Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Tư tưởng của phan bội châu về tôn giáo tín ngưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

NGUYỄN KHẮC SÂM

TƢ TƢỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ
TƠN GIÁO, TÍN NGƢỠNG

Chun ngành : CNDVBC&CNDVLS
Mã số

: 62. 22. 03. 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Đỗ Thị Hòa Hới
2. TS. Phạm Bá Lƣợng

HÀ NỘI - 2017
0


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Tư tưởng của Phan Bội Châu về tơn
giáo, tín ngưỡng là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn và kết
quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án


Nguyễn Khắc Sâm

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án “Tư tưởng của Phan Bội Châu
về tơn giáo, tín ngưỡng”, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên Khoa Triết học;
tập thể Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, giảng viên, cán bộ các phòng, ban
chức năng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội. Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Đỗ Thị Hòa Hới; TS.
Phạm Bá Lượng - thầy, cô giáo là những người đã giúp Tơi có được nền tảng
và sự tự tin để hoàn thành luận án này trong điều kiện tốt nhất. Đây là một
món quà tinh thần có ý nghĩa giúp tơi có thể tiếp tục vững bước trên con
đường nghiên cứu khoa học của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động
viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt q trình thực hiện và
hồn thành luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................... 9
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về bối cảnh, con người và sự
nghiệp của Phan Bội Châu ................................................................................... 9
1.2. Những cơng trình nghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu về
tơn giáo, tín ngưỡng ............................................................................................ 24
1.3. Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu, giải quyết của luận án ... 29
1.3.1. Những vấn đề đặt ra ...........................................................................29
1.3.2. Hướng nghiên cứu, giải quyết của luận án ..........................................31
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ KHÁI LƢỢC CHO SỰ
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG VỀ TƠN GIÁO, TÍN
NGƢỠNG CỦA PHAN BỘI CHÂU ............................................................... 35
2.1. Cơ sở lý luận cho sự hình thành, phát triển tư tưởng về tơn giáo,
tín ngưỡng của Phan Bội Châu .......................................................................... 35
2.1.1. Sự kế thừa các yếu tố tư tưởng trong Nho, Phật, Đạo .........................35
2.1.2. Sự tiếp thu tư tưởng từ Tân văn, Tân thư ............................................38
2.1.3. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng khoan dung tơn giáo, đồn kết,
u nước và các giá trị văn hóa truyền thống khác của Việt Nam .................43
2.2. Cơ sở thực tiễn và khái lược cho sự hình thành, phát triển tư
tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu .......................................... 46
2.2.1. Bối cảnh thế giới, khu vực tác động đến sự hình thành, phát triển tư
tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu ........................................46
2.2.2. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình
thành, phát triển tư tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu ................53
2.2.3. Khái lược tiến trình tư tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội
Châu ............................................................................................................65

3


Chƣơng 3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CỦA

PHAN BỘI CHÂU VỀ TƠN GIÁO, TÍN NGƢỠNG .................................... 74
3.1. Phan Bội Châu quan niệm về trời, đạo trời, qủy thần ........................ 74
3.2. Quan điểm của Phan Bội Châu về đồn kết lương - giáo, tự do tín
ngưỡng, tơn giáo ................................................................................................... 80
3.3. Quan niệm của Phan Bội Châu về Phật giáo .................................... 94
3.4. Quan điểm của Phan Bội Châu về giá trị của tơn giáo, tín
ngưỡng trong đời sống xã hội........................................................................... 108
3.4.1. Phan Bội Châu phân biệt những người theo các tơn giáo chân chính
và những kẻ đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo .......................................... 108
3.4.2. Phan Bội Châu phê phán những biểu hiện mê tín dị đoan, hủ tục
trong các tơn giáo, tín ngưỡng ................................................................... 114
3.4.3. Quan điểm của Phan Bội Châu về giá trị của các tơn giáo, tín ngưỡng ........... 126
Chương 4. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ
TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ....................................................................................................... 132
4.1. Một số giá trị, hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu về tơn
giáo, tín ngưỡng ................................................................................................. 132
4.1.1. Một số giá trị trong tư tưởng của Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng ... 132
4.1.2. Một số hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu về tơn giáo, tín
ngưỡng ...................................................................................................... 138
4.2. Ý nghĩa của tư tưởng Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng đối
với việc thực hiện chính sách tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay...... 143
4.2.1. Sự kế thừa và phát triển nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu về
tôn giáo, tín ngưỡng ở Hồ Chí Minh .......................................................... 143
4.2.2. Ý nghĩa của tư tưởng Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng đối
với Việt Nam hiện nay ............................................................................... 150
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 161
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................... 164

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 165
4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phan Bội Châu (1867 - 1940) là nhà yêu nước, nhà tư tưởng, danh nhân
văn hóa trong lịch sử cận đại Việt Nam. Ông là dấu nối giữa tư tưởng văn hóa
truyền thống với tư tưởng văn hóa hiện đại của Việt Nam. Vì thế, đã có rất
nhiều nhà nghiên cứu về Phan Bội Châu từ nhiều góc độ lịch sử, văn học, văn
hóa, tư tưởng triết học. Tuy góc nhìn nhận về các vấn đề này còn nhiều ý kiến
khác nhau nhưng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Ngày nay, chúng
ta đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh;
chúng ta khơng qn các cống hiến của các vị tiền bối yêu nước trong đó có
nhà chí sĩ, nhà văn hóa lớn, có vị “thiên sứ” Phan Bội châu” [45, tr. 10].
Cho đến nay, những quan niệm tiến bộ trong tư tưởng của Phan Bội
Châu vẫn còn ánh lên những nhân tố hợp lý và có ý nghĩa về mặt lý luận và
thực tiễn. Việc tiếp tục tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và tư
tưởng Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng nói riêng sẽ giúp chúng ta có
thêm luận cứ để chứng minh cho tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Như chúng ta biết, đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về Phan Bội Châu, đặc biệt là trong lĩnh vực sử học, văn học.
Riêng trong lĩnh vực tôn giáo học, tư tưởng của ông chưa được nghiên cứu
nhiều và cịn có những nhận định, đánh giá chưa thống nhất. Tư tưởng Phan
Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng tuy chưa thành hệ thống nhưng khơng kém
phần tiêu biểu, đặc sắc và hàm chứa nhiều nội dung có ý nghĩa to lớn đối với
chúng ta ngày nay.
Trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tiếp thu những giá trị văn hóa
của nhân loại, hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa của dân tộc nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp cách mạng của chúng ta không được phép đoạn
tuyệt với quá khứ, mà phải là sự tiếp nối và phát huy những truyền thống tốt
5


đẹp, những giá trị nhân văn của dân tộc. Nghiên cứu sự hình thành và phát
triển tư tưởng của các nhà Nho duy tân Việt Nam nói chung và tư tưởng của
họ về tơn giáo, tín ngưỡng nói riêng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cho đến
nay trong các cơng trình đã cơng bố, những tư tưởng này chưa được đặt đúng
vị trí vốn có của nó. Đứng trước yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu lịch
sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tìm hiểu tư tưởng về tơn giáo, tín
ngưỡng của Phan Bội Châu nói riêng đang là một nhu cầu cấp thiết đối với
chúng ta trong điều kiện mở cửa hội nhập hiện nay.
Qua tiếp nhận thành quả của người đi trước chúng tôi nhận thấy, tư
tưởng Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng là bộ phận trong chỉnh thể tư
tưởng của Phan Bội Châu cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu, hệ thống
hóa. Sự hình thành, phát triển tư tưởng Phan Bội Châu nói chung và tư
tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng nói riêng là một q trình phức tạp, trải qua
nhiều thời kỳ khác nhau, ở mỗi thời kỳ lại có những đặc điểm nhất định và
bao chứa những nội dung khá phong phú có ý nghĩa sâu sắc cần được đi
sâu tìm hiểu. Xuất phát từ những lý do đó, trong khuôn khổ luận án tiến sĩ
Triết học chúng tôi lựa chọn đề tài đi sâu tìm hiểu Tư tưởng của Phan Bội
Châu về tơn giáo, tín ngưỡng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Luận án phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và khái lược cho sự hình
thành, phát triển và nội dung cơ bản của tư tưởng Phan Bội Châu về tơn giáo,
tín ngưỡng. Từ đó, luận án chỉ ra giá trị, hạn chế của tư tưởng Phan Bội Châu
về tơn giáo, tín ngưỡng cũng như chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng này đối với việc
thực hiện chính sách tơn giáo, tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và khái lược cho sự hình
thành, phát triển tư tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu.
6


+ Phân tích làm rõ một số nội dung cơ bản của tư tưởng Phan Bội Châu
về tơn giáo, tín ngưỡng.
+ Bước đầu nêu lên một số nhận xét, đánh giá về giá trị, hạn chế của tư
tưởng Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng cũng như chỉ ra ý nghĩa của tư
tưởng đó đối với việc thực hiện chính sách tơn giáo, tín ngưỡng của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án chủ yếu nghiên cứu qua bộ sách Phan Bội Châu toàn tập, của
nhà xuất bản Thuận Hóa và trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đông Tây năm 2000
và các tài liệu khác liên quan đến cuộc đời, tư tưởng Phan Bội Châu nói
chung và tư tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng nói riêng.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những nguyên lý, quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam
hiện nay về tơn giáo, tín ngưỡng.
Luận án sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật trong nghiên cứu
lịch sử tư tưởng, nhất là lịch sử triết học Phương Đông, chủ yếu là phương
pháp thống nhất lịch sử - logic, hệ thống - cấu trúc, phân tích, tổng hợp, so
sánh đối chiếu và hệ thống hóa tư liệu tham khảo thứ cấp … Ngồi ra, luận án
cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Triết học - Lịch sử; Triết

học - Tôn giáo học nhằm phát hiện các vấn đề mới trong tư tưởng của ông về
vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng so với các cơng trình nghiên cứu trước đây giúp

7


tái hiện, khẳng định một cách chân thực những quan điểm, lập trường về tơn
giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án đã khái quát được tình hình nghiên cứu về vấn đề tơn giáo,
tín ngưỡng trong tư tưởng của Phan Bội Châu.
- Luận án lý giải được các cơ sở lý luận, thực tiễn và khái lược cho sự
hình thành và phát triển góp phần phát hiện và hệ thống hóa một số nội dung
cơ bản trong tư tưởng của Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng.
- Bước đầu chỉ ra giá trị, hạn chế của tư tưởng Phan Bội Châu về tơn
giáo, tín ngưỡng cũng như chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng đó đối với việc thực
hiện chính sách tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần tìm hiểu và làm đầy đủ, sâu sắc hơn nữa nhận thức
về cơ sở hình thành, phát triển và nội dung cơ bản tư tưởng tơn giáo, tín
ngưỡng của Phan Bội Châu, nhằm bổ sung đầy đủ hơn về trình độ bước phát
triển của tư duy dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX về
lĩnh vực này.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử tư tưởng Việt Nam trước năm 1945, và góp phần vào tìm hiểu những
vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
tơn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình nghiên cứu của tác
giả và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được chia làm 4 chương

và 11 tiết.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về bối cảnh, con ngƣời và sự
nghiệp của Phan Bội Châu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cận đại ghi
nhận vị trí quan trọng của con người và sự nghiệp Phan Bội Châu. Chúng ta
biết đến ông như một nhân vật lịch sử tài năng có đóng góp ở nhiều lĩnh vực:
văn thơ, triết học, chính trị, lịch sử, tơn giáo… Vì thế, con người và sự nghiệp
của Phan Bội Châu là đề tài nghiên cứu thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa
học trong và ngồi nước với các cơng trình sử học, văn học, văn bản học rất
phong phú về lượng và chất.
* Các cơng trình về cuộc đời, sự nghiệp nhất là các bộ sách tuyển
chọn, tuyển tập hệ thống hóa tác phẩm của tác giả Phan Bội Châu:
Mặc dù Phan Bội Châu không phải là nhà tư tưởng chuyên về tôn giáo,
ông là một nhà cách mạng suốt cuộc đời chỉ có một mong ước là làm thế nào
để giành được độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, trên con đường hoạt động cách
mạng của mình ơng sớm nhận ra những vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng đóng một
vai trị quan trọng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. Xuất phát từ bối
cảnh đặc điểm lịch sử, văn hóa xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt
Nam là một đất nước đa tơn giáo, tín ngưỡng, cũng như sự tiếp xúc của ơng
trong và ngồi nước với các tư tưởng Tân văn, Tân thư về tôn giáo, tín
ngưỡng, đã tác động đến nhận thức và hành động của Phan Bội Châu. Trong
những di thảo mà Phan Bội Châu để lại tuy khơng có một tác phẩm chuyên
biệt nào đề cập tập trung đến lĩnh vực tôn giáo (tác phẩm “Phật học đăng”

đang bị thất lạc). Nhưng trong các tác phẩm ơng để lại thì số lượng viết về
chủ đề tơn giáo, tín ngưỡng khơng hề nhỏ. Lướt qua mục lục bộ sách Phan

9


Bội Châu toàn tập [6-15] do tác giả Chương Thâu sưu tầm và biên soạn
chúng ta có thể nhận thấy cụ thể một sự “dĩ nhất - quán chỉ” về chủ đề đó.
Phan Bội Châu là người nổi tiếng đương thời và sau khi ơng mất có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về ơng. Chúng tơi cho rằng, có thể xem các tổng
thuật về tình hình nghiên cứu về Phan Bội Châu ở trong và ngoài nước của
PGS Chương Thâu để có sự hình dung bức tranh tổng thể. Tiêu biểu từ năm
1990 đến nay, việc nghiên cứu về di thảo Phan Bội Châu để lại có bước tiến
mới nhờ công sức của nhiều người. Đầu tiên phải kể đến cơng trình Phan Bội
Châu tồn tập (10 tập) do nhà nghiên cứu Chương Thâu dày công sưu tầm,
biên soạn. Đây là cơng trình tổng hợp có giá trị khoa học đầy đủ nhất từ trước
tới nay, giúp cho các học giả trong và ngoài nước tiếp cận được một khối lượng
tư liệu phong phú, tin cậy, xử lý văn bản khoa học, sắp xếp có hệ thống. Trong
đó có nhiều tư liệu quý hiếm mới được phát hiện mà bất kỳ ai muốn tìm hiểu
về cuộc đời, sự nghiệp, di thảo Phan Bội Châu không thể bỏ qua.
Năm 2000 bộ sách quý trên được bổ sung, chỉnh lý, nhà xuất bản Thuận
Hóa và trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây tái bản. Bộ sách hoàn thành
đánh dấu một chặng đường nghiên cứu Phan Bội Châu của tác giả Chương
Thâu và giới nghiên cứu. So với lần xuất bản trước, lần này có thêm 5000
trang kể cả phần nguyên văn chữ Hán được sưu tầm, dịch, chú giải, bổ sung.
Trong đó nhiều tác phẩm có giá trị vừa được phát hiện như: Việt Nam vong
quốc thảm trạng (tuồng mới), Hà thành liệt sĩ truyện (truyện ký lịch sử),
Không trung duyên (tiểu thuyết luận đề), v.v. các văn kiện của Việt Nam
quang phục hội, các văn kiện của Việt Nam quốc dân đảng… Trước mỗi một
số văn bản được in đó có thêm tiểu dẫn hoặc một bài nghiên cứu, giới thiệu

của tác giả Chương Thâu, hoặc của các chuyên gia nghiên cứu lý giải bổ sung
về chính tác phẩm đó. Năm 2012, soạn giả Chương Thâu cho xuất bản thêm
tập bổ di 1, như là một sự tiếp nối vào 10 tập trước của bộ Phan Bội Châu
toàn tập; Tập sách đó bổ sung một số thơ văn từ năm 1900 - 1940. Như vậy
10


sau 3 lần in, đều có chỉnh sửa sau mỗi lần tái bản (năm 1990, 2000 và 2012)
với 11 tập sách Phan Bội Châu toàn tập, hiện nay chúng ta cơ bản có đầy đủ
tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp, di thảo Phan Bội Châu. Trong đó có kèm cả
những nhận xét đánh giá phong phú của giới nghiên cứu. Đây là cơng trình có
giá trị cho những người nghiên cứu về Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng
về lĩnh vực tơn giáo, tín ngưỡng nói riêng của ông.
Tiếp tục đi vào cụ thể những nghiên cứu về tơn giáo, tín ngưỡng của
Phan Bội Châu, trong Phan Bội Châu toàn tập tập 1, văn thơ thời kỳ trước khi
xuất dương từ 1882 - 1905. Trong phần đầu của sách có phần khảo sát cơng
phu thu hút đó là những nhận định, đánh giá của giới nghiên cứu ở trong nước
và ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên Bang Nga, Ba Lan, Pháp,
Hoa Kỳ,… về Phan Bội Châu. Sau đó văn bản giới thiệu nội dung của văn thơ
thời kỳ trước khi xuất dương của Phan Bội Châu được sắp xếp với những vấn
đề nổi bật như đề cao vai trò chủ thể của con người, hạ thấp vai trò của trời,
Phật, thần, thánh, bài bác mê tín, chống chính sách nơ dịch của thực dân Pháp
lợi dụng tôn giáo, dùng tôn giáo để củng cố quyền thống trị. Trong sách tập 1
này vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng được Phan Bội Châu đề cập đến nhiều ở phần
“Tạp ký” và rải rác ở một số bài thơ, văn khác nữa.
Ở Phan Bội Châu toàn tập, tập 2, văn thơ những năm đầu ở nước ngoài
từ 1905 - 1908. Đây là những tác phẩm ra đời trong cuộc vận động tuyên
truyền cách mạng của Phan Bội Châu, chủ yếu là hoạt động của phong trào
Đông Du. Khi nói đến tư tưởng về tơn giáo của Phan Bội Châu, như nhà
nghiên cứu Hồ Song đã nhận xét trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 2 rằng:

Lần đầu tiên, từ sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng ta
bắt gặp một tâm hồn rộng rãi, bao dung, và một tinh thần cảm thông
với những người theo đạo mới. Phan khơng một lời bài xích nào đối
với đạo Thiên chúa, khơng một lời bài xích nào đối với giáo dân, kể
cả những người nhẹ dạ theo giặc. Phan đặt trở lại những người ấy
11


vào trong nội bộ dân tộc, xem họ cũng là những đồng bào cùng máu
mủ ruột thịt, cùng chịu cảnh áp bức bóc lột, cũng bị đàn áp chẳng
khác gì những người không theo đạo [7, tr. 14].
Ở đây, khi nói về tơn giáo, tín ngưỡng có thể thấy đó là tư tưởng khoan
dung, cảm thông với nghịch cảnh những người theo đạo Thiên Chúa. Đó cịn là
là sự vượt qua giới hạn chính đạo của Nho giáo ở Phan Bội Châu, ơng khơng
có một lời bài xích nào đối với đạo Thiên chúa, với giáo dân. Phan Bội Châu
muốn vận động yêu nước đoàn kết tất cả mọi người đứng vào mặt trận chống
thực dân Pháp, đoàn kết mười hạng người trong đó có đồng bào theo tơn giáo.
Ta có thể thấy sự nhắc lại tư tưởng đó trong tác phẩm Việt Nam vong quốc sử,
Hải ngoại huyết thư hay Tân Việt Nam, và nhiều tác phẩm thời kỳ sau 1925.
Trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 5, văn thơ 1917 - 1925 gồm nhiều
tác phẩm khác nhau. Trong đó chúng tơi đặc biệt chú ý tác phẩm “Thiên hồ! Đế
hồ!” bởi trong đó nó đã cực lực vạch trần, tố cáo tội ác mượn lá bài tôn giáo để
diệt chủng của thực dân Pháp. Phan Bội Châu đã dành khá nhiều trang để chỉ
rõ tội ác của thực dân Pháp đi ngược lại công lý, tiến bộ, chủ trương lợi dụng
tôn giáo để tiêu diệt nước ta. Nhưng đáng nói là trong sự phê phán thực dân
Pháp, Phan Bội Châu vẫn khơng hề có ý bài xích vấn đề theo Cơng giáo. Ơng
có kế thừa quan điểm này của Nguyễn Trường Tộ nhất là luận điểm về tín
ngưỡng tự do, tôn giáo tự do. Phan Bội Châu luôn tin tưởng và đánh giá cao
tinh thần yêu nước của đồng bào Cơng giáo, từ đó ơng đã vận động có hiệu quả
phong trào u nước trong đồng bào Cơng giáo.

Ở Phan Bội Châu toàn tập, tập 7 và 8, văn xuôi và văn vần giai đoạn ở
Huế, từ 1925 - 1940 rất đáng chú ý vì có nhiều tác phẩm bàn về vấn đề tơn
giáo, tín ngưỡng hệ thống hơn trước. Trong giai đoạn đó, nổi bật hơn cả là tư
tưởng Phan Bội Châu về Phật giáo. Đây là thời kỳ Phan Bội Châu ở Huế phải
sống cảnh “Chim lồng cá chậu” nhưng trước ảnh hưởng mạnh mẽ của phong
trào Chấn hưng Phật giáo khắp cả nước, lại đang sống ở mảnh đất kinh kỳ đã
12


ảnh hưởng, tác động nhất định đến tư tưởng Phan Bội Châu. Ơng nói đến Phật
giáo, tấm lịng “thương người”, “nhân ái”, “từ bi”, đến các giá trị văn hóa, đạo
đức của Phật giáo…
Ở Phan Bội Châu toàn tập, tập 9 chuyên sâu về sách Chu Dịch, tập 10
về Khổng học đăng bàn nhiều về Nho giáo. Trong lúc những trào lưu tư tưởng
Âu Tây dồn dập tràn vào Việt Nam, nhiều nhà tân học bài bác nền học cũ là
cổ hủ, trái lại các nho gia cho cái học mới là phù hoa, thì ơng muốn dung hịa
Đơng – Tây giữa cái học cũ với cái học mới. Ông đã can đảm khêu sáng
“ngọn đèn Khổng học”, “Phật học” để thức tỉnh những kẻ lầm lạc, và nhấn
mạnh sự cần thiết phải kế thừa giá trị văn hóa truyền thống.
Một điều cần nói thêm rằng, qua bộ sách này, ta thấy được công lao của
tác giả Chương Thâu, công lao ấy đã được đền bù, và đã nâng tác giả lên vị trí
của nhà Phan Bội Châu học đầy uy tín. Để có được bộ sách tồn tập này như
giáo sư Vũ Ngọc Khánh đã nhận xét muốn làm được cơng việc này, địi hỏi
người sưu tầm khơng phải chỉ biết một việc sưu tầm, gặp tài liệu ở đâu thì sưu
tầm ở đó, mà phải có một ý đồ khoa học hẳn hoi. Việc sưu tầm phải được
chuyên sâu cùng một lúc đặt ngang với chương trình nghiên cứu về Phan Bội
Châu. Phải có hướng đi từ trước, phải hình dung được cả hệ thống vấn đề và
cách thức triển khai ở từng khía cạnh. Vì đây là sưu tầm để đi đến một đối
tượng nhân vật và làm sáng lên sự đa dạng, đa dạng mà lại rất tập trung ở
nhân vật ấy, từ nhiều phương diện.

Ngoài ra tác giả Chương Thâu còn xuất bản nhiều sách về Phan Bội
Châu như Tư tưởng Phan Bội Châu [128]; Thơ văn Phan Bội Châu [129];
Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa - xã hội - chính trị [131]; Hồ sơ vụ án
Phan Bội Châu [132]; Nghiên cứu Phan Bội Châu [134]; 100 năm phong trào
Đông Du và Phan Bội Châu [135]; Giai thoại Phan Bội Châu [137]; Phan
Bội Châu trong dòng thời đại [139]; Phan Bội Châu nhà yêu nước, nhà văn
hóa lớn [140], xuất bản năm 2005 và in tái bản bổ sung năm 2012;… Vì vậy
13


nói đến nhà nghiên cứu Chương Thâu là có thể nói tới nhà Phan Bội Châu
học, đây là nguồn tư liệu quý cho chúng tôi khi tiếp tục nghiên cứu về Phan
Bội Châu từ góc độ tiếp cận tư tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng.
Tựu chung lại, qua bộ tư liệu Phan Bội Châu tồn tập cùng với những
phân tích trên đây, khi nói đến sự phát triển tư tưởng Phan Bội Châu về tơn
giáo, tín ngưỡng ta có thể thấy có 2 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1925 đây
là thời kỳ ông vận động cách mạng, tiếp xúc gặp gỡ vận động các nhà hoạt
động tôn giáo, nội dung tư tưởng là đồn kết các tơn giáo nhằm đồn kết các
lực lượng, mà hiện thực hóa tư tưởng này vào trong phong trào Duy Tân,
Đông Du, Việt Nam Quang phục Hội. Nhận thức được thực tế đương thời
cần tập hợp quần chúng Phan Bội Châu đã thành lập Hội Giáo đồ yêu nước,
tập hợp được những người Công giáo như linh mục Nguyễn Văn Tường,
Nguyễn Thần Đồng, Đậu Quang Lĩnh, Mai Lão Bạng và nhiều vị khác tham
gia rất tích cực.
Tiếp theo cần lưu ý đến tư tưởng về tơn giáo, tín ngưỡng có nội dung
mới ở giai đoạn từ năm 1925 - 1940. Đây là thời kỳ bị giam lỏng ở Huế
Phan Bội Châu có điều kiện để tổng kết, suy ngẫm, phản tư trước tình hình
tơn giáo và các phong trào tôn giáo ở Việt Nam. Thời kỳ này, với rất nhiều
sự kiện nổi bật như sự ra đời của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, phong
trào Chấn hưng Phật giáo, các tôn giáo mới…qua nguồn tài liệu sách báo và

cả qua tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng xã hội đương
thời…Ông đã chủ động trước tác các cơng trình về tư tưởng, tơn giáo
phương Đơng rất quan trọng.
Tóm lại: Trên đây chúng tôi điểm qua các sử liệu về bối cảnh lịch sử,
cuộc đời, và một số tác phẩm trong số di thảo của Phan Bội Châu in trong bộ
Phan Bội Châu toàn tập, được soạn giả Chương Thâu và giới nghiên cứu sưu
tầm, biên soạn. Những vấn đề trực tiếp liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng đã
được soạn giả Chương Thâu và giới nghiên cứu sưu tầm, biên soạn với những
14


nhận xét bước đầu đặt vào tiến trình tư tưởng của Phan Bội Châu, hoặc gián
tiếp liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng đều hết sức quan trọng cho chúng tôi
kế tục. Như vậy, trong tư tưởng Phan Bội Châu vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng.
Chủ đề này đã chiếm một phần không nhỏ trong các sáng tác của ông. Trong
đó có những tác phẩm Phan Bội Châu đề cập đến tư tưởng đồn kết lương giáo; tự do tín ngưỡng tôn giáo; phân biệt các giá trị, tương đồng ở các tôn
giáo, mà cho đến hiện nay những nội dung tư tưởng này vẫn còn nguyên giá
trị thời sự của nó.
* Các cơng trình nghiên cứu chun khảo khác về cuộc đời, sự nghiệp của
Phan Bội Châu:
Tiếp cận nghiên cứu làm rõ bối cảnh lịch sử, hành trạng nhân vật lịch sử
Phan Bội Châu, có nhiều cơng trình chun khảo có giá trị, trước hết phải kể
đến cơng trình tiêu biểu của các học giả như: Tìm hiểu Phan Bội Châu và Phan
Chu Trinh [111] của Tôn Quang Phiệt xuất bản năm 1956.
Việt Nam chí sĩ: Phan Bội Châu thân thế và thi văn [109] của Thế
Nguyên xuất bản năm 1956 đã cung cấp những tư liệu liên quan đến cuộc đời
Phan Bội Châu và sự nghiệp thi văn của ơng. Đây là tài liệu rất có giá trị của
một học giả Miền Nam nghiên cứu về Phan Bội Châu từ những năm 50 của
thế kỷ XX.
Cuốn sách Cụ Sào Nam 15 năm bị giam lỏng ở Huế [108] nhà xuất bản

Anh - Minh xuất bản năm 1956, đã hé lộ hành tung của cụ Sào Nam trong 15
năm ở Huế từ 1925 đến 1940, thái độ đối với đồng bào, đối với cường quyền
thực dân… Trong đó có phần liên quan đến các tôn giáo như Công giáo, Cao
Đài, Tin lành, Phật giáo,… Đây là tài liệu rất quý trong nghiên cứu liên quan
đến tư tưởng Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng thời kỳ sau năm 1925.
Phan Bội Châu niên biểu [112] do Tôn Quang Phiệt, Phạm Trọng Điềm
dịch năm 1957 là cuốn hồi ký của Phan Bội Châu viết bằng chữ Hán thời kỳ
1925 - 1940, khi bị thực dân Pháp quản thúc tại Huế.
15


Luận đề về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh [116] của Chu Đăng
Sơn năm 1958, là cuốn sách dùng trong các kỳ thi trung học ở miền Nam
trước đây. Trong đó đề cập đến thời đại, thân thế và sự nghiệp đấu tranh của
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh và đóng góp của họ.
Trong “Nguyệt san tư tưởng” [161] của viện đại học Vạn Hạnh xuất
bản năm 1973 đã giới thiệu các cơng trình nghiên cứu của các học giả, các
nhà nghiên cứu tại viện đại học Vạn Hạnh cũng như các đại học khác như
Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Khắc Ngữ, Vũ Đức Bằng,… viết về Phan Bội
Châu. Điều này thể hiện sự quan tâm nghiên cứu của các học giả có uy tín ở
miền Nam trước đây về đề tài Phan Bội Châu.
Tác phẩm Cuộc đời Phan Bội Châu [50] của Lê Đình Hà năm 2007 đã
giới thiệu những tư liệu liên quan đến cuộc đời Phan Bội Châu qua các thời kỳ
khác nhau.
Tác phẩm Danh nhân lịch sử Việt Nam: “Phan Bội Châu” [75] của Vũ
Ngọc Khánh xuất bản năm 2012, đã mô tả, kể lại đầy đủ về con người, cuộc
đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu. Bên cạnh đó cịn kèm theo phụ lục chứa
đựng những trang tư liệu mới so với các cơng trình trước đó. Trong cuốn sách
này cịn có những bình luận, nhận định, đánh giá về Phan Bội Châu của
những học giả, hoặc các mẩu giai thoại, huyền sử, thơ ca dân gian, hoặc các

tư liệu lịch sử mới được sưu tầm phát hiện, khai thác từ các gia phả, thần phả,
các tư liệu trong thư tịch Hán Nôm… khá đa dạng và phong phú mà trước đây
chưa được biết đến. Đây là nguồn tài liệu quý cho chúng tơi khi tìm hiểu về
Phan Bội Châu.
* Trong thời gian gần đây, có nhiều cuộc hội thảo với chủ đề “Phan Bội
Châu cuộc đời - sự nghiệp” như:
Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 130 năm ngày sinh của Phan Bội
Châu, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp
với trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng
16


cách mạng Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp
cứu nước của ông [32]. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa
học, nhà nghiên cứu từ Trung ương và địa phương, từ nhiều góc độ khác nhau.
Các báo cáo đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ những đóng góp và cơng lao
to lớn của Phan Bội Châu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta
đầu thế kỷ XX, đồng thời nêu bật những cống hiến xuất sắc của ơng trong các
lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Hội thảo cũng đề cập đến tình hình nghiên cứu
Phan Bội Châu những năm gần đây và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Hưng Hà; những đóng góp về văn hóa, tư tưởng của Phan
Bội Châu và cung cấp thêm những tư liệu liên quan đến Phan Bội Châu mới
được phát hiện. Bên cạnh đó hội thảo cũng chú ý đến những chuyển biến tư
tưởng của Phan Bội Châu sau cách mạng tháng Mười Nga và mối quan hệ giữa
Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc, đây là sự chuyển giao giữa hai thế hệ
trong công cuộc đấu tranh cứu nước.
Năm 2005, nhân kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du, Ban Tun
huấn tỉnh Nghệ An và trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đông Tây đã tổ chức hội
thảo “Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du và Phan Bội Châu”.
Tháng 11/2005, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà

Nội phối hợp với đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Trường Đại học
Waseda Nhật Bản tổ chức hội thảo khoa học “Quan hệ văn hóa, giáo dục
Việt Nam - Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du” [34]. Hội thảo
đánh giá vai trị vơ cùng quan trọng của Phan Bội Châu đối với mối quan
hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản thông qua hoạt động của ông ở Nhật Bản thời
kỳ Đông Du.
Năm 2010, Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế phối hợp với Hiệp
hội Asaba Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức hội thảo khoa học “Phong trào
Đông Du” nhân kỷ niệm 105 năm phong trào Đông Du và 100 năm ngày mất
của Asaba Sakitaro và 70 năm ngày mất của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội
Châu. Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Chương Thâu, Viện Sử học Việt Nam
17


khẳng định với 25 năm hoạt động, đặc biệt qua phong trào Đơng Du, Phan
Bội Châu đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, sau nhiều năm hoạt động tại Nhật Bản, cụ
Phan và phong trào Đông Du là những người tiên phong, đặt viên gạch đầu
tiên cho mối quan hệ Việt - Nhật cách đây hơn một thế kỷ, mà rất cần được
tiếp tục kế thừa, phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Vào năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm hợp tác quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Nhật Bản (1973 - 2013), Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng tổ
chức JICA và NHK International cộng tác thực hiện 3 tập phim tài liệu “Chân
dung nhà yêu nước Phan Bội Châu và phong trào Đông Du” tập trung làm rõ
về giai đoạn Đông du với chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu thời kỳ ở Nhật Bản.
Bộ phim đã phác họa được hoạt động, tư tưởng của nhà yêu nước Phan Bội
Châu và các cộng sự thời kỳ ở Nhật Bản một cách cụ thể, sống động.
Năm 2015, nhân kỷ niệm 110 năm Phong trào Đông Du (1905 - 2015),
90 năm cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt đưa về an trí tại Huế (1925 2015) và 75 năm ngày mất của Phan Bội Châu tại Huế (29/10/1940 29/10/2015), được sự nhất trí của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội
Khoa học lịch sử Huế đã tổ chức hội thảo khoa học “Phan Bội Châu và phong

trào Đông Du” [60]. Chủ đề chung của hội thảo tuy khơng mới nhưng có nội
dung tương đối rộng hơn so với các hội thảo khác cùng chủ đề. Yêu cầu của
Ban tổ chức là hướng nghiên cứu tập trung vào thời gian 15 năm cụ Phan sinh
sống và hoạt động tại Huế (1925 - 1940), chú ý đánh giá về bước chuyển biến
tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu và cố gắng bổ sung thêm nhiều tư liệu
mới, góp phần làm sáng tỏ sự nghiệp đấu tranh yêu nước của ông.
* Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về tư tưởng của Phan Bội Châu
nói chung:
Đồng thời và tiếp theo những cơng trình tiếp cận nghiên cứu từ góc độ
văn học, sử học về Phan Bội Châu nói chung, năm 1976 các tác giả: Bùi Đăng

18


Duy, Nguyễn Đức Sự, Chương Thâu đã viết chung chuyên đề tư tưởng nghiên
cứu Về tư tưởng chính trị và tư tưởng Triết học của Phan Bội Châu [125].
Năm 1977, tác giả Chương Thâu và Đinh Xuân Lâm in tác phẩm
Chuyện kể Phan Bội Châu [126] trong đó có khái quát về tư tưởng thương
dân, yêu nước của Phan Bội Châu.
Năm 1981, nhà nghiên cứu Chương Thâu đã bảo vệ luận án tiến sĩ sử
học “Phan Bội Châu - Con người và sự nghiệp cứu nước” [127]. Trong luận
án đã làm nổi bật sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu, tổng kết rút ra
những ưu điểm, khuyết điểm trong đường lối cứu nước, cũng như rút ra
những bài học lịch sử từ Phan Bội Châu để lại cho đời sau.
Đáng lưu ý, Trần Văn Giàu đã xuất bản bộ sách Sự phát triển của tư
tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám” [48] tập sách
gồm 3 tập, trong đó tập 2 in năm 1993, đã đề cập đến tư tưởng yêu nước, tư
tưởng chính trị, quan điểm sử học của Phan Bội Châu - một nhân vật có vị trí
quan trọng trong giai đoạn 20 năm đầu thế kỷ XX.
Năm 2000, Nguyễn Văn Hòa bảo vệ luận án Tiến sĩ triết học tại Viện

Triết học với đề tài “Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu” và
đã được xuất bản thành sách Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội
Châu [57]. Trong đó tác giả đã phân tích một số tư tưởng triết học và chính trị
của Phan Bội Châu. Tác giả cho rằng, tư tưởng của ông là sự kết hợp hòa
quyện của nhiều dòng: tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam; tư tưởng
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo; tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây và tư
tưởng canh tân của các nước Á Đông. Xuất phát từ lập trường yêu nước, vốn
là một Nho sĩ đầy nhiệt huyết với sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc,
Phan Bội Châu đã đi từ hệ tư tưởng phong kiến mà Nho giáo là nền tảng cơ
bản đến chỗ tiếp thu, truyền bá hệ tư tưởng tư sản và rồi tiếp cận với chủ
nghĩa Mác - Lênin.

19


Năm 2001, Lê Ngọc Thông bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học: “Thế giới
quan của Phan Bội Châu”, và đã được in thành sách [142]. Trong đó, tác giả
đã phân tích, đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân, nội dung của thế giới quan
Phan Bội Châu. qua đó nêu lên những đóng góp mới trong thế giới quan đó
của ơng cho lịch sử tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, và một số giá trị
và hạn chế của nó.
Năm 2010, Cao Xuân Long bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học: “Tư tưởng
Phan Bội Châu về con người và ý nghĩa lịch sử của nó”. Trong đó tác giả đi
sâu nghiên cứu chuyên đề tư tưởng của Phan Bội Châu về con người. Từ đó,
tác giả giúp hiểu rõ hơn triết lý giải phóng dân tộc của ơng. Trên cơ sở nội
dung của luận án, tác giả PGS, TS Dỗn Chính và TS. Cao Xn Long đã đồng
xuất bản cuốn sách Tư tưởng Phan Bội Châu về con người [21].
Năm 2015, Trần Anh Tuấn đã bảo vệ luận án Tiến sĩ lịch sử quân sự
“Tư tưởng Phan Bội Châu về quân sự” [151]. Luận án đã góp phần làm sáng
tỏ cơ sở hình thành, quá trình chuyển biến và nội dung cơ bản của tư tưởng

Phan Bội Châu về quân sự, cũng như các giá trị, hạn chế của nó. Tác giả đã
đưa ra được những đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn những đóng góp
và hạn chế của tư tưởng quân sự Phan Bội Châu. Đây là một mảng quan trọng
làm đầy đủ thêm giá trị của hệ thống tư tưởng Phan Bội Châu mà tác giả Trần
Anh Tuấn đã dày công nghiên cứu. Đến đây hình ảnh về con người, sự
nghiệp, trước tác của Phan Bội Châu cơ bản đã được phục dựng tương đối
đầy đủ trên các lĩnh vực tư tưởng: Triết học, Chính trị, Quân sự.
Bên cạnh các học giả người Việt, chủ đề tư tưởng Phan Bội Châu đã
thu hút khơng ít học giả nước ngồi nghiên cứu. Trong đó ít nhiều có đề cập
tới tư tưởng Phan Bội Châu ở những nội dung tư tưởng khái quát nhất với các
cơng trình tiêu biểu mà theo nhà nghiên cứu Chương Thâu, như: ở Pháp đã có
cơng trình chun khảo về Phan Bội Châu của nhà Việt Nam học G. Boudarel
dưới tiêu đề Phan Bội Châu et la société vietnamienne de son temps, France20


Asie/Asia XXIII - 4 (1969). Tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Việt thành
Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam thời đại ông [4]. Tác phẩm đã khái quát và
phân tích tác động qua lại giữa bối cảnh, điều kiện lịch sử và nhân vật lịch sử
Phan Bội Châu.
Ở Đức vào năm 1978, tại viện Nam Á của Đại học Heidelberg nhà Việt
Nam học Jorgen Unsselt đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ sử học mang
đầu đề: “Vietnam: Die nationalistische und marxislische Ideologie im
Spatwerk von Phan Bội Châu, 1867 - 1940” (Việt Nam - Những tư tưởng yêu
nước và mácxít trong những tác phẩm cuối đời của Phan Bội Châu, 1867 1940). Năm 1991 luận án được dịch ra tiếng Việt với tên gọi Chủng diệt dự
ngơn [153]. Trong cơng trình nghiên cứu này, Unsselt đã đưa ra một số ý kiến
nhận định, đánh giá tư tưởng Phan Bội Châu nhằm trao đổi với các nhà sử học
Việt Nam như sau “... Tôi nghĩ rằng nếu chỉ coi Phan Bội Châu là một nhà
yêu nước chung chung thì chưa đủ. Khơng thể nhìn Phan Bội Châu theo góc
độ “tĩnh”, mà phải thấy được q trình nhận thức vận động theo hướng đi lên
của ông” [153, tr. 20]. Đây là một ý kiến rất đáng lưu tâm, nhất là trong điều

kiện hiện nay chúng ta có tư liệu đầy đủ hơn và với cái nhìn dưới ánh sáng đổi
mới của Đảng và Nhà nước.
Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX nhà Việt Nam học David G. Marr
nghiên cứu về “Vietnamse Anticolonism, 1858-1925” [166]. Đó cũng chính là
luận án Tiến sĩ quốc gia được bảo vệ tại Đại học Berkeley - California - Hoa
Kỳ. Trong đó, tác giả đã dành 2 chương (IV và V) nghiên cứu về Phan Bội
Châu và Phong trào Đông Du. David Marr đánh giá cao Phan Bội Châu là một
nhà yêu nước làm trụ cột cho tất cả công cuộc vận động độc lập của người
Việt Nam từ sau khi đảng Cần Vương tan rã cho đến hết thời kỳ chiến tranh
thế giới lần thứ nhất.

21


Ở Nhật Bản nhà sử học tác giả Shiraishi Masaya đã hoàn thành luận án
Tiến sĩ về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. Năm 1993, cuốn sách
Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và Châu Á: Tư
tưởng Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới đã được xuất bản. Sau đó,
năm 2000 cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch in
(gồm 2 tập) [95, 96]. Cuốn sách có nhiều tài liệu tham khảo quý về giai đoạn
Phan Bội Châu ở Nhật Bản, rất chi tiết. Nó cần thiết cho những ai nghiên cứu
sâu về tư tưởng Phan Bội Châu, bởi nó có dung lượng sử liệu khá phong phú
bằng cả tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nhật. Tác giả đã tìm tịi,
khai thác được nhiều tư liệu gốc mới có giá trị.
Bên cạnh đó, tại Nhật Bản giai đoạn những năm 70 - 90 của thế kỷ XX
cũng có một số nhà nghiên cứu khác nghiên cứu về Phan Bội Châu và phong
trào Đơng Du. Có thể kể đến một số tác giả như Kusunose Masaaki, Miyazawa
Chihiro, Imai Akio, Gotou Kinpei. Thông qua nội dung của một số bài nghiên
cứu chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều chú ý tìm hiểu mấy vấn đề cơ
bản sau: Hoạt động và tư tưởng của Phan Bội Châu khi ở Nhật; những hoạt

động cơ bản của các chí sĩ Đơng Du trên đất Nhật; những lý giải xoay quanh sự
chấm dứt của phong trào Đông Du… Thành công lớn nhất trong các nghiên
cứu của họ giai đoạn này là họ đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nhiều nguồn tư
liệu bằng tiếng Việt, Pháp, Anh và Nhật Bản [Xem thêm 138, tr. 3-8].
Tác giả Đào Thu Vân (2014), trong bài viết: “Những nghiên cứu về
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ XX đến nay
(năm 2013)” [155] đã giới thiệu về quá trình nghiên cứu Phan Bội Châu,
phong trào Đông Du ở Nhật Bản trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XX đến
năm 2013, với những thế hệ có khuynh hướng, đặc điểm cụ thể. Trên cơ sở kế
thừa đó tác giả đã bổ sung những điểm còn khuyết thiếu trong nghiên cứu chủ
đề này ở Nhật Bản. Đây là bài báo nhỏ nhưng rất quan trọng vì đã bổ sung,
22


giới thiệu cho chúng ta biết được những nghiên cứu mới của các học giả trẻ
người Nhật về Phan Bội Châu từ năm 2000 đến năm 2013 như:
“Imai Akio cũng có bài viết: Thời kỳ Phan Bội Châu ở Nhật Bản và sự
hình thành tư tưởng. Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á của
trường Đại học ngoại ngữ Tokyo, số 11/2006, trang 80-86.
Năm 2010, Tanaka Tsutomu in sách “Vẻ đẹp Đơng Du Nhật Việt - Bí
mật trong lịch sử độc lập của Việt Nam - Đông Du của Phan Bội Châu và
Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang”, Nxb. Minh Thành xã, 276 trang. Cuốn sách gồm
3 phần, trong đó, phần 1 tập hợp những câu chuyện lịch sử xoay quanh mối
quan hệ giữa Phan Bội Châu và Asaba Sakitarou; Phần 2 nói tới cuộc gặp giữa
Phan Bội Châu và Đại Ơi Trọng Tín, tổ chức Việt Nam Quang phục hội; Phần
3 đề cập tới mối quan hệ giữa Phan Bội Châu với gia đình của bác sĩ Asaba
Sakitarou, đó là mối quan hệ hữu hảo Nhật - Việt.
Năm 2012, Shiraishi Masaya in sách “Sự hướng tới Nhật Bản của người
anh hùng Phan Bội Châu và hoàng thân Cường Để”, Nxb. Thái Lưu xã” [Xem
thêm 155, tr. 29-31].

Như vậy, có thể thấy trong vịng hơn 10 năm đầu của thế kỷ XXI, vấn
đề lịch sử Phan Bội Châu, phong trào Đông Du và mối quan hệ hữu hảo Nhật
- Việt vẫn nhận được sự quan tâm, tiếp tục nghiên cứu của một số học giả
nước ngoài, nhất là Nhật Bản. Nhưng chúng tôi thấy là, rất hiếm các cơng
trình nghiên cứu trực tiếp tư tưởng của ơng về tơn giáo, tín ngưỡng.
Tóm lại, qua điểm lại các cơng trình trong các tìm hiểu trên chúng tơi
chỉ mới lược thuật một số cơng trình nổi bật làm rõ về tình hình bối cảnh lịch
sử chung của thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nghiên cứu
về cuộc đời, sự nghiệp, di thảo Phan Bội Châu và tư tưởng của ông. Dù rằng
chắc chắn là chưa đầy đủ, nhưng qua những tư liệu đó chúng ta thấy được
nhiều cơ sở, nhiều khía cạnh đã được giới học thuật nghiên cứu, giới thiệu
nhân vật lịch sử Phan Bội Châu, “Cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng”. Tuy
23


nhiên chúng tơi nhận thấy trong số cơng trình phong phú nêu trên vẫn chưa có
nghiên cứu nào có tính chuyên đề, chuyên luận đề cập đến tư tưởng Phan Bội
Châu về tơn giáo, tín ngưỡng một cách hệ thống.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng của Phan Bội Châu về
tơn giáo, tín ngƣỡng
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam
đầu thế kỷ XX tiêu biểu có sách, như của các tác giả như Đinh Xuân Lâm,
Chương Thâu (2012): Phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX, nhân
vật và sự kiện [83]; Trần Văn Giàu (1986), Giá trị tinh thần truyền thống của
dân tộc Việt Nam [47]. Các cơng trình đó đều minh chứng tất yếu sự phát
triển tư tưởng của các nhà Nho duy tân trước sự tác động của điều kiện hoàn
cảnh mới trong và ngoài nước, của những “Tân văn, Tân thư”, đã làm thay
đổi nhãn quan và hành trạng của họ. Tuy nhiên, các tác giả vẫn cịn ít sự chú ý
tới tư tưởng của họ về tơn giáo, tín ngưỡng. Trước đây, các nhà nghiên cứu
thường chủ yếu chú ý đến họ ở góc tiếp cận là những nhà yêu nước, nhà cách

mạng, tư tưởng chính trị, thực hiện nhiệm vụ kêu gọi chống ngoại xâm, đồn
kết dân tộc, giải phóng dân tộc. Ngày nay, với nguồn tư liệu đầy đủ hơn góc
nhìn rộng và sâu hơncho phép chúng ta có điều kiện mở rộng góc nhìn, phát
hiện những khía cạnh mới trong nhiều vấn đề tư tưởng của giai đoạn lịch sử
đã qua. Khi nghiên cứu về tư tưởng Phan Bội Châu chúng ta không dừng lại ở
chỗ chỉ đánh giá ông là nhà u nước, nhà văn hóa lớn mà cịn phải đề cập
đến những quan điểm, tư tưởng của Ơng về tơn giáo, tín ngưỡng. Điểm lại các
cơng trình cả chung, lẫn riêng nổi bật có thể điểm ra những cơng trình đề cập
đến vấn đề này như về mặt độ tập trung, có thể phân khúc thành 2 giai đoạn:
* Các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng tơn giáo, tín ngưỡng của Phan
Bội Châu, trước năm 1986 (thời kỳ trước đổi mới):
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX sang gần hết thập niên 80 của thế kỷ
XX, tập trung đấu tranh cho mục tiêu giành độc lập dân tộc. Ngày 29/10/1940
24


×