Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.24 KB, 2 trang )
Trình bày ý nghĩa của cặp chỉ tiêu GDP(hoặc GNP) bình quân đầu người
trong phân tích kinh tế vĩ mô?
VD: minh họa bằng những số liệu thực tế của Việt Nam 10 năm trở lại đây?
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời
điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ
này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
Trình độ phát triển kinh tế tinh bằng GDP bình quân đầu người có sự
khác nhau rất lớn giữa các nước. Thu nhập bình quân đầu người của những
nước giàu nhất thế giới cao gấp hàng chục lần so với các nước nghèo nhất
thế giới. Vì tỉ lệ tăng của GDP thực tế cũng biến đổi mạnh, nên vị thế tương
đối giữa các nước có thể thay đổi đáng kể theo thời gian. Mức sống của một
nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nó.
Năng suất đến lượt nó lại phụ thuộc vào tích lũy tư bản hiện vật, vốn nhân
lực, tài nguyên thiên nhiên và tiến bộ công nghệ.
GDP bình quân đầu người là thước đo sản lượng thu nhập của một
nền kinh tế, nó là số liệu thông kê thường gặp nhất vì được coi là chỉ báo tốt
nhất về phúc lợi kinh tế xã hội.
Kết quả hoạt động kinh tế của một người bất kì được phản ánh trước
hết qua thu nhập của người ấy, thông thường một người có thu nhập cao dễ
cho phép người ta chi mua những hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt có giá
cao để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần đa dạng của họ. Trong khi đó
những người có thu nhập thấp không có khả năng cho trả cho những hàng
hóa và dịch vụ đắt tiền và do đó chỉ được hưởng thụ một mức sống khiêm
tốn hơn nhiều so với những người có thu nhập cao. Điều này cũng tương tự
đúng đối với các nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả khi
mà mọi người trong nền kinh tế tạo ra và hưởng thu nhập cao. Kết quả là
tổng thu nhập do mọi thành viên trong nền kinh tế tạo ra sẽ lớn và mọi người
được hưởng mức sống cao hơn so với nền kinh tế có mức thu nhập bình
quân đầu người thấp hơn.
Năm 200
0