo mãn nhu cầu
giải trí của người dân.
Phân tích xu hướng sự tham các hoạt động giải trí của người dân.
6
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng:
Sự tham gia các hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian rỗi của người
dân.
* Khách thể:
Người dân phường Cao Xanh- thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
* Phạm vi nghiên cứu
Không gian: 4596 hộ dân phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
Thời gian: Tháng 3 năm 2011
Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu sự tham gia nhiều nhất,thu hút được nhiều
người dân tham gia nhất đối với hình thức giải trí nào.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân:
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu là những người dân đang sinh sống và
làm việc trên địa bàn khảo sát, với 5 biên bản phỏng vấn sâu.
5.2. Phương pháp quan sát:
Chúng tôi trong quá trình đi phỏng vấn tiến hành quan sát những hình
thức giải trí hiện có trên địa bàn cũmg như phương tiện giải trí có trong mỗi hộ
gia đình như: Xem ti vi, đọc sách, chơi thể thao…
5.3. Phương pháp phân tích tài liệu:
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tôi đã đọc và phân tích những tài
liệu có liên quan đến giải trí, hình thức giải trí, những báo cáo của địa phương,
những công trình nghiên cứu có nội dung về giải trí để hiểu và bổ sung những
thông tin cần thiết mà các phương pháp khác còn thiếu.
7
6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Giả thuyết
Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân hiện nay chủ yếu là
những hoạt động giải trí tại nhà, mất ít chi phí về vật chất.
Có sự khác biết trong sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân.

Hoạt động giải trí của người dân ngày càng có nhiều hình thức đa dạng.
Có nhiều yếu tố tác động đến sự tham gia các hoạt động giải trí của người
dân.
6.2. Khung lý thuyết
8
Điều kiện kinh tế - chính trị
văn hóa – xã hội phường
Cao Xanh thời kỳ đổi mới
Đặc điểm cộng đồng
(văn hóa cộng đồng)
Sự tham gia các hoạt động vui
chơi, giải trí trong thời gian rỗi
Hoạt động
của hệ thống
dịch vụ văn
hóa phường
Đặc điểm
Cá nhân
(học vấn, văn
hóa gia đình
II. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Nó được coi như một chỉnh thể thống nhất của các bộ phận
cấu thành, nghĩa là bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, có quan hệ mật thiết và
gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng tương tác, thay thế lẫn nhau trong những điều
kiện cụ thể, cùng nhau tạo nên bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần của
chủ thể.

Các hoạt động giải trí là một chỉnh thể sống động, luôn biến đổi vận động
và phát triển không ngừng. Không đơn thuần là sự tương tác giữa các dạng
hoạt động, mà bản thân các hoạt động giải trí cũng biến đổi theo không gian,
theo sở thích và lựa chọn chủ quan của chủ thể hành động. Vì vậy khi nghiên
cứu về sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân phải đặt nó trong hoàn
cảnh cụ thể trong mỗi tương tác với những vấn đề khác như: Văn hoá địa
phương, kinh tế xã hội, cũng như những thiết chế về giải trí.
Hướng tiếp cận cấu trúc: Sự tham gia các hoạt động giải trí phụ thuộc vào
đặc điểm sinh học, sở thích, tâm lý…của chủ thể. Nên những đặc trưng nhân
khẩu xã hội trong cơ cấu dân số là những biến số quan trọng giúp chúng ta lý
giải sự khác biệt về sự tham gia các hoạt động giải trí giữa lứa tuổi, giới tính,
học vấn…
Bên cạnh đó con người còn phải thực hiện các vai trò xã hội tương ứng
với vị trí xã hội mà mình chiếm giữ trong cơ cấu nghề nghiệp. Mỗi vai trò đều
có một hệ thống chuẩn mực buộc người ta phải tuân thủ, vì tuân thủ những
chuẩn mực mà chúng ta phải hạn chế khả năng tham gia một số hình thức giải
9
trí. Mà giải trí là một nhu cầu khách quan và thường xuyên , đòi hỏi đáp ứng
liên tục hàng ngày.
+ Hướng tiếp cận hệ thống: Cho thấy giải trí là một bộ phận không thể
tách rời của văn hoá. Nó một mặt là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội
hiện có, được hình thành và đáp ứng bởi điều kiện đó. Mặt khác nó cũng tương
tác và chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hoá và cùng với yếu tố đó tác động trở
lại xã hội một cách tích cực. Giải trí là nguồn động lực phát triển kinh tế nhằm
mục đích đáp ứng nó ngày càng tốt hơn.
+ Hướng tiếp cận văn hoá: Mỗi con người vừa là chủ thể sáng tạo văn
hoá vừa là sản phẩm của văn hoá cộng đồng. Bằng quá trình xã hội hoá con
người sinh học tiếp cận văn hoá để trở thành con người văn hoá. Họ được nhào
nặn, được khuôn theo văn hoá của cộng đồng, khiến cho những đặc trưng văn
hoá luôn hiện diện trong họ, chi phối từ tư duy đến hành động của họ. Trong

điều kiện đó, nhu cầu giải trí ( Sự mong muốn của cá nhân ẩn giấu trong tâm tư)
và hoạt động giải trí ( như những hoạt động xã hội được biểu hiện ra bên ngoài
nhu cầu đó) điều không thể vượt qua khỏi khuôn mẫu của văn hoá.
2. Lý thuyết áp dụng:
2.1. Lý thuyết hành động xã hội:
Các tác giả của lý thuyết này ( M. Weber, T. Parsons) coi hành động xã
hội là cốt lõi của mối quan hệ con người – xã hội, là cơ sở xã hội của đời sống
xã hội của con người. Theo M. Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ
thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Cái mà Weber gọi là ý nghĩa chủ
quan chính là ý thức. khi nghiên cứu về giải trí, giải trí cũng là hoạt động có sự
tham gia của ý thức, thể hiện ở sự lựa chọn của chủ thể và nhiều khía cạnh:
Hình thức giải trí, địa điểm giải trí, những người giải trí…Nghĩa là giải trí là
một dạng hành động xã hội.
Theo T. parsons: Hành động xã hội được điều chỉnh bởi một hệ thống
biểu tượng ( ngôn ngữ, qui tắc…) nghĩa là những biểu tượng mà con người sử
dụng trong tương tác hàng ngày. Giải trí với tư cách là hành động xã hội, cũng
10
được điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng này ( trong giải trí, các cá nhân tương
tác với nhau thông qua ngôn ngữ ) và những biểu tượng khác nhau như những
qui tắc của trò chơi…
Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ thống giá trị
- chuẩn mực của xã hội. Xét với giải trí: các hoạt động giải trí được điều chỉnh
bởi những giá trị xã hội được điều chỉnh được công nhận rộng rãi. Các cá nhân
khi giải trí, không thể không tính tới hệ giá trị của xã hội.
Hành động xã hội có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ
quan của chủ thể hành động. Nghĩa là các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị -
chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hành động rất khác nhau. Ví dụ như giải trí
cũng vậy, khi xem phim ảnh đồi truỵ là vi phạm hệ giá trị của xã hội, còn với
những phim lành mạnh thì ai chọn thể loại nào cũng tuỳ vào sở thích của mỗi cá
nhân.

Theo như luận điểm của T. Parsons: Với tư cách là hành động xã hội,
hoạt động giải trí chịu sự tác động của 3 yếu tố:
+ Thực tế tình huống
+ Nhu cầu của chủ thể hành động
+ Sự đánh giá của chủ thể tham gia hành đông.
Nhu cầu là xuất phát diểm, nhưng thực tế của tình huống là yếu tố khách
quan không thể bỏ qua, buộc chủ thể trước khi quyết định hành động.
Chúng ta có thể nhận thấy: Thực tế tình huống phù hợp với nhu cầu giải
trí gặp những điều kiện tương ứng có thể thoả mãn nó. Khi đó hoạt động giải trí
sẽ diễn ra theo đúng nhu cầu của chủ thể. Hoặc thực tế của tình huống không
phù hợp với nhu cầu của chủ thể tìm phương án tối ưu nhằm dung hoà sự xung
đột này. Khi đó những hoạt động giải trí mà chủ thể mong muốn sẽ bị biến dạng
thành các hoạt động khác, bị thay thế bởi hành động khác, thậm chí có thể hoàn
toàn không thực hiện được. Do đó nghiên cứu sự tham gia hoạt động giải trí là
nghiên cứu những dạng thức, hoạt động giải trí cụ thể mà chủ thể thường tham
gia, tham gia nhiều nhất.
11
2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội:
Mỗi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi . Sự ổn định
của xã hội chỉ là ổn định bề ngoài , còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên
trong bản thân nó. Do vậy bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào, cho dù
có bảo thủ, cổ truyền đến đâu cũng luôn biến đổi.
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành
vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã
hội được thay đổi qua thời gian.
Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống
nhau giữa các xã hội.Mỗi xã hội đều biến đổi qua thời gian, nhưng do điều kiện
khác nhau nên các xã hội biến đổi theo nhịp độ khác nhau. Xét với giải trí: Giải
trí là một hoạt động thuộc về đời sống tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con
người. Nhưng trong giải trí lại có nhiều hình thức giải trí khác nhau để con

người lựa chọn hình thức giải trí phù hợp. Bên cạnh đó thì trong mỗi vùng miền
khác nhau, xã hội khác nhau lại có những hình thức giải trí khác nhau.
Biến đổi xã hội cũng có những khác biệt về thời gian. Có những biến đổi
chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài. Xét với giải trí,
chúng ta nhận thấy có những hình thức phù hợp với thời điểm này nhưng khi xã
hội biến đổi và phát triển thì nó không còn phù hợp. Ví dụ trong xã hội Việt
Nam truyền thống thì giải trí của người dân chủ yếu là những trò chơi dân gian
mang tính tập thể cao. Nhưng trong xã hội hiện nay lại có thêm nhiêù hình thức
giải trí mới mang tính giải trí cá nhân nhiều hơn như đọc báo, xem ti vi và
nhưng hình thức giải trí mang tính dịch vụ.
Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch. Đây là hai
mặt của biến đổi xã hội. Có những biến đổi xã hội do con người tạo nên đều
xuất phát từ tính tự giác, chủ động, do đó có thể kiểm soát được.Nhưng bên
cạnh đó thì cũng có nhũng biến đổi do con người tạo ra rất khó kiểm soát. Xét
với giải trí chúng ta nhận thấy trong xã hội ta hiện nay có rất nhiều hình thức
giải trí mới như cà phê, Karaoke, Internet,…nhưng chúng ta rất khó kiểm soát
12
sự hoạt động của hệ thống dịch vụ giải trí này. Đồng thời bên cạnh đó nó mở ra
nhiều hình thức giải trí mới cho người dân có cơ hội lựa chọn một hình thức
giải trí phù hợp với sở thích cá nhân.
Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào đề tài này tôi thấy sự biến đổi xã
hội có tác động không nhỏ đối với hoạt động giải trí của người dân, sự biến đổi
xã hội cũng làm thay đổi hình thức và cách thức trong việc tham gia các hoạt
động giải trí của người dân. Một mặt những xu hướng mới tạo ra cho người dân
có nhiều cơ hội lựa chọn hoạt động và nâng cao khả năng tiếp cận, vận dụng
khoa học công nghệ, nhưng mặt khác nó lại tiềm ẩn những tác động xấu đến
hình thành nhân cách con người.
Như vậy cùng với sự biến đổi xã hội thì nhu cầu giải trí của con người
cũng thay đổi và nó phù hợp với sự biến đổi xã hội.
Trong xã hội cổ truyền những hoạt động giải trí của con người được biết

đến như trò chơi dân gian, những lối hát cổ truyền, lễ hội là dịp để người dân
vui chơi sau những ngày làm việc mệt mỏi của một vụ mùa hay một năm.
Những hoạt động ấy nó phù hợp với xã hội nông nghiệp khi mà công nghiệp
chưa phát triển máy móc hiện đại hầu như chưa có. Ngày nay cùng với sự phát
triển của xã hội công nghiệp và sự hiện đại của máy móc, hoạt động giải trí của
con người ngày càng phong phú đa dạng. nhiều giá trị truyền thống không còn
phù hợp với xã hội mới, những hình thức giải trí của xã hội cổ truyền không
còn được đông đảo người dân tham gia.
Những thay đổi trong khuôn mẫu chuẩn mực đã có những tác động nhất
định đối với mỗi cá nhân đặc biệt là thế hệ trẻ. Sự phát triển của công nghệ
thông tin đã làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới, ngày nay càng xuất hiện nhiều trò
chơi giải trí mới bằng phương tiện hiện đại như những trò chơi điện tử, internet,
… Trước đây người chơi phải tụ tập nhau lại một điểm để chơi, ngày nay nhiều
người ở nhiều chỗ khác nhau trong cùng một thời gian có thể tham gia cùng
nhau trong một trò chơi.
13
Sự thay đổi những khuôn mẫu, chuẩn mực ở đô thị diễn ra có phần nhanh
hơn ở nông thôn nơi mà những thuần phong mĩ tục vẫn được lưu giữ vì thế có
nhiều hình thức giải trí mới đã trở nên phổ biến ở thành phố nhưng ở nông thôn
vẫn chưa có hoặc ít người tham gia như đi hát Karaoke, điện tử internet…
Sự xuất hiện những hình thức giải trí mới một mặt nó giúp con người
thoả mái, vui vẻ sau những giờ, những ngày làm việc căng thẳng của bản thân
nhưng nếu không được định hướng, không được quản lý chặt chẽ thì nó còn
tiềm ẩn nhiều những lệch chuẩn như sự quá ham mê chơi điện tử mà ảnh hưởng
đến việc học hành của một số học sinh…
3. Các khái niệm công cụ:
* Nhu cầu:
+ Theo từ điển xã hội học tiếng Nga: “ Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần
thiết để đảm bảo hoạt động sống của con người, các nhóm xã hội hoặc toàn xã
hội nói chung, là nguồn thôi thúc nội tại của hoạt động. Như vậy nhu cầu là yếu

tố cần thiết, tất yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu
như nhu cầu được thoả mãn thì tạo nên cảm giác thoải mái, an toàn cho sự phát
triển và ngược lại”. [ 8;tr 143 ]
+ Theo nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lê Nin: Nhu cầu là đòi hỏi
khách quan của mỗi con người trong điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống
và phát triển của mình. Nhu cầu là nguyên nhân của hành động, là một thuộc
tính tâm lý của cá nhân, là yếu tố trong nhóm xu hướng của cá nhân, xác định
thái độ của con người đối với hiện thực và trách nhiệm của bản thân. Nó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến lối sống và hành động của các cá nhân.
* Giải trí:
+ Theo từ điển xã hội học tiếng Nga: “ Giải trí là một dạng hoạt động của
con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể
chất, trí tuệ, mĩ học” và “ Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân mà con
là nhu cầu của đời sống cộng đồng.” [ 8; tr 116 ]
14
Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải toả căng thăng trí não,
tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển của con người một
cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ” [1; tr 29 ].
Qua định nghĩa trên ta nhận thấy rằng: Giải trí là hoạt động trong thời
gian rỗi, là một trong những cách giải toả căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần của
con người. Nhưng không phải bất cứ hoạt động nào được thực hiện trong thời
gian rỗi đều là giải trí. Vì cái đích cuối cùng của giải trí là giải toả những căng
thăng về thể chất và tinh thần, đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn và cao hơn nữa
là những rung cảm thẩm mỹ. Giải trí là dạng hoạt động không vụ lợi, không
nhằm mục đích sinh tồn, mục đích kinh tế hay chính trị. Nó chỉ đơn thuần là
hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người như: Thư giãn, giải
sầu, tìm lại thế cân bằng… Vì lẽ đó mọi hoạt động của con người dù bằng hình
thức nào, diễn ra ở đâu, như thế nào, mà đạt được mục đích đó đều là giải trí.
Ngược lại những hoạt động thoạt nhìn có vẻ là giải trí nhưng vì lý do nào đó
mà không đạt tới mục đích trên đều không phải là giải trí. Ví dụ: Cùng là chơi

bài, nếu không phải là hoạt động vụ lợi, chỉ để tiêu khiển, giải toả căng thăng
tinh thần thì là hoạt động giải trí, nhưng lại gắn với mục đích kinh tế (ăn tiền, cá
cược điều gì đó…) thì nó lại mất hoàn toàn ý nghĩa giải trí.
Giải trí hoàn toàn không phải là sự nghỉ ngơi thụ động của con người mà
là những hoạt động mang tính chủ động. Nó là những hoạt động hoàn toàn tự
do, do mỗi cá nhân tự lựa chọn và tham gia một cách chủ động, không hề bị
thúc bách bởi một nghĩa vụ, bổn phận nào cả. Nhân tố quyết định mang tính
kiên quyết của giải trí là sở thích cá nhân ( với điều kiện phù hợp hệ chuẩn mực
và hoàn cảnh thực tế khách quan của xã hội). Bởi vậy nghỉ ngơi thụ động
không phải là giải trí.
* Thời gian rỗi:
Theo từ điển xã hội học: Khái niệm thời gian rỗi coi là khái niệm đồng
nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là : ngoài phần thời gian lao động của cá nhân
15
( nhóm xã hội ) còn lại sau khi đã trừ đi chi phí thời gian cho hoạt động cần
thiết. [8; tr 67, 299 ].
Theo K. Mark: Quỹ thời gian của xã hội và cá nhân được phân thành thời
gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời gian tất yếu
của mỗi người buộc phải thực hiện công việc lao động để đảm bảo sự sinh tồn.
Thời gian tự do là khoảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động, dành cho
những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định. Với Mark khái niệm thời
gian rỗi chưa xuất hiện, bởi khi đó các hoạt động giải trí chưa phong phú, công
nghiệp giải trí chưa ra đời. Tuy nhiên Mark cũng đã từng coi thời gian tự do là
khoảng thời gian dành cho sự thoả mái, cho giải trí và những hoạt động tự do.
Chuyên đề thời gian rỗi của Tiến sỹ Mai Kim Thành: “ Thời gian rỗi là
khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi nhu cầu sinh
tồn, không bị chi phối bởi bất kỳ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho
các hoạt động tự nguyện theo chủ thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người. Thời gian đáp ứng nhu cầu là khoảng thời gian tinh thần,
khoảng thời gian cá nhân tham gia vào các hoạt động đời sống tinh thần của cá

nhân (đi chơi, xem phim, xem ca nhạc, đọc sách báo…)”. Đó là nhu cầu tinh
thần của mỗi người. Đây là khoảng thời gian tuy chiếm ít trong ngày, là số thời
gian còn lại của mỗi người sau` khi đã xong các bổn phận. Xong nó lại là
khoảng thời gian dành cho hoạt động cá nhân tự do lựa chọn theo sở thích. Đây
là hoạt động tinh thần, hoạt động thoả mãn nhu cầu giải trí, tái sáng tạo vì thế
nó được gọi là dạng nghỉ ngơi nhưng bằng cách chuyển từ hoạt động tất yếu,
cưỡng bức sang hoạt động tự do, tự giác, tự nguyện.
4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
* Thành phố Hạ Long: Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế chính
trị, văn hoá xã hội của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc
16
phòng an ninh và đối ngoại của tỉnh và là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội có
tác dụng hỗ trợ phát triển kinh tế công nghiệp dịch vụ cho thủ đô Hà Nội.
* Phường Cao Xanh: Diện tích 701 ha, địa hình phức tạp vừa đồi núi và
biển đảo. Số hộ có mức sống khá ước tính 38 %, hộ trung bình 60,4 % và hộ
nghèo 0,8 % ( cư trú rải rác trên toàn phường).
Những năm gần đây phường có tốc độ đô thị hoá nhanh, dân số tăng
nhanh. Lượng lao động nhập cư hàng năm nhiều, hiện có trên 3500 lao động
nhập cư. Số lao động địa phương di chuyển đi nơi khác kiếm sống không nhiều.
Hiện có gần 1000 lao động địa phương không có việc làm ổn định.Lao động
nhàn rỗi nhiều, vẫn còn tỷ lệ thấp lao động trên 15 tuổi ( thanh thiếu niên)
không biết chữ. Nhiều tệ nạn xã hội xảy ra chủ yếu là nghiện hút.
Trên địa bàn phường hiện có 4 trường học, 31 cơ quan TW, tỉnh, thành
phố, 62 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( tư nhân vừa và nhỏ), 162 hộ kinh
doanh buôn bán, 164 phương tiện đánh bắt, thu mua thuỷ hải sản vừa và nhỏ, 14
phương tiện vận chuyển hành khách, vật liệu xây dựng, 14 nhà nghỉ, 1 phòng
khám bệnh đa khoa khu vực, 1 trạm y tế và 12 cơ sở giáo dục mầm non trong và
ngoài công lập, 01 chợ Sa Tô với trên 200 hộ kinh doanh.
* Về kinh tế phường: Tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8 – 10 %. Tổng

thu ngân sách đạt từ 6 – 8.5 tỷ đồng / năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng thương mại, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và ngư nghiệp.
Tổ chức rà soát thống kê Cơ sở sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn,
phối hợp với nhà đầu tư và các nghành chức năng hướng dẫn các hộ kinh doanh
kê khai quản lý và nộp thuế đến các nhà quản lý.
* Công tác văn hoá: Uỷ ban nhân dân phường đã chỉ đạo tổ chức tốt các
hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ
lớn trong năm, đón bằng công nhận khu phố văn hoá, chào mừng đại hội Đảng
các cấp.
Tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua
yêu nước 5 năm ( 2005 – 2010). Tổng kết 12 năm thực hiện chương trình quốc
17
gia về phòng chống tội phạm, 5 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh toàn
quốc, 15 năm cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư.
Tăng cường việc soạn tin bài phát trên hệ thống loa truyền thanh của
phường, đặc biệt đã cập nhật thường xuyên bản tin về đấu tranh chống khai thác
than trái phép trên địa bàn.
Tiến hành kiểm tra 32 lượt các hộ kinh doanh có điều kiện an toàn trật tự,
phòng cháy chữa cháy, đăng ký lao động tạm trú, tạm vắng, quảng cáo và đã
nhắc nhở 8 điểm thu 21 băng rôn quảng cáo sai quy định.
Hướng dẫn các khu phố bình xét danh hiệu gia đình văn hoá năm 2010,
bình xét và đề nghị thành phố thẩm định công nhận 5 khu phố đạt danh hiệu
khu phố văn hoá năm 2010.
* Công tác giáo dục: Kết quả năm học ( 2009 – 2010), đối với khối tiểu
học: Tỷ lệ lên lớp thẳng 99,1 %, hoàn thành chương trình bậc tiểu học là 100
%, 100% học sinh thực hiện đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh. Đối với khối
trung học cơ sở: Xét tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%, học sinh có học lực
khá giỏi đạt 69 %, ( tăng 20 % so với năm học trước), hạnh kiểm khá tốt đạt
98,5 %. Chất lượng đại trà và đào tạo mũi nhọn ở cả 2 khối tăng từ 9 – 12 % so

với năm học trước, Cơ sở vật chất đầu tư cho công tác dạy và học được quan
tâm. Uỷ ban nhân dân phường đã chỉ đạo rà soát và đề nghị phòng giáo dục và
đào tạo thành phố tổ chức khai giảng lớp phổ cập xoá mù tại khu 7 ( tháng 12 /
2010), vận động 13 trẻ em trong độ tuổi vào lớp 1 đầu năm học ( 2010 – 2011).
* Công tác dân số y tế: Trạm y tế phường đã tổ chức tốt công tác khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, với 1.016 lượt người, trong đó
khám và cấp thuốc miễn phí cho 252 lượt trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh nhân tâm
thần: 108 lượt, bệnh nhân lao: 72 lượt, tiêm chủng mở rộng 712 mũi / 302 lượt
trẻ em dưới 1 tuổi. Thực hiện có hiệu quả chương trình tư vấn phòng chống
HIV/AIDS tại cộng đồng.
18
Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn, củng cố hoạt
động của mạng lưới y tế thôn bản tại các khu phố. Tổ chức 4 đợt kiểm tra vệ
sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dược tư nhân đến 42 cơ sở.
Triển khai các chương trình về dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn.
Tuyên truyền phát 2.500 phiếu đăng ký thực hiện gia đình ít con đến phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ tại hộ gia đình. Năm 2010 có 1 trường hợp sinh con thứ 3
( Tổ 67C khu 5).
Lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi làm thẻ bảo hiểm y tế 1.350 trường hợp.
Triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng dịch
đến các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, phòng chống bệnh chó dại, tiêu trùng
khử độc tại khu vực chợ, các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình, đảm bảo trên địa bàn
không có dịch bệnh xảy ra. Hướng dẫn 6 hộ có giết mổ gia súc, gia cầm xen kẽ
trong khu dân cư về nơi giết mổ tập trung của thành phố.
* Công tác an ninh trật tự an toàn xã hội:
An ninh chính trị trên địa bàn luôn được giữ vững ổn định. Tăng cường
phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân. Phối hợp giữa chính quyền và ban
công an phường kết hợp cùng nhân dân xây dựng hương ước, nếp sống văn hoá
tại các khu không có vụ việc lớn xảy ra, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và
đảm bảo.

Tuy nhiên với những thành tựu đã đạt được thì bên cạnh đó còn có những
tồn tại cần khắc phục kịp thời: Đào tạo tay nghề chuyên môn cho người lao
động một cách thực sự có chất lượng để tiến cùng với thời đại khoa học kỹ
thuật phát triển kiểm soát chặt chẽ nguồn nhân lực lao động, có những chính
sách đầu tư thu hút tạo cơ hội việc làm cho người lao động nâng cao đời sống.
4.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu đầu tiên về giải trí xuất hiện rất lâu trong lịch sử loài
người, trong những tác phẩm của Aristote, Platon và các tác giả khác về bản
chất, chức năng của giải trí trong đời sống con người. Nhưng phải đến cuối thế
19
kỷ 19 giải trí và những vấn đề liên quan ( như thời gian rỗi, nhàn rỗi…) mới
thực sự được quan tâm.
Hiện nay đã hình thành khoa học về nhàn rỗi với tư cách là khoa học liên
nghành, trong số các khoa học về giải trí có mặt của xã hội học về giải trí - một
chuyên nghành có đối tượng nghiên cứu là thời gian rỗi trong mỗi tương tác
với quỹ thời gian, đặc biệt là thời gian lao động và trong mối quan hệ với các
thiết chế xã hội, văn hoá và các quá trình xã hội. Nhưng nó phát triển mạnh mẽ
ở các nước phương tây do những thành tựu khoa học đã cho phép rút ngắn thời
gian lao động, làm thời gian rỗi tăng lên đáng kể vào cuối tuần.
Ở Việt Nam ngành xã hội học ra đời muộn ( 1906) và cho đến nay những
nghiên cứu về giải trí ở Việt Nam còn ít. Trong cuốn Việt Nam phong tục của
phan kế Bính có ghi lại nhiều thú chơi của cư dân miền bắc vào đầu thế kỷ như
hát ả đào, hát tuồng, những trò tiêu khiển…
Từ hướng tiếp cận khoa học hơn có thể kể tới những bài phóng sự, ghi
chép, điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng về những khía cạnh cụ
thể của giải trí như thực trạng thiếu địa điểm vui chơi giải trí, sự thiếu kinh phí
cho việc đầu tư các điểm vui chơi giải trí tại địa bàn dân cư.
Người tiếp cận vấn đề giải trí từ góc độ xã hội học văn hoá là cố tác giả
Đoàn Văn Chúc. Giải trí bước đầu được nghiên cứu trong khuôn khổ xã hội học
văn hoá với tư cách như là một bộ phận cấu thành đời sống văn hoá của xã hội.

Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về giải trí và khẳng định giải trí là một
nhu cầu của con người. Trong công trình này, tác giả đã phân tích sâu sắc về
bản chất của giải trí như là một nhu cầu của văn hoá và một số khái niệm như
thời gian rỗi, hoạt động rỗi… đây thực sự là một bước khai phá ra một lĩnh vực
khoa học mới còn chưa thu hút được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên nghiên
cứu của ông còn hạn chế nhất là về mặt ứng dụng.
Một công trình nghiên cứu thực sự khoa học về giải trí dưới góc độ xã
hội học đó là luận án tiến sỹ của tác giả Đinh Thị Vân Chi: “ Nhu cầu giải trí
20
của thanh niên ( nghiên cứu khôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu
cầu giải trí tại Hà Nội).
Dưới góc độ chuyên nghành xã hội học trong thời gian gần đây có một số
công trình nghiên cứu về giải trí như: Tìm hiểu hoạt động giải trí trong thời gian
rỗi của thanh niên xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên - Hải phòng ( khoá luận tốt
nghiệp của Nguyễn Thị Bích Ngọc – k47), tìm hiểu sự tham gia hoạt động giải
trí trong thời gian rỗi của người dân xã Ái Quốc – Nam Sách - Hải Dương…
Nhưng chưa có một tờ báo nào nghiên cứu về giải trí của người dân trong
thời gian rỗi. Với đề tài của mình tôi muốn tìm hiểu sự tham gia hoạt động giải
trí trong thời gian rỗi như thế nào, cũng như tìm hiểu một số yếu tố cơ bản tác
động đến hoạt động giải trí của người dân.
21
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua một thời gian đi thực tế tại phường Cao Xanh – thành phố Hạ Long -
tỉnh Quảng Ninh tôi đã thu được một số kết quả :
1. Thực trạng tham gia các hoạt động giải trí của người dân
Trong xã hội hiện nay nhu cầu tinh thần của con người rất đa dạng, bao
hàm tất cả những mong muốn tinh thần: Từ khát vọng vươn tới khoa học ( học
tập nâng cao kiến thức, phát minh, sáng chế khoa học…) tới những ước mơ bay
bổng về nghệ thuật và cả những khát khao hướng tới cõi huyền bí của thế giới
tâm linh. Nhu cầu tinh thần được thể hiện ra ngoài những hoạt động hết sức

phong phú: Từ những hoạt động thể chất để giải toả căng thăng cho bộ não tới
những hoạt động của bản thân bộ não, để đạt tới điều dó.
Giải trí là một nhu cầu thực tế của con người. Xã hội càng phát triển hiện
đại thì nhu cầu giải trí của con người càng cần thiết và không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của con người. Thực chất giải trí là hình thức thay đổi tính chất
lao động của con người nhằm giải toả những căng thẳng, mệt mỏi, ức chế và
phục hồi sức khoẻ, đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ mạnh cả về vật chất và tinh
thần. Giải trí là một cách nghỉ ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần con
người, giúp con người xoá đi những căng thăng thần kinh, khắc phục những ức
chế tâm lý do công việc gây ra. Vui chơi giải trí giúp con người tìm lại thế cân
bằng mới để tiếp tục lao động, sáng tạo với chất lượng tốt hơn. Vui chơi giải trí
rèn luyện cho con người những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất
theo quy luật của cái đẹp. Chính vì vậy sau một ngày học tập lao động và sáng
tạo con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
nhằm giải toả những căng thăng và chuẩn bị sức lao động cho một ngày lao
động tiếp theo. Do đó hoạt động giải trí là rất cần thiết, hoạt động trong thời
gian rỗi bao gồm những hoạt động nhằm giải toả căng thăng do công việc gây
ra trong suốt một ngày lao động, học tập, sáng tạo… Nó nhằm lặp lại sự cân
22
bằng về tinh thần, tạo ra sự hưng phấn cho bộ não để bước sang một ngày mới
hoạt động hiệu quả hơn.
Theo khảo sát cho thấy sự tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian
rỗi của người dân như sau:
Bảng 1: Tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân
Hoạt động giải trí trong thời gian
rỗi
%
Xem ti vi 83.2
Đọc sách báo, nghe đài 29.6
Thăm người thân, họ hàng 21.2

Thăm quan du lịch 1.8
Đi hát Karaoke 2.1
Chơi bài, chơi cờ 7.6
Nghỉ ngơi 35.6
Làm việc khác 19.6
( Nguồn: Số liệu thực tập K 52 tại phường Cao Xanh thành phố Hạ
Long Tỉnh Quảng Ninh).
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Hoạt động giải trí thu hút được nhiều
người tham gia nhiều nhất đó là: Xem ti vi 83.2%, nghỉ ngơi 35.6%, đọc sách
báo, nghe đài 29.6% Chúng ta nhận thấy rằng từ lâu ti vi đã trở thành phương
tiện nghe nhìn quen thuộc đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân
phường Cao Xanh nói riêng. Nhất là đối với một phường nông thôn khi các
dịch vụ giải trí hiện đại chưa phát triển, cộng thêm vào đó thu nhập của người
dân còn nhiều hạn chế thì hoạt động xem ti vi là một hình thức phổ biến.
Theo như lý thuyết biến đổi xã hội thì biến đổi xã hội có những khác biệt
về thời gian. Trước đây trong xã hội ta xem ti vi không phải là phổ biến do lúc
đó đời sống của nhân dân còn khó khăn người dân chưa thể trang bị cho gia
đình một chiếc ti vi riêng để xem, mà chủ yếu họ thường nghe đài thông qua hệ
thống truyền thanh của phường hoặc tham gia vào những hình thức giải trí như
xem chiếu bóng tại sân đình hoặc những buổi diễn chèo tuồng của địa
phương… Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, do sự phát triển chung của
nền kinh tế xã hội, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao,
23
cho nên người dân đều có thể tự trang bị cho gia đình một chiếc ti vi thậm chí
có nhà có 2 chiếc riêng. Bên cạnh đó xem ti vi thu được rất nhiều người tham
gia điều đó có thể được giải thích: Thứ nhất ti vi là phương tiện, hình thức giải
trí chủ yếu của hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn. Thứ hai sự nâng cao chất
lượng của các chương trình giải trí phát trên truyền hình. Ví dụ như chúng ta có
một chương trình phục vụ giải trí trên VTV3 với nhiều chương trình giải trí, các
trò chơi…khác nhau thật bổ ích và thư giãn.

Khi được hỏi mọi người thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi đều nhận
được câu trả lời chung là xem ti vi.
“ Cháu bảo ở nông thôn mình còn trò gì nưa đâu, xem ti vi là phổ biến
nhất hầu như nhà nào cũng có ti vi để xem”. ( PVS, Nam 50 tuổi, nông dân)
Mặc dù hiện nay chúng ta chưa thống kê được lượng thời gian trung bình
của mỗi người dành cho hoạt động giải trí là bao nhiêu nhưng nhu cầu xem ti vi
đã được đáp ứng ở khắp các địa phương trong nước. Hệ thống các kênh phát
trên ti vi ngày càng đa dạng ( sự xuất hiện của truyền hình cáp, truyền hình đa
kênh, truyền hình kỹ thuật số…) và các chương trình ngày càng chất lượng,
phong phú về nội dung, mới mẻ về hình thức nên đã thu hút được đông đảo
người dân quan tâm tới hoạt động này. Những chương trình thu hút được nhiều
người quan tâm như: Thời sự, đấu trường một trăm, rung chuông vàng, trò chơi
âm nhạc, ai là triệu phú…
Thời lượng phát sóng của các chương trình truyền hình ngày càng tăng
lên để đáp nhu cầu nghe nhìn của người dân nói chung. Đặc biệt hiện nay với
những chương trình hấp dẫn và những bộ phim đặc sắc trên truyền hình cáp và
kỹ thuật số, với những trò chơi và phim truyện hấp dẫn người xem.
Hơn nữa ti vi với các hình ảnh sống động, những cảnh quay hấp dẫn đã
tạo ra sự thu hút đối với người xem hiện nay. Ti vi là một phương tiện, là “ cửa
sổ nhìn ra thế giới” không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người
dân nhưng đồng thời cũng là phương tiện giải trí được nhiều người dân lựa
chọn. Xem ti vi được đánh giá là phương tiện giải trí rẻ tiền, lại có nhiều phim,
24
nhiều chương trình cố định tạo tính hấp dẫn mà không gây trở ngại cho người
xem. 100% các hộ gia đình trong phường đều có ti vi để xem. Chỉ cần ngồi ở
nhà mọi người có thể lựa chon cho mình một chương trình phù hợp, mình thích
để thư giãn sau một ngày lao động, học tập, sáng tạo. Ngay cả những người
không có nhiều thời gian rỗi cũng có thể tranh thủ xem ti vi lúc đêm khuya hay
trong bữa ăn. Xem ti vi đáp ứng được mọi tầng lớp, giới tính và các độ tuổi có
thể lựa chọn chương trình phù hợp với mình. Ti vi không chỉ ở mức độ giải trí,

xem ti vi còn giúp ta thu thập thông tin, tri thức mới trong nước và trên thế giới.
“ Nó cho bác những thông tin bổ ích về những gì xảy ra trong nước cũng
như trên thế giới, nó giúp bác biết thêm nhiều kiến thức mà từ trước tới giờ
bác chưa biết khi xem các chương trình ai là triệu phú, đấu trường một trăm…
Đôi khi nó giúp bác giải trí trong những lúc rảnh rỗi và lại biết thêm nhiều kiến
thức”. PVS, Nam 56 tuổi về hưu)
Một hoạt động cũng thu hút được nhiều người đó là nghỉ ngơi trong thời
gian rỗi chiếm 35.6%,những hộ dân trong phường trước khi bàn giao đất cho
nhà nước chủ yếu làm nông nghiệp là chính, nhưng từ khi xuất hiện khu công
nghiệp nhà nước thu hồi đất thì người dân không còn nhiều đất để làm nông
nghiệp nữa. Họ chuyển sang các nghành nghề khác như buôn bán dịch vụ, đi
làm công nhân… Đời sống các hộ trong phường đã dần thay đổi, cuộc sống khá
hơn trước nên người dân cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, chẳng hạn
trước đây những người ở độ tuổi trên 60 họ vẫn phải đi làm đồng nhưng hiện
nay họ được nghỉ ngơi có thể bán hàng tại nhà và trông nhà cho con, cháu đi
làm thuê, làm công nhân…
Một hoạt động cũng thu hút được nhiều người tham gia đó là thăm họ
hàng. Xã hội Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống hiếu nghĩa. Đặc
biệt trong xã hội nông thôn thì việc đi lại thăm bà con họ hàng trong thời gian
rỗi được mọi người quan tâm đặc biệt chiếm tới 21.2 %. Trong lúc rỗi họ
thường danhf thời gian đi thăm họ hàng, hơn nữa ở nông thôn mọi người trong
họ hàng thường là sống gần nhau nên việc đi lại và dành thời gian cho việc đi
25

×