Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

Vũ Thị Thùy Dung

SỰ THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA DÂN NHẬP CƢ
Ở ĐÀ LẠT TRONG VÒNG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

Vũ Thị Thùy Dung

SỰ THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA DÂN NHẬP CƢ
Ở ĐÀ LẠT TRONG VÒNG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62.31.30.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trịnh Văn Tùng


Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Đây là luận án do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trịnh Văn
Tùng từ tên đề tài, kết quả điều tra, số liệu luận án. Tôi xin cam đoan không sao
chép của bất kỳ ai về kết quả của luận án. Tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm
trƣớc pháp luật nếu vi phạm lời cam đoan trên !
Đà Lạt, ngày 12 tháng 09 năm 2016
Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận án này là cả một q trình trải nghiệm vất vả, nghiêm
túc và khó khăn đối với tác giả của luận án, từ khâu hình thành ý tƣởng đến
việc triển khai luận án. Trong thời gian qua, tôi đã cố gắng hết sức trong điều
kiện và khả năng cho phép, dành thời gian, công sức, trí tuệ và tâm huyết để
thực hiện luận án tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên. Để làm đƣợc điều này
có cơng rất lớn của các chun gia và các nhà khoa học, các thầy cô đã đồng
hành và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS
Trịnh Văn Tùng giáo viên hƣớng dẫn của tôi – Ngƣời luôn ủng hộ tôi vô điều
kiện, tƣ vấn và chỉ bảo tôi từng bƣớc đi cụ thể trong nghiên cứu từ khi còn
làm luận văn thạc sĩ đến nay là làm luận án. Ngƣời luôn cho phép tơi tự do
trình bày và sáng tạo các ý tƣởng của mình trong các hồn cảnh cho phép.
Cho phép tơi đƣợc gửi lời cảm ơn tới tập thể Ban chủ nhiệm Khoa Xã
hội học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà
Nội, cùng tồn thể các Thầy, Cơ trong Khoa đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong mọi hồn cảnh cho phép.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau

đại học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
đã đồng hành và tạo điều kiện cho tôi trong các thủ tục cũng nhƣ việc bảo vệ luận
án này.
Có đƣợc thành cơng này, cũng khơng thể không kể đến sự giúp đỡ và
tạo điều kiện của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và các đồng nghiệp
Khoa Công tác xã hội. Tôi xin gửi tới họ lời cảm ơn chân thành.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân tới gia đình lớn và
gia đình nhỏ của mình đã ln ở bên tôi, luôn ủng hộ, động viên kịp thời và
tạo mọi điều kiện để tơi hồn thiện luận án tốt nhất.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
Đà Lạt, ngày 22 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận án


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỘ THỊ, HÌNH VẼ
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
2.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 3
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3
3. Đối tƣợng, khách thể,phạm vi nghiên cứu ............................................ 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 4
3.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 5
5. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................ 6
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 6
7. Khung phân tích ...................................................................................... 7
8. Đóng góp mới của luận án:..................................................................... 7
9. Bố cục của luận án................................................................................... 8
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................... 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về các yếu tố ảnh
hƣởng đến lao động nhập cƣ. .................................................................. 10


1.2. Tổng quan nghiên cứu về lao động,việc làm của ngƣời dân nhập cƣ
trong thị trƣờng lao động. ....................................................................... 15
1.3. Tổng quan những nghiên cứu về chính sách di cƣ, nhập cƣ và thực
tiễn chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề di cƣ và
nhập cƣ .................................................................................................... 22
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ......................................................... 30
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 37
2.1. Các khái niệm liên quan .................................................................. 37
2.2. Các lý thuyết sử dụng ....................................................................... 43
2.3. Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 64
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ SỰ THAY ĐỔI VIỆC
LÀMCỦA NGƢỜI DÂN NHẬP CƢ Ở ĐÀ LẠT HIỆN NAY ..................... 70
3.1. Quy mô, cơ cấu dân nhập cƣ ở Đà Lạt............................................. 70
3.2. Quá trình nhập cƣ ............................................................................. 73
3.3. Thực trạng việc làm của dân nhập cƣ ở Đà Lạt ............................... 74
3.4.Sự thay đổi việc làm của ngƣời dân nhập cƣ ở Đà Lạt ..................... 84
CHƢƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔIVIỆC
LÀMCỦA NGƢỜI NHẬP CƢ Ở ĐÀ LẠT HIỆN NAY ............................. 108

4.1. Động cơ cá nhân ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc làm của ngƣời
nhập cƣ ở Đà Lạt ................................................................................... 109
4.2. Ảnh hƣởng của vốn xã hội đến sự thay đổi việc làm của ngƣời nhập
cƣ ở Đà Lạt ............................................................................................ 116
4.3. Ảnh hƣởng của chính sách tiếp nhận dân nhập cƣ ở địa phƣơng đến
sự thay đổi việc làm của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt ................................ 125
4.4. Ảnh hƣởng của các yếu tố nhân khẩu học đến sự thay đổi việc làm
của ngƣời dân nhập cƣ ở Đà Lạt ........................................................... 132


4.5. Kiểm định mơ hình hồi quy logistic về ảnh hƣởng của các biến độc
lập đến sự thay đổi việc làm của dân nhập cƣ ...................................... 133
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 148
1. Kết luận ................................................................................................ 148
2. Khuyến nghị và giải pháp ................................................................... 149
2.1. Vai trò của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng ......................... 150
2.2. Vai trị của ngƣời dânđịa phƣơng và ngƣời nhập cƣ ..................... 152
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ....................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 155
PHỤ LỤC BẢNG HỎI
PHỤ LỤC MÔ HÌNH HỒI QUY


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1

CAC TỪ
VIẾT TẮT



Cao đẳng

2

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

DĐP

Dân địa phƣơng

4

ĐH

Đại học

5

ĐKNO

Điều kiện nhà ở

6

KDC


Không di cƣ

7

NCDH

Nhập cƣ dài hạn

8

NCNH

Nhập cƣ ngắn hạn

9

TTDC

Tình trạng di cƣ

10

TTNC

Tình trạng nhập cƣ

11

TH


Tiểu học

12

THCS

Trung học cơ sở

13

THPT

Trung học phổ thông

STT

Ý NGHĨA


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Quy mô, cơ cấu của dân nhập cƣ tại Đà Lạt ................................. 71
Bảng 3. 2: Ngƣời quyết định đến và ngƣời đi cùng đến Đà Lạt ..................... 73
Bảng 3. 3: Việc làm chính hiện nay của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt .................. 77
Bảng 3. 4: Đánh giá về việc làm hiện tại của ngƣời nhập cƣ Đà Lạt ............. 79
Bảng 3.5: Việc xác định gắn bó với việc làm hiện tại của ngƣời nhập cƣ ..... 80
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng với việc làm hiện tại theo .................................... 82
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về việc làm hiện tại của nam và nữ ..................... 83
Bảng 3. 8: Sự thay đổi lĩnh vực việc làm của ngƣời dân Đà Lạt .................... 85
Bảng 3. 9: Sự thay đổi lĩnh vực việc làm của dân nhập cƣ............................. 85

Bảng 3.10: Tỷ lệ thay đổi lĩnh vực việc làm của ngƣời dân ở Đà Lạt ............ 86
Bảng 3. 11: Sự thay đổi lĩnh vực việc làm theo tình trạng nhập cƣ ................ 88
Bảng 3. 12: Kiểm định Anova giữa sự thay đổi lĩnh vực việc làm................. 89
Bảng 3. 13: Sự thay đổilĩnh vực việc làm theo giới tính của ngƣời nhập cƣ . 89
Bảng 3. 14: Kiểm định Anova về sự chuyển đổi lĩnh vực việc làm ............... 90
Bảng 3. 15: Sự thay đổi khu vực việc làm của ngƣời dân Đà Lạt .................. 91
Bảng 3. 16: Sự thay đổi khu vực việc làm của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt ........ 92
Bảng 3.17: Sự thay đổi vị trí việc làm của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt .............. 93
Bảng 3. 18: Trung bình số lần thay đổi việc làm của các nhóm dân .............. 96
Bảng 3. 19 : Chuyển đổi lĩnh vực việc làm theo giới tính của ....................... 97
Bảng 3. 20.: Cuộc sống hiện tại của ngƣời nhập cƣ so với ngƣời thân .......... 98
Bảng 3. 21: Các vấn đề hiện tại của ngƣời nhập cƣ so với ............................. 99
Bảng 3. 22: Kiểm định trung bình % chi tiêu/tổng thu nhập ........................ 101
Bảng 3. 23: Tỷ lệ thu nhập hộ gia đình của các nhóm nhập cƣ .................... 102
Bảng 3. 24: Mối quan tâm chính hiện nay của ngƣời nhập cƣ ..................... 104
Bảng 4. 1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc làm.......................... 108
Bảng 4.2: Mức độ ảnh hƣởng của động cơ, mục đích cá nhân ..................... 110


Bảng 4.3: Nguồn tìm đƣợc việc làm hiện tại của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt .. 117
Bảng 4. 4: Ảnh hƣởng của khả năng sử dụng mối quan hệ xã hội của bản
thanđến sự thay đổi việc làm theo loại hình nhập cƣ .................................... 119
Bảng 4. 5: Đánh giá chung về ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt ................................ 126
Bảng 4. 6: Ảnh hƣởng của chính sách tiếp nhận nhập cƣ của địa phƣơng đến
sự thay đổi việc làm theo loại hình nhập cƣ.................................................. 128
Bảng 4. 7: Mơ tả đặc điểm các biến độc lập và phụ thuộc ........................... 134
Bảng 4.8: Mơ hình hồi quy về sự thay đổi khu vực việc làm ....................... 136
Bảng 4. 9: Model Summary .......................................................................... 137
Bảng 4. 10: Mơ hình hồi quy về sự thay đổi lĩnh vực việc làm .................... 138
Bảng 4. 11: Model Summary ........................................................................ 139

Bảng 4.12: Mơ hình hồi quy về sự thay đổi vị thế việc làm ......................... 140
Bảng 4. 13: Model Summary ........................................................................ 142
Bảng 4. 14: Mơ hình hồi quy về thay đổi thu nhập, chi tiêu từ việc làm...... 143
Bảng 4. 15: Model Summary ........................................................................ 144

DANH MỤC ĐỘ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 1: Bản đồ thành phố Đà Lạt, 2014 ........................................................ 66


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, di dân và dân nhập cƣ luôn là vấn đề thu hút sự
quan tâm của nhiều nƣớc trên thế giới. Di dân ở Việt Nam là một hiện tƣợng
kinh tế - xã hội mang tính quy luật, một yếu tố tất yếu của sự phát triển. Di
dân là một đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế thị trƣờng, là biểu hiện rõ nét
nhất của sự phát triển không đồng đều, giữa các khu vực, vùng miền và lãnh
thổ [UNDP, 2011]. Dƣới tác động của q trình tồn cầu hóa, những chênh
lệch về mức sống, khác biệt trong thu nhập, cơ hội việc làm, nhu cầu dịch vụ
xã hội và sức ép sinh kế đang ngày càng trở thành những áp lực cơ bản tạo
nên các dòng di chuyển lao động trong và ngồi nƣớc. Tuy có nhiều lý do
khác nhau, song tất cả đều mong muốn có đƣợc một cuộc sống tốt đẹp hơn
cho gia đình và bản thân.
Di dân chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội phức tạp.Bản
chất của việc di dân là việc dịch chuyển từ vùng, ngành ít có cơ hội phát triển
sang vùng, ngành có nhiều cơ hội phát triển tốt hơn [Đặng Nguyên Anh,
2010]. Nơi nào có nhiều cơ hội phát triển, lực hút ở đó mạnh sẽ tác động
mạnh tới hành vi dịch chuyển lao động, ngƣợc lại nơi nào có cơ hội phát triển
ít, phải đối mặt với nhiều khó khăn thì nơi đó lực đẩy sẽ tăng.
Khi đề cập đến di dân và dân nhập cƣ nhiều tác giả chủ yếu đề cập đến
các mặt tiêu cực của di dân, nhƣ ảnh hƣởng đến mơi trƣờng, phá rừng, hay

tranh chấp đất đai. Hay nói cách khác, mặt tích cực của di dân chƣa đƣợc coi
trọng đúng mực.Trong thực tế, di dân đã và đang tạo ra ngày càng nhiều cơ
hội sống mới cho ngƣời dân. Di dân, không chỉ tạo ra những cải thiện trong
đời sống của ngƣời dân nhập cƣ mà còn tạo nên một diện mạo mới và đóng
góp đáng kể vào bức tranh kinh tế xã hội của nơi đến.
Khi nghiên cứu về di dân, đa số các nghiên cứu tập trung vào di cƣ con
lắc, di cƣ thời vụ hoặc di cƣ tự do, trong khi hƣớng nghiên cứu về dân nhập
1


cƣ còn tƣơng đối mờ nhạt. Đặc biệt vấn đề dân nhập cƣ ổn định, lập nghiệp và
sinh sống lâu dài tại vùng đất mới. Chính điều đó tạo nên diện mạo, bức tranh
đặc sắc, khác biệt ở nhiều vùng ở Việt Nam hiện nay. Những nghiên cứu về di
dân đến sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm là một vấn đề rất quan trọng, có ý
nghĩa thiết thực khơng chỉ cho bản thân ngƣời di cƣ mà cịn có ý nghĩa chính
trị, xã hội to lớn cho địa phƣơng nơi có dân di cƣ và nhập cƣ. Song, trên thực
tế trong nhiều năm qua những nghiên cứu về điềunày cịn rất hạn chế.
Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là một trong những địa
phƣơng đón dịng ngƣời di dân lớn nhất cả nƣớc. Nhƣng khi nhắc đến dịng di
cƣ này, ngƣời ta chỉ nhắc đến nhiều góc độ tiêu cực của di dân tự do nhƣ chặt
phá rừng làm nƣơng rẫy, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, làm cho
bức tranh nơi đây trở nên bất lợi từ thế giới bên ngoài. Một diện mạo khác mà
ít ngƣời biết đến thì Lâm Đồng cịn là “vùng đất hứa” cho nhóm nhập cƣ có
cơ hội cải thiện điều kiện sống và cơ hội phát triển của mình, sinh sống, lập
nghiệp và gắn bó với mảnh đất này, khơng chỉ với nhóm có nhiều ƣu thế xã
hội mà cịn cả với những nhóm tƣởng chừng yếu thế. Và bức tranh Đà Lạt
trong nhiều năm qua là một hiện thân sinh động về điều này.
Di dân và dân nhập cƣ là một động thái dân số gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của Đà Lạt. Quá trình đón nhận dân nhập cƣ này thực sự đã
tạo cho Đà Lạt có một diện mạo xã hội khá đặc thù và khác biệt so với các địa

phƣơng khác và đã thực sự trở thành một vùng đất lý tƣởng cho ngƣời dân thay
đổi cơ hội sống cho mình, đặc biệt là cơ hội nghề nghiệp, việc làm. Đặc
trƣngviệc làm của dân nhập cƣ ở Đà Lạt hiện nay là gì? Có những thay đổi nhƣ
thế nào về việc làm của dân nhập cƣ ở Đà Lạt hiện nay so với trƣớc khi họ di
cƣ hay khơng? Có sự thay đổi việc làm của dân nhập cƣ ở Đà Lạt trong mƣời
năm trở lại đây hay khơng? Có sự khác nhau ra sao giữa các nhóm nhập cƣ
trong xu hƣớng thay đổi việc làm? Các yếu nào ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc
làm của dân nhập cƣ vào Đà Lạt?
2


Từ tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu“Sự
thay đổi việc làm của người dân nhập cư ở Đà Lạt trong mười năm trở lại
đây”. Để tránh đƣợc nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác tác động sự thay đổi
nghề nghiệp việc làm, luận án chỉ tập trung tìm hiểu nhóm nhập cƣ vào Đà
Lạt trong mƣời năm trở lại đây (từ 2005 đến nay). Và vì cũng khơng thể chọn
5 năm trở lại đây vì tỷ lệ nhập cƣ giảm trong 5 năm trở lại đây sẽ rất khó
trong chọn mẫu. Trên cơ sở đó, luận án tìm hiểu nhóm nhập cƣ trong vòng 10
năm trở lại đây.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Bên cạnh việc làm sáng tỏ một số thuật ngữ nhƣ “việc làm”, “sự thay
đổi việc làm”, “ngƣời nhập cƣ”, “các yếu tố tác động đến sự thay đổi việc làm
của ngƣời nhập cƣ”, đề tài vận dụng các lý thuyết xã hội học hiện đại (lý
thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết kinh tế mới về di
dân) để giải thích mối quan hệ giữa nhập cƣ với sự thay đổi lao động, việc
làm, đề tài sẽ phân tích và bổ sung thêm những vấn đề di cƣ mang tính đặc
thù Đà Lạt, Lâm Đồng. Đồng thời, đề tài cung cấp những luận cứ khoa học về
nhập cƣ, lao động nhập cƣ.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài cố gắng phản ánh đƣợc bức tranh thực tiễn về quá trình thay đổi
và thích ứng vớiviệc làm của ngƣời dân nhập cƣ Đà Lạt trong mƣời năm
qua.Từ đó, sẽ giúp cho ngƣời di cƣ có sự nhìn nhận chân chực, cụ thể về hồn
cảnh của bản thân mình, giúp họ có sự lựa chọn hợp lý cho vấn đề của họ, để
có đƣợc việc làm tốt tại nơi nhập cƣ. Hơn nữa, bức tranh chân thực về sự thay
đổi việc làm của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt giúp chính quyền các địa phƣơng
nhìn nhận tốt hơn về những vấn đề của địa phƣơng mình gắn với chính sách
đối với ngƣời nhập cƣ, giúp chính quyền có những giải pháp tối ƣu cho địa

3


phƣơng mình. Từ đó, hồn thiện chính sách của nhà nƣớc về nhập cƣ vào lao
động nhập cƣ. Điều này đang thiếu trong thực tiễn chính sách nhập cƣ ở nƣớc ta.
3. Đối tƣợng, khách thể,phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Sự thay đổi việc làm của ngƣời dân nhập cƣ ở Đà Lạt trong vòng mƣời
năm trở lại đây.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Ngƣời dân nhập cƣ đến Đà Lạt trong vòng mƣời năm trở lại đây và
ngƣời dân sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt. Khách thể nghiên cứu của luận án bao
gồm ba nhóm, cụ thể nhƣ sau:
Nhóm đối tượng: Người nhập cư vào Đà Lạt (từ 2005) bao gồm những
ngƣời từ 15 – 59 tuổi di chuyển từ các tỉnh khác đến Đà Lạt trong vịng 10
năm tính từ 2004 đến thời điểm điều tra 2014 (có sự giao động trên dƣới một
năm). Sở dĩ lấy mốc 10 năm là vì để tránh ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác ở
địa phƣơng đến ngƣời nhập cƣ. Và mốc 10 năm đủ để đo đƣợc những sự thay
đổi về việc làm và nghề nghiệp của họ. Trong nhóm này có hai nhóm chính:
Nhóm nhập cư dài hạn: ngƣời di cƣ từ nơi khác đến Đà Lạt đã ở tại hộ
điều tra trên 01 nămvà đến 10 năm tính đến thời điểm điều tra, có đăng ký

KT1, KT2, KT3 tại Đà Lạt.
Nhóm người nhập cư ngắn hạn: ngƣời di cƣ từ nơi khác đến Đà Lạt, ở
tại hộ điều tra dƣới 1 năm tính đến thời điểm điều tra, có đăng ký KT3 dƣới 1
năm, KT4 tại Đà Lạt.
Sở dĩ lấy mốc 1 năm tính đến thời điểm điều tra mà không lấy mốc 6
tháng nhƣ điều tra di cƣ 2004 hay nhiều nghiên cứu khác đã làm vì khác với
nhiều địa phƣơng khác nhƣ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt
khơng có nhiều loại hình di cƣ con lắc hay di cƣ mùa vụ, và nếu có thì chỉ đặc
trƣng cho loại hình lao động nông nghiệp, trong khi luận án không chỉ tập

4


trung ở nhóm lao động nơng nghiệp và một cuộc điều tra thử để tìm đối tƣợng
điều tra đều rất khó để tìm đối tƣợng di cƣ từ 6 tháng trở xuống. Do vậy, đề
tài mở rộng mốc thời gian là 1 năm tính đến thời điểm điều tra.
Nhóm đối chứng: nhóm ngƣời dân địa phƣơng (khơng nhập cƣ) bao gồm:
những ngƣời từ 15 – 59 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, có hộ khẩu thƣờng trú
ở Đà Lạt.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Sự thay đổi việc làm của ngƣời nhập cƣ đƣợc nhìn nhận ở hai chiều
cạnh: 1/ Sự thay đổi việc làm trƣớc và sau nhập cƣ; 2/ Sự thay đổi việc làm
trong 10 năm trở lại đây. Các khía cạnh cốt yếu của sự thay đổi việc làm đƣợc
nhìn nhận: 1/ Sự thay đổi khu vực việc làm; 2/ Sự thay đổi lĩnh vực việc làm;
3/ Sự thay đổi vị thế việc làm; 4/ Sự thay đổi thu nhập, chi tiêu từ việc làm
3.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Để tránh đƣợc nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác tác động sự thay đổi
nghề nghiệp việc làm, trong nhóm nhập cƣ, luận án chỉ tập trung tìm hiểu
nhóm nhập cƣ vào Đà Lạt trong mƣời năm trở lại đây (từ 2004 đến 2014). Và

vì cũng khơng thể chọn 5 năm trở lại đây vì tỷ lệ nhập cƣ giảm trong 5 năm
trở lại đây sẽ rất khó trong chọn mẫu. Trên cơ sở đó, luận án tìm hiểu nhóm
nhập cƣ trong vịng 10 năm trở lại đây.
Kết quả số liệu của luận án đƣợc dùng chủ yếu từ cuộc điều tra, khảo
sát từ 5/2014–10/2015 của tác giả.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có mục đích làm sáng tỏ những đặc trƣng về việc làm của ngƣời
nhập cƣ vào Đà Lạt, tìm hiểu những thay đổi việc làm của họ, đánh giá những
yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc làm để trên cơ sở đó đề xuất biện pháp
hỗ trợ thị trƣờng lao động nhập cƣ ở Đà Lạt.

5


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ thứ nhất là xây dựng cơ sở lý luận về di cƣ, nhập cƣ, về lao
động việc làm bằng cách làm rõ các thuật ngữ chính nhƣ: lao động, việc làm,
sự thay đổi việc làm, ngƣời nhập cƣ, sự thay đổi việc làm của ngƣời nhập cƣ.
Tóm tắt và phân tích các luận điểm quan trọng của lý thuyết lựa chọn hợp lý,
vốn xã hội, lý thuyết kinh tế mới về di dân.
Nhiệm vụ thứ hai là phân tích đặc trƣng về việc làm và sự thay đổi việc
làm trƣớc và sau nhập cƣ cũng nhƣ sự thay đổi việc làm của họtrong vòng 10
năm trở lại đây.
Nhiệm vụ thứ ba là tìm hiểu ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự thay đổi
việc làm của ngƣời dân nhập cƣ tại Đà Lạt trong mƣời năm trở lại đây.
Nhiệm vụ thứ tƣ là đề xuất biện pháp về chính sách, để hỗ trợ ngƣời
nhập cƣ tốt hơn trong quá trình thay đổi việc làm của họ góp phần xây dựng
thị trƣờng lao động nhập cƣ Đà Lạt trở nên bền vững.
5. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài này trả lời cho
các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
- Việc làm của dân nhập cƣ ở Đà Lạt hiện nay có đặc trƣng gì?
- Việc làm của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt có những thay đổi nhƣ thế nào
trƣớc và sau nhập cƣ cũng nhƣ trong mƣời năm trở lại đây?
- Các yếu nào ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc làm của dân nhập cƣ vào
Đà Lạt?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Ngƣời nhập cƣ vào Đà Lạt từ mƣời năm trở lại đây chủ yếu là việc
làm trong lĩnh vực nông nghiệp.Tuy nhiên, đặc thù việc làm nơng nghiệp có
sử dụng cơng nghệ cao nên khác biệt về “chất” so với vệc làm nông nghiệp ở
nhiều vùng khác.

6


- Có sự khác biệt về khu vực, loại hình, vị trí việc làm, thu thập, chi
tiêu giữa các nhóm nhập cƣ dài hạn và nhập cƣ ngắn hạn trong xu hƣớng thay
đổi việc làm của họ.
- Trong các nhóm yếu tố ảnh hƣởng thì yếu vốn xã hội ảnh hƣởng khá
mờ nhạt đến sự thay đổi việc làm của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt.
7. Khung phân tích
Điều kiện KT-XH địa phƣơng
nơi xuất, nhập cƣ

Tình trạng

Khu vực

nhập cƣ


việc làm

Giới tính, tuổi, học
vấn củangƣời nhập cƣ

Động cơ mục đích di

Sự thay đổi
việc làm của

Lĩnh vực
việc làm

ngƣời nhập
cƣ ở Đà Lạt
trong 10 năm

Vị thế
việc làm

qua

cƣ, vốn xã hội của
ngƣời nhậpcƣ

Thu nhập, chi
tiêu từ việc làm

Chủ trƣơng, chính sách về lao động

nhập cƣ của Đà Lạt

8. Đóng góp mới của luận án
- So với các nghiên cứu ở trong nƣớc, lần đầu tiên luận án đi vào tìm
hiểu lao động nhập cƣ ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.

7


- Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng việc làm và sự thay đổi việc làm của
ngƣời nhập cƣ, luận án đã chỉ ra đƣợc việc làm ở thị trƣờng nhà nƣớc không
phải là thị trƣờng tiềm năng cho ngƣời nhập cƣ.
- Khác với nhiều nghiên cứu về tác động của vốn xã hội đối với thay đổi
việc làm, nghiên cứu này chỉ ra so với các yếu tố khác thì vốn xã hội chỉ là yếu tố
ảnh hƣởng tƣơng đối ít, mang tính chất “bơi trơn” trong q trình thay đổi việc
làm của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt.
- Trên cơ sở tìm hiểu những trở ngại cũng nhƣ khó khăn của lao động
nhập cƣ, luận án đề xuất các giải pháp phát triển thị trƣờng lao động nhập cƣ
bền vững ở Đà Lạt.
9. Bố cục của luận án
Luận án đƣợc kết cấu gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung chính, Kết luận
và khuyến nghị.
Trong phần mở đầu sẽ trình bày những nội dung cơ bản về lý do chọn
đề tài, tổng quan vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối
tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên
cứu và khung phân tích.
Trong phần 2: Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày tồn bộ các nội dung
chính của luận án. Phần này bao gồm 4 chƣơng:
Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2 trình bày về cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.Ở

chƣơng này, ngoài đề cập đến tổng quan địa bàn nghiên cứu, các khái niệm và
lý thuyết đƣợc sử dụng của đề tài sẽ đƣợc đề cập một cách hệ thống và sâu
sắc.Phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc đề cập cụ thể trong chƣơng này.
Chương 3 sẽ trình bày về đặc trƣng việc làm và sự thay đổi việc làm
của ngƣời nhập cƣ ở Đà Lạt trong mƣời năm trở lại đây.Ở chƣơng này, sự
thay đổi việc làm đƣợc nhìn nhận ở hai hƣớng đó là: 1/ Sự thay đổi việc làm
trƣớc và sau nhập cƣ; 2/ Sự thay đổi việc làm trong 10 năm trở lại đây.

8


Chương 4 sẽ phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc làm
của dân nhập cƣ ở Đà Lạt. Ở chƣơng này sẽ giới hạn tập trung xem xét các
yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc làm của ngƣời nhập cƣ gồm nhóm yếu
tố thuộc về vốn xã hội (mạng lƣới xã hội), chính sách, tình trạng nhập cƣ và
nhóm yếu tố thuộc về cá nhân ngƣời nhập cƣ (giới tính, học vấn, mục đích
động cơ di cƣ và độ tuổi của ngƣời nhập cƣ).

9


PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về các yếu tố
ảnh hƣởng đến lao động nhập cƣ
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều bài viết, cơng trình, đề tài, dự án
nghiên cứu liên quan đƣợc triển khai. Những nghiên cứu ban đầu xuất hiện
vào thập niên 1980, đáng chú ý trong đó là một số bài viết của các nhà khoa
học và các nhà quản lý nhƣ Đặng Nghiêm Vạn, Lê Duy Đại, Lê Mạnh Khoa,
Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Du, Nguyễn An Vinh,

Hoàng Lê, in trong sách Tây Nguyên trên đường phát triển - ấn phẩm phản
ánh kết quả nghiên cứu của Chƣơng trình Tây Nguyên II (Chƣơng trình cấp
nhà nƣớc, mã số 48C) do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện
Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì, trong đó, bƣớc đầu quan tâm và đƣa ra
những lo ngại và khuyến cáo cho tình trạng di dân và tăng dân số cơ học ở
Tây Nguyên. Từ thập niên 1990 đến nay, khi tình trạng di dân vào Tây
Nguyên diễn ra mạnh mẽ và trên quy mô lớn, việc nghiên cứu di dân vào Tây
Nguyên đƣợc chú trọng và đẩy mạnh hơn. Một số bài nghiên cứu và sách
chuyên khảo đƣợc ấn hành. Nhiều đề tài, dự án nghiên cứu đƣợc triển khai.
Có thể kể ra một số ấn phẩm và đề tài, dự án tiêu biểu nhƣ sách Di dân tự do
và các biện pháp tác động của Trung tâm dân số và nguồn lao động, sách Dân
số và dân số tộc ngƣời ở Việt Nam của tác giả Khổng Diễn, 1995; Dự án điều
tra cơ bản và xác định các giải pháp giải quyết tình trạng di dân tự do đến Tây
Nguyên và một số tỉnh khác của Cục định canh, định cƣ & Kinh tế mới và
Viện Kinh tế Nơng nghiệp, Chƣơng trình Tây Nguyên 3 cũng đã có nhiều đề
tài về di dân nhƣ đề tài “Chính sách dân số và di dân trong phát triển bền
vững ở Tây Nguyên” do Đặng Nguyên Anh làm chủ nhiệm đề tài và Viện Xã
hội học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì; hay đề tài “Đơ thị

10


hóa và quản lý đơ thị trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” do Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội chủ trì và
Hồng Bá Thịnh chủ nhiệm đề tài.
Khi xem xét di dân, không thể không kể đến hai nguồn tài liệu lớn đó là
Điều tra di cƣ Việt Nam và Tổng điều tra dân số và nhà ở. Cuộc điều tra di cƣ
năm 2004 đƣợc thiết kế nhƣ một nghiên cứu vi mơ về tình hình di dân trong
nƣớc đến một số khu vực trọng điểm. Bao gồm các khu vực nông thôn, khu
vực công nghiệp và thành phố lớn. Cuộc điều tra do Tổng cục thống kê thực

hiện với sự trợ giúp kỹ thuật của Quỹ dân số Liên hợp quốc. Điều tra di cƣ
Việt Nam 2004 bổ sung sự hiểu biết về tác động di cƣ ở Việt Nam. Cuộc điều
tra đƣợc thiết kế bao gồm các loại hình và các luồng di cƣ khác nhau. Những
khu vực đƣợc lựa chọn cho cuộc điều tra cũng đƣợc phân bố trên tồn lãnh
thổ bao gồm cả nơng thơn và thành thị. Với 5 khu vực đƣợc lựa chọn, đại diện
có những khu vực có mức chuyển đến cao nhất, cuộc điều tra đƣợc tiến hành
với 10.000 ngƣời, trong đó, bao gồm 5000ngƣời di cƣ và 5000 ngƣời khơng
di cƣ, chia đều cho từng khu vực. Cuộc điều tra cung cấp đƣợc nhiều thơng
tin hữu dụng về q trình di chuyển, các yếu tố kinh tế - xã hội, nhân khẩu
học của ngƣời di cƣ, các vấn đề về lao động, việc làm, điều kiện sống và nhà
ở, cũng nhƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội cho cả ngƣời di cƣ và ngƣời không di
cƣ cũng đƣợc mô tả trong nghiên cứu. Tuy nhiên, các vấn đề mới chỉ đề cập ở
mặt thực trạng, và chung nhất của vấn đề. Các vấn đề về sự thay đổi nghề
nghiệp, việc làm của ngƣời di cƣ không đƣợc đề cập một cách rõ nét. Hơn
nữa, với thiết kế mẫu có chủ đích, khơng cung cấp các ƣớc lƣợng đại diện cho
một khu vực địa lý xác định. Đối với 5 khu vực trong thiết kế mẫu, việc chọn
đối tƣợng điều tra không tiến hành chọn theo xác suất bằng nhau, cả giữa các
khu vực và trong một khu vực. Vì vậy, kết quả của một khu vực khơng thể
giải thích là đại diện cho dân số của khu vực đó. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu

11


có nhiều điểm nổi bật mà luận án sẽ kế thừa đó là việc thiết kế đối tƣợng điều
tra của cuộc nghiên cứu cho cả ngƣời di cƣ và ngƣời không di cƣ để so sánh
đối chiếu sự khác biệt, thay đổi của hai nhóm dân cƣ này. Và mỗi một đối
tƣợng có một bộ bảng hỏi riêng trên nền những cái tƣơng đồng.
Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lâm Đồng năm 1999 và 2009 cũng
là nguồn tài liệu quan trọng cho luận án này. Tổng điều tra dân số và nhà ở
tỉnh Lâm Đồng năm 2009– Các kết quả chủ yếu, bao gồm 3 phần với 6

chƣơng, đã bao phủ đƣợc nhiều các vấn đề về dân số, về di cƣ và đơ thị hóa,
về giáo dục – đào tạo, về điều kiện nhà ở và sinh hoạt của hộ dân cƣ, vấn đề
về lao động, việc làm. Bằng những phƣơng pháp nghiên cứu, điều tra hết sức
công phu, quy mô đƣợc áp dụng trên phạm vi tồn quốc và tồn tỉnh, cách
chọn mẫu có thể suy rộng cho tổng thể, cuốn sách là tài liệu tham khảo quý
báu cho các điều tra trên diện rộng, hay cho những nghiên cứu mang tính điển
cứu. Vì mẫu đƣợc thiết kế là mẫu chùm cả khối, theo phƣơng pháp phân tầnghệ thống một giai đoạn. Việc chọn mẫu đƣợc thực hiện theo 2 bƣớc: Bƣớc 1:
chọn phân tầng để xác định quy mô mẫu của từng quận/huyện trực thuộc tỉnh;
bƣớc 2: chọn độc lập và hệ thống từ dàn mẫu địa bàn của mỗi quận huyện để
xác định các điều tra cụ thể. Với quy mô mẫu là 15% tổng dân số cả nƣớc,
nên hiệu quả, độ tin cậy của số liệu điều tra tƣơng đối cao và đặc biệt, có thể
suy rộng cho tổng thể. Các tiêu chí để chọn mẫu đƣợc phản ánh một cách đặc
trƣng cho từng khía cạnh của vấn đề. Nhờ vậy, chúng tôi kế thừa cách chọn
mẫu này cho luận án của mình. Tuy nhiên, vì là nghiên cứu tổng điều tra nên
các vấn đề đƣợc phổ rộng, những khía cạnh chi tiết, cụ thể của từng vấn đề
chƣa đƣợc đề cập thỏa đáng và đầy đủ cho từng đối tƣợng cụ thể, ví dụ nhƣ
vấn đề lao động việc làm. Để tìm số liệu cho vấn đề lao động, việc làm của
các nhóm dân cƣ khác nhau là khơng có, hoặc số liệu cho các nhóm di cƣ và
khơng di cƣ cũng chƣa đƣợc cuộc điều tra đề cập.

12


Đi vào những nghiên cứu chuyên sâu hơn, bàn về di cƣ và ảnh hƣởng
của di cƣ tới phát triển kinh tế xã hội, trong nhiều năm gần đây, xuất hiện nhiều
nghiên cứu có quy mơ và bài bản cả về mặt hàn lâm và thực tiễn, từ các nghiên
cứu nƣớc ngoài đến các nghiên cứu trong nƣớc. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi
có thể kể đến nhƣ M.P. Todaro, 1969, M. Woolcock, 2000, 2001, Belser,
Patrick và Martin Rama, 2001, M.B. Aguilerra, 2002, Martin Ruhs, Silva, 2014
đã có những nghiên cứu chuyên sâu về di cƣ trong thị trƣờng lao động. Trong

đó, nhiều tác giả đồng quan điểm khi cho rằng thị trƣờng lao động thay đổi nhờ
vai trò của di dân, và chính di dân đã tạo nên tính năng động cho thị trƣờng này
nhƣ Bian, Yanjie, Shu, 2001, Martin Ruhs, Silva, 2014.
Ở trong nƣớc có nhiều nghiên cứu của các tác giả sau mà ta phải kể đến
nhƣ Trịnh Duy Luân 1992, 1994, 2000, Đặng Nguyên Anh, 1997, 2010,
2011; Tƣơng Lai, 1998, Bạch Văn Bảy, 1997, Nga My, 1997, Tống Văn
Chung, 2005, Lê Thanh Hải, 2000, Lê Văn Thành ,2007, Trần Đan Tâm,
2007đều bàn đến di dân và ảnh hƣởng của di dân tới phát triển. Các nghiên
cứu của Trịnh Duy Luân cho thấy sự phân thay đổi của các thành phố có vai
trị khơng nhỏ của các luồng di dân. Cũng chính các luồng di dân này tạo ra
những phân tầng xã hội lên sự phát triển của các thành phố [Trịnh Duy
Luân,1994, 34 - 37]. Các nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh đề cập nhiều về
các loại hình di dân từ nơng thơn – đơ thị, đến di cƣ con lắc, di cƣ tự do, di cƣ
lao động ở nhiều địa phƣơng trên toàn quốc [Đặng Nguyên Anh, 1997,2009,
2010], tác giả đã chỉ ra di cƣ giữ một vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng thơn ở nƣớc ta Tuy nhiên, các nghiên cứu
chƣa chỉ ra quá trình tạo lập cuộc sống nơi đến và những sự thay đổi việc làm
của loại hình di cƣ này đã tạo ra diện mạo hay đóng góp gì cho thành phố hay
cho chính cuộc sống của ngƣời di cƣ.

13


Bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, phỏng vấn chuyên gia, phân
tích chính sách và phân tích số liệu, các nghiên cứu đã phân tích và đánh giá
tác động của việc di dân tới thu nhập và mức sống của các hộ gia đình, về
tăng trƣởng kinh tế (nhƣ tiết kiệm, đầu tƣ), sự tham gia vào thị trƣờng lao
động, giáo dục, học vấn, tác động giới và một số chiều cạnh xã hội khác.
Khi bàn về các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình di cƣ, nhiều nghiên cứu
chỉ rõ vai trò của vốn xã hội nhƣ H.Moerbeek, 1995; M.B. Aguilera, 2002;

S.J.Appold và Nguyễn Quý Thanh, 2004, Nguyễn Duy Thắng, 2007, vàmạng
lƣới xã hộinhƣ M.Granovestter, 1974; Corcoran, G.Ducan, 1980, cũng nhƣ
vai trò của yếu tố nhân khẩu học nhƣ giới tính nhƣ J.Harper, B.Wheaton,
1995, học vấn, tơn giáo có ảnh hƣởng nhiều tới quyết định di chuyển và quá
trình di cƣ của họ. Trong đó, yếu tố giới tính ảnh hƣởng nhiều đến khả năng
di cƣ của nữ giới khơng chỉ trong thị trƣờng lao động mà cịn hạn chế khả
năng thích nghi và hịa nhập vào đời sống cộng đồng mới nơi nhập cƣ nhƣ
Đặng Nguyên Anh,2005, 2007.
Yếu tố thu nhập cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến việc di cƣ của ngƣời dân
nhƣ Nguyễn Thanh Liêm, 2006; Bùi Quang Bình, 2008. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Liêm đã phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa di cƣ và thu
nhập giữa các nhóm di cƣ ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc. Bài viết dựa vào
số liệu của “Dự án nghiên cứu liên ngành về gia đình nơng thơn Việt Nam
trong thời kỳ chuyển đổi”. Đó là dự án đƣợc triển khai trên vùng nông thôn
của 3 tỉnh: Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế. Thời điểm khảo sát tại
các tỉnh là không đồng đều nhau tƣơng ứng là 2004, 2005 và 2006. Trong
nghiên cứu này sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng
pháp nghiên cứu định lƣợng. Nhƣng kết quả nghiên cứu ban đầu và giới hạn
chỉ mới sử dụng các số liệu định lƣợng; trong mỗi tỉnh phỏng vấn 300 hộ gia
đình. Giống nhƣ những nghiên cứu ở trƣớc đó, tác giả cũng cho rằng thu nhập
của gia đình là một yếu tố tác động tới việc di cƣ. Những gia đình giàu có thì

14


cho con cái đi học xa nhƣ là một sự đầu tƣ dài hạn cho gia đình. Cịn đối với
gia đình nghèo khó thì cho con cái đi xa để kiếm việc và nhanh chóng kiếm
tiền nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách cho chính ngƣời di cƣ và gia đình.
Hạn chế của nghiên cứu này là đã gộp cả hai đối tƣợng nên thơng tin về mục
đích di cƣ chƣa đƣợc làm rõ cụ thể. Tác giả cũng đã lập luận và giải thích

đƣợc ngƣời giàu họ có điều kiện tốt để di cƣ trong khi đó ngƣời nghèo cũng
chịu nhiều áp lực buộc họ phải di chuyển. Đồng thời, tác giả lại nêu mối quan
hệ giữa di cƣ và thu nhập là phi tuyến tính. Tác giả cũng nhấn mạnh cả nhóm
ngƣời giàu nhất và nhóm ngƣời nghèo nhất đều đƣợc hƣởng lợi từ quá trình di
cƣ nhƣng dƣờng nhƣ ngƣời giàu lại đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn. Bài viết đã chỉ
ra đƣợc tính đa dạng và sự khác biệt giữa các vùng về tình trạng và mức độ di
cƣ. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung xem xét ở góc độ di cƣ của con cái.
Những góc độ về nghề nghiệp, việc làm của bố mẹ hay con cái có ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đến việc tạo lập cuộc sống của con cái họ tại nơi đến còn chƣa
đƣợc làm rõ. Và với dung lƣợng mẫu 300 cho mỗi tỉnh đặt ra câu hỏi liệu
dung lƣợng mẫu có đủ để suy rộng cho tổng thể cũng chƣa có câu trả lời.
Những nghiên cứu trên đi sâu vào tìm hiểu về di cƣ nói chung, các loại
hình di cƣ, ảnh hƣởng của di cƣ tới phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vấn
đề lao động nhập cƣ chƣa đƣợc đề cập thỏa đáng. Cũng nhƣ ảnh hƣởng từ các
yếu tố vốn xã hội, các yếu tố nhân khẩu học, thu nhập có ảnh hƣởng gì đến
lao động nhập cƣ, ổn định cuộc sống của ngƣời nhập cƣ tại nơi làm việc
chƣa đƣợc nghiên cứu. Về phƣơng pháp, dù có kết hợp các phƣơng pháp
định lƣợng và định tính, phƣơng pháp chuyên gia, song các nghiên cứu
chƣa chỉ rõ tính hệ thống và đại diện trong chọn mẫu, trong khi tiến hành
trên diện rộng ở nhiều địa bàn.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về lao động,việc làm của ngƣời dân
nhập cƣ trong thị trƣờng lao động
Chủ đề dân nhập cƣ và lao động nhập cƣ trong nhiều năm gần đây đang
là chủ đề quan tâm của rất nhiều quốc gia từ các nghiên cứu hàn lâm đến thực
15


×